Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

CÔNG CUỘC xóa đói GIẢM NGHÈO ở HUYỆN THUẬN CHÂU(TỈNH sơn LA) GIAI đoạn 2006 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NÔNG QUỐC HUY

CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
HUYỆN THUẬN CHÂU(TỈNH SƠN LA)
GIAI ĐOẠN 2006-2012
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Đào Tố Uyên

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong bộ
môn Lịch sử Việt Nam- Khoa Lịch sử, Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội đã
giúp đỡ, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho tôi
trong suốt quá trình theo học chương trình cao học. Nhờ những kiến thức mà
thầy cô truyền đạt, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều trong suốt quá trình học,
đồng thời những kiến thức đó cũng giúp tôi hoạt động tốt hơn trong công việc
hiện tại và sau này của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đơn vị, phòng, ban của huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La đã tạo mọi điều kiện để tôi có được những kinh nghiệm, kiến
thức cũng như những số liệu để đánh giá một cách toàn diện về đói nghèo, xóa
đói giảm nghèo cũng như những số liệu nội bộ trong huyện để có thể hoàn thiện
luận văn của mình.


Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đào Tố
Uyên, giảng viên hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nông Quốc Huy


MỤC LỤC
3.1. Thành tựu, hạn chế.........................................................................................65
3.1.1.Thành tựu...................................................................................................65
3.1.2. Hạn chế......................................................................................................70
3.2.1. Mục tiêu trong các giai đoạn tiếp theo.....................................................76
3.2.2. Định hướng xoá đói giảm nghèo của huyện Thuận Châu hiện nay.........77
* Tạo môi trường tăng trưởng bền vững cho xóa đói giảm nghèo.......................77
* Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế xã hội............80
* Về nâng cao thể chất đội ngũ lao động...............................................................82
* Hỗ trợ sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nghèo..........................................85
* Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã nghèo, thôn bản
nghèo......................................................................................................................87
* Nâng cao nhận thức, phối hợp tổ chức thực hiện chính sách của các cấp, các
ngành và người dân................................................................................................88

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
3.1. Thành tựu, hạn chế.........................................................................................65
3.2.2. Định hướng xoá đói giảm nghèo của huyện Thuận Châu hiện nay.........77



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thực trạng đói nghèo tư lâu không chỉ là vấn đề nhức nhối của Việt
Nam mà còn là thách thức lớn đối với toàn nhân loại. Theo số liệu thống kê
cho thấy, hiện nay trên thế giới có ¼ dân số vẫn đang phải sống trong điều
kiện cùng cực của sự nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng được những nhu
cầu cơ bản.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính, sản xuất đình trệ, tốc độ
tăng trưởng kinh tế giảm thì vấn đề thất nghiệp, nghèo đói lại gia tăng nhanh
chóng. Thực trạng này không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội
được hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây
những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội đối với sự phát triển, tàn phá
môi trường sinh thái. Vì vậy, nếu đói nghèo không được giải quyết, thì các
mục tiêu cho sự phát triển mà cộng đồng quốc tế, cũng như các quốc gia đặt
ra như: tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hợp tác hòa bình ổn định và
phát triển, đảm bảo các quyền con người …khó trở thành hiện thực.
Xóa đói, giảm nghèo trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế
và của mỗi quốc gia. Vì vậy, những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức
quốc tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng
cách phân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.
Ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao
cho dân tộc ta, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Người
cũng chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện: làm cho người nghèo đủ
ăn. Người đủ ăn thì khá, người khá giàu thì giàu thêm.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng định:
1



"Thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ
quân sự cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số". Đại hội IX (năm 2001)
tiếp tục khẳng định hướng đi đó và nhấn mạnh: "Việc tăng trưởng kinh tế
phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá
trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu đến năm 2010, về
cơ bản không còn hộ nghèo"
Công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu vượt bậc
về phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của đa số dân cư được cải thiện, công
tác xoá đói giảm nghèo đã thu được thành tựu đáng kể. Song, mức sống của
người dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên. Cuối năm
2005,cả nước vẫn còn khoảng 22% số hộ nghèo đói, con số đó đến năm 2011
là 14%. Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo đã triển khai
mạnh mẽ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao.
Nhiều hộ thoát nghèo vẫn chưa vững chắc, rất dễ tái nghèo khi gặp thiên tai
hay rủi ro bất thường trong đời sống và sản xuất kinh doanh.
Thuận Châu là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Sơn La. Trong
những năm qua, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo với sự quan tâm,
chỉ đạo sát xao của các ngành các cấp, và sự đồng thuận của nhân dân trên địa
bàn huyện, Thuận Châu đã đạt được những kết quả nhất định trong xóa đói
giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tỷ lệ hộ nghèo ở
nhiều xã trên địa bàn huyện vẫn còn cao, nhiều hộ tái nghèo, hoặc nguy cơ
thoát nghèo không bền vững. Đây đang đặt ra những vấn đề bức xúc cho
huyện Thuận Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.
Luận văn nghiên cứu, lý giải một cách tương đối đầy đủ về công tác
xóa đói giảm nghèo ở huyện Thuận Châu trong giai đoạn 2006 - 2012, chỉ ra
những thành tựu đạt được và những hạn chế. Từ đó, khẳng định đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn.
2



Bên cạnh đó, luận văn nêu lên một số vấn đề đặt ra cho công cuộc xóa
đói giảm nghèo của huyện nhằm thực hiện triệt để hơn việc xoá đói giảm
nghèo trong những giai đoạn tiếp theo.
Từ những ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề
tài: “Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giai
đoạn 2006 - 2012” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài cấp bộ, các luận án
Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo, tạp chí nghiên cứu về công cuộc xoá đói
giảm nghèo ở Việt Nam và thế giới. Đề tài cấp bộ có: “Đánh giá cuối kỳ
Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và Chương trình 135-I” Bộ

Lao động Thương binh và Xã hội và UNDP tại Việt Nam năm 2004; đề tài:
“Xây dựng bộ chỉ số theo dõi đánh giá hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã
hội, bảo trợ xã hội và xóa đói giảm nghèo” có mã số CB 2008-03-05 do Viện
Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện năm 2008; đề tài “Tổng kết và đánh
giá thực tiễn thực hiện chính sách xóa đói giảm ở nước ta giai đoạn 20012010, xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo phục vụ
cho công tác quản lý và điều hành của đảng trong giai đoạn 2011-2020”, của
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh do PGS.TS Lê Quốc
Lý chủ biên đã tổng kết 10 năm thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
Nguyễn Thị Hằng, “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện
nay”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Dương Phú Hiệp, Vũ
Văn Hòa, “Phân hóa giàu - nghèo ở một số Quốc gia khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương”, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1999; Ngô Quang
Minh, “Tác động kinh tế của nhà nước góp phần xoá đói giảm nghèo trong
quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999; Trần Thị Hằng “ Vấn đề xóa đói giảm nghèo trong


3


nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, 2001; Ngân hàng thế giới cũng
đã đề cập đến vấn đề “ Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam năm 2014”.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề
xóa đói giảm nghèo nói chung của thế giới và Việt Nam.
Ở Sơn La, trong nhiều năm qua, đã có nhiều cơ quan, tổ chức cá nhân
với những bài viết, tổng kết, tham luận, tiểu luận, đề tài nghiên cứu, phóng sự,
nêu gương điển hình… đã đề cập đến công tác xóa đói giảm nghèo trên địa
bàn tỉnh và một số địa phương điển hình. Ở huyện Thuận Châu, trong những
năm gần đây, các báo cáo, Nghị quyết của Đảng bộ huyện cũng đã đề cập
nhiều đến công tác xoá đói giảm nghèo.
Như vậy, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xoá đói
giảm nghèo nói chung, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu
nào chuyên sâu về công cuộc xoá đói giảm nghèo ở huyện Thuận Châu, đặc biệt
trong những năm từ 2006 đến 2012. Các công trình nghiên cứu trên đây dù ở
khía cạnh khác nhau, những cũng đã góp phần cung cấp, bổ sung nguồn tư liệu
quý báu giúp chúng tôi có cách thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, đồng
thời đây còn là tư liệu cung cấp cho chúng tôi những nhận định đánh giá, làm cơ
sở để đối chiếu, so sánh với kết quả nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, luận văn có nhiệm vụ :
- Thứ nhất: Nghiên cứu toàn diện về công cuộc xóa đói giảm nghèo
thực hiện trên địa bàn huyện, kết quả và những mặt còn vướng mắc trong việc
thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2012.
- Thứ hai: Trên cơ sở những nguồn tư liệu, kết hợp với điền dã thu thập
và xử lí dữ liệu, tham khảo một số tấm gương điển hình về xóa đói giảm
nghèo để nêu lên một số vấn đề đặt ra cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở

Sơn La trong thời gian tới.
4


* Đối tượng:
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện chương trình xoá đói
giảm nghèo huyện Thuận Châu giai đoạn 2006 – 2012.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công cuộc xoá đói
giảm nghèo trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, luận văn
còn tìm hiểu công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La và các địa phương
khác để làm rõ những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của
công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện Thuận Châu.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về công cuộc xoá đói giảm nghèo ở
huyện Thuận Châu trong giai đoạn 2006 – 2012. Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử,
thực trạng đói nghèo của huyện ở giai đoạn trước, các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước về chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo cũng được đề cập.
4. Đóng góp của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy kết
quả của các công trình khoa học liên quan đến xóa đói giảm nghèo. Đồng thời
luận văn cũng đóng góp điểm mới :
- Chỉ ra diễn biến đói nghèo, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
huyện Thuận Châu (Sơn La), những kết quả đạt được cũng như những mặt
còn tồn tại giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012
- Nêu lên một số vấn đề có tính thực tiễn, tính đặc thù nhằm góp phần
thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
- Góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương
trong các trường phổ thông của huyện.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
* Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng nhiều
5


phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp
logic; kết hợp sử dụng các phương pháp liên ngành so sánh, thống kê, phân
tích, tổng hợp. Bên cạnh đó chúng tôi còn chú trọng công tác điền dã và công
tác tư liệu khi nghiên cứu đề tài.
* Nguồn tài liệu:
- Các tài liệu lý luận: Các Nghị quyết, quyết định, văn bản chỉ đạo về
chủ trương, biện pháp thực hiện xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
Việt Nam.
- Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh
Sơn La.
- Tài liệu lưu trữ ở Uỷ ban nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Đảng bộ, các
phòng, ban huyện Thuận Châu; Nghị quyết đại hội, niên giám thống kê, báo
cáo công tác xoá đói giảm nghèo,…
- Sách, báo, tạp chí và những công trình có liên quan đến đề tài.
- Nguồn tư liệu điền dã: Thực tế khảo sát tình hình thực hiện chính sách
xoá đói giảm nghèo tại các xã, bản nghèo trong huyện.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và vấn đề
xóa đói giảm nghèo.
Chương 2: Quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo ở huyện Thuận
Châu giai đoạn 2006 – 2012.
Chương 3: Một số nhận xét về công cuộc xoá đói giảm nghèo ở huyện
Thuận Châu (Tỉnh Sơn La) giai đoạn 2006-2012.


6


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THUẬN CHÂU (TỈNH SƠN LA)
VÀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
.1. Khái quát về huyện Thuận Châu
.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, cách Thành
phố Sơn La 34 km về phía Tây Bắc và cách huyện Tuần Giáo (tỉnh Lai Châu)
52 km về phía Đông Nam. Phía đông giáp thành phố Sơn La, phía Tây và Tây
Bắc giáp huyện Tuần Giáo, Điện Biên, phía Nam giáp huyện Sông Mã, phía
Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai, Mường La, tỉnh Sơn La. Là một huyện nằm phía
cuối tỉnh Sơn La, Thuận Châu có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội (có trên 80 km đường địa giới tiếp giáp với tỉnh bạn) và có 85%
diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, có trục Quốc lộ 6 đi qua 11 xã từ
Muổi Nọi đến Mường É đã tạo điều kiện cho huyện có những cơ hội giao lưu,
trao đổi với các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong vùng Tây Bắc.
Thuận Châu có địa hình đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc, độ
dốc lớn và chia cắt mạnh. Địa hình có các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam có độ cao trung bình 700 - 750 mét so với mặt nước biển. Dãy núi
cao nhất là dãy Copia có đỉnh cao nhất 1.821 mét chia địa hình Thuận Châu
làm 2 phần: phía tây thuộc lưu vực Sông Đà, phía Đông thuộc lưu vực Sông
Mã. Hướng dốc của địa hình thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông, thấp nhất
là khu vực ven sông Đà, xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng,
phiềng bãi, ruộng nước tương đối bằng phẳng, tuy nhiên diện tích không lớn.
Thuận Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi với 2
mùa rõ rệt: mùa mưa tù tháng 4 cho đến tháng 9, lượng mưa tập chung từ
tháng 6 cho đến tháng 8, mùa khô từ tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau, mùa
khô ảnh hưởng của gió Lào nên rất hanh khô. Khí hậu mang đặc trưng của
7



miền núi Tây bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp
cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau như cây ăn quả, cây lương thực,
cây công nghiệp chè, cà phê, cao su, sơn tra và thích hợp cho chăn nuôi đại
gia súc, gia cầm. Tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất
và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Thuận Châu thuộc lưu vực 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mã, có
nhiều suối lớn tạo thành mạng lưới sông suối khá dày, là nguồn nước quan
trọng phục vụ nhân dân. Tuy nhiên địa hình huyện cao, chia cắt nên hệ
thống sông suối phân bố không đều nên khả năng khai thác nguồn nước
phục vụ sản xuất và đời sống còn hạn chế. Huyện nghèo về khoáng sản, chỉ
có đá vôi và đất sét với trữ lượng lớn cho phép phát triển ngành sản xuất,
khai thác vật liệu xây dựng.
Như vậy, do địa hình đặc trưng của vùng núi phía Bắc nên đất đai huyện
phần lớn là đất dốc thiếu ẩm, độ chua không cao, đất dễ bị xói mòn, thoái hóa.
Nhìn chung, địa hình huyện khá phức tạp, chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình
cao và dốc tạo ra nhiều tiểu vùng cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất
nông lâm nghiệp khác nhau. Tuy nhiên với kiểu địa hình trên việc xây dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém, ảnh hưởng đến quá
trình phát triển kinh tế xã hội địa phương và đây cũng chính là một nguyên
nhân dẫn đến đói nghèo của người dân trong huyện.
1.1.2. Lịch sử hình thành huyện Thuận Châu
Thuận Châu tên địa phương còn gọi là Mường Muổi là một mảnh đất
hình thành từ rất sớm. Một loạt các di chí khảo cổ thuộc loại hình di chỉ thềm
sông, hang động, mái đá được phát hiện ở Thuận Châu cho ta thấy những đặc
điểm cư trú của các bộ lạc săn bắn, hái lượm của thời đại đá mới, điều đó
chứng tỏ nơi đây đã có người Việt cổ sinh sống. Từ thời dựng nước Thuận
Châu thuộc bộ Tân Hưng- là một trong 15 bộ của nước Văn Lang; thời Hán
8



thuộc đất Nam Trung; thời Lý (thế kỷ XI) thuộc đất Lâm Tây; thời nhà Trần
(thế kỷ XIII) nằm trong đạo Đà Giang, sau đổi gọi là trấn Thiên Hưng, sau đó
lại đổi lộ thành phủ. Đất Thuận Châu trước đây rất rộng gồm cả vùng đất từ
Mai Sơn đến Tuần Giáo ( Điện Biên). Đến đời Lê mới tách ra thành lập thêm
ba châu, đó là châu Mai Sơn, Châu Sơn La và châu Tuần Giáo. Năm 1466,
vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, phủ Gia Hưng
thuộc đạo thừa tuyên Hưng Hóa. Đến thời Minh Mạng chia cả nước thành 30
tỉnh và phủ Thừa Thiên, phủ Gia Hưng thuộc tỉnh Hưng Hóa.
Dưới thời Pháp thuộc, có một thời gian Thuận Châu bị đặt dưới chế độ
quân quản. Năm 1895, Thuận Châu thuộc tỉnh Vạn Bú (được tách từ tỉnh
Hưng Hoá); năm 1904 tỉnh Vạn Bú đổi thành tỉnh Sơn La. Sau chiến dịch Tây
Bắc 1952, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Lai Châu. Đến tháng 2 năm 1954,
Thuận Châu trực thuộc tỉnh Sơn La.
Đến năm 1955 thành lập khu Tự trị Thái - Mèo, bỏ cấp tỉnh, Thuận
Châu trực thuộc khu Tự trị. Ngày 27/12/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa
II đã ra Nghị quyết đổi tên khu Tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc,
lập lại 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ; huyện Thuận
Châu thuộc tỉnh Sơn La. Đến năm 2003 toàn huyện có 34 xã và 1 thị trấn,
huyện lỵ đặt tại Thị trấn Thuận Châu.
Thực hiện Nghị quyết số 43/2002/NQ - HĐND ngày 11/1/2002 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XI - kỳ họp thứ 5, về xây dựng phương án
điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện, xã của tỉnh do ảnh hưởng di dân
tái định cư xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La. Ngày 2 tháng 12 năm 2003,
chuyển 25.911 ha diện tích tự nhiên và 26.659 nhân khẩu gồm toàn bộ các xã
Mường Giàng, Chiềng Bằng, Mường Sại, Liệp Muội, Nặm Ét, Chiềng
Khoang của huyện Thuận Châu về huyện Quỳnh Nhai quản lý. Đến nay
huyện Thuận Châu có 28 xã và 01 thị trấn.
9



1.1.3. Dân cư
Tính đến năm 2012, toàn huyện có 156.965 người, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là 1,58%; bao gồm có 6 dân tộc sinh sống, đó đó dân tộc Thái chiếm
70,9%, dân tộc Mông 11,97%, Kinh 10,9%, Khơ Mú 2,2%, Kháng 1,96% và
dân tộc La Ha 1,81%. Các dân tộc có sự khác nhau về nhân khẩu trong mỗi hộ
gia đình, bình quân có 5 - 6 người/hộ.
Các dân tộc huyện Thuận Châu phân bố không đều, người Mông
thường sống trên rẻo cao, dân tộc Khơ Mú hay sống ở rẻo giữa, dân tộc Thái,
La Ha, Kháng sống ở vùng thấp. Đặc điểm cư trú của đồng bào các dân tộc là
sống xen kẽ thành từng bản, nhưng mỗi dân tộc đều có một tâm lý, trình độ
phát triển kinh tế, văn hóa và tiếng nói khác nhau tạo cho Thuận Châu có sắc
thái văn hóa phong phú và đa dạng.
Sự hình thành tập quán canh tác của từng dân tộc phụ thuộc vào địa thế.
Dân tộc Mông, Khơ Mú sống chủ yếu bằng nương rẫy, trồng lúa, ngô và các
loại hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các dân tộc sống dưới vùng thấp
như Thái, La Ha, Kháng sống chủ yếu bằng ruộng lúa nước và làm nương rẫy,
trồng ngô, lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá ruộng, cá ao...
Dân tộc Mông có kinh nghiệm về chăn nuôi, giỏi về kỹ thuật rèn, đúc, mộc
như đúc, khoan nòng súng, làm súng kíp, đúc lưỡi cày nương, làm cuốc, rìu,
dao các loại, kỹ thuật tôi sắt, thép khá hoàn hảo, nghề mộc thể hiện kỹ thuật
cao như ghép gỗ thành thùng đựng nước, đẽo, gọt làm bát, muôi, thìa. Dân tộc
Thái sớm có nền văn minh lúa nước nên bản, mường thường nằm dọc theo
những thung lũng ven suối, có đồng ruộng lớn, nhỏ liên tiếp kéo dài, họ khá
thuần thục về kỹ thuật khai khẩn đồng ruộng, lấy nước tưới ruộng như đắp
phai, khơi mương, bắc máng hay làm guồng, cọn quay lấy nước từ thấp đưa lên
cao. Ngoài ra người Thái rất thành thục trong việc làm nương rẫy, chăn nuôi
gia súc, gia cầm để đảm bảo sức kéo và thực phẩm. Nam giới thông thạo việc
10



làm công cụ, đan nát các đồ dùng trong gia đình, phụ nữ Thái thạo nghề trồng
bông, dệt vải, cắt may, thêu thùa, những hoa văn trên khăn piêu, thổ cẩm của
họ muôn màu, muôn vẻ, thể hiện qua việc trang trí diềm màn, mặt gối, mặt
chăn, nẹp đệm... Người Khơ Mú có kỹ thuật đan lát hết sức điêu luyện, bằng
những nguyên liệu như tre, nứa, song, mây mà đan thành rổ, rá, ghế, ca bem, ca
tẹm, ép khảu có các hình hoa văn rất đẹp. Người phụ nữ Mông tự lấy lanh dệt
vải và may mặc, họ có kỹ thuật nhuộm màu và thêu thùa nhiều hình hoa văn
đẹp mà tiêu biểu là váy áo của người phụ nữ.
Như vậy, sự hình thành tập quán canh tác của từng dân tộc phụ thuộc
vào địa thế và bà con các dân tộc Mông, Khơ Mú, Thái, La Ha, Kháng của
huyện chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên, do điều kiện tự
nhiên của huyện có địa hình phức tạp, chia cắt và khí hậu khắc nghiệt thiên
tai, hạn hán, sâu bệnh thường xuyên xảy ra, đất đai bị xói mòn, cằn cỗi do
chặt phá rừng, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, địa hình chủ yếu là
đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư nhưng còn thiếu và yếu
nhất là giao thông nông thôn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông - lâm
nghiệp. Hàng năm, thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh ... đối với sản xuất nông lâm nghiệp lên tới hàng tỷ đồng, đặc biệt đầu năm 2008 rét đậm, rét hại kéo
dài làm chết: 3.687 con trâu, bò, ngựa; 1.842 con lợn; 1.700 con dê; trên
30.000 con gia cầm đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành trồng trọt và chăn nuôi;
sâu bệnh hại lúa chiêm xuân xuất hiện trên diện rộng, tổng số diện tích bị
nhiễm sâu bệnh là 1.193 ha (trong đó diện tích bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng
trắng: 1.167 ha; diện tích bị nhiễm bệnh đạo ôn: 123,3 ha); sâu năn hại vụ
mùa 997 ha (trong đó sâu bệnh hại lúa bao thai: 575 ha; sâu bệnh hại lúa
nếp 87: 404 ha); cơn bão số 4 và số 6 đã gây thiệt hại nặng nề: Ngập lụt
150,41ha ruộng, 205,7 ha hoa mầu, (riêng xã Liệp Tè lũ cuốn trôi 200 tấn
ngô), nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi và nhà cửa của nhân dân, tổng

11



thiệt hại trên 21.765 triệu đồng. Đây chính là nguyên nhân khách quan dẫn
đến đói nghèo cao ở huyện trong những năm vừa qua.
1.1.4. Tình hình kinh tế
1.1.4.1. Giai đoạn trước năm 1986
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 nền kinh tế Thuận Châu mang
đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp, tự cấp tự túc, trình độ kỹ thuật canh
tác lạc hậu, nông cụ sản xuất thô sơ, một năm chỉ trồng một vụ, vì vậy năng
xuất thấp. Đồng bào vùng cao sống chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy, canh
tác ruộng nước cũng có nhưng ít làm cho đất đai nhanh bạc màu và cuộc sống
du canh du cư luôn tiếp diễn. Các ngành tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa
có, chỉ có nghề dệt vải phục vụ cho cái mặc hàng ngày. Ở Mường Phiêng,
Mường Sại có nghề đóng thuyền độc mộc, chợ búa hầu như chưa hình thành,
giao thông chưa phát triển từ huyện đi các vùng đều bằng đường mòn.
Năm 1975 Tổ quốc ta, nhân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn và
trọn vẹn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Xuất phát từ yêu cầu
nhiệm vụ cách mạng và đời sông nhân dân các dân tộc trong huyện, với đặc
điểm điều kiện địa phương, huyện đã phát động các phong trào: đẩy mạnh thâm
canh tăng năng xuất lúa ruộng; tích cực bảo vệ rừng, củng cố phong trào hợp tác
hóa, toàn dân làm công tác giao thông…Nhân dân các dân tộc trong huyện đã
thực hiện mục tiêu đề ra và hoàn thành vượt kế hoạch nhà nước năm 1975.
Bước sang năm 1976 mặc dù thời tiết khắc nghiệt, sương muối băng
giá kéo dài làm cho 34 tấn mạ giống bị chết, sâu bệnh, mưa đá ở Mương Sại,
Chiềng Bằng, Chiềng Ly….Nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, nhân
dân gieo thêm 9 tấn lúa giống, phát động chăm bón kịp thời, đề ra các biện
pháp chống sâu bệnh, đảm bảo nước tưới nên vụ chiêm xuân giành thắng lợi.
Tổng diện tích gieo trồng 4.244 ha, năng xuất đạt gần 3 tấn/ha. Trong những
năm 1977-1980 nhân dân các dân tộc Thuận Châu đã nỗ lực phấn đấu mang
lại chuyển biến nhiều mặt:

12


* Về Nông nghiệp
Diện tích gieo trồng: Tổng diện tích gieo trồng hằng năm tăng 1,6%.
Diện tích lúa xuân từ 21 ha năm 1977 tăng lên 119 ha năm 1979, bình quân
hai vụ đạt 5 tấn / ha. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt
23.500 tấn trong đó màu chiếm tỷ trọng 50,2%. Có 6 xã và 25 hợp tác xã đạt
5 tấn thóc trở lên/ha.
Chăn nuôi: Mặc dù thời tiết khắc nghiệt sương muối, giá rét và bệnh
dịch xảy ra, thức ăn dự trữ cho gia súc thiếu, kỹ thuật chăn nuôi chưa đổi mới
nhưng các hợp tác xã và gia đình đã chủ động tự giải quyết nên đàn trâu tăng
8,3%, đàn bò tăng 13,5%, đàn ngựa tăng 22,3%, đàn lợn tăng 11,3%, gia cầm
tăng 2,27% ngoài ra nhân dân còn nuôi ong và chăn tằm
* Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Các xí nghiệp của tỉnh đóng trên địa bàn như nhà máy xi măng Chiềng
Pấc hoàn thành vượt mức kế hoạch 7,9%. Xí nghiệp đường nhiều năm hoàn
thành vượt mức kế hoạch được Chính phủ tặng bằng khen.
Tổng giá trị sản lượng thủ công nghiệp hằng năm tăng 12,8%, gạch đạt
1,5 triệu viên, ngói 75.000 viên, vôi 470 tấn, cát 1.065 khối, khai thác 1.100
khối gỗ, 9.0000 cây tre và 18.0000 cây nứa. Ngành cơ khí sản xuất nông cụ
và chế biến lương thực cũng được đẩy mạnh.
* Công tác giao thông vận tải và bưu điện:
Giao thông vận tải và bưu điện phát triển mạnh, góp phần cải thiện sinh
hoạt và đi lại của nhân dân kịp thời và thuận tiện. Trong những năm 19771980 huyện đã huy động được 396.000 ngày công, mở rộng 125,5 km đường
ra ruộng lên nương, vào khu khai thác lâm nghiệp tổng khối lượng đào đắp
129.000 m3 đất, làm mới và sửa chữa 19 cầu treo. Với địa bàn rộng lớn, đi lại
khó khăn, cán bộ thiếu nhưng ngành bưu điện vẫn đảm bảo thông tin liên lạc
thông suốt, phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính
trị của Đảng bộ.

13


* Ngành ngân hàng, tài chính:
Không ngừng tăng nguồn thu nâng mức thu hàng năm tăng lên 17,6%.
Xã Noong Lay và Bản Lầm có 100% số hộ tham gia gửi tiết kiệm. Đi đôi với
tăng nguồn thu là phấn đấu giảm bội chi, tích cực huy động lương thực, thu
mua lâm sản và thực phẩm.
* Các ngành kinh doanh phục vụ khác:
Cửa hàng ăn uống, ngoại thương, thương nghiệp đều hoàn thành vượt
mức kế hoạch. Vận chuyển hàng năm hơn 300 tấn hàng hóa đi các vùng trong
huyện. Xong chưa thực sự khai thác và tận dụng được tiềm năng, thế mạnh
của địa phương.
Từ những năm 1980-1986 thực hiện Nghị quyết Trung ương sáu (khóa
IV) nhân dân các dân tộc Thuận Châu đã vươn lên giành nhiều thắng lợi trên
mặt trận sản xuất.
* Sản xuất nông, lâm, thủy sản:
Diện tích gieo trồng năm 1980 đạt 14.849ha, năm 1981 đạt 15.191,4ha,
năm 1982 đạt là 16.438ha, tăng 7,1% so với kế hoạch. Tổng sản lượng năm
1982 đạt 27.057 tấn tăng 7.175 tấn so với năm 1981. Hàng năm Thuận Châu
đóng góp cho nhà nước từ 2000 đến 3.5000 tấn lương thực và từ 150 đến 180
tấn thực phẩm. Với phương châm nông lâm kết hợp, huyện đã tiến hành quy
hoạch rừng và đất rừng cho từng vùng, từng tiểu khu, từng xã và hợp tác xã
quản lí. Sản xuất cây công nghiệp được chú trọng, có quy hoạch cụ thể như
chè, mía, đậu tương…và có nhiều triển vọng như chè từ 7ha năm 1980 tăng
lên 23ha năm 1982. Cây mía cung cấp gần 4000 tấn. Chăn nuôi tăng trưởng
mạnh năm 1982 đàn trâu tăng 3%, đàn bò tăng 4-5%, gia cầm tăng 7,2%, nuôi
cá tăng gấp 3 lần so với năm 1977.
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Trong ba năm (1980-1982) đã khắc phục khó khăn về nguyên liệu,

14


đảm bảo cung cấp các công cụ sản xuất nông nghiệp và gạch ngói, xi măng
cho xây dựng, gốm ,sứ cho nhu cầu tiêu dùng…..đưa tổng giá trị từ 12,6%
tăng lên 15%.
* Các ngành dịch vụ:
Giao thông, bưu điện có nhiều mặt tiến bộ, đảm bảo thông suốt từ huyện
đến cơ sở, vận chuyển hàng trăm tấn hàng hóa phục vụ đồng bào vùng cao. Bến
xe khách Thuận Châu nhiều năm liền là lá cờ đầu của ngành Giao thông vận tải
Sơn La. Xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thủy nông được hoàn thành và
đưa vào sử dụng, phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc.
Ngành Tài chính-Ngân hàng đảm bảo cân đối thu chi đáp ứng kịp thời sản xuất
và đời sông nhân dân. Tổng doanh thu năm 1982 đạt 27.500.000 đồng, vượt
10% so với kế hoạch. Đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu các nguyên liệu sẵn có ở
địa phương: cần câu trúc, sắn lát, ngô, gỗ lát…..
1.1.4.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012
Đại hội lần thứ sáu của Đảng (12-1986) đã khởi sướng công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước, chuyển cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang
hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách kinh tế nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986-1990 Đảng bộ
và nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu đã cải tiến quản lý trong kinh
tế, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, hạch toán kinh doanh xã
hội chủ nghĩa, do vậy vụ đông xuân 1986-1987 toàn huyện trồng được
14,441 ha cây lương thực, 873,6 ha cây công nghiệp thực phẩm. Đàn gia
súc năm 1987 có 32.300 con lợn, 14.950 con bò, 12.640 con trâu. Công tác
khoanh nuôi bảo vệ rừng trồng có nhiều chuyển biến, thu hơn 1 triệu đồng
thuế nuôi rừng và bảo vệ 10 ngàn hec ta rừng , đạt 100% kế hoạch. Sản
xuất công nghiệp đã sản xuất ra nhiều mặt hàng gia dụng hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng. Mở 7,5 km đường từ Co Mạ đi Mường Bám, sửa

15


chữa, thông xe các tuyến đường Muổi Nọi, Bản Lầm, Chiềng KhoangMường Sại phục vụ 30 ngàn lượt khách trong năm, đảm bảo thông tin
thong suốt từ vùng thấp tới vùng cao trong mọi thời tiết.
Công tác lưu thông phân phối tài chính, ngân hàng cũng có nhiều tiến
bộ, chợ thị trấn được sắp xếp lại, mở chợ mới ở Chiềng Pấc. Tổng thu ngân
sách trong toàn huyện đạt 64,5 triệu đồng, tổng chi là 65 triệu đồng.
Những năm 1991-2000 toàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực trong
sản xuất, kinh tế nông-lâm nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa,
tạo tiền đề cho việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa với khối lượng sản
phẩm lớn cho những năm tiếp theo phù hợp với lợi thế kinh tế của huyện.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chuyển biến rõ rệt nhất là trong sản
xuất xi măng và thủy điện. Ngoài thủy điện Chiềng Ngàm cấp điện tới sáu xã
và thị trấn còn có các trạm thủy điện nhỏ ở các xã Nậm Lầu, Chiềng Bôm,
Phỏng Lái, Bó Mười, Mường Khiêng, Mường Sại...... Hoạt động tốt và phát
triển mạnh ở các gia đình vùng sâu, vùng xa góp phần cải thiện sinh hoạt của
nhân dân. Việc sản xuất gạch ngói, các dịch vụ rèn, mộc, sữa chữa, may mặc,
xay xát lương thực tiếp tục phát triển đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống.
Công tác tài chính-ngân hàng được chấn chỉnh và đổi mới chống thất thu, đáp
ứng nhu cầu chi. Kinh tế hợp tác xã được đổi mới với cơ chế quản lý gọn, phù
hợp với địa phương. Kinh tế hộ gia đình thúc đẩy sản xuất phát triển và hình
thành cơ cấu kinh tế mới. Cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng với tống số
vốn đầu tư từ 900 triệu đồng năm 1992 lên gần 4 tỷ đông năm 1993 chủ yếu
trong các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học, nước ăn.....
Bước sang thế kỷ 21 kinh tế của huyện tiếp tục phát triển với tốc độ
tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế từng bước được nâng lên; các ngành, các
lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế đều có bước phát triển tiến bộ.
16



Thu ngân sách vượt kế hoạch; thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
đầu tư. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; thực hiện có hiệu
quả các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, ngăn chặn
suy giảm kinh tế; chủ động đối phó với những diễn biến bất lợi của khí hậu,
thiên tai; công tác di dân tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 giai đoạn II
(Sơn La - Tuần Giáo), chương trình phát triển cây cao su được Uỷ ban
nhân dân huyện triển khai toàn diện và đạt được những kết quả quan trọng.
Tổng sản phẩm nội địa năm 2012 ước đạt 638,92 tỷ đồng, bằng
247,54% so với năm 2005; tốc độ tăng trưởng bình quân 7 năm (2006 - 2012)
đạt 13,83%/năm (Nghị quyết đại hội là 13%/năm). Với sự tăng trưởng như
vậy, Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người năm 2012 ước đạt 12,04
triệu đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trung bình qua 7 năm là
14,61%. Tuy nhiên, Thuận Châu vẫn là huyện có thu nhập thấp hơn so với
một số huyện trong toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người thấp nên vốn nội
lực cho phát triển kinh tế của vùng còn hạn hẹp. Quy mô kinh tế huyện Thuận
Châu còn nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh, tập quán sản xuất lạc hậu. Chính vì
vậy, trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, so với cả nước thì Thuận
Châu vẫn là vùng nghèo về kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ
trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong
7 năm (2006 - 2012), tỷ trọng tổng sản phẩm nội địa ngành nông - lâm nghiệp
giảm từ 59,01% năm 2005 xuống 47,85% năm 2012; tỷ trọng tổng sản phẩm
nội địa ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,82% lên 21,21% năm 2012; tỷ
trọng tổng sản phẩm nội địa ngành dịch vụ tăng từ 27,17% lên 30,93%. Tuy cơ
cấu tổng sản phẩm nội địa đã có sự chuyển biến tích cực, nhưng tỷ trọng của
ngành công nghiệp, xây dựng hiện đang rất thấp. Vì vậy, trong tương lai huyện
17



Thuận Châu cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm nội địa theo hướng
giảm tỷ trọng nông , lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp , xây dựng và dịch
vụ (Phụ lục-bảng 1.1).
Bảng 1.1: Cơ cấu theo ngành kinh tế huyện Thuận Châu giai đoạn 2006 - 2012
Thự
Đơ c
n vị hiện
tính năm
2005

Chỉ tiêu

Cơ cấu theo ngành
kinh tế
- Nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản
- Công nghiệp,
xây dựng
- Dịch vụ

%

100

%

59.01


%

13.82

%

27.17

Thực hiện giai đoạn 2006 – 2012
Tốc độ
tăng
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
trưởn
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
g bình
quân
100

100

100

100

100

100

100


57.2

55.7

53.2

52.1

50.2

49.1

47.8

2
15.8

2
16.6

1
18.0

8
18.6

6
20.3

3

20.6

5
21.2

3
26.9

8
27.6

5
28.7

8
29.1

3
29.4

5
30.2

1
30.9

5

0


4

4

1

1

3

100
97.05
106.39
101.88

(Nguồn: Báo cáo kinh tế hàng năm của Ủy Ban Nhân Dân huyện Thuận Châu)
* Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:

Mặc dù trong những năm gần đây bị ảnh hưởng bởi thời tiết rét đậm,
rét hại, hạn hán, sâu bệnh, giá cả đầu vào tăng cao. Song sản lượng lương
thực liên tục tăng, an ninh lương thực được bảo đảm; tập trung thâm canh
diện tích cây lương thực, giảm diện tích lúa nương trên đất dốc, tăng cường
ứng dụng giống mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để
nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích
đất canh tác.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2012 ước đạt 336,49 tỷ
đồng, bằng 158,2% so với năm 2005, bình quân tăng 6,94%/ năm (không đạt
chỉ tiêu đề ra 8 - 9%).
Sản xuất lương thực theo quan điểm đảm bảo an ninh lương thực và sản
18



xuất hàng hoá, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đưa giống mới có năng suất cao,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản lượng lương thực có hạt
năm 2012 ước đạt 51.685 tấn - không đạt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đề ra là 55.000
tấn); bình quân lương thực đầu người năm 2010 ước đạt 343 kg/người (mục tiêu
đề ra là 370 kg/người). Nguyên nhân của sản lượng lương thực có hạt không đạt
so với chỉ tiêu đề ra là do: bị ảnh hưởng bởi thời tiết rét đậm, rét hại, hạn hán,
sâu bệnh, giá cả đầu vào tăng cao, trình độ dân trí còn thấp, một số vùng còn
chưa có điện, chưa có sóng tivi nên việc tiếp cận với các thông tin dự báo
thời tiết còn hạn chế (Phụ lục-bảng 1.2).

19


Bảng 1.2: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Thuận Châu giai đoạn 2006 - 2012
Thực hiện giai đoạn 2006 - 2012

Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Nông nghiệp
+ Trồng trọt
+ Chăn nuôi
- Lâm nghiệp
- Ngư nghiệp
- Công nghiệp, xây dựng
+ Công nghiệp:
Dịch vụ


Đơn vị
tính

Thực
hiện
năm
2005

Năm
2006

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

521.84
212.68
161.86
116.37
45.49
49.42
1.4

137.60
24.84
172

613.93
234.60
178.0
127.0
51.0
55.0
1.6
183.76
29.64
196

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011


Năm
2012

Tốc độ
tăng
trưởng
bình quân

728.63 805.77 890.95 1024.02 998.60 1,175.77
112.53
258.65 263.16 297.85
322.65
306.92
336.49
106.94
195.25 195.25 216.95
235.79
238.12
261.61
107.19
137.82 137.82 151.04
159.46
174.77
191.55
107.43
57.43
57.43
65.91
76.33
63.35

70.06
106.98
61.51
65.81
78.35
84.22
66.74
72.61
106.39
1.89
2.10
2.55
2.64
2.07
2.27
108.06
246.05 285.08 297.98
386.37
431.92
536.66
121.93
37.65
42.79
47.62
57.50
63.82
76.58
117.58
224
258

295
315
260
303
109.11
(Nguồn: Báo cáo kinh tế hàng năm Ủy Ban Nhân dân huyện thuận Châu)

20


* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao,
có chuyển biến tích cực về nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng tỷ trọng các sản phẩm qua chế biến, nhất là các sản
phẩm có lợi thế sử dụng nguyên liệu của địa phương; đã hình thành một
số cụm, điểm chế biến nông sản và khai thác đá làm vật liệu xây dựng có
quy mô lớn tại xã Tông Lạnh, Chiềng Pấc, Phổng Lái, Noong Lay, Chiềng
Pha, Bon Phặng, Muổi Nọi, Tông Cọ. Huyện đã chủ động kêu gọi và tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến đầu tư vào địa bàn. Trong giai
đoạn 2006-2010, đã thu hút được 3 dự án với số vốn đăng ký 750 tỷ đồng
(thuỷ điện Nậm Hoá 1, 2, công suất 26 MW, vốn đầu tư 498 tỷ đồng, thuỷ
điện Chiềng Ngàm Thượng, công suất 10MW, vốn đầu tư 240 tỷ đồng,
nhà máy sản xuất gạch Tuynel Chiềng Pha, công suất 20 triệu viên/năm,
vốn đầu tư 12 tỷ đồng). Giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp giai
đoạn (2006 - 2010) ước đạt 215,2 tỷ đồng (trong đó năm 2010 là 57,5 tỷ
đồng, bằng 90,1% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra, bằng 231,48% so với
năm 2005); mức tăng trưởng bình quân 18,76%/năm. Nguyên nhân giá trị
sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp giai đoạn này không đạt so mới
mục tiêu đề ra một phần do trình độ quản lý của các cấp, do không hoàn
thành kế hoạch lương thực có hạt năm 2012.

* Các ngành dịch vụ:
Phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, có giá
trị gia tăng cao. Tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất và
đời sống của nhân dân, nhất là việc đảm bảo cung ứng các loại hàng hoá phục
vụ nhu cầu thiết yếu cho địa bàn vùng sâu, vùng xa; tổ chức tốt việc tiêu thụ
hàng hoá nông, lâm sản cho nông dân, hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ, găm
hàng, nâng giá và gian lận thương mại. Thị trường không ngừng được mở
21


×