Tải bản đầy đủ (.doc) (374 trang)

Nghiên Cứu Giải Pháp Tránh Rủi Ro Pháp Lý Trong Hoạt Động Thương Mại Quốc Tế Của Doanh Nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 374 trang )

bộ t pháp

-------- --------

đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ

nghiên cứu giải pháp tránh rủi ro
pháp lý trong hoạt động thơng mại
quốc tế của doanh nghiệp việt nam

Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Xuân Nhự
Chủ nhiệm Khoa pháp luật quốc tế
- Trờng Đại học Luật Hà Nội


danh môc c¸c tõ viÕt t¾t

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương

ASEAN



Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu

BERNE

Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền
tác giả đối với các tác phẩm văn học và
nghệ thuật

CISG

Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

EC

Ủy ban châu Âu

EU

Liên minh Châu Âu

EXIMBANK

Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ


GATT

HIệp định chung về thương mại và thuế
quan

GSP

Chế độ ưu đãi phổ cập

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

ITC

Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ

L/C

Thư tín dụng

MFN

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

NXB

Nhà xuất bản

WB


Ngân hàng thế giới


WTO

Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
Mục
Trang

PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................01
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.......................................................01
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................03
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài..............................................03
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................05
5. Nội dung nghiên cứu..............................................................................05
PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..................................07
Chương I. Khái niệm rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc
tế của doanh nghiệp............................................................................08
I. Định nghĩa rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh
nghiệp.....................................................................................................08
II. Đặc điểm và phân loại rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc
tế của doanh nghiệp...............................................................................13
Chương II. Thực trạng, nguyên nhân phát sinh rủi ro pháp lý của
doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế........25
I. Thực trạng rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh
nghiệp Việt Nam.....................................................................................25

II. Nguyên nhân phát sinh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc
tế của doanh nghiệp Việt Nam...............................................................67
Chương III. Kinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ doanh
nghiệp phòng tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại
quốc tế và một số giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong hoạt
động thương mại quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam...................70


I. Kinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh
rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế................................70
II. Một số giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại
quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam......................................................79
PHẦN THỨ BA: CÁC NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ...................................88
1. Chuyên đề 1: Nghiên cứu nhận diện rủi ro pháp lý và các giải pháp
phòng tránh rủi ro trong thương mại quốc tế..........................................89
2. Chuyên đề 2: Rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt
động thương mại quốc tế do không tiên liệu được những thay đổi của
pháp luật - thực trạng và giải pháp phòng tránh..................................111
3. Chuyên đề 3: Phân tích các rủi ro pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam
liên quan đến quy định về các quyền quản lý tài sản theo pháp luật
nước ngoài và giải pháp phòng tránh...................................................125
4. Chuyên đề 4: Rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt
động thương mại quốc tế do sự thiếu hiểu biết pháp luật - thực trạng và
giải pháp phòng tránh...........................................................................138
5. Chuyên đề 5: Nghiên cứu phân tích rủi ro do lựa chọn mô hình pháp lý
không phù hợp và giải pháp phòng tránh.............................................158
6. Chuyên đề 6: Rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam liên quan
đến quy định của WTO.........................................................................198
7. Chuyên đề 7: Phân tích thực trạng rủi ro pháp lý của doanh nghiệp Việt
Nam trong ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế và giải

pháp phòng tránh.................................................................................207


8. Chuyên đề 8: Phân tích các rủi ro pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam
liên quan đến các quy định về xác lập quyền và chuyển dịch quyền sở
hữu theo pháp luật nước ngoài và giải pháp phòng tránh...................221
9. Chuyên đề 9: Nghiên cứu phân tích thực trạng rủi ro pháp lý của doanh
nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và giải pháp phòng tránh ..242
10. Chuyên đề 10: Phân tích rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam
liên quan đến việc chọn luật áp dụng và giải pháp phòng tránh..........257
11. Chuyên đề 11: Phân tích rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam
liên quan đến việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và thi hành án
..............................................................................................................270
12. Chuyên đề 12: Nhu cầu đào tạo và vấn đề nâng cao năng lực của các
doanh nghiệp Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 284
13. Chuyên đề 13: Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp
trong nước của một số nước trên thế giới (Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Trung
Quốc) và đề xuất xây dựng cơ chế tương tự ở Việt Nam....................297
PHẦN THỨ TƯ: BÁO CÁO ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC..............................317
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO...........................................................330


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nhận thức toàn cầu hóa là xu thế khách quan, Đảng ta xác
định một trong những nội dung để thực hiện thành công Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội này là phải gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập
tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát
triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ

nghĩa, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc, bình đẳng cùng có
lợi, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Thực hiện chủ trương này của Đảng, cùng với tiến trình đổi mới nền
kinh tế, trong hoạt động đối ngoại, Chính phủ đã chủ động đa phương hóa,
đa dạng hóa nền kinh tế từng bước hội nhập vào quá trình quốc tế hóa các
lĩnh vực đời sống quốc tế đặc biệt là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, mà cụ thể là xúc tiến hội nhập kinh tế theo lộ trình đã cam
kết, đạt được tiến bộ trong đàm phán để gia nhập WTO. Quan hệ đối ngoại
của nước ta không ngừng được mở rộng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
được tiến hành với nhiều kết quả tốt. Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày
càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước, mở
rộng quan hệ thương mại với hơn 150 nước, ký kết 83 Hiệp định thương mại
song phương và thỏa thuận MFN với các quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 40
Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, gần 40 Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần; khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như
IMF, WB, ADB từ năm 1993. Ngày 28/7/1995 Việt Nam đã trở thành thành
viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bắt đầu tiến
trình thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Tháng 3/1996
tham gia Diễn đàn Hợp tác Á- Âu (ASEM); Tháng 11/1998 gia nhập Diễn
đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); bình thường hóa
quan hệ và ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ. Một trong những bước đi quan trọng trong quá trình hội nhập của


Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu là việc đàm phán và đi đến ký kết với
Hoa Kỳ Hiệp định thương mại song phương. Ngày 13/07/2000 Việt Nam và
Hoa Kỳ đã chính thức ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tại
thủ đô Washington. Hiệp định này đã được Quốc hội hai nước phê chuẩn và
chính thức có hiệu lực thực hiện từ ngày 10/12/2001, tạo ra một bước phát

triển mới trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Đặc biệt ngày 11/01/2007
Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới,
đánh dấu bước phát triển mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế này tạo tiền đề cho việc phát triển
chiến lược kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Tuy nhiên hội
nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, trước hết là
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi tham gia thương mại quốc tế, các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ không tránh khỏi các tranh chấp thương mại quốc
tế. Nói đến tranh chấp thương mại, chúng ta vẫn còn nhớ ngay trước và tại
thời điểm Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực pháp lý ở
Việt Nam và Hoa Kỳ, một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa
mang nhãn hiệu thương mại catfish sang Hoa Kỳ đã phải đối mặt với vụ kiện
bán phá giá của hiệp hội các nhà nuôi cá catfish của Hoa Kỳ. Tiếp đến là vụ
kiện bán phá giá của hiệp hội các nhà nuôi tôm Hoa Kỳ kiện các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm của một số nước sang Hoa Kỳ trong đó có các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cho đến thời điểm vụ kiện bán phá giá
cá basa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các luật gia Việt Nam vẫn
còn hết sức bỡ ngỡ với các tranh chấp thương mại về bán phá giá. Tuy
nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và tiếp tục hội nhập ngày
một sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn
sẽ phải đối mặt thường xuyên hơn với các tranh chấp thương mại quốc tế
không chỉ về bán phá giá, hay trợ cấp chính phủ... trong lĩnh vực thương mại
hàng hóa mà sẽ còn phải đối mặt với nhiều dạng tranh chấp phức tạp khác
trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ.


Thời gian qua báo chí cũng đã đưa tin nhiều về việc các doanh nghiệp
Việt Nam phải chịu các mức phạt hàng tỷ đồng chỉ vì không có các hiểu biết
pháp lý cần thiết khi tham gia thương mại quốc tế mà điển hình là trường

hợp của Việt Nam Airlines. Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp của Việt
Nam cần được trang bị tốt hơn các kiến thức pháp lý trong quá trình tham
gia thương mại quốc tế để phòng tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
Như vậy, việc nghiên cứu giải pháp tránh rủi ro pháp lý trong hoạt
động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết
trong bối cảnh hiện nay.
II. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xét ở phạm vi quốc tế, đây là đề tài nghiên cứu về các rủi ro pháp lý
đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam, do đó hiện nay chưa có đề tài nước
ngoài nào nghiên cứu về vấn đề này.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua có một số bài báo, hội thảo đã đề cập
đến một số rủi ro pháp lý cụ thể mà một số doanh nghiệp Việt Nam đã gặp
phải khi tham gia thương mại quốc tế. Các bài báo, nghiên cứu nêu trên sẽ
có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài. Ngoài ra các cán bộ tham
gia nghiên cứu đề tài đã có các bài viết phân tích về cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO về chống bán phá giá, yêu cầu về minh bạch hóa đối với hệ
thống pháp luật của Việt Nam, các qui tắc trong thương mại quốc tế và kinh
doanh quốc tế, lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế,
những điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế... Các kết quả
nghiên cứu này sẽ được kế thừa và phát huy trong quá trình thực hiện đề tài
này.
III. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
(1) Làm rõ thực trạng rủi ro pháp lý mà các doanh nghiệp Việt Nam đã
và đang gặp phải trong hoạt động thương mại quốc tế;
(2) Phân tích nguyên nhân của các dạng rủi ro này;
(3) Phân tích kinh nghiệm của một số nước về hỗ trợ doanh nghiệp
phòng tránh rủi ro pháp lý trong thương mại quốc tế;



(4) Đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh
hoặc giảm thiểu rủi ro trong điều kiện hội nhập.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài tập trung vào 13 vấn đề cơ bản sau đây:
(1) Nghiên cứu nhận diện rủi ro pháp lý (khái niệm, bản chất, đặc điểm,
phân loại rủi ro pháp lý) và các giải pháp phòng tránh rủi ro trong
thương mại quốc tế.
(2) Phân tích các rủi ro pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam liên quan
đến các quy định về xác lập quyền và chuyển dịch quyền sở hữu và
giải pháp phòng tránh.
(3) Phân tích rủi ro pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến
các quyền quản lý tài sản theo luật pháp nước ngoài và giải pháp
phòng tránh.
(4) Phân tích rủi ro pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến
các thỏa thuận của WTO (về thuế, kiện chống bán phá giá, kiểm
dịch động thực vật,v.v..) và giải pháp phòng tránh.
(5) Phân tích rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp do thiếu hiểu biết pháp
luật và giải pháp phòng tránh.
(6) Phân tích rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp do không tiên liệu
được việc thay đổi của pháp luật (pháp luật Việt Nam, pháp luật
nước ngoài, điều ước quốc tế) và giải pháp phòng tránh.
(7) Nghiên cứu phân tích rủi ro do lựa chọn mô hình pháp lý không phù
hợp và giải pháp phòng tránh.
(8) Nghiên cứu phân tích thực trạng rủi ro pháp lý của doanh nghiệp
Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và giải pháp phòng tránh.


(9) Phân tích thực trạng rủi ro pháp lý của doanh nghiêp Việt Nam trong
ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế và giải pháp
phòng tránh.

(10) Phân tích rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam liên quan
đến việc lựa chọn cơ quan giải quyết và thi hành án.
(11) Phân tích rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam liên quan
đến việc chọn luật áp dụng và giải pháp phòng tránh.
(12) Nghiên cứu phân tích so sánh pháp luật Việt Nam và một số nước
là đối tác thương mại chính của các doanh nghiệp Việt Nam như
Mỹ, EU, Trung Quốc, các nước ASEAN điều chỉnh hoạt động
thương mại có yếu tố nước ngoài.
(13) Nhu cầu đào tạo và vấn đề nâng cao năng lực các doanh nghiệp
Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà
nước và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các
nước có điều kiện tương tự Việt Nam bằng các phương pháp nghiên cứu đặc
thù của việc nghiên cứu khoa học xã hội như: Phương pháp điều tra xã hội
học, phương pháp biện chứng lịch sử; so sánh, phân tích qui nạp; phân tích
diễn dịch; hệ thống hóa, phân tích dự đoán.
V. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục đích và yêu cầu trên, đề tài bao gồm các nội dung
nghiên cứu sau đây:
PHẦN THỨ NHẤT
Tổng quan nghiên cứu đề tài
I. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài


II. Tình hình nghiên cứu đề tài
III. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Nội dung nghiên cứu
PHẦN THỨ HAI

TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Chương I
Khái niệm rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của
doanh nghiệp
I. Định nghĩa rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh
nghiệp
II. Đặc điểm và phân loại rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc
tế của doanh nghiệp
Chương II
Thực trạng, nguyên nhân phát sinh rủi ro pháp lý của doanh nghiệp
Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế
I. Thực trạng rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh
nghiệp Việt Nam
II. Nguyên nhân phát sinh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc
tế của doanh nghiệp Việt Nam
Chương III
Kinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh
rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế và một số giải pháp
phòng tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế cho
doanh nghiệp Việt Nam
I.
Kinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh
rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế


II.

Một số giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương
mại quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam
PHẦN THỨ BA

CÁC NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
PHẦN THỨ TƯ
BÁO CÁO ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC


PHẦN THỨ HAI
TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


Chương I
KHÁI NIỆM RỦI RO PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP
I. Định nghĩa rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của
doanh nghiệp
Trước khi đi sâu tìm hiểu nội hàm khái niệm rủi ro pháp lý trong hoạt
động thương mại quốc tế của doanh nghiệp cần phải làm rõ các khái niệm
mang tính chất tiền đề: rủi ro, rủi ro pháp lý và thương mại quốc tế.
Rủi ro là một khái niệm không hề xa lạ, tuy thế cũng có không ít quan
niệm về nó. Theo Allan H. Willett thì “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn
thất”1. Định nghĩa này đã được một số nhà khoa học khác như Hardy,
Blanchard, Crobough, Redding, Kulp, Anghell ủng hộ2.
Khác với Willett, John Haynes trong tác phẩm của mình cho rằng: “rủi
ro là khả năng xảy ra tổn thất”3. Quan niệm này cũng đã nhận được khá
nhiều ý kiến đồng thuận4.
Trong khi đó, một số học giả như Magee, Mehr và Cammack lại đánh
giá quan niệm của Willett và Haynes là tương tự nhau5.
Frank H. Knight đã đưa ra một quan điểm hoàn toàn khác về rủi ro:
“rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”6.
Ngay ở Việt Nam, cũng tồn tại khá nhiều cách định nghĩa về rủi ro.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên thì “rủi ro là điều

Willett, Alan H., The Economic Theory of Risk and Insurance (Philadelphia: University of Pennsylvania
Press, 1951).
2
C. O. Hardy, Risk and Risk Bearing (Chicago: The University of Chicago Press); Albert H. Mowbray and
Ralph H. Blanchard, Insurance (5th ed.; New York: Mc. Graw - Hill Book Company, Inc.); Clyde J.
Crobough and Amos E. Redding, Casualty Insurance (New York: Prentice-Hall, Inc.); C. A. Kulp, Casualty
Insurance (New York: The Ronald Press Company); Frank Joseph Angell, Insurance, Principles and
Practices (New York: The Ronald Press Company).
3
John Haynes, “Risk as an Economic Factor”, The Quarterly Journal of Economics, IX No. 4 (7/1985).
4
Xem Preffer Irving, Insurance and Economic Theory (Homewood, Illinois: Richard D.Irwin, Inc., 1956);
J. Edward Hedges and Walter Williams, Practical Fire and Casualty Insurance (Cincinnati: The National
Underwriter Company); Albert H. Mowbray, Insurance (1 st ed.; New York: Mc Graw-Hill book Company,
Inc.); Insurance Department, Chamber of Commerce of the United States, Dictionary of Insurance Terms.
5
Xem John H. Magee, General Insurance (6th ed.; Homewood, Illinois: Richard D. Irwin, Inc.); Robert I.
Mehr and Emerson Cammack, Principles of Insurance (Homewood, Illinois: Richard D. Irwin, Inc.).
6
Frank H. Knight, Risk, Uncertainty and Profit, Boston and New York, tr. 233.
1


không lành, không tốt bất ngờ xảy đến” 7. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn
Hữu Thân quan niệm “rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại” 8.
Tương tự thế, TS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng “rủi ro là sự kiện bất lợi, bất
ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người”9. Có học giả cho rằng rủi ro chưa
hẳn lúc nào cũng bất lợi mà có thể là cơ hội để tiến hành các hoạt động kinh
doanh10.
Nhìn một cách tổng thể, có thể nhận ra 2 đặc điểm cơ bản của rủi ro

được các học giả chỉ ra trong các định nghĩa của mình: không thể xác định
trước một cách chắc chắn liệu nó có xảy ra hay không và nó là điều nằm
ngoài sự mong muốn của chủ thể (ngoại trừ quan điểm cho rằng rủi ro có thể
là cơ hội). Với đặc điểm thứ nhất thì những điều bất lợi nếu biết trước một
cách chắc chắn thì không được coi là rủi ro. Ví dụ: hao mòn máy móc theo
thời gian. Trong khi đó đặc điểm thứ hai muốn nói tới sự bất lợi mà rủi ro
mang lại cho chủ thể.
Trong các định nghĩa được dẫn ra ở trên, chúng ta vẫn có thể nhận ra
những điểm còn chưa thực rõ ràng và phù hợp với nhu cầu kiểm soát rủi ro.
Nếu định nghĩa “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất” thì sẽ dẫn đến
tình trạng thiếu rõ ràng và thống nhất trong việc xác định rủi ro. “Sự không
chắc chắn” thường được hiểu là sự hoài nghi của con người về tổn thất. Tuy
nhiên, nhận thức của mỗi cá nhân là khác nhau và thậm chí của bản thân của
mỗi con người cũng thay đổi theo thời gian. Như vậy thì cùng với một sự
vật, hiện tượng khách quan có người cho rằng có thể có tổn thất, có người
thì cho rằng không hay bản thân một người lúc thì cho rằng có thể có và lúc
khác lại cho rằng không thể. Ví dụ: có hai gia đình sinh sống gần một trạm
bán gas. Một gia đình thì lo ngại về khả năng trạm bán gas bị cháy nổ sẽ gây
thiệt hại cho nhà mình. Gia đình kia thì không hề quan tâm và cho rằng điều
đó không thể xảy ra vì các bình gas đã được kiểm tra rất kỹ lưỡng. Như vậy,
Viện Ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt, GS. Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2004, tr. 836.
Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, Nguyễn Hữu Thân - Trường chuyên
nghiệp Marketing, Nxb Thông tin, 1991.
9
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, Nxb Lao động - xã hội, 2006, tr.
17.
10
PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nxb Thống kê, 2005, tr. 27.
7
8



với một nhà thì việc cháy nổ gas là một rủi ro, còn nhà khác thì lại không coi
là vậy.
Định nghĩa “rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất” được coi là khắc phục
được tính chất chủ quan trong định nghĩa nói trên. Bởi lẽ “khả năng” ở đây
đề cập đến trạng thái khách quan của sự vật, hiện tượng, nó tồn tại không
phụ thuộc vào nhận thức của con người. Với những người đánh đồng 2 định
nghĩa này và cho rằng chúng thực ra là như nhau thì cho rằng “sự không
chắc chắn” trong định nghĩa thứ nhất thực ra cũng là nói về “khả năng” và
không hề hàm ý chủ quan. “Sự không chắc chắn” là đề cập đến khía cạnh
“xác suất” xảy ra tổn thất - nghĩa là cũng là sự đánh giá mang tính khách
quan.
Với cách định nghĩa của Frank H. Knight rằng “rủi ro là sự không
chắc chắn có thể đo lường được” thì chỉ nhấn mạnh tới khía cạnh đo lường
của rủi ro. Với cách định nghĩa vậy thì sẽ khó bao quát hết các loại rủi ro,
bởi lẽ có những loại rủi ro mà xác suất xảy ra không thể đo lường được (như
rủi ro chiến tranh hạt nhân, rủi ro sóng thần...). Tuy thế, cũng phải thấy điểm
tích cực của định nghĩa này ở khía cạnh nghiên cứu kiểm soát và phòng
ngừa rủi ro vì chúng ta không thể đối phó với rủi ro nếu như không đo lường
được khả năng xảy ra. Như thế thì định nghĩa này đã tạo cơ sở cho việc
nghiên cứu ứng dụng công cụ đo lường vào kiểm soát và đối phó với rủi ro.
Điểm hạn chế chung cho các định nghĩa ở trên là đều gắn kết rủi ro với
tổn thất. Trong khi đó, thực tế cho thấy với hoạt động sản xuất - kinh doanh
cũng như nhiều hoạt động khác thì khả năng kết quả mang lại có sự sai lệch
so với dự tính ban đầu theo hướng bất lợi cũng cần được xem là rủi ro. Trên
cơ sở nhận định này, một nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đề xuất
định nghĩa: “rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn
tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hay
mong chờ”11. Định nghĩa này hướng đến việc khẳng định 2 đặc điểm cơ bản

của rủi ro: thứ nhất, tính khách quan; thứ hai, rủi ro là sự sai lệch bất lợi so
Xem Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (chủ biên), Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội, 2008, tr.18.
11


với kết quả được dự tính, như thế bao hàm cả tổn thất. Về cơ bản, định nghĩa
này đã khắc phục được các hạn chế của những định nghĩa nói trên. Tuy thế
vẫn còn tồn tại vài điểm cần bàn: thứ nhất, nếu nói “rủi ro là tình huống của
thế giới khách quan trong đó tồn tại khả năng...” thì với ví dụ về “2 ngôi
nhà gần trạm bán gas” nêu ở trên rủi ro chính là “tình huống 2 ngôi nhà ở
gần trạm bán gas” chứ không phải là “việc xảy ra cháy nổ gas”. Như thế vô
hình trung chúng ta đánh đồng “rủi ro” với “tình huống hàm chứa rủi ro”.
Thứ hai, về mặt câu chữ thì “dự tính” và “mong chờ” có nghĩa tương đương
nhau.
Với các nhận định nêu trên, trên cơ sở đồng thuận cao với định nghĩa
cuối cùng, có thể đưa ra một định nghĩa về rủi ro như sau: “rủi ro là khả
năng khách quan xảy ra sự sai lệch bất lợi so với kết quả dự tính”.
Tùy thuộc vào từng tiêu chí phân loại mà có thể chia thành nhiều dạng
rủi ro khác nhau. Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, có thể chia rủi ro
thành rủi ro cơ bản (rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm
soát của mọi người: núi lửa phun, động đất...) và rủi ro riêng biệt (rủi ro xuất
phát từ các biến cố chủ quan và khách quan của từng cá nhân, tổ chức: rủi ro
trong thanh toán, cháy nổ, đắm tàu...). Nếu căn cứ vào tác động môi trường
vĩ mô gây nên rủi ro có thể chia rủi ro thành: rủi ro do điều kiện tự nhiên, rủi
ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro văn hóa... và rủi ro pháp lý. Nhưng cũng
giống như rủi ro, hiện có không ít quan điểm khác nhau về nội hàm khái
niệm rủi ro pháp lý. TS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: “rủi ro pháp lý là
những rủi ro có nguồn gốc từ sự thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh
doanh; sự mập mờ, chồng chéo, không thống nhất của các văn bản pháp

quy, sự thiếu thông tin trong việc phổ biến pháp luật, quá nhiều những điều
chỉnh bất thành văn... Hậu quả của rủi ro pháp lý là những tranh chấp kiện
tụng giữa các doanh nghiệp, tịch thu hàng hóa của chính quyền, thậm chí
thương nhân phải sa vào vòng lao lý, tù đầy” 12. Theo một số nhà nghiên cứu
thuộc Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thì “rủi ro pháp lý là những sự
kiện pháp lý bất lợi xảy ra một cách bất ngờ, gây nên thiệt hại vật chất hoặc
12

Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Sđd, tr. 60.


phi vật chất đối với doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế” 13.
Các định nghĩa nêu trên đều có những hạn chế nhất định. Định nghĩa của TS.
Nguyễn Anh Tuấn thiên về diễn giải chi tiết dẫn tới có những chỗ trùng lắp
hay sử dụng câu từ không chuẩn xác (ví dụ “chồng chéo” với “không thống
nhất”, “lao lý” với “tù đày”). Định nghĩa thứ hai đồng nhất rủi ro pháp lý với
“sự kiện pháp lý bất lợi”. Nhưng nếu như sự kiện pháp lý vốn dĩ được cho là
các sự kiện của đời sống được nhà làm luật dự liệu trong phần giả định của
quy phạm pháp luật và gắn nó với việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các
quan hệ pháp luật thì rủi ro pháp lý dường không phải lúc nào cũng thỏa
mãn được hai đặc tính là được nhà làm luật dự liệu và gắn với việc phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
Trước khi hướng đến một định nghĩa về rủi ro pháp lý, có lẽ cần xuất
phát từ tiêu chí phân loại rủi ro thành các loại cụ thể, trong đó có rủi ro pháp
lý. Như trên đã nói, tiêu chí đưa ra chính là dựa vào tác động môi trường vĩ
mô gây nên rủi ro. Điều đó cho thấy rằng rủi ro pháp lý chính là rủi ro liên
quan tới các quy định pháp luật. Chính điểm này đã được nêu khá rõ trong
định nghĩa của TS. Nguyễn Anh Tuấn - với các luận giải về một số nguyên
nhân gây nên rủi ro pháp lý như sự thay đổi của pháp luật, sự thiếu thông tin
về pháp luật... Kết nối với định nghĩa về rủi ro đưa ra ở trên, theo chúng tôi

có thể định nghĩa về rủi ro pháp lý như sau: “rủi ro pháp lý là khả năng
khách quan xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính liên quan tới các quy
định pháp luật”. Định nghĩa như vậy sẽ vừa đảm bảo sự kế thừa của định
nghĩa về rủi ro ở trên vừa chỉ ra được bản chất của rủi ro pháp lý - rủi ro liên
quan tới các quy định của pháp luật (chứ không phải là chính trị hay động
đất, sóng thần...).
Về khái niệm thương mại quốc tế, theo suốt chiều dài lịch sử, với tính
đa dạng và sự phát triển ngày càng cao của các hoạt động giao thương trong
thực tế đã làm cho quan niệm về nội hàm của khái niệm này cũng có sự biến
chuyển. Hiện nay cả về lý luận cũng như pháp luật thực định, quan niệm về
thương mại được hiểu rất rộng, bao hàm cả thương mại hàng hóa, thương
13

Thông tin Khoa học pháp lý (số 1+2/2007) - Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, tr. 6.


mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ. Tính quốc tế của hoạt động
thương mại cũng được hiểu khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của mỗi học
giả, tinh thần của mỗi hệ thống pháp luật, thậm chí mỗi văn bản quy phạm
pháp luật. Nếu dựa vào quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành 14 thì có
thể thấy rằng hoạt động thương mại quốc tế được hiểu là hoạt động thương
mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan 15. Như vậy, về
cơ bản có thể hiểu thương mại quốc tế bao hàm thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ vượt ra khỏi biên giới
quốc gia hoặc biên giới hải quan. Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay thương
mại quốc tế có thể được hiểu bao gồm thương mại quốc tế “công”
(International Trade) - hoạt động thương mại quốc tế do các quốc gia thực
hiện với nhau, và thương mại quốc tế “tư” (International Commerce) - hoạt
động thương mại quốc tế do thương nhân tiến hành. Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài này, thương mại quốc tế được hiểu ở giác độ là thương mại

quốc tế “tư”.
Từ định nghĩa về rủi ro, rủi ro pháp lý và thương mại quốc tế có thể rút
ra định nghĩa về “rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của
doanh nghiệp” như sau:
“Rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh
nghiệp là khả năng khách quan xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính
của doanh nghiệp liên quan tới các quy định pháp luật trong các hoạt
động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu
trí tuệ vượt ra khỏi biên giới quốc gia hay biên giới hải quan”.
II. Đặc điểm và phân loại rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại
quốc tế của doanh nghiệp
2.1. Đặc điểm rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của
doanh nghiệp
Xem Khoản 1, 2 Điều 27 và 28, Luật Thương mại Việt Nam 2005.
Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.
14.
14
15


Với định nghĩa nêu trên có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của rủi ro
pháp lý trong thương mại quốc tế của doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, đó là khả năng xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính của
doanh nghiệp. Sai lệch bất lợi so với dự tính có thể là về vật chất (giảm sút
lợi nhuận) nhưng cũng có thể là về những giá trị phi vật chất (ví dụ mất uy
tín trên thương trường do vướng phải kiện tụng).
Thứ hai, sai lệch bất lợi mà doanh nghiệp gặp phải xảy ra trong lĩnh
vực thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là phạm vi các sai lệch bất lợi
được bàn tới chỉ liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế của doanh
nghiệp mà không đề cập tới hoạt động thương mại nội địa.

Thứ ba, các sai lệch bất lợi mà doanh nghiệp gặp phải có liên quan tới
các quy định của pháp luật. Đây là đặc điểm khẳng định dạng rủi ro mà
doanh nghiệp gặp phải chính là rủi ro pháp lý. Các quy định của pháp luật
chính là nguyên nhân đưa tới khả năng xảy ra sai lệch bất lợi. Đó có thể là
sự thay đổi của pháp luật, các quy định khó hiểu của pháp luật, sự khó tiếp
cận các quy định pháp luật...
2.2. Phân loại rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của
doanh nghiệp
Với định nghĩa đưa ra về rủi ro pháp lý trong thương mại quốc tế của
doanh nghiệp thì có thể chia ra nhiều dạng rủi ro pháp lý khác nhau mà
doanh nghiệp có thể gặp phải trong thương mại quốc tế.
Nếu dựa vào ý thức chủ quan của doanh nghiệp thì có thể chia thành:
rủi ro do sự thiếu hiểu biết về pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế và tập
quán quốc tế; rủi ro do không tiên liệu được sự thay đổi của pháp luật nước
ngoài, pháp luật trong nước, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế; rủi ro do
không tôn trọng việc thực thi pháp luật.
Dựa vào lĩnh vực thương mại quốc tế mà doanh nghiệp có thể gặp phải
rủi ro pháp lý thì có thể chia thành: rủi ro pháp lý trong lĩnh vực hợp đồng,
rủi ro pháp lý trong lĩnh vực sở hữu, rủi ro pháp lý trong lĩnh vực quyền sở


hữu trí tuệ, rủi ro trong lĩnh vực thuế, rủi ro trong lĩnh vực chống bán phá
giá, rủi ro pháp lý trong lĩnh vực thi hành án...
Một cách tổng quan, có thể nhận dạng một số loại rủi ro pháp lý cơ bản
trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp nói chung, doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng như sau:
2.2.1. Rủi ro pháp lý liên quan các quy định về xác lập quyền và
chuyển dịch quyền sở hữu, quyền quản lý tài sản theo pháp luật nước ngoài
Chế định luật pháp về xác lập quyền và chuyển dịch quyền sở hữu,
quyền quản lý tài sản theo pháp luật nước ngoài thường chứa đựng nhiều sự

khác biệt so với các quy định của pháp luật nước sở tại của doanh nghiệp,
phản ánh đầy đủ tính đa dạng, phong phú và phức tạp của các quan hệ dân
sự, kinh tế xảy ra trong cuộc sống. Vì lẽ đó, trong quá trình doanh nghiệp ký
kết, thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế với các đối tác nếu thiếu sự am
hiểu về pháp luật các nước có liên quan tới vấn đề xác lập, chuyển giao
quyền sở hữu, quyền quản lý tài sản thì có thể sẽ gặp phải các rủi ro pháp lý
liên quan tới các vấn đề này. Đó có thể là rủi ro khi doanh nghiệp đối tác
không có quyền sở hữu đầy đủ đối với tài sản hoặc doanh nghiệp không thực
hiện đầy đủ các quy định của pháp luật của nước sở tại về xác lập quyền sở
hữu dẫn tới hậu quả là quyền sở hữu không được thừa nhận, hoặc không
chứng minh được từ đó không thể chuyển giao được tài sản, làm phát sinh
nhiều chi phí lưu kho, lưu bãi các chi phí khác để theo đuổi giải trình…
thậm chí có trường hợp mất không tài sản.
2.2.2. Rủi ro pháp lý từ việc lựa chọn mô hình pháp lý không phù hợp
Khi tiến hành lựa chọn mô hình pháp lí trong thương mại quốc tế, các
doanh nghiệp đến từ các nước nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói
riêng có thể gặp phải những rủi ro sau đây:
Một là, rủi ro do lựa chọn mô hình pháp lý không phù hợp với các qui
định pháp lý và các cam kết quốc tế của nước nhận đầu tư. Trong trường hợp
đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể bị cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở
tại từ chối cấp phép, không cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận
hoạt động do không phù hợp với qui định của pháp luật. Ví dụ như, nhà đầu


tư nước ngoài M muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở quốc
gia N; nhà đầu tư M muốn có đối tác cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro nhưng
đồng thời lại không muốn liên kết với quá nhiều đối tác, do vậy, nhà đầu tư
M chỉ chọn thêm 2 đối tác nữa cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp liên
doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (nhà đầu tư tư duy rằng 3
cổ đông là số lượng đủ để được phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

nhiều thành viên); mặc dù mọi công đoạn chuẩn bị đã hoàn thành, nhưng khi
hồ sơ được gửi tới cơ quan cấp phép đầu tư của quốc gia N thì hồ sơ đã bị từ
chối vì theo pháp luật của nước N, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn nước
ngoài, tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tồn tại của nó, luôn luôn phải
có ít nhất là 7 cổ đông.
Với loại rủi ro này, nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể bắt đầu lựa
chọn lại từ đầu và không gặp phải những thiệt hại từ việc phải thay đổi một
hiện diện thương mại đã được thành lập. Vấn đề của loại rủi ro này là ở chỗ,
khi bị từ chối cấp phép, nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị tổn thất một khoản kinh
phí cũng như tiêu tốn thời gian, nhân lực để theo đuổi mô hình trước đó,
nhưng cuối cùng, kết quả lại không được chấp nhận. Trên thực tế, loại rủi ro
này thường xảy ra khi nhà đầu tư nước ngoài tự mình tiến hành các thủ tục
xin phép đầu tư mà không sử dụng dịch vụ tư vấn của bất kỳ một văn
phòng/công ti tư vấn đầu tư nào hoặc có sử dụng dịch vụ tư vấn nhưng chất
lượng tư vấn không đảm bảo. Mặc dù vậy, tổn thất do loại rủi ro này gây ra
thường không lớn và doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng hạn chế và khắc
phục những hậu quả xảy ra.
Hai là, rủi ro do lựa chọn mô hình pháp lí không phù hợp với mục
đích, yêu cầu và năng lực của doanh nghiệp. Loại rủi ro thứ hai này diễn ra
phổ biến hơn và đa dạng hơn so với loại rủi ro thứ nhất. Trên thực tế, mỗi
một doanh nghiệp đều có một chiến lược kinh doanh, một tiềm lực kinh tế
và năng lực quản lý khác nhau, và do đó mỗi doanh nghiệp đều có nhu cầu
muốn thành lập mô hình pháp lý cho phù hợp với kế hoạch và mục đích phát
triển của mình. Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau mà các doanh nghiệp
đã không lựa chọn được đúng mô hình pháp lý mà họ mong muốn và do vậy,


họ không thể tránh khỏi những rủi ro nhất định từ sự lựa chọn không phù
hợp này.
2.2.3. Rủi ro pháp lý liên quan các qui định về quyền sở hữu trí tuệ

Trong đời sống thương mại hiện đại, vấn đề sở hữu trí tuệ là một vấn
đề vô cùng quan trọng thậm chí có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.
Luật pháp của các nước cũng như các định chế thương mại toàn cầu hay khu
vực đều có hệ thống qui định pháp lý bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và ngày
một trở nên nghiêm ngặt. Tham gia quan hệ thương mại quốc tế, doanh
nghiệp có thể tận dụng được các lợi thế về quyền sở hữu trí tuệ nhưng cũng
phải đối mặt với các rủi ro liên quan tới vấn đề này. Rủi ro về quyền sở hữu
trí tuệ có thể đến từ bất kỳ loại đối tượng nào như nhãn hiệu, sáng chế hay
bản quyền.
Rủi ro pháp lý liên quan tới nhãn hiệu
Thực tế cho thấy, không chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài, các nhãn
hiệu lớn của nước ngoài mới bị vi phạm hoặc bị đánh cắp tại Việt Nam mà
có nhiều nhãn hiệu của các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam cũng bị đánh cắp
hoặc bị sử dụng trước hoặc đăng ký bảo hộ trước ở nước ngoài bởi các chủ
thể khác.
Chẳng hạn, vừa qua một số nhãn hiệu có tiếng của Việt Nam bị các
công ty nước ngoài đăng ký bảo hộ trước tại thị trường nước ngoài, do đó
việc xuất khẩu các hàng hoá này vào một số thị trường nước ngoài gặp phải
không ít khó khăn. Một số vụ kiện tụng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và
nước ngoài đã xảy ra dẫn đến thiệt hại lớn về chi phí tranh tụng, phạt hợp
đồng... cũng như mất đi cơ hội kinh doanh. Đặc biệt, trong trường hợp
không bảo vệ được, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị mất quyền sở hữu
và sử dụng đối với các nhãn hiệu ở nước ngoài hoặc nếu muốn sử dụng thì
phải mua lại với giá cao. Về thực tế này, chúng ta có thể thấy rõ thông qua
các ví dụ của nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên hay nhãn hiệu thuốc lá
Vinataba.
Cũng về vấn đề nhãn hiệu, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá về
kinh tế, một nguy cơ tiềm tàng có thể dẫn đến rủi ro cho các doanh nghiệp



Việt Nam trong giao thương quốc tế, đó là việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá
đã được đăng ký và bảo hộ hợp pháp bởi các doanh nghiệp nước ngoài tại
nước ngoài. Đương nhiên, khi có sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ đối với
nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ, các mặt hàng của Việt Nam được dán
cùng nhãn hiệu sẽ bị cấm không cho xuất khẩu, hoặc bị kiện và phạt sau khi
đã xuất khẩu thành công vào các thị trường đó. Trong nhiều trường hợp, do
đã ký kết hợp đồng, tiến hành sản xuất và vận chuyển ra nước ngoài nhưng
bị cấm nhập khi hàng được chuyển đến cửa khẩu nước ngoài nên doanh
nghiệp Việt Nam đã phải xuất trở lại Việt Nam nên đã chịu rất nhiều tổn thất
thực tế, ngoài ra còn có thể bị phạt hợp đồng, mất uy tín và cơ hội kinh
doanh.
Rủi ro pháp lý liên quan đến sáng chế
Một dạng rủi ro cũng có thể dễ nảy sinh đối với các doanh nghiệp Việt
Nam về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sáng chế cần phải lưu ý, đó là khi
các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành mua sắm và nhập khẩu máy móc, thiết
bị hoặc dây chuyền sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam mà nhà sản xuất,
hoặc cung cấp các thiết bị, dây chuyền này không có quyền hợp pháp đối với
sáng chế dùng để sản xuất chính các máy móc, thiết bị hoặc dây chuyền này.
Trên thực tế, để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế
của mình, nhiều hãng sản xuất đã tiến hành đăng ký bảo hộ các sáng chế đó
ở chính quốc hoặc ở các nước khác. Tuy nhiên, việc ăn cắp sáng chế để sản
xuất cũng thường xuyên xảy ra. Nếu các máy móc thiết bị và dây chuyền
này được xuất khẩu sang Việt Nam mà bên nhập khẩu không có khả năng
kiểm tra cũng như không ràng buộc trách nhiệm của nhà cung cấp thì rất có
thể bị thiệt hại lớn khi bị phát hiện và bị kiện về việc sử dụng máy móc, thiết
bị hoặc dây chuyền sản xuất không hợp pháp để sản xuất hàng hoá. Nghiêm
trọng hơn nữa là nếu hàng hoá được xuất khẩu thì còn có nguy cơ gặp nhiều
rủi ro hơn.
Rủi ro pháp lý liên quan đến bí quyết kỹ thuật và chuyển giao công
nghệ



×