Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm, nông nghiệp xã vạn khánh huyện vạn ninh tỉnh khánh hòa giai đoạn 2016 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 65 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tiến trình phát triển đi lên của đất nước bước vào thời kỳ Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa có sự đóng góp không nhỏ của phát triển kinh tế xã
hội các vùng nông thôn đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi hiện nay.
Nói đến nông thôn miền núi là nói đến sản xuất lâm, nông nghiệp, sự phát
triển kinh tế xã hội nhìn chung thấp và là chậm hơn các vùng khác. Do nhiều
nguyên nhân khác nhau mà việc phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn miền
núi còn thiếu đồng bộ, trình độ kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, phương thức
quản lý lỏng lẻo, công tác quy hoạch lâm nông nghiệp vẫn còn những bất cập,
thiếu chi tiết, cụ thể. Dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái cạn
kiệt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, số chất lượng rừng tăng lên không đáng kể
thậm chí còn có xu hướng giảm dần. Các sản phẩm thu được từ rừng không
đủ đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của người dân, đặc biệt là cuộc sống của
người dân dựa vào rừng, đời sống vật chất tinh thần của người dân không
được cải thiện. Do vậy để quản lý đất đai một cách chặt chẽ, sử dụng đất đai
tiết kiệm hợp lý, có hiệu quả và đúng pháp luật thì việc tiến hành lập quy
hoạch là điều tất yếu. Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai và các chính sách
quản lý về đất đai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính sách đất đai chỉ
thực hiện tốt, có hiệu quả khi dựa trên cơ sở khoa học và pháp lý của quy
hoạch đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ điều hoà mục đích sử dụng đất
theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thông qua quy
hoạch, kế hoạch để tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai
một cách đầy đủ, chặt chẽ. Quy hoạch sử dụng đất đai giúp cho việc bố trí,
sắp xếp hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, tạo điều kiện sử dụng đất ổn định,
lâu dài, bảo vệ được nguồn tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường sinh thái.
Do vậy để quản lý đất đai một cách chặt chẽ, sử dụng đất đai tiết kiệm
hợp lý, có hiệu quả và đúng pháp luật thì việc tiến hành lập quy hoạch là điều
tất yếu. Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai và các chính sách quản lý về đất
1



đai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính sách đất đai chỉ thực hiện tốt, có
hiệu quả khi dựa trên cơ sở khoa học và pháp lý của quy hoạch đất đai. Quy
hoạch sử dụng đất đai sẽ điều hoà mục đích sử dụng đất theo chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Vạn Khánh là một xã thuộc huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa, có
vị trí địa lý không thuận lợi, hệ thống đường giao thông chưa phát triển.
Người dân trong xã sống bằng nghề nông lâm nghiệp là chủ yếu, cuộc sống
của người dân còn thấp kém, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, việc phát triển sản
xuất còn nhiều bất cập, khó khăn làm cho tiềm năng đất đai trên địa bàn xã
chưa được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả do đó chưa phát huy được
tiềm năng sẵn có của địa phương, chưa có quy hoạch cụ thể, chi tiết cho sản
xuất lâm nông nghiệp, các bản phương hướng quy hoạch khác không đáp ứng
được mục tiêu phát triển sản xuất, do vậy việc phát triển kinh tế của xã còn
gặp nhiều khó khăn. Mặt khác quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã sẽ
gây áp lực lớn lên đất đai dễ dẫn đến tình trạng mất cân đối trong khai thác sử
dụng quỹ đất, đặc biệt ở những nơi có nhiều tiềm năng lợi thế. Trước thực
trạng đó, việc quy hoạch sử dụng đất một cách chi tiết, cụ thể và hợp lý để
phát triển kinh tế trên địa bàn xã nói chung và phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp cho xã nói riêng theo hướng hiệu quả, tiết kiệm và bền vững là hết sức
cần thiết.
Chính bởi vai trò to lớn đó của công tác quy hoạch sử dụng đất lâm
nông nghiệp, cũng như qua tình hình thực tế ở địa phương, tôi tiến hành thực
hiện đề tài “ Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm, nông
nghiệp xã Vạn Khánh - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 20162021” nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ổn định bền vững cho xã, đồng thời
đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác quy hoạch sử dụng đất lâm,
nông nghiệp cấp xã.

2



PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quy hoạch nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng là một hoạt
động định hướng nhằm xắp xếp bố trí sử dụng đất một cách hợp lý vào thời
điểm hiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai. Vấn đề quy hoạch sử
dụng đất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế xã hội. Nếu quy
hoạch sử dụng đất hợp lý thì nền kinh tế xã hội sẽ phát triển bền vững, trong
điều kiện ngược lại thì sự phát triển của nền kinh tế xã hội sẽ gặp những cản
trở, khó khăn. Ngày nay trong điều kiện nhu cầu của xã hội về đất đai canh
tác, xây dựng cơ sở hạ tầng, nguyên liệu gỗ củi…ngày càng cao, tạo áp lực
ngày càng lớn vào tài nguyên rừng và đất rừng. Chính vì vậy, việc quy hoạch
sử dụng hợp lý và bền vững đất đai, tài nguyên rừng cũng như xây dựng nền
lâm nghiệp bền vững không còn là trách nhiệm của riêng một quốc gia nào
mà là công việc chung của cả nhân loại.
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù. Đây là
hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của hệ thống các
biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu
sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như cầu
của mọi người trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu
quả.
Trên thế giới, nhất là ở Mỹ và một số nước Châu Âu quy hoạch sử dụng
đất được quan tâm nghiên cứu và đưa ra thực hiện triển khai từ rất sớm. Tại
Mỹ, bang Wiscosin đã ban hành đạo luật về sử dụng đất vào năm 1929, tiếp
theo là xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của
Wiscosin. Kế hoạch sử dụng đất này đã tiến hành phân bố đất đai cho các
mục đích nông lâm nghiệp và giải trí. Năm 1966, Hội đất học và hội nông dân
học tại Mỹ đã cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá
3



tiềm năng đất và ứng dụng quy hoạch sử dụng đất. Năm 1967, Hội đồng nông
nghiệp Châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO tổ chức nhiều hội nghị về phát
triển nông thôn. Theo đó họ khẳng định rằng: Quy hoạch vùng nông thôn
trong đó có quy hoạch các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi…
cũng như quy hoạch cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông phải dựa trên quy
hoạch sử dụng đất đai. Năm 1972, Haber - một tác giả người người Đức đã
xuất bản cuốn: “ Khái niệm sử dụng đất khác nhau”. Đây được coi là lý thuyết
sinh thái về quy hoạch sử dụng đất dựa trên quan điểm về quan hệ hợp lý giữa
tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như sự ổn định của chúng với năng suất và
khả năng điều chỉnh.
Năm 1992, FAO đưa ra quan điểm về quy hoạch sử dụng đất trong đó quy
hoạch sử dụng đất là một công cụ quan trọng để thực hiện sử dụng đất bền
vững. Theo đó, phải làm sao để sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất,
khai thác triệt để mọi tiềm năng đất đai và hạn chế thấp nhất các tồn tại đến
môi trường đất, nước, không khí. Quan điểm về quy hoạch sử dụng đất của
FAO đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong quá trình quy hoạch
sử dụng đất, nhất là các quốc gia đang phát triển. Tại nhiều quốc gia trên thế
giới công tác quy hoạch được nghiên cứu ở các mức độ rộng hẹp khác nhau
nhưng nội dung chủ yếu được các nhà khoa học quan tâm chính là các yếu tố
về phát triển bền vững, các nghiên cứu này đều hướng đến mục đích chung là
sử dụng đất và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đáp ứng được các yêu cầu:
có hiệu quả về mặt kinh tế, lợi ích về xã hội, thích hợp về môi trường sinh
thái.
Các công trình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất trên thế giới đã có
nhiều thử nghiệm và đề xuất nhằm đưa ra phương pháp quy hoạch sử dụng
đất hiệu quả. Các nghiên cứu và quy trình quy hoạch nông lâm nghiệp trên thế
giới đã là cơ sở cho việc nghiên cứu và áp dụng trong điều kiện của Việt
Nam. Trong đó phương pháp nổi bật là phương pháp PRA trong quá trình quy
hoạch sử dụng đất cấp vi mô, quy hoạch sử dụng đất chính là nền tảng cho

4


quy hoạch lâm, nông nghiệp cấp xã trên cơ sở giải quyết hài hoà nhiều ưu tiên
của cấp trên với nhu cầu của cộng đồng phù hợp với cơ sở pháp lý của Việt
Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, các vấn đề nghiên cứu đất đai, quy hoạch sử dụng đất đã
được bắt đầu từ năm 1930, sau đó được hoàn thiện dần theo thời gian.
Trong giai đoạn 1955 – 1975, công tác điều tra, phân loại đất đã được tổng
hợp một cách có hệ thống trên toàn miền Bắc. Nhưng đến sau năm 1975, các
số liệu nghiên cứu về phân loại đất mới được thống nhất cơ bản. Xung quanh
chủ đề phân loại đất đã có nhiều công trình khác triển khai thực hiện trên các
vùng sinh thái ( Ngô Nhật Tiến, 1986, Đỗ Đình Sâm,1994). Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu trên chỉ mới rừng lại ở mức độ nghiên cứu cơ bản thiếu
biện pháp đề xuất cần thiết cho việc sử dụng đất, công tác điều tra phân loại
đã không gắn liền với công tác sử dụng đất.
Giai đoạn 1975 – 1980: Đất nước ta vừa thống nhất Chính phủ thành lập
Ban chỉ đạo phân vùng, quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp để triển khai
công tác này trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1978 các phương án phân
vùng, quy hoạch nông lâm nghiệp đã được lập xong và đã được chính phủ phê
duyệt.
Giai đoạn 1981 – 1986: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã quyết định
xúc tiến công tác điều tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực
lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Kết quả điều
tra là cơ sở của quy hoạch, sử dụng đất theo lãnh thổ được đề cập đến ở
huyện, tỉnh và cả nước.
Giai đoạn 1987 – 1992: Luật đất đai ra đời lần đầu tiên năm 1987 trong
đó có một số điều đề cập đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên nội
dung quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra. Ngày 15/4/1991 Tổng cục

quản lý ruộng đất đã ra thông tư 106/ QH – KH/ RĐ hướng dẫn lập quy hoạch
ruộng đất. Kết quả là nhiều tỉnh trong cả nước đã tiến hành lập quy hoạch, kế
5


hoạch và sử dụng đất cho các xã trong địa phận của mình. Tuy nhiên chất của
phương án quy hoạch chưa cao.
Giai đoạn từ 1993 đến nay: Tháng 7/ 1993 luật đất đai sửa đổi được công
bố. Trong luật này các điều khoản nói về quy hoạch sử dụng đất đã được cụ
thể hoá hơn so với luật đất đai năm 1987. Cũng trong giai đoạn này Tổng cục
địa chính đã tiến hành triển khai quy hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn
1996 – 2010 và đã được chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó Chính phủ và các
Bộ, Ban ngành đã ra các Nghị định, Thông tư, Quyết định để hướng dẫn,
kiểm tra công tác thực hiện quy hoạch tại các địa phương. Tháng 11/ 2003
Luật đất đai 2003 đã được Quốc hội thông qua, trong đó quy hoạch sử dụng
đất và kế hoạch sử dụng đất là những nội dung cơ bản, quan trọng trong 13
nội dung quản lý nhà nước về đất đai.Tháng 11/2013 Luật đất đai mới nhất số
45/2013/QH13 được Quốc hội ban hành quy định về việc sử dụng đất, sửa đổi
bổ sung một số điều so với Luật Đất đai 2003 quy định về việc sử dụng đất,
có hiệu lực thi hành từ 01/07/2014,với 15 nội dung quản lý nhà nước về đất
đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất cho các xã, huyện tại các tỉnh trong cả
nước được triển khai và chất lượng quy hoạch đã được nâng lên rất nhiều.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay cho thấy công tác quy hoạch sử dụng đất vẫn
chưa đem lại hiệu quả cao nhất. Nhiều địa phương còn xảy ra tình trạng quy
hoạch treo. Đánh giá phân tích các nghiên cứu thử nghiệm về quy hoạch sử
dụng đất ở Việt Nam có thể rút ra một số kết luận như sau:
+ Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng là quy hoạch
sử dụng đất kết hợp quy hoạch từ trên xuống bằng các định hướng chiến lược
và ưu tiên phạm vi vùng với nhu cầu của cộng đồng thông qua quy hoạch phát
triển và xây dựng cấp thôn bản.

+ Việt Nam đã có những nghiên cứu khá đầy đủ về quy hoạch sử dụng đất cấp
vĩ mô song cấp vi mô còn nhiều hạn chế mới nghiên cứu chủ yếu đối tượng
đất phục vụ cho sản xuất mà chưa chỉ ra được vai trò quan trọng đối với môi
trường sinh thái.
6


+ Thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch nông lâm nghiệp với các ngành khác (giao
thông, thuỷ lợi, xây dựng…) đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mâu thuẫn
và chồng chéo trong các nội dung quy hoạch sử dụng đất.
+ Kết quả nghiên cứu về sử dụng đất dốc mới chỉ được áp dụng cho đối tượng
đất sản xuất nơi người dân có trình độ canh tác khá cao, còn ở những nơi
vùng sâu vùng xa, nơi trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn thì chưa được nghiên cứu đầy đủ.
+ Công tác quy hoạch thường dựa vào ý kiến chủ quan của các nhà quy hoạch
thiếu sự đóng góp và tham gia của người dân, vì vậy không khai thác được
kinh nghiệm của người dân địa phương vì thế tính khả thi thường không cao.
+ Phương pháp tiếp cận và chuyển giao kỹ thuật còn nặng về xây dựng mô
hình, chưa thúc đẩy mạnh mẽ công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền,
huấn luyện đồng thời ít chú ý đến các yếu tố phi kỹ thuật như tổ chức sản
xuất, thị trường tiêu thụ và yếu tố tiếp thị nhằm đảm bảo cho các tiến bộ kỹ
thuật được chuyển giao, phát huy được hiệu quả bền vững.
Từ những hạn chế trong công tác quy hoạch tại Việt Nam cần có phương
án khắc phục để công tác quy hoạch đem lại hiệu quả cao nhất nhằm sử dụng
nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái.

7


PHẦN II

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu.
2.1.1. Mục tiêu tổng quát.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất góp phần phát triển kinh tế - xã hội và
nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm, nông nghiệp xã
Vạn Khánh - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa.
2.2. Đối tƣợng, giới hạn nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
- Các văn bản pháp quy của nhà nước về đất đai và chính sách bảo vệ phát
triển rừng.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn của khu vực nghiên cứu.
- Các cơ chế, chính sách đã và đang áp dụng tại khu vực nghiên cứu ảnh
hưởng đến quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm, nông nghiệp.
Giới hạn nghiên cứu:
- Giới hạn về nội dung: Quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm, nông nghiệp.
- Giới hạn về không gian: Xã Vạn Khánh - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh
Hòa.
- Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2016 – 2021.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
Căn cứ vào mục tiêu và giới hạn của khoá luận nội dung nghiên cứu được
xác định như sau:
2.3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội và nhân văn.

8



2.3.2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất và hiệu quả kinh tế một số
mô hình sử dụng đất tại xã và lựa chọn, đề xuất tập đoàn cây trồng lâm,
nông nghiệp cho xã.
2.3.3. Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm, nông
nghiệp xã Vạn Khánh giai đoạn 2016 - 2021.
- Định hướng sử dụng đất đai đến năm 2021.
- Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Vạn Khánh - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh
Hòa.
- Quy hoạch các biện pháp phát triển sản xuất lâm nông nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện.
- Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận.
Cơ sở quan trọng để xây dựng phương pháp cũng như cách tiếp cận
trong nghiên cứu về cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn cho công tác quy hoạch
sử dụng đất (QHSDĐ) lâm nông nghiệp bao gồm:
- QHSDĐ thực chất là một hệ thống các biện pháp dựa trên những căn cứ về
kinh tế, kỹ thuật và pháp luật của nhà nước để tổ chức, bố trí sử dụng các loại
đất đai một cách hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả nhằm phát huy một cách triệt
để thu được hiệu quả tối đa trên quan điểm bền vững trong quản lý và sử dụng
đất.
- QHSDĐ là một lĩnh vực phải được xem xét một cách toàn diện và cụ thể
theo từng ngành, từng lĩnh vực. Công tác QHSDĐ chỉ có thể thành công khi
nó xây dựng dựa trên sự xem xét, nghiên cứu và kết hợp một cách đồng bộ
các yếu tố của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công tác QHSDĐ được xem là hợp lý khi nó đạt được cả mục tiêu trước
mắt, mục tiêu lâu dài, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế, xã hội trong toàn khu vực.

9



2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu .
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc.
Thu thập các tài liệu về điều kiện cơ bản của xã theo phương pháp kế
thừa tài liệu có chọn lọc kết hợp với điều tra khảo sát thực địa để đảm bảo tài
liệu thu được chính xác và mới nhất.
Các tài liệu kế thừa bao gồm:
- Báo cáo thuyết minh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Báo cáo hoạt động sản xuất lâm nông nghiệp của xã.
- Bản đồ hiện trạng, bản đồ phân bố sử dụng đất…tỷ lệ bản đồ 1/25000.
- Các số liệu về khí hậu, thời tiết thu thập tại trạm khí tượng thuỷ văn của
địa phương.
- Phương hướng, chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, nhà nước và
của tỉnh về hoạt động sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất nông,
lâm nghiệp của vùng.
- Thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn xã.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra kết hợp giữa phương pháp chuyên gia và có
sự tham gia của người dân (PRA).
- Phỏng vấn cán bộ quản lý của các cơ quan, ban ngành chức năng nhằm
thu thập thông tin tổng hợp. Sau đó có thể kiểm định lại bằng những văn bản,
hay bằng kiểm tra trên thực tế để biết độ chính xác của các thông tin do cán
bộ đưa ra có đủ độ tin cậy hay không.
- Phỏng vấn các hộ gia đình điển hình ở thôn xóm, thuộc các nhóm hộ
giàu, trung bình, nghèo. Qua đó nhận xét tình hình sinh sống, sản xuất kinh
doanh của họ, thu thập ý kiến của người dân về những thuận lợi, khó khăn của
các nguồn lực trong xã, về tình hình quản lý của các cấp chính quyền.
Phương pháp chọn điểm và chọn khu điều tra:
+ Chọn khu điều tra: Chọn 3 khu trong xã đặc trưng cho xã để tiến hành
điều tra.


10


+ Chọn hộ phỏng vấn: Mỗi khu chọn 10 hộ để tiến hành phỏng vấn, trong
đó có 4 hộ nghèo, 3 hộ trung bình và 3 hộ giàu. Việc phân loại hộ gia đình có
thể kế thừa các tài liệu đã phân loại của phòng thống kê. Trong trường hợp xã
chưa có phân loại hộ gia đình thì tiến hành phân chia hộ gia đình theo 3
nhóm: Nhóm 1 có điều kiện tốt nhất, nhóm 2 có điều kiện trung bình, nhóm 3
có điều kiện kém nhất sau đó tiến hành rút mẫu ngẫu nhiên các loại hộ gia
đình theo các nhóm theo số lượng đã đề ra và tiến hành điều tra.
- Điều tra về tình hình chăn nuôi tại xã, các loại gia súc, gia cầm. Tình
hình cải tạo giống, áp dụng các loại giống mới tại xã.
- Điều tra tình hình giao khoán đất rừng, rừng, tình hình thực hiện hợp
đồng giao khoán của người dân. Tình hình quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là
tình hình khuyến nông, khuyến lâm tại xã.
2.4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa.
Một số trạng thái sử dụng đất có thay đổi trong thời gian gần đây ( trồng
rừng mới, khai thác trồng lại rừng… ), cần kiểm chứng lại cho phù hợp giữa
bản đồ và thực tế.
2.4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.
2.4.3.1. Tổng hợp số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội được tổng hợp gồm các
nội dung sau:
- Nhóm thông tin về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thuỷ văn…
- Nhóm thông tin tài nguyên: Tài nguyên đất, nước, tài nguyên rừng…
- Nhóm thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, việc làm,
cơ sở hạ tầng…
- Các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất được

xây dựng nhờ sự trợ giúp của phần mềm Mapinfo.
Các tài liệu sau khi được thu thập, tổng hợp cần được phân tích những
thuận lợi, khó khăn, điểm yếu, điểm mạnh từ đó đưa ra những đánh giá phù
11


hợp thuận lợi cho việc đưa ra phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý nhằm
phát huy hết thế mạnh của vùng.
2.4.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế.
Các chỉ tiêu tính toán:
Lợi nhuận hiện tại ròng NPV ( Net present Value ) :
n

NPV =

Bt  Ct

 (1  r)
t 1

t

(2.1)

Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng).
Bt : Giá trị thu nhập ở năm t (đồng).
Ct : Giá trị chi phí ở năm t (đồng).
t : Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).
n




: Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t.

t 0

r : Tỷ lệ lãi suất(%).
NPV > 0 trong trường hợp phương án có lãi.
NPV = 0 trong trường hợp phương án hoà vốn.
NPV < 0 trong trường hợp phương án bị lỗ vốn.
Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR- Benefits to cost ratio).
n

Công thức tính: BCR =

Bt

 (1  r )
t 1
n

t

Ct

t
t 1 (1  r )




BPV
CPV

(2.2)

Trong đó:
BCR: Là tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí (lần).
BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đ).
12


CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đ).
BCR > 1 trong trường hợp phương án có lãi.
BCR = 1 trong trường hợp phương án hoà vốn.
BCR < 1 trong trường hợp phương án bị lỗ vốn.
Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ(IRR- Internal rate of return).
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ
này làm cho NPV= 0 tức là:
n

NPV= 
t 1

Bt  Ct
0
(1  r ) t

(2.3)


Thì r = IRR, phương án hoà vốn.
Nếu IRR> r, phương án có khả năng hoàn trả vốn và được chấp nhận.
Nếu IRR< r, phương án không có khả năng hoàn trả vốn nên không chấp nhận.
Dự đoán dân số đến năm 2021: Nt= No( 1+

P V t
)
100

(2.4)

Trong đó:
Nt: Dân số năm kế hoạch.
P: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.
t: Số năm dự tính.
No : Dân số năm hiện tại.
V: Tỷ lệ tăng dân số hiện tại.
Số hộ gia đình đến năm 2021 : Ht= Ho
Trong đó:
Ht: Số hộ trong tương lai.
Nt : Dân số tương lai.
Ho : Số hộ hiện tại.
No : Dân số hiện tại.
13

Nt
No

(2.5)



2.4.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội.
Cần đánh giá về sự chấp nhận và sự tham gia của người dân trong phương
án quy hoạch. Ngoài sự hấp dẫn về kỹ thuật, tính kinh tế, phương án cần được
chấp nhận về mặt xã hội. Do đó các chỉ tiêu để đánh giá tính xã hội là:
- Khả năng giải quyết việc làm.
- Khả năng cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần, cải thiện bộ mặt nông
thôn.
- Khả năng ứng dụng của mô hình.
Để đánh giá được các tiêu chí này ngoài dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả về
kinh tế còn sử dụng phương pháp điều tra thông qua phỏng vấn người dân.
2.4.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường.
Các tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả môi trường:
- Khai thác và sử dụng hữu hiệu tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, không
khí, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản…).
- Cải thiện môi trường sống trong nông thôn ( nước sạch nông thôn, vệ
sinh chống ô nhiễm…).
- Tạo dựng cảnh quan, môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, giữ
gìn khu di tích lịch sử văn hoá…
Để đánh giá được các tiêu chí trên sử dụng phương pháp điều tra thông
qua phỏng vấn người dân trong khu vực từ đó có những kết luận hợp lý về
hiệu quả môi trường của phương án.

14


PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội xã Mỹ Lƣơng.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Vạn Khánh nằm phía Bắc huyện Vạn Ninh, các trung tâm huyện (thị
trấn Vạn Giã) 10km, cách trung tâm thành phố Nha Trang 70km; có ranh giới
tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Vạn Long;
- Phía Nam giáp xã Vạn Thắng;
- Phía Tây giáp xã Vạn Bình;
- Phía Đông giáp biển Đông (Vịnh Vân Phong).
Vạn Khánh nằm trong quy hoạch phát triển các khu kinh tế lớn của Tỉnh,
của Vùng; có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua... nên xã có nhiều
tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cải
thiện đời sống nhân dân, làm tiền đề đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Địa hình của xã là địa hình đồi núi và đồng bằng, thấp dân từ Tây sang
Đông; địa hình đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc, đồng bằng ở phía Đông (giáp
biển Đông); có thể chia địa hình của xã thành 4 dạng như sau:
- Dạng địa hình đồi núi cao: phân bố phía Tây và Tây Bắc của xã (giáp
xã Vạn Bình), diện tích 1.910 ha (chiếm 45,8% diện tích tự nhiên), phân bố ở
độ cao từ 120m đến 900m so với mặt biển (điểm cao nhất 1000 m), độ dốc
phổ biến từ 150 - 250, đất đai chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá macmaxít (Fa),
đất mùn đỏ vàng trên núi cao (Ha). Đất có tầng dày mỏng <30cm. Đa số diện
tích là đất trống, đồi trọc, một phần diện tích rừng tự nhiên phòng hộ; trong

15


những năm tới cần đầu tư khoanh nuôi tái sinh rừng trên diện tích đất trống
đồi trọc.
- Địa hình đồi thấp: phân bố dọc theo chân núi cao ở phía Tây của xã,
diện tích 585 ha (chiếm 14% diện tích tự nhiên); độ cao phổ biến từ 75m –

100 m so với mặt nước biển, độ dốc từ 8- 150, đất đai chủ yếu là đỏ vàng trên
macma axit (Fa), tầng dày từ 30 – 50cm. Đa số diện tích của dạng địa hình
trên sử dụng trồng rừng sản xuất, một phần sử dụng mục đích nông lâm kết
hợp (trồng điều, keo, chuối…) phần còn lại là đất trống.
- Địa hình bằng: diện tích 1.414 ha, chiếm 34% diện tích tự nhiên; phân
bố dọc theo quốc lộ 1A và 2 bên đường sắt; địa hình khá bằng phẳng, đất đai
chủ yếu là đất phù sa không được bồi chua (Pc), đất phù sa gley (Pg), đất cát
biển (C); diện tích của dạng địa hình trên được khai thác sản xuất nông
nghiệp, bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.
- Địa hình bằng thấp: diện tích 260 ha, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên,
chủ yếu là các đìa tôm giáp biển.
3.1.1.4. Khí hậu.
Vạn Khánh nằm trong vùng khí hậu khu vực Tu Bông của tỉnh Khánh
Hòa; có đặc thù khí hậu khác với các địa phương khác trong Tỉnh là chịu ảnh
hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc. Do đặc điểm của địa hình nằm trong khu
vực núi hạ thấp tạo thành thung lũng, nên gió Lào và gió Bấc thổi qua; gió
Lào thổi vào mùa Hạ, gió Bấc thổi vào mùa Thu và mùa Đông. Thời gian
mưa kéo dài, lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 mm, năm cao nhất trên
2.000 mm, năm thấp nhất dưới 800 mm; tháng có lượng mưa cao nhất tập
trung vào tháng 11. Nhiệt độ trung bình cao, thời gian nắng nóng kéo dài;
nhiệt độ cao nhất từ 39 – 40 oC, thấp nhất 14 – 15 oC.
3.1.1.5. Thuỷ văn.
Trên địa bàn xã Vạn Khánh có các con suối và nước mặt hồ đầm là
nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân và sản xuất, ngoài ra nguồn
nước được khai thác sử dụng thông qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan.
16


Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu nước dự trữ ở các hồ
đập và nguồn nước tự nhiên.

3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên.
- Tài nguyên đất:
+ Đất cát biển ( C): diện tích 74,6 ha, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên, phân bố
thôn Ninh Lâm (giáp biển) đang được sử dụng nuôi trồng thủy sản.
+ Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô, hạt rời rạc, không có kết cấu,
tơi xốp; đất có phản ứng chua, chua ít hoặc trung tính; độ no bazơ biến động
mạnh giữa các tầng đất.
+ Hàm lượng các chất dinh dưỡng đều ở mức độ rất nghèo.
+ Đất mặn (M): diện tích 236 ha, chiếm 5,7% diện tích tự nhiên, phân bố giáp
biển (dọc theo đường Nguyễn Huệ). Đa số diện tích được sử dụng nuôi trồng
thủy sản.
+ Đất phù sa không được bồi chua: diện tích 130,7ha, chiếm 3,1% diện tích tự
nhiên, phân bố khu vực thôn Ninh Lâm, hiện đang khai thác trồng màu, lúa 1
vụ…
+ Đất có thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến trung bình, trong đó thịt
trung bình là chủ yếu. Đất có phản ứng chua đến chua ít, pHH20 thay đổi từ
5,5-6,5, pHKCl thay đổi từ 4,5 đến 5,5; tầng dày 70 -100cm.
- Tỷ lệ chất hữu cơ trong đất thấp; Lân tổng số thấp, nghèo Kali.
+ Đất phù sa gley: diện tích 878,4 ha, chiếm 21,1% diện tích tự nhiên, phân
bố ở thôn Diêm Điền, Nhơn Thọ, Hội Khánh, Hội Khánh Đông, Hội Khánh
Tây…
+ Thành phần cơ giới của đất biến động từ thịt trung bình đến nặng. Đất có
tầng dày trên 100cm, kết cấu viên hay cục nhỏ; đất có phản ứng chua đến ít
chua.

17


+ Lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu cũng nghèo biến động trong phạm vi từ 5- 10
mg/100 g đất. Kali tổng số trung bình đến khá 1,0 – 2,0%; K2O trao đổi thấp

<5 mg/100g đất.
* Nhận xét: đây là loại đất rất thích hợp trồng lúa nước (lúa nước trồng trên
đất phù sa glây sinh trưởng thuận lợi nhất, cho năng suất cao nhất), trồng cây
hoa màu.
+ Đất đỏ vàng trên mac ma xít: diện tích 2200,6 ha, chiếm 52,8% diện tích tự
nhiên, phân bố núi cao phía Tây xã. Đất có độ dốc lớn, tầng dày mỏng, nhiều
đá lộ đầu…thích hợp cho khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng tự nhiên.
+ Đất mùn đỏ vàng trên núi: diện tích 648 ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên;
đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Tài nguyên nước:
+ Nước mặt: nguồn nước mặt cấp nước cho sản xuất của xã chủ yếu từ Hồ
Hoa Sơn; ngoài ra có hồ Cây bứa, hồ Suối Sình ở thôn Suối Hàng (hồ nhỏ).
+ Nguồn nước ngầm: hiện có nhiều hộ dân khai thác nguồn nước ngầm sử
dụng cho sinh hoạt và sản xuất; độ sâu mực nước ngầm trên địa bàn xã phổ
biến từ 8 – 15m. Ở một số khu vực ven biển nguồn nước ngầm thường bị
nhiễm mặn không đảm bảo cho sinh hoạt.
- Tài nguyên rừng:
Vạn Khánh có 1.773,58 ha rừng (chủ yếu là rừng phòng hộ), chiếm đa số là
chủng loại rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao...với một số loại cây gỗ
có giá trị về mặt kinh tế như: trắc, pơmu...
Rừng ở Vạn Khánh chủ yếu là rừng nghèo và rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ
không lớn.
- Tài nguyên khoáng sản:
Trên địa bàn xã có mỏ đá Granit có trữ lượng lớn có thể khai thác sử dụng
cho mục đích xây dựng; hiện nay có một số Công ty đang đầu tư khai thác đá

18


tại thôn Suối Hàng; trong những năm tới cần tiếp tục mở rộng khai thác đá để

tạo việc làm, giải quyết lao động của địa phương.
3.1.1.7. Thực trạng môi trường.
Vạn Khánh là nơi hội tụ của núi, rừng, sông, suối, đồng nguồn tài
nguyên rừng khá lớn, có khu hồ Hoa Sơn nằm cạnh quốc lộ 1A, tạo cho nơi
đây có môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên đẹp. Trong tương lai, có
thể phát triển khu vực này thành khu du lịch sinh thái, kết hợp với du lịch hồ
Hoa Sơn và khách nghỉ cuối tuần.
* Nhận xét chung:
Thuận lợi:
- Có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, có thể khai thác được
thế mạnh phát triển lâm nghiệp, đồi rừng bằng cách xây dựng các mô hình
nông lâm kết hợp, khoanh vùng để phát triển thành các vùng nguyên liệu
phục vụ cho ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu lâm sản.
- Nhân dân trong xã đoàn kết, tích cực, năng động và giàu truyền thống
cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào trong sản xuất.
- Phần lớn diện tích đất sản xuất của xã là loại đất màu thịt, rất thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp. Đây là tiềm năng để xã có thể chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về khí hậu, đất đai, nguồn nước
cùng với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng xã Vạn Khánh có đủ
điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa dạng.
Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt bởi các dãy đồi núi cao gây những khó khăn nhất
định cho sản xuất nông nghiệp.
- Do điều kiện khí hậu, địa hình phức tạp về mùa mưa thường có lũ quét,
lụt là điều kiện bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
19



- Khí hậu, điều kiện địa hình phức tạp là điều kiện bất lợi cho sản xuất
nông nghiệp.
- Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều cần có kế hoạch đầu tư và khai
thác đưa vào sử dụng.
Với những thuận lợi và khó khăn như trên cần có hướng phân bổ đất
hợp lý để tận dụng tối đa sức sản xuất của đất. Đưa diện tích đất chưa sử dụng
vào sử dụng một cách hợp lý, có biện pháp cải tạo đất kém màu mỡ để đưa
vào sử dụng. Góp phần nâng cao quỹ đất của địa phương phục vụ sản xuất
phát triển kinh tế xã hội.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Vạn Khánh.
Hiện tại, nền kinh tế xã Vạn Khánh chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Các
ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của xã chưa phát triển, chủ yếu là tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán nhỏ.
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế.
Trong 5 năm (2010 -2015) kinh tế của xã có mức tăng trưởng bình quân
đạt 11,2%, trong đó ngành có tốc độ tăng trưởng cao là Thương mại dịch vụ
15,6%, Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản (15,3%); ngành nông nghiệp
có tốc độ tăng (11,2%).
Năm 2015 so với năm 2014 tốc độ tăng trưởng đạt 6,6% (nông nghiệp
tăng 5,6%, tiểu thủ công nghiệp tăng 13,5%, thương mại dịch vụ tăng 9,1%).
Tổng giá trị sản xuất năm 2015 (giá hiện hành) trên địa bàn xã đạt 158.448
triệu đồng (nông nghiệp đạt 128.777 triệu đồng, tiểu thủ công nghiệp – xây
dựng cơ bản đạt 16.185 triệu đồng, thương mại – dịch vụ đạt 13.486 triệu
đồng).
Năm 2014 bình quân thu nhập đạt 8,9 triệu đồng/người; năm 2015 đạt
10,8 triệu đồng/người.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân
xã Vạn Khánh, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Bộ mặt
20



nông thôn đã có nhiều thay đổi đáng kể, với phương châm trong thời gian tới
là tiếp tục phát triển đa dạng hoá các ngành nghề, chú trọng đến phát triển
thương mại dịch vụ đáp ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu
dùng của nhân dân trong xã.
3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Vạn Khánh là xã của huyện Vạn Ninh chủ yếu dân số sống bằng nghề
nông – lâm nghiệp, do đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng trong
những năm qua có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển kinh tế chung của toàn
xã.
Tuy nhiên do tác động của nền kinh tế thị trường: Giá nguyên vật liệu
đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng tăng cao, không ổn định, trình độ lao động
thấp, tập quán canh tác độc canh cây lúa chưa thực sự xóa bỏ nên sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của xã tuy đúng hướng nhưng vẫn còn chậm và chưa vững
chắc.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
a. Dân số:
- Dân số: theo số liệu điều tra, năm 2016 Vạn Khánh có 8.719 nhân khẩu
với 1.956 hộ, phân bố ở 8 thôn (Hội Khánh, Hội Khánh Đông, Hội
Khánh Tây, Nhơn Thọ, Diêm Điền, Tiên Ninh, Ninh Lâm và Suối
Hàng).
- Tỷ lệ tăng dân số của xã năm 2016 là 1,15 % (chủ yếu là tăng dân số tự
nhiên, tăng cơ học không đáng kể).
- Mật độ dân số của xã là 301 người/km2.
- Dân số của xã được phân bố ở 8 thôn, phân thành 8 cụm dân cư chính...
Nhìn chung các điểm dân cư đều được bố trí ở khu vực có địa hình cao
ráo, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất; có khoảng 20 hộ dân của thôn
Nhơn Thọ, Hội Khánh, Tiên Ninh sống ven đường sắt, giao thông đi lại
tương đối khó khăn, trong những năm tới cần nâng cấp các tuyến giao

21


thông đến các điểm dân cư trên..
- Dân tộc: trên địa bàn xã chủ yếu là dân tộc Kinh, dân tộc khác không
đáng kể.
- Biến động dân số: từ năm 2015 đến nay dân số của xã tăng thêm 256 nhân
khẩu, 214 hộ (chủ yếu tăng tự nhiên, tăng cơ học không đáng kể).
- Tỷ lệ tăng dân số của xã giảm từ 1,20% năm 2015 xuống còn 1,15% năm
2016 (bình quân giảm 0,01%/năm).
b. Lao động:
Năm 2015 số người trong độ tuổi lao động của xã có 4.790 người, chiếm
55% tổng dân số. Số lao động có việc làm, đang làm việc trong các ngành
kinh tế là 4.072 người; trong đó:
- Lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp có 3.140 người,
chiếm 77% số lao động có việc làm; hộ tham gia lĩnh vực nông nghiệp có
1.022 hộ, chiếm 52,11% tổng số hộ.
- Lao động làm việc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ,
ngành nghề khác có 932 lao động, chiếm 23% số lao động có việc làm; hộ
tham gia lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ ngành
nghề khác có 944 hộ.
- Lao động đã qua đào tạo và dạy nghề thông qua các lớp tập huấn, huấn
luyện có 1.605 người, chiếm 33,5% tổng số người trong độ tuổi lao động.
Cơ cấu lao động của Vạn Khánh vẫn chủ yếu là lao động nông nghiệp (tỷ lệ
lao động nông nghiệp chiếm 77% tổng số lao động có việc việc làm) đây là
một khó khăn, thách thức rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động của
địa phương với mục tiêu phấn đấu đến năm 2021 cơ cấu lao động nông
nghiệp ở mức dưới 35%.
c. Thu nhập và đời sống dân cư:
Theo số liệu điều tra khảo sát, tính toán của Phân viện Quy hoạch và Thiết

kế nông nghiệp Miền Trung, mức thu nhập bình quân của xã như sau:
22


Năm 2013 đạt 6,7 triệu đồng/người.
Năm 2014 đạt 8,9 triệu đồng/người.
Năm 2015 đạt 10,8 triệu đồng/người.
Bình quân thu nhập khu vực nông thôn của tỉnh Khánh Hòa năm 2016 là
13,6 triệu đồng/người; so với thu nhập bình quân chung khu vực nông thôn
của tỉnh, mức thu nhập của xã năm 2014 bằng 0,66 lần, năm 2015 bằng 0,8
lần.
Như vậy, để phấn đến năm 2021 mức thu nhập bình quân của xã cao gấp
1,4 lần bình quân khu vực nông thôn của tỉnh là một khó khăn, thách thức
không nhỏ đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vạn Khánh.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
a. Hệ thống giao thông.
* Đường quốc lộ, đường sắt:
- Vạn Khánh có quốc lộ 1A chạy qua địa bàn xã với chiều dài 5,43 km, chất
lượng mặt đường tốt; đảm bảo lưu thông thuận lợi;
- Đường sắt: trục đường sắt Bắc Nam chạy song với quốc lộ 1A; bên cạnh đó
nằm gần ga Tu Bông nên rất thuận lợi trong lưu thông, vận tải hàng hóa.
* Trục đường xã, liên xã: có 4 tuyến với tổng chiều dài 8,7 km, trong đó đường
BTXM 6,92 km, đường đất 1,77 km, gồm các tuyến sau:
- Đường Nguyễn Huệ: từ thị trấn Vạn Giã đi xã Vạn Phước, đoạn qua xã có
chiều dài 5,12 km, được bê tông xi măng toàn tuyến; hiện trên đường Nguyễn
Huệ còn cầu tạm Ngòi Ngàn ảnh hưởng không nhỏ đến giao thong đi lại của
nhân dân. Dự kiến năm 2016 – 2017 sẽ đầu tư xây dựng cầu Ngòi Ngàn bằng
vốn do Chính phủ Nhật bản tài trợ.
- Đường liên xã Vạn Khánh – Vạn Long: chiều dài 880 m (từ quốc lộ 1A đến
đường Nguyễn Huệ); hiện được bê tông xi măng toàn tuyến, tỷ lệ đạt chuẩn

100%.
- Đường quốc lộ 1A – Nhơn Thọ: chiều dài 1640 m, trong đó bê tông xi măng
23


được 926m, đường đất 714m, tỷ lệ đạt chuẩn 56%.
- Đường Ninh Lâm (đường Nguyễn Huệ đi quốc lộ 1A), chiều dài 1,06km,
toàn bộ đường đất, tỷ lệ đạt chuẩn 0%.
* Trục đường thôn, liên thôn: có 25 tuyến với tổng chiều dài 14,98 km, trong
đó: bê tông xi măng có 6,79 km, đường đất có 8,18 km, tỷ lệ đạt chuẩn của
Bộ Giao thông – Vận tải 45,3%. Các tuyến đường liên thôn có chiều rộng nền
đường 6 m, mặt đường rộng từ 3m đến 3,5m, đạt tiêu chuẩn giao thông nông
thôn loại A. Kế hoạch 2017 cần bê tông xi măng 8,18 km đường đất còn lại.
* Trục nội thôn, ngõ xóm: có chiều dài 6,29 km, toàn bộ đường đất. Các các
tuyến đường nội thôn, ngõ xóm đều có chiều dài ngắn, nền đường hẹp (từ
2,5m - 3m), chạy theo ranh giới thổ cư. Kế hoạch cần mở rộng các tuyến
đường có mặt đường hẹp, bê tông xi măng tất cả các tuyến đường nội thôn,
ngõ xóm.
* Đường trục chính nội đồng: có 8 tuyến với chiều dài 6,78 km; tất cả các
tuyến đường ra khu sản xuất đều là đường đất.
b. Thuỷ lợi.
* Hồ đập
Nước cho sản xuất nông nghiệp của Vạn Khánh sử dụng nguồn nước chính từ
hồ Hoa Sơn và một phần từ hồ Cây Bứa và hồ Suối Sình; trong đó:
- Hồ Hoa Sơn tưới cho 280 ha đất lúa tại các thôn Hội Khánh, Hội Khánh
Đông, Hội Khánh Tây, Nhơn Thọ Tiên Ninh và Diêm Điền và Suối Hàng;
- Hồ cây Bứa tưới khoảng 30ha đất nông nghiệp thôn Suối Hàng và Tiên
Ninh;
- Hồ Suối Sình tưới cho 12 ha đất nông nghiệp thôn Ninh Lâm;
Tổng diện tích đất nông nghiệp được tưới từ các công trình thủy lợi là 322

ha/513 ha diện tích đất trồng cây hàng năm, chiếm 62,7%.
* Kênh mương:
- Tuyến kênh chính Nam của hồ Hoa Sơn có chiều dài 3,0km.
24


- Kênh mương do xã quản lý có chiều dài 12,98km, trong đó được cứng hóa
9,96km đạt 76,8%; các tuyến kênh đất có chiều dài 3,01km, chiếm tỷ lệ
23,2%; để đạt nội dung kênh mương do xã quản lý, tỷ lệ cứng hóa đạt 70%
trở lên; xã đã đạt được 76,8%.
c. Hệ thống y tế, giáo dục và văn hoá:
- Y tế: Trong địa xã có một trung tâm y tế của huyện và một trạm y tế của xã
đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
- Giáo dục: Vạn Khánh có 01 trường Mẫu giáo, 02 trường Tiểu học, 01
trường Trung học cơ sở, Phổ thông Trung học có 1 trường (thuộc Sở Giáo dục
– Đào tạo quản lý).Tuy nhiên cơ sở vật chất chưa cao, cần được mở rộng diện
tích, đầu tư nâng cấp nhằm đạt chuẩn quốc gia.
- Văn hoá: Các phong trào thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ trong xã chưa
thực sự phát triển do chưa có đầy đủ hệ thống trang thiết bị, sân bãi, nhà văn
hoá, vì thế cần được quan tâm đầu tư thích đáng hơn.
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội của xã.
Vạn Khánh là một xã nằm trong khu vực trọng điểm về phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh và của vùng (nằm trong khu kinh tế Nam Phú Yên – Bắc Khánh
Hòa, khu kinh tế vịnh Vân Phong)…, có dự án quy hoạch phát triển đô thị Tuần
Hoàn – Cổ Mã dự kiến triển khai trên địa bàn… đây là những điều kiện thuận lợi
để xã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị hóa.
- Có nhiều tiềm lợi thế so sánh hơn các xã khác trong phát triển kinh tế đặc biệt
là lợi thế về tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên

đất…):
+ Ranh giới có 4,5km giáp biển với diện nuôi trồng thủy sản trên 213 ha đang
được khai thác vào nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi ốc hương và một số loại khác,
hàng năm đem lại nguồn thu nhập chiếm đến trên 50% tổng giá trị trên địa bàn,
25


×