Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá xung đột môi trường trong sử dụng đất tại tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. Tổng quan xung đột môi trƣờng trong khai thác sử dụng và quản lý tài
nguyên môi trƣờng ................................................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu xung đột môi trƣờng ..................................... 3
1.1.2. Tổng quan về xung đột môi trƣờng trên thế giới ..................................... 12
1.1.3. Tổng quan về xung đột môi trƣờng tại Việt Nam .................................... 16
1.1.4. Tổng quan về xung đột môi trƣờng tại Tây Nguyên ................................ 19
1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk ............................................ 23
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên Đắk Lắk ..................................................................... 23
1.2.2. Kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk ..................................................................... 26
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG ...................................................................................31
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 31
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 32
2.1.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................... 32
2.1.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu ................................... 32
2.1.3. Phƣơng pháp luận .................................................................................... 32
2.1.4. Phƣơng pháp đánh giá tác động môi trƣờng ........................................... 34

i


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................35
3.1. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Đắk Lắk ............................ 35
3.1.1. Đặc điểm các nhóm đất ............................................................................ 38


3.1.2. Thực trạng sử dụng đất của tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ ...................... 50
3.2. Nhận dạng và phân tích những tranh chấp, xung đột môi trƣờng trong sử
dụng đất tại tỉnh Đắk Lắk. ..................................................................................... 53
3.2.1. Xung đột môi trƣờng do kế hoạch sử dụng đất ........................................... 54
3.2.1.1. Xung đột môi trƣờng do phát triển thủy điện ........................................ 54
3.2.1.2. Xung đột môi trƣờng do sử dụng đất rừng Khộp để trồng cao su......... 56
3.2.2. Xung đột môi trƣờng do không theo kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất ...... 60
3.2.2.1. Xung đột môi trƣờng do phát triển cây công nghiệp dài ngày hay trồng
rừng không có kế hoạch ..................................................................................... 60
3.2.2.2. Xung đột môi trƣờng do di dân tự do .................................................... 63
3.3. Các biện pháp giảm thiểu, giải quyết những tranh chấp, xung đột môi trƣờng
trong việc sử dụng đất tại tỉnh Đắk Lắk ................................................................ 70
3.3.1. Các giải pháp cho những XĐMT do kế hoạch sử dụng đất ..................... 70
3.3.2. Các giải pháp cho những XĐMT do không theo kế hoạch, quy hoạch sử
dụng đất .............................................................................................................. 71
3.3.3. Đề xuất giải pháp cải thiện trong quy hoạch và nâng cao khai thác sử
dụng đất hiệu quả ............................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................79

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân phân bố các nhóm đất chính tại tỉnh Đắk Lắk .................................24
Bảng 1.2. Diện tích, dân số các đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk .............................27
Bảng 3.1. Bảng phân loại đất tỉnh Đắk Lắk ..............................................................35
Bảng 3.2. Sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk năm 2000 ........................................................50
Bảng 3.3. Sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk năm 2004 ........................................................51
Bảng 3.4. Sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến năm 2012 ............................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk ...........................................................................37
Hình 3.2. Gỗ tận thu tại dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su ở huyện Ea H'leo
(trái) và rừng le hình thành sau khi phá rừng khộp (phải), Đắk Lắk ........................59
Hình 3.3. Rừng tại Công ty Buôn Ja Wầm đang bị ngƣời dân lấn chiếm.................61
Hình 3.4. Diện tích rừng bị lấn chiếm tại tỉnh Đắk Lắk năm 2014...........................66
Hình 3.5. Phá rừng trồng sắn tại Đắk Lắk.................................................................66
Hình 3.6. Dân di cƣ phá rừng tại Ea Trang, Huyện M'Đrắk, Đắk Lắk .....................67
Hình 3.7. Hàng rào hữu cơ chống xói mòn tại bờ mƣơng, sƣờn dốc ........................75

iii


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
XĐMT

Xung đột môi trƣờng

TCMT

Tranh chấp môi trƣờng



Xung đột

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng


UBND

Ủy ban nhân dân

KTXH
FAO
UNESCO
MTV
DN
TNHH
ĐBSCL

Kinh tế xã hội
Tổ chức Liên hợp quốc về lƣơng thực và nông nghiệp
Tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa
Một thành viên
Doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Đồng bằng sông Cửu Long

iv


LỜI CẢM ƠN
Em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Mai Trọng Thông đã
hƣớng dẫn em tận tình trong suốt quá trình em thực hiện luận văn.
Em cũng xin cảm ơn các thầy các thầy cô trong bộ môn, khoa đã chỉ bảo động
viên em, giúp em có thêm rất nhiều kiến thức và kỹ năng nghiên cứu.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời đã luôn ở

bên cạnh ủng hộ, động viên, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để em có thể hoàn thành
bài khóa luận này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thu Trang

v


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xung đột môi trƣờng (XĐMT) không còn là một khái niệm mới trên Thế giới và
tại Việt Nam đề tài này về XĐMT cũng đã đƣợc nghiên cứu về mặt lý thuyết từ những
năm 2000. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu thực tế nhằm đánh giá và khai thác
những lợi ích mang lại từ việc đánh giá xung đột môi trƣờng cũng chƣa đƣợc thực hiện
nhiều ở nƣớc ta. Cho đến nay khái niệm XĐMT vẫn còn tƣơng đối mới mẻ với các nhà
quản lý xã hội và nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
XĐMT đƣợc hiểu nhƣ các xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội trong quan hệ
với môi trƣờng. Bản chất XĐMT là quan hệ chênh lệch, bất bình đẳng, bất hợp lý, khác
biệt giữa các chủ thể môi trƣờng, khó giải tỏa trong cảm nhận, nhận thức và ý thức, có
định hƣớng trong hành động của các đại diện chủ thể môi trƣờng trong hoàn cảnh xã
hội xác định. Những xung đột này phát sinh từ những hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên bất hợp lý hoặc gây tác động đến môi trƣờng tự nhiên làm ảnh hƣởng tới chất
lƣợng môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, cảnh quan và cả môi trƣờng xã hội. Từ đó nảy
sinh những tranh chấp, mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích hoặc giữa ngƣời đƣợc lợi và
bị hại từ những hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên này. XĐMT đƣợc phân chia
làm nhiều loại nhƣ xung đột của các quá trình, yếu tố tự nhiên, xung đột giữa tự nhiên
với con ngƣời và xung đột giữa các nhóm ngƣời với nhau trong quan hệ với môi
trƣờng tự nhiên. Ngoài ra theo tƣơng quan giữa các XĐMT có thể phân chia thành
XĐMT một chiều, XĐMT hai chiều, XĐMT tạm thời, XĐMT lâu dài…XĐMT thƣờng

có thời gian tiềm ẩn, âm ỉ, lâu dài và rất dài so với thời gian gây ra xung đột thực sự.
Điều cần thiết là phải biết đƣợc cơ sở, nguyên nhân XĐMT nào là chủ yếu có tính
quyết định, chi phối quá trình xung đột. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá XĐMT chỉ
thực sự có ý nghĩa khi giải quyết các vấn đề lý luận, dự báo các cơ sở, yếu tố và mầm
mống gây ra xung đột vì khi XĐMT đã xảy ra thì hậu quả rất khó lƣờng, thiệt hại
thƣờng rất lớn và kéo dài. Khi đi sau vào các khía cạnh gây xung đột càng sớm, càng
cơ bản và đủ chi tiết thì khả năng dự báo càng rõ ràng, từ đó đề xuất các biện pháp
phòng ngừa giảm nhẹ có hiệu quả hơn. Nghiên cứu giai đoạn tiềm ẩn của XĐMT chính
là bắt đầu từ nghiên cứu các đặc điểm, tình hình, mức độ can thiệp vào môi trƣờng của
quá trình phát triển KTXH trong hoàn cảnh cụ thể.

1


Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, tỉnh lỵ của tỉnh này là thành
phố Buôn Mê Thuột nổi tiếng cả nƣớc với café mang hƣơng vị đặc trƣng. Đắk Lắk là
một tỉnh giàu tiềm năng du lịch sinh thái với buôn Đôn nổi tiếng với những chú voi to
lớn, buôn nằm bên cạnh khu rừng đại ngàn Yok Đôn đầy bí ẩn, ngoài ra còn có vƣờn
quốc gia Chƣ Yang Sin, hay cụm thác Dray Nur-Dray Sap tuyệt đẹp… Bên cạnh đó
rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lƣợng lớn nhất nƣớc với nhiều chủng loại gỗ quý
hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học. Khoáng sản
với trữ lƣợng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã đƣợc xác định là sét cao
lanh, sét gạch ngói, vàng, phốt pho, than bùn, đá quý có trữ lƣợng không lớn phân bố ở
nhiều nơi trong tỉnh.
Trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa việc sử dụng đất tại tỉnh cũng là một
vấn đề rất nóng bỏng, dễ dẫn đến phát sinh những XĐMT giữa các nhóm lợi ích hoặc
giữa các nhóm đồng bào dân tộc bản địa và di cƣ…Vì vậy, đề tài “Đánh giá xung đột
môi trường trong sử dụng đất tại tỉnh Đắk Lắk” đã đƣợc thực hiện.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những đặc trƣng của môi trƣờng đất và những
tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng đất trên địa phận tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh những

nghiên cứu trên đề tài sẽ nhận dạng và đƣa ra những đánh giá, phân tích xung đột môi
trƣờng trong việc sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu để từ đó đề xuất các biện pháp
giảm thiểu, giải quyết những tranh chấp XĐMT phát sinh, làm tiền đề cho giải pháp
phát triển bền vững cho khu vực nghiên cứu.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan xung đột môi trƣờng trong khai thác sử dụng và quản lý tài
nguyên môi trƣờng
1.1.1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu xung đột môi trƣờng
1.1.1.1. Khái niệm về xung đột môi trường
Khái niệm XĐMT đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1990, trong đó có
nhiều quan niệm khác nhau đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
Quan niệm thứ nhất của nhóm nghiên cứu Tonroto do Thomas Homer-Dixon
đứng đầu đã công bố năm 1991, cho rằng “XĐMT là những xung đột (XĐ) dữ dội do
sự khan hiếm môi trƣờng gây ra trong sự tƣơng tác với nhiều yếu tố có tính chất bối
cảnh, tình huống cụ thể. XĐMT xuất hiện qua ba hình thức: Khan hiếm do nhu cầu
(nghĩa là sự khan hiếm nảy sinh do nhu cầu gia tăng, chẳng hạn do gia tăng dân số),
khan hiếm do nguồn cung (nghĩa là sự khan hiếm gây ra do sự sụt giảm tổng thể những
nguồn tài nguyên cụ thể, có sẵn do suy thoái hoặc cạn kiệt), và khan hiếm cấu trúc
(nghĩa là sự khan hiếm nảy sinh từ việc phân bố không đồng đều các nguồn tài nguyên
hoặc là từ việc tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên).
Quan niệm thứ hai của nhóm Bern-Zurich (Switzerland) đứng đầu là Guenter
Baechler, cho rằng “XĐMT là XĐ chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, lãnh thổ, tộc
ngƣời, hoặc là xung đột đối với các nguồn tài nguyên hay là các lợi ích quốc gia hoặc
là bất cứ loại XĐ nào. Đó là những XĐ mang tính truyền thống gây ra bởi sự suy thoái
môi trƣờng. XĐMT đƣợc đặc trƣng bởi sụ suy thoái môi trƣờng qua một hoặc hơn một
trong số các khía cạnh sau: Lạm dụng nguồn tài nguyên có thể tái sinh, hoặc tình trạng

căng thẳng của năng lực môi trƣờng trong việc thẩm thấu hay còn gọi là ô nhiễm. Cả
hai nguyên nhân này đều dẫn đến sự xuống cấp của không gian sống“. [11]
Quan niệm thứ ba của E.Crowfoot, Julia Marie Wondoleck coi “Xung đột môi
trƣờng là một dạng của xung đột xã hội, nó chính là những khác biệt, sự đối lập cơ bản
và liên tục thậm chí là những sự áp đặt giữa các nhóm khác nhau trong xã hội về giá
trị, quan điểm và hành vi của họ đối với môi trƣờng tự nhiên. Các dạng xung đột nhƣ
vậy thƣờng có quy mô lớn và xuất hiện một phần do sự gia tăng không kiểm soát đƣợc
của dân số, sự thay đổi của công nghệ, sự thay đổi cơ cấu xã hội, các chuẩn mực xã
3


hội. Trong quá trình xung đột môi trƣờng tất yếu sẽ nảy sinh các tranh chấp về các vấn
đề cụ thể, đó là những mâu thuẫn công khai, không tiềm ẩn, dễ phát hiện...đó chính là
những Tranh chấp môi trƣờng“
Ngoài ra còn nhiều tác giả đƣa ra những quan niệm khác về XĐMT, cụ thể:
Viện Khoa học và Công nghệ Châu Á (AIT, 1993) “XĐMT là XĐ quyền lợi
của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ƣu tiên chính trị, là những mâu thuẫn giữa
hiện tại và tƣơng lai, giữa bảo tồn và phát triển. XĐMT là kết quả của vi ệc sử
dụng tài nguyên do một nhóm ngƣời gây bất lợi cho nhóm khác. XĐMT là kết quả
của việc khai thác quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên“.
Theo Vũ Cao Đàm và nhiều nhà nghiên cứu khác định nghĩa về XĐMT đƣợc
chấp nhận rộng rãi nhất xuất phát từ bản chất của XĐMT là XĐ giữa các nhóm xã hội
trong quan hệ với môi trƣờng: “XĐMT là sự XĐ về lợi ích trong khai thác và sử dụng
tài nguyên môi trƣờng. Sự XĐ về lợi ích có thể là giữa các cộng đồng trong xã hội,
giữa các quốc gia...“
Theo Pieter Glasbergen về mặt lịch sử có thể chia cách biểu thị xung đột môi
trƣờng thành 3 giai đoạn khác biệt nối tiếp nhau nhƣ sau:
- Xung đột môi trƣờng trong giai đoạn thứ nhất là dạng xung đột về quyền lực đơn
thuần bắt nguồn từ việc sở hữu những nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng để phục phụ lợi
ích cá nhân. Những lợi ích này đƣợc duy trì bằng việc kiểm soát và chiếm hữu tài

nguyên thiên nhiên.
- Xung đột môi trƣờng ở giai đoạn thứ hai với nội dung chính là kiểm soát chất lƣợng
môi trƣờng vật chất trƣớc mắt. XĐMT đã hình thành những tranh chấp môi trƣờng
mang tính tách biệt, phát sinh trong phạm vi nhỏ, địa phƣơng. Những tranh chấp này
thƣờng xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích riêng. Mối quan tâm đến chất lƣợng môi trƣờng
đƣợc phát huy nhƣ khuyến khích tổ chức các nguồn lực xã hội bù đắp khi môi trƣờng
hiện tại bị đe dọa.
- XĐMT giai đoạn thứ ba liên quan đến việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.
Trong giai đoạn thứ 3 này xuất hiện một số dạng tranh chấp môi trƣờng đặc thù nhƣ
sau:
+ Tranh chấp môi trƣờng xuất phát từ việc chuyển đổi ruộng đất ở khu vực nông thôn.
+ Tranh chấp môi trƣờng cũng xuất hiện trong những khu vực công nghiệp hóa
4


+ Tranh chấp môi trƣờng liên quan đến việc bảo tồn thiên nhiên.
Đinh
̣ nghiã về xung đột môi trƣờng
Mặc dù có nhiều cách phát biểu khác nhau về XĐMT, nhƣng hầu hết đều thống
nhất quan điể m , đó là “mâu thuẫn , tranh chấ p , xung đô ̣t về lợi ích trong khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên“ . Sự xung đô ̣t về lợi ích có thể phát sinh giữa các cộng
đồng trong xã hội, giữa các quốc gia,… mà đại diện là các nhóm xã hô ̣i khác nhau .
Trên tiế p câ ̣n xã hội học môi trƣờng , có thể định nghĩa XĐMT là xung đột xã hội liên
quan đến khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
1.1.1.2. Phân loại xung đột môi trường
1.1.1.2.1. Các đƣơng sự xung đột
Trong XĐMT , luôn phải có các bên liên quan tham gia , tƣ́c là các đƣơng sƣ̣
xung đô ̣t. Có thể nhận dạng một số quan hệ của các đƣơng sự xung đột nhƣ sau :
1) Không phân chia giới tuyế n : Trong cộng đồng không phân chia nhóm xâm hại và bị
xâm hại . Đây là những xung đột xuất hiện trong quá trình chia sẻ các nguồn lợi tài

nguyên và môi trƣờng . Dạng xung đột này có thể tồ n tại trên quy mô nhỏ giữa hai gia
đình, song cũng có thể tồn tại giữa hai địa phƣơng, thậm chí giữa hai quốc gia.
2) Có phân chia giới tuyến : Giữa một bên là nhóm xâm hại và bên kia là nhóm bị xâm
hại. Đây là trƣờng hợp mối quan hệ giữa các tổ chƣ́c kinh tế ,… với cộng đồng dân cƣ.
Dạng quan hệ này cũng tồn tại giữa hai địa phƣơng hoặc hai quốc gia, trong đó không
có sự tranh chấp, mà chỉ tồn tại hai bên; một bên bị hại và một bên là ngƣời xâm hại.
3) Giữa cơ quan quản lý môi trƣờng với cô ̣ng đồ ng dân cƣ : Cộng đồng dân cƣ không
chấp nhận các giải pháp xử lý và đều đứng về phía đối lập với các nhà quản lý.
4) Giữa các cơ quan quản lý môi trƣờng : Đây là trƣờng hợp xuất hiện sự bất đồng giữa
các cơ quan quản lý môi trƣờng trong giải quyế t XĐMT .
1.1.1.2.2. Mƣ́c đô ̣ xung đô ̣t
Tác giả Lê Thanh Bình cho rằng XĐMT đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ khác
nhau qua nhiều bƣớc: trƣớc hết là những mục đích tiềm ẩn khác nhau, tiếp đến là
những hành động không tƣơng hợp, đến giai đoạn cao hơn là những mâu thuẫn, bất
đồng trong quan điểm sử dụng tài nguyên môi trƣờng và chia sẻ các nguồn lợi. Nếu
nhƣ mâu thuẫn này không đƣợc giải quyết sẽ phát triển lên mức cao hơn, gay gắt hơn,

5


dẫn đến các hành động đấu tranh của những nhóm ngƣời đông làm mất ổn định xã hội,
mất ổn định chính trị. Xung đột môi trƣờng có thể diễn ra ở mức độ thấ p và mƣ́c đô ̣
cao:
1) Mƣ́c đô ̣ thấ p : Ở đây xung đô ̣t chỉ dừng lại ở khác biê ̣t quan điểm , nhƣng cuối cùng
trên cơ sở tìm kiếm sự nhất trí hoặc thỏa hiệp về mặt nhận thức , tƣ́c là ở giai đoa ̣n tiề m
ẩn. Có thể xuất hiện những tranh chấp lợi ích kinh tế, song có thể điều hòa bằng những
giải pháp chia sẻ lợi ích . Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp không thể tìm kiếm đƣợc
những giải pháp thỏa hiệp để chia sẻ lợi ích , mà phải dùng đến những biện pháp điều
chỉnh bằng pháp luật.
2) Mức độ cao: Là những xung đô ̣t có thể dẫn tới những nguy cơ về an ninh xã hội, tƣ́c

là trong nội dung của khái niệm “An ninh môi trƣờng”.
Ngoài ra, tƣ̀ quan điể m của Nguyễn Đình Hòe , có thể cho rằng XĐMT là một quá trình
diễn ra theo ba mƣ́c đô ̣ tƣ̀ thấ p tới cao, tƣ̀ mâu thuẫn qua tranh chấp tới xung đột. [11]
1.1.1.2.3. Cƣờng đô ̣ xung đô ̣t
Xung đô ̣t có thể xảy ra theo các cƣờng đô ̣ khác nhau nhƣ sau :
1) Không nghiêm trọng : Xung đô ̣t mức đô ̣ thấp , không bắt nguồn từ những chênh lệnh
lợi thế về quyền lực, lợi ích, đồng thời các bên đƣơng sự đều hiểu rất rõ nó không dẫn
đến những tác hại quá lớn cho mỗi bên.
2) Ít nghiêm trọng : Xuất hiện giữa các đƣơng sƣ̣ đang khai thác tài nguyên trên cùng
một địa bàn. Trong chừng mực nào đó, họ dễ dàng dàn xếp với nhau.
3) Nghiêm trọng: Có thể dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ của các đƣơng sự nhƣ
khiế u kiê ̣n, biểu tình, chặn đƣờng…
4) Rất nghiêm trọng : Đây là những XĐMT bắt nguồn từ những bất bình đẳng lớn về
quyền lực, khai thác sƣ̉ du ̣ng tài nguyên , và cả về tài chính, chính trị. Ở mức độ này, có
thể dẫn tới xung đột vũ trang.
1.1.1.2.4. Tƣơng quan xung đô ̣t
Theo tƣơng quan giữa các xung đô ̣t, có thể phân chia thành:
- Xung đô ̣t một chiều : Đƣơng sƣ̣ này gây hại cho đƣơng sƣ̣ kia và chƣa có phản ứng
ngƣợc.

6


- Xung đô ̣t hai chiều : Đƣơng sƣ̣ này gây hại cho đƣơ ng sƣ̣ kia và nhâ ̣n nhƣ̃ng phản
ứng ngƣợc.
Theo Daniel Schwartz và Ashbindu Singh

[1997, 2004], dƣ̣a vào tƣơng quan

xung đô ̣t có thể phân loa ̣i nhƣ sau:

- Xung đô ̣t trƣ̣c tiế p quố c tế : Gia tăng nhu cầ u sƣ̉ du ̣ng tài nguyên do gia tăng dân số ,
kế t hơ ̣p với suy thoái sinh thái sẽ tăng cƣờng ca ̣nh tranh quố c tế nguồ n cung cấ p tài
nguyên.
- Xung đô ̣t trƣ̣c tiế p trong nƣớc : Xuấ t hiê ̣n trong khai thác , sƣ̉ du ̣ng tài nguyên bên
trong pha ̣m vi quố c gia.
- Xung đô ̣t gián tiế p quố c t ế: Xuấ t phát tƣ̀ ca ̣nh tranh trƣ̣c tiế p trong viê ̣c tiế p câ ̣n tài
nguyên. Xung đô ̣t quố c tế nảy sinh do khan hiế m tài nguyên kế t hơ ̣p với các yế u tố
kinh tế và xã hô ̣i sẽ châm ngòi căng thẳ ng giƣ̃a các quố c gia .
- Xung đô ̣t gián ti ếp trong nƣớc : Khan hiế m tài nguyên kế t hơ ̣p với các tình huố ng xã
hô ̣i ta ̣o điề u kiê ̣n chín muồ i cho xung đô ̣t xuấ t hiê ̣n.
1.1.1.3. Nguyên nhân của xung đột môi trường
Theo Vũ Cao Đàm, dƣ̣a vào nguyên nhân có thể tồn tại những loa ̣i xung đô ̣t sau:
1) Xung đô ̣t nhận thức : Xung đô ̣t đơn giản nhất , có căn nguyên từ sự hiểu biết khác
biệt nhau dẫn đế n hành động phá hoại môi trƣờng của các đƣơng sƣ̣.
2) Xung đô ̣t mục tiêu : Mục tiêu hoạt động khác nhau của các đƣơng sƣ̣ dẫn đến xung
đô ̣t.
3) Xung đô ̣t lợi ích: Xuất hiện khi các đƣơng sƣ̣ tranh giành lợi thế sử dụng tài nguyên .
4) Xung đô ̣t quyền lực : Đƣơng sƣ̣ có quyền lực mạnh hơn lấn át , chiếm dụng lợi thế
đƣơng sƣ̣ khác, dẫn đến xung đô ̣t.
Theo Spillmann dƣ̣a vào nguyên nhân có ba loại xung đô ̣t:
1) Xung đột do thảm họa thiên nhiên: Đây là những biến đổi môi trƣờng không do con
ngƣời tạo ra. Những thay đổi môi trƣờng này không phụ thuộc vào kế hoạch hay quyết
định của con ngƣời.
2) Xung đô ̣t do biến đổi môi trƣờng có kế hoa ̣ch : Đây là những biến đổi môi trƣờng do
quyết định của chính phủ vì lợi ích chung của đất nƣớc, trong khi có một số nhóm xã
hội bị tổn hại.
7


3) Xung đô ̣t do biế n đổ i môi trƣờng không có kế hoa ̣ch : Sự thay đổi này do hệ quả

hành động của từng cá nhân nhƣng tổng hợp hậu quả hành động lại tạo ra các hệ quả
tiêu cực. Mỗi cá nhân hành động vì lợi ích tối đa của họ và không ai chịu trách nhiệm
cuối cùng.
Trong một số công trình khác khi phân tích về nguyên nhân của XĐMT, các tác
giả đã nhấn mạnh đến các nguyên nhân liên quan đến vai trò của cộng đồng trong việc
giải quyết XĐMT, bao gồm:
1) Thiếu thông tin – bỏ qua thông tin
Nhƣ đã biết nguyên nhân chính trong các vấn đề TCMT là sự cạnh tranh nguồn
tài nguyên, sự khác nhau về giá trị nhân văn liên quan đến giá trị của tài nguyên, sự
hiểu biết không đầy đủ về chi phí, lợi ích và nguy cơ trong các hoạt động.
2) Thiếu sự tham gia đóng góp của cộng đồng
Khi xem xét nguyên nhân trong nhiều cuộc xung đột môi trƣờng thì sự thiếu
quan tâm đến ý kiến cộng đồng dân cƣ là nguyên nhân cơ bản. Kinh nghiệm cho thấy,
thiếu sự tham gia của cộng đồng thì khó có thể giải quyết đƣợc mâu thuẫn giữa BVMT
và phát triển kinh tế - xã hội.
3) Các hệ thống giá trị khác nhau
Trong khai thác cùng một nguồn tài nguyên, các hệ thống giá trị khác nhau đối
với các nhóm xã hội khác nhau cũng dễ dàng dẫn đến XĐMT nhƣ XĐ giữa ngƣ nghiệp
và nông nghiệp, XĐ giữ ngƣ nghiệp và lâm nghiệp, XĐ giữa hoạt động nông nghiệp và
hoạt động công nghiệp, XĐ trong việc sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng,
XĐ giữa cộng đồng nhân dân địa phƣơng hay giữa các chủ đầu tƣ.
1.1.1.4. Hành động xung đột
Theo Vũ Cao Đàm [11], tuỳ mức độ mất cân bằng về quyền lực, có thể tồn tại
ba loại hành động xung đột: đe doạ, trừng phạt và đàm phán:
1) Đe doạ: Đe doạ là đặt đƣơng sƣ̣ trƣớc những nguy cơ tiềm ẩn bằ ng các phƣơng tiện
quyền lực để thúc đẩy ho ̣ rẽ sang hƣớng khác , không theo hƣớng dẫn bất lợi cho bản
thân mình.
2) Trừng phạt: Trừng phạt là gây những tác động làm phƣơng hại tới quyền lực, tài
chính hoặc danh dự của đƣơng sƣ̣ . Hành động trừng phạt xuất hiện khi hành động đe


8


doạ tỏ ra không có tác dụng . Khi đó đƣơng sƣ̣ đe doạ chuyển sang dùng các phƣơng
tiện quyền lực gây hại cho đƣơng sƣ̣ xung đột .
3) Đàm phán: Đàm phán là sự thƣơng lƣợng của các đƣơng sự xung đột để tìm kiếm
những giải pháp chia sẻ quyền lợi . Đàm phán xảy ra khi đƣơng sƣ̣ trừng phạt nhận thấy
tiếp tục trừng phạt sẽ tốn kém hoặc mạo hiểm so với kết quả có thể thu đƣợc tƣ̀ đàm
phán.
Manson [11] phân chia xung đô ̣t thành ba loại:
1) Xung đô ̣t sử dụng gián tiế p tài nguyên : Liên quan với việc sử dụng tài nguyên mang
tính thƣơng mại.
2. Xung đô ̣t sử dụng trực tiếp tài nguyên : Liên quan đến sự khan hiếm tài nguyên ở địa
phƣơng hay khu vực.
3) Xung đô ̣t phức hợp : Đặc trƣng bởi tính chất leo thang của xung đô ̣t hơn là do việc
sử dụng tài nguyên tạo ra . Loại xung đô ̣t này bao hàm cá hai loại xung đô ̣t trên , cộng
với những động lực phổ biến gây ra sự leo thang của xung đô ̣t .
Homer-Dixon [11] cũng phân các xung đột thành ba loại:
1) Xung đột khan hiếm đơn giản (Simple scarcity conflicts ): Xảy ra khi chính phủ tính
toán một cách duy lý lợi ích của họ trong tình huống đƣợc hoă ̣c mất của một bên xung
đô ̣t, hoặc các bên đều mất (a zero -sum or negative -sum situation ). Những tình huống
này có thể nảy sinh từ sự khan hiếm tài nguyên.
2) Xung đột bản sắc nhóm (Group-identity conflicts ): Xuất hiện từ sự di dân quy mô
lớn do những biế n đổi môi trƣờng . Các tộc ngƣời với văn hóa khác nhau bi ̣đẩy tới tình
trạng nghèo khổ và căng thẳng . Điều đó có thể dẫn tới sự thù địch giữa các nhóm,
trong đó mỗi nhóm nhấn mạnh bản sắc của họ đồng thời dèm pha, phân biệt và tấn
công ngƣời ngoài nhóm.
3) Xung đột bất mãn do tƣớc đoạt tƣơng đối (Relative-deprivation conflicts): Khi các
nƣớc đang phát triển it́ tạo ra sự gi àu có do vấn đề môi trƣờng , ngƣời dân có thể gia
tăng bất mãn bởi khoảng cách giữa thành tựu kinh tế thực tế đạt đƣợc và mức độ họ

xứng đáng đƣợc hƣởng.

9


1.1.1.5. Các giải pháp quản lý và giải quyết xung đột môi trường
Suselo (AIT) và một số tác giả khác đã đƣa ra các biện pháp khác nhau để giải
quyết tranh chấp môi trƣờng, trong đó nhấn mạnh các phƣơng pháp:
- Dự báo xung đột môi trƣờng (conflict anticipation): là giải pháp hữu hiệu để giải
quyết các tranh chấp môi trƣờng, xung đột môi trƣờng ở giai đoạn tiền dự án. Bằng kết
quả dự báo có thể tìm kiếm đƣợc sự thỏa thuận giữa các bên tham gia dự án nhằm
khẳng định khả năng chấp thuận của những ngƣời ra quyết định.
- Hòa giải môi trƣờng (Environmental Mediation) là quá trình đàm phán mang tính
chính thức hơn giữa các đại diện của các bên chịu tác động. Bƣớc này đƣợc thực hiện
sau khi xung đột đã diễn ra hoàn toàn. Các bên đƣơng sự mong muốn tham gia hòa giải
đã có thể xác định rõ nguyên nhân và quy mô của tranh chấp môi trƣờng.
- Phân xử ràng buộc (binding arbitration) là hƣớng giải quyết do trọng tài quyết định.
Nó có áp lực pháp luật với các bên tham gia.
- Đàm phán hoặc thƣơng lƣợng là biện pháp đƣợc sử dụng ở nơi mà các bên tham gia
có các quyền lợi xung đột nhƣng đều có nhu cầu chung là đạt tới một thỏa thuận nào
đó.Cuộc đàm phán hợp lý, đúng đắn sẽ tạo ra một thỏa thuận khôn ngoan.
Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trƣờng có thể chỉ bắt nguồn từ một hoặc
một số loại xung đột, song cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: Vì lợi
ích vị kỷ của một nhóm, môi trƣờng bị huỷ hoại.
Xung đột có thể xuất hiện trong nội bộ cộng đồng dân cƣ, song cũng có thể xuất
hiện xung đột giữa cơ quan quản lý môi trƣờng với dân cƣ hoặc giữa cơ quan quản lý
môi trƣờng với các cơ quan khác. Tuy nhiên, xã hội học không chỉ dừng lại trong việc
nghiên cứu xung đột xã hội, mà còn nghiên cứu biện pháp điều hoà lợi ích giữa các
nhóm trên cơ sở tôn trọng các cam kết và kiểm soát xã hội về chuẩn mực môi trƣờng.
Cuối cùng tất yếu phải đi đến những giải pháp điều hoà xung đột, là cốt lõi của các giải

pháp quản lý xung đột môi trƣờng.
Xung đột có thể chỉ dừng lại ở sự dị biệt quan điểm, song cũng có thể xuất hiện
những tranh chấp lợi ích kinh tế. Cơ sở để giải quyết xung đột là phải tìm các giải pháp
điều hoà quyền lợi trên cơ sở tôn trọng các chuẩn mực môi trƣờng, bao gồm chuẩn
mực kỹ thuật và chuẩn mực đạo đức. Trong những trƣờng hợp không thể tìm kiếm

10


đƣợc những giải pháp thoả hiệp để chia sẻ lợi ích, thì phải dùng đến những biện pháp
điều chỉnh bằng pháp luật.
James E. Crowfoot, Julia Marie Wondolleck nhấn mạnh phƣơng pháp giải quyết
các tranh chấp môi trƣờng trên cơ sử phát huy sự tham gia của cộng đồng. Theo các tác
giả này, trƣớc sự gia tăng và biến dạng không ngừng của các loại tranh chấp môi
trƣờng thì việc khuyến khích ngƣời dân tham gia vào các quá trình đánh giá tranh chấp
môi trƣờng và hoạch định chính sách môi trƣờng là một biện pháp tối ƣu để giải quyết
các chính sách môi trƣờng.
Tranh chấp, XĐ trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam đang nổi lên nhƣ là một hiện
tƣợng bức bách của đời sống xã hội. Xuất hiện ngày càng nhiều XĐ tranh chấp về môi
trƣờng, điển hình nhất là các vụ tranh chấp đòi bồi thƣờng thiệt hại về ngƣời và tài sản
do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng gây nên. Trong nhiều cách thức biện pháp khác
nhau đƣợc đƣa ra để ngăn chặn, giải quyết tranh chấp thì các biện pháp pháp lý với nội
dung chính là quy định quyền đòi bồi thƣờng thiệt hại gây nên do làm ô nhiễm suy
thoái môi trƣờng đang đƣợc áp dụng ở nhiều khu vực khác nhau.
Hiện nay mới chỉ có các quy định chung về trách nhiệm của ngƣời làm ô nhiễm
môi trƣờng gây thiệt hại, các quy định mang tính nguyên tắc về quyền đòi bồi thƣờng
thiệt hại trong lĩnh vực môi trƣờng. Hiện đã có một số quy định về thủ tục tố tụng để
giải quyết các vụ kiện dân sự đòi bồi thƣờng thiệt hại nói chung nhƣng hiện vẫn còn
nhiều tranh cãi do chúng chƣa thực sự phù hợp với việc giải quyết đòi bồi thƣờng thiệt
hại trong lĩnh vực môi trƣờng.

Trong luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005, vấn đề này đƣợc đề cập rõ bằng 5 điều
quy định về: Thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trƣờng; xác định thiệt hại; giám định
thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trƣờng; giải quyết bồi thƣờng
thiệt hại về môi trƣờng; bảo hiểm trách nhiệm thiệt hại về môi trƣờng.
XĐMT đã và đang tiềm ẩn gây phức tạp. Những vụ khiếu kiện tranh chấp kéo
dài đang diễn ra trong cộng đồng xã hội. Vì vậy, để ngăn chặn, hạn chế, giải quyết
XĐMT cần có giải pháp đồng bộ, mang tính cơ bản, lâu dài và cấp thiết trƣớc mắt, kết
hợp với các giải pháp về giáo dục tƣ tƣởng. Theo tác giả Vũ Ngọc Lân trong bài viết in
trên tạp chí Tài nguyên Môi trƣờng số 4/2008 thì một giải pháp đồng bộ bao gồm:

11


- Thứ nhất: Xây dựng ban hành cơ chế, chính sách chia sẻ nguồn lợi chung về tài
nguyên, môi trƣờng. Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng là của
chung nên cần có sự chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm giữa nhà nƣớc và các địa
phƣơng, cộng đồng. Cần kết hợp giữa lợi ích nhà nƣớc, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân
trong các chính sách về tài nguyên và môi trƣờng.
- Thứ hai: Xây dựng các chính sách về tài nguyên, môi trƣờng, trong đó xác định rõ
hơn về quyền sở hữu với quyền sử dụng các nguồn tài nguyên môi trƣờng. Xác lập
đƣợc quyền quan trọng này là một nhân tố cơ bản để quản lý, sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên, giảm thiểu XĐMT.
- Thứ ba: Xây dựng, hoàn thiện các chính sách về tài chính, tài nguyên môi trƣờng đảm
bảo sự phát triển bền vững ( ví dụ việc đánh thuế tài nguyên môi trƣờng).
- Thứ tƣ: Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, xã hội hóa công tác quản
lý, giải quyết XĐMT bằng hòa giải.
Các nguyên tắc phƣơng pháp nêu trên là cơ sở cho việc đối thoại thƣơng lƣợng,
điều hòa và giải quyết. Tuy nhiên, nhiều tác giả cũng đã nêu lên ý kiến là khó có thể có
một phƣơng án vẹn toàn để giải quyết mọi tranh chấp và XĐMT. Mọi đàm phán, thỏa
thuận đều phải căn cứ trên chuẩn mực giá trị chung của BVMT và phát triển bền vững.

Chuẩn mực đó bao gồm cả những chuẩn mực về kĩ thuật và những chuẩn mực về đạo
đức để chống lại các hành vi phá hoại môi trƣờng.
1.1.2. Tổng quan về xung đột môi trƣờng trên thế giới
a. Thực trạng về xung đột môi trường trên thế giới
Thời báo New York (New York Times) ra hôm thứ 4, ngày 15 tháng 11 năm
2007 đã thống kê hàng năm, Mỹ phải giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp môi trƣờng.
Tại Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội liên kết giải quyết các tranh chấp môi trƣờng
từ 01 tháng 04 năm 2000 đến 31 tháng 3 năm 2001, có 83.881 đơn thƣ khiếu kiện về
tranh chấp môi trƣờng đƣợc gửi đến các cấp chính quyền cơ sở. Theo Chủ tịch Hội
đồng Bảo vệ môi trƣờng quốc gia của Trung Quốc riêng năm 2005 đã có trên 50.000
vụ tranh chấp môi trƣờng xảy ra. [4]
Vào khoảng những năm 1980 – 1990, thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc xung
đột quốc tế có liên quan đến môi trƣờng sinh thái đến mức độ mà các nhà chính trị và
khoa học phải ghép vấn đề XĐMT với vấn đề an ninh quốc gia để bàn giải pháp. Minh

12


chứng cho nhận định này là những cuộc chiến tranh kéo dài để tranh giành nguồn nƣớc
giữa các quốc gia tại lƣu vực sông Jordan điển hình là cuộc chiến giữa Palestine và
Israel, hay các cuộc xung đột vũ trang giữa Ấn Độ và Pakistan gần lƣu vực sông
Indus,... Ngoài ra, áp lực gia tăng dân số đã dẫn tới rất nhiều hành động hủy hoại môi
trƣờng đặc biệt trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất nhƣ việc phá rừng để lấy
nơi sinh sống và canh tác, khai thác du lịch, hoạt động khai khoáng, phát triển công
nghiệp cũng dẫn tới rất nhiều cuộc xung đột lớn trên toàn cầu.
Khi thế giới ra khỏi thời băng giá khoảng 10 nghìn năm về trƣớc, rừng bắt đầu bành
trƣớc và bao trùm gần 60% diện tích trái đất. Kể từ đó, con ngƣời phá rừng để trồng
trọt và chăn nuôi, sinh sống. Cho tới nay rừng chỉ bao phủ khoảng 25% trái đất và phần
lớn diện tích rừng bị phá đã từng xảy ra ở thế giới đã phát triển, những nƣớc đang kêu
gọi các nƣớc đang phát triển phải ngƣng phá rừng. Phần lớn những đợt phá rừng diễn

ra vào vài trăm năm trƣớc thể kỷ 20, kể từ thập niên 1960, Anh đã xây thêm nhiều
vùng đất mới mà diện tích bằng cả xứ Wales, Mỹ (Bang Ohio) khai khẩn đất/rừng phát
triển gấp 5 lần so với phát triển dân số...việc phá rừng dẫn tới làm tuyệt chủng nhiều
loài động thực vật quý hiếm, rừng còn là nơi cung cấp nguyên liệu từ gỗ, lâm sản, cây
thuốc, động vật và là cái hồ chứa carbon dioxide. Mỗi năm khoảng 170.000km2 rừng
nhiệt đới bị hủy diệt. Một vài nƣớc tiêu hủy khoảng 5% rừng mỗi năm. Các nƣớc khác
thay thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo nhƣng khi rừng tự nhiên bị tiêu hủy thì thú
vật cũng dần dần biến mất, nhƣ hàng nghìn loài động vật đƣợc đƣa vào Sách đỏ cần
bảo vệ hoặc đã tuyệt chủng, gấu Panda hiện nay trên thế giới chỉ còn dƣới 1000 con.
Bên cạnh đó 80% đất trồng cỏ đang bị xuống cấp, 50% muối đầm lầy và rừng đƣớc bị
tiêu hủy, 2% đất liền đang có nguy cơ trở thành sa mạc hóa. Việc suy thoái tài nguyên
đất, rừng là một trong những nguyên nhân chính trong việc biến đổi khí hậu toàn cầu
và sự nóng lên của trái đất. Cộng hƣởng với những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, sự
gia tăng dân số, tình trạng di cƣ tự do đã khiến hàng tỷ ngƣời trên toàn cầu đang phải
đối diện với sự thiếu hụt nguồn đất và nƣớc, giá thực phẩm tăng cao dẫn tới nạn đói
hoành hành. Đỉnh điểm là nạn đói/khủng hoảng lƣơng thực thế giới năm 2007-2008 đã
lan rộng tới 36 quốc gia trong đó có đến 21 quốc gia Châu Phi, ảnh hƣởng vô cùng
mạnh mẽ tới 3 tỉ ngƣời nghèo. Riêng Trung Quốc và Ấn Độ cũng lọt vào top 10 do dân
số khổng lồ ở các vùng nông thôn nghèo. Ở Ấn độ, hơn 25.000 nông dân đã chấm dứt
cuộc sống do lâm vào cảnh tuyệt vọng vì thiếu lƣơng thực và nợ nần.
13


Thêm vào đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hoạt động khai khoáng hoặc sử
dụng đất để phát triển công nghiệp cũng gây ra rất nhiều thảm họa cho con ngƣời và
môi trƣờng tự nhiên nhƣ thảm họa nguyên tử Chernobyl vào ngày 26/04/1986 là vụ tai
nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lƣợng hạt nhân, đám mây bụi phóng xạ
đã lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên Xô cũ, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh và
đông Hoa Kỳ. Vụ thảm họa này phát ra lƣợng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với
quả bom nguyên tử đƣợc ném xuống Hiroshima. Theo thống kê của Cơ quan năng

lƣợng nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đƣa ra có khoảng
56 ngƣời chết ngay lập tức, 47 công nhân và 9 trẻ em bị ung thƣ tuyến giáp, ƣớc tính
khoảng 9.000 ngƣời, trong số gần 6,6 triệu cuối cùng sẽ chết vì một bệnh ung thƣ nào
đó. Riêng Tổ chức Hòa Bình Xanh ƣớc tính tổng số ngƣời chết là 93.000 ngƣời. Thảm
họa hóa chất Bhopal tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Ấn Độ ngày 3/12/1984,
việc rò rỉ khí độc đã gây ra cái chết cho khoảng 15.000 ngƣời. 25 năm sau vụ rò rỉ, 390
tấn hóa chất bị bỏ lại nhà máy tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm, đất và
đe dọa tới sức khỏe của con ngƣời tại khu vực. Việc này cho đến nay vẫn chƣa đƣợc
giải quyết triệt để. Thảm họa bùn đỏ tại nhà máy MAL Zrt sản xuất nhôm của Hungary
vào tháng 10 năm 2010 đã khiến 10 ngƣời chết, hơn 150 ngƣời bị thƣơng và gây ô
nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng vì 700 triệu lít bùn đỏ độc hại đã tràn vào các làng
mạc, thị trấn sau đó lan tới sông Danube, che phủ khoảng 800ha đất nông nghiệp ở
miền tây Hungary...
Theo Tạp chí Tin tức Mỹ: “khí hậu và ô nhiễm môi trƣờng trong tƣơng lai có thể chiếm
vị trí hàng đầu của hòa bình thế giới, cùng với các vấn đề có liên quan là tranh chấp,
XĐMT; sự dịch chuyển ô nhiễm, khủng bố...“
b. Nguyên nhân của các xung đột môi trường trên thế giới
Nguyên nhân sâu xa của XĐMT bắt nguồn từ việc tranh giành lợi thế trong khai
thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên, trong đó nổi lên vai trò của các nhóm xã hội
trong những tác động bảo vệ hoặc phá hoại môi trƣờng sống.
Khai thác và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên là một vấn đề liên quan đến nhiều
nhóm xã hội, trong đó nhóm trực tiếp khai thác môi trƣờng nhƣ các công ty, doanh
nghiệp và nhóm bảo vệ môi trƣờng nhƣ cộng đồng dân cƣ, các tổ chức xã hội hay các
cơ quan quản lý môi trƣờng. Trong quá trình khai thác và bảo vệ môi trƣờng nhƣ
XĐMT, kỳ thị môi trƣờng...giữa các nhóm xã hội này thƣờng xuyên xảy ra và có xu
14


hƣớng ngày càng gia tăng. Sự tranh giành lợi thế này dẫn tới hậu quả là khoét sâu bất
bình đẳng xã hội, đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội, và cuối cùng là tranh chấp,

xung đột giữa các cá nhân, nhóm quyền lợi.
Gồm có bốn nguyên nhân chính dẫn tới XĐMT trên thế giới: sự thiếu hụt thông
tin; bỏ qua thông tin; thiếu sự tham gia đóng góp về công sức và kinh tế; các hệ thống
giá trị và lợi ích khác nhau hay có sự bất đồng.
c. Biện pháp và thực tế giải quyết xung đột môi trường trên thế giới
Để giải quyết những xung đột, tranh chấp môi trƣờng xảy ra với tần suất ngày
càng lớn rất nhiều các quốc gia trên thế giới đã thành lập ra các đơn vị có thẩm quyền
chuyên trách hay tòa án môi trƣờng để giải quyết các mâu thuẫn trên. Điển hình nhƣ hệ
thống tòa án môi trƣờng của Trung Quốc, Hội đồng chất lƣợng môi trƣờng (Coucil on
Environmental Quality –CEQ) của Mỹ, Viện giải quyết các tranh chấp về môi trƣờng
(Institue for mediate disputes on Environment) của Mỹ, Trung tâm đánh giá và giải
quyết tranh chấp môi trƣờng (Center for Environment Disputes Assessment and
Resolution – CEDAR) thuộc Đại học NewSouth Wales của Australia hay Hiệp hội liên
kết giải quyết tranh chấp môi trƣờng của Nhật Bản (The Environmental Dispute
Coordination Commission). [8]
Mô hình giải quyết XĐMT đƣợc viện Công nghệ Châu Á nghiên cứu gồm 6
cách giải quyết:
- Dự báo xung đột: là cách ngăn ngừa XĐMT có hiệu quả nhất. Điển hình của cách
làm này là việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. Biện pháp này
đang rất phổ biến trên nhiều quốc gia nhằm giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế các XĐMT
có thể xảy ra.
- Cùng giải quyết vấn đề: Hình thức này đƣợc sử dụng ở giai đoạn sớm khi vấn đề còn
đang đƣợc xác định và đƣợc tiếp tục giải quyết trong toàn bộ quá trình ra quyết định.
Việc thành lập nhóm chuyên trách về khói mù của ASEAN sau vụ cháy rừng tại
Indonesia năm 1997 là một ví dụ điển hình.
- Hòa giải môi trƣờng: là quá trình đàm phán chính thức giữa các bên có liên quan do
một trung gian hòa giải chủ trì.
- Đối thoại chính sách: là hình thức giải quyết sự khác biệt về chính sách bằng việc tổ
chức các hội nghị không chính thức để thảo luận và cố vấn cho các nhà ra quyết định.


15


- Phân xử ràng buộc: là hình thức do tòa án quyết định. Hình thức này phổ biến ở
châu Âu và Bắc Mỹ nhƣng chƣa thật phổ biến ở châu Á.
- Đàm phán thƣơng lƣợng: là hình thức giải quyết xung đột quan trọng nhất. Các cuộc
thƣơng lƣợng giúp các bên xem xét tính đúng đắn của sự việc, hoàn cảnh xảy ra và các
biện pháp giải quyết. Các cuộc thƣơng lƣợng này cũng là cơ hội để thu thập thêm
thông tin và giúp các bên giải quyết các hiểu lầm.
1.1.3. Tổng quan về xung đột môi trƣờng tại Việt Nam
a. Thực trạng về xung đột môi trường tại Việt Nam
Ở Việt Nam chƣa có thống kê chính thức về số vụ tranh chấp môi trƣờng và
đƣợc giải quyết. Trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004 không có cụm từ nào ghi nhận
“tranh chấp môi trƣờng“, tuy nhiên theo luật nội dung Bộ luật dân sự 2005 thì “Cá
nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trƣờng gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo
quy định của pháp luật, kể cả trƣờng hợp ngƣời gây ô nhiễm môi trƣờng không có lỗi“
(Điều 624). Do đó, tranh chấp về môi trƣờng trong pháp luật tố tụng dân sự đƣợc xác
định là vụ án dân sự thuộc nhóm những tranh chấp về yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại
ngoài hợp đồng và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Mặc dù không có
thống kê đầy đủ về số lƣợng vụ án đƣợc Tòa án nhân dân thụ lý và giải quyết yêu cầu
bồi trƣờng thiệt hại liên quan đến môi trƣờng, nhƣng qua tổng kết hoạt động xét xử của
Tòa án hàng năm, có thể thấy số lƣợng vụ án loại này là không nhiều. Điều này trái
ngƣợc với thực tế là các vụ vi phạm, gây ô nhiễm và tranh chấp về môi trƣờng ngày
càng nhiều. Điển hình nhƣ vụ Công ty Vedan xả trực tiếp nƣớc thải chƣa qua xử lý gây
hủy diệt dòng sông Thị Vải đƣợc phát hiện vào cuối năm 2008 đã gây chấn động dƣ
luận về mức độ ảnh hƣởng tới môi trƣờng và cuộc sống của cộng đồng. Hay vụ công ty
thép Đồng Tiến gây ô nhiễm ở Sóc Trăng, vụ công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc
trừ sâu ở Thanh Hóa, vụ công ty mía đƣờng La Ngà (Đồng Nai) xử lý nƣớc thải chƣa
đạt chuẩn vẫn thải ra khu vực nuôi cá bè của dân, dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt
và công ty phải hỗ trợ cho ngƣời dân hơn 186 triệu đồng...

Tại Việt Nam có thể tổng hợp các vụ xung đột môi trƣờng trên một số lĩnh vực
nhƣ [10]:
-

XĐMT trong sản xuất nông nghiệp bao gồm: xung đột giữa nhóm chủ sản xuất

sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật với nhóm sử dụng sản phẩm nông

16


nghiệp; xung đột giữa chủ chăn nuôi với ngƣời dân quanh vùng.
- XĐMT trong phát triển làng nghề bao gồm: xung đột giữa các nhóm xã hội
trong làng nghề, xung đột môi trƣờng giữa các cộng đồng làng nghề và không làm
nghề, xung đột giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hóa.
- XĐMT trong phát triển công nghiệp bao gồm: xung đột giữa hoạt động của các
khu công nghiệp với ngƣời dân quanh khu vực, xung đột giữa các chủ doanh nghiệp và
nhỏ với ngƣời dân không kinh doanh sản xuất.
- XĐMT do phát triển thủy lợi bao gồm: xung đột do chặt phá rừng làm thủy điện
của các chủ dự án với cộng đồng dân cƣ sống dựa vào tài nguyên rừng, xung đột do
thủy điện thay đổi dòng chảy, sạt lở đất, suy kiệt hệ sinh thái trên sông làm mất cơ hội
kiếm sống của ngƣời dân hạ lƣu, xung đột do thủy điện làm xuất hiện dƣ chấn, động
đất, hiện thƣợng di cƣ của ngƣời dân,.
- XĐMT do khai thác khoáng sản bao gồm: xung đột giữa các chủ doanh nghiệp
khai thác khoáng sản, xung đột giữa các chủ doanh nghiệp và ngƣời dân.
- XĐMT trong đời sống ngƣời dân
b. Nguyên nhân của các xung đột môi trường tại Việt Nam
Nhìn những biểu hiện của XĐMT ở nƣớc ta hiện nay có thể thấy XĐMT xảy ra
trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội với mức độ ngày càng đa dạng và phức tạp.
Song tất cả đều tựu chung tại những nguyên nhân sau:

-

Do mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm xã hội trong việc khai thác và sử dụng các

nguồn lực tự nhiên: Ở nƣớc ta, xung đột môi trƣờng do xung đột lợi ích kinh tế là phổ
biến nhất. Các doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế đã gây ô nhiễm môi trƣờng, làm tổn hại
kinh tế, sức khỏe của ngƣời dân địa phƣơng. Chính việc thiếu sự tham gia của các bên
liên quan đã dẫn đến việc mất cân bằng về lợi ích của nhóm xã hội.
- Do sơ hở của pháp luật và sự yếu kém của cơ chế chính sách: Hình thức quản lý
đất đai, tài nguyên rừng, nguồn nƣớc hiện tại vẫn còn mang tính thiên vị, từ đó gây bất
lợi cho cộng dộng ngƣời dân sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó
quyền lợi từ nguồn tài nguyên với cộng đồng còn rất hạn chế. Các vấn đề quản lý nhà
nƣớc về khai thác khoáng sản, nguồn nƣớc, rừng hiện nay là một ví dụ điển hình về
nguy cơ XĐMT ở nƣớc ta. Đặc biệt là việc khai thác khoáng sản tràn lan đang gây ra
những tranh chấp về sử dụng đất đai, sử dụng nguồn nƣớc, rừng và tranh chấp công ăn

17


việc làm do mất đất nông nghiệp, do lao động nhập cƣ gây ra những tệ nạn xã hội, ô
nhiễm môi trƣờng.
c. Biện pháp và thực tế giải quyết xung đột môi trường tại Việt Nam
Nhìn nhận môi trƣờng là vấn đề đƣợc toàn xã hội quan tâm đặc biệt và trực tiếp
ảnh hƣởng đến sự sống chung của cộng đồng, sức khỏe, Hiến Pháp năm 2013 đã lần
đầu tiên ghi nhận quyền môi trƣờng của công dân. Hiện nay tất cả các vụ tranh chấp
môi trƣờng vẫn đƣợc xử lý nhƣ các vụ án dân sự thuộc nhóm tranh chấp về yêu cầu đòi
bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng và thuộc quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.
Tuy nhiên số lƣợng các vụ án loại này đƣợc giải quyết không nhiều. Một phần do việc
chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trƣờng mất nhiều chi phí và
chỉ các cơ quan chuyên môn về các vấn đề môi trƣờng, chuyên môn về sức khỏe con

ngƣời mới thực hiện đƣợc. Tuy nguy cơ của những hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng
sống thƣờng gây thiệt hại nghiêm trọng tới con ngƣời, xã hội và tài sản, thậm trí còn
ảnh hƣởng tới nhiều thế hệ mai sau, song thời gian phát hiện các ảnh hƣởng của những
ô nhiễm này không giống nhau. Có những thiệt hại môi trƣờng có thể thấy ngay tác
động nhƣ ô nhiễm không khí, nƣớc...nhƣng cũng có những tác động lâu dài mới phát
hiện đƣợc, đặc biệt là ảnh hƣởng đến sức khỏe nhƣ bệnh ung thƣ. Do những đặc trƣng
này mà quá trình giải quyết các vụ án về môi trƣờng thƣờng phức tạp, tốn thời gian và
chi phí.
Để ngăn chặn một cách hiệu quả những XĐMT ở nƣớc ta hiện nay có một số
biện pháp sau:
- Tiếp tục bổ sung, đổi mới luật Bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ
của ngƣời sử dụng môi trƣờng.
- Cần sớm thành lập Tòa án môi trƣờng và các Thẩm phán chuyên sâu về môi
trƣờng nhằm giải quyết có hiệu quả và triệt để các vụ gây ô nhiễm môi trƣờng trên diện
rộng, sức ảnh hƣởng lớn.
- Cần quy định rõ ràng chủ sở hữu tài nguyên môi trƣờng, đặc biệt là trong lĩnh
vực khai khoáng, thủy điện. Tránh tình trạng quản lý tài nguyên chồng chéo, mâu
thuẫn, bảo đảm hài hòa lợi ích của cộng đồng và các chủ doanh nghiệp, tránh những
xung đột có thể xảy ra.
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

18


- Về lâu dài phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trƣờng trên cơ sở tƣ duy
đổi mới, có hành vi ứng xử và ý thức trách nhiệm với thiên nhiên.
1.1.4. Tổng quan về xung đột môi trƣờng tại Tây Nguyên
a. Thực trạng về xung đột môi trường tại Tây Nguyên
Tây Nguyên cũng là một địa phận đang nóng lên với những tranh chấp, xung
đột môi trƣờng ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Mai Trọng Thông [12] xung

đột môi trƣờng có nguy có xảy ra trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi
trƣờng ở Tây Nguyên.
- Xung đột môi trƣờng có nguy cơ xảy ra từ vấn đề sử dụng đất và quyền sử dụng
đất: Các mâu thuẫn nảy sinh trong sử dụng đất do: sự gia tăng mạnh mẽ diện tích cây
công nghiệp, đặc biệt là cây cao su, cây cà phê đã vƣợt quá lớn so với quy hoạch làm
thay đổi mạnh cơ cấu sử dụng đất, làm suy giảm đáng kể diện tích đất lâm nghiệp có
rừng, làm gia tăng tình trạng chặt phá rừng một cách bừa bãi để trồng cao su, cà phê.
Một mâu thuẫn lớn đang gây sự chú ý của nhiều ngƣời là việc chuyển đổi một diện tích
rất lớn đất rừng Khộp sang trồng cây cao su đã và đang làm giảm đáng kể diện tích
rừng và làm suy thoái mạnh hệ sinh thái rừng Khộp đặc thù của vùng Tây nguyên. Một
mâu thuẫn khác cũng đã nảy sinh từ vấn đề sử dụng đất và quyền sử dụng đất, đó là sự
gia tăng quá nhanh chóng số lƣợng dân di cƣ từ các vùng khác đến, dẫn đến tình trạng
ngƣời dân thiếu đất sản xuất, thậm chí cả đất ở. Vì vậy ngƣời dân đã tự do lấn chiếm
đất lâm nghiệp, xâm hại đất có rừng để lấy đất sản xuất. Hàng chục ngàn ha đất có
rừng đã bị chặt phá bừa bãi, làm gia tăng hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi của đất, gia tăng
lũ lụt/ lũ quét tại các vùng hạ du.
- Tranh chấp, xung đột môi trƣờng có nguy cơ xảy ra từ các vấn đề khai thác, sử
dụng nguồn nƣớc: Các mâu thuẫn lớn, gay gắt đã nảy sinh và đang ngày càng gia tăng
từ công tác quản lý tài nguyên nƣớc chƣa hợp lý, từ việc ngƣời dân khai thác nguồn
nƣớc một cách tự do để tƣới cho cây trồng công nghiệp, từ việc phát triển xây dựng ồ
ạt các công trình thủy điện ở Tây Nguyên…đã làm suy kiệt tài nguyên nƣớc mặt, nƣớc
ngầm, làm thay đổi cân bằng nƣớc trong mỗi tỉnh, trong toàn vùng và giữa vùng Tây
Nguyên với các vùng kế cận khác nhƣ vùng Trung bộ, vùng Đông Nam bộ, thậm chí cả
với quốc gia láng giềng Campuchia. Bên cạnh đó, các mâu thuẫn này đã, đang gây ra
những tác động tiêu cực rất lớn đến môi trƣờng tự nhiên, thể hiện: làm gia tăng lũ lụt ở
vùng hạ du, gia tăng hạn hán khốc liệt xảy ra ngay ở Tây Nguyên và ở các vùng hạ du,
19


làm gia tăng sạt lở, suy giảm dòng chảy môi trƣờng trên các dòng sông. Đối với môi

trƣờng sinh thái, những bất cập, mâu thuẫn trong khai thác sử dụng nguồn nƣớc đã làm
giảm đáng kể diện tích rừng, tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái và của rừng cũng bị
suy giảm trầm trọng.
- Tranh chấp, xung đột môi trƣờng có nguy cơ xảy ra từ việc quản lý tài nguyên
rừng: Hiện nay công tác quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học tại vùng Tây
Nguyên có nhiều điểm bất cập và gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tƣợng ngƣời dân xâm
chiếm đất rừng một cách tự do để lấy đất sản xuất, xây dựng các nhà máy thủy điện đã
lấy đi hàng chục ngàn ha rừng tự nhiên, thậm chí có cả rừng phòng hộ nhƣng việc
trồng bù lại rừng bị mất đƣợc các dự án thủy điện chỉ đạt khoảng 1/10 diện tích rừng bị
mất; việc khai thác rừng trái phép tại các khu vực không nằm trong vùng lòng hồ diễn
ra rất nghiêm trọng…Tất cả những bất cập đó đang là nguy cơ lớn, có thể làm nảy sinh
những tranh chấp, xung đột môi trƣờng từ công tác quản lý rừng ở Tây Nguyên. Việc
quản lý tài nguyên rừng và Đa dạng sinh học không có sự thống nhất đã làm cho công
tác bảo tồn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là quản lý các nguồn gen, các loài quý
hiếm, các sinh cảnh, các Vƣờn Quốc gia và các Khu bảo tồn thiên nhiên. Một số các
Vƣờn Quốc gia nhƣ: Vƣờn Quốc gia Yốk Đôn, Vƣờn Quốc gia Chƣ Yang Sin, Khu
bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh… đang bị tàn phá nhƣng không thể quản lý đƣợc.
b. Nguyên nhân của các xung đột môi trường tại Tây Nguyên
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những tranh chấp, xung đột môi trƣờng tại
khu vực Tây nguyên trong đó bao gồm:
- Việc quy hoạch khai thác sản xuất và việc triển khai thực tế thƣờng không đồng bộ,
nhất quán.
- Do sự bất đồng về lợi ích nhóm: còn nhiều bất cập trong khai thác, quản lý và sử
dụng tài nguyên; mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm khai thác và ngƣời dân địa phƣơng
nơi khai thác tài nguyên.
- Chính sách, pháp luật đất đai không tính đến yếu tố vùng, yếu tố dân tộc làm phát
sinh những khó khăn, phức tạp trong quản lý và sử dụng đất, từ đó có thể này sinh
những hậu quả khó lƣờng.
- Chính sách, pháp luật đất đai không ổn định và thiếu tính nhất quán làm cho nhân
dân giảm niềm tin đối với chính sách, pháp luật đất đai của Nhà nƣớc.


20


×