Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Tính toán lựa chọn cây trang trí trong văn phòng nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

Trần Thị Mỹ Hạnh

TÍNH TOÁN LỰA CHỌN CÂY TRANG TRÍ NHẰM
CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI

Khoá luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy
Ngành: Khoa học Môi trường

Cán bộ hướng dẫn: TS. Đỗ Hữu Tuấn

Hà Nội, 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy giáo,
cô giáo trong Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã tận
tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt bốn năm học qua.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS.Đỗ Hữu Tuấn, người đã trực tiếp định
hướng nghiên cứu cho em. Đồng thời, thầy cũng đã giúp đỡ, hỗ trợ, chỉ bảo rất tận tình
trong cả quá trình nghiên cứu và viết khóa luận.
Bên cạnh đó, em xin được cảm ơn các văn phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội
đã giúp em trong quá trình điều tra trang thiết bị, trạng thái tinh thần, quan điểm về cây


trang trí của nhân viên văn phòng.
Lời cảm ơn cuối cùng em xin được dành cho gia đình và bạn bè, những người
đã luôn ủng hộ em trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận này.
Em xin chân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2013

Sinh viên: Trần Thị Mỹ Hạnh
Lớp: K54 Khoa học Môi trường

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHP

Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process)

BRI

Bệnh liên quan đến xây dựng (Building Related Illness)

EPA

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (Environmental
Protection Agency)


IAQ

Chất lượng không khí trong nhà (Indoor Air Quality)

IARC

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency
for Reseach on Cancer)

KK

Không khí

SBS

Hội chứng bệnh xây dựng (Sick Building Syndrome)

VOCs

Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compounds)

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013


TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1

Tổng hợp khả năng hấp thụ fomanđêhit, xylen, amoniac,
benzen mỗi giờ và kích thước chậu của cây để sàn

Trang 29

Bảng 2

Mức độ ưu tiên về giá của các loại cây để sàn.

Trang 40

Bảng 3

Tỷ lệ giữa khả năng hấp thụ VOCs và giá cả của các loại cây
được chọn

Trang 41

Bảng 4

Tổng hợp khả năng hấp thụ fomanđêhit, xylen, amoniac,
benzen mỗi giờ và kích thước chậu của cây để bàn

Trang 41


Bảng 5

Độ ưu tiên về giá của 5 loại cây để bàn

Trang 44

Bảng 6

Tỷ lệ giữa khả năng hấp thụ VOCs và giá cả của các loại cây
được chọn

Trang 44

Bảng 7

Tổng hợp khả năng hấp thụ fomanđêhit, xylen, amoniac,
benzen mỗi giờ và kích thước chậu của cây treo tường

Trang 44

Bảng 8

Mức độ ưu tiên về giá của các cây treo tường

Trang 47

Bảng 9

Tỷ lệ giữa khả năng hấp thụ VOCs và giá cả của các loại cây

được chọn

Trang 47

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

DANH MỤC HÌNH
Hình 1

Biểu đồ phân bố số lượng văn phòng hành chính sự nghiệp Nhà Trang 21
nước và Đại sứ quán

Hình 2

Sơ đồ cấu trúc thứ bậc

Trang 23

Hình 3

Tỷ lệ trang thiết bị trong văn phòng hiện nay

Trang 25

Hình 4


Các bệnh mà nhân viên văn phòng thường mắc phải

Trang 26

Hình 5

Kết quả so sánh khả năng hấp thụ fomanđêhit của các loại cây Trang 31
để sàn

Hình 6

Kết quả so sánh khả năng hấp thụ xylen của các loại cây để sàn

Hình 7

Kết quả so sánh khả năng hấp thụ amoniac của các loại cây để Trang 35
sàn

Hình 8

Kết quả so sánh khả năng hấp thụ benzen của các loại cây để Trang 37
sàn

Hình 9

Sơ đồ phân cấp lựa chọn cây để sàn

Trang 38


Hình 10

Kết quả so sánh khả năng hấp thụ VOCs của các loại cây để sàn

Trang 40

Hình 11

Sơ đồ phân cấp lựa chọn cây để bàn

Trang 43

Hình 12

Kết quả so sánh khả năng loại bỏ VOCs của các loại cây để bàn

Trang 43

Hình 13

Sơ đồ phân cấp lựa chọn cây treo tường

Trang 46

Hình14

Kết quả so sánh khả năng hấp thụ VOCs của các loại cây treo Trang 47
tường

5


Trang 33


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

MỤC LỤC

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

MỞ ĐẦU
Văn phòng là bộ phận không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
nhân loại, là nơi thực hiện các thủ tục hành chính, kinh doanh, tư vấn... Theo nhu cầu
phát triển, số lượng các văn phòng ngày càng tăng qua từng năm, kéo theo số lượng lao
động làm việc tại các văn phòng tăng đáng kể.
Không nằm ngoài xu thế phát triển đó, thủ đô Hà Nội là nơi tập trung các cơ
quan chính trị, hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ. Ngoài kinh doanh, buôn bán tại các
cửa hàng, trung tâm thương mại, phần lớn dân số Hà Nội làm việc tại các văn phòng.
Xây dựng các tòa nhà phục vụ mục đích văn phòng đang là xu hướng mới cho lĩnh vực
bất động sản tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh việc gia tăng số lượng các văn phòng,
nhưng chất lượng không khí bên trong mỗi văn phòng lại ít được chú ý đến. Nhân viên
văn phòng, ít ai để ý rằng, 90% thời gian trong một ngày của họ ở trong nhà (văn
phòng và nhà ở) [6]. Mặt khác, những suy nghĩ, quan điểm về cây trang trí chỉ đơn giản

là để làm đẹp hay mang ý nghĩa phong thủy, không nhất thiết phải có.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Tính toán lựa chọn cây trang trí nhằm cải
thiện chất lượng môi trường không khí văn phòng tại Hà Nội” được lựa chọn
nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu là chỉ ra cái nhìn khái quát về chất lượng môi
trường làm việc trong các văn phòng, nâng cao nhận thức của nhân viên văn phòng về
tình trạng môi trường làm việc của mình. Đồng thời đưa ra những gợi ý mang tính chất
tham khảo về cây trang trí nhằm cải thiện chất lượng không khí văn phòng. Đề tài
mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng không khí văn phòng nói
riêng và không khí trong nhà nói chung để có một môi trường làm việc mang lại nhiều
lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho nhân viên văn phòng.

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan khu vực nghiên cứu
Thành phố Hà Nội nằm tại trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp
giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam;
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình, Phú Thọ phía Tây. Hà Nội
là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế khu vực phía Bắc, gồm Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hà Nội. Vị trí địa lý thuận lợi mang lại cho thành phố Hà Nội nhiều cơ hội
trong đầu tư, phát triển kinh tế– xã hội.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,thành phố có diện
tích 3.324,92 km2, gồm 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã [2].
Tình hình kinh tế Hà Nội năm 2012 duy trì tăng trưởng, nhưng thấp hơn kế
hoạch và mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa

bàn (GRDP) tăng 8,1%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,2%; tổng mức bán
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 18,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng
5,3%.Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2012 tăng 5,1% so cùng kỳ năm
trước.Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước đạt 232.658,5 tỷ đồng,
tăng 13,2% so với năm 2011 [2].
Dự kiến năm 2012, Hà Nội cấp phép mới và bổ sung tăng vốn đầu tư cho
283 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 985 triệu USD (so với năm
2011 bằng 80,6% về số dự án và bằng 51,6% về số vốn đầu tư đăng ký), trong đó:
cấp mới 222 dự án với vốn đầu tư đăng ký 775 triệu USD; bổ sung tăng vốn 61 dự án
với 210 triệu USD vốn đầu tư đăng ký [2].
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2012 là 15 nghìn doanh
nghiệp, với số vốn đăng ký là 83 nghìn tỷ đồng, bằng 90% về số doanh nghiệp và
70% về vốn đăng ký so với năm trước [2].
Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 138.893 tỷ đồng, bằng
95% dự toán năm, trong đó thu nội địa là 120.543 tỷ đồng, bằng 91,4% dự toán.Tổng
chi ngân sách địa phương là 52.028 tỷ đồng, bằng 97,4% dự toán năm [2].

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

1.2. Tổng quan về văn phòng
1.2.1. Khái niệm văn phòng
Khái niệm văn phòng được hiểu là bộ máy làm việc tổng hợp, trực tiếp trợ giúp
cho việc điều hành của ban lãnh đạo một cơ quan, đơn vị. Văn phòng là trụ sở làm việc
của một cơ quan, đơn vị, là địa điểm giao tiếp đối nội và đối ngoại của cơ quan đơn vị
đó. Hoặc văn phòng là một bộ máy điều hành của cơ quan, đơn vị, là nơi thu thập, xử

lý thông tin hỗ trợ cho hoạt động quản lý, là nơi chăm lo mọi lĩnh vực dịch vụ hậu cần,
đảm bảo các điều kiện hoạt động vật chất cần thiết cho hoạt động của mỗi cơ quan, tổ
chức [3].
Mặc dù văn phòng có thể hiểu theo những cách khác nhau nhưng đều có điểm
chung đó là:

-

Là bộ máy được tổ chức thích hợp với đặc điểm cụ thể của từng cơ quan.

-

Phải có địa điểm hoạt động giao dịch với cơ sở vật chất nhất định. Quy mô của
các yếu tố vật chất này phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động của công tác
văn phòng.

1.2.2. Lịch sử phát triển văn phòng
Trong suốt lịch sử nhân loại, văn phòng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau,
là công cụ, phương thức hỗ trợ cho sự phát triển xã hội.Theo tiến trình lịch sử phát
triển kinh tế - xã hội, văn phòng ngày càng được nhận diện đầy đủ hơn, toàn diện hơn.
Mỗi cách hiểu về văn phòng ở mỗi thời đại mang đậm những dấu ấn về lịch sử và hoàn
cảnh giao tiếp.
Vào thời cổ đại, văn phòng thường là một phần của cung điện hoặc nhà thờ, là
nơi lưu trữ, quản lý các văn bản pháp luật như hiến pháp, sắc lệnh. Vào thời La Mã cổ
đại, người ta lập lên những văn phòng “biện hộ” để giải quyết những tranh chấp của
người dân [4].
Thời kỳ trung cổ (1000-1300), có nhiều hơn các văn phòng Đại pháp, đó là nơi
soạn thảo, ban bố và sao chép các văn bản pháp luật của nhà nước [4].
Thế kỷ 13, những thuật ngữ liên quan đến chức vụ trong văn phòng đã xuất hiện
[4].


9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

Đến thế kỷ 15, các thương nhân đã xây dựng những tòa nhà độc lập phục vụ cho
việc kinh doanh của họ. Cũng trong thời kỳ này, các văn phòng của Giáo hội, Chính
phủ, quân đội cũng được xây dựng riêng biệt và chuyên môn hơn [4].
Thời kỳ cách mạng công nghiệp (thế kỷ 18, thế kỷ 19) sự gia tăng của ngân
hàng, đường sắt, bảo hiểm, dầu khí và các ngành công nghiệp điện báo kéo theo sự gia
tăng số lượng nhân viên kế toán, biên tập để thực hiện các giao dịch kinh doanh, bên
cạnh đó, không gian văn phòng ngày càng chuyên môn. Các thiết bị văn phòng trong
thời kỳ này chủ yếu là đèn điện, máy đánh chữ [4].
Giá thành đắt đỏ của những mảnh đất trong trung tâm thành phố dẫn đến sự xuất
hiện của các tòa nhà cao tầng. Cho đến thế kỷ 19, những công trình cao trên 6 tầng rất
hiếm. Việc sử dụng cầu thang bộ cho nhiều tầng, hệ thống bơm nước không đủ khả
năng bơm nước cao hơn 15m trở lên vô cùng bất lợi. Việc phát minh ra thang máy năm
1852 bởi Elisha Otis và việc sử dụng sắt, thép cho phép các tòa nhà được xây dựng cao
hơn. Tòa nhà Home Insrance Building tại Chicago, Mỹ được xây dựng từ năm 1884
đến năm 1885 là tòa chọc trời đầu tiên được xây dựng trên thế giới với độ cao 10 tầng.
Trong hơn 1 thế kỷ qua, trên thế giới xuất hiện hàng ngàn những công trình nhà cao
tầng quy mô lớn, đây đều là những công trình tổ hợp đa năng vừa có chức năng là văn
phòng giao dịch, đồng thời là những trung tâm thương mại, nhà hàng và nhiều dịch vụ
khác. Những công trình này tập trung chủ yếu ở các khu đô thị, nơi “đất chật, người
đông”, đây là giải pháp tối ưu để mở rộng diện tích và thực hiện nhiều chức năng trên
cùng một diện tích đất xây dựng [5].
1.2.3. Nội thất, thiết bị thường được sử dụng trong văn phòng

Trong bất cứ văn phòng nào, những thiết bị không thể thiếu được là bàn, ghế
làm việc, tủ, kệ, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông gió (quạt, điều hòa). Cùng với sự
phát triển của công nghệ trong phòng làm việc không thể không kể đến những trang
thiết bị tân tiến như máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy scan, máy fax, máy
chiếu....
Ngoài ra, trong nhiều văn phòng ở Việt Nam còn đặt ban thờ có ý nghĩa cầu
may mắn, cầu tài vận.

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

1.3. Nguồn gốc và nguyên nhân ô nhiễm không khí văn phòng
1.3.1. Do không khí không lưu thông
Từ những năm 1970, khi cuộc khủng hoảng về dầu mỏ khiến người ta phải xây
dựng các tòa nhà khép kín nhằm tiết kiệm năng lượng. Những tòa nhà này gồm nhiều
tầng, chúng thường được thiết kế tường bằng kính chịu lực thay vì bê tông cốt thép,
nhiệt độ bên trong tòa nhà cao hơn bên ngoài do hiệu ứng nhà kính, điều đó dẫn đến
tòa nhà dùng hệ thống thông gió, điều hòa để đảm bảo nhiệt độ thích hợp. Không khí
trong các tòa nhà được tái sử dụng nhiều lần qua hệ thống điều hòa. Nguồn không khí
cũ được luân chuyển nhiều lần trong một kiến trúc khép kín dẫn đến ô nhiễm. Như vậy,
bức xạ điện từ, ozôn, chất ô nhiễm trong phòng làm việc, ô nhiễm tiếng ồn...đều không
thoát ra ngoài được, trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của nhân viên văn phòng [5].
1.3.2. Do sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) trong văn phòng
1.3.2.1.Khái niệm chất hữu cơ dễ bay hơi
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) là những chất hòa tan trong mỡ và dễ dàng
hấp thụ qua phổi [5].

1.3.2.2.Nguồn gốc phát sinh



Từ bên ngoài: không khí ngoài trời vào một văn phòng có thể là nguồn ô nhiễm
không khí thông qua hệ thống thông gió, cửa sổ. Đa số các tòa nhà văn phòng có
tầng hầm để xe, hóa chất độc từ khói xe có thể lọt vào hệ thống thông khí và đi
vào phòng [8].



Từ bên trong văn phòng: Đồ nội thất, sơn tường, đặc biệt là những trang thiết bị
văn phòng là nguồn gây ô nhiễm VOCs chủ yếu. Bên cạnh đó, mỹ phẩm, đồ ăn
của nhân viên cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng [8].

1.2.2.3. Giới hạn cho phép và ảnh hưởng của hợp chất hữu cơdễ bay hơi tới sức
khỏe con người
1) Fomanđêhit

11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

Fomanđêhit là một chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Các nguyên vật liệu
có chứa fomanđêhit (gỗ dán, thảm, đồ gia dụng, ống nước, mực in, giấy...) sẽ thải
fomanđêhit rất chậm theo thời gian trong trạng thái kết dính, dưới tác dụng của nhiệt
độ và lượng nước thích hợp, nó sẽ trở thành fomanđêhit tự do và khuếch tán trong

không khí. Hàm lượng fomanđêhit trong một ngôi nhà mới xây xong khá cao, có
những nơi đạt tới 0,4mg/m3, nghiêm trọng có khi lên tới 1,5mg/m3. Hàm lượng
fomanđêhit trong một căn nhà mới xây xong phải mất 5 tháng sau mới giảm xuống
dưới mức 0,1mg/m3, sau 7 tháng mới giảm xuống dưới 0,08mg/m 3, thời gian
fomanđêhit phát tán trong không khí phòng kéo dài từ 3 – 15 năm [11].
Theo tiêu chuẩn của WHO, hàm lượng fomanđêhit trong nhà ở cho phép không
được vượt quá 0,10mg/m3. Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng ở các nước Châu
Âu.Fomanđêhit gây những triệu chứng cấp tính như kích thích gây cay niêm mạc mắt,
đỏ mắt, kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô
hấp, gây viêm da khi tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay, làm chậm tiêu, rối loại tiêu
hóa, viêm loét dạ dày...Fomanđêhit đặc biệt nguy hại đối với phụ nữ mang thai và trẻ
em. Trong phòng có nồng độ fomanđêhit là 0,06 –0,07 mg/m 3, việc hít phải fomanđêhit
sẽ khiến trẻ nhỏ bị hen suyễn nhẹ; ở nồng độ lên tới 0,1mg/m 3, việc hít phải
fomanđêhit có thể gây kích ứng mắt và màng nhầy, ảnh hưởng tới khứu giác; khi nồng
độ 0,5mg/m3, có cảm giác nóng rát cổ họng và khó thở; nếu nồng độ cao hơn sẽ gây
đau đầu, nôn, ho tức ngực, hen suyễn, thậm chí là sưng phổi; nếu nồng độ fomanđêhit
lên tới 30mg/m3 có thể gây tử vong. Theo Cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA)
fomanđêhit là “chất có khả năng gây ung thư”, có khả năng bẻ gãy mạch ADN gây đột
biến và làm thay đổi nhiễm sắc thể. Từ tháng 4/2004, fomanđêhit được Cơ quan
Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phân loại thuộc nhóm 3 (chất có khả năng gây
ung thư) sang nhóm 1 (chất gây ung thư) gồm: ung thư vòm họng, ung thư thanh quản
và các bộ phận của hệ hô hấp [10].
2) Benzen
Hàm lượng benzen giới hạn cho phép có trong nhà được quy định là 0,11
mg/m [10].
3

12



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

Benzen là một trong những chất gây ung thư ở người rất cao và được xếp vào
nhóm 1 – nhóm chất gây ung thư theo IARC. Benzen xâm nhập vào cơ thể người qua
quá trình trao đổi chất ở gan và tủy(tủy sống là nơi hình thành hồng cầu, bạch cầu và
tiểu cầu, hình thành độc tố qua tổ chức tạo máu). Benzen gây kích ứng da, mắt và
đường hô hấp trên. Việc hít phải benzen ở dạng chất lỏng ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khỏe, có thể gây ra sưng và xuất huyết phổi, khiến da bị khô, xuất hiện các nốt ban
đỏ, mụn nước trên da...Với những người làm việc trong môi trường benzen nồng độ
thấp, sau khi kiểm tra sức khỏe vẫn phát hiện ra mặc dù hồng cầu và bạch cầu vẫn nằm
trong phạm vi cho phép, nhưng thấp hơn mức tham chiếu; khi hàm lượng benzen tăng
lên thì tế bào bạch cầu có xu hướng giảm, tỷ lệ bạch huyết tăng lên [10].
3) Toluen/Xylen

• Toluen:
Nồng độ giới hạn toluen cho phép có trong nhà là 0,20 mg/m 3 [10]. Tác hại của
toluen đối với sức khỏe con người [10]:

 Gây tổn thương hệ thần kinh: Biểu hiện của trúng độc toluen cấp tính là tê liệt
hệ thống thần kinh trung ương, biểu hiện của trúng độc mãn tính là hội chứng
suy nhược thần kinh.

 Gây kích ứng da nghiêm trọng: mặc dù độc tính của toluen thấp hơn benzen
nhưng nó lại có tính kích ứng mạnh hơn benzen. Việc hít phải toluen có thể có
cảm giác đau rát cổ họng, sốt, kích thích tới mắt và màng nhầy; toluen dính vào
da gây dị ứng da, da đỏ, đau rát và nổi mụn nước... Nếu trực tiếp hít phải toluen
ở dạng nước có thể bị viêm phổi hoặc xuất huyết phổi.


 Ảnh hưởng tới chức năng tạo máu:Toluen khiến lượng tế bào bạch cầu và tiểu
cầu giảm, nghiêm trọng có thể gây trở ngại cho chức năng tạo máu, gây thiếu
máu và bệnh máu trắng.

 Ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh: Gây cường kinh hoặc rối loạn
kinh nguyệt ở nữ giới. Gây hội chứng tăng huyết áp thai nghén ở thai phụ, gây
buồn nôn và thiếu máu, thậm chí là sảy thai. Trẻ sinh ra trong trường hợp mẹ bị
ngộ độc toluen có nguy cơ bị dị tật, chức năng hệ thống thần kinh trung ương bị
trở ngại, chậm lớn...

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

• Xylen:
Hàm lượng xylengiới hạn cho phépcó trong nhà là 0,20mg/m 3 [10]. Xylen gây
ra những tác hại sau đối với sức khỏe con người [10]:

 Kích ứng da và niêm mạc: Xylen là chất dễ gây kích ứng da. Nhiễm xylen trong
thời gian dài gây viêm da, da khô và nứt nẻ.

 Gây tổn thương đường hô hấp, gan, thận, ruột và dạ dày:Xylen gây kích thích
đường hô hấp mạnh. Hít phải xylen nồng độ cao có thể gây chứng chán ăn, buồn
nôn và đau bụng, làm gan, thận bị tổn thương nghiêm trọng.

 Gây tổn thương tới trung khu thần kinh:Xylen có tác dụng gây ức chế hệ thần
kinh trung ương, triệu chứng chủ yếu là chóng mặt, khó chịu, tức ngực, mất sức,

ở mức độ nghiêm trọng gây suy giảm trí nhớ, khó thở, hôn mê, thậm chí dẫn tới
tử vong.
4) Amoniac
Trong một số kiến trúc, để ngăn chặn tình trạng nứt gãy do thi công vào mùa
đông, người ta thường sử dụng chất giãn nở bê tông có hàm lượng kiềm cao và chất
ngừa đông trong bê tông có chứa u-rê. Trong những chất phụ gia này có chứa một hàm
lượng amoniac cao, có khả năng bay hơi tùy theo sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm
[8].Ngoài ra, amoniac được sử dụng trong thành phần chế tạo thuốc uốn tóc, nhuộm
tóc.
Theo quy định, hàm lượng amoniac cho phép có trong không khí trong nhà là
0,20 mg/m3. Nếu nồng độ amoniac trong không khí lên tới 500 – 700 mg/m 3 có thể gây
ra ngộ độc đường hô hấp nghiêm trọng. Nếu hàm lượng là 3.500 – 7.500 mg/m 3 có thể
gây tử vong [10].
1.3.3. Yếu tố sinh học
Vi sinh vật cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí
trong nhà. Nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa, vi rút phát triển mạnh ở các vùng nước đọng
trong ống thông khí, trần nhà, thảm, thức ăn thừa của nhân viên và ở cả bàn phím máy
tính. Sàn nhà bằng gỗ nếu sử dụng trong một thời gian dài, tại các vết nối có thể tích
lũy một lượng lớn vi khuẩn, bụi bẩn. Và ngay cả hơi thở của con người khi thở ra, mồ

14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

hôi, quần áo đều là nguồn gốc sinh ra vi sinh vật. Trong điều kiện thích hợp, những vi
sinh vật này sẽ phát tán ra không khí, gây ra các chứng bệnh về đường tiêu hóa và
đường hô hấp [1].

Tổng số vi sinh vật trong không khí chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, ví dụ
như diện tích phòng, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ thông thoáng, số người trong phòng
[1].
Ô nhiễm vi sinh vật trong môi trường sống sẽ khiến con người bị dị ứng, ví dụ
viêm phổi dị ứng, viêm mũi dị ứng hay hen suyễn... Có những loại nấm sẽ giải phóng
ra một số độc tố, khiến người bị hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, ho, thở dốc, chóng
mặt, tinh thần bất an, sốt và rối loạn tiêu hóa... Trong đó, nhiều nhất là các bệnh viêm
nhiễm đường hô hấp, hơn nữa hầu như có thể xảy ra bốn mùa trong năm [1].
1.3.4. Bức xạ



Radon

Radon là khí hiếm phóng xạ không màu, không mùi và không vị, do đó không
thể phát hiện chỉ bằng giác quan con người, là sản phẩm phân rã của radium. Khí radon
có nguồn gốc tự nhiên có thể tích tụ trong các tòa nhà, đặc biệt trong các khu vực như
tầng hầm. Radon được xem là chất gây ô nhiễm đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng
không khí trong nhà trên toàn cầu. Trong nhà ở, radon là chất ô nhiễm ở thể khí duy
nhất có tính phóng xạ gây hại cho sức khỏe con người [1].
Radon được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt vào danh sách một trong 19 chất
gây ung thư. Theo tiêu chuẩn của IARC, Radon cũng được xếp vào nhóm 1, nhóm chất
gây ungthư [10].

• Bức xạ điện từ
Từ trường sinh ra từ màn hình máy tính và đồ điện xâm nhập vào cơ thể người
sẽ gây ra tổn thương tới cơ thể. Theo các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, bức xạ điện
từ có khả năng gây ra các căn bệnh như máu trắng, ung thư não, suy giảm chức năng
sinh lý và các căn bệnh về da. Các chuyên gia chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai nếu
thường xuyên tiếp xúc với điện thoại di động, đồ điện thì có trên 65% có hiện tượng


15


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

chóng mặt, mất sức, chán ăn. Trẻ lớn lên trong môi trường có sóng điện từ quá mạnh,
tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ cao hơn những trẻ khác từ 2 – 5 lần [1].
Ngoài ra, các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà còn có cacbon đioxit, bụi,
ozôn...
1.4. Những bệnh mà nhân viên văn phòng thường gặp và những rủi ro, nguy cơ
mắc bệnh khi làm việc thường xuyên trong khu văn phòng không có cây xanh
Thuật ngữ “Hội chứng bệnh xây dựng” (SBS) được sử dụng để diễn tả trạng thái
sức khỏe, tinh thần của những người sống và làm việc trong một thời gian dài tại các
tòa nhà, chủ yếu là trong các văn phòng. Những biểu hiện đi xuống của tình trạng sức
khỏe và tinh thần của những người này có thể không là một bệnh cụ thể và nguyên
nhân không xác định [6].
Ngược lại, thuật ngữ “Bệnh liên quan đến xây dựng” (BRI) được sử dụng khi
các triệu chứng của bệnh có thể được chuẩn đoán và xác định được nguyên nhân là do
tiếp xúc trực tiếp với chất ô nhiễm trong không khí liên quan đến vấn đề xây dựng [6].
Cả SBS và BRI đều liên quan đến chất lượng môi trường không khí trong nhà
(IAQ), đều là những vấn đề sức khỏe cấp tính. Nguyên nhân của SBS và BRI có liên
quan đến các vấn đề thông gió, độ ẩm, sơn, đồ nội thất...[6]
Triệu chứng của SBS và BRI có thể biểu hiện ở niêm mạc mắt, mũi, họng, da và
toàn thân [6]:




Mắt: cay mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, nặng mí, khô mắt....



Mũi: cay mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngạt tắc mũi...



Họng: đau họng, ngứa rát họng, khô họng...



Da: khô da, ngứa da tay, ngứa da mặt...

 Triệu chứng toàn thân: nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, mất tập trung khi
làm việc, mất ngủ, khó cử động hay đau cổ, lưng, thỉnh thoảng đau tức ngực,
cảm giác như ngực bị chèn ép, đau mỏi toàn thân...

16


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

1.5. Những lợi ích của cây trang trí trong nhà, một số loại cây thường được sử
dụng và những lưu ý khi đặt cây trang trí trong nhà
1.5.1. Những lợi ích của cây trang trí
1.5.1.1.Tính thẩm mỹ và giải trí
Lợi ích đầu tiên mà cây trang trí mang lại đó là tôn thêm nét đẹp thẩm mỹ cho

công trình kiến trúc. Một công trình kiến trúc được coi là đẹp nếu có sự kết hợp hài hòa
với thiên nhiên.
Ngoài ra, thú chơi cây cảnh còn bồi dưỡng tinh thần, mang lại niềm vui, niềm
tin vào cuộc sống cho người chơi.
1.5.1.2.Cải thiện chất lượng môi trường không khí trong nhà

• Làm sạch không khí:
Trong quá trình quang hợp, cây xanh cung cấp O 2 và lấy đi CO2. Một số loại
cây có khả năng hấp thụ các khí độc như các chất hữu cơ dễ bay hơi được sinh ra từ đồ
nội thất, máy in, máy tính...Ví dụ: trong 24 giờ, trong điều kiện được chiếu sáng, lô hội
có thể được hấp thụ 90% anđêhit trong 1m 3 không khí; dây thường xuân có thể được
hấp thụ 90% benzen; lưỡi hổ có thể hấp thụ 70% benzen, 50% fomanđêhit và 24%
tricloetylen; lục thảo trổ có khả năng hấp thụ 96% khí CO, 86% khí fomanđêhit. Trong
khoảng 9m2 phòng đặt 1 chậu cây cảnh có thể làm sạch không khí [10].

• Tăng độ ẩm không khí
Quá trình thoát hơi nước của cây xanh làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ phòng,
mang đến cảm giác trong lành, dễ chịu. Lượng nước hấp thụ của cây chỉ có một tỷ lệ
rất nhỏ (khoảng 1%) được dùng để duy trì sự sống của cây còn lại 99% phát tán qua lá
ra không khí, mà lượng nước thoát qua lá 100% là nước tinh khiết. Nếu đặt cây xanh
chiếm 2 – 5% diện tích phòng thì có thể tăng độ ẩm lên 5 – 10% và khi cây xanh chiếm
8 – 10% diện tích phòng sẽ giúp tăng độ ẩm của phòng lên 20 – 30%. Để nâng cao tác
dụng tăng độ ẩm của cây trang trí, có thể để chúng hấp thụ đầy đủ ánh sáng, làm tăng
tác dụng bốc hơi nước của cây [9].



Hấp thụ bức xạ

17



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

Một số loại cây cảnh có chức năng chống lại tia bức xạ, đặt chậu cây gần các
sản phẩm điện tử, điện máy có thể làm giảm sự ô nhiễm do bức xạ điện từ gây ra[1].
1.5.1.3.Cải thiện tinh thần
Cây xanh trong nhà không những làm tăng năng suất lao động mà còn giúp làm
giảm hiện tượng đau đầu, mệt mỏi và căng thẳng của nhân viên.
Dưới góc độ tâm lý, do con người thường cho rằng cây xanh có lợi cho sức khỏe
nên khi có cây xanh bên cạnh, nhân viên văn phòng cũng trở nên lạc quan hơn về tình
trạng sức khỏe của bản thân.
1.5.1.4. Phong thủy
Bên cạnh những lợi ích trên, người Á Đông rất coi trọng phong thủy, đặc biệt là
những người làm kinh doanh. Rất nhiều người lựa chọn đặt cây cảnh trong văn phòng
theo phong thủy mà ít quan tâm đến ý nghĩa khoa học của chúng.
1.5.2. Tổng quan những loại cây trang trí thường được sử dụng
1.5.2.1. Cây để sàn

1) Cau Hawai
Tên khoa học: Chamaedorae elegans, họ Cau Arecaceae [1].
Tên gọi khác: Cau trúc [1].
Đặc điểm:
Cây bụi thấp, thường xanh, ra hoa vào mùa hè, sinh sản được trong nước. Là
loại cây ưa râm mát, tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp lên cây. Dưới ánh sáng
mạnh, lá cây sẽ có màu hoặc bị vàng, lá khô và có đốm đen. Cau Hawai ưa ẩm ướt, hút
nước mạnh, nhưng khi đất chậu khô mới nên tưới nước [1].
Cau Hawai có khả năng hấp thụ các chất khí độc hại ô nhiễm trong phòng như

benzen, tricloetylen, toluen, CO2, CO... Ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn [8].

2) Đa búp đỏ
Tên khoa học: FicusElastica [1].
Tên gọi khác: Đa cao su, đa Ấn Độ [1].

18


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

Đặc điểm:
Là cây gỗ lớn thường xanh. Ra hoa tháng 7 – 8. Khả năng thích ứng mạnh, ưa
nhiệt độ cao, chịu được râm mát, khô hạn, thích ứng được với ánh sáng mạnh [1].
Đa búp đỏ có khả năng lọc, hút bụi thải trong phòng, thải loại các chất độc hại
như CO, CO2, fomanđêhit, xylen, benzen, amoniac...[8]

3) Lan Ý
Tên khoa học: Homalomena, họ Ráy Araceae [1].
Tên gọi khác: Lục cự nhân, bạch hạc [1].
Đặc điểm:
Là cây thân thảo sống lâu năm, nở hoa vào khoảng thời gian tháng 9 – 12. Tránh
không để ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào cây. Lan Ý ưa đất ẩm ướt, để đất khô
vừa phải giữa hai lần tưới nước [1].
Lan Ý có khả năng ức chế các chất như amoniac, axêton, lọc thải benzen,
tricloetylen và fomanđêhit trong không khí, hấp thụ ozôn, tăng cường độ ẩm cho không
khí trong phòng, ngăn chứng khô niêm mạc mũi[9].


4) Lưỡi hổ
Tên khoa học: Sansevevieria trifasciata, họ Phất dụ Dracaenaceae [1].
Tên gọi khác: Đơn lưỡi hổ, lưỡi hùm [1].
Đặc điểm:
Thực vật thân thảo lâu năm. Ra hoa vào khoảng tháng 11 – 12. Tốc độ sinh
trưởng mạnh. Lưỡi hổ ưa nắng nhưng cũng chịu được râm, tuy nhiên tránh thay đổi
ánh sáng đột ngột, nên để cây dần thích ứng.Cây có khả năng chịu hạn tốt, nên để khô
mới tưới nước [1].
Lưỡi hổ có khả năng giải phóng oxy, hấp thụ đến 80% các loại khí độc hại trong
phòng như uranium, fomanđêhit, tricloetylen, benzen, ethylether, hydrogen sunfit và vi
hạt kim loại nặng...[9]

5) Sanh
19


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

Tên khoa học: Ficus benjamina, họ Dâu tằm Moraceae [1].
Tên gọi khác: Gừa tàu [1].
Đặc điểm:
Thân cây không có rễ phụ, cụm hoa dạng sung màu cam, tốc độ sinh trưởng
trung bình. Là loại cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Đặc biệt nhạy cảm với sự
thay đổi của ánh sáng. Nên tưới nước vừa phải vào mùa hè và chỉ vừa đảm bảo đất
không bị khô vào mùa đông [1].
Sanh có khả năng thanh lọc không khí, hút fomanđêhit và nhiều chất độc khác
[9].


6) Thiết mộc lan
Tên khoa học: Dracaena fragrans, họ Tóc tiên Ruscaceae [1]
Tên gọi khác: Phất lộc, phất dụ thơm, cây phát tài [1].
Đặc điểm:
Thiết mộc lan được trồng làm cảnh rộng rãi trên thế giới, vì cây có dáng đẹp, lá
đặc sắc. Cây trồng làm cảnh trong các chậu, ưa đất tốt, nhiều nắng, nhưng cũng có thể
chịu được nơi đất xấu và che bóng một chút. Do đó, có thể làm cây trang trí trong
phòng [1].
Thiết mộc lan có khả năng lọc thải các chất độc hại phát ra từ nguồn máy
photocopy, máy in, thuốc tẩy rửa như axêton, tricloetylen...[8]
Ngoài ra, thiết mộc lan thường được sử dụng với ý nghĩa phong thủy, mang lại
tài lộc cho gia chủ.
7) Trầu bà trắng
Tên khoa học: Syngonium podophyllum, họ Ráy Araceae [1].
Tên gọi khác: Tróc bạc, trầu bà xanh gân trắng [1].
Đặc điểm:
Cây leo dễ trồng, trồng đất hoặc trồng trong nước đều được. Khả năng thích ứng
ánh sáng mạnh hoặc chịu bóng một phần. Ánh nắng gắt chiếu trực tiếp lâu ngày sẽ làm

20


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

khô mép lá. Ánh sáng yếu sẽ làm mất độ bóng lá. Trầu bà trắng ưa ẩm ướt, không chịu
khô hạn [1].
Có khả năng tăng cường độ ẩm trong phòng, lọc thải các chất độc hại như
fomanđêhit, benzen, trimetylbenzen, toluen...[8]


8) Trúc mây Malaysia
Tên khoa học: Rhapis excelsa, họ Cau Arecaceae [1].
Tên gọi khác: Mật cật [1].
Đặc điểm:
Cây bụi thưa. Tốc độ sinh trưởng trung bình, cây ưu sáng hoặc chịu bóng bán
phần. Trúc mây có nhu cầu nước trung bình, nên phun tưới nước tăng cường độ ẩm lên
mặt lá vào mùa khô [1].
Trúc mây có khả năng lọc sạch không khí hiệu quả, lọc thải amoniac và
chloroform, CO2 và các khí gây ô nhiễm khác [9].
Ngoài ra, trúc mây còn có giá trị làm thuốc, có công dụng thanh nhiệt, giải độc,
lợi tiểu[1].

9) Vạn niên thanh đốm
Tên khoa học: Diffenbachia “exotica compacta”, họ Ráy Araceae [1].
Tên gọi khác: Môn họa hình, môn đốm [1].
Đặc điểm:
Là thực vật nhiệt đới, nhưng vạn niên thanh đốm có khả năng chịu bóng tốt, ưa
môi trường ẩm, ấm và nửa bóng râm[1].
Vạn niên thanh đốm có khả năng thanh lọc không khí, tăng độ ẩm, đồng thời có
thể hấp thụ các chất độc hại như fomanđêhit, xylen, benzen...[9]
Tuy nhiên, đây lại là một loại cây có độc tố. Nhựa cây vạn niên thanh đốm chứa
độc tố có tính kích thích mạnh. Con người có thể bị nhiễm độc do tiếp xúc qua da hoặc
ăn nhầm. Triệu chứng trúng độc khi ăn nhầm là họng sưng to, bị nặng có thể không nói

21


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013


TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

được. Để phòng tránh, tốt nhất nên đeo găng tay khi cắt tỉa, chăm sóc cây, tránh tiếp
xúc vào nhựa cây[7].

10)

Vạn niên thanh leo

Tên khoa học: Golden pothos, họ Ráy Araceae [1].
Tên gọi khác: Trầu bà vàng, trầu bà ta [1].
Đặc điểm:
Cây dây leo sống lâu năm, không ra hoa, dễ chăm sóc, leo bám các loại cây
khác hoặc bám tường. Vạn niên thanh leo ưa ấm áp, chịu được râm mát, thích hợp với
môi trường có ánh sáng phát tán. Là loại cây ưu ẩm ướt, không chịu được khô hạn, có
thể trồng trong nước, để rủ trông khá đẹp [1].
Có khả năng lọc bỏ hiệu quả fomanđêhit và amoniac. Phân giải hiệu quả các
chất thải từ đồ dệt may, sơn tường, khói bụi, lọc thải nicotine, CO 2, ức chế những chất
độc hại từ khói thuốc lá, điều tiết độ ẩm không khí trong phòng [9].
1.5.2.2. Cây để bàn

1) Hoa trạng nguyên
Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima, họ Đại kích Euphorbiaceae [1].
Tên gọi khác: Nhất phẩm hồng, lá lửa [1].
Đặc điểm:
Là loại cây không ưa ẩm ướt. Nhiệt độ tốt cho cây hoa trạng nguyên phát triển
và đẹp là từ 160C đến 220C. Cần đặt cây dưới nơi bóng râm vào ban ngày và dưới ánh
nắng mặt trời vào buổi sáng. Cây hoa trạng nguyên không ưa ướt, chỉ chịu được đất
ẩm.Do đó, chỉ tưới nước vừa phải, chậu cây phải rút nước nhanh [1].
Hoa trạng nguyên có khả năng hấp thụ các VOCs tồn tại trong môi trường như

fomanđêhit, benzen, xylen [8].
Một điểm đáng lưu ý ở cây hoa trạng nguyên lànhựa cây có độc, chất độc có thể
được giải phóng gây độc cho con người. Lá cây cũng có độc tố. Con đường nhiễm độc
có thể qua hít phải hơi nhựa cây, tiếp xúc qua da hoặc ăn nhầm. Các triệu chứng trúng

22


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

độc có thể là dị ứng, nhẹ thì sưng đỏ, miệng lưỡi rát bỏng, nặng thì viêm loét. Khi ăn
nhầm sẽ dẫn đến buồn nôn, đau bụng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh các
trường hợp này, tốt nhất không nên bẻ cành, lá, không tiếp xúc trực tiếp với cây bị dập
nát [7].
2) Hồng môn

Tên khoa học: Anthurium andreanum, họ Ráy Araceae [1].
Tên gọi khác: Vĩ hoa tròn [1].
Đặc điểm:
Là thực vật thân thảo thường xanh, bốn mùa nở hoa, thời gian ra hoa dài, ưa
sáng, cần được chiếu sáng đầy đủ, nhưng tránh ánh nắng gắt trực tiếp chiếu vào cây.
Hồng môn là cây ưa ẩm, do đó, nên duy trì độ ẩm của đất [1].
Hồng môn có khả năng hấp thụ các chất độc hại như fomanđêhit,
dimetylbenzen, metylbenzen, amoniac...[9]
3) Lô hội

Tên khoa học: Aloe vera, họ Bách hợp Asphodelaceae [1].
Tên gọi khác: Nha đam, long tu [1].

Đặc điểm:
Là thực vật thân thảo mọng nước, thường xanh lâu năm, ưa sáng, nên đặt ở nơi
có ánh sáng nhẹ, nếu để ở nơi quá râm mát sẽ làm cho cây dễ bị thối lá. Lô hội có khả
năng chịu hạn tốt, thích hợp trồng trong môi trường ấm áp [1].
Lô hội có khả năng hấp thụ các khí độc hại như fomanđêhit, CO 2, SO2, CO, đặc
biệt rất nhạy cảm với fomanđêhit. Khi nồng độ các chất này vượt quá mức tiêu chuẩn
cho phép, trên lá cây sẽ xuất hiện những chấm đen. Lô hội còn có khả năng tiêu diệt

23


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

các vi sinh vật trong không khí, hút bụi, hấp thụ bức xạ, hấp thụ mùi khó chịu, làm
sạch không khí [8].
Bên cạnh đó, lô hội còn được biết đến như một vị thuốc trị các vết thương do
dao gây ra, đau răng, diệt khuẩn, bôi lên da có thể tránh được côn trùng đốt[1].
4) Thu hải đường

Tên khoa học: Begonia, họ Thụ hải đường Begoniaceae [1].
Tên gọi khác: Sen cạn [1].
Đặc điểm:
Là cây thân cỏ hoặc thân gỗ thường xanh lâu năm. Thu hải đường không chịu
được khô hạn, vì vậy mùa hè nên thường xuyên phun nước lên mặt lá cây. Mặc dù ưa
ẩm, nhưng tránh để chậu cây bị đọng nước làm thối lá và rễ cây [8].
Thu hải đường có thể lọc các khí độc hại trong không khí như hydrogen sunfit,
SO2, đặc biệt nhạy cảm với hydro nitrogen. Khi trong không khí xuất hiện những chất
này, lá cây sẽ xuất hiện những đốm đen, thậm chí khô héo. Ngoài ra, hương thơm của

hoa thu hải đường còn có tác dụng diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn [9].
5) Xương rồng

Tên khoa học: Opuntia littoralis var vaseyi, họ Xương rồng Cactaceae [1].
Tên gọi khác: Tiên nhân chưởng [1].
Đặc điểm:
Là thực vật mọng nước thường xanh, thân thảo lâu năm. Hoa nở vào cuối xuân,
đầu hạ, không ra quả. Xương rồng có thể sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt, ưa
sáng, chịu hạn tốt [1].

24


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2013

TRẦN THỊ MỸ HẠNH – K54KHMT

Ban đêm, xương rồng có khả năng hấp thụ CO 2 và giải phóng O2. Xương rồng
có tác dụng hạn chế tác hại của bức xạ điện từ, ức chế các vi khuẩn trong không khí.
Ngoài ra, xương rồng còn có khả năng hấp thụ các chất khí độc hại như hydrogen
fluorit, fomanđêhit...[8]
1.5.2.3. Cây treo

1) Dây nhện
Tên khoa học: Chlorophytum comosum, họ Lục thảo Anthericaceae [1].
Tên gọi khác: Lan bạch chỉ, lục thảo trổ, cây mẫu tử, cò mệnh môn [1].
Đặc điểm:
Là loại cây có thân dài, cuối thân dây điểm hoa trắng nhỏ hình ngôi sao, có lá
xanh tuyền hoặc xanh sọc trắng. Dây nhện nhạy cảm với ánh sáng, nếu thiếu ánh sáng
hoặc ánh sáng quá mạnh sẽ khiến cây nhạt màu hoặc thiếu sức sống. Về độ ẩm, cây

đang độ sinh trưởng nên tưới nhiều nước, duy trì độ ẩm thường xuyên. Mùa đông nên
hạn chế tưới nước. Không được đổ nước chè vào cây [1].
Dây nhện còn được gọi là “máy lọc không khí’, có thể hấp thụ 85% fomanđêhit,
95% khí CO2, có thể hấp thụ các chất gây ung thư như phenyletylen, benzen do máy
photocopy, máy in thải ra và chất nicotin trong khói thuốc lá. Ngoài ra còn có thể hấp
thụ bức xạ từ máy tính [9].

2) Dương xỉ Boston
Tên khoa học: Nephrolepis exaltata bostoniensis, họ Quyết Lomariopsidaceae [1].
Tên gọi khác: Ngọc dương xỉ, quyết lá xoăn [1].
Đặc điểm:
Dương xỉ Boston thường có kích thước nhỏ, từ 40 – 90cm, thích nghi tốt trong
bóng râm, bán bóng râm, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Nhiệt độ thích hợp 16 0C
– 250C, độ ẩm đất lớn [1].
Dương xỉ Boston có khả năng làm sạch không khí, tăng cường độ ẩm trong
phòng, khử fomanđêhit hữu hiệu, hấp thụ trimetylbenzen, toluen thải ra từ máy tính,
máy in, máy photocopy [9].

25


×