Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.68 KB, 37 trang )

Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan
trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,
việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các
ngân hàng tồn tại và phát triển. trong các hoạt động của ngân hàng có hoạt động
cho vay, tuy nhiên từ xưa tới nay, các ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các nhà
sản xuất kinh doanh mà chưa quan tâm tới giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất là tiêu dùng. Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ
được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại
không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị
tồn kho và ứ đọng vốn.
Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các
công ty, doanh nghiệp cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện
nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống ngày
càng hiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao, tâm lý của người dân
coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán. Đáp
ứng lòng mong mỏi của người dân, các ngân hàng đã phát triển một hoạt động cho
vay mới, đó là cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân
hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống
của mình.
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh, em nhận thấy Ngân hàng đã bắt đầu quan
tâm tới hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng hoạt động này vẫn chưa thực sự trở
thành hoạt động lớn của Ngân hàng. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải
pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu của mình.


SV: Lê Ly Na

1

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2012 - 2014.
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.
Để hoàn thiện được đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ
bảo vô cùng quý báu của cô giáo Ths.Phan Thị Mai Hương. Bên cạnh đó, trong
thời gian thực tập, các anh chị cán bộ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Hà Tĩnh cũng đã nhiệt tình giúp đỡ em về điều kiện và tài liệu viết báo
cáo, luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn và mong nhân được sự góp ý, chỉ bảo tận tình
của các thầy, cô và các anh chị cán bộ ngân hàng!

Sinh viên thực hiện

SV: Lê Ly Na


2

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1
Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng, là một trung gian tài chính cung ứng vốn
chủ yếu, hữu hiệu cho nền kinh tế. Việc tạo lập và tổ chức quản lý vốn của ngân
hàng thương mại là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu đối với ngân
hàng thương mại.
1.1.2 Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
- Hoạt động tín dụng : Khi thực hiện hoạt động này ,NHTM vừa đóng vai
trò là người đi vay , vừa là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch
giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên
tham gia.
- Hoạt động thanh toán : Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các
doanh nghiệp và cá nhân , thực hiên các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
- Hoạt động khác : Kinh doanh chứng khoán , kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh
vàng bạc và đá quý …

1.2

Lý luận chung về cho vay tiêu dùng

1.2.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng, trong đó
ngân hàng cho các cá nhân và hộ gia đình vay một khoản tiền nhất định trên
nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian xác định; nhằm giúp
cho người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả,
tạo điều kiện cho họ được hưởng mức sống cao hơn.

SV: Lê Ly Na

3

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

Cho vay tiêu dùng kích thích tiêu dùng trong xã hội, thúc đẩy quá trình chu chuyển
hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa các dịch vụ ngân
hàng, phân tán rủi ro cho vay.
1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
- Về quy mô: CVTD là hình thức cấp tín dụng cho mục đích tiêu dùng của
từng cá nhân, hộ gia đình nên quy mô mỗi món vay thường nhỏ hơn so với mục
đích kinh doanh hay đầu tư kinh tế. Hơn nữa, phần lớn khách hàng vay tiêu dùng
đều đã có tích lũy từ trước, ngân hàng chỉ là người hỗ trợ cho việc mua sản phẩm

được dễ dàng hơn khi tích lũy chưa đủ, vì thế các khoản cho vay tiêu dùng thường
không lớn.
- Về rủi ro: các khoản CVTD có độ rủi ro rất cao vì nguồn trả nợ của người
vay hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập tương lai mà họ dự đoán.
- Về lãi suất: lãi suất CVTD thường cao hơn các loại cho vay trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ. Do mục đích của các món vay là thỏa mãn nhu cầu mua sắm
nên nhiều khi người đi vay chỉ chú trọng đến độ thỏa dụng của việc mua sắm mang
lại mà ít quan tâm đến lãi suất cao hay thấp.
- Về chi phí cho vay: CVTD tốn phí hơn là cho vay thương mại. Các khoản
vay tiêu dùng thường rất nhỏ, thời gian vay không kéo dài, nhưng số lượng các
món vay lại rất lớn. Hơn nữa, thông tin về các cá nhân vay thường không đầy đủ
và chính xác hoàn toàn, điều này khiến ngân hàng rất vất vả trong quá trình cho
vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng đến quá trình giải ngân thu nợ.
Vì vậy chi phí CVTD là rất tốn kém.
1.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng
- Đối với người tiêu dùng: Nhu cầu tiêu dùng đối với mỗi người là tất yếu
nhưng không phải ai cũng thể tự đáp ứng nhu cầu của mình bằng chính thu nhập
của mình. Hoạt động CVTD của ngân hàng ra đời giúp cho người dân có thể kết
hợp nhu cầu hiện tại và khả năng thanh toán trong tương lai, thỏa mãn được nhiều
hơn nhu cầu của mình trước khi có khả năng chi trả, và đặc biệt quan trọng trong
SV: Lê Ly Na

4

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính


những trường hợp cấp bách như chi tiêu cho giáo dục, y tế,... CVTD làm cho chất
lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
- Đối với NHTM: Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế hội
nhập nếu ngân hàng nào chỉ chú trọng đến nhóm khách hàng doanh nghiệp thì đối
tượng khách hàng sẽ rất hạn chế. Do đó hoạt động CVTD giúp mở rộng đối tượng
khách hàng cho vay, quan hệ với nhiều khách hàng hơn, phát triển khả năng huy
động vốn đa dạng hóa sản phẩm và giảm thiểu rủi ro... Từ đó làm tăng khả năng
cạnh tranh của các ngân hàng.
- Đối với nền kinh tế:


Thứ nhất, CVTD của ngân hàng ra đời với thủ tục cho vay tương đối đơn

giản và ngày càng nhanh gọn hơn do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, hoạt động
này góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi.


Thứ hai, hoạt động CVTD giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người

dân, tạo tâm lý thoải mái, nâng cao hiệu quả công việc, năng suất lao động, tạo
viễn cảnh tốt cho nền kinh tế.


Thứ ba, CVTD là đòn bẩy quan trọng kích thích tiêu dùng, kích thích nền

sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho mọi người, nâng cao thu nhập,
giảm các tệ nạn xã hội, tạo ra cuộc sống lành mạnh và tạo điều kiện thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng

1.2.4.1 Căn cứ vào mục đích vay vốn:
- CVTD cư trú ( Residential morage loan): là khoản cho vay nhằm phục vụ cho nhu
cầu xây dựng, mua sắm, hay cải tạo nhà của các cá nhân, hộ gia đình.
- CVTD không cư trú ( Nonresidential morage loan): là khoản cho vay phục
vụ cho nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, du lịch, đồ dùng, học
hành, giải trí...
1.2.4.2

Căn cứ vào hình thức vay vốn

SV: Lê Ly Na

5

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

- Cho vay trực tiếp ( Direct consumer loan): là ngân hàng và khách hàng trực
tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay.
- Cho vay gián tiếp ( Indirect consumer loan): là hình thức cho vay trong đó
ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa
hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho
vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp
tiếp xúc với khách hàng.
1.2.4.3


Căn cứ vào phương thức hoàn trả

- Cho vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàng cho
phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng nhất định đã thỏa
thuận.
- Cho vay tiêu dùng trả một lần: là hình thức cho vay mà theo đó tiền vay
của khách hàng được thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn trả. Phần
lớn các khoản vay này thường được dùng để chi trả cho đi nghỉ, nằm viện, mua
sắm vật dụng gia đình, sửa chữa ô tô, nhà ở, ...
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: là hình thức cho vay mà ngân hàng cho
phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại Séc thấu chi dựa
trên tài khoản vãng lai để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Trong thời gian tín
dụng đã thỏa thuận trước căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được của
từng kỳ của khách hàng, ngân hàng sẽ cho phép họ vay và trả nợ một cách tuần
hoàn.
1.2.4.4 Căn cứ vào phương thức đảm bảo tiền vay
- Cho vay không có tài sản đảm bảo : là hình thức cho vay không có tài sản
thế chấp , cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba , mà việc cho vay chỉ dựa vào
uy tín của khách hàng vay.
- Cho vay có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay dựa trên cơ sở các tài
sản đảm bảo , thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

SV: Lê Ly Na

6

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội


Khoa Tài Chính

1.2.5 Các nhân tố tác động đến cho vay tiêu dùng
1.2.5.1 Nhóm nhân tố khách quan
Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phát triển hoạt động
CVTD mà bản thân các ngân hàng không thể kiểm soát được.
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
CVTD của NHTM. Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì mức sống của
người dân sẽ được nâng cao, họ kỳ vọng các khoản thu nhập trong tương lai nên đi
vay tiêu dùng nhiều hơn để thỏa mãn cho các nhu cầu của mình về mặt vật chất
tinh thần... Từ đó CVTD của NHTM sẽ được mở rộng. Ngược lại khi nền kinh tế
bị hoặc dự kiến là khủng hoảng, trì trệ thì thu nhập trong tương lại của người dân
cũng có thể bị giảm sút và vì thế nhu cầu chi tiêu cũng chỉ dừng lại ở mức vừa đủ,
dẫn đến hoạt động CVTD của ngân hàng hạn chế hơn.
- Môi trường văn hóa xã hội: Các nhân tố văn hóa như tập quán sinh hoạt, ăn
uống, chi tiêu khác nhau trình độ dân trí, thói quen, lối sống của từng vùng tác
động đến nhu cầu của người tiêu dùng và vì thế ảnh hưởng đến CVTD của NHTM.
Ngoài ra, các yếu tố như thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng hay thói
quen thanh toán tiền mặt trong dân cư cũng ảnh hưởng không ít đến hoạt động
CVTD của NHTM.
- Môi trường pháp lý: Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát
chặt chẽ của các cơ quan chức năng như NHNN. Khi hoạt động của ngân hàng
chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, ổn định được đảm bảo, hoạt
động CVTD có điều kiện diễn ra thông suốt, hạn chế những thiệt hại của các bên
tham gia quan hệ tín dụng.
- Sự cạnh tranh giữ các ngân hàng: Trong nền kinh tế biến động như hiện nay
sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng lớn, các ngân hàng luôn nỗ lực nâng
cao chất lượng dịch vụ của mình, nhằm thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng
cũng như mang lại lợi nhuận cho mình. CVTD là hoạt động mang lại nhiều lợi

nhuận, do đó sự cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt.
1.2.5.2 Nhóm nhân tố chủ quan
SV: Lê Ly Na

7

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

- Quy mô vốn và uy tín của ngân hàng: Quy mô của 1 ngân hàng là nhân tố
quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là vốn tự có, vốn tự
có lớn là biểu hiện của 1 ngân hàng bền vững, nó quyết định mức cho vay tối đa
trên một khách hàng.
- Chính sách tín dụng: Các yếu tố của chính sách tín dụng như hạn mức tín
dụng, lãi suất, kỳ hạn, mức phí, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo, hướng giải
quyết nợ khó đòi... đều tác động trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động của
ngân hàng. Với chính sách hợp lý đúng đắn, linh hoạt, đa dạng sẽ thu hút được
nhiều khách hàng đến xin vay. Ngược lại, với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém
linh hoạt, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế việc đi vay và
giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.
- Thẩm định khách hàng: Thẩm định là giai đoạn khởi đầu và có ý nghĩa
quan trọng trong đảm bảo an toàn vốn vay.
- Chất lượng cán bộ tín dụng: Là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt
động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực CVTD nói riêng. Chất lượng CBTD
có cao thì mới đáp ứng được nhu cầu công việc, mới thực hiện được tốt việc thẩm
định và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc trang bị đầy đủ công nghệ, thiết bị hiện đại
sẽ giúp cho các hoạt động của ngân hàng diễn ra suôn sẻ, khả năng nắm bắt diễn
biến thị trường sẽ nhanh hơn, quy trình cho vay sẽ diễn ra một cách nhanh gọn,
hiện đại giúp ngân hàng đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với
nhu cầu của khách hàng nói chung và khách hàng vay tiêu dùng nói riêng.
1.2.6 Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương mại
1.2.6.1 Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng
Mở rộng cho vay tiêu dùng là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng của
các khoản vay tiêu dùng tại các NHTM.

SV: Lê Ly Na

8

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

1.2.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
Thương mại
- Số lượng khách hàng vay tiêu dùng: là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá
mức độ mở rộng hoạt động CVTD. Số lượng khách hàng tính theo một khoảng
thời gian nhất định (tháng, quý, năm), nếu số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng
với mục đích vay tiêu dùng lớn và ngày càng tăng chứng tỏ hoạt động CVTD của
ngân hàng ngày càng mở rộng, uy tín trong lĩnh vực CVTD ngày càng được nâng
cao và ngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực này.

- Doanh số CVTD: là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay
trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Doanh số CVTD càng
lớn, tốc độ cho vay ngày càng tăng cho thấy khả năng mở rộng cho vay của
NHTM.
- Dư nợ CVTD: là số tiền mà khách hàng còn dư nợ ngân hàng tại một thời
điểm nhất định, cho thấy lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được.
- Doanh số thu nợ trong từng thời kỳ: là tổng số vốn mà khách hàng đã
hoàn trả ngân hàng trong từng thời kỳ. Nếu doanh số thu nợ tăng phản ánh khách
hàng đã trả nợ đúng hạn hoặc ngân hàng thu hồi nợ sớm do những biểu hiện không
lành mạnh của khoản vay.
- Nợ quá hạn: là khoản nợ đến thời điểm hoàn trả của khách hàng mà ngân
hàng vẫn chưa thu hồi được. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá giới hạn cho phép thì
điều này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng còn yếu kém, chứa đựng
nhiều rủi ro và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp được kiểm soát sẽ phản ánh chất
lượng của khoản vay của ngân hàng là tốt.
1.2.7 Rủi ro trong cho vay tiêu dùng


Rủi ro tín dụng: Là những tổn thất mà NH phải gánh chịu khi khách hàng

không trả hoặc không trả đúng hạn tiền gốc và tiền lãi.


Rủi ro lãi suất: Là những tổn thất cho NH khi lãi suất thị trường có sự

biến đổi.
SV: Lê Ly Na

9


MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội



Khoa Tài Chính

Rủi ro hối đoái: Là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị

trường. Rủi ro này xuất hiện khi NH không có sự cân bằng về trạng thái ngoại hối
tại thời điểm tỷ giá biến đổi.

SV: Lê Ly Na

10

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH TRONG GIAI
ĐOẠN 2012 - 2014
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà

Tĩnh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Là một trong những chi nhánh ra đời khá muộn trong hệ thống các chi nhánh
cấp 1 của NHCT Việt Nam, Chi nhánh Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số
177/QĐ-HĐQT-NHCTVN của Ngân hàng Công Thương Việt Nam vào ngày
26/10/2004. Tháng 9 năm 2012, Chi nhánh đã khánh thành trụ sở chính tại số 82
đường Phan Đình Phùng - Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh.
Mặc dù được thành lập khá muộn nhưng NHCT Hà Tĩnh đã biết cách nắm
bắt thời cơ, tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương cũng như của thương hiệu
Vietinbank để phát triển một cách nhanh chóng qua năm tháng. Cùng với sự nổ lực
làm việc và cống hiến hết mình của đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh, sự lãnh
đạo tài tình của Ban giam đốc và sự định hướng quan tâm sát sao của Ngân hàng
Công Thương Việt Nam cho đến nay sau 10 năm đi vào hoạt động Chi nhánh Hà
Tĩnh đã trở thành một ngân hàng thuơng mại có uy tín, có thị phần mạng lưới rộng
lớn tại địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay, ngoài trụ sở chính tại Thành Phố Hà Tĩnh,
Chi nhánh còn có 4 phòng giao dịch được phân bố rộng khắp các huyện thị gồm:
Phòng giao dịch Kỳ Anh, Phòng giao dịch Hương Khê, Phòng giao dịch Hồng
Lĩnh và Phòng giao dịch Trần Phú. Mạng lưới chi nhánh đuợc mở rộng, hoạt động
kinh doanh qua các năm không ngừng tăng trưởng về quy mô, thị phần, lợi nhuận.
Đảm bảo tăng trưởng àn toàn, bền vững, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Chi
nhánh đã dần khẳng định vị thế là một ngân hàng hàng đầu, khẳng định thương
hiệu Vietinbank trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh là 80 người trong đó trên 90% có
trình độ đại học và sau đại học. Cán bộ công nhân viên tuổi đời còn trẻ, được trang
SV: Lê Ly Na

11

MSV:11D08558N



Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

bị kiến thức chuyên môn vững vàng, được đào tạo tại các truờng có danh tiếng trên
cả nước, họ là những con người có tinh thần nhiệt huyết cao trong công việc, năng
động sáng tạo trong mọi hoạt động. Luôn tích cực trong các công tác đoàn thể,
luôn đoàn kết cố gắng hết mình để xây dựng tập thể Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh ngày càng lớn mạnh.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh:
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức: mở tài
khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu.
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành
phần kinh tế, thực hiên thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và cá nhân
để tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán
thẻ Tín dụng.
- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay, cầm cố các giấy tờ
có giá.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban:
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức hoạt động của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh
Ban giám đốc
Phòng

Phòng

Phòng


Phòng

Phòng

Phòng

PGD

PGD

PGD

PGD

khách

khách

tổ chức

tiền tệ -

tổng

Kế

Kỳ

Hương


Hồng

Trần

hàng

hàng

– hành

kho

hợp

toán

Anh

Khê

Lĩnh

Phú

DN

CN

chính


quỹ

(Nguồn: Phòng Hành chính Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Hà Tĩnh)
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

SV: Lê Ly Na

12

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

- Ban giám đốc:
Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng. Có nhiệm vụ điều
hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo
những chiến lược và kế hoạch đã được ban giám đốc thông qua và chịu trách
nhiệm trước Ban giám đốc về thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc có
quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí sử dụng lao động vào hoạt động kinh doanh
theo quy định của Ngân hàng.
Phó giám đốc: Phó giám đốc với tư cách tham mưu cho Giám đốc, được giám
đốc phân công và ủy quyền để phụ trách một số công việc, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về thực hiện công việc được phân công, được dùng quyền hạn của Giám
đốc để giải quyết công việc khi được sự ủy quyền của Giám đốc.
-


Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các kế hoạch ngân sách , các chỉ

tiêu tài chính , thương mại và cân đối lãi lỗ trong quan hệ với các khách hàng
doanh nghiệp.Thiết lập các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng trong thị trường
mục tiêu để mở rộng khách hàng.
Thầm định các dự án theo phân cấp có thẩm quyền để đề xuất lập báo cáo tài
trờ dự án, thẩm định các báo cáo, số liệu tài chính của khách hàng. Tiếp nhận,
kiểm tra hồ sơ giải ngân/phát hành thư bảo lãnh, lập Đề xuất giải ngân/ phát hành
bảo lãnh chuyển lãnh đạo kiểm tra điều kiện, tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ giải
ngân/ phát hành bảo lãnh theo đúng Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối
với khách hàng là doanh nghiệp quan hệ tài chính.
- Phòng Khách hàng cá nhân:
Thực hiện các nghiệp vụ cơ bản của NHTM như gửi tiết kiệm, chuyển
khoản, cho vay tín dụng hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích
tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập
vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác
theo lệnh của họ. Chi nhánh cũng cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện
thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán,
thẻ tín dụng..
SV: Lê Ly Na

13

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội


Khoa Tài Chính

- Phòng tổng hợp:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh
doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện
báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh.
Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp
báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Chi nhánh, làm đầu mối các
báo cáo theo quy định, làm công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh.
Là đầu mối nghiên cứu, lập các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại Chi
nhánh trình lãnh đạo Chi nhánh quyết định, nghiên cứu triển khai các đề tài khoa
học, công tác truyền thông tại Chi nhánh. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của
cán bộ phòng.
- Phòng Tổ chức - Hành chính :
Có trách nhiệm tham mưu giúp ban lãnh đạo trong công tác quản lý nhân sự,
phân công công việc theo đúng khả năng và trình độ của từng cán bộ, tuyên truyển
chính sách, chủ trương của Nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ mang tính chất hành
chính Ngân hàng.
- Phòng tiền tệ - kho quĩ :
Thực hiện nhiệm vụ quản lí, xuất nhập và bảo quản an toàn tuyệt đối Quỹ dự
trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành và các tài sản khác trong kho quỹ tại Chi
nhánh. Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý, lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt
cho các Tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước trên địa bàn; Tổ chức việc kiểm tra
chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ của các tổ chức tín dụng, các tổ chức có hoạt
động ngân hàng.
- Phòng Kế Toán:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và
các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi
nhánh, theo đúng qui định của Nhà nước và NHTMCPCT Việt Nam và thực hiện
các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan

đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách
SV: Lê Ly Na

14

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao
dịch viên theo đúng qui định của Nhà nước và NHTMCPCT Việt Nam.
- Các phòng giao dịch :
Bao gồm : bộ phận cho vay, bộ phận kế toán, bộ phận quỹ. Nhiệm vụ của các
phòng này là thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy
động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh
toán, bảo lãnh…theo đúng qui định của Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam.
2.2 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh – dịch vụ của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh
2.2.1 Tình hình huy động vốn:
Huy động vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với hệ thống Ngân
hàng nói chung cũng như của NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà
Tĩnh nói riêng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay
gắt giữa các NHTM trong việc thu hút khách hàng gửi tiền vào các ngân hàng. Tuy
nhiên, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể chi nhánh và phương châm hoạt
động là “đi vay là để cho vay”, NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà
Tĩnh đã hết sức coi trọng công tác huy động vốn và cho đây là một trong những

công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân
hàng nên chi nhánh luôn luôn chú trọng đến công tác huy động vốn tại chỗ đồng
thời Ngân hàng cũng rất coi trọng chiến lược khách hàng trong huy động vốn và
đưa ra mọi biện pháp nhằm khai thác nguồn vốn trên địa bàn như: Tổ chức mạng
lưới tiết kiệm rộng rãi với những hình thức huy động phong phú, đa dạng.
Hoạt động huy động vốn của NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Hà Tĩnh trong năm qua tiếp tục đạt kết quả tốt trên các mặt hoạt động. Được
sự quan tâm chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHTMCP Công Thương Việt Nam, sự
ủng hộ của các cơ quan ban ngành trên địa bàn và sự tin tưởng hợp tác của khách
hàng, với tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong Đảng ủy, Ban Giám đốc và toàn thể
cán bộ công nhân viên NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh đã
SV: Lê Ly Na

15

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

khắc phục khó khăn, hoàn thành kế hoạch được giao, tiếp tục là đơn vị đạt thành
tích xuất sắc trong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2012

Chỉ tiêu


Năm 2013

Số
tiền

Tỷ
trọng
%

Số
tiền

Tỷ
trọng
%

Tiền gửi không
kì hạn

320

12,56

350

12,03

Tiền gửi có kỳ
hạn


2.227

87,44

2.558

1.695

66,54

852

Năm 2014
Số
tiền

2013/2012

2014/2013

Tỷ
trọng
%

Chênh
lệch
(+/-)

Tỷ lệ

%

Chênh
lệch
(+/-)

Tỷ lệ
%

429

12,74

30

9,3

79

22,6

87,97

2.938

87,26

331

14,9


380

14.8

1.781

61,25

2.041

60,62

86

5,7

260

14,5

33,46

1.127

38,75

1.326

39,38


275

32,3

199

17,7

2.237

87,83

2.552

87,75

2.954

87,73

315

14,1

420

15,8

310


12,17

356

12,25

413

12,27

46

14,8

57

16

2.547

100

2.908

100

3.367

100


361

14.17

459

15.8

Theo kỳ hạn

Theo đối tượng
Tiền gửi từ tổ
chức kinh tế
Tiền gửi tiết
kiệm của dân cư
Theo loại tiền
VNĐ
Ngoại tệ
Tổng NVHĐ

(Nguồn: Báo cáo của chi nhánh qua các năm 2012-2014)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng
trong 3 năm qua. Cụ thể: tổng vốn huy động năm 2013 cao hơn năm 2012 là 361 tỷ
đồng tương ứng 14,17% và năm 2014 cao hơn năm 2013 là 459 tỷ đồng tương ứng
15,8%.

SV: Lê Ly Na

16


MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

Về cơ cấu nguồn vốn: So với năm 2012 năm 2013 cơ cấu nguồn vốn chuyển
biến tích cực sang khu vực dân cư với mức tăng trưởng cao 32,3 %, chiếm 38,75%
tổng nguồn vốn và đạt 1.127 tỷ đồng. Sang năm 2014 vốn huy động từ khu vực
dân cư đã giảm 17,7% chiếm 39,38% tổng nguồn vốn và đạt 1.326 tỷ đồng. Huy
động vốn từ tổ chức kinh tế trong năm 2013 chỉ tăng 5,7% đạt 1.781 tỷ đồng
nhưng sang năm 2014 ngân hàng đã có những chính sách hợp lý thu hút tiền gửi từ
các tổ chức kinh tế nên vốn huy động đã tăng 14,5% ,đạt 2.041 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh cũng đã
triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VNĐ và ngoại tệ. Nguồn vốn huy
động bằng VNĐ năm 2013 đạt 2.552 tỷ đồng, chiếm 87,75% tổng nguồn vốn huy
động, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất, tốc độ tăng trưởng đạt 14,1% so với
năm 2012. Ngoại tệ quy đổi VNĐ năm 2013 đạt 356 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
12,25%, tốc độ tăng 14,8% so với năm 2012. Năm 2014 huy động vốn VNĐ đạt
2.954 tỷ đồng, chiếm 87,73% tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng trưởng đạt
15,8% so với năm 2013. Ngoại tệ quy đổi năm 2014 đạt 413 tỷ đồng, chiếm
12,27% tổng nguồn vốn huy động, tăng 16% so với năm 2013.
Năm 2012 đi qua với nhiều biến động cho ngành ngân hàng nói riêng cũng
như kinh tế thế giới nói chung, bước qua năm 2013 với những nhiều nỗi lo về các
nguy cơ tài chính, mọi người e ngại khi gửi tiền vào ngân hàng và bên cạnh đó còn
có sự cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn liên tục đưa ra các
mức lãi suất hấp dẫn và các chương trình khuyễn mãi nhằm thu hút khách hàng.
Với những khó khăn đó thì NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà

Tĩnh vẫn đạt mức tăng trưởng 14,17% so với năm 2012. Sang năm 2014 còn tăng
mạnh hơn năm 2013 với mức tăng 15,78%, tất cả đều dựa vào sự nỗ lực cố gắng và
cùng nhau đoàn kết phấn đấu của nhân viên Chi nhánh.
Năm 2013 lượng vốn huy động không kỳ hạn là 350 tỷ đồng chiếm 12,03%
tổng nguồn vốn huy động, tăng 30 tỷ so với năm 2012. Năm 2014, NH TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh chủ trương đưa nhiều sản phẩm trong
công tác huy động vốn nên tiền gửi có kỳ hạn đã tăng mạnh so với năm 2013 và
SV: Lê Ly Na

17

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

2012. Cụ thể năm 2014 mức tăng trưởng đã lên đến 22,6 % đạt 429 tỷ chiếm 12,74
% nguồn vốn huy động cả năm. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của
khách hàng cũng tăng qua các năm và đạt tỷ trọng cao khi chiếm 87,44 trong năm
2012, 87,97% trong năm 2013 và 87,26 trong năm 2014.
2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay:
Việc sử dụng vốn có hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng đối với các
ngân hàng thương mại. Đây là hoạt động đem lại thu nhập cho ngân hàng thương
mại nói chung và NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh nói
riêng. Những năm vừa qua điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế toàn cầu và những bất cập chung của nền kinh tê việc cho vay
đối với hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Với sự lãnh đạo điều hành linh
hoạt của Ban giám đốc Chi nhánh, đã tìm mọi biện pháp, áp dụng triệt để các

chương trình ưu đãi để tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả, bền vững
trước sự cạnh trạnh mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn của các ngân hàng thương mại khác
trên địa bàn.
Trong thời gian qua, NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh
đã mở rộng thị phần cho vay tại các địa bàn trọng yếu ở thành phố Hà Nội, tận
dụng các thế mạnh về lãi suất, chuyên nghiệp trong thẩm định tín dụng và thời gian
hoàn tất hồ sơ vay vốn cho khách hàng để tăng doanh thu và mở rộng thị phần.
Bên cạnh đó, NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh cũng thường
xuyên rà soát, quan tâm và chăm sóc các khách hàng có uy tín để duy trì mối quan
hệ tốt với các khách hàng, qua đó đạt được mức tăng trưởng về dư nợ tín dụng trên
cơ sở đảm bảo an toàn chất lượng của khoản vay. Công tác kiểm tra nội bộ được
tiến hành theo định kỳ hàng năm nên đã kịp thời bổ sung, chấn chỉnh các thiếu sót
về hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tập trung vốn cho các doanh
nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng, các hộ gia đình và cá nhân nên
trong ba năm qua, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đã đạt được những thành tựu
mang tính bước ngoặt.
SV: Lê Ly Na

18

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

Bảng 2.2 Hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Hà Tĩnh năm 2012 – 2014

Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012
Số
tiền

Phân loại theo kỳ hạn
Vay ngắn hạn
1.315
Vay trung và
dài hạn
466
Phân loại theo TPKT
Cho vay đối với
doanh nghiệp
1.569
Cho vay đối với
hộ gia đình
212
Tổng dư nợ
1.781

Tỷ
trọng

Năm 2013
Tỷ
Số tiền Trọng


Năm 2014
Số
tiền

So sánh
2013/2012

Chênh Tỷ lệ
Tỷ
Trọng lệch (%)

So sánh
2014/2013
Chênh Tỷ lệ
lệch (%)

73,8

1.514

75,1

1.714

73,2

119

15,1


200

13,2

26,2

501

24,9

627

26,8

35

7,5

126

25,1

88.1

1.772

87.9

2.030


86.7

203

12.9

258

14.6

11.9
100

243
2.015

12.1
100

311
2.341

13.3
100

31
234

14.6
13.1


68
326

28.0
16.2

(Nguồn Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2012 – 2014)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua luôn đạt mức
cao. Nhờ chính sách mở rộng các đối tượng khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm
và dịch vụ tín dụng, chú trọng vào những ngành nghề có khả năng thu hồi vốn
nhanh và ít rủi ro…
Dựa vào bảng số liệu trên nhận thấy tổng dư nợ cho vay năm 2013 đạt 2.015
tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng 13,1% so với năm 2012, năm 2014 đạt 2.341 tỷ đồng,
tăng 16,2% so với năm 2013. Trong đó: cơ cấu dư nợ theo thời gian thì cho vay
ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2013 đạt 1.514 tỷ đồng, chiếm 75,14%
tổng dư nợ, tăng 15,1% so với năm 2012. Năm 2014 đạt 1.714 tỷ đồng, chiếm
73,2% tổng dư nợ, tăng 13,2% so với năm 2013. Cho vay trung và dài hạn năm
2013 đạt 501 tỷ đồng, chiếm 24,9% tổng dư nợ, tăng 7,5% so với năm 2012. Năm
2014đạt 627 tỷ đồng, chiếm 26,8%, tăng 25,1% so với năm 2013.
Cho vay các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ tín
dụng. Cụ thể: năm 2013 đạt 1.772 tỷ đồng, chiếm 87,9% tổng dư nợ, tăng 12,9%
SV: Lê Ly Na

19

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội


Khoa Tài Chính

so với năm 2012. Năm 2014 đạt 2.030 tỷ đồng, chiếm 86,7% tổng dư nợ, tăng
14,6% so với năm 2013. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Hà Tĩnh đã mở rộng cho vay hơn đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Bên
cạnh tiếp tục đẩy mạnh thế mạnh trong hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh
doanh, Chi nhánh đã mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng với các sản phẩm đa
dạng như cho vay mua ôtô, cho vay xây dựng sửa chữa nhà ở, cho vay chuyển
quyền sử dụng đất ở… nên lượng khách hàng có tăng lên đáng kể trong mảng này.
Tuy nhiên lượng cho vay vẫn không bằng các đối tượng khách hàng khác song
cũng thu được kết quả rất khả quan, năm 2013 cho vay với đối với khách hàng cá
nhân và hộ gia đình đạt 243 tỷ đồng, chiếm 12,1% tổng dư nợ và tăng 14,6% so
với năm 2012, năm 2014 đạt 311 tỷ đổng, chiếm 13,3 % tổng dư nợ và tăng 28%
so với năm 2013.
Bảng 2.3: Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng nguồn vốn huy động

2.547

2.908


3.367

Dư nợ cho vay

1.781

2.015

2.341

69,9

69,2

69,5

Tỉ lệ cho vay/Tổng nguồn vốn (%)

(Nguồn Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2012 – 2014)
Qua bảng 2.3 có thể thấy tổng nguồn vốn huy động cũng như dư nợ cho vay
tăng qua các năm. Đáng chú ý ở đây là tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn khá ổn
định, sấp sỉ 70%. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ này là 69,9%, năm 2013 là 69,2% và con
số này duy trì ở mức 69,5% năm 2014. Phần nào cho thấy được tính ổn định trong
hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh năm 2012 – 2014
SV: Lê Ly Na


20

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

Đơn vị: Tỷ đồng
So sánh
2013/2012

Năm
Chỉ tiêu
2012
Tổng thu
Tổng chi
LN trước thuế

327
307
20,1

2013
372
334
37 ,6


2014
438
387
51,3

Chênh
lệch
45.3
27,8
17,5

Tỷ lệ
(%)
13 ,9
9 ,1
87,1

So sánh
2014/2013
Chênh
lệch
66
52 ,3
13,7

Tỷ lệ
(%)
17,7
15,6
36 ,4


(Nguồn Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2012– 2014)
Tổng thu năm 2013 đạt 372 tỷ đồng tăng 13,9% so với năm 2012. Năm 2014,
tổng thu đạt 438 tỷ đồng tăng 17,7% so với năm 2013. Tổng chi năm 2013 đạt 334
tỷ đồng tăng 9,1% so với năm 2012, còn tổng chi năm 2014 đạt 387 tỷ đồng, tăng
15,6% so với năm 2013.
Qua bảng, ta thấy lợi nhuận Ngân hàng đạt được trong 3 năm vừa qua là rất
cao, năm 2013 đạt 37,6 tỷ đồng, tăng 17,5 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2014
tăng 13,7 tỷ đồng so với năm 2013 tương đương với 36,4%.
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng cao trong những năm 2013 và 2014,
điều này thực sự là một điều đáng mừng cho thấy nền kinh tế đang phát triển một
cách ổn định sau những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 để lại.
Nó cũng cho thấy chính sách phát triển của Ngân hàng đưa ra đang đi đúng hướng
hơn khi giúp các nhà đầu tư và người tiêu dùng vay vốn dễ dàng hơn những vẫn
được kiểm soát chặt chẽ.

SV: Lê Ly Na

21

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh
2.3.1. Quy trình cho vay tiêu dùng

2.3.1.1. Các bước thực hiện
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng:
- Nhu cầu khách hàng đề nghị vay bao nhiêu? Phương án sử dụng vốn - các tài liệu
thuyết minh cho phương án như hợp đồng kinh tế, hóa đơn, giấy đặt cọc…
- Yêu cầu KH nộp bảng phôtô Hộ khẩu thường trú, CMND, Giấy chứng nhận độc
thân hay giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận nghề nghiệp, giấy phép hoặc giấy
đăng ký kinh doanh…
Bước 2: Hướng dẫn KH làm thủ tục vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Hồ sơ nhân thân (CMND, hộ khẩu hoặc KT3, giấy nhận tình trạng hôn nhân); hồ
sơ mục đích sử dụng vốn( bảng kê chi tiết mục đích sử dụng sau của khoản tiền
khách hàng muốn vay); hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập (từ lương, từ cho thuê
bất động sản, từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc từ bên thứ ba); hồ sơ
tài sản đảm bảo.
Bước 3: Thẩm định TSTC.
- Hẹn KH ngày giờ để đi thẩm định. Báo cho khách biết tên, số điện thoại của cán
bộ tín dụng đi định giá tài sản.
- CBTD đi thẩm định tài sản thế chấp và khả năng trả nợ của khách hàng.
- CBTD làm báo cáo thẩm định tín dụng đề xuất số tiền, thời gian, lãi suất cho vay
cùng phương án trả nợ của khách hàng lên Trưởng phòng tín dụng duyệt, sau đó
trình lên Ban giám đốc duyệt.
Bước 4: Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.
- Sau khi có báo cáo thẩm định tín dụng được duyệt cho vay, CBTD báo cho khách
hàng đi xác nhận tình trạng nhà, đất.
- CBTD lập Hợp đồng tín dụng (4 bản), Hợp đồng thế chấp (5 bản), Biên bản Xác
định trị giá tài sản thế chấp hay bão lãnh (3 bản), Đăng ký Giao dịch đảm bảo (1
bản).
- Trình Trưởng phòng và Ban giám đốc.
- Sau đó nhập Korebank lấy số hợp đồng tín dụng, ghi sổ HĐTC lấy số HĐTC.
- Hẹn khách hàng ở phòng công chứng, hướng dẫn khách hàng đem đầy đủ hồ sơ

nhà, CMND và 1 bản photo hồ sơ nhà, photo CMND.
- Sau khi công chứng, thì đi đăng ký giao dịch đảm bảo.
Bước 5: Lưu hồ sơ nhà.
SV: Lê Ly Na

22

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

- CBTD lập khế ước nhận nợ và trình trưởng phòng và ban giám đốc ký, nhập
Korebank lấy số khế ước nhận nợ, đóng dấu, chuyển hồ sơ cho Kế toán tín dụng
giải ngân.
- Lập biên bản giao nhận hồ sơ nhà bản chính, tiến hành niêm phong gửi phòng
ngân quỹ.
Bước 6: Thu lãi và tất toán hợp đồng.
- Theo dõi và kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay: hàng tháng trước khi đến hạn
CBTD nhắc nhở khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn.
- Khách hàng trả xong nợ gốc và lãi => tất toán hợp đồng
2.3.1.2. Chuẩn bị hồ sơ đi công chứng và chuẩn bị hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo
- Chuẩn bị hồ sơ công chứng:
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Giấy ủy quyền, mẫu chữ ký của lãnh đạo
- Giấy giới thiệu của Ngân hàng cấp cho CBTD
- HĐTC(05 bản), HĐTD(04 bản), Biên bản định giá nhà(3 bản), giấy xác nhận tình
trạng nhà

- Hồ sơ nhà bản gốc và 01 bản photo(khách hàng mang theo)
- Hộ khẩu, CMND, Giấy kết hôn( hoặc giấy xác nhận độc thân) của người thế
chấp, bảo lãnh.
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo:
- Giấy giới thiệu của Ngân hàng cấp cho CBTD
- Biên nhận theo mẫu (02 bản)
- Đơn đăng ký GDĐB(02 bản)
- Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh(01bản)
- Hồ sơ nhà bản gốc và 01 bản photo
- Giấy xác nhận tình trạng nhà(nếu yêu cầu)
2.3.1.3. Lưu giữ hồ sơ
CBTD liệt kê toàn bộ hồ sơ gồm:
- Biên bản thẩm định giá (01 bản)
- Hợp đồng thế chấp/bảo lãnh (01 bản)
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp /bảo lãnh
- Bản chính toàn bộ giấy tờ nhà
CBTD trình lãnh đạo phòng kiểm hồ sơ và niêm phong tại phòng Ngân Quỹ và
lãnh đạo phòng Ngân Quỹ sẽ ký xác nhận vào sổ lưu giữ hồ sơ.
2.3.1.4. Quản lý khách hàng theo định kỳ để thu nợ và lãi
- Định kỳ CBTD phải theo dõi tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn vay của
khách hàng.
SV: Lê Ly Na

23

MSV:11D08558N


Trường ĐH KD & CN Hà Nội


Khoa Tài Chính

- Thường khi gần đến ngày đóng lãi CBTD phải thông báo và nhắc nhỡ cho khách
hàng ngày nộp lãi cùng với số tiền khách hàng phải nộp.
2.3.1.5. Khách hàng tất toán hợp đồng
- CBTD thông báo cho bộ phận kế toán tín dụng biết khách hàng tất toán hợp đồng
để thu nợ và lãi còn lại của khách hàng.
- Nhận hồ sơ từ phòng Ngân Quỹ, trả hồ sơ cho khách hàng.
- Lập giải chấp gửi phòng công chứng, UBND phường.
- Lập xóa đăng ký giao dịch đảm bảo (UBND quận, huyện hoặc Sở tài nguyên môi
trường)
- Trường hợp khách hàng không trả lãi, gốc thì CBTD phải tích cực đòi nợ. Nếu
không thể đòi được thì xin ý kiến của Trưởng phòng và Ban giám đốc để gửi hồ sơ
Tòa án phát mãi tài sản.
2.3.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh
2.3.2.1. Kết quả chi vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Hà Tĩnh
Bảng 2.5: Kết quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ Tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1.Tổng dư nợ


1.781

2.015

2.341

Tốc độ tăng %

-

13,14

16,18

198,6

220,2

270,3

Tốc độ tăng %

-

10,87

22,75

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu

dùng/ tổng dư nợ (%)

9,27

10,92

3.Nợ quá hạn

3,972

5,505

6,622

Tốc độ tăng %

-

38,6

20,29

0,1002

0,208

Tốc độ tăng %

-


108,46

125,95

Nợ quá hạn cho vay tiêu
dùng/tổng dư nợ cho vay tiêu
dùng(%)

0.05

0,09

0,18

2.Dư nợ cho vay tiêu dùng

4.Nợ quá hạn cho vay tiêu
dùng

SV: Lê Ly Na

24

11,54

0,481

MSV:11D08558N



Trường ĐH KD & CN Hà Nội

Khoa Tài Chính

Nợ quá hạn cho vay tiêu
dùng/tổng nợ quá hạn(%)

2,522

7,26

3,78

(Nguồn Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2012 – 2014)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy , tổng dư nợ của chi nhánh tăng trong ba năm
qua. Cụ thể : Tổng dư nợ năm 2012 là 1.781 tỷ đồng , tốc độ tăng là 12,23 %. Năm
2014 tổng dư nợ là 2.341 tỷ đồng tăng 16,18 % so với năm 2013 là 2.015 tỷ đồng.
Về dư nợ cho vay tiêu dùng ,năm 2012 , 2013 và 2014 lần lượt là 198,6 tỷ ,
220,2 tỷ và 270,3 tỷ .Tốc độ tăng của dư nợ cho vay tiêu dùng tương đối nhanh ,
trong các năm, 2013 và 2014 lần lượt là 10,87 % và 22,75%.
Với tốc độ tăng của dư nợ cho vay tiêu dùng trong các năm qua chứng tỏ những
rủi ro mà ngân hàng gặp phải khá là cao.

2.3.2.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm dịch vụ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012


Năm 2013

Năm 2014

2013/2012

2014/2013

Số
tiền

Tỷ
trọng
%

Số
tiền

Tỷ
trọng
%

Số
tiền

Tỷ
trọng
%


Chênh
lệch
(+/-)

Tỷ lệ
%

Chênh
lệch
(+/-)

Tỷ lệ
%

Mua sửa chữa
nhà

111,5

56,14

121,9

55,36

152,1

56,27

10,4


9,3

30,2

24,77

Phương tiện đi
lại

35,7

17,98

39,3

17,85

46,2

17,10

3,6

10,08

6,9

17,56


Mua sắm đồ gia
dụng

40,8

20,54

46,1

20,94

54,4

20,13

5,3

12,99

8,3

18

Cho vay khác

10,6

5,34

12,9


5,85

17,6

6,50

2,3

21,70

4,7

36,43

Tổng

198,6

100

220,2

100

270,3

100

21,6


10,88

50,1

22,75

SV: Lê Ly Na

25

MSV:11D08558N


×