Tải bản đầy đủ (.pdf) (267 trang)

Quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 267 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHAN XUÂN DŨNG

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC
QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 2017
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHAN XUÂN DŨNG

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC
QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số

: 62 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Trần Đình Tuấn


2. PGS, TS Phan Thanh Long


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu
trích dẫn trong luận án đều trung thực và có
xuất xứ rõ ràng.
T C

IẢ LU N N

Phan Xuân Dũng


MỤC LỤC
Trang
TRAN PHỤ BÌA
DANH MỤC C C CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG VÀ AN NINH Ở
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC


1.1.
1.2.
1.3.
Chƣơng 2
2.1.
2.2.
2.3.
Chƣơng 3

Quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở
các trường đại học
Quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và
an ninh ở các trường đại học
Những nhân tố tác động đến quản lý quá trình đào tạo giáo viên
giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QU TRÌNH ĐÀO
TẠO I O VIÊN I O DỤC QUỐC PHÕN VÀ AN
NINH Ở C C TRƢỜN ĐẠI HỌC

5
13
33
33
48
61
71

Khái quát tình hình đào tạo giáo viên giáo dục quốc
phòng và an ninh
71

Thực trạng quá trình đào tạo và quản lý quá trình đào tạo giáo viên
giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay
77
Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng quá
trình đào tạo, quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc
phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay
107
YÊU CẦU VÀ BIỆN PH P QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO
TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÕNG VÀ AN
114
NINH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

Những yêu cầu trong quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo
dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay
3.2.
Biện pháp quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục
quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay
Chƣơng 4 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀ O TẠO GIÁO VIÊN GIÁO
DỤC QUÔC PHÕNG VÀ AN NINH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI
HỌC HIỆN NAY
4.1.
Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện
pháp quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc
phòng và an ninh ở các trường đại học
4.2.
Thử nghiệm biện pháp
KẾT LU N VÀ KIẾN N HỊ
DANH MỤC C C CÔN TRÌNH CỦA T C IẢ ĐÃ CÔN BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LU N N

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3.1.

114
118

155
155
161
175
179
180
192


2

DANH MỤC C C CHỮ VIẾT TẮT
TT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

01

Cán bộ quản lý

CBQL


02

Đại học sư phạm

ĐHSP

03

Đội ngũ giảng viên

ĐNGV

04

Giáo dục quốc phòng

GDQP

05

Giáo dục quốc phòng - an ninh

GDQP-AN

06

Giáo dục quốc phòng và an ninh

GDQP&AN


07

Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

08

Mục tiêu đào tạo

MTĐT

09

Nhà xuất bản

Nxb

10

Nội dung đào tạo

NDĐT

11

Quá trình đào tạo

QTĐT


12

Quản lý quá trình đào tạo

QLQTĐT

13

Quản lý hình thức tổ chức đào tạo

QLHTĐT

14

Quản lý phương pháp đào tạo

QLPPĐT

15

Trung học phổ thông

THPT


3

DANH MỤC C C BẢN , BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC C C BẢN

TT Tên bảng
Nội dung
Trang
1
2.1.
Đối tượng và số lượng khảo sát
78
2
2.2.
Số lượng, chất lượng ĐNGV thuộc các khoa, trung
tâm GDQP&AN ở các trường đại học
82
3
2.3.
So sánh chỉ tiêu tuyển sinh được giao với số lượng tuyển
sinh thực tế ở các trường đại học
82
4
2.4.
Kết quả đánh giá của đội ngũ CBQL và ĐNGV về
phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo
86
5
2.5.
Số lượng tín chỉ trong chương trình khung ngành sư phạm
GDQP&AN ở các trường đại học
95
6
2.6.
Kết quả đánh giá của CBQL và ĐNGV về quản lý chương

trình, NDĐT
96
7
2.7.
Kết quả đánh giá của CBQL và ĐNGV về quản lý
hoạt động của giảng viên
101
8
2.8.
Kết quả đánh giá của sinh viên về quản lý hoạt động
của sinh viên
102
9
4.1.
Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp
QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học
157
10
4.2.
Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học
158
11
4.3.
Kết quả tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các
trường đại học
161
12
4.4.

Điểm số của sinh viên qua kiểm tra nhận thức trước khi
thử nghiệm
165
13
4.5.
Điểm trung bình chung đánh giá nhận thức của sinh
viên nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng trước khi
thử nghiệm
165
14
4.6.
So sánh khối lượng kiến thức giữa chương trình cũ và
chương trình mới
167
15

4.7.

Điểm số sinh viên đạt được sau khi kiểm tra các bài tập

169


4

Mức độ tương quan về phát triển năng lực của sinh viên
nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau khi thử nghiệm
169
17
4.9

Kết quả tương quan giữa sự phát triển năng lực của sinh
viên ở nhóm thử nghiệm so với nhóm đối chứng sau khi
thử nghiệm
171
DANH MỤC C C BIỂU ĐỒ
TT Tên biểu đồ
Nội dung
Trang
1
2.1.
Đánh giá của sinh viên về chương trình, NDĐT
84
2
2.2.
Đánh giá của ĐNGV và CBQL về việc xây dựng kế hoạch đào tạo
91
3
2.3.
So sánh các mức độ đánh giá của ĐNGV và CBQL về
các nội dung quản lý chương trình, NDĐT
96
4
2.4.
Đánh giá của ĐNGV và CBQL về quản lý phương
pháp và hình thức tổ chức đào tạo
99
5
2.5.
Đánh giá của ĐNGV và CBQL về quản lý các điều
kiện đảm bảo

104
6
2.6
Đánh giá của ĐNGV và CBQL về thực hiện chức năng
kiểm tra của CBQL các cấp
106
7
4.1.
So sánh mức độ về tính cần thiết của các biện pháp
QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học
159
8
4.2.
So sánh mức độ về tính khả thi của các biện pháp
QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học
159
9
4.3.
Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học 161
10
4.4
So sánh mức độ phát triển năng lực của sinh viên ở nhóm
thử nghiệm và nhóm đối chứng sau khi thử nghiệm
169
DANH MỤC C C SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ
Nội dung
1
2.1.

Cơ cấu tổ chức điều hành, QLQTĐT giáo viên
GDQP&AN ở các trường đại học
93
2
3.1.
Quy trình xây dựng chương trình, NDĐT giáo viên
GDQP&AN theo hướng tiếp cận năng lực ở các trường đại học
140
16

4.8.


5

1.

MỞ ĐẦU
iới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu

Giáo dục quốc phòng và an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân,
một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục, đào tạo từ THPT
đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. GDQP&AN góp
phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khỏe và kiến
thức quốc phòng, an ninh, kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào
sự nghiệp xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân, sẵn sàng thực hiện
nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN cho học sinh, sinh viên trong hệ
thống các nhà trường, đòi hỏi phải đào tạo được đội ngũ giáo viên, giảng viên

GDQP&AN có đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. QLQTĐT giáo viên
GDQP&AN là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo giáo viên
GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay, góp phần vào việc đào tạo đội ngũ
giáo viên, giảng viên GDQP&AN ở nước ta đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của
công tác GDQP&AN cho học sinh, sinh viên trong tình hình mới. Tuy nhiên,
QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế,
bất cập cần phải giải quyết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý quá
trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học
hiện nay” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến QTĐT
và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học. Làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn về QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các
trường đại học hiện nay; đề xuất các biện pháp QLQTĐT giáo viên
GDQP&AN ở các trường đại học có tính khả thi, hiệu quả cao, góp phần
thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên GDQP&AN
đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Luận án sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ QTĐT và QLQTĐT giáo viên
GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay.


6

2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước;
bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội” [33, tr.433]. Để thực
hiện được điều này, Đảng ta xác định tăng cường, tuyên truyền giáo dục tinh
thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi

ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh là một trong những vấn đề
quan trọng hàng đầu. Đồng thời, coi công tác GDQP&AN cho học sinh, sinh
viên ở các trường từ THPT đến đại học vừa là nội dung, nhưng đồng thời
cũng là giải pháp quan trọng giúp cho mọi người “có những hiểu biết ban đầu
về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống giặc
ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự
Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân
sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc” [102].
Để thực hiện có hiệu quả vấn đề này, Đảng, Nhà nước ta đã và đang
triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, nhiệm vụ khác nhau, trong đó
xác định đẩy mạnh công tác đào tạo giáo viên, giảng viên GDQP&AN ở các
trường đại học là một trong những vấn đề trọng tâm, quan trọng hàng đầu.
Chính vì thế, trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết
định khác nhau liên quan đến vấn đề đào tạo giáo viên, giảng viên GDQP&AN.
Cụ thể, gần đây nhất, ngày 12/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 472/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên GDQP-AN
cho các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn
2010 - 2016”; ngày 24/4/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
607/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên GDQP&AN cho
các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và
các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020” với mục tiêu “Đến năm 2020 bảo
đảm đào tạo đáp ứng được 90% nhu cầu giáo viên và 70% nhu cầu giảng viên


7

GDQP&AN giảng dạy ở các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp
nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học” [121]. Các cơ sở giáo dục
được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên GDQP&AN gồm: “Trường ĐHSP Hà
Nội, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Trường Đại học Vinh, Trường ĐHSP Thành phố

Hồ Chí Minh, Trường ĐHSP thuộc Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Chính
trị, Trường Đại học Trần Quốc Tuấn, Trường Đại học Nguyễn Huệ, Trường
Đại học Trần Đại Nghĩa, Trường Đại học Ngô Quyền, Trường Đại học Thông
tin liên lạc, Học viện Biên phòng” [121]. Đồng thời chỉ thị: “Bộ GD&ĐT khẩn
trương triển khai thực hiện Đề án đào tạo giáo viên GDQP&AN để đến năm
2016 các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề có đủ giáo
viên chuyên trách theo yêu cầu” [119].
Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT, các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên
GDQP&AN đã triển khai đào tạo và xác định việc nâng cao hiệu quả
QLQTĐT giáo viên GDQP&AN là một trong những yếu tố quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên GDQP&AN, cũng như chất lượng
đào tạo toàn diện của từng nhà trường. Đồng thời, là nền tảng để “đóng góp
quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện
cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế” [120]. Tuy nhiên, từ
thực tiễn cho thấy, QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường
đại học thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là trong quản lý
vẫn “còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách
nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền
hạn quản lý về nhân sự và tài chính… Một bộ phận nhà giáo và cán bộ
quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.
Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu
chuyên môn” [120]. Chất lượng, hiệu quả quản lý ở tất cả các khâu, các
bước của QLQTĐT như: quản lý chương trình, NDĐT; quản lý hoạt động
học tập của người học; quản lý hoạt động dạy của người dạy; quản lý kết


8


quả đào tạo… còn chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu của
thực tiễn. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng “Đội ngũ
giáo viên GDQP&AN còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, nhiều cơ
sở giáo dục chưa có hoặc thiếu giáo viên chuyên trách theo quy định,…
chất lượng môn học GDQP&AN của học sinh, sinh viên ở một số trường
THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và cao đẳng, đại học còn
nhiều hạn chế” [119].
Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian qua đã có nhiều công trình
nghiên cứu, đề cập đa chiều, trên nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến
QLQTĐT giáo viên GDQP&AN, điều này góp phần quan trọng trong việc
cung cấp những luận cứ, luận chứng khoa học - thực tiễn để từng trường đại
học vận dụng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên GDQP&AN.
Tuy nhiên, trước thực tiễn đào tạo giáo viên GDQP&AN hiện nay đã và đang
đặt ra những yêu cầu mới, nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu về QLQTĐT
giáo viên GDQP&AN. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề
tài: “Quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở
các trường đại học hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường
đại học, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên
GDQP&AN ở các trường đại học đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Bổ sung, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về QTĐT và QLQTĐT giáo
viên GDQP&AN ở các trường đại học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng QTĐT và QLQTĐT giáo viên
GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại
học hiện nay.



9

- Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm các biện pháp
đã đề xuất.
4. Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý QTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến QTĐT và
QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học ngoài quân đội hiện
nay theo Quyết định số 607/QĐ-TTg ngày 24/4/2014 của Thủ tướng Chính
phủ với đối tượng đào tạo là sinh viên ngành sư phạm GDQP&AN hệ đào tạo
dài hạn, chính quy tập trung thời gian 4 năm.
* Phạm vi về khách thể khảo sát
Luận án thực hiện khảo sát, tọa đàm, trao đổi với các đối tượng là
CBQL, giảng viên, sinh viên ngành sư phạm GDQP&AN ở 04 trường đại học
ngoài quân đội là: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, Đại học Vinh, ĐHSP
Thành phố Hồ Chí Minh.
* Phạm vi về thời gian
Các số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2012 đến nay.
4.4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường
đại học đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả
QLQTĐT vẫn chưa thích hợp và còn nhiều hạn chế, bất cập nhất định. Nếu đề
xuất được hệ thống biện pháp quản lý phù hợp với xu hướng đổi mới căn bản,

toàn diện GD&ĐT và tính đặc thù của lĩnh vực quốc phòng, an ninh, như: Giáo
dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và giảng viên ở các nhà
trường về vị trí, vai trò của việc đào tạo và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN;


10

Xây dựng, kế hoạch đào tạo giáo viên GDQP&AN đảm bảo tính khoa học, toàn
diện, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của các trường theo từng giai đoạn;
Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia QTĐT giáo viên
GDQP&AN; Tăng cường chỉ đạo, thực hiện đổi mới chương trình, NDĐT giáo
viên GDQP&AN theo hướng tiếp cận năng lực; Chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn và
sử dụng các hình thức, phương pháp đào tạo giáo viên GDQP&AN theo hướng tích
cực, hiện đại; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho QTĐT giáo
viên GDQP&AN, thì sẽ đào tạo được đội ngũ giáo viên GDQP&AN có phẩm
chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
* Phương pháp tiếp cận biện chứng
Vận dụng cơ sở lý luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về GD&ĐT và GDQP&AN để nghiên cứu, xem xét quá trình vận động và
phát triển môn học GDQP&AN và đào tạo giáo viên GDQP&AN.
* Phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Môn học GDQP&AN là một trong các môn học chính khoá trong các
nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đào tạo giáo viên GDQP&AN
có mối quan hệ chặt chẽ với đào tạo các loại hình giáo viên khác trong
chương trình đào tạo ở các trường đại học hiện nay. QTĐT giáo viên
GDQP&AN là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố cùng vận động trong các
mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.

* Phương pháp tiếp cận thực tiễn
Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, GDQP&AN trong các nhà
trường nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trang bị
cho thế hệ trẻ kiến thức quốc phòng, an ninh, kỹ năng quân sự, an ninh cần
thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân,
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.


11

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khác nhau, cụ thể là các phương pháp nghiên cứu:
* Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm các phương pháp:
phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề qua
nghiên cứu hệ thống tài liệu lý luận, chuyên khảo, các bài báo khoa học thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm các phương pháp:
- Tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các văn bản, báo cáo tổng kết
của các cơ quan quản lý về đào tạo giáo viên GDQP&AN, nhất là các cơ
quan quản lý ở các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên
GDQP&AN hiện nay.
- Điều tra: Lập phiếu điều tra và tiến hành khảo sát với 03 đối tượng là
CBQL, ĐNGV và sinh viên ngành sư phạm GDQP&AN ở 4 trường đại học là:
ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, Đại học Vinh, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp tọa đàm, trao đổi với 3 đối tượng là CBQL, ĐNGV và
sinh viên ngành sư phạm GDQP&AN ở 4 trường đại học trên; đồng thời, xin ý
kiến của các nhà khoa học trong và ngoài quân đội về các vấn đề liên quan
đến các nội dung của luận án.
- Phương pháp quan sát và nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. Tiến hành

quan sát có chủ định các hoạt động của CBQL, giảng viên và sinh viên ngành sư
phạm GDQP&AN trong QTĐT. Nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động dạy của
giảng viên và hoạt động học của sinh viên.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Xây dựng kế hoạch và tổ
chức khảo nghiệm, thử nghiệm tại Trường ĐHSP Hà Nội 2.
* Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp toán thống kê được dùng
trong khoa học giáo dục để xử lý các số liệu điều tra.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng được cơ sở lý luận về QTĐT và QLQTĐT giáo viên
GDQP&AN ở các trường đại học.


12

- Trên cơ sở kết quả khảo sát, đã đánh giá, phân tích làm sáng tỏ thực
trạng, đồng thời xác định được các nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế của
QTĐT và QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường
đại học đảm bảo tính thiết thực, khả thi cao, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo giáo viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay đáp ứng được
với yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QTĐT và
QLQTĐT, nhất là những vấn đề lý luận về QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở
các trường đại học. Luận án đã đề xuất được những biện pháp QLQTĐT giáo
viên GDQP&AN ở các trường đại học hiện nay có tính thiết thực, khả thi cao.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án, có thể làm tài liệu tham khảo và vận
dụng ngay vào trong thực tiễn QLQTĐT giáo viên GDQP&AN ở các trường

đại học hiện nay. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo
viên GDQP&AN ở nước ta đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn công tác
GDQP&AN cho học sinh, sinh viên đã và đang đặt ra hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài; 4 chương, kết luận và kiến nghị; danh mục công trình
khoa học của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


13

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
“QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC
PHÕNG VÀ AN NINH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY”
1. Những công trình nghiên cứu về giáo dục quốc phòng và an ninh
Giáo dục quốc phòng và an ninh có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, trong lịch sử
phát triển của xã hội loài người, những vấn đề liên quan đến GDQP&AN luôn
được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm và có nhiều tác giả nghiên cứu
trên các phương diện khác nhau, cụ thể:
Khi nghiên cứu về GDQP&AN ở các quốc gia trên thế giới, trong bài viết
“Giáo dục quốc phòng ở Mỹ” [40], tác giả Ngụy Nhạc Giang cho rằng, ở Mỹ,
“mục đích GDQP là tập trung giáo dục cho mọi công dân hướng vào: yêu đất
nước, biết phục tùng, trọng đoàn thể, chịu cống hiến” [40]. Nội dung cốt lõi
của GDQP ở Mỹ là giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo lập trường giai cấp tư
sản. Theo tác giả: “điểm khác biệt trong nội dung GDQP là khi bồi dưỡng tư
tưởng yêu nước cho công dân, họ không tập trung chú ý vào khu vực cư trú và
quốc dân, mà nặng về hệ thống tư tưởng có liên quan mật thiết với đời sống
xã hội” [40]. Để thực hiện được điều này, GDQP ở Mỹ chủ yếu tập trung vào
2 đối tượng. Đối tượng thứ nhất là thanh thiếu niên đang học ở bậc trung học

và tiểu học; đối đượng thứ hai là sinh viên các trường đại học và cao đẳng.
“Chính quyền đặt ra một loạt tổ chức và bộ máy tương ứng, trong các trường
tiểu học, trung học, đại học, mở các khóa trình "lợi ích nước Mỹ trên hết”,
khiến cho học sinh có bộ mặt tâm lý đạo đức cần có, và bồi dưỡng tâm lý đạo
đức cho cả lính mới và lính cũ của lực lượng vũ trang Mỹ” [40].
Qua nghiên cứu, tác giả giải thích rằng, điều này xuất phát từ chính lịch
sử ra đời, con đường phát triển mà nước Mỹ đã trải qua tương đối ngắn, hình
thành một quốc gia nhiều dân tộc, những dân tộc đó đều coi nước Mỹ là quê
hương mình. Vì vậy, khái niệm mà họ sử dụng không phải là "tổ quốc”, "quê


14

hương”, mà là "nước Mỹ”, "lối sống Mỹ”. Do chịu sự giáo dục đó, nên nhiều
công dân Mỹ hết sức nhạy cảm với uy danh, với toàn nước Mỹ và rất trung
thành với quốc gia, dù điều đó là đúng hay sai.
Trong bài viết“Giáo dục quốc phòng một số nước” của tác giả Đức
Giang và Quốc Ân [39], khi đề cập đến GDQP ở Trung Quốc, hai tác giả đã
khẳng định: “Mục đích của các khoá học GDQP là tăng cường rèn luyện sức
khoẻ, tâm, sinh lý, thể chất cho học sinh, sinh viên qua đó cũng là cách bồi
dưỡng tinh thần dân tộc, yêu nước cho lớp trẻ” [39]. Đồng thời, trong
nghiên cứu này, khi đề cập đến GDQP&AN ở Nhật bản, các tác giả cũng
chỉ rõ: “Chính phủ Nhật Bản thành lập các trung tâm GDQP tại các quân
khu, địa phương để GDQP cho học sinh, sinh viên, lực lượng bán quân sự.
Trung tâm là nơi nghiên cứu các vấn đề quân sự, quốc phòng, hợp tác
quốc tế về quân sự và chính sách giáo dục.” [39]. Để nâng cao chất lượng
GDQP, ngoài việc tăng cường trang thiết bị, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng,
các trung tâm tập trung xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch giáo
dục phù hợp; tổ chức huấn luyện thực hành theo phương châm "khó hóa”,
tức là nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường quân sự, tăng cường sát

hạch, kiểm tra; tổ chức huấn luyện và tập bài tác chiến hiệp đồng sát với
điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh hiện đại.
Đối với GDQP&AN ở Singapore, Nhà nước đầu tư xây dựng và giao
cho Bộ Quốc phòng quản lý các trung tâm GDQP. Theo kế hoạch năm, thanh
niên từ 18 đến 25 tuổi được tập trung tại các trung tâm này để học GDQP với
thời gian 3 tháng [39]. Còn ở Hàn Quốc, việc GDQP được thể hiện rõ trong
các nhà trường đại học và cao đẳng thông qua môn học tự chọn là quân sự.
Theo đó, đối với phần lý thuyết do các trường tự đảm nhiệm. Riêng nam giới
trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại
các đơn vị quân đội. Tại đây, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức phần thực
hành về quân sự, thời gian huấn luyện là 3 tháng [39].


15

Trong bài viết “Giáo dục quốc phòng trong các nhà trường ở Trung
Quốc” [89], tác giả Nguyễn Nghĩa đã khẳng định GDQP trong các nhà trường
ở Trung Quốc chủ yếu được thực hiện ở các trường đại học và cao đẳng nhằm
giúp cho sinh viên "nắm vững các kỹ năng quân sự, học tập tư tưởng quân sự,
lịch sử quân sự, mưu lược quân sự, v.v.. đồng thời đưa các nội dung này vào
kế hoạch học tập… Đây không những là một hình thức nghĩa vụ tập làm
người lính, mà còn là một hình thức quan trọng để ổn định tư tưởng, thường
trực sẵn sàng trong mở cửa, tăng cường lực lượng hậu bị cho quốc phòng,
thực hiện hàng vạn người lính trong dân" [89, tr.34]. Chương trình, nội dung
GDQP được thực hiện với thời gian là 8 tuần do Bộ Giáo dục, Bộ Tổng tham
mưu, Tổng cục Chính trị thống nhất. Trong các trường đại học có phòng
nghiên cứu giáo dục quân sự. Lực lượng huấn luyện do Bộ Tổng tham mưu
thống nhất bố trí.
Trong bài viết “Xu hướng xây dựng quốc phòng của một số nước trên
thế giới hiện nay Tổng hợp qua tài liệu nước ngoài ” của tác giả Trung Hòa

[50], khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến quốc phòng của nước Pháp, tác
giả nhận định: ở Pháp, với quan niệm quốc phòng được hiểu theo nghĩa rộng
nhất, không chỉ là lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nước, mà nó có
liên quan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước. Trong
khi đó, hệ thống các trường học của Pháp chịu sự quản lý riêng biệt bởi 3 cơ
quan khác nhau, cụ thể: Một số trường trực thuộc Chính phủ quản lý; một số
trường trực thuộc Bộ Giáo dục quản lý; số khác trực thuộc Bộ quốc phòng
quản lý. Chính vì vậy, học sinh, sinh viên ở các trường trực thuộc cơ quan
nào, bắt buộc từ độ tuổi 18 đến 25 đều phải học GDQP với thời gian 3 tháng
và do chính giảng viên GDQP ở cơ quan đó đảm nhiệm giảng dạy.
Trong nghiên cứu “Một số dự báo tình hình thế giới trong nh ng năm
đ u thế k XXI”, khi đề cập đến quan niệm quốc phòng ở Malaixia, nghiên
cứu này đã chỉ rõ “Malaixia quan niệm quốc phòng là răn đe, tự lực, tự
cường, thương lượng bao giờ cũng hơn chiến tranh, muốn quốc phòng tốt thì


16

kinh tế phải mạnh” [131, tr.13]. Đồng thời, đề cập đến GDQP cho học sinh,
sinh viên, nghiên cứu này cũng cho rằng, hiện nay, Nhà nước Malaixia đã đầu
tư xây dựng 41 trung tâm GDQP cho học sinh, sinh viên. Những trung tâm
này do tư nhân đứng ra quản lý. Theo kế hoạch năm của nhà nước, thanh niên
từ 18 đến 25 tuổi được tập trung tại các trung tâm để học GDQP với thời gian
3 tháng. Các học phần lí thuyết do giảng viên các trường đại học giảng dạy,
các học phần thực hành do sĩ quan quân đội giảng dạy.
Đối với nước ta, ngay trong thời kỳ phong kiến, các triều đại phong
kiến đã biết coi trọng và xác định việc GDQP toàn dân thông qua chính sách
“ngự binh ư nông”, “khoan thư sức dân”… là kế sách giữ nước trước sự xâm
lăng của mọi kẻ thù. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, ngay từ khi được thành lập
cho đến nay, Đảng ta luôn coi trọng GDQP&AN cho mọi đối tượng công dân

và xác định đó là vấn đề mang tính chiến lược trong bảo vệ vững chắc độc lập
chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội. Đặc biệt, để góp phần cung cấp những luận cứ, luận chứng khoa học và
thực tiễn phục vụ cho hoạt động GDQP&AN, ngay khi đất nước giành được
thống nhất, có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, đề cập đa
chiều, trên nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề này.
Năm 1988, tác giả Lê Đức Anh có bài viết “Đổi mới tư duy quân sự, kiên
trì chấp hành và vận dụng sáng tạo đường lối quân sự của Đảng” [1]. Trong bài
viết này, tác giả đã xác định một số vấn đề chủ yếu trong đổi mới về tư duy, thực
hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc ở nước ta và chỉ rõ: “Trong
lãnh đạo cách mạng nói chung, trong lĩnh vực quân sự nói riêng, việc nhận định,
đánh giá đúng tình hình thực tế khách quan, tình hình địch và ta, dự đoán đúng
khả năng phát triển của các tình huống là vấn đề rất quan trọng, có tính quyết
định. Trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, thực hiện
toàn dân giữ nước và cả nước đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm
nòng cốt, trên cơ sở xây dựng quân đội nhân dân chính quy, ngày càng hiện đại;
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, bao gồm: Bộ đội “chủ lực,
bộ đội địa phương và dân quân tự vệ…” [1, tr.15].


17

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, để khẳng định vị trí, vai trò của
GDQP cho toàn dân, trong bài viết “Tăng cường hơn n a công tác giáo dục
quốc phòng toàn dân trước tình hình mới” [34], tác giả Phùng Khắc Đăng
nhấn mạnh: “GDQP có vị trí rất quan trọng trong chiến lược đào tạo con
người mới của Đảng, nhằm nâng cao dân trí về quốc phòng; đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”
[34, tr.24]. Đi sâu nghiên cứu GDQP&AN trong các trường đại học, cao
đẳng ở nước ta hiện nay, trong bài viết “Giáo dục quốc phòng - an ninh cho

học sinh, sinh viên - Một nội dung quan trọng của giáo dục, đào tạo trong
thời kỳ mới” [45], tác giả Nguyễn Minh Hiển đã tiếp cận dưới góc độ coi học
sinh, sinh viên chính là nguồn cung cấp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các
cấp, cán bộ khoa học, kỹ thuật, trên cơ sở đó nhấn mạnh: “GDQP-AN cho
học sinh, sinh viên là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là một nội
dung quan trọng không thể thiếu trong mục tiêu đào tạo toàn diện của các
nhà trường” [45, tr.24]. Cũng tiếp cận theo hướng này, tác giả Nguyễn Văn
Vọng cho rằng “GDQP-AN cho học sinh, sinh viên có vị trí to lớn, có tầm
quan trọng đặc biệt trong chiến lược quốc phòng - an ninh giai đoạn mới”
[trích theo 147, tr.34].
Năm 2006, tập thể tác giả Lê Văn Yên, Nguyễn Tế Nhị, Nguyễn Thế
Vỵ đã sưu tầm, biên tập cuốn sách “Tăng cường công tác giáo dục quốc
phòng - an ninh trong giai đoạn hiện nay” [147]. Đây là cuốn sách tập hợp
các bài viết của nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về công tác GDQP&AN
giai đoạn hiện nay. Trong cuốn sách, các tác giả đã đề cập trên 3 vấn đề: công
tác GDQP&AN nói chung, công tác GDQP&AN ở các trường đại học, cao
đẳng và công tác GDQP&AN ở các địa phương. Các bài viết trong cuốn sách
đều nhất quán khẳng định “Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững
mạnh, một trong những vấn đề quan tâm đầu tiên là phải làm tốt công tác
GDQP toàn dân” [147, tr.33]. Bên cạnh đó, đánh giá chung về công tác


18

GDQP, các bài viết cũng khái quát “Chất lượng và hiệu quả GDQP cho các
đối tượng được nâng lên, tạo chuyển biến mới về nhận thức trách nhiệm của
cán bộ các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng
nền quốc phòng vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa” [147, tr.34]. Tuy nhiên, “cơ chế, chính sách chưa đồng bộ,
chưa đầy đủ, nên chưa huy động được mọi tổ chức, mọi người tham gia, chưa

xã hội hóa được công tác GDQP” [147, tr.36].
Trong bài viết “Kết hợp giảng dạy lịch sử với giáo dục quốc phòng - an
ninh cho thế hệ trẻ” [72], tác giả Phan Ngọc Liên cho rằng “Ý thức quốc phòng
trong thanh thiếu niên, học sinh thấp, mờ nhạt do không hiểu đầy đủ, sâu sắc về
lịch sử, truyền thống dân tộc… dẫn đến tình trạng không xác định trách nhiệm
của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ và sự phát triển của Tổ quốc” [72, tr.15].
Chính vì vậy, nội dung GDQP “không chỉ là giáo dục tinh thần chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc khi xảy ra chiến tranh mà (quan trọng hơn) là giáo dục ý thức
thường trực gìn giữ, phát triển mọi tinh hoa văn hóa, tinh thần và vật chất của
ông cha” [72, tr.14].
Năm 2013, khi nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng
GDQP&AN cho học sinh, sinh viên hiện nay, tác giả Nguyễn Thiện Minh có
bài viết “Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh,
sinh viên trong tình hình mới” [82]. Trong bài viết này, tác giả tiếp tục đi vào
phân tích vị trí, vai trò của GDQP&AN đối với học sinh, sinh viên; chỉ rõ
những hạn chế, bất cập trong GDQP&AN cho học sinh, sinh viên hiện nay
như “Một số cán bộ, học sinh, sinh viên nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị
trí, vai trò của môn học. Đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQP&AN còn thiếu
về số lượng, phần lớn chưa được đào tạo cơ bản. Là môn học chính khóa,
nhưng trên thực tế ở nhiều cơ sở giáo dục, môn học này chưa được đầu tư
tương xứng. Hệ thống trung tâm GDQP&AN thời gian qua được xây dựng và
hoạt động khá hiệu quả, song đang quá tải trước sự gia tăng lưu lượng học
sinh, sinh viên hằng năm. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cũng


19

còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đặc thù của môn học” [82, tr.91]. Trên cơ
sở đó, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng
GDQP&AN cho học sinh, sinh viên, cụ thể: 1) Tiếp tục tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng đối với công tác GDQP&AN cho học sinh, sinh viên; 2) Kiện
toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQP&AN, đáp
ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; 3) Tích cực đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp GDQP&AN cho học sinh, sinh viên; 4) Đẩy mạnh đầu
tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho môn học [82]. Ngoài ra,
trong bài viết “Tăng cường giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh,
sinh viên trong tình hình mới” [83], tác giả Nguyễn Thiện Minh khẳng
định: “GDQP&AN cho học sinh, sinh viên là nội dung học tập đặc thù
trong các nhà trường, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho
thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, công
tác này càng trở nên quan trọng, cấp thiết” [83, tr.82]. Theo đó, tác giả đề
xuất “Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác GDQP&AN cho học sinh,
sinh viên, trong thời gian tới, các cơ sở giáo dục - đào tạo cần tăng cường
tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò của công tác GDQP&AN, trọng tâm
là Chỉ thị 12-CT/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới”, Luật
GDQP&AN trong toàn ngành giáo dục để thống nhất nhận thức, tư tưởng,
hành động” [83, tr.83].
Năm 2015, tác giả Trần Danh Lực có bài viết “Giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà
Nội” [79]. Theo tác giả, để nâng cao chất lượng GDQP&AN cho sinh viên,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môn học, Đại học Quốc gia Hà Nội cần
phải giải quyết tốt 3 vấn đề: 1) Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có đủ số
lượng, chất lượng đạt chuẩn hóa; 2) Đẩy mạnh đổi mới nội dung chương
trình, phương pháp dạy - học; 3) Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, từng bước
hiện đại hóa trang thiết bị dạy - học [79]. Nghiên cứu các giải pháp GDQP&AN


20


ở phạm vi rộng hơn, tác giả Đàm Hữu Dũng có bài viết “Một số giải pháp về
GDQP&AN cho sinh viên hiện nay” [28]. Trên cơ sở đánh giá khách quan, chính
xác thực trạng những thành tựu, hạn chế, bất cập của công tác GDPQ&AN cho
học sinh, sinh viên, tác giả cũng đề xuất 4 giải pháp khác nhau nhằm nâng cao
chất lượng GDQP&AN, cụ thể: 1) Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên đảm
bảo cả về số lượng, chất lượng; 2) Cần nghiên cứu bổ sung nội dung, chương trình
bảo đảm chất lượng và hấp dẫn người học; 3) Cần tiếp tục đổi mới phương pháp
dạy học; 4) Cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học [28].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, trong những năm gần đây,
còn có nhiều bài viết liên quan đến lĩnh vực GDQP&AN, như: “Bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ các cấp của Đảng, Nhà nước và
đoàn thể Trung ương” của tác giả Nguyễn Thế Trị [128]; “Giáo dục quốc
phòng trong các trường cao đẳng và đại học - bốn vấn đề bức xúc c n tháo
gỡ từ cơ sở” của tác giả Lê Doãn Thuật [123]; “Nâng cao chất lượng giáo
dục quốc phòng - an ninh ở Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I” của
tác giả Nguyễn Ngọc Hiệp [49]; “Một số vấn đề về đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác giáo dục quốc phòng - an ninh hiện nay” của tác giả Nguyễn
Thành Đô [35]; “Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở
các trung tâm hiện nay” của tác giả Lê Thanh Trì [129]; “Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an
ninh cho sinh viên” của tác giả Trịnh Tấn Hoài [53]… Các bài viết trên đề
cập đa chiều, trên nhiều góc độ, ở nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau liên
quan đến công tác GDQP&AN, nhưng nhìn chung các bài viết này đều
khẳng định GDQP&AN thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, là nội
dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, có
ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Một số bài viết đã khái quát được thực trạng và chất lượng GDQP&AN hiện
nay, trên cơ sở đó, chỉ ra được những phương hướng, giải pháp, yêu cầu để
nâng cao chất lượng GDQP&AN cho từng đối tượng, ở từng phạm vi nhất định.



21

2. Những công trình nghiên cứu về đào tạo, quản lý quá trình đào
tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh
Trong cuốn sách “Nh ng quan điểm phương pháp luận về xây dựng học
thuyết giáo dục quân sự ở Nga” của tác giả V.P.Êrêmin xuất bản năm 1996
[38] và cuốn sách “Các vấn đề x hội của giáo dục quân sự” của 2 tác giả
E.G.Vapilin và Muliava viết năm 2001 [143], bước đầu đã phản ánh được yêu
cầu bức thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các nhà trường
quân sự để thực hiện tốt nhiệm vụ GDQP cho thế hệ trẻ ở Nga trước sự vận
động, phát triển mau lẹ của tình hình quốc tế và đất nước Nga hiện nay.
Khi nghiên cứu về việc đào tạo giáo viên GDQP&AN ở Pháp, trong bài
viết “Xu hướng xây dựng quốc phòng của một số nước trên thế giới hiện nay
Tổng hợp qua tài liệu nước ngoài ” [50], tác giả Trung Hòa cho biết, do đặc
thù của hệ thống nền giáo dục Pháp chịu sự quản lý của 3 cơ quan riêng biệt,
cụ thể một số trường trực thuộc Chính phủ quản lý; một số trường trực thuộc
Bộ Giáo dục quản lý; số khác trực thuộc Bộ quốc phòng quản lý. Chính vì
vậy, việc đào tạo cũng như QLQTĐT giáo viên GDQP ở Pháp do từng cơ
quan riêng biệt này tự đảm nhiệm và tách biệt hẳn với các cơ quan khác. Theo
đó, học sinh, sinh viên ở những nhà trường này khi học GDQP do chính giảng
viên GDQP ở cơ quan đó đảm nhiệm giảng dạy [50].
Trong bài viết“Giáo dục quốc phòng ở Mỹ” [40], tác giả Ngụy Nhạc
Giang nhận định: Ở Mỹ, ngay sau khi Quốc hội Mỹ đã thông qua "Luật
giáo dục quốc phòng” năm 1958, GDQP được tổ chức bắt đầu ngay từ bậc
tiểu học cho đến đại học. Trong các trường tiểu học, trung học có một sĩ
quan thường trú chuyên trách thực hiện. Ở bậc đại học, trường đại học nào
cũng có tổ bộ môn GDQP và công việc của người sĩ quan này do từng nhà
trường và phía quân đội cùng quản lý. Để đảm bảo được điều đó, việc đào
tạo giáo viên GDQP nói chung, trong đó có QLQTĐT giáo viên GDQP

được thực hiện chặt chẽ với quy mô lớn hơn so với nhiều quốc gia khác
trên thế giới. Hiện nay, QTĐT giáo viên GDQP ở Mỹ cơ bản do Bộ Quốc
phòng đảm nhiệm. Người học là những sĩ quan quân đội hoặc những người


×