Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG VỚI VIỆC
THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH GIẢNG ĐƯỜNG HIỆN NAY
Lưu Thị Lan Anh, Phù Thị Xuân Quyên, Mai Thùy Nhung, Nguyễn Thị Nhung
Lớp 06XH 1D, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, với việc mọc lên nhiều nhà máy, xí nghiệp, trường học,…
đã thu hút một lượng người khá lớn từ các vùng miền khác nhau về đây học tập và làm
việc, nên làm cho cuộc sống ở đây ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này đã tác
động nhất định đến tầng lớp thanh niên, nhất là giới sinh viên. Do đó, nhận thức và lối
sống của sinh viên đang học tập tại TP.HCM hiện nay cũng bị ảnh hưởng trong bối cảnh
kinh tế- văn hoá - xã hội này.
Thực tế nhìn nhận cho thấy ngày nay khi bước chân vào giảng đường, chúng ta
thường nhìn thấy những hình ảnh không tốt về sinh viên như: trong lớp học sau giờ tan tồn
tại rất nhiều rác do các bạn không ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, lớp học thì ồn ào, đi
học không tuân thủ nội quy của trường dẫn đến hiện tượng phải có đội sao đỏ đứng ở mỗi
lối đi của cầu thang vào những giờ lên lớp của các bạn….nhất là gần đây tại trường Tôn
Đức Thắng đã có quy định là sinh viên khi đến trường phải mang giầy có quai hậu, thế
nhưng vẫn còn rất nhiều sinh viên không tuân thủ quy định đó…tất nhiên đó cũng chỉ là
một bộ phận trong tổng thể nhưng cũng làm ảnh hưởng đến môi trường vốn mang tính
nhân văn cao.
Chính vì những lý do nêu trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu với
hy vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan nhằm hạn chế tiêu cực và phát huy những
mặt tích cực góp phần vào việc định hướng phát triển lối sống lành mạnh vừa mang tính
chất văn minh, vừa giữ được giá trị truyền thống trong giới trẻ nói chung và giới sinh viên
tại TP.HCM nói riêng. Thế nhưng vì một số lý do khách quan chúng tôi không có điều kiện
nghiên cứu rộng ở tất cả các trường Đại học, Cao đẳng tại TP.HCM nên chúng tôi đã
chọn nghiên cứu tại trường Đại học Tôn Đức Thắng – nơi mà nhóm chúng tôi đang học
tập.
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
1.
Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể
1
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có: Thông qua phương pháp này, tác giả xem
xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra các thông tin cần thiết, nhằm đáp ứng
các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thông qua các kênh thu thập tài liệu khác nhau để có
nguồn tư liệu cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến
việc thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Là phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân. Đối
tượng phỏng vấn là sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng cụ thể như sau: phỏng vấn 6 cuộc,
trong đó sinh viên năm nhất là 3 cuộc, sinh viên năm ba là 3 cuộc chia đều cho 3 khoa:
khoa khoa học xã hội và nhân văn, khoa kỹ thuật công trình, khoa quản trị kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi: Lựa chọn và điều tra 180
bảng hỏi đối với sinh viên của 2 khối nghành học :
- Nghành tự nhiên- kỹ thuật công trình: 60 bảng hỏi
- Nghành kinh tế - xã hội và nhân văn: 120 bảng hỏi
Phương pháp quan sát: Quan sát với tư cách là một trong những phương pháp cụ
thể cho việc thu thập các thông tin cá biệt được hiểu là một phương pháp bộ phận thu thập
thông tin về đối tượng trong nghiên cứu xã hội học. Quan sát là quá trình tri giác và việc
ghi chép mọi yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu
nghiên cứu. Ở đây quan sát tham dự tại các lớp trực thuộc Đại học Tôn Đức Thắng để xem
xét việc thực hiện nếp sống văn minh giảng đường trong sinh viên.
Phương pháp chọn mẫu: Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo
những cách thức nhất định với một dung lượng hợp lý.
2.
Câu hỏi nghiên cứu và mô hình phân tích
2.1
Câu hỏi nghiên cứu
-
Việc thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng diễn ra
như thế nào?
-
Các yếu tố nào tác động đến việc thực hiện nếp sống văn minh giảng đường của
sinh viên?
-
Quan điểm của sinh viên như thế nào trước vấn đề thực hiện nếp sống văn minh
giảng đường
2.2
Mô hình phân tích
2
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Giải pháp, khuyến nghị
Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
-
Thái độ của sinh viên đại học Tôn Đức Thắng trong việc thực hiện nếp sống văn
minh giảng đường chưa cao, mức độ tham gia thực hiện còn nhiều hạn chế.
-
Môi trường xã hội hoá và các yếu tố cá nhân ( giới tính, ngành học, nơi cư trú, hoàn
cảnh gia đình…) đã tác động đến nhận thức, đánh giá và hành vi của Sinh Viên
trong việc thực hiện nếp sống văn minh giảng đường.
-
Những sinh viên hoạt động trong công tác đoàn hội thường có ý thức thực hiện cao
hơn
3
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
3.
Năm 2008-2009
Kết quả nghiên cứu
Trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ nam và nữ ngang bằng nhau. Vì vậy, mẫu nghiên cứu sẽ
tạo được tính khách quan. Độ tuổi trong mẫu nghiên cứu là độ tuổi trẻ từ 19 đến 25 và tập
trung ở những sinh viên năm nhất và năm ba. Nơi cư trú của sinh viên cũng ảnh hưởng đến
việc thực hiện nếp sống văn minh. Chính vì vậy, trong tổng mẫu nghiên cứu thì sing viên ở
thành phố chiếm 42.2%, thị xã/ thị trấn là 38.3% và nông thôn là 19.4%. Kinh tế gia đình
cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến ý thức của sinh viên. Sinh viên có kinh tế
gia đình trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất là 71.1%, trong khi đó sinh viên có kinh tế gia đình
giàu chỉ chiếm 1.7%. Trong kết quả nghiên cứu, thái độ sinh viên đối với nội quy giảng
đường thì tỉ lệ không đi học muộn chỉ chiếm 13.1%, bên cạnh đó tỉ lệ đi học muộn chiếm
khá cao với 48% thỉnh thoảng, 16% thường xuyên và 3.4% rất thường xuyên. Nhiều
nguyên nhân tác động đến việc đi học muộn của sinh viên nhưng chủ yếu là do phương
pháp dạy của giảng viên chiếm 54.3%. Như vậy, sự lôi cuốn sinh viên đến trường hay
không là phụ thuộc vào cách giảng dạy của từng giảng viên. Ngoài ra, một số yếu tố khác
tác động đến việc đi học muộn như đi làm thêm, nhà xa, ngủ dậy trễ.
Suy nghĩ của chúng ta từ trước đến nay thì nam thường đi học muộn hơn so với nữ.
Nhưng kết quả cuộc nghiên cứu đã mang đến kết quả ngược lại, nữ thường đi học muộn
hơn nam. Theo ngành học , khoa quản trị kinh doanh có tỉ lệ sinh viên đi học muộn là cao
nhất và khoa kỹ thuật cộng trình có sinh viên đi học muộn là thấp nhất. Về chức vụ, sinh
viên không có chức vụ trong lớp thường đi học muộn hơn so với sinh viên có chức vụ
trong lớp bởi vì khi giữ một chức vụ thì sinh viên đó phải có ý thức cao nhất và tấm gương
cho các thành viên trong lớp. Những sinh viên xuất thân từ nông thôn thường đi học đúng
giờ hơn so với sinh viên xuất than từ thành phố.
Tương tự như vậy, việc sinh viên nghỉ học không phép hoặc quá phép là do không
hứng thú trong môn học, phương pháp giảng dạy của giảng viên tạo cảm giác nhàm chán.
Sinh viên không bao giờ nghỉ học chiếm tỉ lệ rất thấp 17.8% so với sinh viên nghỉ học.
Nguyên nhân tác động đến việc nghỉ học là do ý thức bản thân hơn là sự tác động từ các
yếu tố bên ngoài. Tỉ lệ sinh viên nữ nghỉ học nhiều hơn nam và sinh viên xuất thân từ
thành phố nghỉ học nhiều hơn sinh viên xuất thân từ nông thôn là do mối quan hệ bạn bè,
chi tiêu cuộc sống.
Về vấn đề hút thuốc lá và say xỉn trong trường, hầu như sinh viên không vi phạm
chiếm 94% không hút thuốc lá và 92.1% không say xỉn. Tỉ lệ vi phạm là rất nhỏ và lý do
dẫn đến vi phạm là từ những người bên cạn( người thân, bạn bè…) tác động rất nhiều đến
hành vi của sinh viên. Trong tổng số sinh viên vi phạm hai nội quy trên thì tỷ lệ 100% là
4
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
nam giới.Nguyên nhân ở đây vì theo truyền thống của người á đông, phụ nữ không được
hút thuốc, uống rượu. Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên có nền kinh tế gia đình ở mức giàu và khá
giả vi phạm hai nội quy trên chiếm nhiều hơn sinh viên thuộc nền kinh tế trung bình. Do
kinh tế gia đình khó khăn nên các bạn rất biết cách kiềm chế những cuộc ăn chơi tốn kém,
cũng như tiêu tiền vào những thứ không có lợi để trang trải việc học.
Về vấn đề ăn uống trong lớp,trong tổng số 179 mẫu nghiên cứu chỉ có 0,6% sinh
viên trả lời rằng rất thường xuyên ăn uống trong lớp, ở mức độ thường xuyên là 9,4%, tỷ
lệ sinh viên trả lời ở mức độ thỉnh thoảng là 35,2%, và không bao giờ vi phạm nội quy trên
là 18,4%. Nguyên nhân chính là do các bạn đi học sớm và không kịp ăn ở nhà, thông qua
quan sát nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy tỷ lệ sinh viên học ca một ăn uống trong lớp
học cao hơn so với những sinh viên học ở ca khác và nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam.
Rác, một vấn đề nổi trội trong xã hội ngày nay, vấn nạn ô nhiễm môi trường từ sự
thiếu ý thức của người dân,gây tác hại rất lớn, không chỉ là sức khoẻ mà còn ảnh hưởng
đến văn minh trong đô thị. Đây là một trong những nội quy nhà trường đặt lên hàng đầu.
Kế quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ vi phạm nội quy xã rác không đúng nơi quy định ít hơn so
với những nội quy thuộc về chuyên cần, có đến 56,7% sinh viên trong tổng số 178 sinh
viên trả lời không bao giờ vứt rác bừa bãi, những trường hợp còn lại chủ yếu ở mức thỉnh
thoảng. Và việc vi phạm không bị các yếu tố bên ngoài tác động mà chủ yếu là do nhận
thức của bản thân mỗi sinh viên.
Vấn đề làm việc riêng, gây mất trật tự trong lớp học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
học tập cũng như sự đo lường thái độ thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên. Có đến
53,4% sinh viên làm việc riêng trong lớp ở mức độ thỉnh thoảng, cũng ở mức độ đó đối
với việc gây mất trật tự trong lớp là 31,9%( trong tổng số 178 mẫu đại diện). Đối với hai
vấn đề trên thì tỷ lệ sinh viên vi phạm ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên chiếm
rất ít.Mặc dù yếu tố giảng dạy của giảng viên không phải là yếu tố quyết định duy nhất,
nhưng nó cũng có ảnh hưởng khá cao. Đa phần sinh viên đều cho rằng yếu tố giảng dạy
của giảng viên, cũng như ý nghĩa thiết thực của môn học là khá quan trọng.
Đối với những nội quy khác như: làm hư hỏng tài sản của nhà trường, vô lễ với giảng
viên và cán bộ công nhân viên chức, không mặc đồng phục khi đến trường. Dựa vào bảng
kết quả nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ sinh viên vi phạm ba nội quy này ít hơn hẳn, 78,1%
trong tổng số 178 sinh viên trả lời rằng không bao giờ làm hư hỏng tài sản của nhà trường,
với việc vô lễ với giảng viên- cán bộ công chức của trường thì tần số sinh viên không bao
giờ vi phạm là 86,5% trong tổng 178 mẫu đại diện, mức độ vi phạm về đồng phục thì có
70,2% sinh viên không bao giờ vi phạm. Việc vô lễ, nguyên nhân chủ yếu là do bất bình
5
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
cách cư xử không tế nhị của cán bộ, nhưng không có nghĩa là tất cả đều do cán bộ nhà
trường, mà một phần cũng vì suy nghĩ của sinh viên. Việc làm hư hỏng tài sản nhà trường
thì bị tác động của những người xung quanh cũng có ý nghĩa lớn đối với thái độ thực hiện
của một cá nhân. Về lý do không mặc đồng phục theo quy định khi đến trường, nguyên
nhân chủ yếu là do thói quen.
Cũng các nội quy trên nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu ở mức độ tổng thể để nhìn nhận
xem việc thực hiện đó ở một lớp diễn ra như thế nào. Kết quả, mức độ thường xuyên đi
học muộn của một lớp là khá cao: 42,4 % sinh viên trong tổng số 165 mẫu đại diện, trong
khi đó số sinh viên trả lời rằng lớp không bao giờ đi học muộn chỉ chiếm 2,4%. Có đến
94,4% sinh viên trong tổng số 164 mẫu đại diện trả lời rằng lớp của mình không bao giờ vi
phạm nội quy là hút thuốc lá trong lớp, cũng số mẫu đó có 82,9% sinh viên cho rằng lớp
mình không bao giờ vi phạm nội quy say xỉn khi đến lớp. tương ứng với mức đo từng cá
nhân, việc vi phạm hai nội quy này ở trường đại học tôn đức thắng diễn ra ít hơn, nhưng tỷ
lệ vẫn chưa là tuyệt đối.Đối với những nội quy khác việc vi phạm ở các lớp diễn ra ở mức
tương đối, tuy rằng không cao nhưng cũng gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thực hiện nếp
sống văn minh trong sinh viên. Về cơ bản sự đánh giá của sinh viên khi giải thích cho
những việc vi phạm của mình thì đều nghiêng về ý thức của cá nhân.
Khi được hỏi nhận định như thế nào về việc thực hiện nếp sống văn minh trên giảng
đường của cá nhân đối với những người xung quanh, Có 93,2% sinh viên trả lời là có ảnh
hưởng từ việc thực hiện nếp sống văn minh của cá nhân đến những người xung quanh,
không ảnh hưởng chiếm 6,8%. Sự tác động của yếu tố khách quan đến nhận thức cũng như
hành vi của mỗi cá nhân là rất lớn. 36,4% sinh viên cho rằng ảnh hưởng đến chất lượng
giảng dạy của giảng viên, chiếm tỷ lệ cao nhất. Đứng thứ hai là ảnh hưởng đến kết quả thi
đua chung của lớp- khoa chiếm 21,8%; 19,4% sinh viên cho rằng có ảnh hưởng đến ý thức
của những người xung quanh, 14,5% cho rằng ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn
trong lớp; thấp nhất là ý kiến cho rằng ảnh hưởng đến nhìn nhận của người ngoài về
trường. Nhìn nhận một cách tổng quan thì đa phần sinh viên đều nhận thấy tác động của
hành vi, thái độ bản thân.
Khi xem xét về thái độ của sinh viên đối với việc tham gia các chương trình thực
hiện nếp sống văn minh của trường, 87,8% sinh viên khi được hỏi có biết đến chương trình
thực hiện nếp sống văn minh hiện nay tại Tp.HCM. Số sinh viên trả lời là có tham gia vào
các chương trình của trường đưa ra khá cao so với số sinh viên không tham gia, cụ thể như
sau: 66,5% sinh viên trả lời là có, 33,5% sinh viên trả lời là không tham gia. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên của trường tham gia vào các chương trình văn minh là
6
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
khá cao. Tuy nhiên, lý do tham gia vào các chương trình, có 45,9% cho rằng là do bắt
buộc, 45% sinh viên trả lời rằng lý do mình tham gia là do thấy có nhiều ý nghĩa thiết thực,
và chỉ có 9% là cảm thấy thích. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nam tích cực hơn nữ
trong các hoạt động đoàn hội. Thực tế nữ dễ bị thuyết phục hơn nam, dù có thích hay
không các bạn vẫn tham gia. Ngược lại, đối với nam nếu các bạn không thích thì sẽ không
tham gia. Tuy nhiên, tỉ lệ tham gia nhiều hay ít vẫn không nói nên được nhiệt huyết của
các bạn, trong ý thức của các bạn tham gia chủ yếu là để không trừ điểm hạnh kiểm.
Thông qua kết quả nghiên cứu trên nhận thấy tỉ lệ sinh viên tham gia vào các
chương trình do trường đưa ra là khá cao, tuy nhiên trong tỷ lệ tham gia đa phần sinh viên
cho rằng vì bị bắt buộc chứ không phải là do tự nguyện hoặc cảm thấy ý nghĩa từ những
chương trình đó. Lý do không tham gia thì vấn đề ảnh hưởng đến kết quả học tập từ những
chương trình do nhà trường đưa ra không chiếm tỷ lệ cao, đồng nghĩa với điều đó nhận
thấy ý thức của mỗi sinh viên có ý nghĩa khá quan trọng bên cạnh các yếu tố khách quan
khác đến việc thực hiện nếp sống văn minh.
Các yếu tố tác động đến việc thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên, kết quả
nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của sinh viên nhiều nhất
chính là yếu tố gia đình: 82,7%, yếu tố ảnh hưởng đứng thứ hai là nhà trường: 14,2% và
bạn bè là yếu tố tác động thứ ba 3,1%. Vậy thực tế nghiên cứu cho thấy quá trình xã hội
hoá cá nhân trong gia đình cũng rất quan trọng, để cho ý thức thực hiện nếp sống văn minh
của sinh viên cao hơn thì vai trò giáo dục của gia đình cũng cần phải được nâng cao.
Người trong gia đình thường xuyên có tác động đến việc thực hiện nếp sống văn
minh là cha, mẹ. Trong tổng số sinh viên trả lời rằng cha mẹ thường xuyên quan tâm đến
kết quả học tập chiếm tỷ lệ đi học muộn nhiều nhất, trong khi đó chỉ có 1 sinh viên là
thường xuyên đi học muộn đối với trường hợp cha mẹ thường xuyên quan tâm đến vấn đề
giáo dục đạo đức- lối sống. Như vậy, mức độ ảnh hưởng từ gia đình đến việc thực hiện nếp
sống văn minh trong sinh viên khá cao. Với những gia đình thường xuyên quan tâm đến
vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái thì việc thực hiện nếp sống văn minh của những đứa
con đó sẽ cao hơn.
Sự tác động từ việc giáo dục đạo đức của nhà trường, khảo sát trong 180 sinh viên
của ba khoa, thì có 177 sinh viên tham gia trả lời câu hỏi: Theo bạn, việc thực hiện nếp
sống văn minh trong sinh viên có chịu sự tác động từ giáo dục đạo đức của nhà trường
không? Kết quả nghiên cứu có đến 84,7% sinh viên cho rằng là có, và chỉ có 15,3% sinh
viên trả lời không. Vậy vai trò giáo dục của nhà trường đã được các bạn thừa nhận. Nhìn
chung thì nội quy của trường hiện nay được sinh viên chấp nhận, tuy nhiên bên cạnh đó
7
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
vẫn có một số sinh viên không cảm thấy thoả mãn. Trong quá trình quan sát, nhóm nghiên
cứu nhận thấy nội quy không được mang dép lê đến trường là không được khả thi, có rất
nhiều sinh viên vi phạm nội quy trên. Mặc dù điều đó cũng là yếu tố tạo nên nếp sống văn
minh trong sinh viên, nhưng nếu phân tích theo thuyết lựa chọn hành vi hợp lý nhận thấy
rằng: khi sinh viên cảm thấy việc mang dép hay mang giày là yếu tố cá nhân, và đó là sở
thích của mỗi người nên xu hướng mà các bạn tuân thủ theo sẽ không cao. Trong những
việc diễn ra, thông thường con người ta luôn chọn cho mình một việc thực hiện mà cảm
thấy thoải mái nhất. Trong trường hợp này cũng như thế.
Để đi tìm hiểu cụ thể hơn thông qua nghiên cứu định lượng, khi được hỏi cụ thể
rằng bạn bè có ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của bản thân không, kết quả nghiên cứu
nhóm chúng tôi nhận được như sau: có 93,8% sinh viên cho rằng là có, chỉ có 6,3% cho
rằng là không ảnh hưởng. Qua kết quả đó có thể nhận thấy yếu tố quan trọng thứ ba ảnh
hưởng đến nếp sống văn minh của sinh viên chính là bạn bè.
Yếu tố tiếp theo mà nhóm nghiên cứu đi tìm hiểu là thông tin đại chúng, có 46%
sinh viên trong tổng số 176 mẫu đại diện cho rằng thường xuyên theo dõi chương trình thời
sự; ở chương trình văn hoá và cuộc sống có 21,3% sinh viên trong tổng số 169 sinh viên
tham gia trả lời là theo dõi ở mức thường xuyên; đối với chương trình ca nhạc, phim ảnh
có 45,5% sinh viên thường xuyên theo dõi trong tổng số 176 mẫu đại diện, đối với chương
trình tạp chí văn nghệ ở mức thường xuyên chỉ có 9,5%; chương trình khoa học thường
thức có 15,2% sinh viên thường xuyên theo dõi trên tổng số 171 sinh viên tham gia trả lời;
chương trình thời trang ở mức độ thường xuyên là 13,1%; chương trình du lịch và cuộc
sống là 27,5% sinh viên thường xuyên theo dõi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên
hiện nay có xu hướng theo dõi các chương trình liên quan đến tính thời sự, những thông
tin nóng, được cặp nhật hàng ngày, để phục vụ cho sự hiểu biết cũng như học tập. Nguồn
mà các bạn sinh viên dùng để tiếp cận chương trình văn minh nhiều nhất là internet và báo
chí.
Ý kiến của bản thân sinh viên về vấn đề thực hiện nếp sống văn minh, những biểu
hiện để được xem là sinh viên có nếp sống văn minh là cách thức cư xử, lối sống hợp
chuẩn mực của xã hội. Việc ý thức được như thế nào là một người văn minh sẽ giúp cho
các bạn định hướng được hành động của bản thân, tuy nhiên qua nghiên cứu thì tỷ lệ sinh
viên vi phạm nội quy cũng còn khá lớn, nguyên nhân ở đây không hẳn là do các bạn không
nhận thức được, mà là vì các yếu tố chủ quan lẫn khách quan tác động. Bên cạnh những
sinh viên thường xuyên vi phạm nội quy thì vẫn có rất nhiều sinh viên có ý thức thực hiện
rất tốt nếp sống văn minh, nhất là đối với các bạn sinh viên có chức vụ trong lớp thì ý thức
8
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
thực hiện thường cao hơn. Lý do là các bạn phải luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt
động để làm gương cho những sinh viên khác.
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy có hai ý kiến đóng góp cho việc để sinh
viên thực hiện nếp sống văn minh giảng đường ngày càng tốt hơn: Thứ nhất: Tổ chức
những buổi thảo luận, thứ hai: Tổ chức thêm sân chơi cho sinh viên.
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy: Đa phần các bạn sinh viên đều cho rằng cần
phải tổ chức các buổi thảo luận nhóm về nếp sống văn minh, thiết kế các chương trình viết
bài hoặc hình ảnh liên quan đến việc thực hiện nếp sống văn minh. Bên cạnh đó về phía
nhà trường cần phải tổ chức các chương trình thiết thực, gây hứng thú trong sinh viên
nhiều hơn, không nên chỉ tổ chức cho có rồi ép buộc sinh viên tham gia
KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát, xử lý và phân tích số liệu chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung
giống như giả thuyết ban đầu mà chúng tôi đưa ra, việc thực hiện nếp sống văn minh trên
giảng đường của sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng còn chưa cao, mức độ tham gia vào các
chương trình của nhà trường vẫn còn hạn chế, tỷ lệ sinh viên vi phạm các nội quy của nhà
trường đưa ra vẫn còn chiếm khá nhiều.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: trước một sự lựa chọn thì có nhiều yếu tố tác động,
ngoài các yếu tố cá nhân như là sự lựa chọn hợp lý của bản thân, thì các yếu tố của môi
trường xã hội hoá cũng có mức độ ảnh hưởng khá cao. Qua kết luận đó, chứng minh rằng
giả thiết ban đầu của nhóm nghiên cứu là hợp lý. Các yếu tố như: gia đình, bạn bè, truyền
thông đại chúng, nhà trường đều có tác động đến việc thực hiện nếp sống văn minh trên
giảng đường của sinh viên.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng đối với những sinh viên hoạt động trong
đoàn - hội hoặc ban cán sự lớp thường có ý thức thực hiện cao hơn, mức độ vi phạm nội
quy của các bạn đối với những sinh viên khác ít hơn hẳn, không những thế việc tham gia
vào các chương trình do trường đưa ra các bạn cũng tích cực hơn. Bên cạnh đó, với giả
thuyết nghiên cứu ban đầu đặt ra là tác động từ vai trò giáo dục nếp sống văn minh trên
giảng đường của nhà trường thông qua các chương trình hoạt động chưa ảnh hưởng mạnh
đến sinh viên đã đúng với thực tế nghiên cứu. Do chưa thu hút được đông đảo các bạn sinh
viên tham gia, đồng thời còn mang tính chất gượng ép nên kết quả thực hiện không cao.
Khuyến nghị:
● Về phía nhà trường:
Cần phải đưa ra nhiều hơn nữa các chương trình hoạt động thiết thực nhằm tác động
đến ý thức của sinh viên như:
9
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
- Cuộc thi tìm hiểu như thế nào gọi là người sinh viên có nếp sống văn minh
- Những gương mặt tiêu biểu về lối sống đẹp trong tháng, và cần có những giải
thưởng khuyến khích
- Có những băng rôn- biểu ngữ hoặc những bảng thông tin về vấn đề thực hiện
nếp sống văn minh trên giảng đường của sinh viên. Bởi qua thực tế nghiên cứu
cho thấy yếu tố tác động từ truyền thông đại chúng cũng khá quan trọng
Khi đưa ra các chương trình đó phải công bố rộng rãi đến với sinh viên, và phải có
thời gian dài để sinh viên chuẩn bị, không nên làm gấp rồi lại mang tính chất ép buộc.
Đối với các chương trình đưa ra nên để cho sinh viên tự cảm thấy có ý nghĩa rồi tự
nguyện tham gia, chứ không nên mang tính chất áp đặt, trừ điểm hạnh kiểm giống như bây
giờ, dễ khiến cho sinh viên rơi vào cảm giác bất mãn rồi tham gia cho có, thì kết quả sẽ
không cao.
Cần phải có các buổi hội thảo chuyên đề về vấn đề thực hiện nếp sống văn minh
trong sinh viên, hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, trưng bày hình ảnh, gương người tốt
việc tốt…để sinh viên qua đó cảm thấy có ý nghĩa, và nhận thức cũng như hành vi sẽ đi
theo chiều hướng tốt hơn. Đó cũng là cách gián tiếp để giảng dạy đạo đức cho sinh viên,
không nhất thiết là phải có môn học đạo đức một cách lý thuyết như dưới phổ thông.
Phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường thường xuyên để nắm bắt được
những khó khăn mà sinh viên vướng phải, để có kế hoạch cụ thể giúp đỡ sinh viên vượt
qua và định hướng cho sinh viên hướng đi đúng.
● Về phía giảng viên:
Trong quá trình nghiên cứu nhận thấy, vấn đề giảng dạy của giảng viên rất quan
trọng đến thái độ học tập của sinh viên, vì thế từ phía giảng viên cần phải có cách giảng
dạy theo hình thức mới, sinh động, làm cho sinh viên tự thân vận động trong môn học thì
sẽ thu hút hơn. Ví dụ như:
- Tạo không khí thảo luận nhóm trong các chuyên đề
- Trong mỗi bài giảng cần đưa ra một chủ đề để sinh viên tự nghiên cứu rồi thi
thố với nhau. (Tạo không khí thi đua trong học tập)
- Tổ chức các buổi đi thực tế, tạo hứng thú trong sinh viên
- Bên cạnh đó giảng viên cũng cần phải quan tâm đến lớp, không chỉ đến với tư
cách là một giáo viên bộ môn, chỉ cần xong trách nhiệm của môn học rồi thôi.
● Về phía ban cán sự Lớp
Thường xuyên quan tâm, nhắc nhở ý thức của sinh viên trong việc vi phạm các nội
quy.
10
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Mỗi lớp nếu có thể nên thành lập ban kiểm tra việc thực hiện nội quy của nhà trường
trong sinh viên như là vấn đề đồng phục: bảng tên, không mang dép lê…hoặc vấn đề
chuyên cần của các bạn. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ khen thưởng hợp lý.
Các cán bộ Đoàn- Hội cần thông tin kịp thời cho sinh viên các chương trình do nhà
trường đưa ra, và phải biết khuyến khích, lôi kéo sinh viên tham gia.
● Về phía sinh viên:
Cần phải có thái độ học tập tích cực, đặt ra mục tiêu cần phấn đấu để có kế hoạch
thực hiện tốt hơn. Tham gia nhiều hơn các chương trình do đoàn- hội đưa ra để có thể
thông qua đó rèn luyện bản thân.
Phải biết cách sắp xếp lịch học và các việc khác cho hợp lý để không ảnh hưởng đến
kết quả học tập. Quan trọng nhất đối với sinh viên là chính ý thức của mỗi người, rèn luyện
cho mình một nếp sống tốt, hạn chế giao du với những thành phần xấu. Trong quá trình
tiếp nhận thông tin thì cần phải biết lựa chọn thông tin nào phù hợp với bản thân để thực
hiện.
Luôn tuân thủ những nội quy của nhà trường đưa ra, không vì lợi ích riêng mà ảnh
hưởng đến mọi người xung quanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và các luận văn, luận án
1. Bùi Thế Cường (2006), Đề cương bài giảng môn Lịch sử xã hội học, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
2. Bản báo cáo về việc thực hiện nội quy giảng đường phòng học của Ban công tác
thanh niên số 28 BC/CTTN thuộc trường đại học Tôn Đức Thắng
3.
Bùi Thế Cường (2006), Đề cương bài giảng môn lý thuyết xã hội học, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
4. Dương Phương Anh( dịch),( 2007),Bàn về sức cạnh tranh của văn hóa, Tạp chí Khoa
học xã hội số 5,(10-16)
5. Đặng Thị Kim Ánh, năm 2007, luận văn cử nhân xã hội học: “ Hành vi vi phạm luật
giao thông đường bộ của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay".
6. La Quốc Hùng(7-2007), Đề tài: “ Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của
sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”.
7. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Phương Hồng, (1996). Đề tài “ Những biện pháp chủ yếu phát triển tính
tích cực của Thanh Niên-Học Sinh-Sinh Viên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”
9. Nhóm Sinh Viên lớp 05XH1N, Đề tài “Ảnh hưởng của môi trường đô thị đến nhận
thức, lới sống của Sinh Viên tại TP.HCM hiện nay”.
11
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
10. Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Bắc, năm 2007 với đề tài “ Lối sống tích cực trong sinh
viên thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế”.
11. Nguyễn Minh Hòa(1997), Xã hội học: những vấn đề cơ bản, trường đại học khoa học
xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
12. Kế hoạch liên tịch số 15/KH- LT về việc chấp hành nội quy giảng đường, phòng học
của trường đại học Tôn Đức Thắng.
13. Richardt. Schaefer, Xã hội học, Nhà Xuất bản thống kê.
14. G.Endruweit và G.Trommsdorff (2002), Từ điển Xã hội học, Nhà Xuất bản thế giới.
15. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
16. Trần Thị Kim Xuyến và Nguyễn Thị Hồng Xoan(2005), Nhập môn xã hội học, Nhà
Xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
17. Trần Ngọc Thêm, cơ sở văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục
Tạp chí
18. Lương Văn Kế(2006), Quy chế cơ bản của tổ chức thương mại thế giới- nhìn từ góc
độ văn hóa, Tạp chí khoa học xã hội số 6 ( 24-30)
19. Lê Thanh Bình(2008), Truyền thông đại chúng và quản lý văn hóa đô thị, Tạp chí xã
hội học số 01,(47-53)
20. Trương Thu Trang( 2009), Pháp luật bảo vệ môi trường kinh nghiệm một số nước
Châu Á và bài học đối với Việt Nam, tạp chí xã hội học cố 3,(3-10)
Tài liệu điện tử
21. tuoitre.net.
22. thanhnien.net
23. www.business.gov.vn
PH
LC
Phụ lục 1
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giới tính
Nam 1.
Nữ 2.
2. Tuổi………………..
3. Sinh Viên năm
Năm 1
1.
Năm 2
Năm 3
3.
Năm 4
4. Gia đình bạn hiện nay đang sống tại?
Thành phố
1.
Thị xã/ thị trấn
2.
Nông thôn
3.
Khác(xin ghi rõ)………………………..
2.
4.
12
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
5. Ngành học của bạn hiện tại?...........................................................
6. Kinh tế gia đình bạn thuộc?
Giàu
1.
Khá giả
2.
Trung bình 3.
Nghèo4.
7. Nghề nghiệp của Cha?
Công chức
1.
Chủ doanh nghiệp 6.
Nhân viên văn phòng 2.
Lao động giản đơn7.
Giáo viên
3.
Hưu trí
8.
Buôn bán nhỏ
4.
Công nhân
9.
Nhân viên kinh doanh 5.
Nghề chuyên môn(bác sĩ,kỹ sư…)
10.
Khác…………………………………………………………11.
8. Nghề nghiệp của Mẹ ?
Công chức
1.
Tự kinh doanh
6.
Nhân viên văn phòng 2.
Công nhân có tay nghề
7.
Giáo viên
3.
Chủ doanh nghiệp
8.
Buôn bán nhỏ
4.
Lao động giản đơn
9.
Nhân viên kinh doanh 5.
Hưu trí
10.
Nghề chuyên môn(bác sĩ,kỹ sư…)
11.
Khác………………………………………………………….12.
9. Bạn giữ chức vụ gì trong lớp ?
Lớp trưởng
1.
Phó bí thư
4.
Lớp phó
2.
Lớp phó phong trào 5.
Bí thư
3.
Khác……………………
B. PHẦN NỘI DUNG
Câu 1: Bạn có biết những chương trình thực hiện nếp sống văn minh hiện nay ở Tp.HCM
không?
Có
1.
Không2.
Câu 2: Theo bạn, văn minh có nghĩa là?
Là sự phát triển của trình độ văn hoá gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật 1.
Trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá 2.
Là trình độ phát triển văn hoá và ra đời sau văn hoá 3.
Là những hành động tuân thủ theo những định chế của xã hội 4.
Khác………………………………………………………… 5
Câu 3: Bạn có biết nội quy của nhà trường không?
Có
1.
Không
2.
Câu 4: Mức độ vi phạm những nội quy của nhà trường ở bạn diễn ra như thế nào?
Rất
Thường Thỉnh
Híêm Không
Nội Dung
thường
xuyên
thoảng khi
bao giờ
xuyên
1. Đi học muộn
1
2
3
4
5
2. Nghỉ học không phép hoặc quá phép
1
2
3
4
5
3. Hút thuốc lá trong trường
1
2
3
4
5
13
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
4. Say xỉn khi đến lớp
5. Ăn uống trong lớp
6. Mất trật tự trong lớp học.
1
1
1
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
5
7. Làm việc riêng(sử dụng điện thoại,
đọc báo…trong giờ học)
8. Nói to, la lớn , gây rối trật tự trong
khuôn viên trường
9. Vứt rác không đúng nơi quy định.
10. Làm hư hỏng tài sản của nhà
trường( Viết vẻ bậy lên tường, bàn,
ghế…..)
11. Vô lễ với giảng viên hoặc cán bộ
công chức của trường.
12. Không bận đồng phục theo quy
định khi đến trường
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
Câu 5: Lý do bạn đi học muộn, nghỉ học không phép hoặc quá phép?
Do thói quen 1.
Đi làm thêm
2.
Không nhận thấy tầm quan trọng của việc đến lớp thường xuyên
3.
Do giảng viên dạy không cuốn hút
4.
Do môn học không thiết thực
5.
Khác……………………………………………………………..6
Câu 6: Lý do gây mất trật tự, làm việc riêng, sử dụng điện thoại, đọc báo…trong giờ
học?
Do thói quen
1.
Do giảng viên dạy không cuốn hút 2.
Thấy mọi người làm nên làm theo 3.
Môn học không thiết thực
4.
Khác ………………………………………………… ………….5
Câu 7: Lý do bạn ăn uống trong lớp học?
Đi học sớm, không kịp ăn ở nhà
1.
Cảm thấy đó là một việc bình thường
2.
Thấy mọi người làm nên làm theo 3.
Vì thói quen
4.
Khác…………………………………………………………….5
Câu 8: Lý do bạn vô lễ với giảng viên hoặc cán bộ công chức của trường?
Không cảm thấy việc đó là quan trọng
1.
Bất bình vì cách cư xử không tế nhị của giảng viên, cán bộ công chức.
2.
Vì nóng tính, không thể kiềm chế cảm xúc
3.
Khác …………………………………………………………….4
Câu 9: Lý do bạn hút thuốc lá trong trường, say xỉn khi đến lớp?
Do thói quen
1.
Chán học
2.
Thấy mọi người làm nên làm theo 3.
Muốn thể hiện tính cách mạnh
4.
Khác ……………………………………………………………5
Câu 10: Lý do gây rối trật tự trong khuôn viên trường?
14
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Do thói quen
1.
Xung đột với bạn bè, giảng viên… 2.
Cảm thấy đó là một việc bình thường
3.
Muốn thể hiện cá tính mạnh
4.
Khác ……………………………………………………………5
Câu 11 : Lý do bạn làm hư hỏng tài sản của nhà trường ( Viết vẻ bậy lên tường, bàn,
ghế…..)?
Do thói quen
1.
Thấy mọi người làm nên làm theo 2.
Không nhận thấy việc bào vệ tài sản của nhà trường là điều quan trọng.
3.
Vô tình
4.
Khác …………………………………………………………….5
Câu 12 : Lý do vứt rác không đúng nơi quy định?
Do thói quen
1.
Thấy mọi người làm nên làm theo 2.
Không tìm thấy thùng rác
3.
Đã có nhân viên dọn vệ sinh
4.
Khác …………………………………………………………….5
Câu 13: Lý do không bận đồng phục theo quy định khi đến trường?
Do thói quen
1.
Do sở thích
2.
Muốn thể hiện cái tôi riêng
3.
Cảm thấy đó là việc gò bó, ép buộc 4.
Thấy mọi người làm nên làm theo 5.
Khác……………………………………………………………..6
Câu 14: Mức độ vi phạm những nội quy của nhà trường ở lớp bạn diễn ra như thế nào?
Rất
Thường Thỉnh
Hiếm Không
Nội Dung
thường
xuyên
thoảng khi
bao giờ
xuyên
1.Đi học muộn
1
2
3
4
5
2.Nghỉ học không phép hoặc quá
1
2
3
4
5
phép
3.Hút thuốc lá trong trường
4.Say xỉn khi đến lớp
5.Ăn uống trong lớp
6.Mất trật tự trong lớp học
7. Làm việc riêng(sử dụng điện
thoại, đọc báo…trong giờ học)
8. Nói to, la lớn , gây rối trật tự
trong khuôn viên trường
9. Vứt rác không đúng nơi quy định.
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
5
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
10. Làm hư hỏng tài sản của nhà
trường( Viết vẻ bậy lên tường, bàn,
ghế…..)
11. Vô lễ với giảng viên hoặc cán bộ
công chức của trường
12. Không bận đồng phục theo quy
định khi đến trường
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
15
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Câu 15: Theo bạn nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?(có thể chọn nhiều trả lời)
Do thói quen
1.
Thấy mọi người làm nên làm theo
2.
Hoàn cảnh bắt buộc
3.
Ý thức của các bạn về việc đó còn kém
4.
Sự quan tâm của giảng viên, ban cán sự, ban chấp hành đoàn, hội không chặt chẽ
5.
Khác……………………………………………………………6
Câu 16: Thái độ của bạn đối với hiện tượng trên như thế nào?
Không quan tâm
1.
Bình thường
2.
Nhắc nhở các bạn thực hiện đúng
3.
Báo với giáo viên bộ môn, giám thị
4.
Khác…………………………………………………………… 5
Câu 17: Theo bạn việc thực hiện nếp sống văn minh trên giảng đường của cá nhân có ảnh
hưởng đến những người xung quanh không?
Có (Trả lời câu 18)
1.
Không (Bỏ qua câu 18)
2.
Câu 18: Theo bạn, thì ảnh hưởng như thế nào? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)
Chất lượng giảng dạy của giảng viên
1.
Kết quả học tập của các bạn trong lớp
2.
Kết quả thi đua chung của lớp, khoa
3.
Ý thức của những người xung quanh
4.
Ảnh hưởng đến nhìn nhận của người ngoài về trường
5.
Khác……………………………………………………6.
Câu 19: Bạn có biết một trong những chương trình thực hiện nếp sống văn minh hiện nay
ở trường Tôn Đức Thắng không? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời )
SV-HS thực hiện tốt nội quy giảng đường, phòng học
1.
SV-HS Đại học Tôn Đức Thắng sống đẹp
2.
Công trình thanh niên: Giảng đường không rác, ngày chủ nhật xanh….
3.
Tuổi trẻ đại học Tôn Đức Thắng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
4.
Khác……………………………………………………5.
Câu 20: Bạn có từng tham gia vào một trong các chương trình trên?
Có ( Tiếp theo câu 21 )
1.
Không ( Tiếp theo câu 22 )
2.
Câu 21: Lý do tham gia?
Vì cảm thấy có nhiều ý nghĩa thiết thực
1.
Vì cảm thấy thích
2.
Vì bắt buộc ( Tham gia để lấy điểm hạnh kiểm )
3.
Khác…………………………………………………………… 4
Câu 22: Lý do không tham gia?
Không thích
1.
Mất nhiều thời gian, không có lợi ích
2.
Cảm thấy ảnh hưởng đến kết quả học tập
3.
Khác……………………………………………………………4
Câu 23: Theo bạn, những chương trình đó có tác động gì đến việc thực hiện nếp sống văn
minh của sinh viên không?
Có
1.
Lý do…………………………………………………………………….
16
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
……………………………………………………………………………………
Không
2.
Lý do ……………………………………………………………………
…..………………………………………………………………………………
Câu 24: Theo bạn, các chương trình thực hiện nếp sống văn minh hiện nay ở trường Tôn
Đức Thắng đã đầy đủ và khả thi hay chưa?
...............................................................................................................……
Câu 25: Ai là người có ảnh hưởng đến việc thực hiện nếp sống văn minh của bạn hiện
nay?
Gia đình
1.
Nhà trường
2.
Bạn bè
3.
Khác……………………………………………………………4
Câu 26: Trong gia đình bạn, ai là người thường xuyên tác động đến việc thực hiện nếp
sống văn minh của bạn hiện nay?
Ông, bà
1.
Cha, mẹ
2.
Anh, chị, em ruột
3.
Bà con họ hàng
4.
Khác…………………………………………………………….5
Câu 27: Cha mẹ bạn thường hay quan tâm đến những vấn đề nào sau đây? (có thể chọn
nhiều trả lời)
Quan tâm đến kết quả học tập
1
Quan tâm đến việc làm của bạn trong tương lai
2
Quan tâm đến bạn bè và các mối quan hệ
3
Quan tâm đến sức khỏe
4
Quan tâm đến việc giáo dục lối sống và đạo đức
5
Khác……………………………………………………………
6
Câu 28: Trong những vấn đề trên, thì vấn đề nào được cha mẹ bạn quan tâm nhất? ( chỉ
chọn 1 trả lời)
Quan tâm đến kết quả học tập
1
Quan tâm đến công việc làm thêm của bạn
2
Quan tâm đến bạn bè và các mối quan hệ
3
Quan tâm đến sức khỏe
4
Quan tâm đến việc giáo dục lối sống và đạo đức
5
Khác……………………………………………………………
6
Câu 29: Theo bạn, việc thực hiện nếp sống văn minh trong sinh viên có chịu sự tác động
bởi giáo dục đạo đức ở nhà trường không?
Có( Trả lời câu 30)
1.
Không( Bỏ qua câu 30) 2.
Câu 30: Theo bạn, có nên đưa môn đạo đức vào chương trình giảng dạy ngoài phổ thông?
Có
1.
Lý do có ……………………………………………………………
Không 2.
Lý do không…………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………
Câu 31: Theo bạn, nội quy của trường hiện nay có quá khắt khe với một môi trường đại
học không?
Có
1.
Lý do …………………………………………………………………
17
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Không 2.
Lý do …………………………………………………………….........
Câu 32: Bạn thường thích kết thân với mẫu bạn nào sau đây?(Có thể chọn nhiều trả lời)
Những người có ngoại hình đẹp, phong cách sống sành điệu
1.
Những người tư duy tốt, học giỏi, có chức vụ trong trường lớp 2.
Những người hiền lành, biết quan tâm đến bạn bè
3.
Những người có lối sống độc lập, lành mạnh, chuẩn mực
4.
Những người cá tính, không cần học giỏi chỉ biết cách ăn chơi là được
5.
Khác………………………………………………………………6
Câu 33: Bạn thường theo dõi các chương trình nào sau đây trên tivi/ báo chí?
Rẩt
Thường Thỉnh Hiếm Không
Nội dung
thường xuyên
thoảng khi
bao
xuyên
giờ
1. Thời sự
1
2
3
4
5
2. Văn hoá và cuộc sống
1
2
3
4
5
3. Phim ảnh/ ca nhạc
1
2
3
4
5
4. Tạp chí văn nghệ
1
2
3
4
5
5. Du lịch và cuộc sống
1
2
3
4
5
6. Khoa học thường thức
1
2
3
4
5
7. Thời trang
1
2
3
4
5
Câu 34: Bạn tiếp cận thông tin liên quan đến việc thực hiện nếp sống văn minh từ những
nguồn nào?( có thể chọn nhiều trả lời)
Internet
1.
Báo chí
2.
Truyền hình/ truyền thanh
3.
Băng rôn/ biểu ngữ
4.
Khác.....................................................................................................……….5
Câu 35: Trong những nguồn cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện nếp sống văn
minh trên, bạn thấy nguồn cung cấp thông tin nào hiệu quả nhất?( Chỉ chọn 1 trả lời)
Internet
1.
Báo chí
2.
Truyền hình/ truyền thanh
3.
Băng rôn/ biểu ngữ
4.
Khác…………………………………………………………….
..5
Câu 36: Theo bạn, như thế nào là người sinh viên có nếp sống văn minh? ( Có thể chọn
nhiều trả lời )
Ăn mặc sành điệu, phong cách cá tính, nổi bật trước đám đông. 1.
Rành về thời trang, các điểm vui chơi, không cần phải học giỏi. 2.
Có cách cư sử hoà nhã với mọi người. 3.
Ăn mặc lịch sự, phong thái đứng đắn 4.
Học giỏi, nhiệt tình tham gia các phong trào trường- lớp, luôn tuân thủ đúng nội quy
đặt ra. 5.
Khác...............................................................................................6
Câu 37: Nếu như tự cho điểm mình trong việc thực hiện nếp sống văn minh trên giảng
đường, bạn sẽ chọn thang điểm nào sau đây?
Rất tốt
1.
Bình thường
4.
Tốt
2.
Không tốt 5.
Khá
3.
18
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Câu 38: Bạn có ý kiến đóng góp gì để sinh viên ngày càng thực hiện tốt nếp sống văn
minh trên giảng đường và thực sự trở thành 1 người văn minh ngoài xã hội?
...............................................................................................................…………
...............................................................................................................…………
Chân thành cảm ơn các bạn!
Phụ lục 2
TIÊU CHÍ PHỎNG VẤN SÂU
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giới tính
2. Ngành học hiện tại
3. Sinh viên năm?
4. Nơi ở của gia đình hiện nay?
5. Nghề nghiệp của cha, mẹ?
6. Chức vụ hiện tại trong lớp?
II. NỘI DUNG
1. Là một sinh viên bạn nghĩ như thế nào về nếp sống văn minh?
2. Theo bạn, việc thực hiện nếp sống văn minh trên giảng đường có nên hay không?vì sao?
3. Bạn có biết đến các nội quy của trường chúng ta hiện nay không?
4. Bạn nhận thấy sinh viên trường chúng ta thực hiện những nội quy đó như thế nào? Nếu
như việc thực hiện đó là không tốt thì theo bạn do nguyên nhân nào?
5. Riêng bản thân bạn thì việc thực hiện đó diễn ra như thế nào? Có gặp phải khó khăn gì
hay không?
6. Bạn có bao giờ đi học muộn không? Lý do?
7. Bạn có nghỉ học không phép hoặc quá phép không? Lý do?
8. Bạn có hút thuốc lá trong trường không? Lý do?
9. Bạn có say xỉn khi đến lớp không? Lý do
10. Bạn có ăn uống trong lớp học không? Lý do?
11. Bạn có làm việc riêng (sử dụng điện thoại, đọc báo…)trong giờ học không? Lý do?
12. Bạn có gây rối trật tự trong khuôn viên trường không? Lý do?
13. Bạn có vứt rác không đúng nơi quy định không? Lý do?
14. Bạn có vô lễ với giảng viên hoặc cán bộ công chức của trường không? Lý do
15. Bạn có bận đồng phục theo quy định khi đến trường không?lý do không?
16. Theo bạn, việc thực hiện nếp sống văn minh của một người có chịu ảnh hưởng từ
người khác không?lý do?
17. Bạn có biết đến các chương trình thực hiện nếp sống văn minh của trường chúng ta hay
không? Nếu có, bạn có thể kể ra 1 vài chương trình được không?
18. Bạn có tham gia vào các chương trình đó hay không? Lý do tham gia hoặc không tham
gia?
19. Theo bạn, những chương trình đó có góp phần vào thái độ thực hiện nếp sống văn minh
của sinh viên không?
20. Theo bạn, ai sẽ là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến thái độ thực hiện nếp sống văn
minh của sinh viên?
21. Theo bạn, các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng đến việc thực hiện nếp sống văn
minh của sinh viên không? Vì sao?
22. Theo bạn gia đình có ảnh hưởng đến việc thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên
không? Vì sao?
23. Theo bạn bạn bè có ảnh hưởng đến việc thực hiện nếp sống văn minh của sinh viên
không? Vì sao?
24. Hiện nay đa phần các trường đào tạo ngoài phổ thông ít dạy các môn đạo đức, theo bạn
có nên đưa môn đạo đức vào hay không? Vì sao?
19
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
25. Bạn nghĩ như thế nào về nội quy của trường chúng ta? Có quá khắt khe đối với 1 sinh
viên không? Vì sao?
26. Nếu như bạn thấy cần sửa đổi nội quy thì theo bạn, nên thêm và bớt những gì?
27. Để cho việc thực hiện nếp sống văn minh trên giảng đường của sinh viên được tốt hơn,
bạn có ý kiến đóng góp gì không?
Phụ lục 3
KẾ QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bảng 1: Giới tính
Giới tính
Tần số
Phần trăm
Nam
90
50.0
Nữ
90
50.0
Tổng
180
100.0
Bảng 2: Độ tuổi
Tuổi
19
20
21
22
23
24
25
Tổng
Bảng 3: Năm học của sinh viên
Sinh viên năm
Năm 1
Năm 3
Tổng
Bảng 4: Nơi cư trú
Nơi cư trú
Tần số
40
31
67
26
10
4
2
180
Phần trăm
22.2
17.2
37.2
14.4
5.6
2.2
1.1
100.0
Tần số
90
90
Phần trăm
50.0
50.0
180
100.0
Tần số
Phần trăm
Thành phố
Thị Xã/Thị Trấn
76
69
42.2
38.3
Nông thôn
35
19.4
180
100.0
Tổng
Bảng 5: Kinh tế gia đình
Kinh tế gia đình
Giàu
Khá giả
Trung bình
Nghèo
Tổng
Tần số
3
22
129
26
180
Phần trăm
1.7
12.2
71.7
14.4
100.0
Bảng 6: Nghề nghiệp của cha
Ngành nghề Của Cha
Tần số
Phần trămcó giá trị
Công chức
32
18.4
20
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Nhân viên văn phòng
Giáo viên
Buôn bán nhỏ
Nhân viên kinh doanh
Chủ doanh nghiệp
Lao động giản đơn
Hưu trí
Công nhân
Nghề chuyên môn
Tổng số trả lời
Giá trị khuyết
Tổng
4
9
25
4
11
45
32
11
1
174
6
180
Năm 2008-2009
2.3
5.2
14.4
2.3
6.3
25.9
18.4
6.3
0.6
100.0
Bảng 7: Nghề nghiệp của mẹ
Nghề Nghiệp Của Mẹ
Tần số
Phần trăm có giá trị
Công chức
24
14.5
Nhân viên văn phòng
3
1.8
Giáo viên
21
12.7
Buôn bán nhỏ
55
33.3
Nhân viên kinh doanh
3
1.8
Chủ doanh nghiệp
12
7.3
Lao động giản đơn
4
2.4
Hưu trí
5
3.0
Công nhân
24
14.5
Nghề chuyên môn
14
8.5
Tổng số trả lời
165
100.0
Giá trị khuyết
15
Tổng
180
Bảng 8: Mức độ đi học muộn của sinh viên
Đi học muộn
Tần số
Phần trăm có giá trị
Rất Thường Xuyên
6
3.4
Thường Xuyên
28
16.0
Thỉnh Thoảng
84
48.0
Hiếm Khi
34
19.4
Không Bao Giờ
23
13.1
Tổng số trả lời
175
100.0
Giá trị khuyết
5
Tổng
180
21
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Bảng 9: Lý do bạn đi học muộn, nghỉ học không phép hoặc quá phép
Lý do bạn đi học muộn, nghỉ học
Phần trăm
Tần số
không phép hoặc quá phép
có giá trị
Do thói quen
17
16.2
Đi làm thêm
15
14.3
Không nhận thấy tầm quan trọng của
6
5.7
việc đến lớp
Do giảng viên dạy không cuốn hút
57
54.3
Do môn học không thiết thực
10
9.5
Tổng số trả lời
105
100.0
Giá trị khuyết
75
Tổng
180
Bảng 10: Mối liên hệ giữa giới tính với mức độ đi học muộn của bạn
Giới tính
Mức độ đi học muộn
của bạn
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
Tổng
Nam
2
6
43
19
18
88
Tổng
Nữ
4
22
41
15
5
87
6
28
84
34
23
175
Bảng 11: Mối liên hệ giữa các ngành học với mức độ đi học muộn
Ngành học
Mức độ đi
Xây
Cầu
Quản
Việt
học muộn
dựng
Xã hội
đườn trị kinh
Nam
của bạn
dân
học
g
doanh
học
dụng
Rất thường
0
1
1
2
2
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm khi
Không bao
giờ
Tổng
Tổng
6
1
13
4
2
8
28
14
33
12
12
13
84
2
9
9
9
5
34
5
3
2
11
2
23
22
59
28
36
30
175
Bảng 12: Mối liên hệ giữa chức vụ trong lớp với mức độ đi học muộn
Chức vụ trong lớp
Mức độ đi
Lớp
học muộn
Lớp
Lớp
Phó bí
phó
Bí thư
Khác
của bạn
trưởng
phó
thư
phong
trào
Tổng
22
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm khi
Không
bao giờ
Tổng
Năm 2008-2009
0
0
0
0
1
5
6
0
1
0
0
0
27
28
3
1
2
5
1
72
84
2
1
0
0
0
31
34
0
0
2
0
0
21
23
5
3
4
5
2
156
175
Bảng 13: Mối liên hệ nơi sinh sống gia đình với mức độ đi học muộn
Nơi sinh sống của gia đình bạn
Mức độ đi học
Tổng
Thành
Thị xã/
Nông
muộn của bạn
phố
thị trấn
thôn
Rất thường xuyên
4
1
1
6
Thường xuyên
15
7
6
28
Thỉnh thoảng
28
42
14
84
Hiếm khi
18
12
4
34
Không bao giờ
11
5
7
23
Tổng
76
67
32
175
Bảng 14: Mức độ nghỉ học không phép hoặc quá phép của sinh viên
Mức độ nghỉ học không phép
Phần trăm
Tần số
hoặc quá phép
có giá trị
Rất thường xuyên
1
0.6
Thường xuyên
18
10.3
Thỉnh thoảng
53
30.5
Hiếm khi
71
40.8
Không bao giờ
31
17.8
Tổng số trả lời
174
100.0
Giá trị khuyết
6
Tổng
180
Bảng 15: Mối liên hệ giữa giới tính với mức độ nghĩ học không phép hoặc quá phép
Giới tính
Mức độ nghỉ học không
Tổng
phép hoặc quá phép
Nam
Nữ
Rất thường xuyên
1
0
1
Thường xuyên
4
14
18
Thỉnh thoảng
26
27
53
Hiếm khi
35
36
71
Không bao giờ
21
10
31
Tổng
87
87
174
23
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Bảng 16: Mối liên hệ giữa nơi sinh sống của gia đình bạn với mức độ nghỉ học không
phép hoặc quá phép
Nơi sinh sống của gia đình
bạn
Mức độ nghỉ học không
Tổng
phép hoặc quá phép
Thành
Thị xã/
Nông
phố
thị trấn
thôn
Rất thường xuyên
0
1
0
1
Thường xuyên
16
1
1
18
Thỉnh thoảng
14
29
10
53
Hiếm khi
27
30
14
71
Không bao giờ
19
5
7
31
Tổng
76
66
32
174
Bảng 17: Mối liên hệ giữa ngành học với mức độ nghỉ học không phép hoặc quá phép.
Ngành học
Mức độ nghỉ học
Quản
Việt
Xã
không phép hoặc
Tổng
Cầu
Xây dựng
trị kinh
Nam
hội
quá phép
đường
dân dụng
doanh
học
học
Rất thường xuyên
1
0
0
0
0
1
Thường xuyên
2
7
3
1
5
18
Thỉnh thoảng
9
22
4
8
10
53
Hiếm khi
6
23
19
11
12
71
Không bao giờ
4
7
2
15
3
31
Tổng
22
59
28
35
30
174
Bảng 18: Mối liên hệ giữa chức vụ trong lớp với mức độ nghỉ học không phép hoặc
quá phép.
Mức độ
nghỉ học
không phép
hoặc quá
phép
Rất thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao
giờ
Tổng
Chức vụ trong lớp
Lớp
trưởng
Lớp
phó
Bí
thư
Phó bí
thư
Lớp
phó
phong
trào
0
1
0
0
0
0
1
0
1
0
0
0
17
18
0
0
0
4
1
48
53
4
2
4
1
1
59
71
0
0
0
0
0
31
31
4
4
4
5
2
155
174
khác
Tổng
24
Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần VIII
Năm 2008-2009
Bảng 19: Mức độ hút thuốc lá trong trường của sinh viên
Hút thuốc lá trong trường
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
Tổng số trả lời
Giá trị khuyết
Tổng
Tần số
2
2
2
4
168
178
2
180
Phần trăm
có giá trị
1.1
1.1
1.1
2.2
94.4
100.0
Bảng 20: Mức độ say xỉn khi đến lớp của sinh viên
Say xỉn khi đến lớp
Rất thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
Tổng số trả lời
Giá trị khuyết
Tổng
Bảng 21: Lý do say xỉn khi đến lớp
Lý do say xỉn khi đến lớp
Do thói quen
Thấy mọi người làm nên làm theo
Muốn thể hiện tính cách mạnh
Tổng số trả lời
Giá trị khuyết
Tổng
Tần số
2
2
10
163
177
3
180
Tần số
1
3
1
5
175
180
Phần trăm
có giá trị
1.1
1.1
5.6
92.1
100.0
Phần trăm có giá trị
0.6
1.7
.6
2.8
97.2
100.0
Bảng 22: Mối liên hệ của giới tính với mức độ say xỉn khi đến lớp
Giới tính
Mức độ hút thuốc là trong
trường của bạn
Nam
Nữ
Rất thường xuyên
2
0
Thường xuyên
2
0
Thỉnh thoảng
2
0
Hiếm khi
4
0
Không bao giờ
78
90
Tổng
88
90
Bảng 23: Mối liên hệ của giới tính với mức độ say xỉn khi đến lớp
Giới tính
Mức độ say xỉn khi đến lớp
của bạn
Nam
Nữ
Rất thường xuyên
2
0
Thường xuyên
2
0
Thỉnh thoảng
5
5
Hiếm khi
78
85
Không bao giờ
87
90
Tổng
2
2
2
4
168
178
Tổng
2
2
10
163
177
25