Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ tư TƯỞNG KINH tế hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.19 KB, 22 trang )

CHỦ ĐỀ
TƯ TƯỞNG KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

I. TƯ TƯỞNG KINH TẾ HỒ CHÍ MINH - NGUỒN GỐC LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh
Nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới ca ngợi Hồ Chí
Minh, công nhận tư tưởng Hồ Chí Minh đã có vai trò quyết định đối với sự phát
triển của cách mạng Việt Nam và góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh
chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng
định: '' Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh của dân tộc với
sức mạnh của thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc''
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm rất phong phú,
bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng về kinh tế
- Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm tư tưởng
cơ bản về những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, về bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân, về những
vấn đề kinh tế trong điều kiện chiến tranh, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo học thuyết kinh tế Mác - lênin vào điều kiện cụ thể ở nước ta.
- Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh bao gồm các quan điểm tư tưởng cơ bản
sau:
Một là, vạch trần bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân.
1



Hai là, sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa và bản chất kinh tế của
chủ nghĩa xã hội.
Ba là, những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ CNXH ở Việt Nam.
Bốn là, sử dụng các đòn bẩy kinh tế.
Năm là, quan hệ kinh tế đối ngoại.
Sáu là, những vấn đề kinh tế quân sự.
1.2. Nguồn gốc lý luận và thực tiễn của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh
- Về nguồn gốc lý luận, tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh là hệ thống
các luận điểm được hình thành trên cơ sở tiếp thu và phát triển một cách sáng
tạo các luận điểm kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, những tinh hoa tư tưởng
kinh tế của nhân loại.
- Về nguồn gốc thực tiễn:
+ Thời đại HCM lớn lên và hoạt động cũng là thời đại chủ nghĩa đế quốc
thực dân bành trướng mạnh mẽ, tranh cướp thuộc địa, thị trường, dẫn đến hai
cuộc chiến tranh thế giới, tàn sát hàng trăm triệu người. Mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản và tư sản càng mở rộng; mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản và đế quốc
chủ nghĩa với nhau càng phát triển; mâu thuẫn giữa nhân dân bị áp bức ở các
nước thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc, thực dân ngày càng gay gắt.
+ Từ sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, đã xuất hiện mâu
thuẫn mới - mâu thuẫn giữa nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên với hệ thống tư bản
chủ nghĩa. Thế giới bước vào thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, thời đại của cách mạng vô sản, của phong trào giải phóng
dân tộc và phong trào đấu tranh cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, một nước phong kiến,
nông nghiệp lạc hậu ở phương Đông, bị chủ nghĩa thực dân xâm lược và nô
dịch. Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết nhân ái,
có nền văn hiến lâu đời. Từ khi Pháp xâm lược phong trào đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng con
đường cứu nước chưa có lối ra.


2


Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam và của thế giới, Hồ Chí Minh đã
một mặt khẳng định tính chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, học
thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác nói riêng; mặt khác, trong khi tìm hiểu và vận
dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn xã hội Việt Nam
và các nước phương Đông HCM đã sớm phát hiện ở các nước phương Đông có
những đặc điểm khác với các nước phương Tây mà thời Mác chưa có điều kiện
nghiên cứu. Từ đó Hồ Chí Minh đã bổ sung và phát triển học thuyết kinh tế Mác
bằng những luận điểm mới rất quan trọng.
II. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG KINH TẾ HỒ CHÍ
MINH

2.1. Hồ Chí Minh vạch trần bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa
thực dân.
Ngay từ những bài báo đầu tiên của người viết năm 1919, cho đến những
bài báo viết vào những năm 1926 - 1927, Người đều tập trung vạch trần bản chất
và tội ác của chủ nghĩa thực dân; nêu rõ nỗi đau khổ của kiếp người dân mất
nước không chỉ ở Việt Nam, Đông Dương, mà ở hầu hết các thuộc địa của Pháp,
Anh, Hà Lan, Bồ đào nha, ở khắp các châu lục. Những bài báo do Người viết,
được sưu tập, chỉnh lý thành tập ''bản án chế độ thực dân Pháp'' . Tác phẩm
này đã có ảnh hưởng sâu rộng và được dư luận đánh giá là những tài liệu ''có
một không hai'' về chủ nghĩa thực dân. Có nhà nghiên cứu đã viết:'' Sự phân tích
về chủ nghĩa thực dân của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã vượt hẳn những gì mà
những nhà lý luận Mác xít đã đề cập đến'' ( Hồ Chí Minh trong trái tim nhân
loại, Nxb lao động - QĐND, 1992, Tr, 58, 63). Trong tác phẩm này, HCM đó
tập trung phõn tớch bản chất búc lột tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, trong đó nổi
bất là các vấn đề sau:
(1) Để đập tan huyền thoại về ''khai hoá văn minh'' đối với các thuộc địa.

Hồ Chí Minh đã vạch trần bản chất bóc lột, bạo lực của chủ nghĩa thực dân.
Người đã khái quát: '' lịch sử bất cứ cuộc xâm chiếm thuộc địa nào thì từ đầu
đến cuối đều được viết bằng máu của người bản xứ ''và ''các thuộc địa là hiện

3


thân của chế độ dã man tàn bạo của bọn thực dân đối với hàng triệu dân bản
xứ'' (Sđd, T1, Tr.326).
(2) Hồ Chí Minh đã có những phân tích rất sâu sắc về sự bóc lột tàn bạo
của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam. Người viết: ''là người An Nam, họ
bị áp bức, là người nông dân họ bị tước đoạt. Chính họ là những người lao khổ,
làm để nuôi lũ người ăn bám, bọn đi khai hoá và những bọn khác. Chính họ phải
sống cùng khổ, trong khi bọn đao phủ của họ lại phải sống phè phỡn'' (Sđd, T2,
Tr.82).
Người còn chỉ ra rằng: ''Chính sách thực dân ăn cướp, chẳng những đã
tước đoạt mất ruộng đất, của cải, đã xoá bỏ hết mọi quyền lợi, mọi quyền tự do
- kể cả quyền tự do thân thể của người dân bản xứ, mà còn bắt họ phải nộp thuế
về những mảnh đất cằn cỗi còn lại trong tay họ, nộp thuế về nghề nghiệp sinh
sống của họ, nộp thuế cả không khí mà họ thở nữa'' (Sđd, T1, Tr.408).
(3) Người vạch trần những thủ đoạn hết sức thâm độc mà bọn thực dân
sử dụng để đầu độc người dân bản xứ như tổ chức mạng lưới đại lý bán rượu và
thuốc phiện rồi bắt người dân phải tiêu dùng. Trong bài viết kẻ đầu độc người
bản xứ, Hồ Chí Minh viết: ''lúc đó có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc
phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học cũng chỉ cho bấy
nhiêu làng người ta đã cho 12 triệu người bản xứ - kẻ cả đàn bà và trẻ em nốc
23 đến 24 triệu lít rượu mỗi năm'' ( Sđd, T1, Tr.26).
(4) Hồ Chí Minh còn chỉ ra những thủ đoạn bóc lột hết sức thâm độc mà
bọn thực dân áp dụng đối với người dân bản xứ như tăng thuế, gian lận đơn vị
đo lường. Người viết: ''để tăng thêm thu nhập cho nhà nước, người ta dùng một

đơn vị đo đạc, dài 40 cm, ngắn hơn tất cả các đơn vị đo lường thường dùng
bằng cách đó thuế điền thổ đã tăng lên''. Thậm chí chúng còn bắt người dân
phải nộp thuế cho cả người đã chết.
Mô tả về nỗi thống khổ của người dân bởi chính sách thuế hà khắc của
bọn thực dân Người viết: “Suốt cả năm ở thành thị cũng như nông thôn, ngày
nào người ta cũng được mục kích những cuộc bắt bớ khám xét, gây nên cảnh
đau xót, thương thảm trong việc thu các thứ thuế. Có lúc thu thuế đã trở thành
4


cuộc săn bắt người nhiều người phải bán cả gia tài, con cái để đóng thuế cho
nhà nước đã áp bức bóc lột họ''.(Sđd, T1, Tr.411).
(5) Theo người tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản đế quốc phần lớn
đều lấy ở các thuộc địa: ''Thuộc địa là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho
các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư , tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đội
quân lao động của nó, và nhất là tuyển những binh lính người bản xứ cho các
đạo quân phản cách mạng của nó''(Sđd, T1, Tr.243).
Từ những phân tích đó người đưa ra luận điểm nổi tiếng: ''chủ nghĩa tư
bản là một con đỉa với một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một
cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản các nước thuộc địa''. Do vậy : ''Nếu người
ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai cái vòi, nếu người ta
cắt một cái thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con đỉa
vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ tiếp tục mọc ra'' (Sđd, T2, Tr.280). Theo
đó, Người vạch rõ chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của các dân tộc bị áp bức
mà đồng thời còn là kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính
quốc.
Có thể nói, Hồ Chí Minh là người chiến sỹ tiên phong lên án chủ nghĩa
thực dân đế quốc và cũng là người thi hành bản án chôn vùi chủ nghĩa thực dân
ở Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lựa chọn con đường xã hội chủ

nghĩa và bản chất của chủ nghĩa xã hội
* Sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa
Sau nhiều năm buôn ba, tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh là nhà yêu
nước Việt nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin qua Lênin và cách mạng
Tháng Mười Nga. Từ đó người đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc
mình.
(1) Người chỉ rõ: ''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con
đường nào khác là con đường cách mạng vô sản''(Sđd, T9, Tr.314) và khẳng
định: '' chỉ có chủ nghĩa cộng sản, mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người
không phân biệt chủng tộc, nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bắc ái, đoàn kết, ấm
5


no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình
hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính''(T1,Tr.461).
(2) Hồ Chí Minh khẳng định: ''con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của
các dân tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử , không ai ngăn cản
nổi'' (T8,Tr.449). Và đó là con đường phát triển tất yếu của lịch sử.
Hồ Chí Minh lập luận:
+ Từ xưa đến nay chế độ công cộng nguyên thuỷ sụp đổ là do chế độ nô
lệ thay thế. Chế độ nô lệ sụp đổ là do chế độ phong kiến thay thế đó là qui luật
nhất định trong sự phát triển của xã hội.
+ Lịch sử loài người là do người lao động sáng tạo ra, người lao động
sáng tạo ra của cải, luôn luôn nâng cao sức sản xuất. Sản xuất phát triển tức là
xã hội phát triển. Chế độ nào hợp với sức sản xuất thì đứng vững. Nếu không
hợp thì giai cấp đại biểu cho sức sản xuất mới sẽ nổi lên cách mạng lật đổ chế
độ cũ.
+ Hiện nay chủ nghĩa tư bản có mâu thuẫn to, nó không giải quyết được.
Một là, nhà tư bản sản xuất hàng hoá quá nhiều, quá mau, nhưng không bán
được; hai là, tính chất sản xuất là công cộng mà tư liệu sản xuất thì nằm trong

tay một số ít người chỉ có chế độ cộng sản mới giải quyết được mâu thuẫn ấy''
(T7,Tr.246).
+ Trên thế giới cách mạng vô đã nổ ra và giành thắng lợi. Người viết:
''Cách mạng Nga thành công, mặt trận đế quốc và tư bản thế giới đã tan vỡ một
phần sáu trên quả đất, đồng thời đã lập thành một chế độ xã hội chủ nghĩa vững
chắc. Tiếp đến cách mạng các nước dân chủ nhân dân Trung, Đông Âu thành
công, xây dựng và phát triển nền dân chủ mới. Do vậy cách mạng Việt Nam
phải làm cách mạng dân chủ mới'' (T7, Tr. 210). Như vậy, việc Việt Nam làm
cách mạng dân chủ mới( tức cách mạng dân chủ gắn với chủ nghĩa xã hội)
là phù hợp với xu thế của thời đại.
(3) Trong khi khẳng định, tiến tới chế độ cộng sản là mục đích chung của
tất cả những người lao động trên toàn thế giới, thì Hồ Chí Minh còn chỉ ra việc

6


thực hiện mục đích ấy của mỗi nước phải tuỳ điều kiện cụ thể của mình mà tiến
dần.
Cụ thể đối với nước ta, Người chỉ rõ: ''Tính chất thuộc địa và phong
kiến của xã hội Việt Nam khiến cách mạng Việt Nam phải chia làm hai bước.
Bước thứ nhất là đánh đế quốc, đánh phong kiến thực hiện người cày có ruộng
bước thứ hai là tiến lên chủ nghĩa xã hội tức giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng
sản'' (T7, Tr. 209).
Như vậy cách mạng Việt nam sẽ trải qua hai giai đoạn, tức là sau khi
làm xong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì cách mạng Việt Nam sẽ tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Tóm lại: quan điểm nhất quán xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về sự lựa chọn con đường của cách mạng Việt Nam là con đường xã hội chủ
nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Quan điểm đó đã được
thể hiện một cách sinh động và sáng tạo trong suốt quá trình phát triển của cách

mạng Việt Nam qua các thời kỳ và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
* Bản chất của chủ nghĩa xã hội
Nắm vững học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin , xuất phát từ
đặc điểm của xã hội Việt Nam là tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông
nghiệp lạc hậu không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã
nêu lên những luận điểm sáng tạo về những đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản
nói chung và về những đặc trưng phản ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam nói riêng.
- Về đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: ''Chủ
nghĩa cộng sản là chế độ xã hội không có chế độ tư hữu, không có giai cấp áp
bức bóc lột, là của cải đều của chung, sức sản xuất cao, nhân dân lao động
hoàn toàn giải phóng và rất tự do, sung sướng''(T7, Tr.243).
- Theo Người chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn, giai đoạn thấp tức
chủ nghĩa xã hội, giai đoạn cao tức chủ nghĩa cộng sản và hai giai đoạn ấy có
những điểm giống và khác nhau. Người viết: '' Cộng sản có hai giai đoạn, giai
đoạn thấp tức chủ nghĩa xã hội , giai đoạn cao tức chủ nghĩa cộng sản. Hai giai
7


đoạn ấy giống nhau ở nơi: sức sản xuất đã phát triển cao; nền tảng kinh tế thì
tư liệu sản xuất đều là của chung, không có giai cấp áp bức bóc lột. Hai giai
đoạn ấy khác nhau ở nơi: chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích của xã hội
cũ; xã hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích của xã hội cũ'' (T7, Tr.
244).
- Về bản chất của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh có các đặc trưng
sau:
Một là, nhân dân lao động là những người làm chủ tập thể tất cả những
của cải vật chất và văn hoá, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, không còn
áp bức bóc lột. Mục đích là không ngừng nâng cao mãi đời sống vật chất, văn
hoá của nhân dân, mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và hưởng một

đời hạnh phúc.
Hai là, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có nền văn hoá và khoa
học, kỹ thuật tiên tiến; thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo của
nền kinh tế quốc dân.
Ba là, nguyên tắc phân phối lợi ích là: '' làm nhiều hưởng nhiều làm ít
hưởng ít và ai không làm thì không hưởng'', người già yếu tàn tật sẽ được Nhà
nước chăm lo.
Bốn là, kinh tế có kế hoạch. Cả nước có một kế hoạch chung, mỗi ngành
theo kế hoạch chung đó mà đặt kế hoạch riêng.
Năm là, không có sự đối lập giữa thành thị và thôn quê, giữa lao động
chân tay và lao động trí óc. Vì vậy nông thôn ngày càng văn minh, công nông
ngày càng thông thái'' ( T7, Tr. 243 - 245 ).
Những quan điểm trên đây của Bác đã được Đảng và nhân dân ta nhận
thức và vận dụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
những năm qua. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong các văn kiện của Đảng,
đặc biệt là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII, IX, X.
2.3. Những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Cũng giống như nhiều vấn đề khác, tư tưởng của Bác về những vấn đề kinh
tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không được trình bày tập trung thành
8


một tác phẩm chuyên khảo, mà được đề cập rải rác ở nhiều bài nói và viết trong các
hoàn cảnh khác nhau. Tập hợp lại, chúng ta có thể thấy tư tưởng của Hồ Chí Minh
về những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ toát lên một số vấn đề sau:
* Về đặc điểm, nhiệm vụ và độ dài của thời kỳ quá độ của nước ta.
- Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, Hồ Chí Minh khẳng định việc
phải trải qua thời kỳ quá độ là bước đi tất yếu của con đường tiến lên chủ nghĩa
xã hội. Người viết: ''Con đường của chúng ta ngày nay ở miền Bắc là qua thời
kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội chỉ có đi theo con đường ấy, miền Bắc nước

ta mới vĩnh viễn thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu và xây dựng cơ sở vững chắc
cho sự nghiệp thống nhất tổ quốc'' (T10, Tr. 79).
Trên thực tế, ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng thì
chúng ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
- Về đặc điểm của thời kỳ quá độ ở nước ta, Bác chỉ rõ đặc điểm lớn
nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là chúng ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu không phải kinh qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa. Bác viết: ''Đặc điểm to lớn nhất của thời kỳ quá độ
là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa'' ( T10, Tr. III).
- Về nhiệm vụ kinh tế cơ bản của TKQĐ
Xuất phát từ tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và từ đặc
điểm của thời kỳ quá độ ở nước ta, Hồ Chí Minh đã nêu lên những nhiệm vụ
kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ . Bác viết: '' Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng
một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng
ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen có gốc rễ từ ngàn năm,
chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng
quan hệ sản xuất mới không có áp bức bóc lột'' và ''phải xây dựng nền tảng vật
chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội'' (T8, Tr. 493 ; T10, Tr. III).
Như vậy, theo Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có
hai nhiệm vụ kinh tế cơ bản:
9


Một là, xây dựng quan hệ sản xuất mới;
Hai là, xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Quan
điểm trên đây của Bác là tư tưởng xuyên suốt chỉ đạo công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta và đã được Đảng ta quán triệt ngay từ văn kiện Đại hội
Đảng III với nội dung tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng .

- Về độ dài của thời kỳ quá độ, theo Bác đó là một thời kỳ lịch sử lâu dài,
song dài bao nhiêu là phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của chính chúng ta. Bác viết :
''Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi mới xã hội cũ thành
xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc. Thời kỳ quá độ của ta chắc
chắn sẽ đòi hỏi ba, bốn kế hoạch dài hạn. Nếu nhân dân ta mọi người cố gắng,
phấn đấu thi đua xây dựng thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn'' (T9, Tr. 175).
* Về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ.
- Trước hết, về sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế.
Về sở hữu, Hồ Chí Minh cho rằng, trong thời kỳ quá độ ở nước ta còn
tồn tại đa dạng các hình thức sở hữu, cụ thể là các hình thức sở hữu sau: sở hữu
của nhà nước tức sở hữu toàn dân; sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể
của nhân dân lao động; sở hữu của người lao động riêng lẻ; và một ít tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản.(T9, Tr. 588).
Theo Bác cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ là cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.
Bác viết : ''Hiện nay kinh tế nước ta có những thành phần kinh tế sau:
kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô; kinh tế quốc doanh có tính chất chủ
nghĩa xã hội; các HTX tiêu thụ và HTX cung cấp có tính chất nửa XHCN; kinh
tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư
bản nhà nước. Trong đó kinh tế quốc doanh là công, là nền tảng và sức lãnh
đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và
nhân dân ta phải ủng hộ nó'' ( T7, Tr, 221).
- Về cơ cấu ngành,
+ Trước hết theo Bác việc phát triển kinh tế cần phải chú ý đến sự phát
triển đồng bộ của cả ba ngành: công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp. Bác
10


viết: '' Về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan
trọng: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật

thiết với nhau. công nghiệp và nông nghiệp như hai cái chân của con người.
Hai chân có mạnh thì đi mới vững chắc, nông nghiệp không phát triển thì công
nghiệp cũng không phát triển được. Ngược lại không có công nghiệp thì nông
nghiệp cũng khó khăn. Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau rất khăng
khít. Thương nghiệp là cái khâu giữa công nghiệp và nông nghiệp. Thương
nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa nông
sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng. Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì
không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được liên
minh công nông''(T8,Tr.174 và T10, Tr.619).
+ Nhưng do đặc điểm nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước
nông nghiệp nên theo Bác trong thời kỳ quá độ, cần phải đặc biệt quan tâm đến
sự phát triển của nông nghiệp để lấy đó làm tiền đề cho công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa. Bác viết : “chúng ta phải ra sức tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc trong công cuộc phát triển nông nghiệp vì: ''có thực mới vực được đạo'',
phải làm cho nhân dân ta ngày càng thêm ấm no. Nông nghiệp phải cung cấp
đủ lương thực và nguyên liệu để phát triển công nghiệp để bảo đảm công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp tốt, công nghiệp tốt thì xây dựng tốt
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc'' ( T10, Tr. 379).
* Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
- Xuất phát từ đặc điểm to lớn nhất của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa
xã hội của nước ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa
xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa cho nên, Hồ Chí
Minh khẳng định nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng
nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Tức là phải tiến hành
công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Chỉ có như vậy thì mục đích của chủ nghĩa
xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân mới được thực hiện.
Bác viết : '' Muốn có nhiều nhà máy thì phải mở mang các ngành công nghiệp

11



làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu đó là con đường phải đi của chúng ta. Con
đường công nghiệp hoá nước nhà''.
- Một vấn đề khác, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn hết sức to
lớn trong tư tưởng của Bác về công nghiệp hoá là việc xác định bước đi của quá
trình công nghiệp hoá. Xuất phát từ hoàn cảnh nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã
hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn mà Bác cho rằng, nước ta chưa
có đủ điều kiện để tiến hành công nghiệp hoá một cách mạnh mẽ ngay được, cần
phải thực hiện từng bước. Trong đó, bước đi đầu tiên là phải tập trung sức cho
phát triển nông nghiệp. Hồ Chí Minh viết: ''Hiện nay chúng ta lấy sản xuất nông
nghiệp làm chính là vì muốn mở mang công nghiệp phải có đủ lương thực và
nguyên liệu. Nhưng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu
chung, là con đường ấm no thực sự của nhân dân ta'' (T10, Tr. 41).
* Vấn đề hợp tác xã
Đây là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của Bác và được Bác trình bày
trong nhiều bài nói và viết dưới các khía cạnh khác nhau. Thông qua các bài nói
và viết của Bác về vấn đề hợp tác xã, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề cơ
bản sau đây:
- Trước hết, Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm và lập luận về sự cần thiết
phải có hợp tác xã. Hồ Chí Minh cho rằng vì nước ta là một nước nông nghiệp,
nên sản xuất nông nghiệp và nông dân giữ vai trò hết sức quan trọng, to lớn đối
với sự phát triển của đất nước. Do vậy, cần phải làm cho nông nghiệp phát triển
và con đường phát triển của nông nghiệp là con đường hợp tác hoá, tức xây
dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Người viết : '' Việt Nam là một nước nông
nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng
nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một
phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta
thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh thì cần phải có hợp tác
xã.'' (T4,Tr.215).
- Bằng lối trình bày mộc mạc, dễ hiểu Hồ Chí Minh không chỉ đã đưa ra

khái niệm rất súc tích về hợp tác xã mà còn phân tích ích lợi của hợp tác xã.
12


Người viết : '' Hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức lại với nhau. Vốn nhiều, sức
mạnh, thì khó nhọc ít mà ích lợi nhiều. Vì vậy hợp tác xã là một tổ chức có lợi
cho nhà nông, giúp nhà nông đạt đến mục đích, đã ích quốc lại lợi dân''. Bác chỉ
rõ mục đích của việc thành lập các hợp tác xã là nhằm '' cải thiện đời sống của
nông dân, làm cho nông dân được ấm no, mạnh khoẻ, được học tập, làm cho dân
giàu, nước mạnh'' (T9, Tr. 537).
- Về phương châm tổ chức hợp tác xã, là cần phải phát triển nhiều hợp
tác xã mà hình thức đầu tiên là thành lập các tổ đổi công.
- Về nguyên tắc xây dựng hợp tác xã, theo Bác việc xây dựng hợp tác
xã mà trước hết là tổ đổi công cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:
+ Không được cưỡng ép. Tức là phải để cho nông dân tự nguyện vào
HTX.
+ Đều có lợi. '' làm sao cho những gia đình tổ đổi công đều có lợi''.
+ Quản lý dân chủ. '' Tổ đổi công thì phải có tổ trưởng hoặc ban quản trị,
quản trị phải dân chủ''.
- Về phương pháp tổ chức hợp tác xã, Bác chỉ đạo :
Một là, không được làm mau, làm ẩu, phải đi bước nào vững vàng, chắc
chắn bước ấy, cứ tiến tới dần dần.
Hai là, phải thiết thực. Bác viết : ''đã tổ chức là phải làm việc thiết thực,
chứ không phải tổ chức cho có tên mà không có thực tế''.
Ba là, phải làm từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao. Bác nói: '' phong trào
hợp tác hoá phải đi từ thấp đến cao phát triển tổ đổi công, đưa tổ đổi công từng
vụ, từng việc lên thường xuyên, rộng khắp và có nền nếp rồi, mới tiến lên làm
hợp tác xã, chớ vội tổ chức hợp tác xã ngay.'' ( T7, Tr. 538 - 542)
Để quá trình thực hiện phong trào hợp tác hoá có kết quả tốt, Bác còn
căn dặn : Cán bộ phải chí công vô tư; lãnh đạo phải dân chủ; quản lý phải chặt

chẽ, toàn diện; phân phối phải công bằng. Các hợp tác xã phải học hỏi, giúp đỡ
lẫn nhau, trao đổi sáng kiến và kinh nghiệm cho nhau; phải cải tiến công tác
quản lý HTX; chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
* Về quản lý kinh tế trong thời kỳ quá độ
13


Đây là lĩnh vực mà Bác coi đó là '' cái chìa khoá'' để phát triển nền kinh
tế quốc dân. Vì vậy, Bác rất quan tâm và nêu lên nhiều quan điểm mà đến nay
vẫn còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về quản
lý kinh tế cả ở tầm vi mô và vĩ mô nổi lên mấy vấn đề sau:
- Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định, quản lý kinh tế là một công việc
có vai trò cực kỳ quan trọng, nếu làm không tốt thì kinh tế không thể phát triển
được. Hồ Chí Minh viết : ''Trong công cuộc xây dựng nước nhà, việc quản lý
kinh tế tài chính là cực kỳ quan trọng. Nếu quản lý không chặt chẽ, thì cái gì
thiếu không biết, cái gì thừa không hay, công việc sẽ bị bế tắc''.Và'' muốn phát
triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động và muốn nâng
cao năng suất lao động thì phải tổ chức quản lý lao động cho tốt'' (T10, Tr. 310).
- Về nội dung quản lý, theo Hồ Chí Minh phải toàn diện cả đầu vào, đầu
ra, ở mọi khâu của quá trình lao động, ở tất cả các cấp từ trung ương đến cơ sở
và tất cả mọi thứ đều phải được tính toán cẩn thận.
Người viết :'' Tăng cường và củng cố các việc quản lý: quản lý sản xuất,
quản lý vật tư, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, quản lý tiền bạc phải tăng
cường quản lý từ trung ương đến địa phương, các xí nghiệp, công trường, nông
trường đều phải thực hiện công việc quản lý một cách nghiêm chỉnh''.
Bác còn chỉ rõ :'' Quản lý một nước cũng như quản lý doanh nghiệp phải
có lãi, cái gì ra cái gì vào, việc gì phải làm ngay, việc gì chờ, hoãn, huỷ bỏ, món
gì đáng tiền, người nào đáng dùng, tất cả mọi thứ đều phải được tính toán cho
cẩn thận''( T11, Tr. 110).

- Khi đề cập đến công cụ quản lý kinh tế, tức là công tác kế hoạch hoá.
Theo Hồ Chí Minh việc xây dựng kế hoạch cần phải chú ý các yêu cầu sau:
+ Một là, kế hoạch phải cân đối, nhìn xa, trông rộng.
Bác viết: '' khi đặt kế hoạch phải nhìn xa, có nhìn xa mới quyết định
đúng thời kỳ nào phải làm công việc quản lý là chính. Phải thấy rộng, có thấy
rộng mới sắp đặt các ngành hoạt động có hiệu quả một cách cân đối''.
+ Hai là, phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ.
14


+ Ba là, phải thiết thực, tính toán các điều kiện cụ thể. Bác viết :'' Kế
hoạch sản xuất không định theo cách quan liêu, mà phải liên hệ chặt chẽ với tình
hình kinh tế, với nguồn của cải, với sự tính toán rõ rệt sức hậu bị của ta, kế
hoạch không nên sụt lại sau, nhưng cũng không nên chạy quá trước sự phát triển
của công nghệ, không nên xa rời nông nghiệp, không nên quên lãng sức tiết
kiệm của ta'' ( T6, Tr. 498).
+ Bốn là, phải có biện pháp cụ thể vững chắc, có tinh thần cố gắng cao.
Trong công tác kế hoạch hoá, từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức
thực hiện, khâu nào cũng quan trọng. Nhưng theo Hồ Chí Minh, khâu đề ra các
biện pháp thực hiện là quan trọng nhất. Người viết : '' Đặt ra kế hoạch thật tốt,
thật sát là rất cần, nhưng đó chỉ là bước đầu. Kế hoạch 10 phần thì biện pháp cụ
thể phải 20 phần. Chỉ đạo thực hiện sát sao phải 30 phần. có như thế mới chắc
chắn hoàn thành được kế hoạch'' ( T10, Tr. 266).
Trong công tác quản lý kinh tế ở tầm vi mô, để quản lý tốt xí nghiệp,
Bác cho rằng cần phải thực hiện tốt ba điều :''Tất cả cán bộ lãnh đạo phải thật sự
tham gia lao động chân tay. Tất cả công nhân phải tham gia công việc quản lý
các tổ sản xuất, dưới sự lãnh đạo của cán bộ các phân xưởng. Sửa đổi chế độ và
qui tắc không hợp lý'' ( T9,Tr. 230).
Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, trong công tác quản lý kinh
tế cán bộ cũng là vấn đề được Bác rất quan tâm. Để công tác quản lý kinh tế đạt

được kết quả tốt theo Bác, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cần có các phẩm chất
sau : ''phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính; phải thật sự chống quan liêu, tham ô,
lãng phí; phải nâng cao cảnh giác bảo vệ xí nghiệp; phải khéo đoàn kết và lãnh
đạo công nhân; mọi việc đều phải dựa vào năng lực dồi dào sáng tạo của công
nhân; dùng phương pháp dân chủ mà đẩy mạnh phong trào thi đua; phải thật sự
săn sóc đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân; phải cố gắng nghiên
cứu và học tập để tiến bộ''(T8,Tr. 84).
2.4.Về sử dụng các chính sách và các đòn bảy kinh tế.

15


Để tạo động lực kích thích người lao động tích cực hăng say lao động
sản xuất, theo Hồ Chí Minh cần phải sử dụng đồng bộ nhiều chính sách và đòn
bảy kinh tế.
* Trước hết về chế độ tiền lương, theo Hồ Chí Minh chế độ tiền lương
có quan hệ rất chặt chẽ với sản xuất và mức sống của người lao động. Vì vậy khi
định tiền lương phải làm thế nào để người lao động thực sự quan tâm đến kết
quả lao động, gắn bó với công việc và kích thích họ tích cực học tập để vươn
lên.
Hồ Chí Minh viết: '' Chế độ tiền lương rất quan hệ đến mức sống của
người lao động. Khi định tiền lương phải xuất phát từ nguyên tắc định thế nào
cho người lao động thiết thực quan tâm đến kết quả việc làm của họ, làm cho họ
cố gắng học tập để tiến bộ mãi về nghề nghiệp và sản xuất. Nói tóm lại, định
tiền lương phải dựa vào số lượng và chất lượng của công tác'' ( T8, Tr. 545). Và
khi chính sách tiền lương không còn phù hợp thì cần phải sửa lại chế độ tiền
lương để cải thiện đời sống cho những người hưởng lương.
* Về giá cả, Bác cũng cho rằng nó có quan hệ rất mật thiết với đời sống
của nhân dân, và theo Bác tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với giá cả. Vì vậy
muốn ổn định đời sống nhân dân thì phải giữ cho giá cả ổn định.

Hồ Chí Minh viết :''chúng ta biết rằng mức sống của nhân dân và giá cả
thị trường quan hệ rất mật thiết với nhau.Vật giá được ổn định hoặc là giảm bớt
thì tiền lương thực tế mới thực sự được tăng thêm, mức sống mới thực sự được
nâng cao''. Từ đó để ổn định vật giá theo Bác cần thực hiện các biện pháp như: ''
Trước hết tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm; Nhà nước cần nắm tất cả các
thứ hàng cần dùng cho nhân dân; trong khi các thứ hàng chưa dồi dào thì phải
hạn chế một cách nghiêm khắc; thẳng tay trừng trị bọn đầu cơ tích trữ'' ( T8,
Tr.546).
* Về tài chính, tín dụng, ngân hàng.
- Phải biết sử dụng đồng tiền cho đúng mục đích.
Bác chỉ rõ: ''Đồng tiền dính với hoạt động của tất cả các ngành. Vì vậy,
các ngành, các tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước cũng như toàn thể nhân
16


dân phải biết sử dụng đồng tiền cho tốt một đồng bỏ ra phải bảo đảm tăng của
cải cho xã hội, phải luân chuyển nhanh, đừng để đọng, phải tích cực huy động
tiền nhàn rỗi để bỏ vào sản xuất'' ( Hội nghị cán bộ ngân hàng 1.1965, VBT,
HCM )
- Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, Bác rất quan tâm đến việc
huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Bác căn dặn: '' Chúng ta cố gắng
dành dụm, cố gắng tích luỹ XHCN là để mở mang kinh tế, xây dựng công
nghiệp, đời sống ngày càng ấm no cho nhân dân lao động. Nhưng chỉ biết dành
dụm chưa đủ, mà còn phải biết chi tiêu. Chi tiêu như thế nào cho đúng'' ( Báo
nhân dân ngày 3. 2. 1960 ).
- Để chi tiêu cho đúng, theo Bác trước hết cần phải phân biệt rõ hai loại
chi tiêu là chi tiêu cho sản xuất và chi tiêu cho những việc không sản xuất. Đồng
thời Bác cho rằng, trong khi phải chú ý đúng mức đến việc chi tiêu cho những
việc không sản xuất thì cần phải đặt việc chi tiêu cho sản xuất lên trên hết. Bởi
vì vốn dùng vào sản xuất thì sẽ sinh sôi nảy nở.

Bác viết :'' Phải phân biệt hai hướng chi tiêu: một bên là chi tiêu cho sản
xuất, xây dựng nhà máy, hầm mở; một bên là những chi tiêu cho những việc
không sản xuất như xây dựng nhà ở, nhà thương, trường học những việc không
sản xuất cũng cần thiết, cũng phải được chú ý đúng mức. Nhưng chúng ta luôn
luôn phải đặt việc chi tiêu cho sản xuất lên trên hết vì vốn dùng vào sản xuất thì
sinh sôi nảy nở mang lại nguồn ấm no ngày càng dồi dào cho nhân dân lao động
còn vốn dùng vào việc không sản xuất thì không trực tiếp có tác dụng như thế''
( Báo nhân dân ngày 3. 2. 1960 ).
- Bác còn nhắc nhở: '' Tài chính phải hoàn toàn công khai, hết sức tiết
kiệm, thuế khoá phải công bằng hợp lý, việc thu chi của tài chính phải tiến đến
thăng bằng'' ( T6, Tr. 64, 173).
- Trong việc quản lý nguồn vốn ngân sách theo HCM phải có chế độ
quản lý tài chính chặt chẽ.
Bác huấn thị :''dùng chế độ chi tiêu tài chính là một sự ràng buộc, nhưng
đó là một sự ràng buộc cần thiết và rất hay. Nó ràng buộc những kẻ phung phí,
17


những người phô trương. nó ràng buộc cả những người chỉ biết việc của bộ phận
mình mà không thấy việc chung của cả nước. Nhưng chính nhờ đó nó giúp
chúng ta dành dụm từng đồng xu thành số vốn lớn, nó lấp kín các lỗ thủng, các
kẽ hở, không để của cải của chúng ta bị hao hụt, phân tán. Như vậy mới dồn
được vốn của nhà nước cho CNH xã hội chủ nghĩa'' (T10, Tr. 55).
- Để tạo động lực kích thích người lao động trong quá trình sản xuất ở
các doanh nghiệp quốc doanh Bác còn đưa ra chủ trương thực hiện chính sách
khoán. Bác khẳng định :'' Chế độ khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội
nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ, làm
khoán là ích chung mà lại lợi riêng, làm khoán tốt , thích hợp và công bằng với
chế độ xã hội ta hiện nay'' ( T8, Tr. 341). Còn trong các hợp tác xã nông nghiệp
theo Bác phải thực hiện '' ba khoán một thưởng''.

- Ngoài các chính sách, đòn bảy trên, để kích thích tính tích cực của
người lao động theo Bác còn cần phải làm tốt việc động viên dân chúng bằng
các hình thức biện pháp phong phú; phải tổ chức thi đua XHCN.
2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ kinh tế đối ngoại
Đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nếu chỉ dựa vào
các nguồn lực trong nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ là hết sức sai lầm. Vì
vậy
- Ngay sau khi đất nước mới giành được độc lập năm 1945 Hồ Chí
Minh và đảng ta đã chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa
phương hoá với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị. Trong bài
trả lời phỏng vấn của các nhà báo ngày 23. 10. 1945, Hồ Chí Minh đã nói:''
Chúng ta hoan ngênh những người Pháp muốn đem tư bản vào khai thác những
nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác, chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn
Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu đến đây giúp việc cho chúng ta trong công
cuộc kiến thiết quốc gia'' ( T4, Tr. 74).
- Sau đó vào cuối năm 1946, trong bài lời kêu gọi liên hợp quốc, một lần
nữa Hồ Chí Minh khẳng định:'' Trong chính sách đối ngoại của mình nhân dân
Việt Nam tuân thủ nguyên tắc dưới đây:
18


Đối với Lào và Miên( Căm pu chia), nước Việt Nam luôn tôn trọng nền
độc lập của hai nước đó và bày tỏ mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt
đối giữa các nước có chủ quyền;
Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách
mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực; nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận
lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các
ngành kỹ nghệ của mình; nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng cảng, sân bay và
đường xá giao thông cho việc buôn bán quá cảnh quốc tế. Việt Nam tham gia
mọi tổ chức hợp tác quốc tế dưới sự lãnh đạo của liên hợp quốc'' ( T4, Tr. 470).

- Mặc dù, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là chủ trương nhất quán
của Đảng ta và Hồ Chí Minh, nhưng Hồ Chí Minh không bao giờ coi sự giúp đỡ
của nước ngoài là nguồn lực chính đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Bác nói: '' Cũng như trong thời kỳ kháng chiến, phương châm hiện nay của ta là:
tự lực cánh sinh là chính, việc các nước bạn giúp ta là phụ. Các nước bạn giúp ta
cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng
của ta. Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn ta giúp nhiều mà đâm ra
ỷ nại''( T8, Tr. 30).
2.6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế quân sự
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kinh tế và chiến tranh tuy là
những lĩnh vực hoạt động khác nhau song chúng có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Trong đó, kinh tế là nhân tố xét đến cùng quyết định chiến tranh. Nhận thức
rõ điều này HCM đã có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Hồ Chí Minh khẳng định :'' Về quân sự, quân nhu và lương thực rất quan
trọng, có binh hùng tướng giỏi nhưng thiếu quân nhu, lương thực không thể thắng
trận được''. Người còn chỉ rõ:'' Nếu cung cấp lương thực, quần áo, thuốc men, súng
ống, đạn dược cho quân đội ngoài mặt trận không làm được đầy đủ, chu đáo, binh
sĩ sẽ bị hãm vào vòng thiếu thốn, sẽ mất hết tinh thần tác chiến. Trái lại họ sẽ phấn
khởi, họ sẽ hăng hái khi được cấp dưỡng đầy đủ'' ( T4, Tr.261).
- Xuất phát từ đặc điểm nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền
nông nghiệp lạc hậu, đất nước tạm thời bị chia cắt, lại có chiến tranh, người đề ra
19


chủ trương: vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chống Mỹ, cứu nước, vừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh về giải quyết mối
quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Tư tưởng
cốt lõi của chủ trương này là kết hợp chặt chẽ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc với cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
Chủ trương này đã được Đảng ta và Bác Hồ tổ chức thực hiện một cách

sâu rộng trong tất cả mọi lĩnh vực của đất nước với nội dung hết sức phong phú,
đa dạng.
+ Trong các hoạt động kinh tế, vừa đẩy mạnh sản xuất để từng bước cải
thiện đời sống của nhân dân, vừa phải tập trung mọi lực lượng(con người, của
cải) cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Đối với các hoạt động quân sự, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ
chiến đấu để đánh thắng địch trên mọi chiến trường, thì tuỳ theo điều kiện cũng
phải tham gia kiến quốc bằng các hoạt động cụ thể như: phải thực hành tiết kiệm
( tiết kiệm tiền của mà cụ thể là tiết kiệm súng ống, đạn dược, xăng dầu; tiết
kiệm sức lao động; tiết kiệm thời giờ); hoặc tham gia lao động sản xuất và xây
dựng kinh tế.
- Khi đề cập đến việc quân đội tham gia lao động sản xuất và làm kinh tế
Bác viết:'' Hiện nay quân đội có hai nhiệm vụ chính. Một là, xây dựng quân đội
hùng mạnh, sẵn sàng chiến đấu. Hai là, tăng gia sản xuất cùng với toàn dân để
tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tham gia sản xuất là một nhiệm vụ vẻ vang mà
Đảng và chính phủ giao cho quân đội'' ( T9, Tr. 143).
- Để tập trung nhân tài, vật lực cho kháng chiến Hồ Chí Minh còn đưa ra
chủ trương động viên kinh tế cho chiến tranh. Theo Người, việc động viên kinh
tế cho chiến tranh cần phải được thực hiện trên các nội dung sau:
Một là, động viên lao động, Hồ Chí Minh viết: '' Ngoài việc lấy lính ra
mặt trận, phải trưng mộ và phân phối nhân công trong các ngành sản sinh cho
thích hợp, nhất là trong những ngành vận tải, ngành chế tạo quân nhu và ngành
thông tin''.

20


Hai là, động viên giao thông, Hồ Chí Minh chỉ rõ: ''Trong lúc kháng
chiến, việc vân tải giao thông để chắp nối liên lạc là rất quan trọng. Làm sao cho
xe cộ được đầy đủ, đường thuỷ lục tiện lợi, giao thông và thông tin nhanh

chóng. Nến cần phải mở thêm đường thay cho những đường bị phá, bị nghẽn.
nên dùng cảlừa , ngựa, trâu, bò vào việc vận tải''.
Ba là, động viên công nghiệp, Người viết: ''Mở nhiều những công nghệ
sản xuất những nhu cầu cho kháng chiến. Giúp cho công nghệ ấy của tư nhân
được phát triển dễ dàng. Thiên những xưởng công nghiệp cần thiết về vùng hẻo
lánh. Chú ý nhất về vịêc cung cấp nguyên liệu''.
Bốn là, động viên về nông nghiệp, Bác viết:'' Mục đích động viên nông
nghiệp là cung cấp nhiều lương thực. Như vậy phải khuyến khích cho nông dân
mở mang nông nghiệp, tăng thêm diện tích cày cấy, khai khẩn đất hoang, cải
lương nông cụ''.
Năm là, động viên về tài chính, Bác chỉ rõ: '' Hoãn kỳ trả những món nợ
công tư, cấm ngặt việc buôn bán vàng bạc, kiểm tra ráo riết việc đổi chác và
buôn bán với người nước ngoài, phát hành công trái, tập trung các loại kim khí
do dân tích trữ, thu thuế về chi dụng xa xỉ và đảm phụ quốc phòng'' ( T4, Tr.
477- 479).
Ngoài các nội dung trên, để động viên kinh tế cho chiến tranh đạt được
kết quả cao theo Hồ Chí Minh còn cần phải đẩy mạnh phong trào thực hành tiết
kiệm, chống tham ô, lãng phí.
- Cũng từ nhận thức sâu sắc về vai trò của kinh tế đối với chiến tranh,
Hồ Chí Minh còn đưa ra chủ trương đấu tranh kinh tế trong chiến tranh, mà nội
dung cốt lõi là phá hoại và triệt phá các cơ sở kinh tế của địch và xây dựng kinh
tế của ta. Người chỉ rõ:'' Một mặt phá hoại. Một mặt kiến thiết. Phá hoại để ngăn
địch. Kiến thiết để đánh địch''. đồng thời Người còn kêu gọi: ''Quân địch sắp tới
đâu thì dân vùng đó triệt để làm vườn không nhà trống khiến quân địch không
có thức ăn, không có chỗ ở, không có đường đi mà phải tiêu hao mòn mỏi'' ( T4,
tr. 432, 187).

21



Để đánh địch Hồ Chí Minh còn chỉ đạo cho các lực lượng vũ trang đẩy
mạnh các hoạt động cướp vũ khí, lương thực và thực phẩm của địch. Người
viết:'' Cần phải dựa vào núi non hiểm trở, những phức tạp về địa hình mà cướp
lấy quân lương của địch làn quân lương của mình, cướp lấy súng đạn của địch
vừa đánh địch. Làm việc này không những quân ta mạnh lên mà làm cho quân
địch mất nguồn cung cấp, tinh thần chiến đấu của binh lính giảm sút, quân địch
sẽ bị ta tiêu diệt dễ dàng'' ( T4, Tr. 437).
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế quân sự toát lên một số vấn
đề như: tư tưởng về vai trò của kinh tế đối với chiến tranh; về kết hợp kinh tế
với quốc phòng; động viên kinh tế; và đấu tranh kinh tế trong chiến tranh.
Kết luận, tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi
của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ
qua. cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nói riêng,
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của Đảng và nhân dân ta.
.........................................................................................................

22



×