Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn hà nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.57 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
...................................***....................................

LÊ THÀNH HƯNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở NÔNG
THÔN HÀ NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2008

1


đĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIẤN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
......................................***.......................................

LẤ THÀNH HƯNG

ĐỜI SỐNG VĂN HỂA TINH THẦN Ở NỄNG
THỄN HÀ NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

CHUYỜN NGàNH:
MÓ Số:

TRIếT HọC


60 22 80

NGườI HướNG DẫN KHOA HọC: TS NGUYỄN HÀM GIÁ

HÀ NỘI – 2008

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm,
xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then
chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ
quốc. Tuy nhiên, hơn mười năm trở lại đây việc phát triển văn hóa, xây dựng nền
tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống. Trong
những năm 90 của thế kỷ trước, UNESCO đề ra chương trình thập kỷ phát triển
văn hóa, kêu gọi các quốc gia ban hành chính sách văn hóa, làm động lực phát
triển. Đây là thời điểm nước ta từng bước hình thành cơ chế thị trường. Bước vào
thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm, dưới sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế dược phát
huy, giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Nền kinh tế của nước ta
khởi sắc từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế tạo tích lũy, nâng cao cơ sở vật
chất. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cho dù được định hướng xã hội chủ nghĩa
vẫn là không đủ, thậm chí còn nguy hiểm mà còn phải hướng tới một sự nghiệp
văn hóa thực sự tiên tiến và dân tộc đủ sức hình thành một nền tảng vững chắc với
cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường không ngừng đẻ ra
của cải vật chất, nhưng mặt trái của nó là không ngừng tác động xấu vào đời sống
văn hóa tinh thần, lối sống của con người và có thể làm băng hoại đảo lộn xã hội.
Chính vì vậy, phát triển văn hóa tinh thần là nhiệm vụ chiến lược nhằm

thúc đẩy kinh tế thị trường, phát triển nhanh hơn và bền vững hơn, đồng thời
điều tiết ngăn chặn những biến thái bất lợi do mặt trái kinh tế thị trường gây ra
bảo vệ con người đem lại trật tự và hài hòa cho xã hội. Phát triển văn hóa tạo ra
sức mạnh nội sinh của dân tộc chính là bước chuẩn bị hết sức cần thiết cho hội

3


nhập và giao lưu quốc tế, nếu không muốn bị đè bẹp dưới sức mạnh vật chất và
văn hóa của dân tộc khác.
Trong điều kiện mới khẳng định vị trí của đời sống văn hóa tinh thần bên
cạnh nhiệm vụ chính trị và kinh tế là một quyết tâm chính trị của Đảng nhằm tăng
cường củng cố nền tảng tinh thần của xã hội ta trước những thách thức khó lường
của thế giới hiện đại mở ra một tương quan hợp lý giữa các nhân tố chính trị văn
hóa, bảo đảm tính đồng bộ trong phát triển. Nhận thức rõ điều này Đảng ta đã bắt
đầu nhấn mạnh tầm vóc của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới đất nước, trước
những thách thức và thời cơ mà dân tộc ta đương đầu. Đặc biệt mười năm trở lại
đây, với nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) quyết tâm xây dựng nền tảng văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội,
trở thành mục tiêu và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đã thúc đẩy đất
nước và con người Việt Nam không ngừng vươn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên
cạnh sự biến đổi tích cực đã xuất hiện không ít những biểu hiện trong đời sống văn
hóa tinh thần mang tính tiêu cực trì trệ phản ánh sai lệch hiện thực và chệch khỏi
bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các yếu tố
đạo đức lối sống và trong một số hoạt động tinh thần mang tính truyền thống như
cưới xin, ma chay, lễ hội hay trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, giáo dục, khoa
học công nghệ, tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo... đó còn là sự suy thoái đạo đức lối
sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là một trong những nguyên nhân
hàng đầu dẫn tới sự suy giảm và xói mòn niềm tin trong ý thức cá nhân và trong
đời sống dư luận xã hội về chế độ xã hội. Vì những lý do ấy tôi chọn đề tài “Đời

sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam hiện nay” để nghiên cứu nhằm góp
phần vào sự thành công của quá trình đổi mới ở Hà Nam nói riêng và đất nước ta
hiện nay.

4


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Văn hóa không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Chủ nghĩa Mác- Lênin khi bàn
về văn hóa đã khẳng định đó là một trong những động lực để phát triển xã hội.
Trong quá trình đổi mới của đất nước, sự biến đổi đời sống tinh thần đã được các
nhà khoa học xem xét trên những bình diện khác nhau, đến nay chúng ta có thể chỉ
ra những công trình tiêu biểu theo các nhóm sau đây:
- Nhóm thứ nhất, các bài viết in trên các báo và tạp chí như: Xây dựng môi
trường văn hóa ở nước ta từ góc nhìn giá trị học, Văn hóa nghệ thuật, 4/2001 của
Đỗ Huy; “Một số vấn đề về thực trạng và định hướng phát triển đời sống tinh thần
của nước ta” của Phùng Đông; "Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở
đồng bằng sông Hồng" của Tô Duy Hợp; "Tín ngưỡng làng xã" của PGS. Vũ Ngọc
Khánh; "Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam"; "Hương ước hồn quê" của Toan Ánh; "Mô
hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay" của Thu Linh... Các bài viết này đã khai
thác ở một vài khía cạnh của đời sống văn hóa tinh thần, khẳng định vai trò của
văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần là động lực quan trọng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nhóm thứ hai, các đề tài nghiên cứu khoa học và các cuốn sách viết về vấn
đề này như; “Văn hóa và đổi mới” của Phạm Văn Đồng, “Xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở” của Viện văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) “Xây dựng môi
trường Văn hóa cơ sở” của TS Văn Đức Thanh”, "Cộng đồng làng xã Việt Nam
hiện nay" của tập thể tác giả Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; “Giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Trần Văn Giàu; "Bản sắc văn
hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ" của TS. Lê Quý Đức Nhận

diện mấy vấn đề văn hóa, của Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - Thông tin... Các
công trình này cũng đã đề cập đến đặc điểm, vai trò của văn hóa và văn hóa tinh
thần cũng như đề cập đến các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của
dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên các công trình khoa học đó nghiên cứu trên một
phạm vi rộng, đề xuất những giải pháp ở tầm vĩ mô.

5


- Ngoài các công trình kể trên, còn có một số luận văn, luận án, khóa luận,...
viết về văn hóa, văn hóa tinh thần ở một số tỉnh và địa phương. Tuy nhiên việc
nghiên cứu một cách tổng hợp về đời sống văn hóa tinh thần ở Hà Nam thì chưa có
công trình nào. Chính vì vậy tác giả chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu của
mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Trên cơ sở làm sáng tỏ vai trò và thực trạng đời sống văn hóa tinh thần ở
nông thôn Hà Nam hiện nay tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và pháp
triển văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ khái niệm văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần.
Hai là, phân tích thực trạng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa tinh thần
ở nông thôn Hà Nam trong thời kỳ tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luạn văn là thực trạng đời sống văn hóa tinh thần
của nông thôn Hà Nam giai đoạn hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ giới hạn trong việc xem xét ảnh hưởng của đời sống văn hoá tinh
thần ở nông thôn Hà Nam, với tư cách là một trong những động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận

6


Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống các quan điểm
đường lối của Đảng và Nhà nước là cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài. Luận văn
cũng có kế thừa những giá trị của các công trình có liên quan đã công bố.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được tác giả sử dụng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời với các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, logic và lịch sử các phương pháp
trên được sử dụng phù hợp với từng nội dung của đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài này nhằm giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về thực trạng đời sống văn
hóa tinh thần của nông thôn giai đoạn hiện nay ở Hà Nam. Trên cơ sở đó luận văn
bước đầu đưa ra một hệ giải pháp có tính đồng bộ nhằm phát triển đời sống văn
hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu các vấn đề có
liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1. Văn hoá tinh thần và vai trò của nó trong đời sống xã hội Việt
Nam hiện nay.
Chương 2. Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Hà Nam hiện

nay.
Chương 3. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần ở nông thôn Hà Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Chương 1

7


VĂN HOÁ TINH THẦN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Quan niệm về văn hoá
1.1.1. Khái niệm văn hoá
Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX trong lịch sử nhân loại cũng là sự kết thúc
của Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988-1997) nhằm thực hiện Nghị quyết
41/87 ngày 9/12/1986 của Liên hợp quốc. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của cả nhân
loại ở thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai đối với văn hóa đã phát triển rất sâu
và rộng.
Bước vào thế kỷ XX, thuật ngữ văn hóa đã thâm nhập vào đời sống xã hội
một cách sâu sắc, làm thay đổi nhận thức của con người trong các hướng tiếp cận mới
phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ. Văn hóa đã và đang trở
thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Từ đó
tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành khung lý thuyết mới trên
nhiều lĩnh vực có liên quan đến văn hóa - xã hội.
Khái niệm văn hóa, theo nhà ngôn ngữ học người Đức W. Vun-đơ
(W.Wundt) bắt nguồn từ một động từ tiếng La Tinh "Colere" và sau chuyển thành
"Cultura" với nghĩa là cày cấy, vun trồng. Trong sự vận động của ngôn ngữ,
"Cultura" chuyển nghĩa từ trồng trọt cây cối sang hàm nghĩa trồng trọt tinh thần, trí
tuệ; gắn bó với con người dưới dạng thức mới, được biểu hiện trong mô thức phức
tạp hơn song lại hàm chứa nội dung sâu sắc hơn so với nghĩa ban đầu của nó.

Trong thế kỷ XX, những nhà nghiên cứu về văn hóa trên thế giới đã tiếp tục
đa ra nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác
nhau. Theo kháo sát của PGS. Phan Ngọc, cho đến nay đã có trên 400 định nghĩa
về văn hóa. Điều này cho thấy "mảnh đất" văn hóa để cày xới, thâm nhập, tiếp cận
rất rộng, đa dạng và phong phú. Trong bản tuyên bố chung tại Hội nghị quốc tế ở

8


Mêhicô do UNESCO chủ trì họp từ 26/7 đến 6/8 năm 1982, người ta chấp nhận
một quan niệm về văn hóa như sau: "Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể
những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính
cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những
hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng" [29, tr.5-6].
Như vậy, điểm thống nhất trong những quan niệm trên là đều xem lao động
sáng tạo là cội nguồn của văn hóa. Và, chính văn hóa đã đem lại cho con người khả
năng suy xét về bản thân, làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt mang
tính nhân bản sâu sắc, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có lý trí và
tình cảm trong khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ. Và cũng chính nhờ văn hóa
mà con người thể hiện được phẩm chất, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là
một phương án "chưa hoàn thành", đặt ra để xem xét những thành tựu của bản
thân, tìm tòi không biết mệt những "ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công
trình vượt trội lên bản thân mình" [29, tr.5-6].
Dưới góc độ tiếp cận xem lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn
hóa hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện con người, nhà nghiên cứu
Hoàng Vinh đã có quan niệm xác đáng rằng: "Văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con
người, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, được đúc kết thành hệ
giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn di sản văn hóa và hệ ứng xử
văn hóa của cộng đồng ngời. Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản

sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và
một họat động của những con người sống trong cộng đồng xã hội ấy" [34, tr.43].
Hoạt động sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần của con người là nhằm
hình thành nên các giá trị văn hóa để từ đó cộng đồng người nói chung và mỗi con
người nói riêng soi vào nó để chiêm nghiệm, đối chiếu và phấn đấu để đạt được
những chuẩn mực giá trị cần thiết mà mỗi cá nhân, gia đình, xã hội đòi hỏi. Vì vậy,

9


có thể hiểu: Văn hóa là quá trình vận động đặc biệt làm biến đổi liên tục và sâu sắc
đến năng lực sáng tạo của cá nhân và cộng đồng nhằm ngày càng hoàn thiện nhân
cách và xã hội, vơn tới sự thống nhất cao giữa mỗi cá nhân - gia đình - cộng đồng
làng xã và toàn xã hội vì sự tồn tại và phát triển tiến bộ của con người và xã hội.
Ngày nay một quan niệm đầy đủ về bản chất của văn hoá ngày càng được
xác định. Nếu trước đây khái niệm văn hoá chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp trong
giới hạn các hoạt động văn học, nghệ thuật thì ngày nay văn hoá được hiểu theo
nghĩa rộng là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm, tri thức,
vật chất và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực
tiễn - lịch sử của mình, trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã
hội.Trong lễ phát động: Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá“ (Pari tháng
12/1986) Ông F. Mayor Tổng giám đốc UNESCO đã cho rằng: “Văn hoá là tổng
thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong
quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính
riêng của mỗi dân tộc” [18, tr.32].
Định nghĩa này rất phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nêu ra cách đó
trên 40 năm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,

văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hoá.
Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của
sự sinh tồn” [22, tr.431].
Như vậy từ trong quan niệm của Hồ Chí Minh toát lên một cái nhìn vừa
toàn diện, vừa sâu sắc về nguồn gốc lịch sử của văn hoá, về phạm vi rộng lớn

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Một số Văn kiện của
Đảng về công tác tư tưởng - văn hóa, tập 2 (1986 - 2000), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Nguyễn Đăng Dung (2002), Văn hoá học Việt Nam, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

3.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

4.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội

6.

Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh uỷ Hà Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII, tr.51-52.

7.

Nguyễn Khoa Điềm (2006), Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.
Theo Vietnam.net

8.

Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, NXB. Chính trị quốc gia
Hà Nội.

9.

Phùng Đông (2006), Một số vấn đề về thực trạng và định hướng phát
triển đời sống tinh thần ở nước ta. Theo Vietnam.net tr.1

10.


Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hoá đối với sự phát triển văn
hoá nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

11


11.

Lê Quí Đức (2004), “Di sản văn hoá nhìn từ góc độ kinh tế", Trích
trong: Văn hoá và phát triển ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

12.

Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

13.

Hà Nam thế và lực trong thế kỷ mới (2005), Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội

14.

Lê Như Hoa (1996), Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh
công nghiệp hóa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

15.


Đinh Gia Khánh (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa,
Hà Nội.

16.

Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hoá gia đình Việt Nam, NXB. Văn hoá dân
tộc, Hà Nội.

17.

Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa - Học Viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh (1997), Giáo trình văn hoá xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

18.

Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa - Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh (2004), “Kết luận Hội nghị lần thứ Mười Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khoá IX)" (2004), Tạp chí Thông tin Văn hoá và
phát triển, tr.4

19.

V.I.Lênin (1970), Bàn về cách mạng tư tưởng văn hóa, Nxb Tiến bộ,
Matxcơva, tr.507.

20.

Lê Hồng Lý (2000), "Du lịch và vấn đề về vấn đề giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc ở Hà Nội", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật.


12


21.

Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, Nxb. Văn
học, Hà Nội.

22.

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.431.

23.

Phạm Xuân Nam (1993), Phương pháp luận về vai trò của văn hóa
trong phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

24.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam (2004), Báo cáo tổng kết năm
học 2003 - 2004.

25.

Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Hà Nam (2001), Kế
hoạch khoa học, công nghệ và môi trường 5 năm (2001 - 2005).

26.


Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Hà Nam (2004), Báo cáo
thành tích chống mại dâm, cai nghiện phục hồi giai đoạn 1997 2004.

27.

Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Nam (2004), Báo cáo tổng kết công
tác thanh tra năm 2004.

28.

Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Nam (2005), Báo cáo công tác văn
hóa - thông tin 6 tháng đầu năm 2005.

29.

Tạp chí Người đưa tin của UNESCO (11/1988), tr.5-6.

30.

Lê Quang Thiêm (chủ biên), Trần Đình Hượu, Nguyễn Kim Đính
(1998), Văn hoá với sự phát triển của xã hội Việt Nam theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.

Chu Khắc Thuật, Nguyễn Văn Thủ (chủ biên, 1998), Văn hoá lối
sống với môi trường, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Trung tâm nghiên
cứu và tư vấn về phát triển, Hà Nội.


13


32.

Hoàng Trinh (1996), Mấy vấn đề văn hoá và phát triển, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

33.

Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam:
Cái nhìn hệ thống loại hình, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

34.

Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn
hoá ở nước ta, Viện Văn hoá & Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội,
tr.43.

14



×