Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ mặt hàng hóa chất tại công ty cổ phần thương mại việt nam xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.02 KB, 49 trang )

Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh giữa các
công ty diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết. Đối với công ty có qui mô vừa và nhỏ thì
việc duy trì hoạt động và kinh doanh có lãi là vô cùng khó khăn.
Thực tế cho thấy, các công ty làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả là do không tìm
được đầu ra hay còn hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụa sản phẩm.
Yếu kém trong việc tiêu thụ sản phẩm không những ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh của công ty, mà còn làm gián đoạn quá trình lưu thông hàng hoá, ảnh hưởng
tới việc sản xuất hàng hoá, kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, công ty Cổ Phần Thương Mại Việt Nam
Xanh cũng gặp rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển. Tuy hàng năm
doanh thu của công ty vẫn tăng với tỷ lệ khá nhưng vẫn còn một số hạn chế trong
việc tiêu thụ sản phẩm. Đây là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh và
là khâu giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có
thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
Vậy làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đây là câu hỏi khó đặt ra
cho các công ty chuyên sản xuất cũng như các công ty kinh doanh thương mại. Do
đó trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Thương Mại Việt Nam Xanh
em đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ mặt hàng hóa chất tại công ty
Cổ Phần Thương Mại Việt Nam Xanh“ làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt
nghiệp.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty Cổ Phần Thương Mại Việt Nam Xanh
Chương II: Thực trạng tiêu thụ mặt hàng hóa chất tại công ty Cổ Phần Thương Mại
Việt Nam Xanh


Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ mặt hàng hóa
chất tại công ty Cổ Phần Thương Mại Việt Nam Xanh
1

SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Em hy vọng đề tài này sẽ đưa ra một số giải pháp Công ty có thể vận dụng để
ngày càng hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu bán hàng ,
góp phần vào sự phát triển của Công ty trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình hoàn thành luận văn nhưng
không tránh khỏi được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp
đỡ của cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn T.S.Nguyễn Thị Hà Đông và các anh chị trong
Công ty Cổ Phần Thương Mại Việt Nam Xanh đã giúp đỡ rất nhiều để em có thể
hoàn thành đề tài này .

Sinh viên : Đoàn Văn Bình

2

SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông



Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Chương I: Giới thiệu về công ty Cổ Phần Thương Mại
Việt Nam Xanh
1.1.Thông tin chung về công ty:
-

Tên công ty

: Công ty Cổ phần Thương Mại Việt Nam Xanh

-

Mã số thuế

: 2300277782

-

Địa chỉ trụ sở

: 115 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

-

Điện thoại


: 0438252264

-

Ngày bắt đầu hoạt động : 01/05/2006

-

Tên chủ công ty

: TRẦN NGỌC CHIẾN

-

Loại hình công ty

: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

ngoài NN
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Cổ phần Việt Nam Xanh do ông Trần Ngọc Chiến thành lập vào ngày
01/05/2006. Những ngày đầu thành lập, đây là một Công ty vừa và nhỏ chuyên
Mua bán hóa chất, các nguyên phụ liệu ngành may, ngành giấy, ngành thực phẩm.
Theo thời gian cùng với sự phát triển của công ty và xu hướng của thị trường thì
các mặt hàng của công ty cũng được ngày càng được mở rộng , kinh doanh thêm
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ , đồ gỗ, thiết bị văn phòng..vv..
Công ty được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp Giấy phép kinh
doanh số 2102008324. Kể từ khi thành lập, công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn
như : thiếu vốn, không thể mở rộng hệ thống phân phối bán hàng, song song với đó

là sự cạnh tranh khắc nghiệt và biến động không ngừng của thị trường. Tuy nhiên
nhờ sự năng động của ban lãnh đạo và sự nhiệt tình trong công việc của các nhân
viên đã giúp Công ty phát triển đúng hướng, phù hợp với năng lực và sức mạnh
của mình.
Tóm tắt quá trình phát triển của công ty từ những ngày đầu thành lập cho đến nay
2006 – 2010 : trong 4 năm đầu thành lập , cơ sở vật chất kĩ thuật , trình độ quản lí
cũng như số lượng nhân viên trong công ty còn hạn chế . Mặt hàng kinh doanh
chủ lực là hóa chất, và thị trường chính mới chỉ giới hạn trong khu vực Hà Nội,
Bắc Ninh, Hải Dương...

3
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

2010 – 2014 :Công ty có những bước tiến mới trong việc mở rộng các mặt hàng
kinh doanh, kéo theo đó là việc tăng về số lượng công nhân viên, thành lập các
phòng ban với những nhiệm vụ cụ thể .Thị trường tiêu thụ không chỉ là các cụm ,
khu công nghiệp ở Hà Nội mà còn được mở rộng thêm sang các tỉnh lân cận
như :Hải Phòng và Hưng Yên, Nam Định
Từ cơ sở vật chất ban đầu còn hạn chế, Công ty Cổ phần Thương Mại Việt
Nam Xanh đã nhanh chóng chuyển mình và vươn lên mạnh mẽ. Hiện nay các
nguồn lực về tài sản và nhân sự của công ty đã tăng lên nhiều so với ngày đầu
thành lập. Trong những năm qua công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể mà
không phải công ty nào cũng có được.

1.3. Chức năng hoạt động của công ty:
Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Mua bán hóa chất, các nguyên phụ liệu ngành
may, ngành giấy, ngành thực phẩm; Mua bán hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, quần
áo, giày dép; Mua bán thiết bị VP, thiết bị máy tính; KD VLXD
1.4.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty.
Hội đồng cổ đông

Giám đốc
Phòng
Kinh doanh

Phòng
Kế toán
Phòng
Vật tư
4
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Phòng
Marketing

Cửa hàng bán

lẻ
Giám đốc: Là một trong những sáng lập viên đầu tiên, chỉ đạo điều hành toàn bộ
hoạt động kinh doanh của Công ty, ban hành quy định và các quyết định cuối cùng,
chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
Phòng kinh doanh: Chức năng xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh của
Công ty dựa trên các hợp đồng đã ký.
Nhiệm vụ:
-

Lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ các sản phẩm của Công ty.

-

Dự thảo và chỉnh lý các hợp đồng kinh tế theo đúng pháp luật, quản lý và
theo dõi thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Tổ chức làm tốt công tác thống kê báo cáo .

-

Phòng kế toán: Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập được tổ chức
theo mô hình hạch toán tập trung, trước nó không có các đơn vị hạch toán phụ
thuộc. Vì thế phòng kế toán có chức năng quản lý sự vận động của vốn, tổ chức
thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán.
Nhiệm vụ:
-

Thực hiện tốt điều lệ kế toán trưởng và pháp lệnh thống kê do nhà nước ban hành.

-


Tổ chức hạch toán các dịch vụ và đề xuất các giải pháp giải quyết công tác sản
xuất có hiệu quả kinh tế cao.

-

Giao dịch, quan hệ đảm bảo đủ vốn từ các nguồn để phục vụ sản xuất kinh doanh
có hiệu quả.
5
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội
-

Khoa quản lý kinh doanh

Giữ bảo toàn và phát triển vốn, đề xuất các biện pháp đưa vốn vào sản xuất kinh
doanh đúng pháp luật.
Phòng vật tư: Tổ chức thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu để đảm bảo cho quá
trình sản xuất và quá trình bán hàng của công ty.
Nhiệm vụ:
Tạo được mối quan hệ với bạn hàng, đảm bảo nguyên liệu và hàng hóa ổn

-

định về chất lượng quy cách và chủng loại.
Phối hợp đồng bộ với phòng kinh doanh khi thực các hiện hợp đồng nhằm


-

đáp ứng kịp thời hàng hoá nguyên vật liệu.
Phòng Marketing: Tìm các biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.
Nhiệm vụ:
-

Tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới cho Công ty.

-

Tìm hiểu nhu cầu thị trường, phân tích thị trường của Công ty.

-

Khuyếch trương sản phẩm của Công ty, nâng cao uy tín của Công ty.
Cửa hàng bán lẻ: là nơi trực tiếp làm nhiệm vụ mua bán, lưu trữ sản phẩm
1.5 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thương mại Việt
Nam Xanh
1.5.1 Tình hình tài sản chung của công ty
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tài sản của Công ty giai đoạn 2012 – 2014
(ĐVT: triệu đồng)
2012
Tỷ
Số tiền
trọng
(%)
2
3


Số tiền
4

Tỷ
trọng
(%)
5

A. TÀI SẢN
NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền

15446

47.56%

16321

1887

12.22%

1. Tiền

1387

2. Các khoản
tương đương tiền


TÀI SẢN

2013

2014

So sánh
2012 / 2013

So sánh
2013 / 2014

6

Tỷ
trọng
(%)
7

46.83%

17290

49.27%

875

5.66%

1562


9.57%

900

5.20%

-325

-17.24%

-662 -42.39%

73.50%

1162

74.39%

747

83.03%

-225

-16.25%

-415 -35.69%

500


26.50%

400

25.61%

153

16.97%

-100

-20.01%

-247 -61.83%

II. Các khoản phải thu
ngắn hạn

6505

42.11%

7229

44.30%

8742


50.56%

725

11.14%

1512

20.92%

1. Phải thu khách hàng

5182

79.67%

5958

82.41%

7392

84.56%

775

14.96%

1434


24.07%

1

Số tiền

Chênh
lệch

Tỷ lệ
(%)

Chênh
lệch

8=4-2

9=8:2

10=6-4 11=10:4
969

Tỷ lệ
(%)

5.94%

6
SV: Đoàn Văn Bình


GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội
2. Trả trước cho người
bán
4. Dự phòng các khoản
phải thu ngắn hạn khó
đòi
IV. Hàng tồn kho

Khoa quản lý kinh doanh

3579

55.02%

3737

51.70%

4288

49.05%

159

4.43%

551


14.73%

-2257

-34.69%

-2466

-34.11%

-2938

-33.61%

-209

9.28%

-472

19.15%

7055

45.67%

7530

46.14%


7649

44.24%

475

6.74%

119

1.58%

1. Hàng tồn kho

8078

114.51%

8980

119.26%

10741

140.43%

902

11.17%


1761

19.60%

2. Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho

-1024

-14.51%

-1450

-19.26%

-3092

-40.43%

-427

41.69%

-1642 113.18%

17034

52.44%


18528

53.17%

17803

50.73%

1494

8.77%

-725

-3.91%

I. Tài sản cố định

17034

100%

18528

100%

17803

100%


1494

8.77%

-725

-3.91%

TSCĐ hữu hình

17034

18528

17803

1494

8.77%

-725

-3.91%

Nguyên giá

19835

21546


21007

1711

8.63%

-539

-2.50%

Giá trị hao mòn lũy kế

-2801

-3018

-3204

-217

7.75%

-186

6.16%

2369

7.29%


244

0.70%

B. TÀI SẢN
DÀI HẠN

TỔNG CỘNG
TÀI SẢN

32480

100%

34849

100%

35093

100%

(Nguồn: Phòng Kế Toán Công Ty CPTM Việt Nam Xanh)

Nhận xét : Nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty qua ba năm 2012 – 2013 –
2014, ta thấy TSDH của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trên 50% so với Tổng Tài
sản, cho thấy một cơ cấu tài sản hợp lý đối với lĩnh vực sản xuất– phân phối mà
công ty đang hoạt động, cụ thể là: 2012: 52,44% hay 17.034 triệu đồng, 2013:
53,17% - 18.528 triệu đồng, và năm 2014 là: 50,73% - 17.803.
Tuy nhiên, quy mô tổng tài sản của công ty đang có xu hướng sụt giảm trong ba

năm qua, từ mức 17.034 triệu – năm 2012, tăng lên thành 18.528 triệu đồng– năm
2013, đã giảm 725 triệu đồng xuống còn 17.803 triệu đồng vào năm 2014. Điều
này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty có thể đang gặp khó khăn, cụ thể:
TSNH của công ty trong năm ba năm vừa qua liên tục gia tăng về quy mô, từ
mức 15.446 triệu đồng – năm 2012 đã tăng lên thành 17.290 triệu – năm 2014, tuy
nhiên việc gia tăng này chủ yếu là do các khoản mục: các khoản phải thu ngắn hạn
và hàng tồn kho tăng nhanh qua các năm, trong khi các khoản mục khác như: tiền
và tương đương tiền lại có xu hướng giảm mạnh. Điều này có thể cho thấy dấu
hiệu xấu đối với hoạt động kinh doanh của công ty khi việc vốn của công ty đang

7
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

bị tồn đọng (hàng tồn kho), hoặc bị công ty khác chiếm dụng (khoản phải thu
khách hàng) đang gia tăng về cả quy mô lẫn tỷ trọng trong TSNH.
Khoản mục hàng tồn kho của công ty có sự biến động nhẹ, cụ thể là từ 45,67% năm 2012 (tức 7.055 triệu đồng) tăng lên 46,14% - năm 2013( tức 7.530 triệu
đồng, tăng 0.47%. Sang đến năm 2014 giảm xuống còn 44,24% - (tức7.649 triệu
đồng) – giảm 1.9% . Do tính chất Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các loại
nông sản đã qua sơ chế và các thành phẩm liên quan đến nông sản, rất dễ bị hỏng
và chịu tác động mạnh của giá cả thị trường, dẫn đến tỷ trọng hàng tồn kho tăng
giảm không ổn định, dễ làm ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của
công ty.
Đối với các khoản phải thu ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng chiểm tỷ

trọng chủ yếu và có sự gia tăng liên tục qua ba năm vừa qua, từ mức 6.505 triệu
đồng hay 42,11% – năm 2012 lên 7.229 triệu đồng hay 44,30% – năm 2013, và
năm 2014 vừa qua là 8.742 triệu đồng tương ứng với 50,56% trong TSNH. Tình
trạng này cho thấy vốn kinh doanh của công ty đang bị chiếm dụng nhiều, hiệu quả
sự dụng vốn kinh doanh của công ty thấp.
Đối với các loại TSNH có tính thanh khoản cao như: tiền và tương đương tiền
đang có xu hướng giảm dần qua các năm so với TSNH, cụ thể, tiền và tương
đương tiền sụt giảm mạnh, từ mức 1.887 triệu đồng, chiếm 12,22% - năm 2012
xuống chỉ còn 900 triệu tương đương 5,20% so với tổng tài sản ngắn hạn trong
năm 2014.
1.5.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty TMCP Việt Nam Xanh
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2012, 2013, 2014
(ĐVT: triệu đồng)
2012

NGUỒN VỐN
Số tiền
1

2

Tỷ trọng
(%)
3

2013
Số tiền
4

Năm 2013 so

với 2012

2014

Tỷ trọng
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(%)
5

6

7

Năm 2014 so
với 2013

Chênh
lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh
lệch

Tỷ lệ (%)

8=4-2


9 = :2

10=6-4

11=10:4

8
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

A. NỢ
PHẢI TRẢ

16477

50.73%

19147

54.94%

20527

58.49%


2670

16.20%

1381

7.21%

I. Nợ ngắn hạn

16477

100%

19147

100%

20527

100%

2670

16.20%

1381

7.21%


1. Vay và nợ
ngắn hạn

10926

66.31%

12304

64.26%

15123

73.67%

1378

12.61%

2819

22.91%

2. Phải trả
người bán

5551

33.69%


6842

35.74%

5404

26.33%

1291

23.27%

-1439

-21.02%

B.VỐN
CHỦ SỞ HỮU

16003

49.27%

15702

45.06%

14566


41.51%

-301

-1.88%

-1136

-7.24%

I. Vốn chủ sở hữu

16003

100%

15702

100%

14566

100%

-301

-1.88%

-1136


-7.24%

1. Vốn đầu tư của
chủ sở hữu

14000

87.48%

14000

89.16%

14000

96.11%

0

-

0

-

2. Lợi nhuận
chưa phân phối

2003


12.52%

1702

10.84%

566

3.89%

-301

-15.02%

-1136

-66.75%

TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN

32480

100%

34849

100%

35093


100%

2369

7.29%

244

0.70%

(Nguồn: Phòng Kế Toán Công Ty CPTM Việt Nam Xanh)

Nhận xét:
Qua bảng cân đối kế toán giai đoạn 2012 – 2014, tổng nguồn vốn của công ty có
xu hướng tăng nhưng không đáng kể, và chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn là
Nợ phải trả (hơn 50%) qua các năm và đang có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ
thể, nợ phải trả chỉ chiếm 16.477 triệu đồng (50,73%) trong tổng nguồn vốn công
ty - năm 2012, năm 2013 là 19.147triệu đồng (54,94%) và trong năm 2014 vừa qua
là 20.572 triệu đồng (58.49%). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công
ty chủ yếu đến từ nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn đi chiếm dụng của nhà cung
cấp, điều này phản ánh mức độ tự chủ tài chính của công ty nằm ở mức thấp, đồng
thời đó sự rủi ro tài chính cũng cao.
Vốn chủ sở hữu của công ty đang có xu hưởng giảm, do tình hình kinh doanh
của công ty trong những năm vừa qua gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguồn lợi
nhuận chưa phân phối qua các năm giảm dần, cụ thể vốn chủ sở hữu của công ty từ
mức 16.003 triệu đồng – năm 2012 đã giảm xuống còn 14.566 triệu đồng – năm
2014, tương ứng đó là sự sụt giảm của khoản mục Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối của công ty, từ mức 2.003 triệu đồng – năm 2012 xuống còn 566 triệu đồng
năm 2014 vừa qua.

9
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TMCP Việt Nam Xanh

10
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Bảng 2. 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012
– 2014
(ĐVT: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu

So sánh


Mã số

So sánh
2012/2013
Chênh Mức độ
lệch
(%)

So sánh
2013/2014
Chênh Mức độ
lệch
(%)

2012

2013

2014

2

3

4

5

6=4-3


01

23.041

20.043

17.942

-2998

-13.01%

-2101

-10.48%

02

2.187

1.020

470

-1167

-53.36%

-550


-53.94%

3.Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
(10 = 01-02)

10

20.854

19.023

17.472

-1831

-8.78%

-1551

-8.15%

4.Giá vốn hàng bán

11

12.172

8.920


6.664

-3252

-26.71%

-2256

-25.29%

5.Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10-11)

20

8.683

10.103

10.808

1421

16.36%

705

6.98%


6.Doanh thu hoạt động
tài chính

21

727

324

400

-403

-55.42%

76

23.52%

7.Chi phí tài chính

22

2.642

3.113

5.222

471


17.81%

2109

67.76%

trong đó, chi phí lãi vay

23

2.551

3.076

5.076

525

20.59%

2000

65.03%

8.Chi phí bán hàng

24

2.001


2.087

1.910

86

4.31%

-177

-8.48%

9.Chi phí quản lý
công ty

25

1.615

1.982

2.180

368

22.76%

198


9.97%

10.Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
30 = 20 + (21-22) - (24+25)

30

3.151

3.245

1.896

94

2.97%

-1349

-41.56%

11.Thu nhập khác

31

430

183


95

-247

-57.46%

-88

-48.12%

12.Chi phí khác

32

387

117

90

-269

-69.72%

-27

-22.90%

13.Lợi nhuận khác
40 = 31-32


40

43

66

5

22

51.87%

-61

-92.93%

14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
50 = 30 + 40

50

3.195

3.311

1.901

116


3.64%

-1410

-42.58%

16. Chi phí thuế
TNDN hiện hành

51

762

813

0

51

6.68%

-813

-100.00%

17. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập công ty
60 = 50 - 51 - 52


60

2.432

2.497

1.901

65

2.68%

-596

-23.88%

1
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ
doanh thu

7=6:3 8=5-4 9=8:4

(Nguồn: Phòng Kế Toán Công Ty CPTM Việt Nam Xanh)

Nhận xét:
11
SV: Đoàn Văn Bình


GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
đang có chiều hướng đi xuống, cụ thể chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập công ty
trong ba năm vừa qua đang giảm nhanh, giảm từ mức: 2.432 triệu đồng – năm
2012, xuống chỉ còn 1.901 triệu đồng – năm 2014 (tương ứng với mức giảm
23,88% - 596 triệu đồng so với năm 2013).
Việc sụt giảm của lợi nhuận sau thuế của công ty chủ yếu xuất phát từ hai
nguyên nhân chính: thứ nhất, do việc gia tăng nhanh của các khoản mục chi phí
như: chi phí lãi vay và chi phí quản lý công ty, thứ hai, do doanh thu thuần giảm
dần qua các năm. Doanh thu thuần cả công ty trong hai năm vừa qua (2013 và
2014) sụt giảm là do việc tiêu thụ hàng hóa của công ty đang có dấu hiệu chững lại
khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức mua của người tiêu dùng với mặt hàng của
công ty ít đi.
Chi phí tài chính, liên tục tăng trong ba năm vừa qua, chi phí lãi vay năm 2013
so với năm 2012 tăng 17,81% - tương ứng 2.642 triệu đồng, năm 2014 so với năm
2013 tăng 2000 triệu đồng tương ứng 67,76% lên mức 5.222 triệu đồng, do trong
năm vừa qua công ty đã sử dụng nguồn vốn vay để trang mua trang thiết bị máy
móc. Nguồn vốn vay nợ ngắn hạn ngày càng lớn này cùng với mức lãi suất cao
trong giai đoạn vừa qua đã dẫn đến gây áp lực lớn nên tình hình tài chính của công
ty, áp lực trả lãi vay ngắn hạn tăng qua các năm.
Chi phí quản lý công ty cũng có sự biến động tăng qua các năm. Chi phí quản lý
công ty trong năm 2013 đã tăng 22,76% - tương ứng 368 triệu đồng so với năm
2012, năm 2014 tăng 9,97% - tương ứng 198 triệu đồng so với năm 2013. Ngược
lại chi phí bán hàng lại có xu hướng giảm nhẹ, từ mức 2.001 triệu đồng - năm 2012

xuống chỉ còn 1.910 triệu đồng vào năm 2014.

12
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG HÓA CHẤT TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM XANH
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẶT HÀNG HÓA CHẤT
- Đặc điểm của mặt hàng hoá chất
Mặt hàng hoá chất là một mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong
đời sống mặt hàng hoá chất xuất hiện ở mọi nơi và đây là thứ không thể thiếu trong
các nhà máy sản xuất công nghiệp. Hoá chất là mặt hàng độc hại và nguy hiểm đối
với con người nên đòi hỏi cần phải có kho tàng dự trữ và bảo quản cẩn thận tránh
bị thất thoát ra ngoài môi trường. Do tính chất nguy hiểm của mặt hàng này nên
việc sử dụng hoá chất vào sản xuất, tiêu dùng đòi hỏi phải hết sức cẩn thận để
không xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
-

Đặc điểm của kinh doanh hóa chất:

Trước đây, hoá chất là một ngành hàng độc quyền của nhà nước và chỉ có một số
công ty có thẩm quyền mới được phép kinh doanh ví dụ như: Công ty Hoá Chất Bộ Thương Mại. Hiện nay, dưới tác động của cơ chế thị trường nhiều công ty được

phép kinh doanh mặt hàng này khiến sự cạnh tranh của ngành hàng hoá chất trên
thị trường diễn ra ngày càng gay gắt. Cũng trong những năm trước đây, mặt hàng
hoá chất trên thị trường nước ta chủ yếu là hàng nhập ngoại từ Trung Quốc, Liên
Xô cũ và một số quốc gia khác. Ngày nay, một số công ty hoá chất trong nước tiến
hành ngày càng nhiều mặt hàng để có thể cạnh tranh với hàng nhập ngoại khiến
cho thị trường hoá chất ngày càng đa dạng phong phú về số lượng, chủng loại và
giá cả cũng được giảm nhiều. Riêng đối với Công ty cổ phần Thương Mại Việt
Nam Xanh với định hướng phát triển lâu dài nên lãnh đạo công ty luôn cung cấp
những sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng như H2O2, Antistatic, Casofl, Tinh bột
biến đổi JTF-1046…..Ngoài ra, công ty cũng hướng đến những mặt hàng mới như
Hostapur SAS60, Freetex 685 hay Seragal CVP..
Riêng đối với các công ty kinh doanh hóa chất thì tiêu thụ là khâu quyết định tới
quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Qua thực tế hoạt động tiêu thụ của
13
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

mình mà các công ty có thể có mức dự trữ hợp lý, đặc biệt hóa chất là một mặt
hàng cần điều kiện bảo quản tốt trong quá trình dự trữ. Vì vậy, việc xác định hợp lý
lượng hóa chất dự trữ theo từng mặt hàng giúp cho công ty có thể giảm được
những chi phí bảo quản từ đó có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Mặt khác, làm tốt công tác tiêu thụ cũng giúp công ty xây dựng được kế hoạch sản
xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, mở rộng quy mô kinh doanh của công
ty, thu hút được những người có trình độ đến làm việc cho công ty.

Hoạt động của công ty phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, có thể
tăng thêm thu nhập cho nhân viên.
Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với họat động sản xuất
kinh doanh của các công ty. Nó giúp cho hoạt động của công ty được diễn ra liên
tục và thu được kết quả cao.
2.2 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ MẶT
HÀNG HÓA CHẤT CỦA CÔNG TY
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập có vai trò hết sức quan
trọng. Vì qua đó biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động
nhập sản xuất kinh doanh, từ đó có những biện pháp để phát huy những điểm
mạnh, khắc phục những thiếu sót hoàn thiện hơn nghiệp vụ sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.1. Các nhân tố khách quan
2.2.1.1. Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
a.

Các nhân tố về chính trị pháp luật

Kinh doanh hóa chất là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Nhà nước ta đã có
những văn bản pháp luật quy định rất rõ đối với các công ty, doanh nghiệp kinh
doanh như : Nghị định 108/2008/NĐ – CP ngày 7/10/2008 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Thông tư 28/6/2010 quy định
cụ thể một số điều của luật hóa chất..
Là người kinh doanh hóa chất, các cán bộ công nhân viên tại công ty Cổ phần
Thương mại Việt Nam Xanh đã tuân thủ đúng pháp luật, thực hiện nghiêm túc chế
14
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông



Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

độ báo cáo , khai báo , hoạt động hóa chất theo quy định , kho hóa chất ngăn
nắp gọn gàng, diện tích kho đảm bảo , xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự
cố hóa chất, tổ chức các khóa tập huấn an toàn hóa chất….Các yếu tố luật quy định
về đối tượng kinh doanh mua bán, điều kiện kinh doanh và quy cách bảo quản mặt
hàng đã ít nhiều làm thu hẹp thị trường cũng như đối tượng kinh doanh của mặt
hàng hóa chất.
b.

Các nhân tố về khoa học công nghệ

Hóa chất là mặt hàng đặc biệt nên quá trình vận chuyển, bảo quản cũng phức tạp
hơn so với các hàng hóa khác. Chính vì vậy mà quá trình tiêu thụ sản phẩm hóa
chất ở các công ty kinh doanh hóa chất sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của tiến bộ khoa
học công nghệ nhằm giải quyết tốt việc vận chuyển, bảo quản hóa chất một cách an
toàn.
Cũng như nhiều công ty kinh doanh hóa chất khác, Công ty Cổ phần Thương mại
Việt Nam Xanh đã luôn có những khoản đầu tư khá lớn về trang thiết bị, máy móc
kĩ thuật kho bảo quản. Ngoài ra việc đào tạo cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về hóa
chất , nâng cấp cơ sở hạ tầng , đầu tư phương tiện vận chuyển hiện đại, an toàn
nhằm bắt kịp sự phát triển về khoa học công nghệ đã gây ảnh hưởng không ít tới
chi phí kinh doanh , làm tăng giá thành sản phẩm.
c.

Các nhân tố về mặt kinh tế


Hóa chất cũng như nhiều mặt hàng kinh doanh khác, bị ảnh hưởng rất lớn bởi các
nhân tố kinh tế như : trạng thái phát triển của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối
đoái, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước, xu hướng kinh tế của
thế giới ... Các nhân tố này dù là ổn định hay biến động đều ảnh hưởng rất lớn tới
hoạt động của công ty bởi nó thể hiện nhu cầu và khả năng thanh toán của khách
hàng, mặt bằng chung về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, tạo điều
kiện thuận lợi hay khó khăn cho công ty hoạt động. Mặt khác, sự biến động của
nền kinh tế thế giới và khu vực cũng ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế quốc
gia nói chung và mỗi công ty nói riêng.
d.

Các nhân tố tự nhiên

15
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Hóa chất là một mặt hàng nhạy cảm nên các yếu tố tự nhiên như : mưa, bão , nhiệt
độ, độ ẩm , áp suất ….có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của hóa chất nếu bảo
quản không tốt. Điều kiện thời tiết không tốt sẽ gây khó khăn nhiều trong khâu vận
chuyển, lưu thông, có thể dẫn đến giảm doanh số bán. Như vậy , các nhân tố tự
nhiên có thể làm giảm cả chất lượng và số lượng tiêu thụ mặt hàng hóa chất.
e.


Các yếu tố văn hóa, xã hội

Hóa chất là mặt hàng rất độc hại đối với con người và môi trường. Vì vậy luôn có
những điều kiện nhất định khi xây dựng vị trí kho hay vị trí sản xuất như : phải xa
nơi ở của con người, tránh các mạch nước ngầm hay xa nguồn nước sử dụng của
người dân. Mọi hoạt động mua bán đều phải đảm bảo an toàn cho con người và
môi trường xung quanh…Đây cũng là yếu tố làm thu hẹp phạm vi kinh doanh hóa
chất.
2.2.1.2. Các nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô
a.

Khách hàng

Khách hàng là người tiêu dùng các sản phẩm của Công ty Cổ phần Thương mại
Việt Nam Xanh đã nói chung và tiêu dùng mặt hàng hóa chất nói riêng. Khách
hàng là người trả lương và đem lại lợi nhuận cho công ty vì vậy đây là nhân tố vô
cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Đối với mặt hàng hóa
chất của công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh đã, khách hàng có thể là cá
nhân, có thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng có thể là các doanh nghiệp sản xuất
lớn. Tiêu biểu là một số khách hàng thường xuyên của công ty như : Cửa hàng Hóa
chất và Thiết bị Kim Ngưu, Nhà máy nhuộm tẩy Công ty Cổ phần Dệt may Nam
Định, Công ty Cổ phần Dệt may Sơn Nam, Công ty TNHH TM & DV Kĩ thuật
Công nghiệp Hưng Lộc..v..v..Cho dù khách hàng là lớn hay nhỏ thì cũng là nhân tố
quyết định số lượng tiêu thụ mặt hàng của công ty, quyết định về chủng loại mặt
hàng mà công ty kinh doanh . Vì vậy công ty cần tìm hiểu các thông tin về giá cả ,
tình hình cung cầu của các đối tác khách hàng để có thể thỏa mãn một cách tối đa
nhu cầu khách hàng , tao dựng mối quan hệ gắn bó thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng
hóa.
16
SV: Đoàn Văn Bình


GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội
b.

Khoa quản lý kinh doanh

Các đơn vị cung ứng đầu vào cho công ty.

Nhà cung cấp cụ thể là các tổ chức hay cá nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho
công ty xản xuất kinh doanh như: nguyên vật liệu, tiền vốn, lao động và các dịch
vụ cần thiết khác. Nhà cung cấp có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng,
giá cả, phương thức và các dịch vụ trong việc tổ chức giao nhận các vật tư cần thiết
do đó ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ.
Nhà cung ứng có vai trò cung cấp nguồn hàng trong quá trình tiêu thụ . Đối với
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh, là một công ty kinh doanh thương
mại , thì yêu cầu đối với nhà cung cấp không chỉ là chất lượng hóa chất mà giá cả
cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Nguồn hàng giá thấp sẽ mang lại nhiều lợi
nhuận cho công ty, thúc đẩy quá trình lưu thông, tiêu thụ . Vì vậy, Ban lãnh đạo
công ty cần có những đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng một cách sáng suốt nhất
để có thể đem lại sự ổn định cho công ty.
c.

Số lượng các công ty trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành.

Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các công ty đang có mặt trong ngành và các đối
thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh
luôn là mối quan tâm lo lắng hàng đầu của công ty, nhất là đối thủ cạnh tranh có

quy mô lớn và sức mạnh thị trường. Một số đối thủ cạnh tranh lớn của công ty tại
Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh : Công ty TNHH
Công Nghiệp Hóa chất Đức Giang , Công ty Cổ phần Khí công nghiệp Long Biên,
Công ty TNHH Năng lượng Kĩ thuật Môi trường Fujikasui…Trong giai đoạn hiện
tại, mức độ cạnh tranh trên thị trường là ngày càng gay gắt ,khách hàng luôn tìm
kiếm những nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng cũng như giá cả. Khó khăn lớn
nhất của công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh đã là phải cạnh tranh với
các công ty sản xuất và kinh doanh hóa chất. Công ty Cổ phần Thương mại Việt
Nam Xanh đã không thể tự sản xuất được , vì vậy , giá bán có phần kém linh hoạt
hơn so với các công ty sản xuất và kinh doanh khác trong cùng địa bàn, điều này
gây sức ép khá lớn và có thể làm chậm lại tiến trình lưu thông và tiêu thụ .

17
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

2.2.2. Các nhân tố chủ quan
2.2.2.1. Giá bán sản phẩm
Giá bán sản phẩm là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ. giá
bán sản phẩm có thể kích thích hay hạn chế đến cung cầu và do đó ảnh hưởng đến
tiêu thụ.
Xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ, mức giá cả của mỗi mặt hàng cần
có sự điều chỉnh trong suốt cả chu kỳ sống của sản phẩm. Đối với công ty Cổ phần
Thương mại Việt Nam Xanh đã, giá cả có thể thay đổi linh hoạt theo số lượng mua

và mức độ thường xuyên của khách hàng, tuy nhiên vẫn phải giữ được sự cạnh
tranh của công ty. Ví dụ như đối với những đơn hàng đặt mua trên 500kg hóa chất
trở lên sẽ được giảm từ 0,5% đến 1% tổng giá trị đơn hàng, đối với khách hàng
quen thuộc như một số công ty tại các cụm, khu công nghiệp thì có thể áp dụng
hình thức thanh toán trả chậm , trả góp có kì hạn….. Vì vậy công ty luôn chú trọng
việc xác định giá đúng đắn nhằm chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo thu được lợi
nhuận tối đa, nếu công ty có chính sách giá tốt, có lợi thế về giá so với đối thủ thì
sẽ tạo điều kiện cho khả năng tiêu thụ hàng hóa với khối lượng lớn.
Bảng 2.1 So sánh giá bán một số sản phẩm hóa chất của công ty CPTM Việt Nam
Xanh và các công ty đối thủ
Tên mặt hàng

H2O2
Freetex 685
Hostapur SAS 60

Công ty Việt Nam Xanh

Giá thành
Công ty Hóa chất Lâm

Số

Giá bán bình

Số

Thao
Giá bán bình


lượng
(kg)
1.00
1.00
1.00

quân
(nghìn đồng)
9.400
12.500
35.124

lượng
(kg)
1.00
1.00
1.00

quân
(nghìn đồng)
10.664
12.500
35.500

So sánh

+ 1.264
-0.376

2.2.2.2. Chất lượng sản phẩm

Điều quan tâm hàng đầu đối với công ty cũng như đối với người tiêu dùng là chất
lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm có thể đưa công ty đến đỉnh cao của danh
18
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

lợi cũng có thể đưa công ty đến bờ vực của sự phá sản, nó quyết định sự tồn tại và
phát triển của công ty. Người ta cho rằng công ty đạt cả danh và lợi khi sản phẩm
có chất lượng cao, nó làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tạo khả năng sinh lời cao,
tạo ấn tượng tốt, sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty làm cho uy tín của
công ty không ngừng tăng lên. Mặt khác nó thể thu hút thêm khách hàng, giành
thắng lợi trong cạnh tranh. Đối với công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh
đã, chất lượng hóa chất phụ thuộc vào các nhà cung cấp, công ty có thể quyết định
chất lượng thông qua việc lựa chọn các nhà cung cấp uy tín và đảm bảo nhất, dựa
trên các tiêu chí đánh giá chất lượng của các chuyên gia, Cổ phần Thương mại
Việt Nam Xanh đã luôn lựa chọn những mặt hàng có chất lượng tốt nhất, tuy
nhiên, không nhất thiết là phải gắn bó với một số nhà cung cấp nhất định, trên tiêu
chí chất lượng sản phẩm làm đầu thì có thể thay thế nhà cung cấp khi cần thiết.
2.2.2.3. Việc tổ chức bán hàng của công ty
Công tác tổ chức tiêu thụ bao gồm hàng loạt các khâu công việc khác nhau từ tổ
chức mạng lưới tiêu thụ đến các hoạt động hỗ trợ, cuối cùng là khâu tổ chức thu
hồi tiền hàng bán ra. Nếu như công tác này tiến hành không ăn ý, phối hợp không
nhịp nhàng sẽ làm gián đoạn hay làm giảm khối lượng hàng hoá tiêu thụ của công
ty. Những năm gần đây, Công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh đã ngày

càng làm tốt công tác tổ chức bán hàng, đây cũng chính là lý do đem lại sự thành
công cho công ty. Công ty có mạng lưới bán hàng rộng khắp không chỉ trong toàn
tỉnh , mà còn có các đại lý , cửa hàng phân phối tại các tỉnh lân cận. Việc bán hàng
dưới mọi hình thức bán buôn, bán lẻ, bán trực tiếp, linh hoạt trong thanh toán trả
chậm, trả góp, chuyển khoản v..v…đã góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng
hóa thêm nhanh chóng, thuận tiện, bắt kịp với tác phong kinh doanh chuyên
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
2.2.2.4. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
Do đặc thù của mặt hàng hóa chất là dùng trong công nghiệp chứ không phải là
hàng tiêu dùng trực tiếp nên phần quảng cáo sản phẩm thường bị các công ty hóa
chất không chú trọng. Công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh đã cũng
19
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

không phải ngoại lệ : không có những khoản đầu tư kinh phí khổng lồ cho việc
quảng cáo trên truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác, là một
công ty vừa và nhỏ, công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh đã tập trung đầu
tư vốn vào nguồn hàng, các khâu của quá trình lưu thông , dự trữ hàng hóa. Tuy
nhiên, việc giới thiệu sản phẩm của công ty Việt Nam Xanh vẫn được thực hiện
thông qua các đối tác, khách hàng thường xuyên và đôi khi khách hàng biết đến
sản phẩm của Việt Nam Xanh qua mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung
cấp uy tín.
2.2.2.5. Một số nhân tố khác

- Mục tiêu và chiến lược phát triển : trong từng thời kì phát triển, công ty xác định
mục tiêu ngắn hạn cho mình, vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tiêu thụ
sản phẩm trong thời kì đó…một mục tiêu đúng đắn sẽ đề ra chiến lược kinh doanh
chính xác và sát với yêu cầu của thực tế sẽ giúp công ty tang khối lượng tiêu thụ
sản phẩm cung cấp cho khách hàng trên thị trường
- Nguồn tài lực : con người là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của quá
trình tiêu thụ hàng hóa . Nghiệp vụ , kĩ năng, tay nghề tư tưởng của đội ngũ nhân
viên trong công ty có tốt thì công ty mới có khả năng cạnh tranh với đối thủ, đứng
vững trên thị trường .
- Nguồn vật lực : nguồn vốn đầu tư, trang thiết bị , máy móc , nhà xưởng của công
ty sẽ tạo đà cho công ty đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm , nâng cao uy tín của
công ty trên thị trường.

20
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG HÓA CHẤT
TẠI CÔNG TY THỜI GIAN QUA
2.3.1. Kết quả tiêu thụ mặt hàng hóa chất tại công ty thời gian qua
2.3.1.1. Sản lượng và giá trị tiêu thụ trong thời gian qua
Bảng số 2.1: Sản lượng tiêu thụ và doanh thu mặt hàng hóa chất tại công ty những
năm gần đây


Sản lượng (kg)
Doanh thu (VNĐ)

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

6.839.000
8.500.699.886

4.420.000
6.381.428.096

5.147.000
7.917.772.905

(Nguồn : phòng kinh doanh công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh)

Nhận xét :trong năm 2012 sản lượng tiêu thụ là 6.839.000kg, doanh thu tiêu
thụ mặt hàng hóa chất đạt 94,62% tổng doanh thu của công ty. Do có nhiều biến
động về kinh tế , sang năm 2013 sản lượng hóa chất tiêu thụ giảm còn 4.420.000kg
, doanh thu tiêu thụ đạt 93,29% tổng doanh thu. Năm 2014 nhờ có các biện pháp
thúc đẩy và nâng cao hợp lí trong khâu bán hàng sản lượng tăng lên so với 2013 là
727.000kg, doanh thu tiêu thụ trong năm chiếm 93,74%. Có thể thấy hóa chất là
mặt hàng kinh doanh chủ đạo của công ty , tỉ lệ doanh thu mặt hàng hóa chất trên
tổng doanh thu của công ty là tương đối ổn định qua các năm (trên 90%).
2.3.1.2. Chủng loại một số mặt hàng hóa chất tiêu thụ
Do Công ty kinh doanh khá nhiều loại sản phẩm và dịch vụ nên trong điều kiện

chuyên đề không thể phân tích hết, ta chỉ xem xét tình hình thực hiện doanh thu
bán hàng của một số sản phẩm hóa chất chủ yếu như trong bảng số 2.2:

21
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Bảng số 2.2: Sản lượng tiêu thụ mặt hàng hóa chất chủ lực tại công ty những năm
gần đây
Năm 2012
Xuất trong kỳ
Số
Giá bán

Tên vật tư

H2O2
Freetex 685
Hostapur SAS 60
Supersoft 145
Hostapur HT
Antistatic
Manasoft 210A10
Casoft NS

Scuor KC
Seragal CVP
Tinh bột biến đổi JTF-1046
Tinh bột biến đổi CBA 8858
Tinh bột biến đổi ETX 1073

lượng
(kg)
47.970
427
960
29.190
31.170
120
960
200
7.440
150
13.225
76.700
37.150

bình quân
(VNĐ)
9.790
63.191
31.626
8.272
17.284
26.500

15.375
52.000
42.524
53.000
12.290
12.157
10.507

Năm 2013
Xuất trong kỳ
Số
Giá bán
lượng
(kg)
58.010
134
960
1.905
33.900
60
1.200
120
2.100
450
10.100
77.700
1.725

bình quân
(VNĐ)

10.664
68.909
36.600
8.750
17.284
26.500
9.000
53.000
39.000
59.289
14.694
16.036
10.751

Năm 2014
Xuất trong kỳ
Số
Giá bán
lượng
(kg)
62.660
119
160
900
31.200
120
29.100
3.305
8.000
9.600

1.320
25.260
1.110

bình quân
(VNĐ)
9.150
68.909
66.000
8.750
17.087
31.500
9.307
53.934
28.500
24.414
35.318
25.000
10. 751

(Nguồn: phòng kinh doanh công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh)

Từ bảng 2.2 ta thấy , trong 3 năm gần đây, số lượng các mặt hàng tiêu thụ biến
động nhiều theo chủng loại và giá bán bình quân. Một số mặt hàng bán với tính
chất thăm dò thị trường số lượng ít trong 2 năm đầu nhưng lại có sự tăng vọt số
lượng trong 2014 như : loại Casoft NS lượng tiêu thụ năm 2012 chỉ đạt 200kg
(tương ứng 6,05% so với năm 2014) , lượng tiêu thụ năm 2013 đạt 120kg (tương
ứng 3,63% so với năm 2014) , Casoft NS có giá bán bình quân tương đối ổn định
qua các năm nhưng việc mở rộng thị trường tại địa bàn tỉnh Nam Định trong năm
2014 đã tìm được một số công ty có nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này với số lượng

lớn ; loại Manasoft 210A10 lượng tiêu thụ năm 2012 là 960kg ( đạt 3,29% so với
2014) , tiêu thụ năm 2013 là 1.200kg (đạt 4,12% so với 2012) , do mặt hàng này có
giá bán bình quân không có sự ổn định, giá cao vào năm 2012, tương đối thấp
(giảm 39,46% ) trong năm 2014 nên lượng bán ra được nhiều hơn.
Bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng bán ra với số lượng rất lớn trong năm 2012
nhưng lại sụt giảm rất nhanh ở 2 năm sau như : Tinh bột biến đổi JTF – 1046 ,
22
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Freetex 685, Supersoft 145, … tinh bột biến đổi ETX 1073 lượng bán ra là
37.150kg trong năng 2010 , tuy nhiên năm 2013chỉ còn 1.725kg tương ứng tỉ lệ đạt
4,65% so với 2012, năm 2014 chỉ còn 1.110kg tương ứng tỉ lệ đạt 64,34% so với
năm 2013, có sự giảm mạnh này là do việc ngừng thu mua của một số khách hàng
lớn trong năm 2013đối với mặt hàng này ; tuy nhiên với loại Supersoft 145 thì giá
bán bình quân tương đối ổn định, song vẫn có sự sụt giảm mạnh về lượng tiêu thụ
qua các năm, năm 2013 giảm 93,45% so với 2012, năm 2012 giảm 52,75% so với
năm 2013, có sự sụt giảm này là do công ty mất đi một số khách hàng lớn do
không thể cạnh tranh được với công ty đối thủ đã có khả năng sản xuất ra loại hàng
này.
Nguyên nhân chung của sự sụt giảm về số lượng các loại hàng bán là do tình hình
thị trường trong năm vừa qua có nhiều biến động lớn về giá cả sản phẩm và tình
hình cạnh tranh, giá cả nhà cung cấp đưa ra tăng cao so với mặt hàng có cùng chất
lượng như vậy ở trong nước. Về phía Công ty chưa quan tâm đến việc khai thác

mở rộng thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm. Đây là khuyết điểm Công ty
cần khắc phục.
Tương đương với số lượng hàng bán ra là giá trị hàng hóa mà công ty thu lại, giá
trị tiêu thụ của từng loại hàng được thể hiện qua bảng 2.3 :

23
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

Bảng số 2.3: Giá trị tiêu thụ mặt hàng hóa chất chủ lực tại công ty những năm gần
đây

H2O2
Freetex 685
Hostapur SAS 60
Supersoft 145
Hostapur HT
Antistatic
Manasoft 210A10
Casoft NS
Scuor KC
Seragal CVP
Tinh bột biến đổi JTF-1046
Tinh bột biến đổi CBA 8858

Tinh bột biến đổi ETX 1073

Tổng doanh thu xuất bán
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
(VNĐ)
(VNĐ)
(VNĐ)
469.604.400
618.592.116
573.339.000
26.982.738
9.233.742
8.213.895
30.360.615
35.136.000
10.560.000
241.455.000
16.668.750
7.875.000
538.746.000
585.930.000
533.100.000
3.180.000
1.590.000
3.780.000
14.760.000
10.800.000
270.828.563

10.400.000
6.360.000
178.250.416
316.380.000
81.900.000
228.000.000
7.950.000
26.680.000
234.378.409
162.531.908
148.407.883
46.620.000
932.458.607
1.246.003.019
631.500.000
390.351.794
18.545.706
11.933.610

TỔNG DOANH THU CÁC MẶT

3.145.161.06

Tên vật tư

HÀNG CHỦ LỰC

2

TỔNG DOANH THU BÁN HÀNG

HÓA CHẤT

8.500.699.88
6

2.805.847.216

2.738.381.911

6.381.428.096

7.917.772.905

44%

35%

PHẦN TRĂM DOANH THU CÁC
MẶT HÀNG HÓA CHẤT CHỦ LỰC /
TỔNG DOANH THU BÁN HÀNG

37%

HÓA CHẤT

(Nguồn : Phòng kinh doanh công ty Cổ phần Thương mại Việt Nam Xanh)

Qua bảng 2.3 ta thấy :Loại Antistatic mang lại giá trị thấp nhất trong số các mặt
hàng chủ lực của công ty mặc dù giá bán tương đối ổn định nhưng số lượng bán ra
rất ít nên không thể mang lại giá trị cao. Một số loại khác như :Freetex 685 , Casoft

NS số lượng bán ra tuy thấp , thậm chí là rất thấp so với các mặt hàng khác nhưng
vẫn đem lại giá trị cao do giá bán bình quân cao và ổn định, không bị sụt giảm qua
các năm, đóng góp không nhỏ vào việc tăng doanh thu của các mặt hàng chủ lực
đối với công ty.
Một số mặt hàng mang lại giá trị cao trong 2 năm đầu nhưng lại suy giảm nghiêm
trọng trong năm 2014 như tinh bột biến đổi JTF – 1064 đây chính là những điểm
24
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


Trường Đại học KDCN Hà Nội

Khoa quản lý kinh doanh

yếu, làm sụt giảm doanh thu của công ty cần được khắc phục.Bên cạnh đó cũng có
những mặt hàng mang lại giá trị cao, ổn định,ít biến động như :H2O2, Hostapur
HT, và những mặt hàng có tiềm năng phát triển như :Manasoft 210A10, Seregal
CVP, Casoft NS…
Sự tăng giảm khác nhau của giá trị các mặt hàng chủ lực có ảnh hưởng rất lớn tới
tổng doanh thu của các mặt hàng hóa chất .Năm 2012, do công ty bắt đầu thực hiện
việc mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh cũng như buôn bán thêm một số mặt
hàng hóa chất chuyên dùng trong phụ gia thức ăn chăn nuôi ,tổng giá trị các mặt
hàng hóa chất chủ lực đạt 37% trên tổng doanh thu bán hàng hóa chất , năm 2013,
trong giai đoạn khủng hoảng , công ty cắt giảm việc kinh doanh đối với những mặt
hàng như phụ liệu ngành may, thực phẩm và chú trọng nhiều hơn vào các mặt hàng
chủ lực, tỉ lệ là 44% (cao nhất trong các năm) tuy nhiên đây lại là 1 năm kinh
doanh kém hiệu quả .Năm 2014 tỷ lệ mặt hàng chủ lực tuy thấp nhất trong các
năm (35% so với tổng giá trị mặt hàng hóa chất) nhưng doanh thu tiêu thụ mặt

hàng hóa chất nói chung vẫn tăng hơn so với năm 2013 là 24,07% do công ty có sự
đầu tư nhiều hơn vào hệ thống mạng lưới bán hàng, chuyên môn nghiệp vụ bán
hàng cũng như việc khai thác thêm một số công ty khách hàng mới.
Sự chênh lệch tỉ trọng của các mặt hàng chủ lực qua các năm được thể hiện trong
biểu đồ 2.1

25
SV: Đoàn Văn Bình

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hà Đông


×