Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TỨ QUÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.65 KB, 18 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh
LỜI CÁM ƠN

Qua một thời gian thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ
Quý, mặc dù là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình
của ban lãnh đạo cũng như các phòng ban trong công ty đã giúp tôi hoàn thành tốt
công việc được giao. Đồng thời, thông qua quá trình thâm nhập thực tế, tôi đã có cơ
hội nghiên cứu tìm hiểu về công ty, về lịch sử hình thành cũng như tổ chức bộ máy,
hoạt động kinh doanh của công ty. Nhờ vậy tôi đã có góc nhìn tổng quát về những
thuận lợi và khó khăn công ty đối mặt trong quá trình kinh doanh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới trường Đại học Thương mại, các thầy,
cô trong khoa Kinh tế - Luật, và đặc biệt là cô Th.S Lê Như Quỳnh đã tận tình hướng
dẫn giúp tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo, các phòng ban tại công
ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý. Chúc quý công ty gặp nhiều thuận lợi trong
hoạt động kinh doanh.
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2017
Sinh viên
Thanh
Nguyễn Thị Thanh

1
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

1

Lớp: K49F2



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh
MỤC LỤC

2
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

2

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1
Bảng 1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ
Quý.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty năm 2016.

Bảng 2

Nhân lực của công ty năm 2016.

Bảng 3


Hoạt động mua dụng cụ làm sạch của công ty năm 2016.

Bảng 4
Bảng 5

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016.
Khách hàng tiêu biểu của công ty.

3
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

3

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh
DANH MỤC VIẾT TẮT

TNHH
TM & DV
TM
CP
DNNVV

4
SVTH: Nguyễn Thị Thanh


: Trách nhiệm hữu hạn.
: Thương mại và dịch vụ.
: Thương mại.
: Cổ phần.
: Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh
LỜI NÓI ĐẦU

Thương mại là một ngành của nền kinh tế quốc dân, là lĩnh vực trao đổi hàng hóa
thông qua mua bán trên thị trường. Trong cơ chế thị trường hiện nay, bất kỳ một đơn
vị kinh doanh nào cũng đặt hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Vì có như thế đơn vị
mới tồn tại và phát triển được. Để hoạt động có hiệu quả thì mọi vấn đề quan trọng
mà doanh nghiệp luôn hướng tới là tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm
nhưng vẫn nâng cao được chất lượng tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Vai trò của
công tác quản lý cần được phát huy, trong đó công tác quản lý doanh nghiệp mà đặc
biệt là công tác quản lý lao động, tiền lương, vật tư ... là thật sự cần thiết.
Được vận dụng những kiến thức lý luận đã được tiếp thu trong quá trình học tập
vào thực tiễn nhằm phân tích và giải quyết những vấn đề do thực tế đặt ra là một cơ
hội lớn cho các sinh viên nâng cao nhận thức, kinh nghiệm, qua đó có thể làm quen
với với công tác quản lý kinh tế. Với mong muốn được tiếp cận với những vấn đề thực
tế về chuyên ngành kinh tế quản lý, đồng thời được sự giúp đỡ của nhà trường, đặc

biệt là sự giúp đỡ của khoa Kinh tế-Luật đã tạo điều kiện cho tôi được vận dụng những
kiến thức đã được trau dồi từ quá trình học tập thông qua thời gian tôi thực tập tại
công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý. Có thể nói đây là bước mở đầu với nhiều
bỡ ngỡ, song qua quá trình thực tập đã giúp tôi hiểu rõ hơn về quá trình hình thành
phát triển, các chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ
Quý. Việc tiếp cận với những vấn đề thực tế giúp tôi hiểu được những thuận lợi và khó
khăn mà Công ty đã phấn đấu vượt qua, cũng như phương hướng và nhiệm vụ đặt ra
cho Công ty trong thời gian sắp tới. Sau một thời gian thực tập tại quý công ty, cùng
với những kiến thức đã học được trên Nhà trường và sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của
các anh chị tại công ty, tôi đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm 6 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý.
Phần 2: Cơ chế, chính sách quản lý của công ty.
Phần 3: Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của đơn vị trong thời
gian qua.
Phần 4: Tác động của các công cụ, chính sách kinh tế, thương mại hiện hành đối
với hoạt động kinh doanh của công ty
Phần 5: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Phần 6: Đề xuất đề tài khóa luận và dự kiến bộ môn hướng dẫn.

5
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

5

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG
MẠI TỨ QUÝ
1.1. Giới thiệu chung về công ty.
Công ty được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và đi vào hoạt động từ ngày 21 tháng 11 năm 2011 với số vốn điều lệ là
1.700.000.000 VNĐ (một tỷ bảy trăm triệu đồng).
Tên công ty: Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý.
Trụ sở: Số nhà 77/6 Đặng Văn Ngữ, Phường Phương Liên, Quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0466639373
Fax: 0439845451
Mã số thuế: 0105655701
Đại diện: Ông Lương Đình Tuệ - Tổng giám đốc.
Email:
Website: vesinhcongnghiepcac.com
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý.
Chức năng: Công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Với chiến lược phát
triển tập trung vào chuỗi gắn kết trong đó sản phẩm cuối cùng là các sản phẩm trong
ngành vệ sinh chung nhà cửa, vệ sinh và sử lý rác thải, các công trình giao thông, thủy
lợi và các sản phẩm dịch vụ gia tăng khác, trên cơ sở có số lượng lớn cán bộ công
nhân viên chuyên nghiệp lành nghề, giàu kinh nghiệm, có tính kỷ luật, tình thần đoàn
kết, trách nhiệm cao với sự nghiệp phát triển của công ty cùng máy móc trang thiết bị
đầy đủ, hiện đại.
Nhiệm vụ: Công ty không ngừng phát triển trong ngành vệ sinh công nghiệp và
mở rộng một cách toàn diện cả các dịch vụ cả về quy mô, tập trung mọi nguồn lực đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc. Đồng thời giữ
vững sự ổn định các dịch vụ truyền thống; mở rộng thị trường, hình thức đầu tư; xây
dựng đội ngũ lao động được đào tạo chuyên môn cao, có kỷ luật đáp ứng được nhiệm
vụ đặt ra trong từng thời kỳ. Đưa công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong

ngành vệ sinh công nghiệp với mục tiêu “xây dựng niềm tin bằng chất lượng, khát
khao để có vinh quang dành cho người đúng hẹn, vươn tới những tầm cao về kỹ - mỹ
thuật, an toàn và phát triển cộng đồng”.

6
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý.

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính).
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới thương mại của công ty.
Bảng 1: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty năm 2016.
STT
LOẠI CÔNG CỤ DỤNG CỤ
I
DỤNG CỤ SẢN XUẤT
1
Khung giáo pal 1.5m
2
Khung giáo pal 1.0m
3
Khung giáo pal 0.75m

4
Khung giáo hoàn thiện
5
Giằng giáo hoàn thiện
6
Giằng ngang giáo pal
7
Giằng chéo giáo pal
8
Ống nối
7
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

ĐVT

SL

TÌNH TRẠNG

Khung
Khung
Khung
Khung
Cái
Chiếc
Chiếc
Chiếc

1672
2640

700
550
1100
800
800
1940

Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp
9
10
11
12
13
14
15

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh
Chiếc
Chiếc

Chiếc
Chiếc

1400
1000
500
100

Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường

1
2
3
4
5
6
III
1
2

Kích đầu giáo pal
Kích chân giáo pal
Giằng ngắn
Giằng dài

Thép hộp mạ 50x50x2.0x4.5m
Thép hộp mạ 50x50x2.0x6m
Thép hộp mạ
MÁY MÓC, THIẾT BỊ SẢN
XUẤT
Máy kinh vĩ
Máy nén khí
Khung cẩu tháp
Máy phát điện MISUBISI
Máy phát điện
Các thiết bị vệ sinh công nghiệp
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Máy xúc
Máy ủi

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

1
1
1
1
1
30

Hoạt động bình thường

Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường

Cái
Cái

3
2

Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường

3
4

Máy lu
Ô tô

Cái
Cái

2
11

Hoạt động bình thường
Hoạt động bình thường


II

(Nguồn: Phòng vật tư).
(Phụ thuộc vào từng dự án công ty sẽ bổ sung thêm máy móc để đáp ứng phù
hợp với công việc).
Công ty cung cấp các dịch vụ vệ sinh công nhiệp trên địa bàn Hà Nội, điển hình
các công trình công ty đã và đang thực hiện như tòa nhà 36 Hoàng Cầu, tòa nhà rạp
chiếu phim Kim Đồng, siêu thị Mediamart, khu biệt thự Ciputra, tòa nhà VEAM Tây
Hồ, chuỗi ngân hàng BIDV,… Công ty có lực lượng chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có
năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành dự án, tổ chức, quản lý thi công,
kiểm định chất lượng công trình đã đáp ứng được tối đa lợi ích khách hàng.

8
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

PHẦN 2: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
.
2.1. Chế độ, chính sách, phương pháp quản lý nguồn lực của công ty.
2.1.1. Quản lý nguồn nhân lực.
Bảng 2: Nhân lực của công ty năm 2016.

STT
I

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
II
III

Danh Mục

Số lượng

Thâm Niên Công Tác
> 5 năm

> 10 năm

Đại học và trên đại học
Thạc sỹ kỹ sư
Kỹ sư môi trường
Kỹ sư máy xây dựng
Kỹ sư trác đạc
Kỹ sư giao thông

Kỹ sư thủy lợi
Kỹ sư điện
Kỹ sư đô thị, cấp thoát
Cử nhân kinh tế và tài chính
Kiến trúc sư
Ngoại ngữ
Y khoa
Cao đẳng và trung cấp
Công nhân

02
05
05
04
05
03
06
04
08
04
02
01
20
479

04
03
02
04
02

04
02
05
02
02
12

02
01
02
02
01
01
02
02
03
02
01
08

(Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự).
Đội ngũ lao động của công ty được đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ thường
xuyên. Tình hình sử dụng lao động của công ty ngày một hợp lý hơn, công tác tuyển
dụng nhân lực của công ty được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm tuyển chọn
những lao động thực sự có năng lực, có kỷ luật vào những vị trí của công ty.
Giờ làm việc quy định tại công trường.
Ngoài giờ: công việc ngoài giờ chỉ có thể thực hiện khi có sự chỉ định của chỉ
huy giám sát công trình và theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu để đảm bảo
tiến độ công trường và hoàn thành công trình đúng tiến độ.
Đối với công nhân phục vụ quản lý: Thời gian làm việc theo quy định của nhà

nước ban hành 40 giờ/tuần, được nghỉ vào thứ bảy và chủ nhật. Nhưng do đặc thù hoạt
động kinh doanh nhằm đắp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nên bộ phận quản lý

9
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

làm từ thứ hai đến thứ bảy, đôi khi phải làm thêm ngày chủ nhật nhưng sau đó được
nghỉ bù vào các ngày kế tiếp trong tuần.
Trong quá trình hoạt động, công ty cũng rất chú trọng đến an toàn cho người lao
động. Đảm bảo đầy đủ các chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội theo quy định của
Bộ luật lao động Việt Nam. Trang bị cho công nhân bảo hộ an toàn lao động theo Bộ
luật an toàn lao động và những quy định Bộ khoa học công nghệ và môi trường.
2.1.2. Quản lý các cơ sở vật chất.
Văn phòng tại công trường được sắp xếp trên cơ sở tổ chức mặt bằng thi công và
trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng, đồng thời trang bị đầy đủ thiết bị, quần áo bảo hộ
lao động cho bộ phận công trình.
Các vật tư thiết bị giao ra công trình phải được kiểm tra và ghi chép đầy đủ vào
biên bản giao nhận. Vật tư thiết bị được yêu cầu cấp phát phải cập nhật để đối chiếu
với danh mục vật tư đã sử dụng.
Các vật tư này dựa trên bảng dự trù vật tư thiết bị hoặc bảng báo giá và sẽ được
chỉ huy công trình kiểm tra và xem xét tình trạng sử dụng định kỳ. Hàng tuần thủ kho
có trách nhiệm báo cáo các loại vật tư đã được yêu cầu cấp phát trong tuần cho chỉ huy
giám sát công trình.

2.1.3. Quản lý tài chính.
Công ty được thành lập từ ngày 21/11/2011, lúc đầu với mức vốn nhỏ hẹp ,
nhưng đến nay cùng với sự phát triền của công ty số vốn cũng ngày một củng cố và
gia tăng. Mô hình hoạt động của công ty là công ty cổ phần nên vốn đều là do các cổ
đông góp thêm vốn góp để tăng vốn điều lệ của công ty. Đến năm 2016 thì vốn điều lệ
của công ty là 9 tỷ đồng. Với sự phát triển như hiện nay của công ty, nguồn vốn ngày
càng được củng cố và gia tăng. Đây là một tiềm lực góp phần quyết định rất lớn tới
việc mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ trên khu vực miền bắc và rộng ra cả nước
trong những năm tới. Công ty cần đề ra những quyết định nhằm hoàn thiện chính sách
sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả; tiết kiệm chi phí vận hành, quản lý doanh
nghiệp từ đó mới năng cao được khả năng cạnh tranh của công ty.
2.2. Chiến lược và chính sách kinh doanh của công ty.
2.2.1. Chiến lược, chính sách đối với nguồn lực.
Con người dường như là yếu tố then chốt ở hầu hết các doanh nghiệp, nhận thức
được tầm quan trọng của người lao động, công ty luôn có những chính sách quản lý và
chế độ đãi ngộ hợp tình hợp lý, thu hút người tài, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như uy tín của
công ty. Xây dựng đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo,
10
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

luôn đáp ứng và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, không ngừng hoàn thiện để trở
thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp.

Cập nhật các trang thiết bị máy móc, dụng cụ hiện đại để tẩy sạch những vết bẩn
cứng đầu nhất mà con người không thể làm được bằng thủ công.
2.2.2. Chính sách cạnh tranh.
Doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu dựa trên chất lượng và giá cả. Trong điều kiện
mới thành lập và đi vào cạnh tranh cho nên công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh với
các đối thủ trước đó trên thị trường. Chính vì vậy công ty rất chú trọng đến chính sách
giá, bảo hành, quảng cáo… nhằm đưa hình công ty ngày càng trở lên uy tín hơn. Đối
với mức giá đảm bảo tương xứng với mức giá trên thị trường, Chất lượng dịch vụ luôn
được đảm bảo bởi tiêu chuẩn đã được cam kết từ nhà cung cấp.
Đến với Tứ Quý, khách hàng không phải trả khoản chi phí tuyển dụng và đào tạo
nhân viên làm sạch; không phải bỏ tiền mua các máy móc, hóa chất làm sạch; khách
hàng không phải trả các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản phụ cấp,
phúc lợi xã hội cho đội ngũ nhân viên làm sạch theo quy định của pháp luật; công tác
bảo trì thường xuyên của Tứ Quý sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí sửa chữa; gói
cung cấp dịch vụ làm sạch của chúng tôi rất đa dạng, đảm bảo phù hợp với tất cả các
yêu cầu, hạn mức tài chính của khách hàng.

11
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

PHẦN 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG
CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
.

3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của công ty.
3.1.1. Thực trạng hoạt động mua hàng của công ty.
Các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình vệ sinh công nghiệp ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng dịch vụ. Chính vì thế công ty rất quan tâm đến chất lượng của dụng cụ
làm sạch. Các hoạt động mua dụng cụ đều diễn ra dưới hình thức mua trực tiếp.
Bảng 3: Hoạt động mua dụng cụ làm sạch của công ty năm 2016.
Tên hàng nhập
Đơn vị
Hóa chất làm sạch: G – 101, Power
Lít
View, Power Lemon, Power Bac,
Power Brite, Spot Light, Shine on,
Steel Shine, Day Break, Klen 2207,
Sun Up Plus, Zip

Số lượng nhập
2000

Nhà cung cấp
công ty TNHH An
Nam Sao Vàng

Dụng cụ: cây lau, cây gạt sàn, bộ
dụng cụ làm sạch kính, dao cạo sàn,
cạo kính…

Chiếc

100


Công ty cổ phần TM &
DV Hành Tinh Xanh

Máy hút bụi công nghiệp Tennant
Máy đánh bóng tốc độ cao

Chiếc
Chiếc

2
3

Xe làm vệ sinh

Chiếc

5

Công ty VinaMax
Công ty TNHH điện
máy Hoàng Liên
Công ty cổ phần TM &
DV Hành Tinh Xanh

(Nguồn: Phòng vật tư).
3.1.2. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty.
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016.
(Đơn vị tính: Triệu đồng).
So sánh 2015/2014
Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh

lệch
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận

4.210
3.775
435

4.450
3.978
472

4.956
4.408
548

240
203
37

So sánh 2016/2015

Tỉ lệ (%) Chệnh lệch Tỉ lệ (%)
105.7
105.38
108.51

506
430

76

111.37
110.08
116.1

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán).

12
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có thể nhận thấy:
• Các chỉ tiêu doanh thu của công ty đều liên tục tăng trong giai đoạn 2014 – 2016. Cụ
thể: năm 2015 doanh thu tăng 240 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 5.7%;
năm 2016 doanh thu tăng 506 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 11.37%.
Mức doanh thu năm 2016 tăng mạnh là nhờ nền kinh tế có sự khởi sắc, Hà Nội có
nhiều dự án trung cư, cao ốc mang đến cho công ty nhiều khách hàng lớn, song hành
là những chiến lược sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.
• Chỉ tiêu chi phí của công ty cũng có sự tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng không mạnh
như doanh thu. Cụ thế: chi phí năm 2015 tăng 203 triệu đồng so với năm 2014, tương
ứng tăng 5.38%; năm 2016 chi phí tăng 430 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng
tăng 10.08% .
• Lợi nhuận của công ty cũng gia tăng qua các năm. Năm 2015 lợi nhuận tăng 37 triệu

đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 8.51%; lợi nhuận năm 2016 so với năm 2015
tăng 76 triệu đồng, tương ứng tăng 16.1%.
Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên,
công ty đã có sự phát triển ổn định, khẳng định được mình trên thị trường. Sự phát
triển được chứng minh bằng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các
chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng dần qua các năm.
3.2. Thực trạng thị trường của công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý.
Bảng 5: Khách hàng tiêu biểu của công ty.
KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU
Công ty cổ phần Đầu tư VEAM Tây Hồ
Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Công ty cổ phần phát triển TM và Du lịch Hà Nội
Công ty TNHH Việt Bắc
Công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường
Công ty TNHH vàng Bạc đá quý Huy Thành
Công ty cổ phần Media Mart
Công ty CP Đầu tư và TM Dầu khí Sông Hồng
Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Trường Giang
Công ty cổ phần đầu tư và Thương mại PFV
Doanh nghiệp tư nhân Diệu Linh
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Việt Đức
Trung tâm chiếu phim Quốc gia
Công ty Panasonic
Toà nhà Sudico
Tập đoàn điện lực
Toà nhà Bưu điện Thanh Xuân
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Khu biệt thự Quang Minh
Khu biệt thự Mỹ Đình

Khu biệt thự Ciputra
Toà nhà CMT

13
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

ĐỊA CHỈ
Lô D - Khu D1- Phú Thượng - Tây Hồ - Hà Nội
Số 1 Phạm Ngũ Lão - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Số 7 Đinh Tiên Hoàng - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Số 189 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội
Toà nhà Keang nam - Phạm Hùng - Cầu Giấy
23/100 Đội Cấn - Hà Nội
29F Hai Bà Trưng - Hà Nội
70 An Dương - Tây Hồ - Hà Nội
Số 907 Giải Phóng - Hoàng Mai- Hà Nội
191 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội
169 Bùi Thị Xuân - Hà Nội
Đường Giải Phóng
Số 40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội
87 Láng Hạ - Hà Nội
Khu CN Bắc Thăng Long
187 Đường Phạm Hùng
Trần Nguyên Hãn
Nguyễn Trãi - Thanh Xuân
Số 2 - Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội
Đường cao tốc Thăng Long
Đường Phạm Hùng - Hà Nội
Đường Nguyễn Hoàng Tôn - Hà Nội
329 Cầu Giấy


Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

(Nguồn: Phòng đối ngoại và phát triển thị trường).
Trên đây là danh sách các khách hàng tiêu biểu và thường xuyên của công ty. Thị
trường cung ứng dịch vụ của công ty là trên địa bàn Hà Nội, chủ yếu là vệ sinh sau xây
dựng; vệ sinh bệnh viện, tòa tòa cao tầng.
Về đối thủ cạnh tranh thì hiện nay trên thị trường vệ sinh công nghiệp, công ty có
rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Một số đổi thủ của công ty là công ty TNHH Ngọc Gia
Phong, công ty TNHH đầu tư TM & DV quốc tế Hoàn Mỹ, công ty TNHH Linh
Anh… Tuy nhiên nhờ có chính sách giá cả, marketing hợp lý cùng với sự uy tín nên
công ty vẫn đạt được sự hiệu quả trong kinh doanh và đứng vững trên thị trường Hà
Nội.

PHẦN 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ,
THƯƠNG MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.
4.1. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
14
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp


GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thời gian qua Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng, hoàn thiện môi
trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước, trong đó có doanh nghiệp
vừa và nhỏ như việc trình Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư năm
2014. Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ riêng cho
khu vực doanh nghiệp này như Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của
Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 56/2009/NĐCP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
(trong đó quy định 08 chính sách trợ giúp DNNVV, bao gồm: Trợ giúp tài chính; Mặt
bằng sản xuất; Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; Xúc tiến mở
rộng thị trường; Tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; Thông tin và tư
vấn; Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; Vườn ươm doanh nghiệp); Chương trình đào
tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và
vừa; Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;… trong đó có nhiệm vụ xây dựng
dự án Luật hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại kỳ họp thứ 9, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số
89/2015/QH13 ngày 09/6/2015 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
năm 2016. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1273/QĐ-TTg ngày 07/8/2015, phân công Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan
chủ trì soạn thảo dự án luật này, trình Chính phủ tháng 07/2016.
Tác động tích cực: Với sự trợ giúp này của chính phủ thì công ty cũng được tạo
điều kiện để phát triển kinh doanh trong những năm đầu tiên bước vào thị trường. Đó
là được hỗ trợ về vốn để có thể mở rộng dịch vụ và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó
cùng với khó khăn chung của nền kinh tế những năm gần đây, bản thân công ty hiện
đang tồn đọng rất nhiều khó khăn trong khâu tài chính, năng lực quản lý, còn ít kinh
nghiệm… Việc được Chính phủ quan tâm và có những chính sách hỗ trợ cần thiết kịp
thời đã phần nào giúp công ty ổn định cung ứng dịch vụ. Tác động rõ ràng nhất của

chính sách hỗ trợ doanh nghiêp vừa và nhỏ của Chính phủ đến công ty là việc công ty
được phép mở rộng dịch vệ sinh công nghiệp vẫn còn mới mẻ ở thị trường trong nước.
Tác động tiêu cực: Đây cũng là dịp kiểm chứng năng lực kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần dịch vụ thương mại Tứ Quý nói riêng. Nếu
sau giai đoạn hỗ trợ này mà các công ty mới thành lập như Tứ Quý không tự mình
phát triển lớn mạnh được mà vẫn phụ thuộc vào các chính sách trợ cấp thì sẽ không
thể mình phát triển được.
4.2. Chính sách thuế.
15
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 11, Khoản 1 quy định về
thuế suất như sau: “Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất
22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%”. Như vậy kể từ ngày 01/01/2016, thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn một mức là 20% do những trường hợp doanh
nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% tức là có tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng
thì được chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.
Kết luận: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 được áp dụng cho tất
cả các doanh nghiệp là 20% không kể mức doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu.
Tác động tích cực: đây là một thuận lợi lớn đối với Công ty cổ phần dịch vụ
thương mại Tứ Quý có thể giảm bớt được chi phí kinh doanh, từ đó nâng cao khả năng
cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
4.3. Chính sách về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả
của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, cạnh tranh lành
mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị
trường. Trong nỗ lực tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, ngày
03/12/2004, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Cạnh tranh số
27/2004/QH11 và Luật này đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2005.
Với 6 chương, 123 Điều, Luật cạnh tranh được ban hành nhằm:
- Kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn đến
việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng.
Tác động tích cực: Thông qua Luật cạnh tranh, Nhà nước tạo môi trường cạnh
lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp nói chung và Tứ Quý nói riêng, giúp công
ty hoạt động hiệu quả hơn.

PHẦN 5: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT

16
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, qua đó nâng hơn nữa
mức thu nhập cho người lao động, trong thời gian qua công ty đã có rất nhiều cố gắng

và liên tục đổi mới toàn diện. Tuy nhiên có thể nhận thấy một số vấn đề hạn chế cần
giải quyết như sau:
Công ty chỉ hoạt động trên địa bàn Hà Nội, trong khi đó đổi thủ cạnh tranh rất
nhiều. Chính vì thế công ty cần mở rộng quy mô, có chiến lực kinh doanh nâng cao
năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Vệ sinh công nghiệp là một ngành rất cần thiết trong đời sống xã hội ngày nay
khi nhu cầu về dịch vụ của con người ngày càng cao. Vậy nên công ty cần đưa ra các
chính sách về giá cả, xúc tiến thương mại, các chương trình quảng cáo, ưu đãi cho
khách hàng thường xuyên,…

17
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: Th.S Lê Như Quỳnh

PHẦN 6: ĐỀ XUẤT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VÀ DỰ KIẾN BỘ MÔN
HƯỚNG DẪN
Qua quá trình thực tập tại công ty, tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh,
nhận thấy công ty còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục, trên cơ cở những kiến thức
đã được học của chuyên ngành kinh tế thương mại, tôi xin đề xuất hướng đề tài làm
khóa luận tốt nghiệp như sau:
Đề tài 1: Phát triển thương mại dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ phần
dịch vụ thương mại Tứ Quý trên địa bàn Hà Nội – Bộ môn quản lý kinh tế.
Đề tài 2: Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ vệ sinh công nghiệp của công ty cổ
phần dịch vụ thương mại Tứ Quý – Bộ môn quản lý kinh tế.


18
SVTH: Nguyễn Thị Thanh

Lớp: K49F2



×