Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.75 KB, 11 trang )

CHỦ ĐỀ 14
TỒN TẠI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. Phân tích định nghĩa ý thức xã hội và tồn tại xã hội
Trong lĩnh vực DVLS, phạm trù TTXH và YTXH là hai phạm trù cơ
bản.
TTXH là toàn bộ đời sống vật chất của xã hội. Trong những quan hệ xã
hội VC, thì quan hệ giữa người với TN và quan hệ VC giữa người với người
là hai loại quan hệ cơ bản. TTXH bao gồm các yếu tố chính là PTSXVC, điều
kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số…, trong đó PTSX
VC là yếu tố cơ bản nhất.
YTXH là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm,
tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy sinh từ TTXH
và phản ánh TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất đinh. Tùy theo góc
độ xem xét, YTXH có thể được phân thành các dạng sau:
* Yếu tố thông thường và yếu tố lý luận: YTXH thông thường là những
tri thức, nhưng quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong
hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa.
YT lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát
hóa thành các học thuyết xã hội, hoặc được trình bày dưới dạng những khái
niệm, phạm trù, quy luật.
Hai dạng của YTXH có mối liên hệ, bổ trợ lẫn nhau. YT thông thường
thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt và chi phối cuộc sosongs
hàng ngày của con người. Trình độ YT thông thưowfng tuy thấp hơn so với
YT lý luận nhưng những tri thức kinh nghiệm phong phú của nó là tiền đề
quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết KH. Ngược lại, YT lý luận có khả
năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính
xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các SV – HT.

1



* T/lý XH và hệ tư tưởng xã hội. T/lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm,
thói quen, tập quán,… của con người, của một bộ phận hay toàn xã hội hình
thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày và phản ánh đời sống
đó. T/lý xã hội có đặc điểm là sự phản ánh trực tiếp, có tính chất tự phát,
thường ghi lại những mặt bề ngoài của TTXH. Nó không có khả năng vạch ra
đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất của mối quan hệ xã hội của con người, mang
tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận.
Khác với t/lý xã hội, hệ tư tưởng là trình độ cao của YTXH. Hệ tư tưởng
là nhận thức lý luận về TTXH, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng, kết
quả của sự khái quát hóa những kinh nghiệm XH. Tuy nhiên, cần phải phân
biệt hệ tư tưởng KH và không KH. Hệ TT khoa học phản ánh chính xác,
khách quan mối quan hệ vật chất của xã hội. Hệ TT không khoa học phản ánh
sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc mối quan hệ vật chất của xã hội.
Với tư cách là 1 bộ phận của YTXH, hệ tư tưởng có sự ảnh hưởng lớn
đến sự p/t khoa học.
Tuy là hai trình độ, hai phương thức khác nhau của YTXH và cùng có
nguồn gốc từ TTXH và phản ánh TTXH, nhưng chúng có mối liên hệ qua lại
với nhau. T/lý XH tạo điều kiện hoặc gây trở ngại cho sự hình thành, truyền
bá, tiếp thu của con người đối với 1 hệ tư tưởng nhất định. Mối liên hệ chặt
chẽ giữa hệ tư tưởng XH, cho lý luận bớt xơ cứng và sai lầm. Hệ tư tưởng KH
lại thúc đẩy t/lý XH phát triển theo chiều đúng đắn, lành mạnh, có lợi cho tiến
bộ XH. Hệ tư tưởng phản KH lại kích thích những yếu tốc tiêu cực phát triển.
Hệ tư tưởng không ra đời trực tiếp từ TLXH, không phải là sự biểu hiện
trực tiếp của TLXH.
Như vậy, xét trong mối liên hệ tương quan, hệ tư tưởng XH liên hệ hữu
cơ với t/lý XH, chịu sự tác động của t/ly XH, nhưng nó không đơn giản là sự
“cô đặc” của t/lý XH.

2



* Tính giai cấp của YTXH
Trong XH có giai cấp, mỗi giai cấp, vì điều kiện sinh hoạt vật chất khác
nhau, lợi ích khác nhau, YTXH của các giai cấp có nội dung và hình thức
khác nhau hoặc đối lập nhau.
Tính giai cấp của YTXH biểu hiện ở TLXH và hệ tư tưởng XH. Về mặt
TLXH, mỗi giai cấp đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen riêng, ở trình độ hệ
tư tưởng, mỗi sự khác nhau biểu hiện ở những quan điểm tư tưởng, hệ tư
tưởng đối lập như: tư tưởng của giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột; giai
cấp bị trị và giai cấp bị trị. Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ
cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị ở thời đại đó.
Hệ tư tưởng của giai cấp bóc lột thống trị bảo vệ địa vị của giai cấp đó,
còn hệ tư tưởng của giai cấp bị trị thể hiện nguyện vọng và lợi ích của quần
chúng lao động, xây dựng xã hội công bằng, không có áp bức, bóc lột.
Khi khẳng định tính giai cấp của YTXH, CN DVBC cho rằng YTXH
của các giai cấp trong XH có sự tác động qua lại với nhau.rong XH có áp bức,
các giai cấp bị trị do bị tước đoạt tư liệu sản xuất, phải chịu sự áp bức về vật
chất nên không tránh khỏi sự áp bức về tinh thần, chịu sự ảnh hưởng tư tưởng
của giai cấp thống trị. C.Mác và Anghen viết “giai cấp nào chi phối TLSX vật
chất thì cũng chi phối luôn cả những TLSX tinh thần, thành thử nói chung tư
tưởng của những người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị
giai cấp thống trị đó chi phối”. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tư tưởng
giai cấp thống trị đối với xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển ý thức cách
mạng của giai cấp bị trị. Ngược lại, giai cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng tư
tưởng của giai cấp bị trị.
Ý thức cá nhân, về bản chất là biểu hiện mức độ này hay mức độ khác
của ý thức giai cấp, do điều kiện sinh hoạt vật chất và địa vị quy định. Nhưng
mỗi cá nhân lại có những hoàn cảnh sống riêng, ảnh hưởng tư tưởng chính trị
và tư tưởng khác làm cho ý thức của mỗi người vừa biểu hiện YT giai cấp,
vừa mang những đặc điểm cá nhân. Tuy nhiên, quá nhấn mạnh mặt cá nhân


3


trong YT con người sẽ dẫn tới hiểu sai bản chất của ý thức cá nhân. Vì vậy,
khi đánh giá các hiện tượng YT trong XH có giai cấp phải nắm vững mối
quan hệ biện chứng giữa ý thức cá nhân và YT giai cấp.
Trong xã hội có giai cấp, YTXH không chỉ mang dấu ấn của điều kiện
sinh hoạt vật chất, mà còn phản ánh điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc. Vì
vậy, trong YTXH, ngoài tâm lý và hệ tư tưởng XH của giai cấp còn bao gồm
tâm lý dân tộc, tình cảm, tập quán, thói quen… của dân tộc.
Tâm lý dân tộc có mối liên hệ hữu cơ với YT giai cấp. Giai cấp cách
mạng, tiến bộ phát huy những giá trị tinh thần của dân tộc, ngược lại những tư
tưởng của giai cấp phản động mâu thuẫn sâu sắc với các giá trị đó.
Quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và YTXH
Công lao to lớn của M – A là phát triển CNDV đến đỉnh cao, xây dựng
quan điểm DV về LS và lần đầu tiên giải quyết khoa học vấn đề sự hình thành
và phát triển của YTXH, chứng minh đời sống tinh thần của XH hình thành
và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất. Do vậy, phải tìm nguồn gốc của
tư tưởng, tâm lý XH trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc
con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất.
Trong CNDVLS, phạm trù TTXH và YTXH là hai phạm trù cơ bản.
Theo quan điểm của CNDVLS, TTXH sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của XH. Trong những quan hệ xã hội VC, thì quan hệ
giữa người với TN và quan hệ VC giữa người với người là hai loại quan hệ cơ
bản. TTXH bao gồm các yếu tố chính là PTSXVC, điều kiện TN, hoàn cảnh
địa lý, dân số và mật độ dân số…, trong đó PTSX VC là yếu tố cơ bản nhất.
YTXH là mặt tinh thần của đời sống XH, bao gồm những quan điểm, tư
tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy sinh từ TTXH và
phản ánh TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định.

YTXH gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình thái
khác nhau phản ánh TTXH bằng những phương thức khác nhau. Tùy theo góc
độ xem xét, có thể phân YTXH thành các dạng:

4


Được phân chia theo cấp độ phản ánh, ý thức lý luận và ý thức thông
thường là toàn bộ ý thức XH.
YTXH thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người
hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được
hệ thống hóa, khái quát hóa.
YT lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát
hóa thành các học thuyết xã hội, hoặc được trình bày dưới dạng những khái
niệm, phạm trù, quy luật.
Hai dạng của YTXH có mối liên hệ, bổ trợ lẫn nhau. YT thông thường
phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt và chi phối cuộc sống hàng ngày của
con người. Trình độ của YT thông thường tuy thấp hơn so với YT lý luận
nhưng những tri thức kinh nghiệm phong phú của nó là tiền đề quan trọng cho
sự hình thành các lý thuyết KH. Ngược lại, YT lý luận có khả năng phản ánh
hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các
mối liên hệ bản chất của các SV – HT.
Nếu phân chia theo lĩnh vực phản ánh thì ý thức XH thể hiện ra thành hệ
tư tưởng, tâm lý XH.
Tâm lý XH bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán…
của con người, của một bộ phận XH hoặc toàn XH hình thành dưới ảnh
hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày. TLXH phản ánh một cách trực tiếp
điều kiện sinh sống hàng ngày của con người, là sự phản ánh một cách tự
phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của TTXH. Nó không có khả năng
vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ XH. Những quan

niệm của con người ở trình độ TLXH còn mang tính kinh nghiệm, yếu tố trí
tuệ đan xen với yếu tố tình cảm.
Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về TTXH, là toàn bộ quan điểm, quan
niệm tư tưởng đã được hệ thống hóa thành các lý luận, các học thuyết chính
trị XH, phản ánh trực tiếp lợi ích giai cấp.

5


Hệ TT khoa học phản ánh chính xác, khách quan các mối quan hệ vật
chất của XH. Hệ TT không KH tuy cũng phản ánh các mối quan hệ VC
nhưng dưới hình thức sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc.
TLXH và HTT tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau
nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Chúng có cùng một nguồn
gốc là TTXH, đều phản ánh TTXH. TLXH tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây
trở ngại cho sự hình thành, truyền bá, tiếp thu một hệ TT nhất định.
Mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ TT (đặc biệt là HTT tiến bộ) với TLXH, với
thực tiễn cuộc sống hết sức sinh động sẽ giúp cho HTTXH, lý luận bớt sơ
cứng bớt sai lầm. Trái lại HTT gia tăng yếu tố trí tuệ cho TLXH. HTT khoa
học thúc đẩy TLXH phát triển theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh, có lợi
cho tiến bộ XH.
YTXH tồn tại trong những hình thái khác nhau, bao gồm: ý thức chính
trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ,
ý thức tôn giáo.
Ý thức chính trị xuất hiện trong xã hội có giai cấp và NN. Nó phản ánh
các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, dân tộc, và các quốc
gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực NN. YTCT thể hiện
trực tiếp và tập trung nhất lợi ích giai cấp. YTCT có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển XH, giữa vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của XH. Nó
thâm nhập vào các hình thái YTXH khác.

Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp
về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các
tổ chức XH và công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi
con người trong XH. YT pháp quyền phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế
của XH, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương
tâm, trách nhiệm… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử
giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. TY đạo đức

6


được hình thành rất sớm và phát triển không tách rời sự phát triển của XH,
phản ánh TTXH dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi con người. YT đạo
đức không có tính cưỡng chế mà mang tính tự nguyện. Trong tiến trình phát
triển XH đã hình thành những giá trị đạo đức mang tính toàn nhân loại, tồn tại
trong mọi xã hội và ở các hệ thống đạo đức khác nhau nhằm điều chỉnh hành
vi của con người.
Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong
quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Trong các hình thức
hoạt động thưởng thức và sáng tạo cái đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu
hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ. Nó cũng là một trong những mặt đời sống
tinh thần của con người. Khi mà kinh tế phát triển thì ý thức này cũng phát
triển phù hợp với điều kiện kinh tế của con người và ngày càng cao theo nhu
cầu. Nhu cầu thẩm mỹ mỗi thời một khác và phản ánh theo từng tầng lớp,
cộng đồng.
Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức XH, vừa là một hiện tượng
XH đặc biệt, Xem xét khoa học như một hình thái ý thức XH không thể tách
rời xem xét nó như một hiện tượng XH. Đồng thời nó cũng là hệ thống quan
điểm, quan niệm, tri thức về tính quy luật của tự nhiên, XH và tư duy được

thể hiện dưới dạng các học thuyết lý thuyết, phạm trù, khái niệm. Chức năng
của nó là tìm hiểu quy luật về thế giới. Có thể coi 1 ngành nào đó là khoa học
độc lập khi nó có đối tượng nghiên cứu riêng, có phương pháp nghiên cửu
riêng, có hệ thóng phạm trù, khái niệm đặc trưng riêng cho nó. Đây là một
hình thái quan trọng, nếu mọi người đều có một trình độ học vấn khá thì XH
đó phát triển. Đó là thước đo dân trí.
Ý thức tôn giáo với tính cách là hình thái ý thức XH bao gồm tâm lý tôn
giáo và hệ tư tưởng tôn giáo. Trước sức ép của các thế lực tự nhiên mà người
ta không giải thích được, thì con người phải tìm đến thần thánh, ý thức tôn
giáo ra đời rất sớm và có vai trò quan trọng trong cộng đồng.

7


Các hình thái YTXH trên không xếp ngang hàng nhau, tách biệt nhau mà
có mối quan hệ qua lại, mỗi hình thái có vai trò, vị trí khác nhau trong XH.
Khi xem xét mối quan hệ giữa TTXH và YTXH, CNDVLS chỉ rõ rằng,
tồn tại xã hội quyết định YTXH, YTXH chỉ là sự phản ánh của TTXH, phụ
thuộc vào TTXH. Mỗi khi TTXH, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì
những tư tưởng và lý luận XH, những quan điểm về chính trị, pháp quyền,
triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật… sớm muộn sẽ biến đổi theo. Vì vậy ở
những thời kỳ lịch sử khác nhau, những quan điểm, lý luận, tư tưởng xã hội
khác nhau là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
Quan điểm DVLS còn chỉ ra rằng TTXH quyết định YTXH không phải
một cách giản đơn, trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian. Không
phải bất cứ tư tưởng quan niệm, lý luận hình thái YTXH nào cũng phản ánh
rõ ràng, trực tiếp những quan hệ KT của thời đại, mà chỉ khi nào xét tới cùng
mới thấy rõ quan hệ KT được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong tư
tưởng ấy.
Như vậy, TH M – L đòi hỏi phải có thái độ biện chứng khi xem xét sự

phản ánh TTXH của YTXH.
Mặc dù khẳng định vai trò quyết định của TTXH nhưng CNDVLS
không xem YTXH là yếu tố thụ động mà còn nhấn mạnh vai trò tích cực và
tính độc lập tương đối của YTXH. Tính độc lập tương đối đó được biểu hiện
ở những điểm sau:
YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH. Lịch sử cho thấy, nhiều khi
XH cũ đã mất đi nhưng YTXH của XH ấy vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập
tương đối này biểu hiện rõ nét trong lĩnh vực tâm lý XH (trong thói quen,
truyền thống, tập quán…). YTXH thường lạc hậu hơn là do những nguyên
nhân sau:
Một là, sự biến đổi của TTXH, do tác động mạnh mẽ, thường xuyên,
trực tiếp của hoạt động thực tiễn nên thường diễn ra nhanh hơn mà YTXH có

8


thể không kịp phản ánh và trở nên lạc hâu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản
ánh TTXH nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đôi của TTXH.
Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do
tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH.
Ba là, YTXH thường gắn với lợi ích của những nhóm người, những giai
cấp nhất định. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng
XH phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng XH tiến
bộ.
YTXH có thể vượt trước TTXH. Vì: ý thức khoa học là một trong những
hình thái của ý thức xã hội. Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng tiến
bộ, đặc biệt là những tư tưởng KH có thể giữ vai trò tiên phong, vượt trước sự
phát triển của TTXH. Trong hiện thực khi XH trong quá trình vận động thì
luôn có xuất hiện những tư tưởng và khoa học tiến bộ phản ánh chiều hướng
đi lên của nó, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt

động thực tiễn của con người. Anghen nói: nhiều khi logic phải chờ đợi lịch
sử.
YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của mình. HTKTXH mới ra
đời trên cơ sở phủ định HTKTXH cũ, đó là sự phủ định biện chứng, bao hàm
tính kế thừa và liên tục trong sự phát triển của XH. Giai cấp tiến bộ, xây dựng
HTKTXH mới không những kế thừa CSVC – KT mà còn kế thừa cả di sản
tinh thần văn hóa của các HTKTXH trước, để lập nên YT mới phù hợp với
giai cấp và chế độ XH mình. Kế thừa có chọn lọc sáng tạo, kế thừa theo lợi
ích giai cấp.
Tính độc lập tương đối của YTXH còn thể hiện ở sự tác động qua lại
giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng. Sự tác động
qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi hình thái ý thức có
những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng
TTXH hay bằng các điều kiện vật chất. Chúng có khả năng tương tác và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội trong qua trình hình thành và

9


phát triển của ý thức xã hội, trên cơ sở đó tác động trở lại tồn tại xã hội và có
thể tạo nên những hiệu quả xã hội đặc biệt. Trong sự tác động lẫn nhau giữa
các hình thái YTXH thì YTCT có vai trò đặc biệt quan trọng, YTCT của giai
cấp cách mạng sẽ định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của
các hình thái YT khác.
Các hình thái YTXH đều có khả năng tác động trở lại TTXH, thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự phát triển của XH. Nó phụ thuộc vào những điều kiện lịch
sử cụ thể; tính chất của các mối quan hệ KT mà nó nảy sinh; vào việc đó là ý
thức XH của giai cấp nào; mức độ phản ánh đúng đắn đối với nhu cầu phát
triển XH và mức độ thâm nhập vào quần chúng nhân dân.
Vì vậy, khi luận giải, xem xét những vấn đề YTXH phải dựa trên cơ sở

TTXH, điều kiện vật chất cụ thể của nó, đồng thời thừa nhận sự tính độc lập
tương đối của YTXH.
Ý nghĩa thực tiễn đối với công cuộc XD và phát triển đất nước ta
trong giai đoạn hiện nay:
Trong giai đoạn cách mạng nước ta hiện nay, muốn nghiên cứu, tìm hiểu
các hiện tượng YT, không được dừng lại ở các hiện tượng YT mà phải đi sâu
vào đời sống của XH đã làm nảy sinh các hiện tượng YT đó. Thứ hai, muốn
khắc phục những YT cũ, lạc hậu, tiêu cực, xây dựng YT mới, tích cực, phải
chú ý tất cả các lĩnh vực, xây dựng nền tảng XH mới để làm nảy sinh YT mới.
Nhiệm vụ hiện nay là thực hiện CNH – HĐH, xây dựng nền KT – XH bền
vững. Đó là cơ sở của TTXH để hình thành nền VH mới, con người mới. Lấy
CN Mác – LN và TT HCM làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và
nhân dân ta.
Trong hoạt động thực tiễn công tác văn hóa, chúng ta nhận thức văn hóa
là một bộ phận của YTXH.
Văn hóa phản ánh trình độ phát triển nhất định của tồn tại vật chất. Xét
đến cùng thì toàn bộ quá trình lịch sử văn hóa ngày càng phát triển do kinh tế,

10


do PTSX quyết định. Văn hóa có tính kế thừa, liên tục, các yếu tố văn hóa có
sự tác động qua lại và cùng nhau phát triển. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế nhưng cũng có tính độc lập tương đối.
Nhận thức về bản chất và vai trò của văn hóa, Đảng ta đã vạch ra chủ
trương đúng đắn cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam. Đó là nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc, vừa
tiếp thu giá trị tiến bộ của thời đại; nền văn hóa vì con người, là nền tảng và
động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam cả nước được nghỉ ngày quốc giỗ, điều này cũng tạo niềm tin vào

Đảng, Nhà nước để toàn dân tích cực xây dựng một đất nước Việt Nam giàu
mạnh, văn minh.

11



×