Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

So sánh ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ kịch.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.37 KB, 5 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Môn: Loại thể văn học
Đề bài:
So sánh ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ kịch.
Bài làm
Ngôn ngữ là một khía cạnh trung tâm trong việc xây dựng một tác phẩm.
Gorki từng quan điểm: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu
của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - nó là chất liệu của
văn học”. Tuy nhiên, ở mỗi thể loại văn học, yếu tố ngôn ngữ lại có những đòi hỏi
và đặc trưng riêng của thể loại đó. Cùng xem xét ngôn ngữ hai thể loại tiểu thuyết
và kịch để làm rõ điều này.
Nếu như tiểu thuyết thường được chia hành các chương, phần,…thì kịch
được chia thành các màn, lớp. Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtin
nhận định, vốn có “tính phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến là
các hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mức
độ này hay mức độ khác”. Song mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từng
khuynh hướng tiểu thuyết, từng giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ thể riêng biệt.
Tính đối thoại trong tiểu thuyết được thể hiện trên nhiều cấp độ: đối thoại giữa các
nhân vật, đối thoại trong độc thoại, đối thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩa
trong các diễn ngôn nghệ thuật.
Ở cấp độ nhân vật, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bình
đẳng với tác giả. Đây là những đối thoại về tư tưởng, về ngữ nghĩa, về quan điểm
nằm trong chính phát ngôn của họ. Bakhtin đã viết: “Chính sự định hướng đối
1|Page


thoại của lời nói con người giữa những lời nói của người khác (với tất cả mọi mức
độ tính chất xa lạ) tạo cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt yếu, tạo
nên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ở
trong tiểu thuyết”
Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trong


những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện. Ngôn ngữ trần thuật là nơi
bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc
sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.
Xét ở ngôi kể thứ nhất, lời trần thuật vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giả
vừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, nói cách khác, nó vừa là lời trực tiếp, vừa
là lời gián tiếp. Còn ngôi thứ ba dưới hình thức người kể chuyện, lời trần thuật
mang tính khách quan hoá và trung tính. Người trần thuật được chứng kiến câu
chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình. Lúc
này lời trần thuật còn có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khác quan
vật chất, sự việc, con người…; tái hiện và phân tích, lý giải lời nói ý thức người
khác. Lời văn trần thuật gián tiếp có thể là gián tiếp một giọng, là lời trần thuật tái
hiện, bình phẩm các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có của
chúng. Cũng có thể là lời gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật có hấp thu lời nhân
vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả. Loại
thứ hai này cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất
đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết. Ngôn ngữ đa thanh trong
trần thuật nhấn mạnh vào ngôn ngữ của người khác, hướng về một tiếng nói khác;
chẳng hạn tiếng nói tác giả hướng về tiếng nói của nhân vật, hoặc tiếng nói nhân
vật trong đó có xen lẫn giọng tác giả, hoặc là tiếng nói của nhân vật này xen lẫn
giọng của nhân vật khác.
2|Page


Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà
văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật của
nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm. Đó thực chất là ngôn ngữ của
tác giả nhưng được giãi bày với tư cách nhân vật. Ngôi kể của nhân vật trần thuật
là ngôi thứ hai, thứ ba nhưng vẫn được trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi trong
đối thoại. Điều này làm nên yếu tố tự truyện của nhân vật. Trong văn học hiện đại,
lời – ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có vị trí ưu trội nhất định trong tác phẩm, là

phương diện quan trọng nhất của tính tạo hình khách thể trong tác phẩm tự sự.
Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có thể là đối thoại hay độc thoại. Đối thoại
gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau; độc thoại
không nhằm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người và người. Ngôn
ngữ trần thuật của nhân vật có nhiều chức năng khác nhau như: chức năng phản
ánh hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật, chức năng là đối tượng miêu tả
của tác giả hoặc chức năng thể hiện nội tâm…. Tổng hợp những chức năng đó,
thông qua trần thuật, nhân vật kể lại cuộc đời của mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ,
chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư tưởng, quan
niệm của nhà văn. Cùng với trần thuật tác giả, trần thuật của nhân vật góp phần
hoàn thiện bức tranh đời sống trong tác phẩm. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ trần
thuật của mình, làm phân hoá ngôn ngữ tiểu thuyết, đưa vào tiểu thuyết nhiều tiếng
nói khác nhau, đa thanh, đa giọng điệu.
Khác với tiểu thuyết, trong kịch hầu như không có ngôn ngữ kể chuyện.Vở
kịch được diễn trên sân khấu với ngôn ngữ nhân vật. Chủ yếu là đối thoại.
Ngôn ngữ đối thoại là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật, là dạng ngôn
ngữ chủ yếu trong kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắc sảo, sinh động và có
tác dung hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính. Xen kẽ là những mẩu độc
3|Page


thoại, lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt nội tâm và những
ý nghĩa thầm kín. Ngoài ra trong kịch có bàng thoại, là lời nói với khán giả. Có khi
đang đối đáp với một nhân vật khác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về
khán giả nói vài câu để phân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được
chia sẻ, một điều bí mật.
Ngôn ngữ kịch là một hệ thống mang tính hành động, ngôn ngữ khắc họa
tính cách và là một hình thái ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống. Ngôn ngữ
văn học kịch chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật, rất ít ngôn ngữ của người trần thuật,
toàn bộ nội dung cơ bản của kịch đều dựa trên sự hoàn thành ngôn ngữ nhân vật.

Ngôn ngữ nhân vật có nhiệm vụ thúc đẩy xung đột kịch, triển khai tình cảnh kịch,
biểu hiện tính cánh nhân vật. Vì thế yêu cầu ngôn ngữ kịch phải có tính hành động,
cá tính hóa và đầy ẩn ý.
Tính hành động của ngôn ngữ kịch một mặt chỉ hiện tượng ngôn ngữ đối
thoại, độc thoại của nhân vật luôn kết hợp với hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, thổ lộ
tình cảm, động tác hình thể, khiến cho diễn viên vừa thốt ra lời kịch vừa diễn
những động tác, hành vi tương ứng; mặt khác chỉ hiện tượng ngôn ngữ đối thoại có
sức ảnh hưởng, sức tác động mạnh mẽ đến người khác, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển của tình huống kịch, biểu hiện sâu sắc tư tưởng, ý chí, dục vọng, tình cảm.
Nếu như đối thoại giữa các nhân vật, mặc dù mỗi bên đều biểu hiện ra tư tưởng,
tình cảm của mình, nhưng lời nói của bên này không ảnh hưởng đến lời nói của
bên kia, tâm tình hai bên từ đầu đến cuối không biến đổi, nội dung đối thoại trực
tiếp được chú ý thì cũng không tạo được hứng thú kịch. Tính hành động trong
ngôn ngữ kịch chỉ việc nhân vật trong khi đối thoại đã ảnh hưởng lẫn nhau về cách
kiến giải, tình cảm, tư tưởng, quyết định mối quan hệ tương hỗ giữa cách nhân vật.

4|Page


Tính cá thể hóa của ngôn ngữ văn học kịch là chỉ đối thoại, độc thoại của
nhân vật vừa phải phù hợp với thân phận, tuổi tác, số phận, nghề nghiệp, địa vị xã
hội, trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, sở thích hứng thú, vừa biểu hiện được tư
tưởng, tình cảm, đặc trưng cá tính của nhân vật, đây chính là người thế nào thì nói
thế ấy, nói như thế nào sẽ biểu hiện tính cách như thế ấy. Nhà viết kịch người Mĩ
Lei.Shiluosaisi nói: “Lời thoại, đối thoại trong kịch là một thứ có ma lực, thông
qua nó, các yếu tố trong kịch mới có thể triển khai. Lời thoại là lời do nhân vật
trong kịch nói ra phải tất yếu và mới mẻ, vì nhân vật không thể nào kìm được mà
không nói ra, và sự tình của lời nói chỉ anh ta mới nói được, hơn nữa, chỉ có thể lấy
phương thức lời nói của anh ta mới có thể nói được”
Ngôn ngữ kịch chứa nhiều ẩn ý là chỉ ngôn ngữ nhân vật phải ý ở ngoài lời,

là nhân vật không trực tiếp nói ra, mà tác giả ngụ ở trong ngôn ngữ, khán giả căn
cứ vào tình cảnh trong kịch và lời thoại có thể lĩnh hội được ý tứ. Văn bản kịch là
kịch bản gốc dùng để diễn trên sân khấu cho khán giả có thể xem và nghe hiểu
được kịch, nên ngôn ngữ kịch trước hết phải rõ ràng, dễ hiểu, khẩu ngữ hóa, tránh
trống rỗng, tối nghĩa, đọc lên có thể hiểu ngay, đồng thời lại phải hàm súc khiến
cho trong lời có lời, ý ở ngoài lời, từ đó mà có thể tìm thấy ý vị. Ngôn ngữ nhân
vật kịch đòi hỏi người viết phải có một vốn hiểu biết phong phú và sâu rộng về
quần chúng, nắm được cách nói đa dạng của quần chúng, điều này quan trọng đối
với mọi nhà văn nói chung nhưng đặc biệt là đối với người viết kịch.
Nói tóm lại, ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ kịch mang những đặc trưng
thể loại riêng biệt. Tiểu thuyết thiên về trần thuật, kịch thiên về hành động. không
gian và hình thức biểu hiện là những yếu tố ảnh hưởng và chi phối ngôn ngữ thể
loại.

5|Page



×