Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

ĐẢNG bộ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG (THANH hóa) LÃNH đạo PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP từ năm 1996 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.7 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THƠ

ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG (THANH HÓA)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Vinh

HÀ NỘI - 2015

LỜI CAM ĐOAN

1


Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của
riêng tôi. Các tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là
trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Nếu sai sót, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Người viết cam đoan

Phạm Thị Thơ

2




MỤC LỤC

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

4

BCH

: Ban Chấp hành

CCKT

: Cơ cấu kinh tế

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDP


: Tổng sản phẩm trong nước

HTX

: Hợp tác xã

KH-CN

: Khoa học và công nghệ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KTNN

: Kinh tế nông nghiệp

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NTM

: Nông thôn mới

: Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ

Bản đồ:

Bản đồ hành chính huyện Quảng Xương....................................

Bản đồ:

Vị trí huyện Quảng Xương trên bản đồ tỉnh Thanh Hóa............


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn được nhiều quốc gia
trên thế giới coi là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá trình
phát triển KT-XH nói chung và công cuộc CNH, HĐH nói riêng. Đặc biệt đối
với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, đóng góp
của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân ngày càng
to lớn và luôn có ý nghĩa thiết thực. Phát triển nông nghiệp, nông thôn càng
trở thành quá trình tất yếu nhằm cải thiện bền vững nền kinh tế, xã hội, văn
hóa và môi trường của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của KTNN, ngay từ rất sớm Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và
nông dân. Trong thư gửi các điền chủ và nông gia ngày 11-4-1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền
kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc… nông dân ta giàu thì nước giàu. Nông
nghiệp ta thịnh thì nước thịnh” [57, tr. 215]. Từ đó, Người coi việc tập trung
phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và yêu
cầu các ngành phải lấy việc phục vụ nông nghiệp làm trọng tâm. Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy

việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông
nghiệp thì không có cơ sở phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp
nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công
nghiệp làm ra...” [58, tr. 180].
Trong thực tế, sản xuất nông nghiệp luôn là nền tảng, là một trục phát
triển và là trụ đỡ của nền kinh tế. Nông nghiệp cải thiện đời sống người dân,

6


giảm nghèo, cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nên sự ổn
định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã
hội, đảm bảo cho công nghiệp phát triển “như hai cái chân của nền kinh tế”.
Bên cạnh đó, nông nghiệp giúp phát triển thị trường nội địa, đồng thời mang
lại nguồn ngoại tệ và nguồn nhân lực đáng kể cho nền kinh tế.
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và qua quá trình lãnh đạo thực tiễn,
Đảng ta luôn nhận thức rõ vai trò, vị trí của nền KTNN. Trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, công tác
lãnh đạo phát triển KTNN luôn được sự quan tâm thường xuyên của Đảng.
Đảng ta luôn chú trọng lấy việc “phát triển nông nghiệp làm gốc”, coi phát
triển nông nghiệp là “mặt trận hàng đầu”, là trung tâm và là nền tảng cơ bản
để phát triển các ngành kinh tế khác. Qua đó, chủ trương tập trung nguồn lực
xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững,
bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trước mắt cũng như lâu dài; xây dựng
giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững
mạnh, tạo nền tảng KT-XH và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH.
Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta hiện nay cũng đang đối diện với rất
nhiều khó khăn. Nông nghiệp tăng trưởng liên tục và toàn diện nhưng nhìn
lại, tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng chậm hơn, thu nhập của người dân
ngày càng giảm. Môi trường sản xuất ngày càng bị suy thoái chứa đựng sự đe

dọa của nhiều yếu tố thiếu an toàn và bền vững. Người lao động trong nông
nghiệp còn nhiều khó khăn, cách thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được
với đòi hỏi của thực tiễn, nhất là khi nước ta đang tham gia sâu rộng vào quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nguyên nhân chính là chi phí sản xuất tăng,
trong khi giá bán lại thấp, kéo theo thu nhập của người dân thấp, năng suất lao
động trong nông nghiệp chậm được cải thiện. Những đòi hỏi tái cơ cấu lại

7


nông nghiệp, hay nói cách khác là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo
hướng hiệu quả cao hơn và bền vững hơn gắn với xây dựng NTM đang là đòi
hỏi bức bách của quá trình phát triển hiện nay mà Đảng và Chính phủ ta đã
nhìn thấy rõ. Vấn đề là tổ chức lại như thế nào?
Vì vậy, nghiên cứu về quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng ở
nước ta đã và đang là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác
nhau. Những nghiên cứu ấy không chỉ nhằm phác họa lên bức tranh chân thực
của nền nông nghiệp Việt Nam với những bứt phá ngoạn mục trong thời kỳ
đổi mới, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún, không đủ sản phẩm
cung cấp cho yêu cầu xã hội đã nhanh chóng tạo dựng một nền nông nghiệp
phát trển toàn diện, trở thành nước có lương thực tích lũy, đảm bảo an ninh và
xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới liên tục trong nhiều năm qua. Mà còn,
nhằm rút ra những kinh nghiệm, đặc biệt là những kinh nghiệm về hạn chế,
yếu kém, bất cập để “tổ chức lại sản xuất” theo hướng hiệu quả cao hơn và
bền vững hơn. Trong đó, nghiên cứu về quá trình lãnh đạo phát triển KTNN
của Đảng từ một mô hình cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp cơ sở để có cái nhìn từ
thực tiễn, bổ sung cho các vấn đề lý luận chung của Đảng là yêu cầu cấp thiết.
Huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) nằm về phía Đông Nam của
tỉnh. Trước đây, Quảng Xương luôn được xem là một huyện nghèo, đồng đất
không mấy thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai. Bên cạnh đó, do yêu cầu phát

triển thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn (trực thuộc tỉnh), Quảng Xương
thường xuyên bị chia tách địa giới hành chính (từ năm 1971 đến năm 2015,
huyện Quảng Xương phải chịu 6 lần chia tách, tổng cộng 16 xã và một thị
trấn với diện tích trên 60 km² và dân số gần 100.000 người cho hai đơn vị
hành chính nêu trên). Mặc dù là vùng trọng điểm lúa của tỉnh và là một trong
những huyện được đánh giá là có tiềm năng về thủy, hải sản, đồng thời có vị
trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng của tỉnh, nhưng trong cơ chế cũ, sản
xuất đều lệ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên và mang tính tự phát, kém

8


phát triển. Ruộng đồng manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, tiểu thủ công lạc hậu, tư
duy lãnh đạo bị bó hẹp… là những nguyên nhân làm cho sản xuất nông
nghiệp kém phát triển, đời sống nhân dân rất nghèo khó. Cái nghèo khó của
Quảng Xương có thể xếp vào hạng nhất nhì trong vùng đồng bằng ven biển
của tỉnh Thanh Hóa.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là từ sau khi thực hiện chủ
trương của Đảng đẩy mạnh phát triển KTNN, nông thôn theo hướng CNH,
HĐH, Đảng bộ huyện Quảng Xương đã tìm ra những hướng đi thích hợp, phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từng bước khai thác được những lợi
thế quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đối với KTNN và
xây dựng NTM với những bước phát triển vững chắc.
Nghiên cứu về Đảng bộ huyện Quảng Xương lãnh đạo phát triển
KTNN trong thời kỳ đổi mới, cụ thể là trong giai đoạn từ 1996-2014 là đáp
ứng yêu cầu nghiên cứu hiện nay. Đề tài góp phần tổng kết thực tiễn quá trình
lãnh đạo của Đảng bộ huyện, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình vận
dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào phát triển kinh tế ở một địa phương
cấp huyện trước những yêu cầu mới.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu

“Đảng bộ huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) lãnh đạo phát triển kinh nông
nghiệp từ năm 1996 đến năm 2014” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
KTNN có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế,
việc lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng cũng có một ý nghĩa hết sức quan
trọng, đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều
nhà khoa học, có một số công trình tiêu biểu mà tác giả đã tìm hiểu:
- Nhóm các công trình nghiên cứu ở Trung ương:
GS. Bùi Huy Đáp và GS. Nguyễn Điền có cuốn Nông nghiệp Việt Nam
9


bước vào thế kỷ XXI [48]. Cuốn sách khái quát những thành tựu của nông
nghiệp Việt Nam cuối thế kỷ XX, phân tích những thách thức và tiềm năng
của nông nghiệp Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó nêu lên
những phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp để xây dựng một nền
nông nghiệp hiện đại và bền vững trong thế kỷ XXI.
Tác giả Vũ Oanh có cuốn Nông nghiệp và nông thôn trên con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa [60]. Tác phẩm đề
cập đến những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ
trương, chính sách, trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong
quá trình phát triển KTNN và nông thôn. Đồng thời cuốn sách cũng nêu lên
những kinh nghiệm có tính tổng kết qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối chính
sách nói trên, nhất là từ sau khi tiến hành đổi mới cơ chế quản lý KTNN.
PGS. Lê Văn Lý có cuốn Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực
trọng yếu của đời sống xã hội nước ta [55]. Cuốn sách nói về nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống
xã hội nước ta hiện nay, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
PGS. Nguyễn Cúc có cuốn Tác động của nhà nước đối với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa [31]. Cuốn sách đã đi sâu phân tích vị trí, vai trò của
nhà nước trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn theo
hướng CNH, HĐH.
Lê Huy Ngọ - Nguyễn Ngô Hai (chủ biên) có cuốn Con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam [56]. Cuốn sách
đã giới thiệu một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển quan điểm
của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; giới thiệu kinh nghiệm
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của một số nước và vùng lãnh thổ;
những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn - đề
ra phương hướng và giải pháp để phát triển KTNN trong thời gian tới.
Tác giả Nguyễn Văn Tiêm có cuốn Gắn bó cùng nông nghiệp, nông
10


thôn, nông dân trong đổi mới [66]. Cuốn sách bao gồm nhiều bài viết về vấn
đề phát triển nông nghiệp, nông thôn như: những phản ánh, kiến nghị để phát
triển nông nghiệp, phát triển nông thôn; về nông dân và Hội Nông dân Việt
Nam; HTX nông nghiệp ở nông thôn.
TS. Đặng Kim Sơn có cuốn Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa [64]. Trên cơ sở tổng hợp,
phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp
hóa ở nhiều nước trên thế giới, tác giả đã có sự liên hệ vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn như: vai trò của nông
nghiệp trong công nghiệp hóa, vấn đề cơ cấu sản xuất, giải quyết những vấn đề
về đất đai, lao động, môi trường,... trong công nghiệp hóa đất nước.
Các cuốn sách đã tập trung phân tích một cách sâu sắc vị trí, vai trò của
KTNN đối với sự phát triển kinh tế; đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông
thôn của nước ta; tính tất yếu và cách thức tiến hành CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề liên

quan đến công tác lãnh đạo của Đảng trong phát triển KTNN.
Ngoài các công trình nghiên cứu là sách, còn có các công trình khoa
học công bố trên các tạp chí khoa học nghiên cứu về sự phát triển KTNN,
quan điểm của Đảng về phát triển KTNN:
PGS. TS. Trần Văn Phòng (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển kinh tế nông nghiệp”, Tạp chí Giáo dục lý luận (số 11), tr. 3-6.
ThS. Đặng Kim Oanh (2009), “Quan điểm của Đảng về phát triển nông
nghiệp trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 8), tr. 26-30, 48.
PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc (2002), “Tổng quan nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Lao động và Xã hội (số 197), tr. 26-28.
Các bài viết đã khái quát vị trí, vai trò của nông nghiệp, quan điểm về
phát triển nông nghiệp của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả.
- Nhóm các công trình nghiên cứu ở cấp tỉnh:
11


Nguyễn Văn Thụ (2004), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá. Luận văn ThS. Kinh tế chính trị, Trung tâm Đào
tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Hà Nội.
Lê Quang Điệp (2008), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh
Hóa. Luận văn ThS. Kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà Nội.
Lê Thị Hiền (2009), Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của
Đảng ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm 1988-2006. Luận văn ThS. Lịch sử,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Nguyễn Thành Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986-2005. Luận án TS. Lịch sử, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Nguyễn Hồng Thái (2010), Hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển
nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Luận văn ThS. Kinh

tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Lê Thị Thảo (2010), Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông
nghiệp, nông thôn Thanh Hóa (1986-2010). Luận văn ThS. Lịch sử, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Tạ Kim Sen (2013), Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa: Thực
trạng và giải pháp. Luận văn ThS. Kinh tế, Đại học Kinh tế, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Luyện (2014), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thanh Hóa trong giai
đoạn hiện nay. Luận văn ThS. Khoa học chính trị Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Hà Nội.
Hoàng Phương Bắc (2015), Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa
bàn tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý, Đại học Kinh tế,
Hà Nội.
Nguyễn Thị Lê (2015), Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa
nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960. Luận văn ThS.
12


Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu này đã phân tích khá sâu sắc tình hình nông
nghiệp cũng như các chính sách phát triển KTNN của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ
sở đó, bước đầu tìm ra các giải pháp để phát triển nền KTNN trong thời gian tới.
- Nhóm các công trình nghiên cứu ở cấp huyện:
Cuốn “Địa chí huyện Quảng Xương” [53] khái quát về lịch sử, truyền
thống văn hóa, con người huyện Quảng Xương, giúp cho tác giả có được cái
nhìn tổng quát về vùng đất địa linh này.
Nguyễn Thị Hằng (2006), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
và đề xuất sử dụng theo hướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Quảng
Xương tỉnh Thanh Hoá. Luận văn ThS. Nông nghiệp, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.

Trần Văn Cường (2006), Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác theo
hướng bền vững ở huyện Quảng Xương Thanh Hoá. Luận văn ThS. Nông
nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trịnh Duy Long (2008), Đánh giá hoạt động Khuyến nông ở huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Khoa học Kinh tế, Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Lê Huy Kỳ (2010), Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo
hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Xương - Thanh Hóa. Luận văn ThS.
Nông nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa.
Nguyễn Hồng Thái (2010), Nghiên cứu phát triển nuôi thủy sản nước
lợ ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Nông nghiệp,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Lê Đại Hiệp (2012), Nghiên cứu một số giải pháp góp phần xây dựng hệ
13


thống cây trồng thích ứng với khí hậu biến đổi ở huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hoá. Luận văn ThS. Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Bùi Thị Thắm (2014), Sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất
nông nghiệp tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Luận văn ThS. Nông
nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Xương (1975-2005)” [7] đã tổng
kết quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xương từ năm 1975 đến
năm 2005, trong đó trọng tâm là lãnh đạo phát triển KTNN.
Các báo cáo tổng kết của các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện đã nêu rõ tình
hình phát triển KTNN trong giai đoạn này.
Các cuốn sách và đề tài nghiên cứu đã đi sâu phân tích tình hình nông
nghiệp của huyện Quảng Xương, đánh giá thực trạng nông nghiệp và các hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện. Đồng thời cũng đưa ra các giải
pháp để phát triển KTNN của huyện. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên

cứu cụ thể, chuyên sâu về quá trình Đảng bộ huyện Quảng Xương lãnh đạo
phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2014.
Các công trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo rất quan trọng
đối với học viên. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, kết hợp với phân tích, tổng
hợp, đánh giá tình hình phát triển KTNN của huyện, thông qua hệ thống tài
liệu sưu tầm được, đặc biệt các tư liệu là các văn bản của Đảng bộ được lưu
trữ tại các kho lưu trữ của văn phòng Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Nông
nghiệp huyện Quảng Xương và kho lưu trữ của Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, góp
phần giúp học viên tập dượt xây dựng một cuốn tài liệu lịch sử về quá trình
vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng lãnh đạo phát triển KTNN
trong điều kiện cụ thể của Đảng bộ huyện Quảng Xương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
14


Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Quảng Xương phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2014. Đúc kết một
số kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTNN trong thời kỳ mới đạt
kết quả, hiệu quả cao hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các chủ trương phát triển KTNN của Đảng ta trong thời
kỳ đổi mới.
- Phân tích, luận giải, làm sáng tỏ chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng
bộ huyện Quảng Xương về phát triển KTNN qua 2 giai đoạn: từ 1996-2005
và 2006-2014.
- Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân
trong quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ huyện Quảng Xương
từ năm 1996 đến năm 2014.
- Đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTNN của

Đảng bộ huyện Quảng Xương trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình Đảng bộ huyện Quảng
Xương lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2014 theo chủ trương,
đường lối phát triển KTNN của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Đề tài nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo
của Đảng bộ huyện Quảng Xương phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm
2014, nhận xét và rút ra những kinh nghiệm. Trong khuôn khổ của luận văn,
tác giả tập trung nghiên cứu trên 2 lĩnh vực chủ yếu trong KTNN của huyện là
nông nghiệp và thủy sản.
- Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1996 - Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII, chuyển công cuộc đổi mới của đất nước sang thời
15


kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đến năm 2014 - chuẩn bị tổng kết lý luận và thực
tiễn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có phát triển KTNN. Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả sử dụng một số
tư liệu có liên quan từ trước năm 1996 và sau năm 2014.
- Về không gian nghiên cứu: Địa bàn huyện Quảng Xương (bao gồm 35
xã và 1 thị trấn ở thời điểm nghiên cứu) và có liên hệ với một số địa phương
khác trong tỉnh.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTNN.
Nguồn tài liệu
- Các văn kiện Đảng, nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương

Đảng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và Đảng bộ huyện Quảng Xương đã công bố
hoặc lưu trữ tại các cơ quan chức năng: Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương
Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Thư viện Quốc gia Hà Nội, kho lưu trữ
Văn phòng Tỉnh ủy và văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, kho lưu trữ Văn
phòng Huyện ủy và UBND huyện Quảng Xương, Chi cục Thống kê huyện
Quảng Xương.
- Các sách chuyên khảo, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học,
kỷ yếu, hội thảo khoa học đã công bố liên quan đến phát triển KTNN.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết
hợp chặt chẽ hai phương pháp đó.
Đồng thời, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh... để tái hiện bức tranh KTNN của huyện Quảng
Xương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện từ năm 1996 đến năm 2014.
6. Đóng góp của luận văn
- Đề tài góp phần hệ thống hóa, tổng quát về sự lãnh đạo của Đảng bộ

16


huyện Quảng Xương đối với KTNN giai đoạn 1996-2014, làm rõ những
thành tựu nổi bật, hạn chế, thách thức trong quá trình lãnh đạo, đúc kết những
kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ huyện
Quảng Xương, làm luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn để Đảng bộ huyện
tiếp tục lãnh đạo phát triển KTNN trong những năm tiếp theo.
- Là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu
cho những người quan tâm đến vấn đề phát triển KTNN của huyện Quảng
Xương và của tỉnh Thanh Hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn

gồm ba chương, 6 tiết.

17


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh
tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Quảng Xương
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Quảng Xương thuộc miền đất hình thành tương đối muộn so với
nhiều nơi khác trong tỉnh. Các sách địa chí cổ đều chép: huyện Quảng Xương từ
đời Trần về trước tên là huyện Vĩnh Xương, sau đó phát triển thành Quảng
Xương ở đời Hậu Lê. Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển, với diện tích
đất tự nhiên sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tính đến năm 2014
là 200,4 km², trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.230 ha (diện tích
trồng cây hằng năm 9,494 ha, diện tích đất nuôi trồng hải sản 732 ha, diện tích
đất lâm nghiệp 370 ha).
Về vị trí địa lý
Huyện Quảng Xương nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa,
thuộc miền duyên hải. Quảng Xương nằm ở tọa độ 19 040’59’’ vĩ độ Bắc,
105048’10’’ kinh độ Đông [7, tr. 16]. Vị trí tự nhiên tạo nên địa thế khắc
nghiệt về thiên nhiên, xung yếu về quân sự. Đó là sự hình thành tự nhiên bởi
hai dòng sông lớn chảy ra biển: sông Mã và sông Yên. Phía Bắc huyện gần
cửa Hới (sông Mã) là núi Sầm Sơn, bên cửa Ghép (sông Yên) là núi Lau Chẹt
là hai “cánh tay khổng lồ” của tạo hóa chắn đỡ, đón nhận phù sa của hai dòng
sông lớn và những hải lưu của biển cả. Ngoài ra, huyện Quảng Xương còn có
các con sông tự nhiên và nhân tạo như: sông Thống Nhất đào năm 1976, sông

Hoàng và sông Lý cải tạo từ sông tự nhiên mà thành từ năm 1978. Quảng
Xương có bờ biển dài 18,2 km với phần thềm lục địa rộng lớn là điều kiện

18


phát triển nghề biển, nuôi trồng thủy sản và du lịch. Cùng với đó là 2 cửa lạch
đã tạo ra vùng triều có diện tích hơn 1.300 ha, có 9 xã ven biển tham gia khai
thác hải sản và 10 xã vùng triều tham gia nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước
lợ. Vùng biển Quảng Xương chủ yếu là vùng bãi ngang, tuy vậy nguồn lợi hải
sản phong phú: cá, tôm he, tôm sắt, tôm bột, cua, mực, moi, sứa... nhiều năm
ngư dân khai thác đạt sản lượng lớn (sản lượng xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao). Vùng
triều Quảng Xương là một thế mạnh để nuôi trồng thủy sản nước lợ, sản xuất ra
sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.
Phía Bắc huyện Quảng Xương là thành phố Thanh Hóa với Khu Công
nghiệp Lễ Môn, phía Tây giáp huyện Nông Cống và Đông Sơn, phía Đông
giáp biển Đông, phía Nam là Khu Công nghiệp Động lực Nghi Sơn (huyện
Tĩnh Gia). Như vậy, Quảng Xương có vị trí địa kinh tế, kết nối giữa Thành
phố Thanh Hóa và Khu kinh tế động lực Nghi Sơn, đây là lợi thế đặc biệt
quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.
Huyện Quảng Xương có đường Quốc lộ 1A chạy theo hướng Bắc - Nam
từ cầu Quán Nam (Quảng Thịnh) đến cầu Ghép (Quảng Trung) dài 18 km, rất
thuận tiện cho việc lưu thông trong địa bàn huyện. Có ba tuyến đường 4A, 4B,
4C chạy song song dọc bờ biển cũng tạo nên sự lưu thông dễ dàng trong vùng.
Ngoài ra còn có Quốc lộ 47 từ Thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn ở phía Bắc
và Quốc lộ 48 từ Ngã ba Voi đi Nông Cống, các tuyến đường liên xã... thuận
tiện cho việc đi lại, giao lưu hàng hóa, phát triển KT-XH.
Về hành chính
Từ năm 1975 đến năm 2015, Quảng Xương đã trải qua 6 lần điều chỉnh
địa giới hành chính để hình thành và phát triển hai đơn vị là Thành phố Thanh

Hóa và Thị xã Sầm Sơn (trực thuộc tỉnh).
Đến năm 2012 (lần điều chỉnh thứ 5), huyện Quảng Xương còn bao gồm
35 xã và 1 thị trấn. Dân số toàn huyện là 220.300 người. Mật độ dân số 1.202

19


người/km2. Năm 2015 tiếp tục điều chỉnh lần thứ 6, cắt 6 xã cho Thị xã Sầm
Sơn, Quảng Xương còn 29 xã và 1 thị trấn. Điều đáng quan tâm là trong số các
xã bị chia tách do điều chỉnh địa giới hành chính đều là các xã có tiềm năng và
dân trí cao hơn các vùng còn lại, làm cho mặt bằng chung về KT-XH của
Quảng Xương gặp nhiều khó khăn hơn sau mỗi lần điều chỉnh. Trong số 36 xã,
thị trấn còn lại (ở thời điểm nghiên cứu), nơi có diện tích lớn nhất là xã Quảng
Ngọc (8,8 km2); nơi có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Quảng Xương (1,1 km 2).
Nơi có dân số đông nhất là xã Quảng Nham (gần 14 nghìn người) và nơi có
dân số ít nhất là xã Quảng Phúc (gần 3 nghìn người). [7, tr. 24]
Về địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu
Đến nay, địa mạo Quảng Xương vẫn còn mang dáng dấp của biển
cả. Những dải cát, cồn cát kéo dài từ bắc xuống nam. Từ sau năm 1945,
địa mạo Quảng Xương thay đổi nhiều, bớt gồ ghề, lồi lõm, khúc khuỷu
hơn. Hệ thống nông giang, mương máng tưới tiêu cùng làng xóm đổi mới
đã phá vỡ không gian làng mạc xưa, hình thành những không gian nông
thôn hiện đại. [53, tr. 13]
Đi đôi với sự phức tạp của địa hình là sự phức tạp của thổ nhưỡng.
Người nông dân Quảng Xương trước đây phân chất đất ra thành các loại:
đất cát, đất thịt, đất bùn, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng, đất bùn
hẩu... họ phân biệt rõ đồng cát và đồng đất cát. Do đó, đất ven biển chỉ có
thể trồng cây sa mộc, còn đất ven sông Rào có thể cấy lúa, trồng khoai và
các loại cây rau màu. [53, tr. 14]
Quảng Xương có các dòng sông lớn, vừa và nhỏ, tạo thành bởi

nhiều nhánh sông từ nhiều miền đất chảy vào để đổ ra biển Đông: sông
Mã, sông Yên, sông Hoàng, sông Mã Bà, sông Lý, sông Rào. Sông ngòi
đóng vai trò quan trọng trong việc bồi bổ đất và cải tạo đất, nhất là thời
chưa có đê hoặc không cần đê. Đất tốt nhất là đất bãi, phù sa bồi đắp hàng

20


năm do sông ngòi tràn lên ngoại đê, nhưng mùa màng thất thường tùy
theo khí hậu thay đổi.
Miền Tây huyện là vùng trọng điểm lúa, ở giữa ba, bốn con sông
quây vùng bốn phía. Đồng ruộng các xã ven đê, trong đê luôn bị úng ngập
vì mùa mưa đồng thấp hơn nước sông không có chỗ tiêu úng. Biển ở đây
nền quá thấp, bồi chậm, được nhiều nguồn lợi cói lác, tôm cá th ì kém thóc
lúa rau màu. Đất nói chung độ pH cao, ít nơi chua nhẹ. Ưu điểm nền cao,
thấp dồn về phía đông, mùa mưa lụt dễ tiêu [53, tr. 15].
Theo nghiên cứu của tác giả Rô-bơ-canh trong công trình nghiên cứu địa lý
về Xứ Thanh, khí hậu Quảng Xương thuộc tiểu vùng khí hậu ven biển. Nhiệt độ
bình quân cả năm là 19,480C, phân chia làm hai mùa rõ rệt. Độ ẩm tháng 2 và
tháng 3 cao nhất (86%), tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, tháng 10 và độ ẩm thấp
hơn (80%) do trời nhiều mây hơn và bốc hơi ít hơn. Mùa nóng từ tháng 4 đến
tháng 7 có bão xen hạn hán kéo dài. Từ tháng 11, gió Bắc thổi mạnh từng đợt, trời
hết mưa, độ ẩm tương đối giảm đi, nhưng trời vẫn nhiều mây xám. Mùa nóng
nhiệt độ cao nhất 380C, thấp hơn vùng giữa và vùng cao nhờ gió đông thổi vào.
Mùa rét nhiệt độ xuống dưới 100C. Nói chung, tiểu vùng này có nền nhiệt độ cao,
mùa đông không lạnh lắm, mùa hè tương đối mát, độ ẩm cao, mưa vừa phải, đòi
hỏi trong sản xuất nông nghiệp cần chú ý phòng chống bão và mưa lớn.
1.1.2. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội
Đến năm 2014, Quảng Xương có dân số 225.101 người, gần 61 nghìn
hộ, vùng biển chiếm 1/3 dân số trong huyện. Xuất phát từ đặc điểm điều kiện

tự nhiên nên ngành nghề chủ yếu của Quảng Xương là nông nghiệp và ngư
nghiệp. Người dân Quảng Xương có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo.
Trải qua hàng ngàn năm, nông dân Quảng Xương tiếp thu kinh nghiệm cổ
truyền và trải qua thực tiễn đã phải hết sức tìm tòi để phát triển cây lúa. Cây
lúa giống như con người Quảng Xương “có cứng mới đứng đầu gió”.
Trong năm, việc canh tác lúa ở Quảng Xương chia làm hai vụ rõ rệt: vụ
21


chiêm và vụ mùa, còn gọi là vụ năm và vụ mười (gặt tháng năm và tháng
mười âm lịch). Vụ mùa diện tích nhiều hơn vụ chiêm vì mưa nhiều, đồng cao,
thấp đều có nước; lúa vụ mùa cấy cả đồng chiêm. Đất cấy được cả hai vụ
chiếm diện tích lớn.
Trước kia, người dân gieo cấy nhiều giống lúa: giống lúa đồng cao,
giống lúa bát, giống lúa chậu trắng, chậu dự; giống lúa mùa đỏ; giống lúa
đồng triều; giống lúa nếp cái hoa vàng, nếp con... Sau này đã được thay thế
bằng các giống mới có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh, giống ngắn
ngày, cao sản... Trong lịch sử, người dân Quảng Xương có nhiều kinh nghiệm
trồng trọt: cơm quanh rá, mạ quanh bờ; khoai đất lạ, mạ đất quen; mưa cơn
đàng Nưa (tên núi Nưa ở Thanh Hóa) vác bừa mà chạy, mưa cơn đàng Vạy
đừng chạy mất công; tháng tám trông ra, tháng ba trông vào; sấm đàng Đông
trời không có bão.... Hoặc là “ruộng đất cao cấy vào tháng 6, gặt tháng 10,
ruộng trũng cấy vào tháng Chạp, gặt vào tháng 5”. Cho đến khi người Pháp
cho đào hệ thống nông giang ở Thanh Hóa, Quảng Xương thuộc phạm vi tưới
nước của kênh Bắc, các vùng đất thấp trong huyện đã có thể cấy 1 năm 2 vụ,
còn vùng đất thuộc dải vùng cao ven biển chủ yếu vẫn là hoa màu. Tại vùng
đất này còn có nhiều sản vật như dưa hấu Mậu Xương (xã Quảng Lưu), đặc
biệt thuốc lào Thượng Đình (xã Quảng Định) là đặc sản nổi tiếng khắp nơi.
Bên cạnh đó, chăn nuôi và thủ công nghiệp cũng là nguồn bổ trợ thường
xuyên cho kinh tế gia đình. [7, tr. 25]

Ở Quảng Xương, làng nào cũng có nghề thủ công và chăn nuôi gia súc.
Quảng Xương đã hình thành những vùng thủ công nghiệp lâu đời và nổi tiếng
như đan cói, dệt chiếu ở vùng nước lợ: Quảng Chính, Quảng Trung qua
Quảng Trường lên các xã Quảng Vọng, Quảng Phúc; đan lát, mây tre đan ở
các làng thuộc tổng Thái Lai, Vệ Yên (Quảng Ninh, Quảng Đức, Quảng
Phong...); nuôi tằm kéo tơ ở vùng đất cát ven biển; khâu nón, thợ rèn, nấu
rượu, làm quạt ở tổng Cung Thượng, Vệ Yên, Thủ Chính (nay là các xã
Quảng Cát, Quảng Hải, Quảng Tân...). [7, tr. 26]
22


Xuất phát từ vị trí địa lý, ngư nghiệp ở Quảng Xương giữ một vị trí khá
quan trọng, từ xưa đánh cá biển đã trở thành nghề truyền thống của cư dân
ven biển. Ngoài ra, còn nghề chắp gai, đan lưới thường được phụ nữ, trẻ em
và người già đảm nhiệm. Cuộc sống của lao động ngư nghiệp phụ thuộc hoàn
toàn vào thiên nhiên, khi biển lặng thì no đủ, lúc biển động thì thiếu đói, thậm
chí mất cả tính mạng. Bên cạnh nghề đánh bắt hải sản, việc chế biến thủy sản
(chược, nước mắm, mắm tôm, cá, mực, tôm khô...) lại tập trung ở một số hộ
giàu có ở hai đầu Nam - Bắc huyện: vùng cửa Hới và Cự Nham. Riêng làm
muối chỉ có ở Ngọc Giáp (xã Quảng Chính cũ) vì vùng Hới và Cự Nham là
hai tụ điểm lớn, đồng thời là đầu mối giao thông sông, biển với thị trường
trong và ngoài tỉnh. [7, tr. 26]
Ngoài đánh bắt, chế biến hải sản vùng ven biển, nông dân Quảng Xương
còn có nghề bắt rươi, cua, cáy ở vùng nước lợ thuộc khu vực cửa Chào phía
Đông Bắc và khu vực sông Yên phía Tây Nam huyện. Đây không chỉ là nguồn
thực phẩm hàng ngày mà còn cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.
Hệ thống sông, rạch, ao hồ là nơi nuôi thả thủy sản, vì vậy đánh bắt cá nước
ngọt cũng giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người dân.
Lao động vùng biển đông, ngư dân có kinh nghiệm, nghề nghiệp thông
thạo, chịu đựng sóng gió, biết nắm bắt ngư trường để tổ chức khai thác quanh

năm theo mùa vụ, có thể khai thác xa bờ, khai thác vùng dở khơi dở lộng,
khai thác vùng gần bờ, đều có hiệu quả kể cả sản phẩm xuất khẩu.
Quảng Xương là vùng đất có truyền thống hiếu học. Đến năm 1961, giáo
dục Quảng Xương đã có đầy đủ các cấp học, đào tạo hàng chục vạn học sinh,
cung cấp cho các mặt trận: chiến đấu, sản xuất, khoa học... Hàng ngàn người
vào đại học, đạt nhiều học vị, học hàm cao, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài đức tính cần cù, chịu khó, nhân dân Quảng Xương vốn có truyền
thống cách mạng, yêu nước, anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm, tinh thần
23


đó được phát huy cao độ trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ và bảo vệ Tổ quốc sau này.
1.1.3.Thành tựu trong 10 năm đầu đổi mới (1986-1996) tạo nền tảng
cơ bản trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ huyện Quảng Xương đã lãnh đạo
nhân dân khai thác ngày càng hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền KTNN huyện Quảng Xương đã
đạt được những thành tựu cơ bản.
Những thành tựu bước đầu
Với tinh thần tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức,
Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Xương đã đạt được những thành tựu quan
trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ cho giai đoạn tiếp theo. Các
thành tựu đó được thể hiện trên nhiều mặt.
Thứ nhất, các mục tiêu kinh tế do các Đại hội XIX, XX đề ra đều đạt,
một số mặt có bước tăng trưởng khá, nền kinh tế đi dần vào thế ổn định. Tổng
sản lượng lương thực quy thóc năm 1995 đạt 93.173 tấn, tăng 13% so với kế
hoạch. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thời kỳ 1991-1995 là 8,6%.
Lương thực bình quân đầu người từ 280 kg năm 1991 lên 341 kg năm 1995.

Chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, thủ công nghiệp, dịch vụ có
bước phát triển khá. [4, tr. 2]
Từ chỗ người nông dân chỉ quen với lối sản xuất dựa vào thiên nhiên, tự
cung tự cấp, với những loại giống cây trồng, vật nuôi năng suất thấp đã hình
thành ý thức sản xuất theo quy trình KHKT. Hệ thống trạm bơm điện, trạm bơm
được tu bổ, nâng cấp. Hệ thống điện sáng nông thôn phát triển nhanh, 43/43 xã,
thị trấn có điện và gần 90% số hộ dùng điện sinh hoạt. Hệ thống đường giao
thông nông thôn được quy hoạch nâng cấp và mở rộng. Các loại máy cày, bừa
nhỏ, máy xay sát, tuốt lúa, xe vận tải cơ giới nhỏ, thuyền mảng gắn máy được sử
dụng rộng rãi, góp phần giải phóng và tăng năng suất sức lao động.
Thứ hai, CCKT có bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa,
24


khai thác ngày càng tốt hơn các nguồn lực, phù hợp với xu thế phát triển và
yêu cầu của thị trường.
Qua nhiều năm trăn trở tìm hướng đi, cách giải quyết, trên cơ sở khảo
sát quy hoạch với những chính sách kinh tế đòn bẩy, bước đầu tạo được sự
chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các
ngành ngư nghiệp, thủ công nghiệp dịch vụ (năm 1991 nông nghiệp: 78,3%;
tiểu thủ công nghiệp: 17,6%; hải sản: 2,1%; dịch vụ: 2%, đến năm 1995,
tương ứng là: 73,8%; 6,7%; 13,2%; 6,3%). [4, tr. 2]
Chủ trương khai thác thế mạnh tiềm năng của từng vùng được triển khai.
Đã hình thành 3 vùng kinh tế, mỗi vùng có ngành sản xuất mũi nhọn: vùng
đánh bắt hải sản, trồng rau màu, cây ăn quả; vùng thâm canh cây lúa, chăn
nuôi, thủ công nghiệp; vùng nuôi trồng hải sản và trồng cói có giá trị cao.
Từ sản xuất độc canh, đơn nghề, các hộ nông dân đã chuyển sang sản
xuất theo mô hình tổng hợp. Nhiều giống vật nuôi, cây trồng có giá trị hàng
hóa được nuôi trồng rộng rãi. Sản phẩm hàng hóa nông nghiệp tăng đáng kể.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển. Đã quan tâm đầu tư ứng dụng tiến bộ

khoa học để cải tạo, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Chương trình
phát triển sind hóa đàn bò đạt kết quả bước đầu.
Kinh tế biển khôi phục và phát triển. Các chủ hộ, chủ thuyền, mảng đã
thực sự trở thành các chủ thể kinh tế. Nghề lộng được khôi phục, nghề khơi
phát triển nhanh, từng bước cơ giới hóa và thực hiện đa nghề trên một phương
tiện đánh bắt.
Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển tương đối nhanh. Bằng biện pháp
đấu thầu, giao khoán, người dân không những đã khoanh nuôi, khai thác
những diện tích hoang hóa trước đây, mà còn chuyển một phần diện tích cấy
lúa thường bị nhiễm mặn sang nuôi trồng.
Kinh tế dịch vụ đã phát triển ở tất cả các vùng, đáp ứng nhu cầu của sản
xuất, lưu thông hàng hóa và đời sống nhân dân.
Thứ ba, cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều chủ trương
giải pháp cụ thể, kích thích các thành phần kinh tế trong huyện hăng hái khai
25


×