Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

luận văn thạc sĩ - VAI TRÒ CỦA bộ đội địa PHƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIỮ VỮNG ổn ĐỊNH CHÍNH TRỊ VÙNG ĐỒNG BÀO tôn GIÁO HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.2 KB, 74 trang )

Ổn định chính trị là yếu tố có ý nghĩa quan trọng, quyết định thực hiện
thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bởi thế, giữ vững
ổn định chính trị là một trong những phương châm quan trọng chỉ đạo sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay.
Thừa Thiên Huế là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu
vực miền Trung, là vùng đất giàu tiềm năng, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh đối với cả nước thì việc giữ vững ổn
định chính trị để phát triển bền vững về mọi mặt càng có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết.
Thừa thiên Huế còn là một trong những trung tâm tôn giáo. Toàn tỉnh có
4 tôn giáo lớn được Nhà nước công nhận: Phật giáo, Công giáo, đạo Tin Lành
và đạo Cao Đài. Tín ngưỡng tôn giáo ở Thừa Thiên Huế đã và đang ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân
dân. Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước, các tôn giáo ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những hoạt
động tích cực, ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật. Các tổ chức tôn
giáo và quần chúng tín đồ đã tham gia thực hiện tích cực các chương trình,
mục tiêu kinh tế, xã hội ở địa phương. Trong những năm qua, việc giữ vững
ổn định chính trị ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và vùng đồng bào tôn giáo
trên địa bàn nói riêng cơ bản được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế
- xã hội có bước phát triển mới.
Tuy nhiên, những năm gần đây, hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế có phần sôi động hơn, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
tôn giáo để chống phá cách mạng, kích động đồng bào tôn giáo gây rối chống
đối chính quyền địa phương, xuất hiện các “điểm nóng” làm cho tình hình tôn
giáo càng trở nên phức tạp. Vì lẽ đó, việc giữ vững ổn định chính trị ở vùng


đồng bào tôn giáo trên địa bàn tỉnh vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài, vừa là
nhiệm vụ cấp bách của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương.
Bộ đội địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận của QĐND Việt


Nam, hầu hết là con em của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, gắn bó máu thịt
với đồng bào, được Đảng tin, dân quý; có chức năng chiến đấu, lao động sản
xuất và công tác. Trong những năm qua quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân đội, của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế
và Hội đồng nhân dân các cấp, bộ đội địa phương Tỉnh đã góp phần giữ vững
ổn định chính trị trên địa bàn nói chung và trong vùng đồng bào tôn giáo nói
riêng, góp phần xây dựng địa phương vững mạnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu,
nhiệm vụ của thời kỳ mới, hoạt động của bộ đội địa phương trong lĩnh vực này
vẫn còn những hạn chế, bất cập cần phải khắc phục. Để hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ góp phần phát triển Thừa Thiên Huế trong những năm tới, đã và
đang đặt ra cho HTCT nói chung, bộ đội địa phương Thừa Thiên Huế nói riêng
những yêu cầu mới cao hơn trong giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.
Để địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên ổn định và có điều
kiện phát triển toàn diện về mọi mặt đòi hỏi phải phát huy trách nhiệm của
toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, trong đó bộ đội địa phương Thừa
Thiên Huế có vai trò quan trọng trong giữ vững ổn định chính trị trên địa
bàn nói chung và trong vùng đồng bào tôn giáo nói riêng. Đây cũng là một
nhiệm vụ chính trị thuộc chức năng công tác của quân đội ta. Do đó, cần
phải tìm ra giải pháp phù hợp góp phần phát huy vai trò của bộ đội địa
phương Tỉnh đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn
mới. Với các lý do trên, đề tài: Vai trò của bộ đội địa phương tỉnh Thừa
Thiên Huế trong giữ vững ổn định chính trị vùng đồng bào tôn giáo hiện
nay có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Chương 1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA BỘ
ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIỮ VỮNG
ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ VÙNG ĐỒNG BÀO TÔN GIÁO HIỆN NAY
1.1. Quan niệm về ổn định chính trị và vai trò của bộ đội địa

phương tỉnh Thừa Thiên Huế trong giữ vững ổn định chính trị vùng
đồng bào tôn giáo hiện nay
1.1.1. Quan niệm về ổn định chính trị và giữ vững ổn định chính trị
vùng đồng bào tôn giáo tỉnh Thừa Thiên Huế
* Ổn định chính trị:
Dưới góc độ triết học, ổn định là một trạng thái trong quá trình vận
động của sự vật - trạng thái đứng im tương đối. Thế giới vật chất luôn vận
động không ngừng, trong đó bao hàm cả hiện tượng đứng im tương đối. Sự
vật tồn tại trong sự đứng im tương đối. “Trong vận động của các thiên thể,
có sự vận động trong cân bằng và có cân bằng trong vận động (một cách
tương đối). Nhưng bất kỳ vận động tương đối, riêng biệt nào cũng đều có
xu hướng khôi phục lại sự đứng yên tương đối - sự cân bằng tương đối.
Khả năng đứng yên tương đối của các vật thể, khả năng cân bằng tạm thời
là những điều kiện chủ yếu của sự phân hóa vật chất” [22, tr.740].
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: Mọi sự cân bằng chỉ là “tương đối” và “tạm
thời” trong sự vận động tuyệt đối và vĩnh viễn của thế giới vật chất. Ổn định phải
được xem là mặt “nhất thời” của trạng thái vận động, phát triển. C.Mác nhấn
mạnh: “Trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng
thời bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt
vong tất yếu của nó, về mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện chứng xét
ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó” [23, tr.35].
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ổn định được
xem là một trạng thái trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Vận
động là thuộc tính cố hữu của thế giới vật chất, sự đứng im của nó chỉ là trạng


thái tương đối, không có sự đứng im tương đối thì không có sự vật nào tồn tại
được. Ổn định được xem là mặt “nhất thời” của trạng thái vận động. Đó là sự
ổn định biện chứng, ổn định trong sự biến đổi, phát triển chứ không phải là sự
ổn định một cách trì trệ không có sự vận động để sự vật phát triển. Ổn định và

phát triển vừa là điều kiện, vừa là tiền đề cho nhau, là nhân quả của nhau.
Như vậy, ổn định là một phạm trù chỉ trạng thái đứng im tương đối của
tự nhiên, xã hội, tư duy trong quá trình vận động phát triển của sự vật đó, ổn
định mang tính tương đối, vì chính nó là sự vận động trong những mâu thuẫn,
trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập và cũng là sự thống nhất tương đối.
Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, khá phức tạp, xuất hiện khi
xã hội phân chia thành các giai cấp, và sự xuất hiện nhà nước. Có nhiều quan
điểm khác nhau về nội dung chính trị. Có học giả xem chính trị là một “nhà
hát”, trong “nhà hát” đó có vở diễn, nghệ sĩ, người xem, sự bài trí sân khấu và
nhà phê bình. Vì thế, Platon coi chính trị là vấn đề mang tính nghệ thuật,
giống như nghệ thuật là tính vốn có của nhà hát nói chung. Mặt khác, vì là
“nhà hát chính trị” nên ngoài những đặc điểm mang tính phổ biến, nó còn có
những điểm riêng biệt của mình. Cũng có một số học giả lại xem chính trị chỉ
là thủ đoạn, là những mưu đồ nhằm đạt tới quyền lực của cá nhân, của phe
nhóm, là khát vọng tham gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia
quyền lực giữa các tập đoàn người trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia.
Những quan điểm này có chứa đựng một số nhân tố hợp lý, nhưng chưa làm
rõ những nội dung căn bản của chính trị.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã có quan niệm khoa học về chính trị. Quan
niệm mácxít cho rằng, phải xem xét chính trị trong quan hệ với giai cấp, với
lợi ích giai cấp và với nhà nước cùng thiết chế chính trị bảo đảm hiện thực
hóa những nhu cầu của các lực lượng tham gia vào đời sống chính trị.


Xét về bản chất, chính trị có nguồn gốc từ kinh tế, là sự biểu hiện tập
trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Đây là luận điểm mang tính duy vật
về chính trị, bởi vì chính trị không phản ánh nhu cầu kinh tế ngẫu nhiên mang
tính chất đơn nhất, mà nó phản ánh tính tất yếu khách quan của kinh tế.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế...chính trị
không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế” [19, tr.349]. So với

kinh tế, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu, vì khi giải quyết các
vấn đề kinh tế, chính trị của giai cấp cầm quyền phải định hướng vào việc bảo
vệ và phát triển cơ sở kinh tế của mình dựa trên việc củng cố quyền lực chính
trị. Cho dù xét đến cùng, kinh tế tuy là điểm xuất phát và là mục tiêu của
chính trị, nhưng chính trị đến lượt nó là tiền đề để thực hiện các lợi ích kinh
tế. Trong các quan hệ chính trị, quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ cơ bản.
Đó là biểu hiện các quan hệ mang tính bản chất của đời sống chính trị.
Chính trị có quan hệ hữu cơ với lợi ích các giai cấp, các lực lượng, các
quốc gia, dân tộc. Do vị trí khác nhau trong hệ thống sản xuất của xã hội, các giai
cấp có lợi ích khác nhau. Việc thỏa mãn các nhu cầu lợi ích của mỗi lực lượng do
địa vị chính trị của nó quy định, và cái quyết định nhất là vị trí của các lực lượng
ấy đối với chính quyền như thế nào. Do vậy, hướng đến nắm quyền lực chính trị
là khát vọng của các giai cấp. V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng, lợi ích kinh tế cơ bản
của giai cấp công nhân chỉ được thỏa mãn nhờ giai cấp công nhân tiến hành cuộc
cách mạng chính trị giành lấy chính quyền từ tay các giai cấp bóc lột.
Cái quan trọng nhất của chính trị, theo V.I.Lênin là “tổ chức chính quyền
nhà nước”. Bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết
nó, trực tiếp hay gián tiếp đều gắn với lợi ích giai cấp, với vấn đề quyền lực.
Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, giữa các quốc
gia có liên quan đến vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, là biểu
hiện tập trung của kinh tế, là những mục tiêu được quy định bởi những lợi ích


cơ bản của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động chính trị thực tiễn của các
giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để hiện thực hóa các lợi ích cơ bản của
mình trong mối tương quan với các chủ thể chính trị khác. Chính trị của giai
cấp vô sản là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước, các định
hướng của nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của
nhà nước... phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
Trên thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra khái niệm ổn định

chính trị - xã hội với những góc nhìn khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn
Cư: “ổn định chính trị - xã hội là một trạng thái xã hội mà ở đó có sự phù hợp
giữa quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất, giữa kiến
trúc thượng với cơ sở hạ tầng của xã hội và sự phù hợp cơ bản đó biểu hiện
trên thực tế là sự thống nhất giữa những lợi ích của giai cấp cầm quyền với
những lợi ích của đại đa số thành viên trong xã hội trong những điều kiện lịch
sử cụ thể” [12, tr.39]. Còn theo tác giả Mai Đức Ngọc: “ổn định chính trị - xã
hội là một trạng thái bền vững của hệ thống xã hội, bảo đảm sự hoạt động và
phát triển tối ưu của nó theo xu hướng tiến bộ phù hợp với quy luật khách
quan, ở đó quyền lực chính trị được sử dụng trên cơ sở đồng thuận của đa số
các nhóm xã hội và các thành viên trong xã hội” [31, tr.17].
Chính trị - xã hội là một khái niệm ghép phản ánh một thực tế khách quan
của xã hội có giai cấp, trong đó mọi quan hệ của con người, những cộng đồng
người đều bị chi phối bởi một giai cấp cầm quyền thông qua hệ tư tưởng chính
trị và những thiết chế quyền lực của nó ở một chế độ xã hội cụ thể. Như vậy, xét
đến cùng, ổn định chính trị là gốc quy định sự ổn định xã hội. Dựa vào cách tiếp
cận trên, có thể quan niệm: ổn định chính trị là trạng thái của chế độ chính trị,
trong đó quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn
giáo, các đảng phái chính trị về cơ bản có sự đồng thuận, vai trò lãnh đạo của
đảng cầm quyền được thừa nhận và giữ vững, hiệu lực quản lý của nhà nước
được thực hiện thông qua Hiến pháp, pháp luật, quyền dân chủ của nhân dân
được bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật.


Ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là trạng thái đời sống chính trị của
đất nước có sự phát triển bền vững, không có những biến động, thay đổi, xáo
trộn, bất ổn lớn, trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý
của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trên tất cả các lĩnh
vực đời sống xã hội; các lợi ích cơ bản của nhân dân và cả cộng đồng được bảo
đảm trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ổn định chính trị ở nước ta hiện nay được thể hiện ở các đặc trưng sau:
Một là, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo, bao
trùm chi phối đời sống tinh thần xã hội ta hiện nay. Hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân phù hợp với lợi ích của đại đa số giai tầng trong xã hội, được xã hội
chấp nhận và trở thành nền tảng tư tưởng của xã hội ta. Giai cấp công nhân là
giai cấp có bản chất cách mạng, tiên tiến, có hệ tư tưởng đúng đắn, có khả năng
chinh phục, thu hút được quảng đại quần chúng, giai cấp khác đứng về phía
mình, ủng hộ mình sẽ tạo ra sự ổn định về tư tưởng chính trị. Đây là dấu hiệu
cơ bản đầu tiên xác định ổn định chính trị ở nước ta hiện nay. Bởi vậy, các thế
lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc phủ nhận, hạ bệ tư tưởng chủ nghĩa
Mác - Lênin nhằm gây mất ổn định chính trị ở Việt Nam.
Hai là, quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp; quan hệ giữa các
dân tộc, tôn giáo phát triển hài hoà, tương tác chặt chẽ, ổn định. Ổn định phải
được biểu hiện ở quan hệ giữa công dân với nhà nước, quan hệ giữa các tập đoàn
giai cấp khác nhau với nhà nước, quan hệ giữa các thành phần dân tộc khác nhau
trong một quốc gia với nhà nước; quan hệ giữa nhà nước với các tôn giáo trong
một quốc gia; quan hệ giữa nhà nước của quốc gia này với nhà nước của quốc
gia khác. Về bản chất đó cũng là quan hệ giữa giai cấp công nhân cầm quyền,
thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý chí của giai cấp công nhân được đề lên
thành Hiến pháp, luật pháp xã hội chủ nghĩa, chính sách của nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Đó chính là sự thể chế hóa, thực thi đường lối chính trị và lợi ích của giai
cấp công nhân. Lợi ích và quyền lực của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản
Việt Nam và lợi ích, quyền lực của nhân dân lao động là thống nhất.


Trong quan hệ chính trị xã hội thì quan hệ giữa các cá nhân con người
với nhà nước là mối quan hệ chính trị cơ bản. Mối quan hệ này quy định
quyền lợi và nghĩa vụ của công dân với nhà nước. Nhà nước phải bảo đảm
các quyền lợi cơ bản cho các thành viên trong xã hội. Sự bảo đảm đó mà được
thực thi hài hòa, quyền lợi và nghĩa vụ thống nhất, phù hợp thì sẽ tạo ra ổn

định trong quan hệ giữa các thành viên xã hội với nhà nước.
Quan hệ giữa nhà nước với các tôn giáo trong quốc gia là mối quan hệ
chính trị nhạy cảm. Tôn giáo là vấn đề xã hội nhưng nếu giải quyết không tốt sẽ
trở thành vấn đề chính trị rất phức tạp. Muốn giữ cho các hoạt động tôn giáo
diễn ra bình thường, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có chính sách tôn giáo phù
hợp. Chính sách tôn giáo phải bảo đảm lợi ích chính đáng cho các giáo dân,
quyền tự do tín ngưỡng của mọi người, đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng
tôn giáo, để hoạt động chính trị chống lại nhà nước. Duy trì và bảo đảm được tôn
giáo hoạt động bình thường theo pháp luật, góp phần tạo ra sự ổn định chính trị.
Quan hệ giữa các tộc người khác nhau với nhà nước cũng là một quan hệ
chính trị phức tạp, đòi hỏi nhà nước phải giải quyết đúng đắn. Bởi lẽ trong một
quốc gia có nhiều tộc người, vừa có những điểm chung, tương đồng vừa có
những điểm khác nhau về văn hóa, tín ngưỡng, lợi ích... Xét đến cùng, chỉ trong
CNXH, lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích tộc người thống nhất và
được thể hiện ở chính sách dân tộc cụ thể, tuân thủ nguyên tắc các dân tộc bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển nhằm đoàn kết dân tộc,
góp phần tạo ra ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Quan hệ giữa các quốc gia thực chất bị quy định bởi mối quan hệ vì lợi
ích của các quốc gia. Ở mối quan hệ này nhà nước (là đại diện cho quốc gia)
phải bảo vệ được lợi ích quốc gia của mình. Muốn bảo vệ được lợi ích của
quốc gia mình nhà nước phải có đường lối đối ngoại phù hợp. Trong chế độ
xã hội chủ nghĩa, đường lối đối ngoại dựa trên nguyên tắc giữ vững chủ
quyền dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích hợp pháp của quốc gia


khác, hợp tác với quốc gia khác để cùng phát triển. Giải quyết tốt mối quan hệ
này mới tạo ra sự ổn định trong quan hệ giữa các quốc gia, góp phần giữ vững
ổn định chính trị ở quốc gia mình.
Ba là, HTCT được tổ chức và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, hiệu
lực, hiệu quả. Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức, các thiết chế chính trị

- xã hội và mối quan hệ giữa chúng hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ
xã hội nhằm bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị đối
với toàn xã hội. HTCT ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể nhân dân như Công đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn
Thanh niên… Đây là những tổ chức và thiết chế chính trị cơ bản nhằm từng
bước xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Ổn định chính trị tất nhiên phải ổn định hoạt
động của hệ thống chính trị. Đó là ổn định vị trí chính trị của các tổ chức chính
trị và hoạt động của chúng trong hệ thống chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng nước
ta. Thông qua các tổ chức cơ sở đảng, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở
cở sở, đóng vai trò là người lãnh đạo trực tiếp, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội ở cơ sở, lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể quần chúng.
Nhờ phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình mà tình hình an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội của đất nước được giữ vững, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống
nhân dân không ngừng được nâng cao… góp phần giữ vững ổn định chính trị. Vai
trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã được thực tiễn lịch sử chứng minh.
Ổn định hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò rất to lớn
trong giữ vững ổn định chính trị của xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mạnh,
hoạt động có hiệu quả thì xã hội ổn định phát triển, nếu nhà nước đó yếu kém,
hiệu quả hoạt động thấp sẽ dẫn tới mất ổn định chính trị. Ổn định hoạt động của
nhà nước xã hội chủ nghĩa trước hết phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân
của nhà nước. Đây là yếu tố có ý nghĩa hàng đầu phản ánh bản chất nhà nước là
chỉ thuộc về một giai cấp, mang bản chất của giai cấp thống trị.


Giữ vững nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, nguyên
tắc tập trung dân chủ, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước phải bảo đảm

sự ổn định của các nguyên tắc đó. Nếu các nguyên tắc này không giữ được ổn
định thì sẽ dẫn tới làm cho bộ máy nhà nước bị rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp
tới giữ vững ổn định chính trị.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa điều chỉnh chế độ chính sách cho phù hợp
đáp ứng sự vận động, phát triển biến đổi của xã hội. Việc thực thi Hiến
pháp và pháp luật được duy trì thường xuyên thì xã hội giữ vững được ổn
định chính trị. Tất nhiên khi các đạo luật, các chính sách đã trở nên lạc hậu
so với sự phát triển của thực tiễn thì việc thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp
là điều cần thiết. Ổn định luật pháp không có nghĩa là không thay đổi. Nếu
nhà nước không điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế thì cũng dẫn
tới sự mất ổn định chính trị.
Trong hoạt động của Nhà nước ta cần quan tâm xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức công tâm, thạo việc có khả năng hoàn thành các công
việc trong bộ máy nhà nước, đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra thì họ
mới hoàn thành tốt chức trách, nếu không phù hợp, nhất là về phẩm chất
bị tha hóa, quan liêu, tham nhũng thì tất yếu sẽ làm cho mất ổn định
chính trị - xã hội.
Ổn định hoạt động có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội: các
tổ chức này hoạt động theo chức năng của mình một cách ổn định có hiệu
quả, nhằm bảo vệ lợi ích của các thành viên tổ chức mình trong quan hệ
với nhà nước; tập hợp các thành viên tham gia vào đời sống chính trị của
đất nước; giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt của các thành viên để thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ tổ chức đó đặt ra. Cùng với việc thực hiện các
chức năng cơ bản đó, các tổ chức chính trị - xã hội phải ổn định nguyên tắc
tổ chức và vận hành, làm tốt các nhiệm vụ của mình, khiến cho các tổ chức


này thực sự trở thành chỗ dựa của Nhà nước về chính trị. Và như vậy sẽ tạo
ra sự ổn định chính trị.
Hiện nay, ở nước ta cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị là Đảng Cộng

sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý, nhân dân lao động
làm chủ. Ổn định cơ chế này sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức
trong hệ thống chính trị, bảo đảm cho việc giữ vững ổn định chính trị ở nước ta.
Giữ vững ổn định chính trị ở nước ta là tổng thể các giải pháp của cả
HTCT tác động lên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, mọi tổ chức xã hội, mọi quan
hệ xã hội nhằm xác lập đời sống chính trị Việt Nam phát triển lành mạnh,
không có xáo trộn lớn bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới phát triển bền vững.
Thực chất giữ vững ổn định chính trị ở nước ta là giữ vững chế độ xã
hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
toàn xã hội, giữ vững hiệu lực quản lý của Nhà nước, luật pháp được tôn
trọng, là bảo đảm được quyền lực thực tế của nhân dân luôn được thực thi
trong đời sống, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Các nhân tố khách quan và chủ quan quy định sự ổn định chính trị đó là:
về nhân tố khách quan bao gồm tất cả các điều kiện tạo nên sự ổn định trong
kinh tế, là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất với sự phù hợp
tương dung của quan hệ sản xuất tương ứng, tạo nên bộ mặt, nền tảng kinh tế xã
hội ngày càng phát triển, được phản ánh bằng đời sống của nhân dân ngày càng
được cải thiện, tâm lý hồ hởi, phấn khởi của các tầng lớp trong xã hội. Xét đến
cùng, sự quy định từ kinh tế là nhân tố hàng đầu, nền tảng quyết định đến sự ổn
định trên các lĩnh vực đời sống xã hội như văn hóa, xã hội... Đó còn là sự tương
quan so sánh lực lượng cách mạng trong nước và ngoài nước, lực lượng cách
mạng và lực lượng phản cách mạng.
Các nhân tố chủ quan quy định sự ổn định chính trị đó là sự lãnh đạo và vai
trò của đảng cầm quyền, vai trò của nhà nước, của nhân dân với những hoạt động


và hiệu quả của nó trong đời sống xã hội. Vấn đề này được biểu hiện rõ trong đời
sống chính trị, tư tưởng của xã hội. Nếu giữ vững được bản chất giai cấp, duy trì
được quyền lực, hoạt động có hiệu quả thì ý chí của giai cấp thống trị sẽ quyết

định và chi phối, điều khiển toàn xã hội tuân theo. Để có được điều đó, đảng, nhà
nước, giai cấp thống trị cần phải có hệ thống chính sách, cơ chế điều hành phù
hợp với lòng dân. Khi đó ý chí của giai cấp thống trị không phải chỉ là pháp luật
được mọi người tuân theo mà còn là hiện thực sinh động được biểu hiện tập trung
trong sự ổn định chính trị, được diễn ra trong đời sống mọi mặt của nhân dân.
Ổn định chính trị có vai trò quan trọng: là một đòi hỏi tất yếu để xây
dựng và phát triển đất nước; là vấn đề có tính phổ biến đối với tất cả các quốc
gia dân tộc; là điều kiện cần để ổn định và phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, xã hội, quốc phòng an ninh. Đến lượt nó, ổn định và phát triển các lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh là cơ sở quan trọng, cần
thiết để góp phần giữ vững ổn định chính trị.
Ổn định chính trị không chỉ là tiền đề để phát triển mà còn trực tiếp làm
thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch, tác động ảnh hưởng rất lớn đến củng cố, xây dựng môi trường hòa bình
của đất nước, khu vực và thế giới. Giữ vững ổn định chính trị luôn gắn liền
với giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Giữ vững ổn định chính trị là điều
kiện thiết yếu, là tiền đề cơ bản, là nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên sức
mạnh của dân tộc, của chế độ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Cùng với thành tựu to lớn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, thì giữ
vững ổn định chính trị là một trong những thành tựu nổi bật quan trọng bậc
nhất của sự nghiệp đổi mới ở nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói
riêng. Giữ vững ổn định chính trị không chỉ là điều kiện sống còn của quốc
gia dân tộc, của chế độ xã hội mà còn thể hiện bản lĩnh trí tuệ của đảng cầm
quyền, là nhân tố hàng đầu đưa chúng ta tiếp tục phát triển bền vững đi tới
tương lai tươi sáng của dân tộc và loài người.


* Giữ vững ổn định chính trị vùng đồng bào tôn giáo Thừa Thiên Huế
Đặc điểm cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế:
Về điều kiện tự nhiên: Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ, ở toạ độ địa
lý 16 - 16,80 độ vĩ bắc và 107,8 - 108,20 độ kinh đông, cách thủ đô Hà Nội
688 km với diện tích 5062,59 km 2. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam
giáp thành phố Ðà Nẵng với ranh giới là đèo Hải Vân, phía tây giáp nước
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông được giới hạn bởi biển Ðông.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên trục đường giao thông quan trọng xuyên suốt
Bắc - Nam trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh,
trục hành lang Ðông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9, có
sân bay Phú Bài nằm trên trục quốc lộ 1. Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có
cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20 mét, đủ điều kiện xây
dựng cảng nước sâu với công suất lớn.
Ðịa hình tỉnh Thừa Thiên Huế thấp dần từ Tây sang Ðông, phức tạp và
bị chia cắt mạnh, phần phía Tây của tỉnh chủ yếu là núi, đồi, tiếp đến là các
lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi... tạo nên các bồn địa trũng, đồng
bằng ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, có diện tích
22.000 ha, với tiềm năng phong phú về động thực vật.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 503.320,52 ha đất tự nhiên, trong đó: diện tích
đất nông nghiệp là 59.143,29 ha, chiếm 11,75 %; diện tích đất lâm nghiệp có
rừng là 319.958,78 ha, chiếm 63,57%; diện tích đất chuyên dùng là 25.870,59
ha, chiếm 5,14%; diện tích đất ở là 17.786,14 ha, chiếm 3,53%; diện tích đất
chưa sử dụng và sông suối đá là 32.505,34 ha, chiếm 6,46%.
Về điều kiện kinh tế - xã hội: Toàn tỉnh có gần 1,2 triệu dân, mật độ trung
bình là 215,48 người/km2. Địa bàn tỉnh có 7 dân tộc anh em sinh sống, trong đó
người Kinh chiếm 96,29 % dân số [Phụ lục 1]. Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế có
1 thành phố (loại 1 trực thuộc tỉnh), 6 huyện, 2 thị xã [Phụ lục 7]. , Trong những


năm qua, Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn và
rất quan trọng, đưa Thừa Thiên Huế ra khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển, vị
thế ngày càng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền tăng 2

con số (năm 2000 đạt 11,2%, năm 2005 đạt 11,3 %, năm 2010 đạt trên 12%);
các loại hình thị trường từng bước hình thành và phát triển; hợp tác kinh tế với
một số địa phương trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng; giá trị xuất
khuất tăng liên tục qua từng năm (năm 2000 đạt 30 triệu USD, năm 2005 đạt 57
triệu USD, năm 2010 đạt hơn 200 triệu USD); thu ngân sách có nhiều chuyển
biến tích cực (năm 2000 đạt 658 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.060 tỷ đồng, năm 2010
đạt trên 3000 tỷ đồng); huy động mọi nguồn vốn để đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh
tế - xã hội tăng nhanh (tổng đầu tư toàn xã hội năm 2000 đạt 1.117 tỷ đồng, năm
2005 đạt 3.496 tỷ đồng, năm 2010 đạt trên 9.000 tỷ đồng) [17, tr.54 - 55].
Tỉnh đã thực hiện có hiệu quả các chương trình chính sách xã hội, thực
hiện chương trình xoá đói giảm nghèo; đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ
Việt Nam anh hùng; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, chương trình
xoá nhà ở tạm, chương trình tái định cư vạn đò sông Hương và dân thuỷ diện
trên phá Tam Giang... Các chương trình đó đã mang lại hiệu quả thiết thực, có
ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội to lớn. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục
- đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, thể dục thể thao, văn học nghệ thuật
không ngừng phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống tinh thần của các
tầng lớp nhân dân. Diện mạo kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh từ đô thị đến
nông thôn, miền núi đến đồng bằng đã thay đổi sâu sắc, toàn diện.
Về giáo dục, y tế: Thừa Thiên Huế có Đại học Huế gồm 11 trường đại
học thành viên và cơ sở đào tạo trực thuộc, 6 trung tâm đào tạo và phục vụ
đào tạo; có bệnh viện chuyên sâu; là nơi giao thoa các nền văn hoá của các
dân tộc, với hàng trăm di tích văn hoá, các quần thể di tích Huế được
UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nhiều công trình đầu tư, dự
án có hiệu quả như cảng nước sâu Chân Mây, Thuỷ điện Hương Điền, Bình


Điền, Nam Đông, các khu công nghiệp từng bước đổi mới, được đầu tư toàn
diện, có hiệu quả... ngành du lịch từng bước khẳng định vị thế là ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh, bộ mặt nông thôn mới được cải thiện đáng kể, lòng tin

của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng có
một bước tiến quan trọng. Hưởng ứng, ủng hộ và tham gia vào công cuộc
đổi mới của đất nước, của Tỉnh có hiệu quả.
Như vậy, Thừa Thiên Huế vừa là đơn vị hành chính cấp tỉnh, vừa là một
trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của khu vực miền Trung, có vị trí quan trọng
đối với cả nước. Điều đó vừa tạo ra những thuận lợi và cũng đặt ra không ít
khó khăn riêng trong việc giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn.
Trong nhiều năm qua, tình hình sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn Tỉnh cơ
bản ổn định. Đại đa số tín đồ, chức sắc tôn giáo tin vào quan điểm chính sách
của Đảng, tuân thủ theo pháp luật, các tổ chức tôn giáo đã động viên, hướng dẫn
các tín đồ luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời, đẹp đạo”, hăng hái
tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”,
“Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động từ thiện, nhân đạo...
Tuy nhiên tình hình an ninh tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn có những
diễn biến phức tạp, chủ yếu do các thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại về
kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, chúng lợi
dụng vấn đề tôn giáo, tự do, tín ngưỡng tôn giáo để kích động, lôi kéo đồng
bào các tín đồ bằng các thủ đoạn mua chuộc về vật chất, xây dựng cơ sở thờ
tự tôn giáo, thông qua danh nghĩa viện trợ nhân đạo, trợ giúp khó khăn, đòi tự
do và điều động các chức sắc tôn giáo tranh chấp đất đai, tự do hành đạo... để
vận động lôi kéo đồng bào giáo dân gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Vùng đồng bào tôn giáo được quan niệm là những khu vực, địa bàn tập
trung đông các tín đồ tôn giáo sinh sống, tỷ lệ tín đồ tôn giáo trên dân cư cao.


Với quan niệm đó, đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng tôn giáo gồm: Thành
phố Huế ; huyện Phú Vang (thị trấn Thuận An, xã Phú Mậu, xã Phú Thuận,
xã Vinh Thanh, xã Vinh An); huyện Phú Lộc (thị trấn Phú Lộc, thị trấn Lăng

Cô, xã Vinh Hưng, xã Lộc Trì, xã Lộc Sơn, xã Lộc Vĩnh); huyện Phong Điền
(thị trấn Phong Điền, xã Phong Bình, xã Phong Chương, xã Phong Hoà, xã
Phong Sơn, xã Phong Mỹ); thị xã Hương Trà; thị xã Hương Thuỷ.
Đặc điểm tình hình tôn giáo tỉnh Thừa Thiên Huế:
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm tôn giáo của miền Trung
và cả nước. Trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài,
Tin Lành với khoảng 60 vạn tín đồ chiếm gần 60% dân số toàn tỉnh.
Phật giáo có trên 55 vạn Phật tử chiếm 55% dân số toàn tỉnh, 314 chức
sắc (gồm 27 hoà thượng, 52 thượng toạ, 09 ni trưởng, 49 ni sư, 84 thành viên
Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh và 93 trụ trì cơ sở thờ tự), có 516 cơ sở thờ
tự, sinh hoạt tôn giáo, trong đó: có 1 Học viện, 01 trường Trung cấp Phật học,
01 Trung tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán, 01 trung tâm Du lịch tâm linh
Phật giáo Quán Thế Âm; có 196 chùa, tịnh xá, tịnh thất, tự viện và 321 niệm
Phật đường; có 216 lớp mầm non, 06 cơ sở y tế, 2 cô nhi viện, 2 viện dưỡng
lão, 1 cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật và 2 trung tâm dạy nghề.
Công giáo tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 5 vạn tín đồ chiếm 5% dân số
toàn tỉnh, có toà Tổng Giám mục, có 188 chức sắc (gồm linh mục, giám mục,
dòng tu nam, nữ). Giáo phận Huế có 04 giáo hạt, 69 giáo xứ, 43 giáo họ, 25
nhà nguyện, 138 nhà thờ, 08 dòng tu (05 dòng tu nữ, 03 dòng tu nam), 01 Đại
chủng viện, 01 tổ chức Caritas, 09 cơ sở giáo dục mầm non tư thục và một số
cơ sở y tế, từ thiện nhân đạo.
Đạo Tin Lành có 02 chi hội thánh Việt Nam (miền Nam) hợp pháp, 02
nhà thờ, 03 chức sắc, trên 389 tín đồ.
Đạo Cao Đài có khoảng 200 tín đồ, 01 Thánh thất, 01 Ban Cai quản họ
đạo Cao Đài Vĩnh Lợi, 02 lễ sanh [Phụ lục 2,3,4].


Nhìn chung, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều tôn giáo và đồng bào
các tôn giáo sinh sống. Các tôn giáo ở Thừa Thiên Huế sống đan xen, hoà đồng,
đa số đồng bào các tín đồ tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, cơ bản thực hiện tốt

chủ trương, quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, có những
đóng góp tích cực trong xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, các thế lực thù địch tập trung vào vấn
đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”.
Nổi lên là những vấn đề chính sau đây: một là, đưa tôn giáo thành vấn đề
nhân quyền để tuyên truyền chống phá Thừa Thiên Huế nói riêng, Việt Nam
nói chung, để can thiệp vào công việc nội bộ của ta; hai là, hỗ trợ, kích động
và chỉ đạo các đối tượng cực đoan, phản động tôn giáo trong nước, phát triển
lực lượng và tổ chức các hoạt động chống phá; ba là, tạo dựng xu thế chống
đối trong các tôn giáo ở Thừa Thiên Huế; bốn là, giúp đỡ tôn giáo người Việt
Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt động chống đối Việt Nam... hòng gây nên
mất ổn định chính trị trên địa bàn. Điển hình có các vụ việc liên quan đến an
ninh tôn giáo ở Thừa Thiên Huế như:
Trong Phật giáo: các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện ý đồ ra mắt
nhân sự, củng cố hệ thống tổ chức Gia đình Phật tử tại Thừa Thiên Huế nhằm
từng bước phục hồi tổ chức mạo danh “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống
nhất”. Trong thời gian Thích Quảng Độ, Thích Không Tánh và một số đối
tượng bị các cơ quan chức năng ngăn chặn, vạch trần âm mưu kích động
những người dân đi khiếu kiện nhằm gây rối trật tự công cộng, Thích Thiện
Hạnh đã có “Kiến nghị thư” ngày 01/09/2007 gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với những luận điệu nhằm bảo vệ cho Thích
Quảng Độ và đưa ra một số yêu cầu. Ngoài ra, nhóm Thiện Hạnh, Chí Thắng,
Công Cầu khi được tiếp xúc với phái đoàn Uỷ ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ
đã có những luận điệu xuyên tạc về tình hình tôn giáo, vu cáo Nhà nước ta


đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền, đề nghị Mỹ can thiệp với Nhà nước
Việt Nam giúp phục hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, bỏ lệnh
quản chế đối với Huyền Quang, Quảng Độ, đưa Việt Nam vào lại danh sách
CPC (các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo) [1].

Trong năm 2008, cái gọi là Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thống nhất tại Huế tiếp tục hoạt động bất hợp pháp nhằm tập hợp lực lượng,
thực hiện ý đồ phục hoạt tổ chức và hoạt động, chống đối chính quyền như:
tán phát “Tuyên cáo ngày 27.12.2007” của Viện Hoá đạo về vấn đề Trung
Quốc xâm lấn đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tại Huế, nhóm này đã huy động
một số tín đồ tưởng niệm Thích Huyền Quang tại Tổ đình Quốc Ân. Nhìn
chung các hoạt động của nhóm này ngày càng bộc lộ rõ bản chất phản động,
đội lốt tôn giáo hoạt động chính trị chống phá Đảng, Nhà nước [3].
Trong năm 2010, tổ chức mạo xưng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thống nhất” tại Thừa Thiên Huế đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền,
xuyên tạc, vu cáo, nói xấu Đảng và Nhà nước; xúi giục quần chúng tham gia
các hoạt động đấu tranh chống chế độ, xuyên tạc chính sách tự do tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ta; truyền đạt chỉ đạo của Thích Quảng Độ nhằm đẩy
mạnh các hoạt động củng cố tổ chức, xây dựng, mở rộng các cơ sở thờ tự để
tuyên truyền phát triển đạo; sửa chữa nâng cấp chùa Kim Quang, củng cố tổ
chức Gia đình Phật tử để hỗ trợ cho các hoạt động Phật sự, thu thập các tài
liệu về việc “ngăn cản, đàn áp của chính quyền” đối với Giáo hội Phật giáo
Việt Nam thống nhất, cung cấp cho Phòng Thông tin Phật Giáo quốc tế tại
Pháp vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo. Thích Thiện Hạnh, Thích Chí Thắng,
Thích Chơn Niệm lợi dụng việc chính quyền xử lý việc xây dựng trái phép tại
các chùa Phước Thành, chùa Kim Quang, việc Ban Phật giáo tỉnh bổ nhiệm
trú trì niệm phật đường Mai Vĩnh để viết đơn phản kháng, thư tố cáo nhằm
xuyên tạc tình hình, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo. Gần đây, vấn đề


những người tu theo pháp môn Làng Mai tại Huế ngày càng có những diễn
biến phức tạp. Sau vụ việc tại Bát Nhã, Lâm Đồng, một số tu sinh Làng Mai
đã tụ tập về địa bàn tỉnh để tạm trú ngày càng đông, tiềm ẩn những dấu hiệu
phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị ở đia phương [4].
Trong Công giáo: trong dịp tết Đinh Hợi 2007, linh mục Nguyễn Văn Lý đã

móc nối, cấu kết với một số cơ hội chính trị, cực đoan phản động chống phá Đảng,
Nhà nước, tiêu biểu là Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào,
Lê Thị Lệ Hằng dự định tổ chức công khai hoá “Liên đảng Lạc Hồng” vào đêm
giao thừa dưới hình thức phát tán tài liệu, cương lĩnh, điều lệ trên internet và công
bố trên đài phát thanh phản động ở nước ngoài sau khi sáp nhập 02 tổ chức phản
động, bất hợp pháp với tên gọi là đảng “Thăng tiến Việt Nam” và đảng “Vì dân”.
Tuy nhiên, âm mưu trên đã bị các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn.
Đáng chú ý trong những năm gần đây tình hình khiếu kiện, làm hồ sơ
kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đối với đất đai, cơ sở thờ
tự trước đây của Công giáo đã hiến nhượng cho Nhà nước gia tăng, có tính hệ
thống sau khi có chủ trương chỉ đạo tại Thông báo ngày 01/9/2007 của Toà
Tổng giám mục Huế [2].
Trong năm 2008, một số linh mục đã chỉ đạo giáo dân công khai lấn
chiếm đất do Nhà nước quản lý, tiến hành xây dựng các công trình thờ tự trái
phép như tại Giáp An Bắc, giáo xứ An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang tự ý
dựng Thánh giá, xây dựng nền móng, trụ cột trong khuôn viên rừng phòng hộ
ven biển do Nhà nước quản lý; Hội đồng giáo xứ Sáo Cát xây dựng trái phép 04
trụ cổng ở đường liên thôn lên nhà thờ và đặt 02 tượng Phaolô, Phêrô trên các
trụ. Trong năm 2009, vụ việc linh mục quản xứ Hội đồng giáo xứ Loan Lý
ngang nhiên tiến hành hoạt động bất hợp pháp tại trường Tiểu học Lăng Cô cơ
sở II (huyện Phú Lộc), Giáo xứ Loan Lý đã chỉ đạo giáo dân tuỳ tiện lấy cát trên
đồi để san lấp mặt bằng khu vực tiếp giáp phía sau nhà thờ Loan Lý; vụ việc
tranh chấp đất đai tại giáo xứ Tiên Nộn (xã Phú Mậu - huyện Phú Vang).


Trong năm 2009, 2010, trong thời gian được tạm hoãn thi hành án để
chữa bệnh tại Nhà Chung Toà Tổng Giám mục Huế, Nguyễn Văn Lý tiếp tục
hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta như: viết bài “lời kêu gọi: tiến
hành giải thể chế độ Cộng sản để thiết lập chế độ dân chủ đa đảng Việt Nam
thăng tiến hoà bình” mang khẩu hiệu đòi “đa nguyên đa đảng”, đồng thời lôi

kéo một số sinh viên Công giáo đang theo học tại các trường Đại học Huế tiến
hành tải một số tờ rơi có nội dung: “Đảng Cộng sản Việt Nam tự giải thể,
chống giặc tàu, tẩy chay bầu cử Quốc hội khoá XIII...”, nhằm xuyên tạc tình
hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, tố cáo “Đảng, Nhà nước đàn áp tôn giáo”.
Ngày 25/07/2011, sau hơn 01 năm được hoãn thi hành án, Nguyễn Văn Lý bị
đưa trở lại trại giam để thi hành án.
Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và Hội đồng nhân dân
các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, linh mục Nguyễn Hữu Giải (Giáo xứ An Bằng
- Vinh An - Phú Vang) gửi thư cho tổ bầu cử nêu lý do không đi bầu cử là vì
“Không dân chủ, không công bằng, đại biểu đều là đảng viên hoặc người do
Đảng Cộng sản lựa chọn kỹ lưỡng, Quốc hội chỉ là công cụ của Đảng Cộng
sản...”; linh mục Phan Anh (huyện Phú Vang) và linh mục Dương Quang
Niệm (huyện Phú Lộc) không nhận thẻ cử tri... [5].
Tóm lại, các thế lực thù địch lợi dụng các phần tử cực đoan trong tôn
giáo ở Thừa Thiên Huế tiếp tục móc nối, lôi kéo chỉ đạo gây rối, gây bạo
loạn, nhân rộng ra phạm vi cả nước nhằm làm mất ổn định chính trị, tiến tới
xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mặt khác lợi dụng khoét vào
những sơ hở trong thực hiện chính sách về tín ngưỡng tôn giáo của chính
quyền ta để làm giảm uy tín, kích động các đối tượng nhẹ dạ, cả tin lôi kéo họ
ký tên đơn kiến nghị, tổ chức thành đoàn đến trụ sở các cơ quan công quyền
đòi yêu sách, khi có điều kiện gây rối làm mất an ninh trật tự xã hội.


Như vậy, tôn giáo ở Thừa Thiên Huế không chỉ là vấn đề nóng bỏng
của tỉnh mà còn là “điểm nóng” của toàn quốc nên Trung ương đã xác định,
Thừa Thiên Huế là địa bàn trọng điểm về an ninh tôn giáo.
Giữ vững ổn định chính trị vùng đồng bào tôn giáo ở Thừa Thiên Huế
là tổng thể các hoạt động của hệ thống chính trị và nhân dân nhằm bảo đảm
cho đường lối chính trị, chế độ chính trị, đời sống chính trị trong vùng đồng
bào tôn giáo được thực hiện tốt, hướng đến xây dựng Tỉnh giàu đẹp, hệ thống

chính trị vững mạnh, xã hội dân chủ, văn minh.
Do đó đòi hỏi phải quản lý, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động
đúng theo Hiến pháp và pháp luật, giải quyết hài hoà lợi ích cơ bản của giai
cấp công nhân với lợi ích cơ bản của đại đa số thành viên trong xã hội.
Dấu hiệu ổn định chính trị ở vùng đồng bào tôn giáo tỉnh Thừa Thiên Huế là:
Thứ nhất, hệ thống chính trị cơ sở tổ chức và hoạt động tốt: Các tổ
chức cơ sở đảng giữ vững vai trò lãnh đạo, chính quyền địa phương quản lý
hiệu quả mọi mặt đời sống xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động
đúng pháp luật, bảo đảm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Hoạt
động của HTCT ở Thừa Thiên Huế thời gian qua đã phát huy hiệu quả, vị trí
chính trị của các tổ chức chính trị và hoạt động của chúng không ngừng được
nâng cao góp phần giữ vững ổn định chính trị.
Thứ hai, các quan hệ chính trị xã hội vùng đồng bào tôn giáo lành
mạnh, tốt đẹp: Các tộc người bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau
cùng phát triển; các tôn giáo hoạt động bình thường theo Hiến pháp và pháp
luật, chính sách tôn giáo bảo đảm lợi ích chính đáng cho giáo dân, quyền tự
do tín ngưỡng của mọi người, đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn
giáo để hoạt động chống lại chính quyền. Ở Thừa Thiên Huế các quan hệ
chính trị diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, tốt đẹp nhưng vẫn còn tiềm ẩn
những nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội.


Thứ ba, nề nếp, kỷ cương, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
luôn giữ vững; xã hội luôn luôn phát triển trong sự cân đối hài hoà. Tính cân
đối hài hoà được thể hiện rõ ở các lĩnh vực cơ bản của xã hội đều phát triển trong
mối quan hệ biện chứng. Không có tình trạng chỉ giữ vững ổn định chính trị - xã
hội trên lĩnh vực chính trị mà kinh tế hay các mặt khác mất ổn định hoặc chỉ ổn
định trên lĩnh vực kinh tế mà các mặt còn lại mất ổn định.
Thứ tư, kinh tế, văn hoá - xã hội phát triển vững chắc, có nhiều tiến bộ:
đời sống vật chất và tinh thần đồng bào giáo dân có nhiều cải thiện, tình hình

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố. Ở Thừa Thiên Huế thời
gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, đời sống nhân dân vùng đồng bào tôn
giáo không ngừng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho giữ vững ổn
định chính trị vùng đồng bào tôn giáo. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế phát triển
thiếu vững chắc là nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị.
Giữ vững ổn định chính trị luôn đi liền với phát triển bền vững. Khi xác
định phát triển bền vững, Ph.Ăngghen cảnh báo: “Chúng ta không nên quá tự
hào những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì, cứ mỗi lần
thắng lợi như thế giới tự nhiên lại trả thù chúng ta. Phát triển kinh tế bằng mọi
giá sẽ để lại đằng sau những hoang mạc… Chúng ta nằm trong giới tự nhiên
và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ... nhận thức được
quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách
chính xác” [21, tr.655].
Quan điểm ổn định và phát triển bền vững đã trở thành đường lối quan
điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. Đại hội X của Đảng
chỉ rõ: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả
nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt chính sách
xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và
hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã


hội. Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc” [14, tr.101]. Đại hội
XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế
với phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hoà đời sống vật chất và
đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong
xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất, gắn
nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích
tập thể và cộng đồng xã hội” [16, tr.79].

Thứ năm, đồng bào tôn giáo có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Ở Thừa Thiên Huế, do sự lãnh
đạo đúng đắn của các tổ chức cơ sở đảng, sự hoạt động có hiệu quả của chính
quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội nên tạo ra sự đồng thuận xã
hội cao, tình hình tư tưởng xã hội cơ bản ổn định.
1.1.2. Nội dung vai trò của bộ đội địa phương trong giữ vững ổn định
chính trị vùng đồng bào tôn giáo trên địa bàn hiện nay
Bộ đội địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế là một bộ phận của QĐND
Việt Nam, trong đó phần lớn quân nhân là con em của nhân dân trong tỉnh.
Bộ đội địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm: Bộ Chỉ huy Quân sự
Tỉnh (các cơ quan trực thuộc Bộ Chỉ huy), Trung đoàn Bộ binh 6, Tiểu đoàn 3
Tăng Thiếp giáp, 6 cơ quan quân sự huyện, 2 cơ quan quân sự thị xã, 1 cơ quan
quân sự thành phố; Trường Trung cấp nghề số 23 - Bộ Quốc phòng; Trung tâm
Giáo dục quốc phòng tỉnh và Trường Quân sự tỉnh. Hoạt động của bộ đội địa
phương tỉnh Thừa Thiên Huế dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Đảng uỷ,
Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh và sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh
Quân khu 4 về các mặt xây dựng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, công tác và
sản xuất. Nhiệm vụ trọng tâm của bộ đội địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế là


sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định
chính trị, quốc phòng, an ninh ở địa phương, đồng thời thực hiện tốt chức năng
đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội trên địa bàn.
Giữ vững ổn định chính trị nói chung, vùng đồng bào tôn giáo ở Thừa
Thiên Huế nói riêng có vai trò quan trọng, là điều kiện, tiền đề cần thiết để thực
hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
nói chung và xây dựng phát triển Thừa Thiên Huế nói riêng. Đó là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Trong đó, mỗi tổ chức, mỗi

cấp, mỗi ngành có vai trò khác nhau không thể thay thế. Bộ đội địa phương Thừa
Thiên Huế có vai trò quan trọng nhất định trong giữ vững ổn định chính trị vùng
tôn giáo, được thể hiện qua việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nó:
Một là, trực tiếp tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có chính sách tôn giáo cho đồng
bào vùng tôn giáo góp phần giữ vững ổn định chính trị địa bàn
Là một lực lượng chính trị đặc biệt, bộ đội địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế
thông qua nhiều hình thức như: giao lưu, kết nghĩa, hành quân dã ngoại làm công
tác dân vận, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nhân dân… có nhiệm
vụ trực tiếp tuyên truyền vận động đồng bào tôn giáo trên địa bàn.
Nội dung tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nói chung và
quần chúng các tín đồ tập trung vào những đóng góp to lớn của đồng bào tôn
giáo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch lợi dụng tôn giáo chống phá công cuộc đổi mới của đất nước ta; quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề
tôn giáo, từ đó xây dựng thái độ, trách nhiệm chấp hành và thực hiện tốt chính
sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Quán triệt, thực hiện nội dung mà Nghị


quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) chỉ
rõ: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quan điểm, chủ
trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng
viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các
tôn giáo. Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và
thống nhất Tổ quốc, làm cho đồng bào tín đồ các tôn giáo luôn gắn bó với dân
tộc, với quê hương, đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” [13, tr.52].
Công tác tuyên truyền, giáo dục của bộ đội địa phương tỉnh Thừa
Thiên Huế trong vùng đồng bào tôn giáo góp phần tập hợp đồng bào tín đồ

và chức sắc tôn giáo vào các đoàn thể xã hội, động viên, hướng dẫn, giúp đỡ
đồng bào thi đua lao động sản xuất, tham gia các phong trào hành động cách
mạng ở địa phương, thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn; phát huy tinh thần
nhân ái, từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau trong đồng bào các tôn giáo. Đồng thời,
tuyên truyền vận động đồng bào xây dựng môi trường dân chủ thực sự lành
mạnh, chăm lo bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần của nhân dân, nâng cao
trình độ dân trí, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân
vùng đồng bào có tôn giáo; Giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, hướng
dẫn đồng bào đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo của các thế lực thù địch…
Các chức sắc, nhà tu hành, những người có uy tín trong đồng bào tín đồ,
có vai trò rất lớn trong tổ chức, điều hành các hình thức sinh hoạt tôn giáo ở địa
phương. Cho nên, đối với họ, ngoài những nội dung trên còn phải quan tâm bồi
dưỡng, giáo dục, động viên, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ, kiên trì đấu
tranh, giáo dục, cảm hoá, thu hẹp dần số người có hành vi phản ứng hoặc làm
trái với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…


×