Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động tại công ty cổ phần HPEC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.08 KB, 41 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính
LỜI MỞ ĐẦU

Vốn là chìa khoá, là điều kiện hàng đầu của mọi quá trình phát triển. Do
vậy, muốn sản xuất kinh doanh phải có vốn. Để quá trình sản xuất kinh doanh
được tiến hành một cách bình thường thì vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp
hiện nay là phải tổ chức tốt công tác huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu
quả, nói một cách khác là doanh nghiệp phải luôn luôn bảo toàn và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Đây là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ
giúp cho doanh nghiệp giữ vững được sức mua của đồng vốn trong điều kiện
nền kinh tế có lạm phát và nhiều rủi ro, nâng cao được năng lực hoạt động của
đồng vốn đồng thời đánh giá được chất lượng quản lý và sử dụng vốn của
doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày càng vững mạnh trong nền kinh tế
thị trường. Vì vậy các doanh nghiệp không thể không bảo toàn và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, đó là một nguyên tắc bất di bất dịch trong nền kinh tế thị
trường. Trong những năm cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp ở nước ta, các
doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước giao chỉ tiêu, doanh nghiệp lấy việc
hoàn thành kế hoạch cấp trên giao làm mục đích sản xuất kinh doanh. Nhà
nước bao cấp về mọi mặt như: vốn, giá, thị trường tiêu thụ, lỗ Nhà nước bù...
nên các doanh nghiệp quốc doanh không coi việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn là trách nhiệm của bản thân mình, mà là của Nhà nước. Doanh nghiệp chỉ
chạy đua với thành tích, với chỉ tiêu. Từ khi Nhà nước ta chuyển đổi cơ chế từ
cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường lấy doanh lợi
làm mục đích sản xuất kinh doanh, nhiều thành phần kinh tế cùng song song
tồn tại và cạnh tranh với nhau. Những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì
ngày càng đứng vững và phát triển, ngược lại những doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ, vốn kinh doanh bị mất dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, doanh thu
không bù đắp đủ chi phí, không thể lập lại được quá trình tái sản xuất dẫn đến


nguy cơ bên bờ vực phá sản mà nguyên nhân chủ yếu là do việc tổ chức sử
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

1

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

dụng vốn còn nhiều hạn chế. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được nhiều
doanh nghiệp quan tâm chú ý.
Xuất phát từ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của vốn nói chung và vốn
lưu động nói riêng, thông qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần HPEC
VIỆT NAM thông em quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động tại Công ty cổ phần HPEC VIỆT
NAM “. Kết cấu luận văn như sau:
Chương 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của các doanh nghiệp trong nền Kinh tế thị trường
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công
ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển Hạ tầng viễn thông giai đoạn (20122014)
Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu nhằm năng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu độngtại Công ty cổ phần HPEC VIỆT NAM

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

2


MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính
PHỤ LỤC

I, Bảng viết tắt
Công ty
VLĐ
VKD
HTK
TSNH

Công ty cổ phần H-PEC VIỆT NAM
Vốn lưu động
Vốn kinh doanh
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn

II, Tài liệu tham khảo
_ Giáo trình ‘Tài chính doanh nghiệp’ trường Đại học kinh doanh và công nghệ
Hà Nội năm 2013
_ Luận văn mẫu tại Thư viện trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
_ Tài liệu, số liệu liên quan của Công Ty cổ phần HPEC Việt Nam

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

MSV: 11A11740N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Những vấn đề cơ bản về VLĐ
1.1.1 Khái niệm VLĐ
Quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp các
yếu tố cần thiết như đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Đối
tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh luôn thay đổi,
giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù
đắp khi giá trị sản phẩm thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối
tượng lao động gọi là tài sản lưu động (TSLĐ).Tài sản lưu động trong doanh
nghiệp là những tài sản có thời gian sử dụng tương đối ngắn và chuyển đổi hình
dáng dễ dàng khi sử dụng. Trên bảng cân đối kế toán, tài sản lưu động thể hiện ở
các khoản mục như tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản nợ phải
thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác.
Vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua sắm, hình
thành nên tài sản lưu động phục vụ kinh doanh ở một thời điểm nhất định.
Cũng có thể hiểu: ‘Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động
hiện có trong doanh nghiệp ở một thời kì nhất định’.
Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Thực ra, trong số vốn lưu động có một bộ phận công nợ phải thu có thời
hạn phải thu dài trên một năm hoặc dài hơn một chu kỳ kinh doanh nhưng về
bản chất thì chúng vẫn là vốn lưu động.

1.1.2. Đặc điểm VLĐ
*

Đối với DN sản xuất, VLĐ từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa

sang hình thái vật tư dự trữ và tiếp tục chuyển hóa lần lượt sang hình thái sản
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

3

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa và khi kết thúc quá trình tiêu thụ, lại trở về
hình thái ban đầu là tiền.
- Vòng tuần hoàn VLĐ trong sản xuất diễn ra như sau:
T – H … SX … H’ – T’
*Đối với DN thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn, từ hình thái tiền
chuyển sang hình thái hàng hóa và chuyển hóa về hình thái tiền tệ.
- Vòng tuần hoàn của VLĐ trong ngành thương mại diễn ra như sau:
T – H – T’
Sự vận động của VLĐ như vậy được gọi là sự tuần hoàn vốn. Quá trình KD
của DN diễn ra liên tục không ngừng, vì thế sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra
liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ, tạo thành sự chu chuyển của VLĐ.
Trong quá trình KD, TSLĐ thay đổi hình thái không ngừng. Do đó, tại một thời
điểm nhất định, VLĐ cùng tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong các giai

đoạn vốn đi qua.
1.1.3 Phân loại VLĐ
Để quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả thì công việc trước tiên mà DN cần
phải làm là phân loại VLĐ. Tùy thuộc vào những hoạt động của mình mà DN sẽ
lựa chọn việc phân chia VLĐ theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi các phân loại
VLĐ đều mang một ý nghĩa riêng song mục đích chung của việc phân loại VLĐ
là giúp các nhà quản lý DN huy động được đủ số vốn và có những nhận xét ở
những góc độ khác nhau để có giải pháp quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả.
VLĐ trong DN có thể phân loại theo các cách sau đây:
Phân loại theo vai trò của VLĐ trong quá trình SXKD, theo cách này
VLĐ của DN có thể chia làm 3 loại:
+ VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm các khoản vốn nguyên vật
liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ,
dụng cụ.

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

4

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

+ VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản vốn sản phẩm đang chế
tạo, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển.
+ VLĐ trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản vốn thành phẩm, vốn
bằng tiền, vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác, vốn trong

thanh toán (nợ phải thu, tạm ứng).
Việc phân loại VLĐ theo phương pháp này giúp cho việc xem xét, đánh giá
tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá trình chu chuyển VLĐ, từ đó đề
ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý
và tăng được tốc độ chu chuyển của VLĐ, phù hợp với yêu cầu SXKD.
Phân loại theo hình thái biểu hiện của Vốn: theo cách phân loại này có
thể chia VLĐ thành 3 loại:
Vốn bằng tiền bao gồm
Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như
tiền mặt tại quỹ, vàng bạc, tiền gửi ngân hàng không kì hạn, tiền đang chuyển.
Các khoản tương đương tiền là trị giá các chứng khoán như kỳ phiếu, tín phiếu,
…có kỳ hạn thanh toán không quá 3 tháng kể từ ngày doanh nghiệp mua. Tiền
là một loại tài sản của DN mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản
khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động KD đòi hỏi mỗi DN phải có một
lượng tiền nhất định.
Các khoản phải thu: đây là nhóm công nợ phải thu của người mua, các
khoản trả trước, ứng trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ
kế hoạch hợp đồng xây dựng.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ; là giá trị các chứng khoán đã mua
có thời hạn thanh toán trên 3 tháng đến 1 năm và các khoản tền gửi ngân hàng
có kỳ hạn đến 1 năm
Vốn vật tư hàng hóa; bao gồm giá trị của các loại hàng tồn kho
Trong các DN sản xuất, dự trữ vật tư, hàng hóa gồm 3 loại: Nguyên liệu,
vật liệu, CCDC; sản phẩm dở dang; thành phẩm. Ba loại này gọi chung là HTK.
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

5

MSV: 11A11740N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

Trong DN thương mại, HTK chủ yếu là hàng hóa dự trữ. Hàng hóa dự trữ
là các sản phẩm, hàng hóa mua về để chuẩn bị cho tiêu thụ. Vốn hàng hóa dự trữ
là bộ phận quan trọng nhất của VLĐ. Vốn hàng hóa dự trữ bao gồm: Hàng mua
đang đi trên đường, HTK, hàng gửi các đại lý. Trong KD, hàng hóa dự trữ là cần
thiết, nó đảm bảo tính liên tục, khả năng cạnh tranh trong KD vì hàng hóa dự trữ
có vai trò cung cấp, điều hóa, làm ổn định giá cả để đảm bảo cho thị trường phát
triển.
Tài sản lưu động khác:
Là bộ phận của VLĐ trong DN, nó được biểu hiện bằng tiền giá trị của
các khoản: Chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các
khoản thế châó, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
Cách phân loại này giúp cho DN có cơ sở để tính toán, kiểm trả kết cấu
tối ưu của VLĐ. Thông qua đó, DN có thể tìm ra giải pháp quản lý đối với từng
thành phần vốn, từ đó xác định nhu cầu VLĐ hợp lý.
Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn:
+ Vốn CSH: là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của DN. DN có đủ các quyền
chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại hình, DN thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau mà vốn CSH có nội dung cụ thể như vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước, vốn do chủ DN bỏ ra, vốn góp cổ phần, vốn tự bổ sung.
+ Các khoản nợ: là các khoản nợ được hình thành từ vốn vay các ngân
hàng thương mại hay tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái
phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
Bằng cách phân loại này, cho thấy kết cấu VLĐ của DN được hình thành
bằng vốn của chủ DN và vốn từ các khoản vay nợ, để xem xét năng lực tự tài trợ
và tính tự chủ về tài chính của DN.

Phân loại VLĐ theo thời gian huy động vốn:
Có thể chia VLĐ thành 2 bộ phận là nguồng VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ
tạm thời:
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

6

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

+ Nguồn VLĐ thường xuyên: là VLĐ có tính chất ổn định và dài hạn để
hình thành nên TSLĐ thường xuyên, cần thiết.
VLĐ thường xuyên tại một thời điểm được xác định như sau:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên – giá trị
TSCĐ(đã trừ đi khấu hao)
Hoặc:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng giá trị TSLĐ – Nợ ngắn hạn.
Như vậy, nguồn VLĐ thường xuyên cho phép DN chủ động cung cấp,
đầu tư kịp thời, đảm bảo cho quá trình SXKD được diễn ra thường xuyên, liên
tục.
+ Nguồn VLĐ tạm thời: là VLĐ có tính chất ngắn hạn( dưới 1 năm) đáp
ứng nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, phát sinh bất thường trong hoạt động
KD. Nguồn vốn này gồm có: các khoản vay ngắn hạn, nợ phải trả người bán, các
khoản chờ nộp Ngân sách Nhà nước, các khoản phải trả khác nhưng chưa trả.
Cách phân loại này giúp cho người làm công tác quản lý có định hướng và
giải pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại vốn sát với điều kiện và đặc

điểm của DN.
1.1.4 Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp
Với sự cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng khốc liệt thì vốn chủ yếu
quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong đó VLĐ
được coi là nguồn lực quan trọng nhất trong doanh nghiệp. VLĐ giúp cho doanh
nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
VLĐ là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp
như phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ bán hàng của doanh nghiệp,
là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển
toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. VLĐ đóng vai trò quyết định trong việc
tính giá cả hàng hóa bán ra.

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

7

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

Mặt khác, VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh thời gian lưu
thông có hợp lý hay không. Do đó thông qua quá trình luân chuyển VLĐ của
doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể dánh giá kịp thời đối với các
mặt hàng mua sắm dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Hiệu quả sử
dụng vốn ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ, do vậy việc quản lý vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Sử dụng vốn

hợp lý sẽ cho phép khai thác tối đa năng lực hoạt động của TSLĐ góp phần hạ
thấpchi phí kinh doanh tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tóm lại, VLĐ có vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại, việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề sử dụng VLĐ là
cần thiết để đưa ra các biện pháp tối ưu phục vụ cho chiến lược kinh doanh trong
doanh nghiệp
1.1.5 Bảo toàn vốn lưu động
Thực chất bảo toàn vốn lưu động trong các doanh nghiệp là đảm bảo số
vốn lưu động thu hồi sau mỗi chu kỳ kinh doanh đủ để doanh nghiệp tiếp tục sản
xuất kinh doanh trong kỳ tiếp theo đồng thời có thể bổ sung thêm cho nguồn vốn
của doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường cần lưu ý những nội dung sau:
- Cần xác định (ước lượng) số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu trong kỳ kinh
doanh. Như vậy sẽ đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất
kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh ứ đọng vốn, thúc đẩy
tốc độ luân chuyển vốn dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tổ chức khai thác tốt nguồn tài trợ vốn lưu động
+ Trước hết về trình tự khai thác nguồn vốn: doanh nghiệp cần khai thác
triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách hợp
pháp, thường xuyên.
+ Nếu số vốn lưu động còn thiếu, doanh nghiệp tiếp tục khai thác đến
nguồn bên ngoài doanh nghiệp như: vốn liên doanh, vốn vay ngân hàng,...Khi
khai thác các nguồn vốn bên ngoài cần lưu ý phải cân nhắc yếu tố lãi suất tiền
vay.
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

8

MSV: 11A11740N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện qua việc tăng nhanh sự vận động
của vốn để với một số vốn lưu động nhất định có thể đạt được mức doanh thu
cao hơn. Cũng có thể nói hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện qua việc mức
doanh thu tăng mà không cần tăng thêm vốn lưu động, có nghĩa là tiết kiệm
được vốn và chi phí sử dụng vốn.

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

9

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

10


MSV: 11A11740N


STT

Chỉ tiêu

Công thức

Luận văn tốt nghiệp
Số vòng
quay vốn lưu
Doanh thu thuần
động
1
Vốn lưu động bình
quân

2

Hệ số đảm
nhiệm của
vốn lưu động

Vốn lưu động bình
quân

Doanh thu thuần

3


4

5

Thời gian
một vòng
quay của vốn
lưu động

Số vòng
quay hàng
tồn kho

Hệ số sinh
lời của vốn
lưu động

Thời gian kỳ phân
tích

Ý nghĩa
Là chỉ tiêu phản ánh số vòng quay của
Khoa: Tài Chính
vốn lưu động trong kỳ phân tích. Hay
phản ánh một đồng vốn lưu động trong
kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu thuần
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn lưu động
vận động nhanh, đây là nhân tố góp phần

nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp
Là chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp muốn
có một đồng doanh thu thuần thì cần phải
có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Đây là
căn cứ để đầu tư vào vốn lưu động sao
cho thích hợp để góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn lưu động càng cao
Là chỉ tiêu phản ánh số ngày bình quân
cần thiết mà vốn lưu động quay được
một vòng

Số vòng quay vốn
lưu động

Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ vốn lưu
động vận động càng nhanh, góp phần
nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong
doanh nghiệp

Giá vốn hàng bán

Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ phân tích
vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được
bao nhiêu vòng.

Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hàng tồn kho
Giá trị hàng tồn kho vận động không ngừng, đây là nhân tố
nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận

bình quân
trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước
thuế

Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ phân tích
một đồng vốn lưu động tham gia và tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Vốn lưu động bình
quân
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên
11

MSV: 11A11740N

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
-Các nhân tố khách quan:
Trước tiên phải kể đến yếu tố chính sách kinh tế của Nhà nước. Đây là nhân
tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả
sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì tùy theo từng thời kỳ, tùy theo từng mục tiêu
phát triển mà Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn, về thuế và lãi suất
tiền vay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với

ngành nghề này nhưng lại hạn chế ngành nghề khác. Bởi vậy khi tiến hành sản
xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ chính
sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể dẫn
tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo
tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng
hóa của doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa
của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động cũng bị giảm xuống.
-Các nhân tố chủ quan:
Một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói
cách khác là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản
ánh vốn lưu động sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Do đó vấn đề mấu chốt
đối với doanh nghiệp là phải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một
cơ cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng
vốn.
Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đối với
hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời
điểm đầu tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

12

MSV: 11A11740N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì, công tác quản lý vốn lưu
động sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo
được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc
lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự
trữ hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không bị dư
thừa gây ứ đọng vốn. Ngoài ra công tác quản lý vốn lưu động còn làm tăng được
số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm lĩnh thị trường thông qua chính sách thương
mại.
Một nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp là khả năng thanh toán. Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán doanh
nghiệp sẽ không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá
hạn.
1.4.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều kiện không thể
thiếu là vốn. Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa đặt ra là ta phải
sử dụng đồng vốn đó như thế nào để vốn đó sinh lời, vốn phải sinh lời là nhân tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi
doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồng vốn, tiết kiệm
được vốn tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất
ngày càng lớn hơn.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng
để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung
của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
cho phép các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, toàn
diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của đơn vị mình. Từ đó đề ra

các biện pháp, các chính sách, các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý
và sử dụng đồng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng ngày càng có hiệu quả
trong tương lai.

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

13

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

Suy cho cùng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm vào
viêc nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận chúng ta mới có tích lũy để tái sản xuất
ngày càng mở rộng.

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

14

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính
CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM
(GIAI ĐOẠN 2012-2014)
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần H-PEC VIỆT NAM
2.1.1. Sự hình thành:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN HPEC VIỆT NAM
Tên giao dịch tiếng Anh: HPEC VIET NAM JOIN STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HPEC VIET NAM.,JSC
Website: HPEC.vn
- Được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101368015
do sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà nội cấp. Cấp lần đầu 14/5/2003.
- Trụ sở chính : Tòa nhà HPEC- Số 31/76 – Phố An Dương – Tây Hồ - Hà
Nội
- Số điện thoại : 04.37196571
2.1.2. Quá trình phát triển:
Công ty cổ phần HPEC VIỆT NAM tiền nhân là Công ty cổ phần công
nghệ TTC được sáp nhập bởi hai công ty “ Công ty TNHH Trường Thành, thành
lập năm 2003 Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, thành lập năm 2000” là những
doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực kinh doanh. Một lần
nữa thay da đổi thịt, làm mới lại chính mình, sau khi đạt được các thỏa thuận với
những nhà sản xuất lớn, có uy tín trên thế giới, tháng 6 năm 2010 Công ty cổ
phần công nghệ TTC chính thức được đổi tên thành Công ty cổ phần HPEC
VIỆT NAM – là thành viên trong hệ thống hợp tác quốc tế của các công ty sản
xuất, kinh doanh thiết bị giáo dục công nghệ cao trên thế giới.
Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và tiềm lực tài chính
vững mạnh HPEC VIỆT NAM trở thành một trong những công ty chuyên
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

15


MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

nghiệp hàng đầu tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực thiết bị giáo dục, điển
hình như thiết bị trình chiếu, nghe nhìn; thiết bị phòng học đa chức năng LAB;
thiết bị âm thanh học đường; thiết bị hội họp trực tuyến……
2.1.3. Chức năng , nhiệm vụ và phạm vi hoạt động :
Lĩnh vực hoạt động chính của HPEC VIỆT NAM bao gồm:


Thiết bị trình chiếu – Hội họp



Thiết bị âm thanh học đường



Thiết bị phòng học đa năng (LAB)



Thiết bị hội họp trực tuyến




Tư vấn kỹ thuật – Tích hợp hệ thống



Đại diện phân phối các sản phẩm công nghệ

Công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại
vi của máy vi tính; thiết bị truyền thông; thiết bị điện chiếu sáng; bán lẻ máy
vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông qua các cửa hàng
chuyên doanh. Công ty còn sản xuất rất nhiều sản phẩm khác như là thiết bị
dụng cụ quang học, sản phẩm điện dân dụng, thiết bị đo lường, kiểm tra,
định hướng điều khiển….
Công ty hiện tại có phạm vi hoạt động mở rộng khắp ba miền Bắc,
Trung, Nam với trụ sở chính đặt tại Hà Nội, hai chi nhánh còn lại ở Miền
Trung và Miền Nam.

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

16

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

2.2. Mô hình tổ chức:
GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KINH DOANH

HÀNH CHÍNH PHÁP LÝ

HỆ THÔNG KINH

CHI NHÁNH MIỀN

CHI NHÁNHMIỀN

P. HÀNH

DOANH MIỀN BẮC

NAM

TRUNG

CHÍNHNHÂN SỰ

PHÒNG PHÂN PHỐI

PHÒNG PHÂN PHỐI

PHÒNG PHÂN


PHÒNGKẾ TOÁN

MIỀN BẮC

PHỐI

PHÒNG DỰ ÁN –

PHÒNG DỰ ÁN –

KHÁCH LẺ

BÁN LẺ

PHÒNG DỰÁN

PHÒNGXUẤT
NHẬP KHẨU

PHÒNG DỊCH VỤ KỸ

PHÒNG

PHÒNGMARKETI

THUẬT

DỊCH VỤ KỸ


NG – R&D

THUẬT
PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNGKỸ

HÀNH CHÍNH

HÀNH CHÍNH

THUẬT

2.3. Nhiệm vụ, chức năng phòng ban:
Với việc tổ chức bộ máy hoạt động như trên có thể thấy Công ty cổ phần
HPEC VIỆT NAM có cơ cấu tổ chức hợp lý, hoạt động thống nhất từ trên
xuống dưới. Trong đó , mỗi phòng ban hoạt động với chức năng nhiệm vụ sau :
BAN GIÁM ĐỐC : Bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc chức năng
- Giám đốc giữ vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty theo định
hướng đã đưa ra của Hội đồng quản trị.

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

17

MSV: 11A11740N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

- Các phó giám đốc chức năng trợ giúp Giám đốc quản lý, điều hành các công
việc chức năng riêng như:
+ Phó giám đốc phụ trách Kinh doanh: Phụ trách toàn bộ mảng kinh doanh của
Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả của toàn bộ hoạt động
kinh doanh và các bộ phận Kỹ thuật bảo hành; Marketing; Nghiên cứu và Phát
triển...., kể cả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, văn phòng đại diện.
+ Phó giám đốc Hành chính - Pháp lý: Phụ trách toàn bộ mảng quản trị hành
chính văn phòng bao gồm các bộ phận: Hành chính - Nhân sự; Kế toán; Xuất
nhập khẩu; Chịu trách nhiệm về hiệu quả của bộ phận hành chính; Quan hệ với
các cơ quan chức năng; Hỗ trợ bộ phận kinh doanh...
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG:
- Bộ phận kinh doanh: Bộ phận kinh doanh của HPEC Việt Nam được
chia thành các mảng như sau
+ Phòng phân phối Miền Bắc: Phụ trách toàn bộ mảng thị trường là các
công ty, đại lý phân phối tại các tỉnh phía Bắc
+ Phòng Dự án - Khách lẻ:
Mảng dự án: Quản lý, xây dựng dự án, phát triển dự án, hỗ trợ dự án,
thực hiện dự án, tìm kiếm, xây dựng và thực hiện các dự án, đấu thầu các
sản phẩm thuộc lĩnh vực Công ty kinh doanh.
Duy trì và phát triển mối quan hệ với cơ quan Bộ giáo dục đào tạo, sở
giáo dục đào tạo Hà nội, toàn bộ 29 phòng giáo dục của Hà nội, ban điều
phối các dự án hợp tác quốc tế.
Mảng khách lẻ: Phụ trách mảng thị trường bao gồm hệ thống các trường
học, cơ quan ban ngành.
+ Miền Trung và Miền Nam: Bao quát toàn bộ thị trường Miền Trung và Miền
Nam.

+ Kinh doanh trực tuyến: Thực hiện hoạt động kinh doanh trực tuyến, kinh
doanh đa dạng hoá sản phẩm.
- Phòng Kế toán:
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

18

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

 Quản lý, theo dõi, giám sát các hoạt động tài chính kế toán của Công ty.
 Thực hiện công tác quản trị được phân công theo chuyên môn nghiệp vụ.
-Phòng Hành chính - Nhân sự:
 Chịu trách nhiệm về các vấn đề Tuyển dụng, tổ chức và thực hiện công
tác đào tạo
 Xây dựng quy chế nhân sự, tổ chức
 Thực hiện các chế độ cho người lao động, thực hiện các công tác Hành
chính, pháp lý văn phòng...
- Phòng Xuất nhập khẩu - Đối ngoại:
 Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá, thực hiện giao dịch,
đàm phán với các đối tác cung cấp.
- Phòng Kỹ thuật - Bảo hành:
 Thực hiện công tác bảo hành, bảo trì, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng cho
khách hàng,
 Quản lý kỹ thuật văn phòng, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật
 Tham mưu cho Ban giám đốc các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công

nghệ, dịch vụ.
 Đảm bảo công tác dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt chuyển giao công nghệ hoàn
chỉnh.
- Phòng Marketing – Nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
 Xây dựng thương hiệu, phát triển hình ảnh thương hiệu của Công ty
 Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, phát triển thương hiệu sản
phẩm và mở rộng thị trường...chịu trách nhiệm nghiên cứu sản phẩm
 Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác Marketing, công tác phát triển
các sản phẩm mới, nghiên cứu các sản phẩm cạnh tranh....
2.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
2.4.1. Tình hình tài sản của công ty trong 3 năm (2012-2014)

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

19

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty (2012-2014)
ĐVT : Triệu đồng
Năm 2012
Số
tiền
2
A.

TÀI
SẢN
NGẮN HẠN
46.606
I. Tiền và các
khoản
tương
đương tiền
3.244

2013
Tỷ
trọng
(%)
3

Số tiền
4

Tỷ
trọng
(%)
5

2014
Số
tiền
6

Tỷ

trọng
(%)
7

2013/2012
Chênh
Tỷ lệ
lệch
(%)
8
9
= 4 –
=8 :2
2

2014/2013
Chênh
lệch
10
= 6 –4

Tỷ lệ
(%)
11
=10:4

-15,20

89,7


69.101

91,86

58.596

71,34

22.495

48,26

10.505

6,24

16.086

21,38

12.929

15,74

12.842

395,87

-3157


-19,63

1. Tiền
II. Các khoản
phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách
hàng
2. Phải trả cho
người bán
3. Các khoản phải
thu khác

3.244

6,24

16.086

21,38

12.929

15,74

12.842

395,87

-3157


-19,63

22.706

43,7

37.642

50,03

31.254

38,05

14.936

65,78

-16,97

15.540

29,9

27.977

37,19

16.630


20,24

12.437

80,03

-6.388
11.347

5.414

10,42

7.155

9,51

2.265

2,75

1.741

32,16

-4.890

-68,34

2.321


4,46

6.359

84,53

16.454

20,03

4.038

173,98

10.095

158,75

III. Hàng tồn kho

14.746

28,38

15.080

20,04

12.720


15,48

334

2,26

-2360

-15,65

1. Hàng tồn kho
2.
Dự
phòng
giảmgiá hàng tồn
kho
IV. Tài sản ngắn
hạn khác
B.TÀI SẢN DÀI
HẠN
I. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định
hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn
lũy kế
2. Tài sản cố định
vô hình
- Nguyên giá

II.Tài sản dài hạn
khác
TỔNG
CỘNG
TÀI SẢN

15.556

29,94

21.914

29,13

27.040

32,92

6.358

40,87

5.126

23,39

810

1,56


6.833

9,08

14.319

17,43

6.023

743,58

7.486

109,56

508

0.98

291

3

1.692

2,06

-217


-42,72

1.401

481,44

5.350
5.350

10,29
10,29

6.125
5.959

8,14
7,92

23.533
23.272

28,65
28,33

775
609

14,48
11,38


17.408
17.313

284,21
290,53

5.322
6.888

10,24
13,26

4.324
7.045

5,75
9,36

4.469
8.075

5,44
9,83

-998
157

-18,75
2,27


145
1.030

3,35
14,62

1.565

3,01

2.721

3,62

3.605

4,38

1.156

73,86

884

-

-

-


-

17.136
17.136

20,86
20,86

-

-

-

32,49
-

-

-

166

0,22

261

0,31

-


-

95

57,23

51.956

100

75.226

100

82.130

100

23.270

44,78

6.940

9,23

-40,56

(Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty cổ phần HPEC Việt Nam)

Nhận xét :
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

20

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

Nhìn vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp qua ba năm 2012 – 2013
– 2014, ta thấy TSNH của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao so với Tổng Tài sản,
tuy nhiên có dấu hiệu giảm dần qua các năm cụ thể là: 2012 : 89,7% hay 46.606
triệu đồng, 2013: 91,86% tăng 2,16%, và năm 2014 là: 71,34% giảm 20,52%.
Quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng trong ba
năm qua, tăng khá mạnh từ mức 51.956 triệu đồng– năm 2012, tăng lên75.226
triệu đồng– năm 2013 và năm 2014 là 82.130 triệu đồng. Đi sâu vào phân tích ta
thấy
TSNH của công ty trong năm ba năm vừa qua có xu hướng giảm về quy
mô, từ mức 46.606 triệu đồng – năm 2012, năm 2013 có tăng lên 60.101 triệu
đồng và tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 58.596 triệu đồng – năm 2014. TSNH của
công ty chiếm tỉ trọng rất cao trong năm 2013 cho ta thấy dấu hiệu xấu đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi vốn của doanh nghiệp đang bị tồn
đọng (hàng tồn kho) một khoản rất lớn hoặc có thể bị doanh nghiệp khác chiếm
dụng ( khoản phải thu khách hàng) đang gia tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng
trong TSNH. Tuy nhiên đến năm 2014 tỷ trọng này đã giảm xuống chỉ còn
71,34 %, cho thấy một dấu hiệu khởi sắc mới của doanh nghiệp.
Khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp có sự biến động nhẹ không

đáng kể với mức duy trì ở sấp xỉ 30%. Do tính chất Hàng tồn kho của doanh
nghiệp chủ yếu là thiết bị điện tử nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các khoản phải thu ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng
chiểm tỷ trọng chủ yếu và có sự giảm rõ rệt qua ba năm vừa qua, từ mức 15.540
triệu đồng hay 29,9% – năm 2012 xuống 16.630 triệu đồng hay 20,24% – năm
2014. Tình trạng này cho thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang dần bớt bị
chiếm dụng ,hiệu quả sự dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang phục hồi.
Đối với các loại TSNH có tính thanh khoản cao như: tiền và tương
đương tiền đang có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể, tiền và tương đương

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

21

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

tiền tăng từ mức 3.244 triệu triệu đồng, chiếm 6,24% - năm 2012 tăng lên thành
12.929 triệu đồng tương đương 15,74% trong năm 2014.
Đối với tài sản dài hạn. Do đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
Công ty về thiết bị điện tử nên giá trị tài sản cố định chủ yếu từ giá trị phần mềm
sáng tạo. Trong giai đoạn 2011-2013 Công ty đã mua thêm một số tài sản cố
định nhằm phục vụ việc chế tạo và phát minh phục vụ cho hoạt động kinh doanh
khiến tài sản dài hạn tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể, tài sản dài hạn năm 2013 là
6.125 trđ tăng 775 trđ so với năm 2012, sang năm 2014 tài sản dài hạn tăng lên

23.533 trđ tương ứng tỷ lệ tăng 284,2 % so với năm 2013.
Tóm lại, qua những phân tích ở trên, mặc dù có sự biến động về quy mô tài
sản của Công ty nhưng sự biến động trên tương đối hợp lý. Tuy nhiên doanh
nghiệp cần chú trọng hơn trong việc quản lý hàng tồn kho, quản lý các khoản
phải thu ngắn hạn để tránh tình trạng rủi ro không đáng có.

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

22

MSV: 11A11740N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

2.4.2 Tình hình nguồn vốn của công ty trong 3 năm (2012-2014)
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2012-2014)
ĐVT : Triệu đồng
Năm
Tiêu chí

2012
ST

2013

TT% ST


So sánh
2013/2012

2014

TT% ST

TT% ST

So sánh
2014/2013

TL% ST

TL%

A. NỢ PHẢI TRẢ

35.096 67.5

57.89
5

77.0

50.19
2

61.1


22.799 65.0

(7.703)

I. Nợ ngắn hạn

35.096 67.5

57.89
5

77.0

46.961 57.2

22.799 65.0

(10.934) (18.9)

1. Vay và trả ngắn
hạn

21.60
8

41.6

27.61
6


36.7

31.22
1

38.0

6.008

27.8

3.605

13.1

2. Phải trả người
bán

5.416

10.4

7.155

9.5

2.266

2.8


1.739

32.1

(4.889)

(68.3)

3. Người mua trả
tiền trước

3.584

6.9

4.405

5.9

1.746

2.1

821

22.9

(2.659)

(60.4)


4. Thuế và các
khoản phải nộp
Nhà nước

1.444

2.8

3.704

4.9

1.582

1.9

2.260

156.5 (2122)

(57.3)

5. Phải trả công
nhân viên

702

1.4


3.106

4.1

1.674

2.0

2.404

342.5 (1432)

(46.1)

6. Các khoản phải
trả phải nộp khác

1.876

3.6

6.120

8.1

-

-

4.244


226.2 (6120)

(100.0)

II. Nợ dài hạn

-

-

-

-

3.231

3.900 -

-

3230

-

B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU

16.86
1


32.5

17.33
2

23.0

31.938 38.9

471

2.8

14.606

84.3

I. Vốn chủ sở hữu

16.709 32.2

17.18
0

22.8

31.938 38.9

471


2.8

14.758

85.9

1. Vốn đầu tư của
chủ sở hữu

15.02
1

28.9

15.02
1

20.0

30.02
1

36.6

-

-

15.000


99.9

2.Qũy khác thuộc
vốn chủ sở hữu

207

0.4

207

0.3

207

0.3

-

-

-

0.0

II. Nguồn kinh phí
152
và quỹ khác


0.3

152

0.2

-

-

-

-

(152)

(100)

1. Quỹ khen
thưởng phúc lợi

152

0.3

152

0.2

-


-

-

-

(152)

(100)

TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN

51.95
6

100

75.22
6

100

82.13
0

100

23.27

0

44.78 6.940

(Nguồn : Báo cáo tài chính công ty cổ phần HPEC Việt Nam)
SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

23

MSV: 11A11740N

(13.3)

9.23


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Tài Chính

Nhận xét :
Qua bảng cân đối kế toán giai đoạn 2012 – 2014, tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp có xu hướng tăng nhanh, và chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn là Nợ
phải trả (hơn 60%) qua các năm và đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng. cụ thể,
nợ phải trả chiếm 35.096 triệu đồng (67,5%) trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp
- năm 2012, năm 2013 là 57.895 triệuđồng (77%) và trong năm 2014 vừa qua là
50.192 triệuđồng (61,1%). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chủ yếu đến từ nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn đi chiếm dụng của nhà
cung cấp, điều này phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp nằm ở
mức thấp, đồng thời đó sự rủi ro tài chính cũng cao.

Vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần từ năm 2012 tới 2013 và tăng mạnh
vào năm 2014 điều đó chứng tỏ công ty đã chú trọng hơn về sự tự chủ về tài
chính, cho nên nợ phải trả đã giảm đi đáng kể.
Tóm lại , qua phân tích ở trên ta thấy trong giai đoạn 2012-2014 quy mô vốn
của Công ty không ổn định. Cụ thể, trong năm 2012 nợ phải trả chiếm tỷ trọng
lớn hơn dễ gây rủi do về tài chính của công ty . Sang năm 2013 và năm 2014 ,
nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng dần. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ mức tự chủ
về tài chính của công ty đang dần được tăng lên, Công ty hoàn toàn chi trả được
mọi khoản nợ giảm được rủi do trong thanh toán. Tuy nhiên, Công ty cần chú
trọng quản lý việc sử dụng vốn đúng mục đích để tránh gây lãng phí , thất thoát
vốn và sử dụng vốn không hiệu quả, đặc biệt với nguồn vốn vay ngắn hạn.
2.5.Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty Cổ phần HPEC- VIỆT NAM.
2.5.1.Báo cáo kết quả của công ty trong 3 năm 2012-2014

SV: Phạm Thị Ngọc Quyên

24

MSV: 11A11740N


×