Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Khảo sát, đánh giá và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh choáng ngất hàng loạt của nữ sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 72 trang )

MỤC LỤC
Mục lục.......................................................................................................1
Ký hiệu và từ viết tắt.................................................................................3
Chương 1: Đặt vấn đề...............................................................................4
Chương 2: Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................11
2.1.Nhiệm vụ 1..........................................................................................11
2.2.Nhiệm vụ 2..........................................................................................11
2.3.Nhiệm vụ 3..........................................................................................11
2.4.Nhiệm vụ 4..........................................................................................11
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu...................................................12
3.1.Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo..............12
3.2. Phương pháp nhân trắc.....................................................................12
3.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm..........................................................13
3.4.Phương pháp tính chỉ số BMI ( chỉ số khối cơ thể )...........................14
3.5.Phương pháp tính hệ số hô hấp theo chỉ số ERITSMAN ..................
.............................................................................................................................14
3.6.Phương pháp xếp loại hoạt động hiếu khí chạy 500 m theo tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể (TCRLTT) của Bộ Giáo dục –Đào tạo..................................15
.................................................................................................................................
3.7.Phương pháp toán học, thống kê.........................................................15
3.8. Phương pháp phát phiếu phỏng vấn, thăm dò....................................15
Chương 4 :Tổ chức nghiên cứu..............................................................

1


............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
................................................17


4.1.Thời gian nghiên cứu. ........................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
........................................17
4.2.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................
.....................................................................................
.....................................................................................
17
4.3. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................17
Chương 5: Phân tích kết quả nghiên cứu.............................................
.............................................................................................................................18
5.1. Phân tích nhiệm vụ 1: Điều tra: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ
số BMI, hệ số hô hấp theo chỉ số Eritsman, thành tích chạy cự ly trung bình
500m của nữ (Kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể RLTT)....................
.................................................................................................................18
5.2. Phân tích nhiệm vụ 2 :Điều tra các nguyên nhân chủ quan, khách
quan về các tác nhân gây ảnh hưởng đến thể lực của học sinh nữ trường THPT
Phan Châu Trinh TP Đà Nẵng.............................................................................33
5.3. Phân tích nhiệm vụ 3: So sánh sự phát triển chiều cao, cân nặng, vòng
ngực, chỉ số BMI, hệ số hô hấp theo chỉ số Eritsman, thành tích chạy 500m kiểm
tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (TCRLTT) đối với nữ sinh Trường THPT
Phan Châu Trinh năm học 2002 - 2003 và của người Việt Nam........................38
5.4. Phân tích nhiệm vụ4: Biện pháp phòng chống bệnh “choáng ngất”

2


hàng loạt của nữ sinh THPT TP Đà Nẵng.................................................52
Chương 6: Kết luận, kiến nghị...............................................................55
6.1.Kết luận...............................................................................................55

6.2.Kiến nghị ............................................................................................60
Chương 7: Tài liệu tham khảo...............................................................64

KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu và từ viết tắt

Từ đầy đủ

TDTT

Thể dục thể thao

THPT

Trung học phổ thông

RLTT

Rèn luyện thân thể

TCRLTT

Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể

THPT BC

Trung học phổ thông bán công

BMI


(Body Mass Index ) – Chỉ số khối cơ thể

TN THPT

Tốt nghiệp trung học phổ thông

n

Số học sinh trong 1 kỳ khảo sát

3


mi

Tấn số đo đối với học sinh

Xi

Giá trị đo thực của 1 học sinh

X

Trung bình

δ

Độ lệch chuẩn

ε


Đại diện của số trung bình

ttính

So sánh 2 số trung bình quan sát

tbảng

Số tương quan so sánh theo lý thuyết

P=0,5

Xác xuất bằng 0,5%

Đoàn TNCS HCM

Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã xác định đến
năm 2010 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Muốn đạt đựợc mục tiêu
này, chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng lại cơ cấu đội ngũ lao
động phục vụ phát triển kinh tế. Trong thành công của sự nghiệp này đòi hỏi
người lao động phải được chuẩn bị tốt cả về tri thức lẫn thể chất.
Vấn đề sức khoẻ, khả năng làm việc và cuộc sống hạnh phúc của con

người là hết sức quan trọng trong thời đại hiện nay.
Sự phát triển mạnh mẽ tri thức khoa học- kỹ thuật, có tác động sâu sắc
đến nhiêù mặt của đời sống xã hội. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,
cách mạng khoa học kỹ thuật giữ vai trò then chốt. Cách mạng khoa học kỹ
thuật là sự thay đổi về chất, thay đổi tận gốc hệ thống lực lượng sản xuất hiện
đại, là sự thay đổi toàn bộ thành phần của hệ thống đó và trước nhất là kỹ thuật
bước vào thời kỳ mới.Thời đại tin học, thời kỳ bùng nổ thông tin, thời kỳ tự
động hoá. Nền sản xuất bằng máy mà trong đó người thợ phải thực hiện chức
năng máy móc đang dần nhường chỗ cho sản xuất tự động. Mặt khác do sự hoạt
động sáng tạo muôn vẻ trong cuộc sống lao động đòi hỏi phải có sự tích cực của
quá trình nhận thức, trí nhớ, tư duy, khả năng phản xạ chính xác và nhanh đối
với thông tin và tình huống của người lao động.Trong giai đoạn hiện nay học tập
và phát triển thể chất trong nhà trường là điều hết sức cần thiết, nó gắn liền và
góp phần thực hiện mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo, tinh thần Nghị quyết Đại
hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII: “…Nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức có tay
nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo…”

5


Việc phát triển thể chất cho học sinh trong trường phổ thông, làm sao để
kết quả học tập của học sinh được tốt là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn. Về mặt lý
luận , có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đã thừa nhận rằng giữa
năng lực thể chất và năng lực trí tuệ có mối quan hệ hữu cơ thúc đẩy và hỗ trợ
lẫn nhau phát triển. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay có nhiều trương hợp các em
học sinh học các môn văn hoá căng thẳng, áp lực thi tuyển nặng do vậy ít vận
động. Việc ít vận động đã làm giảm khả năng hoạt động của các hệ: hô hấp, tuần
hoàn, tiêu hoá, cơ xương, niệu sinh dục…
Thể lực học sinh giảm dễ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết, hạ canxi

huyết, thiếu oxy não, thiếu máu não. Các nguyên nhân khách quan nêu trên đã
tác động đến trí lực và thể lực của học sinh, nhất là nữ sinh. Do vậy khi học hoặc
làm bài kiểm tra căng thẳng tần số tuần hoàn tần số hô hấp chậm lại kết hợp với
sự thay đổi thời tiết nhất là sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, áp suất không khí
gây ra hiện tượng ức chế thần kinh, hiện tượng ức chế bị lan toả trên diện rộng
gây ra hiện tượng choáng ngất hàng loạt ở nữ sinh trung học phổ thông.
Chúng ta cần biết tác dụng tích cực của hiện tượng “choáng ngất”,
“choáng ngất” là hiện tượng tự bảo vệ cơ thể trong các trường hợp va chạm
mạnh, sốt nóng, hạ thân nhiệt quá nhanh, quá lâu hơn 30 giây ảnh hưởng không
tốt đến thần kinh và não bộ do các rối loạn các dẫn truyền thần kinh.
Tình hình bệnh “choáng ngất” đã xảy ra ở Việt Nam trước đây chưa được
chú ý nhiều vì hiện tượng này thường xảy ra trong giờ học thể dục nội khoá nhất
là giờ tập chạy bền. Như năm học 1993-1994 ở trường THPT Hoà Vang, THPT
Phan Châu Trinh 1996-1997 …Tại TP Đà Nẵng , tình trạng “choáng ngất” xảy
ra lẻ tẻ đến năm học 2002-2003 hiện tượng “choáng ngất” hàng loạt xảy ra tại
trường THPT BC Nguyễn Hiền trong giờ học các môn văn hoá, tiếp đến năm
học 2003-2004 xảy ra ở một trường THPT tại Phú Thọ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc,
nhiều trường hợp xảy ra tại các trường THPT thuộc tỉnh Quảng Nam (qua lời kể

6


của các em sinh viên đại học Duy Tân quê ở Quảng Nam). Năm học 2004-2005
xảy ra tại một trường THPT thuộc tỉnh Vĩnh Long, năm học 2005-2006 xảy ra tại
một trường THPT thuộc tỉnh Thừa Thiên, Huế, các trường hợp xảy ra “choáng
ngất hàng loạt thường xảy ra vào giữa tháng 10 đến giữa tháng 1 dương lịch năm
sau. Những trường hợp xảy ra “choáng ngất” hàng loạt trong các giờ học văn
hoá tại Đà Nẵng và các tỉnh trong nước đã phản ánh tình trạng sức khoẻ của học
sinh nói chung và sức khoẻ nữ sinh nói riêng rất đáng lo ngại.
Tình trạng “choáng ngất” hàng loạt của nữ sinh trung học phổ thông đã

đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ : tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục
những hiện tượng này.
Làm công tác chăm lo và bồi dưỡng sức khoẻ cho học sinh cần nắm chắc
các quy luật tâm sinh lý cơ bản của lứa tuổi, các đặc điểm của lứa tuổi, đề ra
những nhiệm vụ và yêu cầu trong việc giảng dạy nhằm đạt kết quả tối ưu trong
công tác giáo dục thể chất của mình. Vì thể chất, nhìn chung phát triển liên tục từ
nhỏ đến lớn, từ chậm đến nhanh, từ yếu đến mạnh. Nhưng có thời kỳ phát triển
nhanh, có thời kỳ phát triển chậm.
Chính vì vậy, việc giáo dục thể chất để phát triển thể hình, thể lực cho học
sinh trong trường trung học phổ thông là hết sức cần thiết. Đặc biệt và quan
trọng hơn đối với lứa tuổi cuối cấp trung học là các em lớp 12. Vì lứa tuổi 17-18
có đặc điểm riêng: các em nữ đã bước qua giai đoạn dậy thì và bước vào giai
đoạn hoàn thiện cơ thể cả về các mặt tâm sinh lý (hệ cơ xương, hệ thần kinh, hệ
sinh dục…) giới tính đã hình thành và phát triển rõ rệt, học tập và làm việc
thay đổi cả về nội dung, phương thức và điều kiện, từ đó việc bảo vệ và bồi
dưỡng để nâng cao sức khoẻ cho các em học sinh là công việc thường xuyên của
nhiều ngành kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục và thể dục thể thao.Trong đó giáo
dục thể chất đóng vai trò tích cực.

7


Việc tiếp tục nâng cao nhận thức đúng đắn về rèn luyện thân thể, bồi
dưỡng thói quen về tập luyện thể duc thể thao qua việc giáo dục thể chất trong
trường phổ thông giúp các em nắm vững những kiến thức cơ bản về luyện tập
thể dục thể thao. Giờ thể dục nội khoá giúp các em nắm vững phương pháp
luyện tập, và qua giờ thể dục nội khoá đánh giá sự phát triển các tố chất thể lực
của các em từ việc kiểm tra theo Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở lứa tuổi 17-18
về tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo. Nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến
thức văn hoá ở trường một cách chủ động sáng tạo và một cách có hệ thống.

Ngược lại nếu thiếu giáo dục thể chất, nghỉ ngơi vui chơi một cách hợp lý sẽ
đưa đến những nguy hại không nhỏ. Học tập và làm việc quá sức sẽ dễ dàng gây
bệnh, phương pháp học tập không đúng cũng dễ làm mụ đầu óc, học kém, thi rớt
đại học…thường xảy ra ở lứa tuổi này. Nhưng nếu hiểu rõ và sử dụng đúng năng
lực các em thì lứa tuổi nay có nhiều đóng góp tốt, có nhiều tài năng đang độ nảy
nở, kể cả tài năng thể dục thể thao. Do vậy phải chú ý nội dung, phương pháp
học tập văn hoá, tập luyện thể dục thể thao, hoạt động thể dục thể thao nhằm
nâng cao sức khoẻ và chữa một số bệnh của học sinh.
Tất cả vì sức khoẻ của học sinh, sức khoẻ của học sinh là cái quý nhất,
chúng ta không được lãng phí. Vì đường học của các em còn dài, học hết cấp học
phổ thông các em còn học lên đại học hoặc ra công tác, rồi cũng phải tiếp tục học
nữa, học mãi.
Chính vì muốn nâng cao sức khoẻ để các em học tập tốt và đạt kết quả cao
trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, nên đã có
nhiều công trình điều tra thể chất của người Việt Nam để cải thiện thể lực và
nâng cao thể hình ở trong nước do các tập thể và cá nhân thực hiện mang tính
bao quát chung. Còn ở nước ngoài một số công trình nghiên cứu về tác dụng của
giáo dục thể chất giúp phòng chống bệnh tật “Thể dục giúp chống ngất xỉu”
(Nhóm khoa học gia của trường đại học Amsterdam Hà Lan) “Tập thể dục sớm

8


giúp ngừa ung thư” (Các nhà khoa học thuộc đại học Washington_Mỹ), và còn
nhiều nghiên cứu khác như “Tập nhảy dây để chữa bệnh béo phì trong giờ học
chính khoá ở trường: Tập trước, trong buổi học” (Theo báo Thanh Niên).
Vấn đề nghiên cứu sự phát triển thể chất, giáo dục thể chất, tập luyện
TDTT để chữa bệnh đã thu hút sự chú ý của các nhà chuyên môn trong và ngoài
nước bởi ý nghĩa thời sự và bức thiết của nó đối với quá trình giáo dục thể chất
chung. Ở nước ta việc tìm hiểu sự phát triển các năng lực thể chất của học sinh

được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và dựa trên các quan điểm khác
nhau: dưới góc độ sinh lý, nhân chủng học, giáo dục thể chất, đào tạo chuyên
ngành, phòng và chữa bệnh học đường,….
Việc phát triển thể chất cho học sinh trong trường phổ thông làm sao để
kết quả học tập của học sinh được tốt là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn, về mặt lý
luận có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đã thừa nhận giữa thể
chất và năng lực trí tuệ có mối quan hệ hửu cơ, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau phát
triển. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp các em học sinh vì
thể lực hạn chế dẫn đến việc tiếp thu kiến thức chưa được tốt lắm, do các nguyên
nhân: thiếu ôxi não, hạ đư ờng huyết, hạ canxi huyết…Chính những điều nêu
trên sẽ dẫn đến rối loạn các dẫn truyền thần kinh đưa đến hiện tượng “choáng,
ngất” khi cơ thể không còn các năng lượng dự trử như glucozen, ATP(adenozin
tryphotphat)…
Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa sự phát triển thể lực, thể chất và năng lực
trí tuệ rất quan trọng nhất là ở học sinh, để từ đó tìm hiểu vì sao có hiện tượng
“choáng, ngất” của nữ sinh Trung học phổ thông trong khi đang học các môn
văn hoá, cách khắc phục hiện tượng “choáng, ngất”.
Phân biệt hiện tượng “choáng, ngất” và hiện tượng “Histery”. Nghiên cứu
để có các giải pháp phòng chống thoả đáng bằng các phương pháp, phương tiện
giáo dục thể chất trong trường học cho học sinh, cụ thể như tập luyện các bài tập

9


hoạt động hiếu khí, tập chạy cự ly trung bình theo Tiêu chuẩn Rèn luyện thân thể
để phát triển hệ hô hấp nhằm cung cấp oxy cho cơ thể nói chung và oxy não nói
riêng.
Trường THPT Phan Châu Trinh là một trường nằm ở trung tâm TP Đà
Nẵng, trường tập trung đa số các em học sinh có trình độ khá và giỏi, học sinh
của trường đến từ các vùng khác nhau trong thành phố, từ huyện Hoà Vang cho

đến các quận Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Hoà Vang, Cẩm Lệ, Hải Châu, thậm
chí có nhiều em ở tỉnh Quảng Nam tại các huyện Điện Bàn, Hội An ra học tại
đây. Trường THPT Phan Châu Trinh có nhiều thuận lợi được sự giúp đỡ của các
cấp lãnh đạo: Uỷ ban nhân dân TP Đà Nẵng, Sở Giáo dục-Đào tạo TP Đà Nẵng,
các đoàn thể, các tổ chức nhất là sự nhiệt tình trong chỉ đạo của Ban giám hiệu,
thầy cô giáo, phụ huynh học sinh đã nhận thức được việc cần thiết của sự phát
triển năng lực thể chất.
Đặt vấn đề giáo dục thể chất tốt để phòng chống các bệnh học đường là
một vấn đề cấp bách quan trọng, việc này phù hợp với mục tiêu chỉ thị 36CT/TƯ
của Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam là nâng cao chất lượng giáo dục
thể chất trong tất cả các trường học.
Triển khai thực hiện Chỉ thị 17/CT-TƯ ngày 23/10/2002 của Ban chấp
hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Phát triển thể dục thể thao đến
năm 2010”; Quyết định số 14/2001-QĐ-BGD&ĐT ngày 3/5/2001 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc “Ban hành quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường
học”; Thông tư liên Bộ số 03/TTLB-BYT-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 về “Hướng
dẫn công tác y tế trường học”; Chỉ thị số 09/CT, ngày 30/3/1998 của Thành uỷ
Đà Nẵng về việc “Đẩy mạnh công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới”;
Hướng dẫn liên ngành số 1891/LN ngày 12/11/2001 của Sở GD&ĐT,Sở Y tế,Sở
TDTT TP Đà Nẵng về việc “Hướng dẫn công tác giáo dục thể chất và y tế
trường học giai đoạn 2000-2004”; Hướng dẫn liên ngành số 2483/LN ngày

10


6/12/2001 của Sở GD&ĐT,Sở Y tế,Sở TDTT TP Đà Nẵng về việc “Hướng dẫn
thực hiện công tác giáo dục thể chất và y tế trường học giai đoạn 2004-2008”.
Quyết định số 03/2004/QĐ-UB ngày 7/01/2004 của Uỷ ban nhân dân thành phố
Đà Nẵng về việc Phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010…thực hiện các hướng dẫn của trung

ương, địa phương, của ngành về công tác giáo dục thể chất trong giai đoạn mới
nhằm tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo
gương Bác Hồ vĩ đại”, tham gia tập luyện TDTT để có được: “Một tinh thần
minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”.
Để làm cơ sở cho việc giáo dục thể chất có kết quả tốt, nâng cao hơn nữa
nhận thức của phụ huynh học sinh, giáo viên và học sinh về các tác dụng hữu
hiệu của giáo dục thể chất trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người tập
thì việc nghiên cứu các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển thể chất của học
sinh là điều rất quan trọng.
Từ đó có các biện pháp cụ thể để khắc phục sự hạn chế phát triển thể chất
của học sinh, và khắc phục được hiện tượng “choáng ngất” hàng loạt của nữ
sinh trung học phổ thông, nâng cao chất lượng học tập của các em.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài : “Khảo sát,
đánh giá và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh choáng ngất hàng loạt của
nữ sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Tổng số nữ sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hơn 12.000,
tác giả khảo sát đề tài chỉ khảo sát đối tượng là nữ sinh lớp 12/13, 12/14, 12/15,
12/16, 12/17, 12/18, 12/19, 12/20, 12/21, 12/22, 12/C2, 12/C3, 12/C4, 12/C5
(năm học 2007 - 2008) của

Trường THPT Phan Châu Trinh TP Đà Nẵng để

phân tích, đánh giá, tổng hợp và rút ra kết luận khoa học, đề xuất biện pháp
phòng chống bệnh choáng ngất hàng loạt ở nữ sinh THPT.

11


3. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, chúng tôi đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:
3.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo
Trong nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các loại sách và tài liệu tham khảo
sau đây:
- Các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng và Nhà Nước về giáo dục, thể
dục thể thao và chăm sóc sức khỏe toàn dân.
- Các tài liệu nghiên cứu về công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe
học sinh trong trường phổ thông.
- Các loại sách gồm có: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất; Y học
thể dục thể thao; Sổ tay giáo viên thể dục trong trường phổ thông ; Sách giáo
khoa giảng dạy thể dục thể thao; Sách tự theo dõi sức khỏe; Sách giải phẫu sinh
lý người; Sách tâm lý học sinh trong trường phổ thông; Sách các môn điền kinh,
thể dục, các môn bóng, các môn võ; Các tài liệu nghiên cứu khoa học và thể dục
thể thao;Các tạp chí; Báo chí chuyên ngành; Thực trạng thể chất người Việt Nam
từ 6-20 tuổi (thời điểm nãm 2001); Báo Thanh Niên; Báo sức khỏe; Báo Khoa
học và ðời sống.
3.2. Phương pháp nhân trắc
3.2.1. Đo chiều cao đứng
Chiều cao cơ thể được đo từ mặt phẳng học sinh đứng đến đỉnh đầu, Học
sinh ở tư thế nghiêm (chân đất) 4 điểm phía sau chạm vào thước, đó là chẩm,
lưng, mông, gót chân. Đuôi mắt và vành tai nằm trên một đường ngang. Người
đo đứng bên phải học sinh, đặt êke chạm đỉnh đầu, sau khi đo học sinh bước ra
ngoài thước, đọc kết quả, ghi giá trị đo được với đơn vị tính cm.

12


3.2.2. Đo vòng ngực
Số đo vòng ngực biểu hiện sự phát triển của khung xương lồng ngực (độ

lớn của phổi ) và của khối cơ vùng ngực. Một người khỏe mạnh có lồng ngực nở
nang.
Trong kiểm tra ta đo vòng ngực lúc hít vào hết sức và thở ra hết sức rồi lấy
trung bình cộng của 2 lần đo.
Người được đo mặc áo thun mỏng (áo tập thể dục nội khoa); thước đo là
thước dây 150cm mới, không bị co giãn. Vòng thước dây quanh mốc đo phải
nằm trên mặt phẳng ngang, thước dây không vặn xoắn và trượt lên nhau khi hít
vào và thở ra vẫn giữ được căng.
Mốc đo :
Nữ : Đo qua nách, phía trước trên núm vú 3 cm, phía sau lưng ngang qua
2 đầu dưới xương bả vai (để tránh chiều dày tuyến vú )
Số đo vòng ngực tính chính xác đến cm.
Tất cả các phương pháp kiểm tra nhân trắc đều được đo vào buổi
sáng trước giờ học thể dục nội khóa theo thời khóa biểu.
3.2.3 Cân nặng.
Kiểm tra trọng lượng cơ thể của các em học sinh bằng cách hướng dẫn các
em chỉ mặc áo quần tập thể dục mỏng, không mang giày, đứng ổn định trên bàn
cân 30”-60”.
Dùng cân sức khỏe có trọng lượng tối đa 100 kg, tính chính xác đến từng
100 gram.
Đọc chỉ số khi kim chỉ số cân đứng yên 3”-5”.
3.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm
(Dùng test đánh giá sự phát triển các tố chất vận động của học sinh)

13


Chúng tôi đã sử dụng các bài thử sau đây để kiểm tra tố chất vận động của
học sinh:
- Chạy 500m của nữ tính bằng giây. Kiểm tra sức bền.

Đo đường chạy 150 m/1 vòng, đo bằng thước dây 10m của Trung Quốc.
Cho học sinh chạy theo nhóm mỗi nhóm 8- 10 em, xuất phát cao. Dùng đồng hồ
bấm giây điện tử của Đài Loan chính xác đến phần trăm giây, mỗi em chạy một
lần, kiểm tra vào buổi sáng tiết 1, 2 ở mỗi buổi học thể dục.
3.4. Phương pháp tính chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể )
Cách tính:

Bảng 3.1. Xếp loại theo BMI :
Chỉ số BMI

Xếp loại

10-18,4

Thiếu cân

18,5-22,9

Bình thường

23-24,9

Thừa cân

25-29,9

Béo phì

30-60


Quá béo phì

3.5. Phương pháp tính hệ số hô hấp theo chỉ số ERITSMAN
Cách tính :

14


Bảng 3.2. Xếp loại theo hệ số hô hấp
Chỉ số ERITSMAN

Xếp loại

Khoảng gần bằng 0

Bình thường

Lớn hơn 0

Tốt

Nhỏ hơn 0

Xấu

3.5. Phương pháp tính hệ số hô hấp theo chỉ số ERITSMAN
Cách tính :

Bảng 3.3. Xếp loại chạy 500 m nữ
Thời gian chạy


Xếp loại

2’4” - 2’2”

Đạt

2’2” – 2’0”

Khá

2’0’’- 1’50’’

Giỏi

3.7. Phương pháp toán học, thống kê
Chúng tôi đã sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thu thập được. Các
công thức tính được sử dụng với n>30. Gồm có:
- Trung bình cộng :
-

Phương sai :

X =

δ=

( ∑ mi × X i )
n


[∑ ( X

i

− X )2

n

- Độ lệch chuẩn : δ = ± δ 2

15

]


- Đại diện của số trung bình : ε =

(t.0,5.δ . X )
X

ε <0,1 ( có ý nghĩa )

-So sánh 2 số trung bình quan sát :
t=

X1 − X 2

δ 12 δ 22
+
n1 n 2


3.8. Phương pháp phát phiếu phỏng vấn, thăm dò
Việc phỏng vấn, thăm dò bằng phiếu thăm dò được tiến hành như sau:
phổ biến yêu cầu và giải thích cho các em học sinh các câu hỏi vả nêu mục đích
của việc thăm dò.
Phiếu thăm dò được soạn ra với 14 câu nhằm các mục đích sau: tìm hiểu
các hoạt động thể chất, sinh lý nội tiết, sinh hoạt thường ngày của các em và các
em đánh dấu vào chữ có hoặc không của phiếu thăm dò. Nội dung của phiếu
thăm dò :
1. Buổi sáng mới thức dậy thường xuyên tập thể dục vệ sinh buổi sáng.
2. Thường xuyên ăn điểm tâm trước khi đến trường.
3. Thường xuyên ăn điểm tâm sau tiết học 1-2.
4. Thường xuyên không ăn điểm tâm.
5. Chu kỳ kinh nguyệt 18-23 ngày.
6. Chu kỳ kinh nguyệt 24-30 ngày.
7. Chưa có kinh nguyệt.
8. Thời gian hành kinh 2-4 ngày.
9. Thời gian hành kinh từ 5-8 ngày
10. Thời gian hành kinh trên 10 ngày.
11. Hằng ngày tập luyện thể lực từ 30-45 phút ngày.

16


12. Hằng ngày uống 1-1,5lít nước.
13. Mỗi ngày thường ngủ từ 4-6 tiếng đồng hồ.
14. Mỗi ngày thường ngủ từ 7-9 tiếng đồng hồ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ 1
- Điều tra: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số BMI, hệ số hô hấp theo

chỉ số Eritsman, thành tích chạy cự ly trung bình 500m của nữ (Kiểm tra theo
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể RLTT).
4.2. Nhiệm vụ 2
- Điều tra các nguyên nhân chủ quan và khách quan, các nhóm nguy cơ
gây ảnh hưởng đến thể chất của học sinh (điều tra bằng phiếu thăm dò, phỏng
vấn).
4.3. Nhiệm vụ 3
- So sánh sự phát triển chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số BMI, hệ số
hô hấp theo chỉ số Eritsman, thành tích chạy 500m kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể (TCRLTT) đối với nữ sinh lớp 12 Trường THPT Phan Châu Trinh
năm học 2002-2003 và của nữ người Việt Nam ở lứa tuổi 18 nghiên cứu năm
2000.
4.4. Nhiệm vụ 4
Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh “choáng ngất” hàng loạt của nữ sinh
THPT TP Đà Nẵng.
5. Tổ chức nghiên cứu
5.1.Thời gian nghiên cứu
Được tiến hành từ tháng 12/2007 – tháng 9/2008.

17


Chia thành 3 giai đoạn :
5.1.1. Giai đoạn 1 : Từ tháng 12/2007 – 1/2008
- Xây dựng thuyết minh đề tài.
5.1.2. Giai đoạn 2 : Từ tháng 1/2008 – 4/2008
- Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và thực trạng bệnh choáng ngất ở Việt
Nam và Đà Nẵng.
- Khảo sát, thu thập số liệu về thể lực, phiếu điều tra.
- Giải quyết nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2.

5.1.3. Giai đoạn 3 : Từ tháng 5/2008 - tháng 8/2008
- Tổng kết, xử lý số liệu và tìm nguyên nhân, đề xuất các biện pháp
rèn luyện, khắc phục
- Lập báo cáo tổng kết đề tài.

18


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
ĐIỀU TRA CHIỀU CAO, CÂN NẶNG, VÒNG NGỰC, CHỈ SỐ BMI, CHỈ
SỐ ERITSMAN, THÀNH TÍCH CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH 500m
TRÊN ĐỊA HÌNH TỰ NHIÊN CỦA NỮ
Việc tìm hiểu các số đo trên cơ thể người có ý nghĩa lớn trong kiểm tra
sức khỏe. Phân tích các kết quả đó ta có thể nhận định được về tình hình phát
triển cơ thể, trạng thái chức năng của các hệ cơ quan và tình trạng sức khỏe của
người được đo.
1.1. Hiện trạng chiều cao
Hiện trạng chiều cao của nữ sinh THPT Phan Châu Trinh.
Chiều cao là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá thể chất của
con người như chỉ số BMI, chỉ số PINHÊ, chỉ số ERITSMAN, chỉ số quay vòng
cao. Do vậy, điều tra chiều cao của nữ sinh THPT Phan Châu Trinh là cần thiết.

Hình 1.1. Tiến hành đo chiều cao

19


- Chiều cao trung bình của nữ sinh trường THPT Phan Chu Trinh :
X cao = 154,17


cm

-

Độ lệch chuẩn : δ = ± 5,05 cm.

-

Tính đại diện của số trung bình : ε =0,032

Kết luận : Nữ sinh có chiều cao từ 159,22 cm trở lên là cao, từ 149,12 trở
xuống là thấp.
Sau đây là bảng thống kê phân loại chiều cao của nữ sinh trường THPT
Phan Châu Trinh.
Bảng 1.1. Thống kê phân loại chiều cao của nữ sinh trường THPT Phan
Châu Trinh.
TT

1

Chiều
cao(cm)

140
149,12
2
149,13159,22
3
159,23

- 173
Tổng cộng

Số
lượng(hs)

Tỷ lệ
(%)

Xếp
loại

Chú

52

16,05

Thấp

209

64,51

Trung

63

19,44


324

100

20

Bình

Ghi

Cao


Từ kết quả điều tra chiều cao nhìn vào bảng 5.1. ta thấy : Có 52 em chiều
cao từ 140 cm đến 149 cm. Xếp vào loại thấp, chiếm tỷ lệ 16,05%. Có 209 em có
chiều cao từ 150 cm – 159 cm xếp vào loại trung bình chiếm vào tỷ lệ 64,51,%.
Có 63 em có chiều cao từ 160 cm đến 173 cm xếp vào loại cao chiếm tỷ lệ
19,44%.
Nhìn chung, chiều cao của nữ sinh trường THPT Phan Châu Trinh có
chiều cao trung bình trở lên là 272 em chiếm tỷ lệ 83,95 %.
1.2. Hiện trạng cân nặng
Người được nuôi dưỡng tốt và quá trình hấp thụ, đồng hóa trong cơ thể
cao hơn quá trình tiêu hao dị hóa thì sẽ tăng cân nặng.Như vậy, cân nặng có phần
nói lên tình trạng sức khỏe của người. Mặt khác, sự thay đổi của cân nặng
thường quyết định bởi sự thay đổi của khối lượng cơ (mà bình thường chiếm đến
40 % khối lượng cơ thể), lượng mỡ và nước. Vậy khối lượng cơ bắp phát triển
làm cân nặng thêm, do đó tăng cân nặng nói lên một phần của sự tăng thể lực.

21



Khi đánh giá cân nặng thường tính đến sự tương quan với các số đo khác
của cơ thể như chiều cao, vòng ngực,v.v…
Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá thể lực
bằng các chỉ số như: PINHÊ, chỉ số BMI, v.v…
Do đó, điều tra cân nặng của nữ sinh THPT Phan Châu Trinh:
X nang = 45,31 kg.

- Độ lệch chuẩn: δ = ± 5,67
- Tính đại diện của số trung bình: ε =0,12
Kết luận: Nữ sinh có trọng lượng từ 50,98 kg trở lên là loại nặng cân, nữ
sinh có trọng lượng 39,46 kg trở xuống gọi là loại nhẹ cân.
Tiếp đây là bảng thống kê xếp loại cân nặng của nữ sinh THPT Phan Châu
Trinh:
Bảng 1.2. Thống kê phân loại cân nặng của nữ sinh THPT Phan Châu
Trinh
TT Cân nặng (kg)
1
32,5-39,46
2
39,5-50,98
3
51-85
Tổng cộng

Số lượng(hs)
37
247
40
324


Tỷ lệ (%)
11,42
76,23
12,35
100

22

Xếp loại
Nhẹ cân
Trung bình
Nặng cân

Ghi chú


Từ bảng thống kê xếp loại cân nặng trên chúng ta thấy :có 37 em cân nặng
từ 32,5-39,46 kg xếp vào loại nhẹ cân, chiếm 11,42% trong tổng số 324 em. Có
247 em cân nặng từ 39,5-50,98 kg xếp vào loại nặng cân trung bình, chiếm 76,23
% trong tổng số 324 em. Có 40 em cân nặng từ 51-85 kg xếp vào loại nặng cân,
chiếm 12,35 % trong tổng số 324 em.
1.3. Hiện trạng vòng ngực
Vòng ngực là số đo được dùng nhiều để đánh giá thể lực. Số đo vòng ngực
biểu hiện sự phát triển của khung xương lồng ngực (độ lớn của phổi) và của khối
cơ vùng ngực. Nói chung, một người khỏe mạnh có lồng ngực nở nang.

23



Hình 1.2. Tiến hành đo vòng ngực
Thường đo lấy vòng ngực bình thường, nghĩa là đo lúc cơ thể bình
thường.
Vòng ngực cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá
thể lực bằng các chỉ số như PINHÊ, quay vòng cao, chỉ số ERITSMAN,v.v…
Do vậy, điều tra vòng ngực của nữ sinh THPT Phan Châu Trinh là cần
thiết.
- Vòng ngực trung bình của nữ sinh THPT Phan Châu Trinh:
X

vòng ngực

= 76,95 cm.

- Độ lệch chuẩn: δ = ± 4,29.
Tính đại diện của số trung bình: ε =0,05 ( ε <0,1 )
Như vậy, nữ sinh trường THPT Phan Châu Trinh có số đo vòng ngực từ
72,66 cm trở xuống là có số đo vòng ngực nhỏ, có số đo vòng ngực từ 81,34 cm
trở lên là loại có số đo vòng ngực lớn.

24


Từ những số liệu đo được và xếp loại như trên ta có bảng thống kê số đo
vòng ngực của nữ sinh trường THPT Phan Châu Trinh dưới đây.

25



×