Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.3 KB, 16 trang )

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng
ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Phạm Thị Thu Hường
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Bình
Năm bảo vệ: 2006
Abstract: Khái quát chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính.Trên cơ
sở đó, đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký kinh doanh trên
địa bàn thành phố Hà Nội; So sánh giữa thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam và một
số nước trong khu vực và trên Thế giới. Qua đó nhằm phát hiện những vướng mắc, tồn
tại, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành
chính trong công tác đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng
Keywords: Cải cách hành chính; Pháp luật; Thủ tục hành chính; Đăng ký kinh doanh

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới 20 năm qua, Nhà nước ta đã không ngừng có những chính sách
đổi mới, cải cách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật phát triển kinh tế. Trong đó cải cách các
quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh là một trong những cải cách
quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư của doanh nghiệp.
Đăng ký kinh doanh là cơ sở pháp lý đầu tiên ghi nhận sự ra đời của doanh nghiệp trên
thực tế. Do vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng, kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời phải
thực hiện những nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm được số lượng, loại hình doanh


nghiệp và các ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh từ đó thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp…


Trong đăng ký kinh doanh, thay vì phải xuất trình nhiều loại giấy tờ, qua nhiều cơ quan
như trước đây, nay doanh nghiệp chỉ phải nộp một bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, và
được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
Hiện tại thủ tục Đăng ký kinh doanh được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một trong những
thủ tục hành chính thuận lợi nhất đối với doanh nghiệp trong quá trình tham gia thị trường.
Bên cạnh những quy định ưu việt về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
như: hồ sơ đơn giản và nộp tại một cơ quan, ngoài các thủ tục quy định, cơ quan đăng ký kinh
doanh không được yêu cầu người dân, doanh nghiệp nộp bất kỳ một văn bản nào khác, thời gian
được rút ngắn. Tuy nhiên, hiện tại các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký
kinh doanh cũng còn một số hạn chế nhất định chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn như:
-

Chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế về:
nội dung, thủ tục, thời gian, tổ chức bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý doanh
nghiệp.

-

Quy trình giải quyết các loại hồ sơ đăng ký kinh doanh còn phức tạp (chưa giảm sự đi lại của
người dân, doanh nghiệp trong quá trình giao dịch giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh).

-

Quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa gắn với công tác quản lý doanh nghiệp
(như chưa có sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, công an và các cơ quan
quản lý chuyên ngành); Chưa có sự phân cấp mạnh mẽ trong công tác quản lý doanh nghiệp hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp cho các cấp chính quyền địa phương (quận, huyện và xã, phường).

-


Thiếu phương thức giao tiếp trực tuyến qua hệ thống internet (hoặc thiết bị, công cụ hiện đại) để
người dân, các doanh nghiệp được hướng dẫn, giải đáp một cách cụ thể, chi tiết các thủ tục hành
chính liên quan đến hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng như chưa thiết lập được một cơ chế thông tin
về doanh nghiệp thống nhất, công khai, minh bạch.
Trước yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nước, pháp luật về
kinh tế nói chung và về doanh nghiệp nói riêng cần được hoàn thiện hơn nữa nhằm phù hợp với
thông lệ quốc tế, đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả các cam kết quốc tế mà Nhà nước Việt
Nam đã, đang, và sẽ tham gia ký kết, thực hiện. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật về doanh nghiệp, trong đó có pháp luật về thủ tục gia nhập thị trường của doanh
nghiệp. Do đó việc nghiên cứu đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh


doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ, đã
có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về công tác cải cách hành chính nói chung và trong lĩnh
vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp nói riêng; Song hiện nay,
trước những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách pháp luật về quản lý kinh tế, nhằm cải thiện hơn
nữa môi trường đầu tư ở Việt Nam, trong đó thủ tục hành chính nói chung và thủ tục đăng ký
kinh ký kinh doanh nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tham gia các tổ chức
thương mại quốc tế trên Thế giới và khu vực hướng tới thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật đầu
tư….. Thủ đô Hà Nội với vị trí là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, có những đặc
thù riêng cũng cần có những nghiên cứu sâu hơn để việc triển khai cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, tạo những điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư và doanh nghiệp. Do vậy Luận văn là những cập nhật, phát hiện những điểm mới,
những quy định mới để thấy rõ bản chất của công tác này trong thời điểm hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp một số quan điểm tư tưởng, lý luận và thực tiễn để có cơ
sở đánh giá, so sánh giữa thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam với một số nước trong khu vực

và trên Thế giới. Qua đó nhằm phát hiện những vướng mắc, tồn tại, đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính trong công tác đăng ký kinh
doanh cho các Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói
riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu về hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong công tác
đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở khoa học của đề tài
-

Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Macxit; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, Nhà
nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế.

-

Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.


6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng biện pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,
đối chiếu...
7. Điểm mới của đề tài
-

Nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật và thực trạng về thủ tục đăng ký kinh doanh một
cách có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn để thấy rõ các trình tự, thủ tục pháp luật quy
định: những ưu điểm và hạn chế của trình tự, thủ tục đó;


-

Nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố;

-

Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp lý về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh
nghiệp 2005.
8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương 8 tiết.

References
Văn bản quy phạm pháp luật
I. Văn bản do Quốc hội ban hành
1.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001).

2.

Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật Công ty (1990).

3.

Luật Doanh nghiệp 1999.

4.


Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003.

5.

Luật hợp tác xã 2003

6.

Luật Doanh nghiệp 2005

7.

Luật Đầu tư 2005.

8.

Luật thương mại 2005.

II. Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
9.

Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 về đăng ký kinh doanh.


10.

Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều Luật
doanh nghiệp.

11.


Nghị định số 37/2003/NĐ-CP ngày 10/4/2003 về quy định xử phạt vi phạm hành
chính về đăng ký kinh doanh.

12.

Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.

13.

Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 về đăng ký kinh doanh;

14.

Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5//2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều Luật doanh
nghiệp.

15.

Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh.

16.

Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi
và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

17.


Quyết định số 355/TTg ngày 11/7/1994 về chuyển giao cán bộ, nhân viên và cơ sở
vật chất của Trọng tài kinh tế Nhà nước cho Toà án và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

18.

Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 về bãi bỏ các loại giấy phép trái
với quy định của Luật Doanh nghiệp.

19.

Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 phê duyệt chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010;

20.

Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 13/9/2003 về việc ban hành quy chế thực hiện
cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

21.

Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2006-2010.

III. Văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành.
22. Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29/5/2000 về việc ban hành mức thu lệ phí đăng ký
kinh doanh.
23.

Quyết định số 75/2001/QĐ-BKH ngày 28/2/2001 về việc thành lập Trung tâm thông

tin doanh nghiệp thuộc Vụ Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và đầu tư.


24.

Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK ngày 10/11/2001 hướng dẫn
ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong ĐKKD.

25.

Thông tư số 03/2004/TT-BKH ngày 29/6/2004 hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký
kinh doanh theo quy định tại nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính
phủ về đăng ký kinh doanh.

26. Thông báo số 188/TB-VPCP ngày 29/9/1999 về một số việc cấp bách trong hướng dẫn thi
hành Luật Doanh nghiệp năm 1999.
27. Tờ trình số 3907/TTr-BKH ngày 13/6/2005 về dự án Luật Doanh nghiệp .
IV. Văn kiện, Nghị quyết
28.

Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.

Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

30.


Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

31.

Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.

Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.

Đảng cộng sản Việt Nam, Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

34.

Đảng cộng sản Việt nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín của Ban chấp hành trung
ương khoá IX.

35.

Thành uỷ Hà Nội (2005), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ Thành phố
Hà Nội.

36.


Thành uỷ Hà Nội (2004), Đề án 32/ĐA-TU về một số nhiệm vụ cải cách hành chính
trọng tâm trong hai năm 2004-2005.

37.

Thành uỷ Hà Nội (2006), Chương trình số 04-CTr/TU Đẩy mạnh cải cách hành
chính, góp phần nâng cao hiệu lực chính quyền các cấp giai đoạn 2006-2010.


V. Sách tham khảo
38.

Cục thống kê Hà Nội (2006), Niêm giám thông kê Hà Nội 2005;

39.

Học viện hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước chương trình chuyên viên.

40.

Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2002), Thủ tục hành chính – Lý luận và thực tiễn,
NXb Chính trị quốc gia.

41.

Từ điển luật học (1999), NXb từ điển Bách Khoa

VI. Tạp chí, báo cáo
42.


Báo cáo VNCI (2005), Hệ thống cấp phép kinh doanh “một cửa” tại Việt Nam, tr35.

43.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp.

44.

Các báo cáo tổng kết, góp ý kiến về Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp
2005 của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

45.

Nguyễn Đình Cung (2004), Thời điểm cho sự thay đổi: Đánh giá Luật Doanh nghiệp
và khuyến nghị.

46.

Nguyễn Đình Cung (2004), Báo cáo đánh giá những điểm mạnh và yếu của Luật
Doanh nghiệp năm 1999.

47.

Thanh Hằng (2006), “Bài học xếp hạng môi trường kinh doanh”, Tạp chí Nhà quản
lý số 40.

48.

UBND Thành phố Hà Nội (7/2003), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Thi hành Luật
Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội – Thực trạng và giải pháp”.


49.

UBND Thành phố Hà Nội (9/2003), Báo cáo tình hình bốn năm thực hiện Luật
Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

50.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1999), Báo cáo nghiên cứu so sánh
Luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và
Philippine.

51.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Kinh tế Việt năm 2005.

52.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (2005),
Từ ý tưởng kinh doanh đến hiện thực: chặng đường gian nan.


53.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Nghiên cứu chuyên đề kinh tế
05: 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp - những vấn đề nổi bật và bài học kinh
nghiệm.

54.


Vũ Xuân Tiền (2006), “Bắt đầu từ con người”, Tạp chí Nhà quản lý số 35.

VII. Tiếng Anh
55.

W.B&IMF (2004), Doing Business in 2004, Understanding Regulation, Oxford. tr
13, 16.


Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng
ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Phạm Thị Thu Hường
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Bình
Năm bảo vệ: 2006
Abstract: Khái quát chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính.Trên cơ
sở đó, đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký kinh doanh trên
địa bàn thành phố Hà Nội; So sánh giữa thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam và một
số nước trong khu vực và trên Thế giới. Qua đó nhằm phát hiện những vướng mắc, tồn
tại, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành
chính trong công tác đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng
Keywords: Cải cách hành chính; Pháp luật; Thủ tục hành chính; Đăng ký kinh doanh

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới 20 năm qua, Nhà nước ta đã không ngừng có những chính sách
đổi mới, cải cách nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật phát triển kinh tế. Trong đó cải cách các
quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh là một trong những cải cách

quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư của doanh nghiệp.
Đăng ký kinh doanh là cơ sở pháp lý đầu tiên ghi nhận sự ra đời của doanh nghiệp trên
thực tế. Do vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng, kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời phải
thực hiện những nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm được số lượng, loại hình doanh


nghiệp và các ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh từ đó thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp…
Trong đăng ký kinh doanh, thay vì phải xuất trình nhiều loại giấy tờ, qua nhiều cơ quan
như trước đây, nay doanh nghiệp chỉ phải nộp một bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, và
được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
Hiện tại thủ tục Đăng ký kinh doanh được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một trong những
thủ tục hành chính thuận lợi nhất đối với doanh nghiệp trong quá trình tham gia thị trường.
Bên cạnh những quy định ưu việt về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
như: hồ sơ đơn giản và nộp tại một cơ quan, ngoài các thủ tục quy định, cơ quan đăng ký kinh
doanh không được yêu cầu người dân, doanh nghiệp nộp bất kỳ một văn bản nào khác, thời gian
được rút ngắn. Tuy nhiên, hiện tại các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký
kinh doanh cũng còn một số hạn chế nhất định chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn như:
-

Chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế về:
nội dung, thủ tục, thời gian, tổ chức bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý doanh
nghiệp.

-

Quy trình giải quyết các loại hồ sơ đăng ký kinh doanh còn phức tạp (chưa giảm sự đi lại của
người dân, doanh nghiệp trong quá trình giao dịch giải quyết các thủ tục đăng ký kinh doanh).


-

Quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa gắn với công tác quản lý doanh nghiệp
(như chưa có sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, công an và các cơ quan
quản lý chuyên ngành); Chưa có sự phân cấp mạnh mẽ trong công tác quản lý doanh nghiệp hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp cho các cấp chính quyền địa phương (quận, huyện và xã, phường).

-

Thiếu phương thức giao tiếp trực tuyến qua hệ thống internet (hoặc thiết bị, công cụ hiện đại) để
người dân, các doanh nghiệp được hướng dẫn, giải đáp một cách cụ thể, chi tiết các thủ tục hành
chính liên quan đến hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng như chưa thiết lập được một cơ chế thông tin
về doanh nghiệp thống nhất, công khai, minh bạch.
Trước yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nước, pháp luật về
kinh tế nói chung và về doanh nghiệp nói riêng cần được hoàn thiện hơn nữa nhằm phù hợp với
thông lệ quốc tế, đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả các cam kết quốc tế mà Nhà nước Việt
Nam đã, đang, và sẽ tham gia ký kết, thực hiện. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ
thống pháp luật về doanh nghiệp, trong đó có pháp luật về thủ tục gia nhập thị trường của doanh
nghiệp. Do đó việc nghiên cứu đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh


doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ, đã
có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về công tác cải cách hành chính nói chung và trong lĩnh
vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp nói riêng; Song hiện nay,
trước những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách pháp luật về quản lý kinh tế, nhằm cải thiện hơn
nữa môi trường đầu tư ở Việt Nam, trong đó thủ tục hành chính nói chung và thủ tục đăng ký

kinh ký kinh doanh nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tham gia các tổ chức
thương mại quốc tế trên Thế giới và khu vực hướng tới thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật đầu
tư….. Thủ đô Hà Nội với vị trí là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, có những đặc
thù riêng cũng cần có những nghiên cứu sâu hơn để việc triển khai cải cách thủ tục hành chính
trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, tạo những điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư và doanh nghiệp. Do vậy Luận văn là những cập nhật, phát hiện những điểm mới,
những quy định mới để thấy rõ bản chất của công tác này trong thời điểm hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp một số quan điểm tư tưởng, lý luận và thực tiễn để có cơ
sở đánh giá, so sánh giữa thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam với một số nước trong khu vực
và trên Thế giới. Qua đó nhằm phát hiện những vướng mắc, tồn tại, đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính trong công tác đăng ký kinh
doanh cho các Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói
riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu về hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong công tác
đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở khoa học của đề tài
-

Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Macxit; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, Nhà
nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế.

-

Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.



6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng biện pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,
đối chiếu...
7. Điểm mới của đề tài
-

Nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật và thực trạng về thủ tục đăng ký kinh doanh một
cách có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn để thấy rõ các trình tự, thủ tục pháp luật quy
định: những ưu điểm và hạn chế của trình tự, thủ tục đó;

-

Nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố;

-

Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp lý về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh
nghiệp 2005.
8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương 8 tiết.

References
Văn bản quy phạm pháp luật
I. Văn bản do Quốc hội ban hành
1.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001).


2.

Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật Công ty (1990).

3.

Luật Doanh nghiệp 1999.

4.

Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003.

5.

Luật hợp tác xã 2003

6.

Luật Doanh nghiệp 2005

7.

Luật Đầu tư 2005.

8.

Luật thương mại 2005.

II. Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
9.


Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 về đăng ký kinh doanh.


10.

Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều Luật
doanh nghiệp.

11.

Nghị định số 37/2003/NĐ-CP ngày 10/4/2003 về quy định xử phạt vi phạm hành
chính về đăng ký kinh doanh.

12.

Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.

13.

Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 về đăng ký kinh doanh;

14.

Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5//2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều Luật doanh
nghiệp.

15.


Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh.

16.

Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi
và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

17.

Quyết định số 355/TTg ngày 11/7/1994 về chuyển giao cán bộ, nhân viên và cơ sở
vật chất của Trọng tài kinh tế Nhà nước cho Toà án và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.

18.

Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 về bãi bỏ các loại giấy phép trái
với quy định của Luật Doanh nghiệp.

19.

Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 phê duyệt chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010;

20.

Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 13/9/2003 về việc ban hành quy chế thực hiện
cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

21.


Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2006-2010.

III. Văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành.
22. Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29/5/2000 về việc ban hành mức thu lệ phí đăng ký
kinh doanh.
23.

Quyết định số 75/2001/QĐ-BKH ngày 28/2/2001 về việc thành lập Trung tâm thông
tin doanh nghiệp thuộc Vụ Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và đầu tư.


24.

Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK ngày 10/11/2001 hướng dẫn
ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong ĐKKD.

25.

Thông tư số 03/2004/TT-BKH ngày 29/6/2004 hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký
kinh doanh theo quy định tại nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính
phủ về đăng ký kinh doanh.

26. Thông báo số 188/TB-VPCP ngày 29/9/1999 về một số việc cấp bách trong hướng dẫn thi
hành Luật Doanh nghiệp năm 1999.
27. Tờ trình số 3907/TTr-BKH ngày 13/6/2005 về dự án Luật Doanh nghiệp .
IV. Văn kiện, Nghị quyết
28.


Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.

Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

30.

Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

31.

Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.

Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.

Đảng cộng sản Việt Nam, Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

34.


Đảng cộng sản Việt nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín của Ban chấp hành trung
ương khoá IX.

35.

Thành uỷ Hà Nội (2005), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng bộ Thành phố
Hà Nội.

36.

Thành uỷ Hà Nội (2004), Đề án 32/ĐA-TU về một số nhiệm vụ cải cách hành chính
trọng tâm trong hai năm 2004-2005.

37.

Thành uỷ Hà Nội (2006), Chương trình số 04-CTr/TU Đẩy mạnh cải cách hành
chính, góp phần nâng cao hiệu lực chính quyền các cấp giai đoạn 2006-2010.


V. Sách tham khảo
38.

Cục thống kê Hà Nội (2006), Niêm giám thông kê Hà Nội 2005;

39.

Học viện hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước chương trình chuyên viên.

40.


Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2002), Thủ tục hành chính – Lý luận và thực tiễn,
NXb Chính trị quốc gia.

41.

Từ điển luật học (1999), NXb từ điển Bách Khoa

VI. Tạp chí, báo cáo
42.

Báo cáo VNCI (2005), Hệ thống cấp phép kinh doanh “một cửa” tại Việt Nam, tr35.

43.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo tổng kết 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp.

44.

Các báo cáo tổng kết, góp ý kiến về Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp
2005 của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội.

45.

Nguyễn Đình Cung (2004), Thời điểm cho sự thay đổi: Đánh giá Luật Doanh nghiệp
và khuyến nghị.

46.

Nguyễn Đình Cung (2004), Báo cáo đánh giá những điểm mạnh và yếu của Luật
Doanh nghiệp năm 1999.


47.

Thanh Hằng (2006), “Bài học xếp hạng môi trường kinh doanh”, Tạp chí Nhà quản
lý số 40.

48.

UBND Thành phố Hà Nội (7/2003), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Thi hành Luật
Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội – Thực trạng và giải pháp”.

49.

UBND Thành phố Hà Nội (9/2003), Báo cáo tình hình bốn năm thực hiện Luật
Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

50.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1999), Báo cáo nghiên cứu so sánh
Luật công ty ở bốn quốc gia Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và
Philippine.

51.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Kinh tế Việt năm 2005.

52.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (2005),
Từ ý tưởng kinh doanh đến hiện thực: chặng đường gian nan.



53.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Nghiên cứu chuyên đề kinh tế
05: 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp - những vấn đề nổi bật và bài học kinh
nghiệm.

54.

Vũ Xuân Tiền (2006), “Bắt đầu từ con người”, Tạp chí Nhà quản lý số 35.

VII. Tiếng Anh
55.

W.B&IMF (2004), Doing Business in 2004, Understanding Regulation, Oxford. tr
13, 16.



×