Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI GIẢNG dân số với TÀI NGUYÊN VÀ môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.58 KB, 14 trang )

1

BÀI GIẢNG

DÂN SỐ VỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Đặt vấn đề
Quan hệ giữa dân số với môi trường là một trong những yếu tố quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đối với mỗi quốc gia cần phải
quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân số với môi trường. Bản tuyên bố
Amxtecdam năm 1989 đã khẳng định: “Dân số, môi trường và tài nguyên là
một thể liên kết khăng khít” và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo “Mối liên
hệ bền vững giữa số lượng người, nguồn tài nguyên và sự phát triển”.
Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng quá tải dân số, nguy cơ
môi trường bị huỷ hoại, ô nhiễm và khan hiếm tài nguyên do tình trạng khai
thác bừa bãi… Chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của con người ngày càng bị
đe doạ. Đứng trước tình hình đó đòi hỏi con người phải có sự thay đổi hành vi
đối với vấn đề môi trường và kiểm soát tốc độ tăng dân số.
Nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên môi
trường trong sự phát triển bền vững, thực hiện tốt chính sách bảo vệ, tái tạo sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên môi trường là đòi hỏi hết sức cấp bách đối
với các cấp, các ngành, đối với mọi người và đặc biệt là đối với đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý.
2. Mục đích, yêu cầu
Trang bị cho người học một số vấn đề cơ bản về thực trạng tác động
của dân số với tài nguyên môi trường trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
Nhận thức về sự cân bằng dân số với tài nguyên môi trường đối với sự phát
triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.
3. Nội dung
I. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Một số khái niệm liên quan.


2. Những biến đổi về dân số, tài nguyên và môi trường trên thế giới.
3. Những thách thức đối với tài nguyên, môi trường và sự phát triển
bền vững ở Việt Nam.


2
II. SỰ CÂN BẰNG DÂN SỐ VỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- YÊU CẦU TẤT YẾU VÀ CẤP BÁCH CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG Ở VIỆT NAM.
1. Quy mô và tốc độ gia tăng dân số với tài nguyên và môi trường.
2. Cơ cấu dân số, phân bố dân cư với tài nguyên, môi trường.
3. Chất lượng dân số với tài nguyên và môi trường.
4. Một số nhận thức và quan điểm về dân số với tài nguyên và môi trường.
* Kết luận.
4. Phương pháp: Diễn giải, phân tích, gợi ý nghiên cứu, lấy ví dụ thực
tiễn chứng minh.
5. Trọng tâm: Phần I.
6. Thời gian: (02 tiết)
7. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
2. Giáo trình dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Nxb QĐND, Hà Nội, 1996.
3. Giáo trình cơ sở khoa học môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội, 1997.
---------------------------------------NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Một số khái niệm liên quan
1.1. Môi trường
Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, Điều 1 định nghĩa: “Môi
trường: gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự

tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”1.
Khái niệm môi trường theo định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường bao
hàm môi trường tự nhiên và môi trường sinh thái.
Môi trường tự nhiên: là các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có
ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật

1

Luật bảo vệ môi trường và Nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 5 - 6.


3
(không khí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp sự sống cho mọi sinh
vật,…)
Môi trường tự nhiên có các yếu tố cơ bản cấu thành như: khí hậu, địa
hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật (động vật và thực vật). Các yếu tố này
luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động quy định lẫn nhau, tạo nên
một hệ thống cân bằng hoàn chỉnh.
Môi trường sinh thái: Là môi trường tự nhiên khi có sự tác động của
con người.
Nếu con người tác động đúng hướng sẽ tạo nên sự cân bằng sinh thái;
và ngược lại, nếu tác động sai sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Ví dụ, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con
người, Việc khai phá các khu vực thiên nhiên xây dựng khu sinh thái song
quá nặng về kinh doanh gây tổn hại đến môi trường,…
1.2. Tài nguyên
Tài nguyên theo nghĩa rộng là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử
dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Có nhiều cách phân loại tài nguyên:
- Theo qua hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội

(cơ sở pháp luật, xã hội, làng xóm, nhà nước, phong tục, tập quán…)
- Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên
không tái tạo.
- Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, đất, rừng, biển, không khí,
khoáng sản, thông tin, kỳ quan thiên nhiên,…
Trong khoa học môi trường, tài nguyên thiên nhiên: bao gồm tất cả
các nguồn nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong không
gian vũ trụ có liên quan mà con người có thế sử dụng phục vụ cuộc sống và
sự phát triển của mình.
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm hai loại:
- Tài nguyên tái tạo được: là những tài nguyên có thể tự duy trì, hoặc tự
bổ sung liên tục nếu được quản lý một cách khôn khéo (nước ngọt, đất, sinh
vật…) là những tài nguyên tái tạo được. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp
lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ, tài
nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu,
xói mòn…


4
- Tài nguyên không tái tạo được: là những tài nguyên tồn tại một cách
hữu hạn, sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi không còn giữ được tính chất
ban đầu sau quá trình sử dụng. Ví dụ, tài nguyên khoáng sản than, dầu có thể
cạn kiệt sau khi khai thác, tài nguyên gien di truyền có thể mất đi cùng với sự
tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị
của nhiều loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều
loại tài nguyên có giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm
được phương pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác.
Vai trò và giá trị của tài nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang gia tăng.
1.3. Phát triển bền vững

Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu
cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng làm thoả mãn nhu cầu
của các thế hệ trong tương lai.
Thuật ngữ phát triển bền vững ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX,
nhận được chú ý của giới nghiên cứu về môi trường và phát triển nhờ sự ra
đời của công trình “chiến lược bảo tồn thế giới”.
Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững tại Rio Janiero (Brazil) tháng 6/1992 đã đưa ra ý kiến thống nhất của 170 quốc gia về
sự cần thiết phải xây dựng một xã hội phát triển bền vững trên trái đất. Hội
nghị đã đề ra 8 nguyên tắc xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Nguyên tắc 1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
Nguyên tắc 2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
Nguyên tắc 3. Bảo vệ sức sống và sự đa dạng của trái đất.
Nguyên tắc 4. Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của trái đất.
Nguyên tắc 5. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
Nguyên tắc 6. Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
Nguyên tắc 7. Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi
cho việc phát triển và bảo vệ.
Nguyên tắc 8. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
2. Những biến đổi về dân số, tài nguyên và môi trường trên thế giới
2.1. Phát triển dân số và đô thị hoá
- Tốc độ về quy mô phát triển dân số của thế giới thay đổi theo từng
thời gian và giai đoạn sau bao giờ cũng nhanh hơn giai đoạn trước. Chẳng


5
hạn, dân số thế giới năm 1950 mới có 2,5 tỉ người, thì năm 1990 đã là 5,2 tỉ
người và hiện nay tính đến thời điểm 2009 là 6,777 tỉ người, đến năm 2025 dự
đoán là 8,5 tỉ người.
- Sự gia tăng các đô thị và tốc độ gia tăng dân số chóng mặt đã tạo nên
một số vấn đề thách thức về môi trường ở phạm vi quốc gia và địa phương.

Hằng năm trên thế giới sự đô thị hoá chiếm 3%, riêng khu vực Châu Á
- Thái Bình Dương là 3% - 6,5%/ năm. Năm 1995 có 45% dân số ở các đô thị,
dự đoán đến năm 2020 là 50% ở các nước đang phát triển và 75% ở các nước
phát triển.
Nếu như năm 1950 tổng dân số đô thị khoảng 750 triệu người, chiếm
30% tổng dân số thế giới thì đến năm 1990 con số đó tăng lên 2,28 tỉ người,
chiếm 43% tổng dân số trên toàn thế giới.
Đến năm 2020 dân số đô thị trên toàn thế giới dự tính sẽ lên tới 5,12 tỉ
người, chiếm 61% tổng dân số thế giới. Thực tế không dưới 94,7% tổng gia
tăng dân số thế giới từ năm 1995 đến nay đang diễn ra ở đô thị.
Trên thế giới hiện nay có 4 thành phố đông dân nhất thế giới: Tokyo là
35 triệu người, Mexico là 19,4 triệu người, NewYork là 18,7 triệu người,
Bombay là 18,2 triệu người.
Việc phát triển mạnh mẽ của các thành phố có liên quan chặt chẽ đến
quá trình phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân
đầu người ở các khu vực có mức độ đô thị hoá cao sẽ có xu thế cao hơn các
khu vực khác, nhưng chính đây lại là nguyên nhân chủ yếu của suy thoái môi
trường, khoét sâu thêm bất bình đẳng hiện có là điều dễ nhận thấy trong giai
đoạn toàn cầu hoá.
Trong chương trình hành động Hội nghị dân số và phát triển Cairo năm
1994 đã khẳng định: “việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người đối
với việc dân số đang tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường lành
mạnh” và các yếu tố nhân khẩu học đã làm “trầm trọng thêm vấn đề suy
thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên và vì thế hạn chế sự phát triển bền
vững”1.
2.2. Những vấn đề môi trường toàn cầu
- Tài nguyên đất, rừng ngày càng cạn kiệt, suy giảm đa dạng sinh thái

1


Điểm 3.24; 3.25; 3.26 “Chương trình hành động Cairo” 1994.


6
Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa:
Đất đai (land) là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng
(soil) là mặt bằng để sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất nghĩa thổ nhưỡng là là
vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều
yếu tố: đá gốc, động vật, thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian.
Hiện nay quỹ đất cả thế giới là 14.777 triệu ha với mật độ trung bình 43
người/km2. Trong đó đất do con người sử dụng chiếm 37%.
Diện tích đất bình quân đầu người ở các khu vực khác nhau: châu Á: 0,8
ha, châu Âu: 0,91 ha. Mặc dù đất trồng trọt trong thập kỷ vừa qua tăng 1,8%/
năm, nhưng do tăng trưởng dân số quá cao nên diện tích bình quân trên đầu
người ngày càng suy giảm. Mặt khác đất trồng trọt thường do phá rừng mà có
nên đã gây nên tác hại khôn lường về môi trường như rửa trôi, bạc màu, xói
mòn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ô nhiễm, lũ lụt… Hiện nay trên 10% đất có tiềm
năng nông nghiệp bị xa mạc hoá, tốc độ xa mạc hoá ở xa mạc Sahara là
100m/năm, hoặc 100.000ha/năm. Diện tích đất bị thoái hoá của Trung Quốc là
280 triệu ha, chiếm 30% diện tích lãnh thổ, trong đó 36,67 triệu ha đất đồi bị
xói mòn nặng; 6,67 triệu ha bị chua măn; 4 triệu ha úng lầy. Ấn Độ hàng năm
bị mất khoảng 3,7 triệu ha đất canh tác do các nguyên nhân trên.
Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên hệ sinh thái đất thường bị ô
nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo
nguồn gốc phát sinh thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh
hoạt, chất thải của các hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ
các khu dân cư tập trung.
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ
vai trò to lớn đối với con người: cung cấp nguồn gỗ, củi; điều hoà khí hậu, tạo
ra ôxy; điều hoà nước; nơi cư trú của các loài động thực vật và tàng trữ nguồn

gien quý hiếm.
Toàn thế giới hiện có khoảng 3,4 tỉ ha rừng, trong đó có 1,76 tỉ ha rừng
nhiệt đới. Theo thống kê trong những năm 1980-1990 trung bình mỗi năm thế
giới mất đi 15,4 triệu ha rừng nhiệt đới (0,8%) và toàn thế giới cứ 1 phút có
21 ha rừng bị chặt phá. Mặc dù những năm qua, việc trồng rừng tăng khá
nhanh (từ 1980 - 1990 tăng từ 18 triệu ha lên 40 triệu ha), nhưng trước sức ép
tiêu dùng, diện tích rừng liên tục bị suy giảm. Khu vực châu Á - Thái bình
Dương có tốc độ mất rừng khá cao, hiện chỉ còn 0,2 ha/ người.


7
Đa dạng sinh học đang bị đe doạ nghiêm trọng. Hoạt động của con
người làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên trái đất, môi trường sống bị
giảm chất lượng, thậm chí bị phá huỷ hoàn toàn. Hiện có tới 40% rừng nhiệt
đới nguyên thuỷ bị phá huỷ. Theo dự báo từ năm 1990 đến năm 2020 trên thế
giới sẽ mất 5 - 10% các loài động, thực vật và đến năm 2050 tỉ lệ là 25%.
Việc chặt phá rừng (mất nơi cư trú của các loài sinh vật), săn bắn, buôn
bán động vật quý hiếm, chuyển đổi đất nông nghiệp với quy mô lớn, xây
dựng các hồ đập với quy mô lớn là nguyên nhân cơ bản của sự mất đa dạng
sinh học đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên thế giới.
- Tài nguyên nước nước suy giảm, chất lượng môi trường không khí
tiếp tục suy thoái, môi trường ven biển và ven bờ bị đe doạ
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật
trên trái đất. Viện sĩ Xidorenco khẳng định: “Nước là khoáng sản quý hơn
các loại khoáng sản”, ở Việt Nam nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã từng
khẳng định: “vạn vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có
nước không thành được”. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt,
1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông
nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và
44% trọng lượng cơ thể con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1

tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất
mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều
hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể
nói sự sống của con người và sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước.
Trên toàn thế giới 27% lượng nước là nước biển, trong số này có tới
69% ở dạng băng, tuyết. Lượng nước để con người sử dụng từ các hồ, sông,
suối chỉ chiếm 0,008% tổng lượng nước của toàn thế giới. Nông nghiệp và
công nghiệp đều cần một lượng nước rất lớn. Chỉ trong một thế kỷ, lượng
nước dùng cho nông nghiệp tăng từ 50 tỷ m 3 lên 3.250 tỷ m3 (năm 2000),
dùng cho công nghiệp cũng tương tự như trên, dùng cho sinh hoạt tăng từ 20
tỷ m3 lên 40 tỷ m3.
Do sự phân bố không đều của tài nguyên nước, con người đã cho xây
dựng các hồ chứa nhân tạo và làm thuỷ điện. Năm 2000 lượng nước trong hơn
40.000 hồ chứa trên toàn thế giới là 7.500 tỷ m3.


8
Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng điều tiết nước, thì các hồ này cũng còn
gây ra nhiều tác động phức tạp về môi trường như sự biến động về lưu lượng
dòng chảy ở mùa khô, cũng như lũ lụt ở mùa mưa, vấn đề ô nhiễm và biến đổi
nguồn lợi thuỷ sản.
Sự mất dần các khu rừng là nguyên nhân quan trọng gây nên việc hạn hán
do thiếu nước ở mùa khô và gây lũ lụt ở mùa mưa. Những vấn đề ô nhiễm nước
nguồn nước do bị nhiễm bẩn từ các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước
thải sinh hoạt với các hoá chất đã gây nên tác hại cho môi trường nguồn nước
ảnh hưởng đến chính bản thân con người và các sinh vật sống dưới nước.
Nước ngọt cũng đang ngày càng khan hiếm do quá trình phát triển dân
số, cũng như do tác động về môi trường kinh tế, xã hội.
Hoạt động nông nghiệp cũng góp phần làm suy thoái chất lượng môi

trường không khí do đốt nương làm rẫy gây ra khói bụi, các hoạt động khác
như đốt gạch thủ công, tham gia giao thông, sử dụng nhiên liệu sinh hoạt…
cũng là yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí không phải là nhỏ.
Biển chiếm 65% diện tích bề mặt trái đất, vùng ven bờ chiếm 8%. Biển
là nơi tập trung nhiều vùng sinh sống đa dạng, nơi cung cấp 80% sản lượng
hải sản cho toàn thế giới.
Hoạt động của con người làm cho hệ sinh thái và nguồn tài nguyên của
biển và bờ biển bị suy thoái ở nhiều vùng, làm biến đổi những vùng biển trên
quy mô lớn, thay đổi độ mặn tại vùng bờ biển - trầm tích do đắp đập ngăn
sông. Ô nhiễm biển ngày càng tăng, 3/4 chất ô nhiễm từ đất liền theo sông ra
biển, hoặc trực tiếp xả xuống biển, hoặc từ khí quyển; 90% rác thải là hoá
chất và các vật liệu lắng đọng tại bờ biển (tràn dầu…).
Tóm lại, có thể nói những vấn đề môi trường và tài nguyên toàn cầu
nêu trên đều có sự liên quan chặt chẽ đến những khía cạnh dân số, do đó, để
phát triển bền vững bảo vệ môi trường cần phải giải quyết tốt vấn đề tác động
của dân số với tài nguyên và môi trường.
3. Những thách thức đối với tài nguyên, môi trường và sự phát
triển bền vững ở Việt Nam
- Về tài nguyên đất: Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33.168.000
ha; đứng thứ 55 trong số 200 nước trên thế giới. Diện tích bình quân đầu
người là 0,436 ha; đất canh tác thực tế chỉ chiếm 80% đất nông nghiệp; diện
tích đất nông nghiệp trên đầu người chỉ có 0,09 ha.


9
- Về tài nguyên rừng: diện tích đất lâm nghiệp của nước ta chỉ còn 20
triệu ha (1993), trong đó có khoảng 9 triệu ha có rừng che phủ (46% đất lâm
nghiệp, hoặc 27,8% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong tổng diện tích rừng che
phủ có 8,6 triệu ha là rừng tự nhiên (chiếm 94%) và hơn 550.000 ha là rừng
trồng. Tỷ lệ suy giảm rừng trong 1960 - 1975 là 1,4 - 2,4%/năm. Hiện nay, tỉ lệ

đó vào khoảng 0,7 - 1,3%/năm và cao hơn tỉ lệ chung của toàn thế giới.
Kết quả khảo sát diện tích mất rừng ở các vùng thời kỳ 1976 - 1995
như sau:
+ Vùng Tây Nguyên mất 552,8 nghìn ha (giảm 14,9%).
+ Vùng Đông Nam Bộ mất 308 nghìn ha (giảm 38,9%).
+ Vùng Bắc khu Bốn cũ mất 286,6 nghìn ha (giảm 23,11%).
- Về tài nguyên nước: Việt Nam có lượng mưa trung bình vào loại cao
1960 mm gấp 2,6 lượng mưa trung bình của lục địa. Tổng lượng mưa trên
toàn bộ lãnh thổ là 650 km3/năm, tạo ra dòng chảy nội địa 324 km3/năm.
Vùng có lưu lượng mưa cao là Bắc Quang 4.000 - 5.000mm, tiếp đó là vùng
núi cao Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn, Đèo Cả, Bảo Lộc,
Phú Quốc 3.000 - 4.000mm. Vùng mưa ít nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận
600 - 700mm. Ngoài dòng chảy nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận
thêm lưu lượng từ nam Trung Quốc và Lào khoảng 550 km3. Dòng chảy sông
Việt Nam với lớp dòng chảy trung bình 980 mm gấp 3 lần mức trung bình thế
giới. Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm Việt Nam rất phong phú,
khoảng 150 km3 nước mặt/năm và 10 triệu m3 nước ngầm/ngày.
Các vấn đề môi trường liên quan đến nguồn tài nguyên nước ở nước ta
bao gồm:
+ Tình trạng thiếu nước mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở
nhiều địa phương, với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ như việc giảm
trữ lượng nước ở các hồ thuỷ điện lớn (Thác Bà, Trị An, Hoà Bình…) hoặc lũ
quét ở các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, miền Trung…), nguyên nhân chủ yếu
là nạn chặt phá rừng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm đang xảy ra ở
nhiều nơi địa phương. Ví dụ như tại các xã Gia Phố, Phú Phong, Hương Long
(huyện Hương Khê); Đức Đồng, Đức Lạng (huyện Đức Thọ), ước tính có trên
4.000 ha đất bị nhiễm xăng. Trong đó, nặng nhất là xã Hương Long và Đức
Lạng với gần hết diện tích đất và nước ngầm bị nhiễm xăng trầm trọng.



10
+ Ô nhiễm nước mặt (sông hồ, đất ngập nước) do các chất thải nông
nghiệp và công nghiệp, nước sinh hoạt. (ô nhiễm dầu, kim loại, thuốc trừ
sâu…).
- Về chất lượng môi trường không khí
Ở Việt Nam, tiến trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mới được đẩy
mạnh trong hơn 10 năm trở lại đây, nhưng ở nhiều nơi, nhất là các khu đô thị
và công nghiệp không khí đã bị ô nhiễm nặng. Ví dụ, ở TPHCM và Hà Nội
dọc theo tuyến giao thông quan trọng thì nồng độ SO2 (Lưu huỳnh Dioxit)
vượt tiêu chuẩn cho phép 8-10 lần, CO2 (Dioxit cacbon, khí cacbon) từ 2-3
lần, bụi lơ lửng từ 5-10 lần. Theo các số liệu năm 1991 thì tổng lượng CO2 do
hoạt động công nghiệp phát thải là 20 triệu tấn/năm (0,3 tấn/người).
- Đa dạng sinh học
Trung bình mỗi năm Việt Nam khai thác 1,3 - 1,4 triệu m 3 gỗ; nhiều
lâm sản như song, mây, tre, nứa… cũng bị khai thác, nhiều loại thực vật
(2.300 loài), động vật hoang dã đã được dùng làm dược liệu, thức ăn và
nguyên liệu… Theo số liệu thống kê cho thấy 300 loài động vật, 350 loài thực
vật bị đe doạ và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai
thác quá mức, du canh và xâm lấn đất canh tác nông nghiệp, ô nhiễm nước và
xuống cấp vùng bờ biển.
- Môi trường biển và ven bờ
Việt Nam với bờ biển dài trên 3.000 km, rất đa dạng về sinh học. Song
do quá trình canh tác xây dựng ao hồ, đầm nuôi trồng thuỷ sản, khai hoang
lấn biển làm muối hay canh tác nông nghiệp, khu dân cư… đã làm giảm diện
tích vùng thuỷ triều, tăng độ chua phèn, thay đổi quá trình bùn lắng khiến cho
nhiều đầm lầy bị phá huỷ hay xuống cấp. Việc khai khoáng ở vùng ven biển
Trung Bộ đã gây ra xói mòn ven biển, các sự cố vận tải biển làm cho dầu tràn
ảnh hưởng đến môi trường biển bị ô nhiễm.
Có thể nói, với vị trí địa lý thuận lợi nên Việt Nam có hệ tài nguyên
phong phú. Tuy nhiên với trình độ sản xuất thấp kém, thiên nhiên khắc

nghiệt, bên cạnh đó cùng với ý thức bảo vệ tài nguyên của một bộ phận không
nhỏ nhân dân còn thấp dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, huỷ hoại tài
nguyên thiên nhiên đã dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt và suy
thoái nghiêm trọng.


11
Trước những thách đó đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách dân số với
tài nguyên và môi trường. Chiến lược dân số Việt Nam năm 2001- 2010 Đảng
và Nhà nước đã khẳng định: các yếu tố dân số phải được lồng ghép một cách
đầy đủ vào quy hoạch phát triển, tạo sự phân bố dân cư một cách hợp lý, vừa
khai thác được tiềm năng lao động, vừa đảm bảo giữ gìn môi trường và sử
dụng hợp lý tài nguyên, coi đây là một trong bốn định hướng lớn mang tính
quốc gia lâu dài.
II. SỰ CÂN BẰNG DÂN SỐ VỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- YÊU CẦU TẤT YẾU VÀ CẤP BÁCH CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG Ở VIỆT NAM.
1. Quy mô và tốc độ gia tăng dân số với tài nguyên và môi trường
Sự gia tăng dân số không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến các
vấn đề về môi trường. Song, nó lại một nhân tố rất quan trọng, bởi nó luôn đi
kèm với mức tiêu thụ nguồn lực và với những công nghệ đáp ứng các nhu cầu
của con người. Ba nhân tố: quy mô dân số, tiêu dùng và công nghệ không bao
giờ tách rời nhau, chúng cùng quyết định sự tác động của con người đối với
môi trường.
Quy mô sử dụng tài nguyên và quy mô ô nhiễm môi trường tỉ lệ thuận
với quy mô dân số; mức độ tài nguyên sử dụng theo đầu người và hệ số ô
nhiễm công nghiệp.
Ở các nước đang phát triển và chậm phát triển thì sự gia tăng quy mô
dân số một cách nhanh chóng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên. Trong khi đó ở các nước phát triển,

sản xuất công nghiệp và mức độ tiêu dùng cao lại là nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ở Việt Nam hiện nay còn gần 80% dân số sống ở nông thôn, do điều
kiện, thói quen và tập quán tiêu dùng, mức độ khai thác gỗ và củi đốt còn rất
lớn. Theo ước lượng mức mất rừng hiện nay, bình quân mỗi năm khoảng trên
200.000 ha, trong đó khoảng 1/4 do chặt phá rừng làm nông nghiệp, 1/4 do
cháy rừng, một nửa còn lại là do khai thác gỗ và củi đốt.
Để giảm nguy cơ cạn kiệt đất, rừng như đã phân tích ở trên đòi hỏi
trước hết phải điều chỉnh quy mô dân số trong phạm vi quốc gia. Chú ý làm
thay đổi thói quen sản xuất và tiêu dùng của các cộng đồng dân cư. Hình
thành một nền sản xuất sạch và hợp lý.


12
2. Cơ cấu dân số, phân bố dân cư với tài nguyên, môi trường
- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số
Dân số phân bố không đồng đều, gây ra sự chênh lệch giữa các vùng miền
là một trong những yếu tố tác động đến môi trường. Chẳng hạn như ở đồng bằng
dân số đông dẫn đến việc lấn chiếm, san lấp các ao hồ, lấy đất làm nhà, xây dựng
nông trại, ngăn chặn các dòng chảy lưu thông của nước, rác thải sinh hoạt ở khu
dân cư đông đúc, nguồn nước sạch khan hiếm, ăn ở kém vệ sinh…
Đối với các vùng miền núi nạn khai phá rừng làm kế sinh nhai cũng đã
ảnh hưởng đến diện tích rừng bị mất….
Do đó, có thể thấy cơ cấu dân số phân bố không đồng đều, trình độ văn hoá,
nhận thức thấp kém ở một số vùng, miền, phong tục tập quán tiêu dùng lạc hậu
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Phân bố dân cư và di dân
Sự biến đổi mạnh mẽ về phân bố dân cư giữa đô thị và nông thôn cùng
với quá trình di dân đã và đang tác động mạnh đến vấn đề tài nguyên và môi
trường. Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ dân cư đô thị ngày càng tăng, năm 1980 là

19,1%, năm 1985 là 19,3%, năm 1990 là 20%, năm 1999 là 21%, năm 2000 là
25%, đến năm 2008 là 28,11%. So với thế giới thì tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam
còn thấp. Song do trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp, vì vậy quá trình đô
thị hoá đã tác động khá rõ đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, ở Hà
Nội hiện nay đã và đang đối mặt với vấn đề nhà ở, vệ sinh, nước sinh hoạt, nước
thải, giao thông… Các số liệu mới đây cho thấy, số hộ nghèo nhất ở Hà Nội
chiếm 4,09% tổng số dân. Trong số những hộ này có đến 90% không có nhà vệ
sinh, 87,7% không có nước máy, 32,8% không có hệ thống thoát nước thải.
Suy thoái môi trường càng nghiêm trọng do quá trình di dân. Ở nước ta,
theo kết quả nghiên cứu gần đây, Tây Nguyên là nơi có dòng nhập cư lớn
nhất cả nước thì mức độ phá rừng cũng rất lớn. Đáng chú ý là dòng di cư tự
do của một bộ phận đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên và
miền Đông Nam Bộ. Trong dòng di cư tự do lao động chủ yếu là thủ công,
không có trình độ, nghề nghiệp nên vào vùng đất mới chủ yếu là khai hoang,
làm rẫy, phá rừng, chặt gỗ…Trong báo cáo của nước ta tại Hội nghị châu Á Thái Bình Dương tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 12/2002 đã chỉ rõ: “Di dân
tuy đóng góp một phần vào việc giải quyết vấn đề lao động nơi người di cư tự
do đến… Song cũng chính di dân tự do đã tác động không tốt đến môi


13
trường…, đặc biệt là tình trạng chặt phá rừng ở một số tỉnh Trung và Nam
Bộ”.
3. Chất lượng dân số với tài nguyên và môi trường
Chất lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề môi trường và tài
nguyên. Những thách thức do tăng trưởng dân số đang đặt ra vấn đề đối với
môi trường ở Việt Nam như sau:
- Quy mô dân số lớn và mức gia tăng cao, trong khi trình độ phát triển
kinh tế - xã hội thấp tạo ra sức ép phải khai thác tài nguyên và tăng cườn hoạt
động công nghiệp nhằm đạt tóc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Chất lượng dân số còn thấp, quy mô dân số lớn và mức gia tăng cao

tạo ra các nhu cầu lớn về dịch vụ xã hội như phát triển giáo dục, y tế, nhà ở
cung cấp nước sạch, đi lại…
- Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ và trình độ phát triển, phân bố lực
lượng sản xuất giữa các vùng còn chênh lệch lớn và bất hợp lý, tạo ra những
khó khăn trong việc phân bố sản xuất, giải quyết việc làm và cải thiện mức
sống dân cư.
- Thiếu việc làm và thất nghiệp cao, trình độ dân trí thấp và tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường dẫn đến những cách ứng xử không phù hợp với
văn hoá môi trường.
Tất cả những thách thức trên đang trực tiếp và gián tiếp tác động, làm huỷ
hoại môi trường thiên nhiên; làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai
thác bất hợp lý với cường độ cao sẽ nhanh chóng cạn kiệt và trở lên ngày càng
khan hiếm, trong khi sự phát triển nguồn lực con người không theo kịp yêu cầu
về chất lượng. Môi trường xã hội cũng bị suy thoái, bệnh tật không kiểm soát
được sẽ tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Ngược lại, khi tài nguyên, môi trường bị huỷ hoại sẽ tác động trực tiếp
đến chất lượng dân số, nghèo đói, bệnh tật, thất học lại dẫn đến môi trường bị
huỷ hoại. Vòng luẩn quẩn nghiệt ngã ấy cũng là biểu hiện tất yếu của mối
quan hệ giữa dân số với môi trường.
* Kết luận. Xác định trọng tâm, trọng điểm, định hướng nghiên cứu….
Câu hỏi ôn tập.
1. Hãy trình bày những sự biến đổi về dân số, tài nguyên và môi
trường trên thế giới. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay?


14
2. Trình bày những thách thức đối với tài nguyên, môi trường và sự
phát triển bền vững ở Việt Nam.?
3. Tại sao nói cơ cấu dân số và sự phân bố dân cư lại có ảnh hưởng tới
tài nguyên và môi trường?




×