Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 148 trang )

Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Mục lục
.....................................................................................................................................................i
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
Phần thứ nhất............................................................................................................................7
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG....................................................7
PHÁT
TRIỂN
KINH TẾ
- XÃ HỘI
CỦA XÃ ĐẠI
THÀNH
.....................................................................................................................................................7
Phần thứ hai............................................................................................................................35
DỰ BÁO TIỀM NĂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................35
XÃ ĐẠI THÀNH GIAI ĐOẠN 2011-2020............................................................................35
Phần thứ ba..............................................................................................................................41
QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHÔNG GIAN TOÀN XÃ....................................................41
Phần thứ tư..............................................................................................................................47
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ ĐẠI THÀNH ĐẾN NĂM 2020.................................47
Phần thứ năm..........................................................................................................................67
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA, CÔNG
NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ.......................................................67
Phần thứ sáu............................................................................................................................93
QUY HOẠCH HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG....................................93
XÃ ĐẠI THÀNH – HUYỆN QUỐC OAI - TP. HÀ NỘI....................................................93
Phần thứ bảy..........................................................................................................................123
CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC, TIẾN ĐỘ ....................................................................123
THỰC HIỆN QUY HOẠCH................................................................................................123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................135



i


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT
Xây dựng nông thôn mới với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống,
giảm khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa nông thôn với thành thị là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cụ thể
hóa định hướng này, Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới (theo Quyết định số 491/QĐ-TTg Thủ Tướng Chính phủ ngày 16 tháng 4
năm 2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn) làm cơ sở để xây
dựng và phát triển nông thôn mới ở Việt Nam.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển nông thôn của
Đảng và Chính phủ, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn ở Hà Nội đã được
các cấp lãnh đạo quan tâm thực hiện. Đến nay, công tác này đã có những đóng
góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trong
thành phố. Bước đầu xây dựng định hướng tổ chức không gian kiến trúc, xác
định vị trí và phân định việc phát triển các khu chức năng, hệ thống hạ tầng kỹ
thuật trên các địa bàn đô thị, nông thôn trong từng thời kỳ hợp lý, hiệu quả, tạo
thành cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng, bảo vệ tài
nguyên, môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhờ vậy, trong những
năm qua, đời sống kinh tế xã hội nông thôn Hà Nội đã có nhiều bước phát triển
mới, chất lượng cuộc sống dần được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi
mới, từng bước thu ngắn cách biệt giữa nông thôn với thành thị.
Xã Đại Thành thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là
293,89 ha, dân số đến năm 2011 là 5.874 người. Với đặc thù là xã ven đô, có
nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuy

nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, bên cạnh đó còn phát
triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế - xã hội xã Đại Thành những
năm qua có bước phát triển tương đối khá, đời sống nhân dân ngày càng được
nâng cao, hoạt động đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình xây
dựng được triển khai tương đối mạnh bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển
nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN và dịch vụ, giảm tỷ
trọng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, để phát triển kinh tế xã hội theo hướng đồng bộ, toàn diện,
định hướng ổn định lâu dài và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội địa phương trong thời gian tới việc lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội đến năm 2020 là việc làm cấp thiết
nhằm đảm bảo sự phân bố và phát triển hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội
của xã phát triển. Đồng thời có được các định hướng phát triển phù hợp với địa
1


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

phương để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có trên địa bàn xã tạo thành động
lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH
1. Mục tiêu lập quy hoạch
- Xây dựng quy hoạch tổng thể về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và thương mại dịch vụ.
- Quy hoạch nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu.
- Quy hoạch khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư cũ.
- Xác định các dự án ưu tiên. Đề xuất tiến độ và các giải pháp thực hiện.
- Xác định bước đi cụ thể và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
2. Nhiệm vụ lập quy hoạch

- Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
hạ tầng kỹ thuật của xã và xác định động lực phát triển và định hướng phát triển
kinh tế - xã hội;
- Dự báo quy mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân
cư.
- Định hướng tổ chức không gian, phân khu chức năng, các vùng sản xuất, các
vùng có tính đặc thù, hệ thống các công trình công cộng, xác định mạng lưới
điểm dân cư và hệ thống các công trình phục vụ sản xuất.
- Xác định quy mô diện tích, cơ cấu, ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu về đất
đối với hệ thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở, đất sản xuất, đất xây dựng
hạ tầng kỹ thuật và nhu cầu phát triển.
- Xác định giải pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng với quy mô đáp
ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn quy hoạch và bảo vệ môi trường.
- Xác định hệ thống dân cư tập trung trên địa bàn hành chính xã.
- Xác định vị trí, quy mô, nội dung cần cải tạo, chỉnh trang hoặc xây dựng mới
các công trình công cộng, dịch vụ.
- Xác định hệ thống các công trình di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan có giá trị.
- Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước, cấp
nước, cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, nghĩa trang toàn xã.
- Xác định các dự án ưu tiên đầu tư tại khu vực được lập quy hoạch.
III. CÁC CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH
- Luật xây dựng ngày 26/11/2003.
2


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính
về việc phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
đoạn 2010 – 2020;

phủ
phủ
phủ
giai

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng quy
định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã
nông thôn mới;
- Thông tư số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011
của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020;
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày
18/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên & MT
quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP, ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng;
- Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng về
Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây dựng
quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án quy
hoạch xây dựng;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về

việc ban hành hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
- QCVN 14: 2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia-Quy hoạch xây
dựng nông thôn Vietnam Building Code-Rural Residental Planning, ban hành
theo thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009; Tiêu chuẩn quy hoạch xây
dựng nông thôn được ban hành theo thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày
10/9/2009.
- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới.
3


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/5/2009 của Bộ giao thông
vận tải hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới trong lĩnh vực giao thông nông thôn.
- Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND thành phố
Hà Nội về việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm
2030.
- Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của UBND thành phố
Hà Nội Về việc Phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020,
định hướng 2030;
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến
năm 2020 định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 3817/2010/QĐ-UBND ngày 4/8/2010 của UBND thành
phố Hà Nội Ban hành quy chế huy động vốn cho xã thực hiện đề án nông thôn
mới thời kỳ CNH-HĐH;
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Quốc Oai đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII
(nhiệm kỳ 2005-2010), phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010-2015 của Đảng
bộ xã Đại Thành.
- Bản đồ kiểm kê đất 1/1/2010 xã Đại Thành, tỷ lệ 1/2.000.
IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH
- Áp dụng quy trình quy hoạch của các ngành hiện đang được các cơ quan
quy hoạch thực hiện:
+ Quy trình quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và nông thôn 10 TCN
345-98 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết
định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 5/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (không xây dựng mới bản đồ thổ nhưỡng và bản
đồ phân hạng thích nghi).

4


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

+ Quy trình lập quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội theo Thông tư
01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

+ Quy trình lập quy hoạch xây dựng theo Thông tư 09/2010/TT-BXD
ngày 4 tháng 8 năm 2010 của Bộ xây dựng về việc Quy định về việc lập nhiệm
vụ đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Kế thừa các tài liệu về: số liệu thống kê KTXH 2006-2010, bản đồ phân
hạng đất, bản đồ đất 1/100.000, báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, thị
xã, xã; tài liệu, số liệu và tổng kiểm kờ đất năm 2010 trên địa bàn xã.
- Một số phương pháp lập đề án khác áp dụng:
+ Phương pháp điều tra nông thôn (PRA, RRA).
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống, logic.
+ Phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh, phân tích kinh tế.
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, phân tích về hiệu quả sử dụng các loại đất, kế thừa, chuyển khảo các
tài liệu, nghiên cứu trước đây có liên quan.
+ Phương pháp KIP (Key Informat Panal): thu thập thông tin từ cán bộ
địa phương và những người hiểu biết về hiện trạng và định hướng sử dụng đất
trong vùng.
V. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH
1. Đối tượng
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm thủy sản; định hướng phát triển
công nghiệp – TTCN và xây dựng; định hướng phát triển thương mại và dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng KT - XH - MT; cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông nông thôn
2. Phạm vi
Trong ranh giới hành chính của xã (ranh giới theo bản đồ 364).

5


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội


6


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐẠI THÀNH
I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Xã Đại Thành nằm ven sông Đáy ở phía Đông Nam huyện Quốc Oai,
cách trung tâm huyện 10 km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía
Tây Nam.
- Phía Bắc giáp xã An Thượng và xã Đông La, huyện Hoài Đức;
- Phía Đông giáp xã Đông La, huyện Hoài Đức;
- Phía Nam giáp xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ;
- Phía Tây giáp xã Đại Thành.
2. Địa hình, địa mạo
Đặc điểm nổi bật của địa hình ở Đại Thành là tương đối bằng phẳng, độ
cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 3,0 - 3,5 m. Địa hình nghiêng theo
hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khu vực Đông Bắc có độ cao lớn hơn
(bình quân 3,5 - 3,8 m), khu vực Tây Nam cao trung bình 3,0 - 3,5 m; các khu
dân cư cao trung bình 4,0 - 5,0 m.
Với đặc diểm địa hình của xã như trên cho phép xây dựng các khu sản
xuất hàng hóa tập trung quy mô thích hợp đối với nhiều loại cây trồng, vật nuôi
trong sản xuất nông nghiệp.
3. Khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa
khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,40C, trong năm nhiệt độ thấp

nhất trung bình 13,60C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là
tháng 7 trên 33,20C, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm
sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.
- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.630,6 giờ, năm cao nhất 1.700
giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ.
- Lượng mưa và bốc hơi:
+ Lượng mưa bình quân năm là 1.520,7 mm, phân bố trong năm không
đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2 % tổng lượng mưa cả
7


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1 mm. Mùa khô từ cuối tháng 10
đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12,
tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2mm.
+ Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 859 mm, bằng 56,5% so với lượng
mưa trung bình năm . Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít cao, do đó mùa khô
đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt
nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân.
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các
tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm
là các tháng 11, tháng 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các
tháng trong năm không lớn.
+ Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió
Tây Nam và gió Đông Nam.
4. Thủy văn
Đại Thành có hệ thống ao hồ nhỏ và sông Đáy chảy qua địa bàn xã, chế
độ thủy văn phụ thuộc các mùa trong năm và chế độ dòng chảy của nước sông

Hồng và các sông khác trong khu vực. Phân phối dòng chảy trong năm phụ
thuộc vào sự phân phối theo mùa của lượng mưa năm nên dòng chảy trong năm
cũng phân phối không đều và thể hiện hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Lượng nước mùa lũ ở sông chiếm từ 70- 80% lượng nước năm. Trong mùa cạn,
mực nước và lưu lượng nước nhỏ. Lượng dòng chảy trong 7 tháng mùa cạn chỉ
chiếm khoảng 20- 25% lượng dòng chảy cả năm.
5. Các nguồn tài nguyên
5.1. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt chính của Đại Thành là sông Đáy ở phía Đông và một số
ao hồ nhỏ nằm rải rác ở các thôn. Nguồn nước mặt khá phong phú quanh năm
phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Hiện nay chưa có số liệu thống kê, đánh giá về nguồn nước ngầm, nhưng
qua khảo sát một số hộ trong khu vực của xã cho thấy nước ngầm tầng nông khá
rồi dào, đang được khai thác bằng hệ thống giếng khoan, giếng đào phục vụ cho
sinh hoạt chủ yếu cho nhân dân trong vùng.
5.2. Tài nguyên đất
Do nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất trong khu vực
chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông đáy bồi đắp lên. Mặc dù
được bao bọc bởi các đê sông Đáy song hầu như hàng năm phần lớn diện tích
8


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

đất canh tác ít nhiều đều được tưới bằng nước phù sa lấy từ hệ thống kênh tự
chảy hoặc các trạm bơm.
Trên địa bàn xã bao gồm 2 loại đất chính là đất phù sa được bồi và đất phù
sa không được bồi hàng năm.
a. Đất phù sa không được bồi – ký hiệu P
Đây là sản phẩm phù sa của hệ thống sông Hồng, phân bố ở địa hình

trung bình phía trong đê do từ lâu không được bổ sung phù sa mới, hình thái
phẫu diện đã có sự phân hoá, đất thường có màu sắc từ nâu sẫm đến nâu nhạt.
Về lý tính:
Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, tỷ lệ cấp hạt sét (<0,002 mm)
thay đổi từ 25 – 35%.
Về hoá tính:
- Đất có phản ứng từ ít chua đến trung tính ( pHKCl = 5,5 – 6,6).
- Đạm tổng số từ trung bình đến khá (0,15 – 0,17%).
- Hàm lượng chất hữu cơ tổng số ở tầng mặt (OC%) thay đổi từ trung bình
đến khá (1,4 – 1,92%).
- Lân tổng số khá (P2O5 = 0,09 – 0,12%), lân dễ tiêu thấp.
- Kali tổng số từ trung bình đến khá, kali dễ tiêu thấp.
Hiện tại trên loại đất này, phần lớn diện tích đã được khai thác trồng 2 vụ
lúa/năm, ở những chân ruộng cao hơn trồng 2 vụ lúa + 1 vụ màu.
b. Đất phù sa được bồi - ký hiệu Pb
Được phân bố ở địa hình ngoài đê, hàng năm được bổ sung một lượng
phù sa của sông Hồng qua dòng chảy của sông Đáy vào mùa mưa, đây là loại
đất có độ phì thực tế khá cao, phẫu diện đất còn trẻ, hình thái phẫu diện khá
đồng nhất, đất có màu nâu tươi.
Về lý tính :
Loại đất này thường có thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến thịt
nhẹ, đất tơi xốp, thoáng khí.
Về hoá tính:
+Đất có phản ứng trung tính( pHKCl = 6,3-6,8).
+Chất hữu cơ tổng số ở tầng mặt ở mức trung bình và biến động từ 1,3- 1,
6% và giảm dần theo chiều sâu của phẫu diện.
+ Đạm tổng số tầng mặt biến động từ nghèo đến trung bình.
9



Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

+ Lân tổng số tầng mặt đạt mức trung bình, lân dễ tiêu thay đổi từ trung
bình đến khá.
+ Ka li tổng số ở tầng mặt có hàm lượng khá , ka li dễ tiêu nghèo.
Đây là loại đất tốt, có độ phì thực tế cao, thích hợp với phần lớn các loại
cây trồng cạn và cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, dâu, đậu đỗ.
5.3. Thảm thực vật
Hệ thống cây trồng phong phú đa dạng, bao gồm các cây trồng hàng năm
như lúa, ngô, đậu, cây rau màu…vv; cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm,
cây ăn quả… hệ thống cây xanh trong khu dân cư chiếm tỷ lệ khá. Để phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững trong tương lai cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu
sản xuất để phát triển mạnh sản xuất hàng hóa và chú trọng bảo vệ môi trường.
5.4. Cảnh quan môi trường
Đại Thành là xã vùng đồng bằng đất đai bằng phẳng mang đậm nét làng
quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam với hệ thống ao hồ lớn ven làng. Trong khu
dân cư, hệ thống nhà cửa đan xen với vườn tạp trồng chủ yếu các loại cây ăn
quả, rau mang tính chất tự cung cho sinh hoạt và chuồng trại chăn nuôi của gia
đình với quy mô nhỏ.
Phong trào bê tông đường làng ngõ xóm đã phát triển mạnh, đến nay cơ
bản đường làng, ngõ xóm được kè rãnh và bê tông hoá; nhân dân tích cực trồng
cây xanh tạo cảnh quan môi trường theo hướng đô thị hoá. Tuy nhiên cũng như
các vùng nông thôn khác ở đồng bằng sông Hồng, do chưa phát triển mạnh về
kinh tế, nhận thức về môi trường còn hạn chế, vấn đề rác thải, nước sinh hoạt
chưa được xử lý tốt. Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn tuỳ tiện, sử dụng
phân vô cơ, đốt gạch ngói thủ công nên môi trường nước, không khí bị ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và tác động đến hệ sinh thái.
5.5. Tài nguyên nhân văn và văn hóa tín ngưỡng
Xã Đại Thành có nền văn hóa lâu đời mang đậm nét văn hóa của đồng
bằng châu thổ Sông Hồng. Toàn xã có 3 thôn dân cư sinh sống gắn bó, đoàn

kết cùng nhau xây dựng các hoạt động văn hóa tinh thần và giúp đỡ trong sản
xuất cũng như phát triển kinh tế.
Trên địa bàn xã, các thuần phong mỹ tục và văn hóa tín ngưỡng truyền
thống tồn tại trong hoạt động đời sống nhân dân. Đại Thành có đình chùa tại các
thôn và nhà thờ đạo. Các công trình tôn giáo mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng
của người dân Việt Nam.

10


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

II. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
II.1. Điều kiện xã hội
1. Dân số và lao động
Năm 2011, dân số toàn xã là 5.874 khẩu với 1.541 hộ, bình quân 3,81
người/hộ, mật độ dân số là 1.998,7 người/km2.
Tổng số lao động trong độ tuổi của xã là 3.231 người (chiếm 55% dân
số), trong đó lao động nông nghiệp có 1.951 người (chiếm 60,4%), lao động
công nghiệp - TTCN - xây dựng có 620 người (chiếm 19,2%) và lao động
thương mại, dịch vụ có 660 người (chiếm 20,4%).
Bảng 1: LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG XÃ ĐẠI THÀNH

STT

Lao động theo ngành kinh tế
Tổng số lao động

Số lao động


Tỷ lệ (%)

3.231

100

1.951

60,4

1

Nông nghiệp, thủy sản.

2

Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

620

19,2

3

Thương mai, dịch vụ và ngành nghề khác

660

20,4


Lao động đã qua đào tạo (chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn) là 905 người
bằng 28,0% tổng số lao động trong độ tuổi, chưa đạt tiêu chí nông thôn mới về
tỷ lệ lao động được đào tạo.
Người dân Đại Thành cần cù, chịu khó trong sản xuất, tuy nhiên xu
hướng lao động trẻ, nhất là các lao động nam có sức khỏe thoát ly nông thôn đi
làm việc ở các đô thị, khu công nghiệp ngày càng tăng. Lao động nông nghiệp
chủ yếu là lao động già và lao động nữ, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế,
nên hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa cao.
2. Thu nhập, đời sống và kết quả giảm nghèo
Đời sống nhân dân xã Đại Thành ngày càng được cải thiện. Năm 2006,
thu nhập bình quân đầu người đạt 6,7 triệu đồng/năm, năm 2011 đạt 14,3 triệu
đồng/người/năm. (tăng 2,1 lần so với năm 2006).
Hộ nghèo theo chuẩn mới có 178 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 11,55%.
Bình quân lương thực có hạt năm 2011 đạt 135,5 kg/người/năm.
3. Công tác giáo dục
Trong 5 năm qua xã đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và tăng
cường lãnh đạo nâng cao chất lượng dạy và học của các nhà trường. Công tác
giáo dục đào tạo ở Đại Thành phát triển khá tốt. Trường mầm non các cháu
11


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

trong độ tuổi đến trường đạt 80%, tỷ lệ học sinh tiểu học trong độ tuổi đến
trường Đạt 100%. Xã Đại Thành đã được công nhận đạt phổ cập trung học cơ
sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học phổ thông,
bổ túc văn hóa hoặc học nghề đạt 95%. Đội ngũ giáo viên cơ bản được chuẩn
hóa, chất lượng giáo dục đã được nâng lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (được
cấp chứng chỉ học nghề từ 3 tháng trở lên) đạt 28%.
4. Công tác y tế - Dân số - KHHGĐ

* Công tác y tế
Trạm y tế đã tổ chức triển khai công tác điều trị và phối kết hợp với vác
ban ngành trong xã làm tốt công tác phòng dịch, vệ sinh môi trường. 98% cacsd
cháu trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ phòng 6 bệnh và uống vitamin A.
100% phụ nữ đang mang thai được tiêm phòng đầy đủ. Khám chữa bệnh cho
5.316 lượt người. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 27%.
Trong năm Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai đã kiểm tra đánh giá Trạm Y
tế vẫn giữ đạt chuẩn Quốc gia.
* Công tác dân số KHHGĐ:
UBND xã đã chỉ đạo thường xuyên công tác dân số KHHGĐ. Có sự phối
kết hợp với các ban ngành nên kết quả trong năm qua công tác KHH gia đình đã
đạt chỉ tiêu kế hoạch huyện giao. Tổng số sinh trong năm 145 ca, trong đó sinh
con thứ 3: 30 ca; tỷ lệ: 20,6%, tỷ suất sinh thô: 26,1%; Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên: 25,8%. So cùng kỳ năm 2011 tăng 1,43%.
Thường xuyên tuyên truyền triển khai công tác kế hoạch hoá gia đình,
chăm sóc sức khỏe sinh sản, đáp ứng được yêu cầu của các cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh đẻ.
5. Công tác Văn hoá - xã hội.
Công tác thông tin tuyên truyền đã có nhiều cố gắng: Đài truyền thanh xã
đã duy trì tiếp âm thường xuyên các chương trình của đài Thành phố, đài huyện;
phục vụ tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và nhà
nước, các nghị quyết của địa phương.
Phong trào văn hóa, văn nghệ vui chơi giải trí , các hoạt động thể dục thể
thao được tổ chức thường xuyên. Ở các thôn có các câu lạc bộ văn hóa tích cực
tham giá các hoạt động về văn hóa của xã, huyện và thành phố. Tiêu biểu có hội
diễn sân khấu chèo… Về thể thao duy trì và giữ vững các hoạt động truyền
thống của địa phương như đội bóng chuyền nam nữ, cầu lông…
Chỉ đạo các cơ sở tăng cường tuyên truyền tổ chức thực hiện cuộc vận
động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; phối hợp với
12



Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Mặt trận tổ quốc tiếp tục vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong
lế hiếu hỉ.
Xã hiện có 1/3 thôn đạt danh hiệu làng văn hoá, tỷ lệ hộ gia đình đạt gia
đình văn hoá năm 2011 là 1.280 hộ đạt 83,1%.
6. Tình hình chung về môi trường, quản lý môi trường và nước sinh hoạt
* Tình hình chung về môi trường và quản lý môi trường và nước sinh hoạt
- Đối với cấp xã: Do chưa có bãi tập kết rác cũng như chưa xây dựng cơ
chế hoạt động công tác vệ sinh môi trường nên công tác quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường của xã còn hạn chế. Năng lực quản lý môi trường của cán bộ
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, phong trào vận động nhân
dân giữ gìn cảnh quan môi trường khu dân cư được duy trì và phát triển.
- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân: Trong những năm qua đã có
bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn một bộ phận người dân chưa tự giác
tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
* Nước sinh hoạt
Trên địa bàn xã chưa có công trình cung cấp nước sinh hoạt tập chung.
Chủ yếu khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sinh hoạt.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh mới đạt 90 %.
- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước): đạt 60%.
- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 45%.
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2006-2011, kinh tế xã Đại Thành có bước phát triển khá,
tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân cả giai đoạn là 17,7%/năm, tổng giá trị
sản xuất trên địa bàn năm 2006 đạt 37.220 triệu đồng đến năm 2011 đạt 84.100
triệu đồng, giá trị tăng 2,3 lần. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị sản xuất một

mặt là do sự phát triển về kinh tế của xã, một mặt do nền kinh tế trong nước,
tình trạng trượt giá tác động đến giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong xã.
Cơ cấu kinh tế của xã hiện tại như sau: Nông nghiệp 42,3%; CN-TTCN-XD
22,1% và Thương mại, dịch vụ 35,6%. Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch
theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp –
TTCN – Xây dựng và Thương mại – Dịch Vụ.
Trong giai đoạn 2006-2011, tình hình phát triển kinh tế chung của Đại
Thành như sau:

13


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Bảng 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2006-2011
XÃ ĐẠI THÀNH – QUỐC OAI - TP HÀ NỘI
TT

Hạng mục

ĐVT

Năm 2006

Năm 2011

Tăng/ giảm
2006-2011

I


Tổng giá trị sản xuất

Triệu đ

37.220

84.100

46.880

1

Nông nghiệp

Triệu đ

21.420

35.550

14.130

1.1 Trồng trọt

Triệu đ

15.500

28.450


12.950

1.2 Chăn nuôi

Triệu đ

5.570

6.500

930

1.3 Thủy sản

Triệu đ

350

600

250

2

Công nghiệp-TTCN-XD

Triệu đ

6.600


21.520

14.920

3

Thương mại, Dịch vụ

Triệu đ

9.200

17.830

II

Cơ cấu GTSX

100

27.030
100

1

Nông nghiệp

%


57,5

42,3

-15,3

+ Trồng trọt

%

72,4

80,0

7,6

+ Chăn nuôi

%

26,0

18,3

-7,7

+ Thủy sản

%


1,6

1,7

0,1

2

Công nghiệp-TTCN-XD

%

17,7

22,1

4,4

3

Thương mại, Dịch vụ

%

24,7

35,6

10,9


0

Cơ cấu trong nội bộ ngành NN

III

Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

817,6

796,1

-22

IV
V

Bình quân lương thực người/năm
Thu nhập BQ đầu người/năm

Kg
Tr.đ

147,1
6,7

135,5
14,3


-11,5
7,6

2. Thực trạng phát triển ngành Nông nghiệp, thủy sản
a. Ngành trồng trọt
Diện tích đất canh tác ngày càng bị giảm do quá trình phát triển các khu
dân cư và hạ tầng kinh tế, xã hội. Diện tích gieo trồng cả năm 2011 là 710,4 ha,
như vậy, hệ số sử dụng đất đạt 2,4 lần diện tích canh tác (diện tích đất trồng là
236,2 ha). Sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 2.480 tấn. Một số giống
cây trồng mới, quy trình sản xuất mới chuyển giao cho nông dân ứng dụng vào
sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể về cơ cấu, hiệu quả một số loại cây trồng như sau:
* Cây lúa
- Diện tích 86,6 ha đất lúa đều cấy 2 vụ + vụ đông (70% diện tích).
- Cơ cấu giống lúa: 50% Khang Dân18, 40% giống BC15, BTR45, Hương
Thơm 7, Bắc Thơm 10 ; 10 % giống mới thử nghiệm (TH3-3,…) và nếp.

14


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

* Cây màu và cây vụ đông
- Cơ cấu cây vụ đông: Đậu tương 5ha, đậu trắng 15 ha, khoai lang 1520ha, Ngô 3-4 ha, cà chua 10 ha và các loại rau màu khác 45 ha.
- Đất bãi chuyên màu 37 ha: trồng chủ yếu cây nhãn, táo, bưởi, ổi, …
Trồng xen Khoai Sọ, Ngô, Lạc, Đậu.
* Cây Nhãn
Cây nhãn là một trong những cây trồng chủ lực của xã Đại Thành, đã tồn
tại và phát triển ở vùng bãi sông Đáy từ trên một trăm năm nay. Trong giai đoạn

gần đây, cây nhãn mang lại giá trị sản xuất khá lớn và góp phần đáng kể trong
ngành trồng trọt của xã. Diện tích chuyên trồng nhãn trên đất chuyên cây lâu
năm, trong khu dân cư (vườn) và một phần nhân dân đã trồng trên đất bãi Độ
Chàng với tổng diện tích 115ha.
Bảng 3.1: HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH TRỒNG NHÃN
XÃ ĐẠI THÀNH – HUYỆN QUỐC OAI – TP. HÀ NỘI
STT

Thôn

Tổng diện
tích (ha)

Các loại đất hiện trồng nhãn
Đất cây lâu
Đất nông
Đất thuê (ha)
năm (ha)
nghiệp (ha)
19,50
6,82
6,33

1

Đại Tảo

32,65

2


Tình Lam

18,21

6,15

8,12

3,94

3

Độ Chàng

64,150

33,70

19,46

10,99

115,01

59,35

34,40

21,26


Toàn xã

Bảng 3.2: HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NHÃN
XÃ ĐẠI THÀNH – HUYỆN QUỐC OAI – TP. HÀ NỘI

1

Đại Tảo

26,58

8.166

398,02

2

Tình Lam

10,55

4.550

175,85

3

Độ Chàng


25,31

11.604

230,13

Toàn xã

624.376

62,44

804,0

Xã đã tạo điều kiện thành lập hợp tác xã nhãn lồng chín muộn từ năm
2007 của tư nhân với nhiệm vụ tư vấn, cải tạo, chiết ghép giống nhãn chín muộn
nhằm tạo điều kiện cho cây Nhãn phát triển. Các giống nhãn được trồng là giống
nhãn chín muộn loại quả tròn, quả méo. Sản phẩm được thu tươi tiêu thụ chủ
yếu địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, nhãn còn chế biến thành long nhãn,
15


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

nguyên liệu chế biến từ nguồn nhãn ở xã và được thu mua ở các khu vực xung
quanh trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh Hoà Bình, Sơn La.
Đại Thành có cây nhãn chín muộn đã hơn 100 tuổi, tại nhà cụ Nguyễn Thị
Cước, là nguồn giống gốc để nhân giống trên địa bàn xã. Thời gian chín của
nhãn muộn Đại Thành kéo dài hơn 1 tháng, từ 10/8 đến 15/9. Dù chín muộn
nhưng chất lượng vẫn thơm ngon, nhiều nước nên giống nhãn này được các hộ

nông dân trong vùng tập trung phát triển mạnh, nhất là từ năm 2000 đến nay.
Trước đây phương pháp chủ yếu là chiết cành, trong 4 - 5 năm trở lại đây được
sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà
Nội), các hộ ở đây ghép cải tạo rất nhiều.
Cây nhãn đã thực sự giúp nông dân Đại Thành vươn lên làm giàu và hiện
cây nhãn được xác định là cây trồng chính trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng ở Đại thành nói riêng, vùng bãi ven Đáy nói chung. Vì vậy, nhân dân
trong và ngoài xã có nhu cầu mở rộng diện tích nhãn chín muộn này.
Bảng 4: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH
XÃ ĐẠI THÀNH – HUYỆN QUỐC OAI- TP. HÀ NỘI
TT

Loại cây trồng

Năm 2006
D. tích
(ha)

I

Cây lương thực

1

Lúa cả năm

+

N.suất
(tạ/ha)


160,92

Năm 2011
S.lượng
(tấn)

D. tích
(ha)

849,4

137,0

N.suất
(tạ/ha)

S.lượng
(tấn)
823,4

154,8

59,6

817,6

132,0

59,6


796,1

Lúa Xuân

75,6

58,1

439,2

66,0

65,1

429,5

+

Lúa Mùa

79,2

47,8

378,4

66,0

55,5


366,6

2

Ngô

6,1

51,90

31,8

5,0

54,5

27,3

II

Cây màu và CNNN

1

Khoai Lang

20,0

65,0


130,0

18,0

70,5

126,9

2

Đậu các loại

21,0

13,8

29,0

20,0

15,3

30,6

3

Cà Chua

3,6


230

82,8

10,00

265,0

265,0

4

Rau, quả khác

36,4

180,0

50,0

130,0

650,0

III

Cây lâu năm
35


25

115

69,9

804

5

35

16,5

Cây nhãn

81,04

98,0

Cây ăn quả khác

87,5

b. Ngành chăn nuôi
Chăn nuôi phát triển theo phương thức hộ gia đình xã viên và hình thức
trang trại vừa và nhỏ, thức ăn chủ yếu của chăn nuôi chủ yếu dùng sản phẩm
16



Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

phụ của trồng trọt và tận dụng lao động nông nhàn. Hiện nay, hệ thống chăn
nuôi trang trại, gia trại chưa phát triển mạnh mẽ mà nuôi vườn tập trung trong
khu dân cư.
Cơ cấu con vật nuôi chủ yếu là trâu bò, lợn, gia cầm,... Đàn trâu bò hiện
nay vó 105 con, giảm 121 con so với năm 2006. Đàn lợn năm 2011 có 1588 con,
giảm 852 con so với năm 2006. Đàn gia cầm có 12,5 nghìn con, tăng 0,17 nghìn
con so với năm 2006. Đàn ong hiện nay có 350 đàn, tăng 90 đàn so với năm
2006. Như vậy, xu hướng chăn nuôi trong giai doạn 2006-2011 là giảm đàn gia
súc, tăng nhẹ đàn gia cầm và có xu hướng tăng mạnh đàn ong. Việc tăng mạnh
đàn ong do lợi thế phát triển cây nhãn trên địa bàn xã, có thể tận dụng nguồn
phấn hoa để phát triển đàn ong đặc biệt là trong giai đoạn tới xu hướng mở rộng
diện tích trồng cây ăn quả nhằm khai thác lợi thế trên địa bàn xã.
Bảng 5: SỐ LƯỢNG, SẢN PHẨM CON VẬT NUÔI CHÍNH
XÃ ĐẠI THÀNH – HUYỆN QUỐC OAI- TP. HÀ NỘI
STT
I
1
2

Loại con vật nuôi

3
4
II

Số lượng
Trâu, Bò
Lợn

Trong đó: Lợn nái
Gia cầm
Đàn ong
Sản phẩm

1

Thịt Trâu, bò

2

Thịt Lợn

3

Thịt Gia cầm

4

Trứng

5

Mật ong

Đơn vị
tính

con
1000 con

đàn
tấn
tấn
tấn
1000 quả
tấn

Năm 2006

Năm
2011

226
2440
150
12,33
260

105
1588
100
12,5
350

13,0
92,9
14,8
185,0

6,3

100,0
15,0
187,5

3,4

4,5

Tăng/
Giảm
-121
-852
-50
0,17
90
0
-6,7
7,1
0,2
2,5
1,1

Thực trạng chăn nuôi hiện nay cho thấy, xu hướng phát triển chăn nuôi
trong thời gian tới là giảm chăn nuôi hộ gia đình, tăng chăn nuôi với quy mô
lớn, tập trung ở một số hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi như có nấu rượu,
máy xay sát, hoặc có gia trại chăn nuôi… Hiện nay, chăn nuôi bình quân được 3
lứa lợn/năm, gia cầm 2-3 lứa/năm,... Bên cạnh đó, các trang trại chăn nuôi đang
phát triển chiếm phần lớn đầu con vật nuôi. Mặt khác, chăn nuôi gia súc, gia
cầm trong khu dân cư sẽ gây áp lực lớn về ô nhiễm môi trường sống của nhân
dân. Để giải quyết vấn đề này, kỳ quy hoạch cần quan tâm dành quỹ đất cho các

khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
c. Nuôi trồng thủy sản
17


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Diện tích ao hồ của Đại Thành hiện trạng có 3,73 ha đất mặt nước chuyên
dùng, hiện đang được khai thác để nuôi trồng thủy sản. Năng suất nuôi trồng
thủy sản hiện nay bình quân đạt, 25,5 tạ/ha, sản lượng thủy sản năm 2011 ước
đạt 9,5 tấn. Bên cạnh đó có một số sản lượng do đánh bắt nhỏ lẻ khai thác ở
sông Đáy.
Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Đại Thành trong 5 năm qua cũng còn
gặp những khó khăn đáng kể: Thời tiết biến động bất thường ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng, vật nuôi. Dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp.
Thị trường tiêu thụ các loại nông sản không ổn định. Giá vật tư sản xuất biến
động theo hướng bất lợi cho nông dân. Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp để
sản xuất nuôi trồng theo hướng bền vững, đảm bảo phát triên kinh tế nông hộ.
3. Thực trạng phát triển Công nghiệp-TTCN và xây dựng
Ngành Công nghiệp – TTCN và Xây dựng ở Đại Thành trong 5 năm qua
phát triển tương đối khá với bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của
ngành này trong giai đoạn 2006-2011 là 22,8%/năm. Tổng giá trị sản xuất CNTTCN-XD năm 2011 đạt 13.700 triệu đồng, tỷ trọng đạt 20,0% tổng giá trị sản
xuất (năm 2006, ngành này chiếm tỉ trọng 18,9%).
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hiện nay trên địa bàn xã như: xây
dựng (thợ xây), mộc, chế biến nông sản... Trong đó, nghề mộc dân dụng phát
triển ổn định. Hàng năm, phối hợp với cấp trên đã tổ chức lớp đào tạo nghề tiểu
thủ công nghiệp giúp nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu việc làm cho nhân dân
lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Bình quân thu nhập từ 1,0 - 3,0 triệu đồng/lao động/tháng.
4. Thực trạng phát triển thương mại- dịch vụ

Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá, góp phần quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế địa phương. Năm 2006, cơ cấu ngành Thương mại - Dịch vụ
chiếm 18,9% đến năm 2011 tăng lên 28,4 % tổng giá trị sản xuất trên địa bàn.
Giá trị sản xuất đạt 19.500 triệu đồng năm 2011, gấp gần 3 lần giá trị sản xuất
năm 2006. Bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành này trong
giai đoạn 2006-2011 là 23,5%/năm.
Các ngành thương mại, dịch vụ kinh doanh chủ yếu ở Đại Thành là: Kinh
doanh lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, dịch vụ
làm đất, bán hàng tạp hóa, dịch vụ vật vật liệu xây dựng, dịch vụ giải khát.
5. Các hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất ở xã Đại Thành khá đa dạng nhưng hộ gia
đình vẫn là đơn vị sản xuất phổ biến. Hiện xã có 1 HTX nông nghiệp chủ yếu
18


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

làm các dịch vụ đầu vào như: Dịch vụ tưới tiêu, Bảo vệ đồng điền, giao thông
nội đồng, khuyến nông, dịch vụ giống và vât tư nông nghiệp, dịch vụ làm đất.
Bên cạnh đó có 1 HTX nhãn lồng chin muộn do tư nhân thành lập.
Nhìn chung, các đơn vị đều hoạt động khá hiệu quả nhưng chưa thực sự
bền vững do còn khó khăn nhiều mặt. Hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp
chưa cao, chủ yếu làm các dịch vụ đầu vào như: khuyến nông, chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật, cung ứng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp… Một số dịch vụ rất
cần thiết như tín dụng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển nghề mới, tạo việc
làm, hiện nay HTX chưa đáp ứng được
II.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KT - XH
1. Thuận lợi
Đại Thành là vùng ngoại ô thành phố Hà Nội, có điều kiện thuận lợi trong
thông thương với trung tâm thành phố và khu vực huyện lỵ. Vì thế, xã có lợi thế

về sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá, đặc biệt là các
loại nông sản an toàn, nông sản sạch và các loại nông sản có giá trị kinh tế cao
như cây ăn quả đặc sản, thuỷ đặc sản khác và có lợi thế trong việc tiếp nhận và
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào các ngành kinh tế.
Đại Thành có lực lượng lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi và mạnh
dạn tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội xã Đại Thành đang được đầu tư xây dựng
và hoàn thiện dần góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội
của địa phương.
Đại Thành có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương
đoàn kết, nhiệt tình, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã
hội tốt. Đây là yếu tố thuận lợi rất cơ bản trong việc tổ chức và huy động nhân
dân tham gia xây dựng nông thôn mới.
2. Khó khăn
Đại Thành là xã thuần nông, nhân dân sinh sống chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, bình quân ruộng đất trên đầu người đạt 650m 2/nhân khẩu nông nghiệp.
Trong giai đoạn tới, đất nông nghiệp còn tiếp tục giảm do tác động quá trình
CNH, đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tâng kinh tế-xã hội. Tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp cao trong khi đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp biến
động theo xu thế giảm. Lao động trẻ có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều
hơn gây nên tình trạng “già hoá lao động nông nghiệp, nữ hoá lao động nông
thôn”, tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp.

19


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động chưa cao là yếu tố cản trở
đáng kể đến việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong

nông nghiệp.
Kinh tế xã Đại Thành trong những năm qua tuy đã có bước phát triển khá
nhưng do xuất phát điểm thấp nên thu nhập bình quân đầu người vẫn chỉ ở mức
dưới trung bình của khu vực nông thôn toàn thành phố. Các ngành kinh tế còn
phát triển mang yếu tố tự phát, thiếu quy hoạch nên chưa thực sự bền vững.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện
dần, song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới trong bối cảnh
công nghiệp hóa, đô thị hoá nhanh và ảnh hưởng của quá trình hội nhập quốc tế.
3. Tiềm năng phát triển
3.1. Tiềm năng thị trường tiêu thụ nông sản
Một số mặt hàng nông sản thị trường Hà Nội đang có nhu cầu cao là: Rau
quả tươi, sữa, thịt, trứng,… Tuy nhiên, các loại nông sản sạch, nông sản cao cấp
và nông sản qua chế biến mới là các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng Thủ đô. Do đó, trong thời gian tới để tiếp cận thị trường tiềm năng
này, ngành nông nghiệp xã Đại Thành cần có quy hoạch phát triển các vùng sản
xuất rau an toàn, cây ăn quả và các khu trang trại phát triển chăn nuôi tập trung.
3.2. Tiềm năng phát triển CN-TTCN, Dịch vụ và du lịch
Những năm gần đây, các ngành CN-TTCN và xây dựng ở Đại Thành
đang từng bước phát triển. Trên địa bàn xã có điều kiện thuận lợi cho nhiều
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển như: mộc, cơ khí, điện lạnh… Đây là
tiền đề trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành dịch vụ cũng
phát triển nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của nhân dân địa phương.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KT-XH-MT CỦA XÃ
III.1. HIỆN TRẠNG VỀ HẠ TẦNG XÃ HỘI
1. Trụ sở
* Trụ sở ủy ban nhân dân xã Đại Thành : nằm ở trng tâm xã với diện
tích khuôn viên 3.015m2, gồm 2 dãy nhà làm việc và hội trường. Hiện trạng xây
dựng:

+ Dãy 1: nhà 2 tầng gồm15 phòng (14 phòng làm việc và 1 phòng họp),
diện tích xây dựng 275m2, chất lượng xây dựng trung bình.

20


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

+ Dãy 2: 5 phòng gồm phòng 1 cửa, 1 phòng tiếp dân và 3 phòng làm
việc, diện tích xây dựng 130m2, chất lượng xây dựng trung bình.
+ Khu hội trường diện tích xây dựng 250m2.
+ Khu vệ sinh, nhà bếp, diện tích xây dựng 80m2.
+ Nhà để xe 100m2, phòng bảo vệ 20m2.
Hiện còn thiếu một số phòng ban làm việc và khu nhà bếp.
* Trụ sở hợp tác xã: Diện tích đang sử dụng 360 m2, nằm trong khu trung tâm
xã, cạnh đường trục xã, hiện công trình xây dựng đã xuống cấp.
- Hiện trạng xây dựng:
+ Diện tích xây dựng: 50m2
+ Nhà mái bằng (nhà 3 gian) + 1 nhà WC được xây năm 2006
- Hoạt động: dịch vụ giống, thuốc BVTV, phục vụ tưới, tiêu nước, hướng
dẫn kỹ thuật cho toàn thể xã viên
2. Hạ tầng giáo dục
2.1. Trường Trung học cơ sở
* Vị trí: gần UBND xã Đại Thành.
* Tổng diện tích khuôn viên là 4.115 m2. Bình quân diện tích 14,4m2/học sinh.
* Hiện trạng xây dựng: Tổng diện tích xây dựng: 540 m2 bao gồm 3 dãy nhà.
- Dãy 1: Khu lớp học 2 tầng:
+ Gồm 8 phòng học, bình quân 54 m2/phòng học.
+ Diện tích xây dựng của dãy: 405 m2 (Dài 45 m, rộng 9 m).
+ Chất lượng xây dựng: tốt (xây dựng năm 2003).

- Dãy 2: Nhà 2 tầng đang xây dựng bao gồm:
+ Tầng 1: 1 phòng bộ môn và 6 phòng chức năng: Đoàn Đội (18 m 2), Y tế
(18 m2), Công Đoàn (54m2), phòng Hiệu trưởng (24 m2), Hiệu phó(24 m2), Kế
toán (18 m2).
+ Tầng 2: 4 phòng bộ môn: Tin học, Nhạc, Hóa sinh, Lý; diện tích 54m 2/
phòng.
+ Diện tích xây dựng của dãy: 250 m2
- Dãy 3: Nhà 1 tầng mái bằng bao gồm:
+ Phòng Hội đồng: diện tích 54 m2.

21


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

+ Thư viện: diện tích 54 m2.
+ Diện tích xây dựng của dãy: 153 m2 (Dài 17 m, rộng 9 m).
+ Chất lượng xây dựng: xuống cấp.
- Công trình khác:
+ Nhà vệ sinh học sinh: diện tích xây dựng 32m 2 (Dài 8 m, rộng 4 m),
chất lượng trung bình.
+ Nhà vệ sinh giáo viên: diện tích xây dựng 24m 2 (Dài 6 m, rộng 4 m),
chất lượng trung bình.
+ Nhà để xe học sinh: diện tích xây dựng 120m 2 (Dài 30 m, rộng 4 m),
chất lương tốt.
+ Sân trường, đã bê tông được 300 m2, chất lượng trung bình.
+ Tường bao: đã được xây dựng 2 phía đông và nam (chiều dài được xây
dựng là 200 m).
Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2004.
2.2. Trường tiểu học

* Vị trí: thôn Tình Lam
* Tổng diện tích khuôn viên là 3.554 m2. Bình quân diện tích 8,0 m2/học sinh.
* Hiện trạng xây dựng: Tổng diện tích xây dựng: 950 m2 bao gồm 4 dãy nhà.
+ Dãy 1: nhà 2 tầng, diện tích đất xây dựng là 285 m 2 với 8 phòng học,
xây dựng năm 1998, hiện nay xuống cấp nghiêm trọng.
+ Dãy 2: nhà 2 tầng, diện tích đất xấy dựng là 210 m 2 với 6 phòng học,
xây dựng năm 2009, chất lượng xây dựng trung bình.
+ Dãy 3: nhà cấp 4, diện tích đất xây dựng là 230 m 2 với 4 phòng học, xây
dựng năm 2008, chất lượng xây dựng xuống cấp.
+ Dãy 4: khu hiệu bộ 2 tầng, diện tích đất xây dựng là 225 m 2, với 11
phòng (phòng thiết bị và thư viện, phòng y tế, phòng tin học, phòng bảo vệ,
phòng đoàn đội, hội trường, phòng truyền thống, 2 phòng giám hiệu, phòng kế
toán, khu vệ sinh) xây dựng năm 2011, chất lượng xây dựng tốt.
+ Các công trình phụ trợ: nhà để xe học sinh 70m2, sân 1.430m2.
2.3. Trường mầm non
Xã Đại Thành có 3 điểm trường mầm non, điểm trường chính tại thôn
Tình Lam và 2 điểm trường tại Đại Tảo và Độ Chàng. Hiện nay, số học sinh

22


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

mầm non đến lớp là có 368 học sinh với 11 lớp học, trong đó mầm non 297nhà
trẻ 71 cháu. Tổng diện tích đất mầm non là 3.269m 2, bình quân diện tích 8,9
m2/học sinh.
- Điểm trường Đại Tảo: diện tích khuôn viên 491m2 (nhà trẻ) hiện nay tại điểm
trường này có 74 cháu, bình quân diện tích 6,6 m 2/học sinh. Hiện trạng xây dựng
như sau:
+ Dãy nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 162 m 2 với 2 phòng học và 1 phòng

trực ban giám hiệu và công trình vệ sinh. Chất lượng xây dựng trung bình, trong
đó có 1 phòng bị thấm cần được cải tạo.
+ Diện tích sân trường 313m2.
- Điểm trường Độ Chàng : diện tích khuôn viên 654m2, hiện nay tại điểm trường
này có 83 cháu , bình quân diện tích 7,9 m2/học sinh. Hiện trạng xây dựng như sau:
+ Dãy 1: nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 150m 2 gồm 2 phòng học và 1
phòng trực ban giám hiệu và công trình vệ sinh. Hiện nay thiếu phòng học, đang
sử dụng phòng trực ban giám hiệu làm lớp học cho nhà trẻ. Chất lượng xây dựng
xuống cấp.
+ Dãy 2: nhà cấp 4, diện tích xây dựng 60 m 2 gồm 2 phòng: 1 phòng bảo
vệ, 1 phòng ăn cho trẻ, chất lượng xây dựng xuống cấp nghiêm trọng.
+ Diện tích sân trường 365m2.
- Điểm trường Tình Lam: Tổng diện tích khuôn viên là 2.124 m2, hiện nay tại
điểm trường này có 211 cháu, bình quân diện tích 10,1 m 2/học sinh mầm non.
Hiện trạng xây dựng như sau:
+ Tổng diện tích xây dựng: 1.100 m2 bao gồm 2 dãy nhà.
+ Dãy 1: nhà 2 tầng, diện tích 700 m2 với 6 phòng học, xây dựng năm
2010, chất lượng xây dựng trung bình, khu vệ sinh đã xuống cấp.
+ Dãy 2: nhà 2 tầng, diện tích 330 m 2 xây dựng năm 2010, gồm 7 phòng:
3 phòng giám hiệu, 1 phòng kế toán, 1 phòng y tế, 1 phòng họp (diện tích không
đủ), 1 bếp tạm. Chất lượng xây dựng trung bình.
+ Nhà để xe cho giáo viên diện tích 30m2.
3. Hạ tầng văn hoá
* Trung tâm văn hóa thể thao xã: Chưa có
* Nhà văn hóa, khu thể thao thôn

23


Quy hoạch nông thôn mới xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội


Hiện trên địa bàn xã đã xây dựng được 3/3 nhà văn hóa thôn, trong đó có
2/3 nhà văn hóa thôn chưa đạt chuẩn về diện tích khuôn viên.
+ Nhà văn hóa thôn Đại Tảo có diện tích khuôn viên 482m 2, diện tích xây
dựng 120m2, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa của khu
dân cư.
+ Nhà văn hóa thôn Tình Lam, diện tích khuôn viên 284m2. Diện tích xây
dựng 120m2, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa của khu
dân cư.
+ Nhà văn hóa thôn Độ Chàng, diện tích khuôn viên 2.520m2, cơ sở vật
chất chưa đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa của khu dân cư.
* Tôn giáo tín ngưỡng và di tích danh thắng
Tổng diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn xã là 2,88 ha, đất di
tích danh thắng là 0,88 ha. Hiện nay, một số công trình đã có dấu hiệu xuống
cấp. Cụ thể như sau :
- Thôn Đại Tảo:
+ Đình Đại Tảo: Là di tích lịch sử văn hóa đã được Bộ VHTT (nay là bộ
VH TT và Du lịch) được xếp hạng năm 1990. Diện tích khuôn viên 5.416 m 2,
diện tích xây dựng: 1.000 m2 đã được trùng tu năm 2006, chất lượng vẫn còn tốt
chỉ có 02 Tảo Xá và nhà cụ Từ là đang xuống cấp. Trong thời gian tới chỉ cần
xây mới 02 Tảo Xá và nhà cụ Từ và duy tu bảo dưỡng định kỳ để ổn định.
+ Chùa Đại Tảo: Diện tích khuôn viên 5.262m 2, diện tích xây dựng:
3.500m2, chùa chính đang xuống cấp (tam bảo).
+ Nhà thờ Đại Tảo: Diện tích khuôn viên 1.550 m2, diện tích xây dựng
1.100 m2, đã tu sửa năm 2011, hiện tường bao và cổng đang bị xuống cấp.
+ Chùa Bụt Mọc: Diện tích khuôn viên 800 m 2; diện tích xây dựng 20 m2.
Hiện trạng chùa đang xuống cấp nặng.
- Thôn Tình Lam:
+ Đình Tình Lam: Là di tích lịch sử văn hóa đã được Bộ VHTT (nay là bộ
VH TTvà Du lịch) xếp hạng năm 1990. Diện tích khuôn viên 1.941,7 m 2, diện

tích xây dựng là 1.450 m2. Hiện trạng đình đang bị xuống cấp, cần được tu sửa.
+ Đình Bất Lạm: Đang đề xuất UBND thành phố công nhận di tích lịch sử
văn hóa. Diện tích khuôn viên 1.646 m2, diện tích xây dựng 500m2. Hiện trạng
đình cả không còn, chỉ còn hậu cung và đang xuống cấp.

24


×