Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn giám sát công trình “tòa nhà kinh đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.88 KB, 114 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.
2.
3.
4.
5.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 6
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 7
Nội dung và phương pháp nghiên cứu: ............................................................ 7
Kết quả dự kiến đạt được ................................................................................. 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG XÂY LẮP .................................................................... 8
Cơ sở lý luận về giám sát chất lượng thi công công trình ................................ 8
Khái niệm chung về chất lượng công trình xây dựng ...................................... 8
Tổng quan về quản lý chất lượng và giám sát chất lượng thi công công trình
11
1.1.2.1. Giới thiệu chung về giám sát chất lượng thi công công trình ........................ 11
1.1.2.2. Khái niệm về quản lý chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng
12
1.2.
Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng .............................................. 14
1.2.1.
Nội dung cơ bản của hoạt động giám sát chất lượng thi công xây dựng ....... 14
1.2.2.
Nhiệm vụ của giám sát bảo đảm chất lượng công trình xây dựng ................. 17
1.2.3.
Điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân tham gia giám sát chất lượng thi


xây dựng công trình. ........................................................................................................ 19
1.2.4.
Các phương thức quản lý chất lượng ............................................................. 25
1.2.5.
Phương pháp kiểm tra chất lượng trên công trường ...................................... 28
1.2.5.1. Người cung ứng hàng hoá là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm
trước hết 29
1.2.5.2. Kiểm tra của tư vấn giám sát chủ yêu bằng mắt và dụng cụ đơn giản có ngay
tại hiện trường .................................................................................................................. 29
1.2.5.3. Kiểm tra bằng dụng cụ tại chỗ ....................................................................... 31
1.2.5.4. Kiểm tra nhờ các phòng thí nghiệm. .............................................................. 31
1.3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát thi công xây dựng ................. 32
1.3.1.
Nhân tố khách quan:....................................................................................... 32
1.3.2.
Nhân tố chủ quan: .......................................................................................... 37
1.4.
Công tác giám sát chất lượng công trình ở một số quốc gia trên thế giới...... 39
1.1.
1.1.1.
1.1.2.

Kết luận chương 1 ......................................................................................... 44
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH ............................ 45
2.1
Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và một số dự án triển khai
tại Trung tâm tư vấn thiết kế & xây dựng – Viện khoa học công nghệ xây dựng ........... 45

2.1.1.
Giới thiệu về Trung tâm tư vấn thiết kế & Xây dựng – Viện khoa học công
nghệ xây dựng và một số dự án đã và đang thực hiện công tác giám sát chất lượng ...... 45


2.1.1.1
Giới thiệu về Trung tâm tư vấn thiết kế & Xây dựng. ................................... 45
2.1.1.2
Các dự án đã và đang thực hiện về giám sát chất lượng của Trung tâm tư vấn
thiết kế & Xây dựng......................................................................................................... 49
2.1.2.
Sơ đồ tổ chức Trung tâm tư vấn thiết kế & xây dựng .................................... 49
2.2
Phân tích, đánh giá công tác giám sát chất lượng tòa nhà Kinh đô ............... 54
2.2.1.
Những kết quả đã đạt được ............................................................................ 54
2.2.2.
Những tồn tại trong việc thực hiện công tác giám sát chất lượng.................. 58
2.2.3.
Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác giám sát chất lượng của dự án
60
2.4.
Giới thiệu về phương pháp điều tra................................................................ 63

Kết luận chương 2 ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ KINH ĐÔ ................... 66
3.1.
Mục đích, phạm vi, vai trò và quy trình giám sát tổng quát của nhà thầu tư
vấn giám sát. .................................................................................................................... 66

3.1.1.
Mục đích của công tác tư vấn giám sát thi công ............................................ 66
3.1.2.
Phạm vi công tác tư vấn giám sát thi công trong quản lý chất lượng ............ 67
3.1.3.
Vai trò tổ chức tư vấn giám sát trong quản lý chất lượng công trình............. 67
3.1.4.
Quy trình giám sát tổng quát của Nhà thầu tư vấn giám sát .......................... 69
3.2.
Thực trạng thực hiện công tác giám sát chất lượng công trình tòa nhà Kinh
Đô
73
3.2.1.
Giới thiệu về Chủ đầu tư ................................................................................ 73
3.2.2.
Giới thiệu về Công trình tòa nhà Kinh Đô ..................................................... 74
3.3.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giám sát công trình toà nhà
Kinh Đô 76
3.3.1.
Xây dựng hệ thống các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát chất
lượng công trình xây dựng. .............................................................................................. 76
3.3.2.
Áp dụng thang điểm đo khoảng (Interval scale) xếp hạng mức độ ảnh hưởng
của hệ thống nhân tố ảnh hương đến công tác giám sát chất lượng công trình. .............. 77
3.3.3.
Đề xuất giải pháp thực hiện giám sát chất lượng công trình toà nhà Kinh Đô
79
3.3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức tư vấn giám sát và năng lực thành viên
tham gia giám sát. ............................................................................................................ 79

3.3.3.2. Xây dựng quy trình tư vấn giám sát cho toà nhà Kinh Đô............................. 82
3.3.3.3. Giải pháp về đặc trưng dự án, môi trường bên ngoài và nâng cao năng lực và
sự hợp tác của các bên tham gia dự án. ......................................................................... 101

Kết luận chương 3 ....................................................................................... 106
Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 110


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng.
Hình 1.2. Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
công trình.
Hình 1.3. Sơ đồ chu trình Deming.
Hình 1.4. Sơ đồ quản lý nhà nước về chất lượng công trình.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Trung tâm tư vấn thiết kế & xây dựng.
Hình 3.1. Quy trình giám sát tổng quát.
Hình 3.2. Phiếu khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Hình 3.3. Sơ đồ cơ cấu Hệ thống văn bản của IBST.
Hình 3.4. Sơ đồ trình tự giám sát chất lượng.
Hình 3.5. Sơ đồ trình tự giám sát tiến độ.
Hình 3.6. Sơ đồ mối quan hệ giữa TVGS và các bên


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ Tư vấn được hình thành từ nửa đầu thế kỷ XIX, nhưng mãi
đến năm 1832 thì dịch vụ tư vấn mới được hình thành ở nước Mỹ. Người ta

nói rằng, David Whitman là nhà cố vấn đầu tiên cho ngành công nghiệp dệt
của Mỹ vào năm 1832 và là tiền đề cho nghề tư vấn ra đời. Sau khi David
Whitman qua đời, Amos Lock Wood được thay thế và từ đó dịch vụ tư vấn
được hình thành. Năm 1879, Amos Lock Wood cùng Stephen Greence thành
lập công ty tư vấn mang tên Lock – Greece và ngày nay đã trở thành một
hãng tư vấn lớn ở nước Mỹ.Năm 1853, nghiệp đoàn tư vấn thiết kế ra đời với
tên gọi Smith Hinchmann Grylls Inc. Sau sự kiện này, hàng loạt các hãng tư
vấn khác lần lượt được thành lập.
Theo thống kê của tạp chí Kỹ sư tư vấn, năm 1980 có 10 hãng tư vấn
với thâm niên hoạt động trên 100 năm, 22% các hãng tư vấn hoạt động trên
25 năm và chỉ có 5% các hãng tư vấn hoạt động trên 50 năm. Cũng theo thống
kê của tạp chí Kỹ sư tư vấn, số lượng hãng tư vấn hoạt động đến năm 1980 là
10.891 hãng. Các dịch vụ tư vấn rất đa dạng bao gồm khảo sát, thiết kế, thi
công … và với quy mô ngày càng lớn.
Đầu thế kỷ 20, các dịch vụ tư vấn đã phát triển thành quy mô toàn cầu
với việc thành lập Liên đoàn Quốc tế các kỹ sư tư vấn (Federation
Internationale des Ingenier Conseils-FiDIC) năm 1913 tại Thuỵ Sỹ. Từ đó,
nghề tư vấn được phát triển nhanh chóng ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế và đi
sâu hơn vào các tiến bộ khoa học công nghệ.
Dịch vụ tư vấn xây dựng ở nước ta được hình thành từ những năm 1980,
khi xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh. Viện Khoa học Kỹ thuật Xây dựng, nay
là Viện khoa học Công nghệ Xây dựng là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này


2

trong quá trình tư vấn giám sát kỹ thuật thi công công trình xây dựng bảo tàng
Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó, năm 1991-1993 Viện Khoa học Công nghệ Xây
dựng đã thành lập đoàn tư vấn giám sát kỹ thuật thi công công trình P25 tại
Cầu Diễn Từ Liêm Hà Nội. Sau những công trình trọng điểm này, cùng với sự

chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế, dịch vụ tư vấn xây dựng ở nước ta
phát triển nhanh chóng để đáp ứng và thích nghi với nền kinh tế thị trường,
đồng thời nghề tư vấn cũng được pháp luật và cộng đồng xã hội công nhận.
Từ năm 1986, với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, các dự án
đầu tư xây dựng của nước ngoài đã mở rộng và thực hiện khắp cả nước. Từ
đây, dịch vụ tư vấn được phát triển và hoàn thiện dần cơ chế quản lý và phong
cách hoạt động trong nền kinh tế thị trường.Đây thực sự là một sự biến đổi cả
về lượng lẫn về chất. Cần phải khẳng định và tự hào rằng trong hơn 20 năm
qua là một thời gian phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư vấn xây
dựng, các hoạt động tư vấn xây dựng đã có đóng góp tích cực xứng đáng
trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay ở nước ta đã có trên 1500 tổ chức hoạt động tư vấn, bao gồm
đủ các ngành xây dựng, từ trung ương đến địa phương, đủ mọi thành phần
kinh tế, trong đó khoảng 60% là doanh nghiệp nhà nước, 35% là công ty
ngoài quốc doanh và 5% công ty liên doanh nước ngoài, một số rất ít công ty
tư vấn xây dựng với 100% vốn nước ngoài và công ty cổ phần, khoảng 350 tổ
chức chuyên về tư vấn xây dựng, số còn lại làm nhiều việc dịch vụ tư vấn
khác.
Tư vấn nói chung và tư vấn xây dựng nói riêng là một nghề hoạt động
bằng trí tuệ và tài năng của các kỹ sư để tạo ra các sản phẩm cho xã hội có
chất lượng và hiệu quả. Sản phẩm của tư vấn có thể là một lời khuyên, một
chiến lược, một giải pháp kỹ thuật hoặc một sản phẩm cụ thể. Trong xây dựng,
sản phẩm của tư vấn có thể là một giải pháp công nghệ, một biện pháp kỹ


3

thuật thi công, một dự án xây dựng, một hồ sơ thiết kế, một ngôi nhà hay một
cây cầu v.v…
Tư vấn xây dựng cung cấp cho khách hàng những lời khuyên về việc

lựa chọn phương án kỹ thuật, đưa ra những yêu cầu chung mà còn nghiên cứu
chỉ dẫn cho khách hàng các công việc cụ thể như trình tự và nội dung lập một
dự án xây dựng, trình tự và nội dung lập các nhà thầu thi công, nhà thầu cung
cấp thiết bị, nhà thầu cung ứng vật tư v.v… Tư vấn xây dựng hồ sơ mời đấu
thầu, phương pháp phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu hoặc giám sát kỹ thuật thi
công một công trình v.v…Ngoài ra, tư vấn xây dựng còn giúp cho khách hàng
các mô hình tổ chức quản lý, mô hình tổ chức kinh doanh, mô hình tổ chức
điều tra, khảo sát, thiết kế, thi công và quy hoạch.
Kỹ sư tư vấn xây dựng mang đến cho khách hàng những sản phẩm có
chất lượng cao và thoả mản về yêu cầu hiệu quả kinh tế. Bởi vậy, hoạt động
tư vấn xây dựng dù ở dưới hình thức nào cũng phải thực hiện một hợp đồng
kinh tế giữa khách hàng và nhà tư vấn. Nhà tư vấn có thể là cá nhân hay một
tổ chức.
Tư vấn xây dựng rất đa dạng và phong phú về nghề nghiệp, tuỳ theo
quy mô, tính chất và vùng lãnh thổ mà khách hàng yêu cầu. Những vấn đề tư
vấn cơ bản như:
 Tư vấn lập dự án xây dựng
 Tư vấn lập hồ sơ mời đấu thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu
 Tư vấn thiết kế xây dựng
 Tư vấn khảo sát xây dựng
 Tư vấn quy hoạch xây dựng
 Tư vấn thẩm tra dự án xây dựng


4

 Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán
 Tư vấn giám sát kỹ thuật thi công
 Tư vấn quản lý dự án
Tư vấn xây dựng dù là cá nhân hay tổ chức tư vấn đều được hoạt động

độc lập trên cơ sở pháp luật và bằng tài năng trí tuệ của mình để mang đến
cho khách hàng những sản phẩm xây dựng có chất lượng và hiệu quả trong
từng lĩnh vực khác nhau.
Tư vấn giám sát thi công là một hoạt động giám sát xây dựng để theo
dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá công việc thực hiện của các nhà thầu thi
công xây dựng công trình về chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, an toàn
lao động, vệ sinh môi trường theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt,
các tiêu chuấn kỹ thuật hiện hành và các điều kiện kỹ thuật của công trình.
Trong mọi lĩnh vực hoạt động của xây dựng, từ lập quy hoạch xây dựng,
lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát địa chất công trình, thiết kế
công trình, lập hồ sơ mời đấu thầu, phân tích đánh hồ sơ dự thầu, tuyển chọn
nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát, nhà thầu quản lý dự án và các dịch vụ tư
vấn xây dựng khác đều cần có sự giám sát. Tư vấn giám sát thi công xây dựng
bao gồm nhừng nội dung điều tra nghiên cứu, lập dự án xây dựng, phân tích
đánh giá tính khả thi của dự án, tổ chức thiết kế, chỉ đạo thi công, kiểm tra
giám sát, nghiệm thu chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ
sinh môi trường đối với từng công việc xây dựng, giai đoạn xây dựng, hạng
mục công trình và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Giám sát thi công
xây dựng giúp Chủ đầu tư phòng ngừa các sai sót dẫn đến sự cố hư hỏng công
trình.
Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo và đánh giá công việc
của các nhà thầu tham gia thực hiện dự án là nhiệm vụ quan trọng của nhà


5

thầu quản lý dự án. Phương châm của giám sát thi công xây dựng là lấy sản
phẩm xây dựng công trình làm đối tượng, lấy pháp luật, quy định, chính sách
và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng làm chỗ dựa, lấy chất lượng và hiệu quả xây
dựng làm mục đích. Với phương châm đó, công tác giám sát xây dựng phải

thực hiện ngay từ giai đoạn lập quy hoạch xây dựng đến giai đoạn bảo hành
bảo trì công trình xây dựng nhằm ngăn ngừa sai sót, hư hỏng và thất thoát vốn
đầu tư xây dựng.
Giám sát có hàm ý chặt chẽ trong quan hệ xã hội nói chung, trong giám
sát thi công xây dựng nói riêng càng có ý nghĩa khắt khe và chặt chẽ hơn
nhiều. Điều đó, khẳng định tính đa dạng và phức tạp của hoạt động xây dựng
mà giám sát thi công xây dựng là công cụ có vai trò ngăn chặn lãng phí, thất
thoát vốn đầu tư xây dựng.
Trong giai đoạn khảo sát và thiết kế cơ sở nếu được giám sát hợp lý sẽ
chọn được phương án thiết kế cơ sở phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy mô
xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình và như vậy việc xác
định tổng mức đầu tư đạt được hiệu quả cao, chống được thất thoát lãng phí
trong trong xây dựng cơ bản.
Trong giai đoạn thực hiện dự án, giám sát thi công xây dựng công trình
quản lý được chất lượng, khối lượng và tiến độ để hoàn thành dự án theo
đúng kế hoạch sớm đưa công trình vào hoạt động nhằm phát huy hiệu quả vốn
đầu tư xây dựng càng có ý nghĩa kinh tế về mặt quản lý chi phí đầu tư xây
dựng cơ bản.
Giám sát thi công xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi,
kiểm tra, giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh
môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Dự án xây dựng công trình có
đảm bảo chất lượng và tiến độ hay không, vốn đầu tư xây dựng có hiệu quả
hay không, chính là nhờ vào công tác giám sát thi công xây dựng. Điều quan


6

trọng hơn là Giám sát thi công xây dựng giúp ngăn ngừa các sai sót dẫn đến
hư hỏng sự cố, ngăn chặn thất thoát, tiêu cực và tham nhũng trong hoạt động
xây dựng.

Cùng với sự phát triển của công cuộc cải cách mở cửa, ngày càng nhiều
các dự án của nước ngoài đầu tư, góp vốn, vay vốn và vốn đầu tư trong nước
đã tạo thành một hoạt động xây dựng rất đa dạng và sôi động hiện nay ở nước
ta. Việc xây dựng các dự án đầu tư từ mọi thành phần kinh tế này đòi hỏi phải
thực hiện chế độ giám sát thi công xây dựng để đáp ứng và phù hợp với nền
kinh tế thị trường. Điều này, một lần nữa khẳng định vị trí vai trò của giám sát
thi công xây dựng trong công tác quản lý dự án .
Qua 20 năm đổi mới và phát triển, ngành xây dựng đã có những bước
tiến dài trên chặng đường hoạt động: vốn đầu tư xây dựng ngày càng tăng, các
công trình xây dựng với quy mô lớn ngày càng nhiều, công nghệ mới ngày
càng phát triển, khu đô thị và khu công nghiệp mới được mở rộng trên khắp
mọi miền của Tổ quốc. Tất cả những công trình xây dựng đó đều phải qua
giám sát thi công xây dựng để tồn tại, phát triển và nâng cao hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật như Luật
xây dựng, luật đấu thầu, luật nhà ở, luật đầu tư, luật đất đai, các nghị định và
thông tư có liên quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp định hướng quản lí
chất lượng công tác giám sát thi công công trình. Là cơ sở tiến hành nghiệm
thu, thanh quyết toán, tránh các sai phạm không đáng có, đảm bảo chất lượng,
khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Vận dụng vào thực tế các văn bản quy phạm pháp luật, áp dụng hệ
thống quy trình giám sát chất lượng của Trung tâm tư vấn thiết kế & xây dựng
– Viện khoa học công nghệ xây dựng và vận dụng kinh nghiệm của bản thân,
các ý kiến chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng tư vấn giám sát công trình


7

“Tòa nhà Kinh Đô” cũng như các công trình tương tự khác trong Thành phố
Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công trình Tòa nhà Kinh Đô số 8B Lê Trực –
Ba Đình – Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác Tư vấn giám sát chất lượng thi công xây
lắp.
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu:
 Tiếp cận hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do cơ quản quản lí
nhà nước ban hành:
 Tiếp cận thực tế các gói thầu đã, đang và sẽ triển khai thực hiện của
các dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở trong thành phố
Hà nội.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích, theo đối tượng và phạm vi đã lựa chọn, luận văn
sử dụng phương pháp kết hợp vận dụng lý thuyết và thực tiễn áp dụng công
tác giám sát chất lượng công trình “Tòa nhà Kinh đô” đồng thời tham khảo ý
kiến của các chuyên gia đi trước kết hợp với kinh nghiệm qua quá trình công
tác của bản thân…nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng công trình trong
phạm vi công tác Tư vấn giám sát.
5. Kết quả dự kiến đạt được
Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng Tư vấn giám sát công
trình “Tòa nhà Kinh đô”.


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG XÂY LẮP
1.1.


Cơ sở lý luận về giám sát chất lượng thi công công trình

1.1.1. Khái niệm chung về chất lượng công trình xây dựng
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản
xúa và các yêu cầu đời sống con người. Hằng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước, của doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ
25% đếm 30% GDP. Vì vậy chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần
được quan tâm, nó tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh
tế, đời sống con người. Trong thời gian qua, cùng với việc ban hành các chính
sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi…góp phần quan trọng trong hiệu quả của nền
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng
còn không ít công trình chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng,
công trình nứt, vỡ, lúc sụt, thấm dột, bong dộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn
đã hư hỏng gây tốn kém, phải sữa chữa, phá đi làm lại. Đã thế, nhiều công trình
không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đứng định kỳ làm cho giảm tuổi thọ
công trình. Cá biệt ở một số công trình gây sự cố công trình gây sự cố làm thiệt
hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư.
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến
an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng
công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia. Do có vai trò quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các
nước trên thế giới đều coi đó là mục đích hướng tới. Chất lượng công trình xây
dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công


9

trỡnh nhng phi phự hp vi qui chun v tiờu chun xõy dng, cỏc qui nh

trong vn bn qui phm phỏp lut cú liờn quan v hp ng kinh t.
Theo PGS.TS.Trn Chng (2009) Trng ban cht lng tng hi
xõy dng Vit Nam Cht lng cụng trỡnh xõy dng l nhng yờu cu v an
ton, bn vng, k thut v m thut ca cụng trỡnh nhng phi phự hp vi
quy chun v tiờu chun xõy dng, cỏc quy nh trong vn bn quy phm
phỏp lut cú liờn quan v hp ng kinh t.
T gúc bn thõn sn phm xõy dng v ngi th hng sn phm
xõy dng, cht lng cụng trỡnh xõy dng c ỏnh giỏ bi cỏc c tớnh c
bn nh: cụng nng, tin dng, tuõn th cỏc tiờu chun k thut, bn
vng, tin cy, tớnh thm m, an ton trong khai thỏc, s dng, tớnh kinh t, v
m bo v tớnh thi gian (thi gian phc v ca cụng trỡnh). Rng hn, cht
lng cụng trỡnh xõy dng cũn cú th v cn hiu khụng ch t gúc ca
bn thõn sn phm v ngi th hng sn phm xõy dng m cũn c trong
quỏ trỡnh hỡnh thnh sn phm xõy dng ú.

CLCTXD =

Đảm bảo
Phù Hợp
An toàn
Quy chuẩn
Bền vững + Tiêu chuẩn
Kỹ thuật
Quy phạm
Mỹ Thuật
Hợp đồng

Hỡnh 1.1. S húa cỏc yu t c bn to nờn cht lng cụng trỡnh
xõy dng



10

Một số vấn đề cơ bản đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay khi từ hình
thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất
lượng khảo sát…
- Chất lượng công trình tổng quát phải được hình thành từ chất lượng
của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của
các bộ phận, hạng mục công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm,
kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình
thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của
đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động
xây dựng.
- Vấn đề an toàn không chỉ ở khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ
hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội
ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng.
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng
có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công
trình vào khai thác, sử dụng.
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình Chủ
đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà
thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát,
thiết kế, thi công xây dựng…
- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án
tới các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác
động của yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.



11

1.1.2. Tổng quan về quản lý chất lượng và giám sát chất lượng thi công
công trình
1.1.2.1. Giới thiệu chung về giám sát chất lượng thi công công trình
Công tác giám sát thi công xây dựng công trình là một hoạt động nằm
trong một chuỗi các hoạt động khác của quá trình xây dựng công trình như:
lập qui hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây
dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi
công xây dựng công trình, quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn
nhà thầu và các hoạt động khác (Điều 3, Luật xây dựng).
Giám sát xây dựng là chỉ các công tác về kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và
đánh giá công việc của người tham gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng
mục công trình là đối tượng, lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn
kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình là căn cứ, lấy quy phạm
thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Trong đó
mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà
thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây
dựng công trình đều cần có sự giám sát.
Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình là một hoạt động
giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây
dựng, an toàn lao động và về vệ sịnh môi trường trong quá trình thi công xây
dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được phê duyệt và các
tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát
thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố.
Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử
lý – nghiệm thu – báo cáo công việc liên quan tại hiện trường.



12

1.1.2.2. Khái niệm về quản lý chất lượng và quản lý chất lượng công
trình xây dựng
- Quản lý chất lượng công trình
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả sự tác động của hang
loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong
muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng
là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách
chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi chung là
quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung
nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện
chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo
chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống.
Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu.
Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức
năng quản lý như: hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách
khác, quản lý chất lượng chính là chất lượng của quản lý.
Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành
chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội). Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của
tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách
nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ
thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ
đầu tư, nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát,



13

thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình
xây dựng.
Theo Nghị định 46/2015 NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng, hoạt động quản lý chất lượng công trình
xây dựng xuyên suốt các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công và khai
thác công trình.
Hoạt động xây dựng

Hoạt động quản lý chất lượng

Khảo sát

-Giám sát của nhà thầu khảo sát
-Giám sát của Chủ đầu tư

Thiết kế

-Quy chuẩn xây dựng
-Tiêu chuẩn xây dựng
-Thẩm tra thiết kế

Thi công

-Giám sát của nhà thầu
-Giám sát Chủ đầu tư
-Giám sát tác giả TVTK
-Giám sát cộng đồng


Khai thác

-Bảo hành công trình
- Bảo trì công trình

Hình 1.2. Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
công trình
Nếu tạm gác vấn đề quy hoạch sang một bên thì theo hình 1.2, hoạt động
quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát của Chủ
đầu tư và các chủ thể khác. Có thể gọi chung các công tác giám sát và là giám
sát xây dựng. Nội dung công tác giám và tự giám sát của các chủ thể thay đổi


14

tuỳ theo nội dung của hoạt động xây dựng mà nó phục vụ. Có thể tóm tắt về
nội dung và chủ thể giám sát theo các giai đoạn của dự án xây dựng là:
Trong giai đoạn khảo sát ngoài sự giám sát của Chủ đầu tư, nhà thầu
khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo
sát;
Trong giai đoạn thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách
nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công
trình. Chủ đầu tư nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách về các bản vẽ
thiết kế giao cho nhà thầu.
Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình có các hoạt động quản lý
chất lượng và tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công
xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của Chủ đầu tư; giám
sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
Trong giai đoạn bảo hành Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử
dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát

hiện hư hỏng để yêu cầu sửa chữa, thay thế; giám sát và nghiệm thu công việc
khắc phục, sửa chữa đó.
Ngoài ra còn có giám sát cuả nhân dân về chất lượng công trình xây
dựng. Có thể thấy rất rõ là quản lý chất lượng rất được coi trọng trong giai
đoạn thi công xây dựng công trình, trong khi các hoạt động khảo sát và thiết
kế lại có vẻ như chưa được quan tâm một cách thích đáng.
1.2.

Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng

1.2.1. Nội dung cơ bản của hoạt động giám sát chất lượng thi công xây
dựng
Chất lượng công trình là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành, do đó để
quản lý được chất lượng công trình thì phải kiểm soát, quản lý được các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, bao gồm: con người, vật tư, biện


15

pháp kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến. Bên cạnh đó quản lý chất
lượng còn gắn liền với từng giai đoạn của hoạt động xây dựng và mỗi giai
đoạn lại có những biện pháp riêng, đặc thù nhằm nâng cao chất lượng công
trình xây dựng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ đưa ra các
biện pháp kiểm soát, quản lý nhằm nâng cao giám sát chất lượng thi công xây
dựng. Nội dung cụ thể như sau:
- Giám sát chính lập Kế hoạch công việc và phân công nhiệm vụ cho
từng giám sát viên.
- Giám sát thi công cùng Chủ đầu tư và Các nhà thầu thống nhất:
+ Biện pháp thi công
+ Tiến độ thi công

+ Vật liệu đầu vào và các điều kiện để thực hiện từng công việc cụ thể
- Các cán bộ Giám sát tiến hành công việc giám sát theo kế hoạch:
+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định
tại Điều 72 của Luật Xây dựng;
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình
với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
+ Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng
công trình đưa vào công trường;
+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng
công trình;
+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an
toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng
công trình.


16

Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào
công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu
của thiết kế, bao gồm:
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí
nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng
thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối
với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước
khi đưa vào xây dựng công trình;
+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt
vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì Chủ đầu tư thực
hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây

dựng.
Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao
gồm:
+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công
trình;
+ Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi
công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả
kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của Chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra
theo quy định;
+ Xác nhận bản vẽ hoàn công;
+ Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định (TCXDVN
371:2006 và chương V - nghị định 46/2015/NĐ-CP);
+ Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ
phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu
hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây
dựng;


17

+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà
thầu thiết kế điều chỉnh;
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công
trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
+ Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc,
phát sinh trong thi công xây dựng công trình.
- Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, giám sát và các thành phần khác tiến
hành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo Biên bản bàn giao
đưa công trình vào sử dụng.
1.2.2. Nhiệm vụ của giám sát bảo đảm chất lượng công trình xây dựng

Về công tác giám sát thi công phải chấp hành các qui định của thiết kế
công trình đã được phê duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các cam kết về chất
lượng theo hợp đồng giao nhận. Nếu các cơ quan tư vấn và thiết kế làm tốt
khâu hồ sơ mời thầu thì các điều kiện kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu là cơ sở
để giám sát kỹ thuật.
Trong giai đoạn chuẩn bị thi công: cán bộ tư vấn giám sát phải kiểm tra
vật tư, vật liệu đem về công trường. Mọi vật tư, vật liệu không đúng tính năng
sử dụng, phải đưa ra khỏi phạm vị công trường và không được phép lưu giữ
trên công trường. Những thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua
kiểm định không được đưa vào sử dụng hay lắp đặt. Khi thấy cần thiết, có thể
yêu cầu lấy mẫu kiểm tra lại chất lượng vật liệu, cấu kiện và chế phẩm xây
dựng.
Trong giai đoạn xây lắp: Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi
công xây lắp và lắp đặt thiết bị. Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế
hoạch chất lượng của nhà thầu nhằm đảo bảo việc thi công xây lắp theo đúng
hồ sơ thiết kế được duyệt. Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công, biện
pháp an toàn lao động mà nhà thầu đề xuất. Kiểm tra xác nhận khối lượng


18

hoàn thành, chất lượng công tác đạt được và tiến độ thực hiện các công
tác.Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ phục vụ giao ban thường kỳ
của Chủ đầu tư. Phối hợp các bên thi công và các bên liên quan giải quyết
những phát sinh trong quá trình thi công. Thực hiện nghiệm thu các công tác
xây lắp. Lập biên bản nghiệm thu theo bảng biểu qui định. Trong quá trình thi
công, nhũng hạng mục, bộ phận công trình có những dấu hiệu chất lượng
không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã định trong tiêu chí chất lượng của hồ
sơ mời thầu hoặc những tiêu chí phát sinh ngoài dự kiến như độ lún quá quy
định.

Quan hệ giữa các bên trong công trường: Giám sát bảo đảm chất lượng
trong công tác hoàn thiện và an toàn cho công trình nằm trong nhiệm vụ
chung của giám sát bảo đảm chất lượng công trình là nhiệm vụ của bên Chủ
đầu tư. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm dự án đại diện cho Chủ đầu
tư có các cán bộ giám sát chất lượng công trình. Những người này giúp Chủ
đầu tư thực hiện nhiệm vụ này. Thông thường chỉ có người chịu trách nhiệm
đảm bảo chất lượng xây lắp nói chung.
Phối hợp tiến độ là nhiệm vụ trước hết của chủ nhiệm dự án mà người đề
xuất chính là giám sát bảo đảm chất lượng. Trước hết bắt đầu tiền hành các
công tác xây lắp cần lập tổng tiến độ. Tổng tiến độ chỉ cần vạch ra những việc
thuộc tổng tiến độ cho biết vào thời gian nào công tác nào phải bắt đầu để các
thành viên tham gia xây lắp và cung ứng lập ra bảng tiến độ thi công cho đơn
vị mình trong đó hết sức chú ý đến sự phối hợp đồng bộ tạo diện thi công cho
đơn vị bạn.
Chủ trì thông qua biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo chất lượng:
Trước khi khởi công, Chủ nhiệm dự án và tư vấn giám sát chất lượng cần
thông qua biện pháp xây dựng tổng thể của công trình như phương pháp đào
đất nói chúng, phương pháp xây dựng phần thân nói chung, giải pháp chung


19

về vận chuyển theo phương đứng, giải pháp an toàn lao động chung, biện
pháp thi công các công tác hoàn thiện, công tác lắp đặt trang thiết bị, các yêu
cầu phối hợp và điều kiện phối hợp chung. Nếu đơn vị thi công thực hiện
công tác theo ISO 9000 thì cán bộ tư vấn giám sát sẽ giúp Chủ nhiệm dự án
tham gia xét duyệt chính sách đảm bảo chất lượng của nhà thầu và duyệt sổ
tay chất lượng của Nhà thầu và của các đơn vi thi công cấp đội.
Chủ trì kiểm tra chất lượng: xem xét các công việc xây lắp làm từng
ngày, trước khi thi công bất kỳ công tác nào, nhà thầu cần thông báo để tư vấn

đảm bảo chất lượng kiểm tra việc chuẩn bị. Khi thi công xong cần tiến hành
nghiệm thu chất lượng và số lượng công tác xây lắp đã hoàn thành.
Trong giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình: Tổ chức giám sát của
Chủ đầu tư phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý
chất lượng. Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng. Khi
kiểm tra thấy công trình đảm bảo chất lượng, phù hợp yêu cầu thiết kế và tiêu
chuẩn về nghiệm thu công trình, Chủ đầu tư tổ chức tổng nghiệm thu lập
thành biên bản. Biên bản tổng nghiệm thu là cơ sở pháp lý để bàn giao đưa
công trình vaò khai thác sử dụng và là cơ sở để quyết toán công trình.
1.2.3. Điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân tham gia giám sát chất
lượng thi xây dựng công trình.
Năng lực hành nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia
hoạt động xây dựng. Năng lực hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ
chức tham gia hoạt động xây dựng.
Năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân được xác định theo cấp bậc
trên cơ sở trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp
xác nhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Cá nhân hoạt động thiết kế quy
hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây


20

dựng, khi hoạt động độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải
chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình.
Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc
trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh
nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý
của tổ chức.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định tại các khoản

1, 2 và 3 Điều này và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây
dựng cấp giấy phép hoạt động.
Chính phủ quy định về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng
lực hành nghề xây dựng của cá nhân và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây
dựng cho cá nhân phù hợp với loại, cấp công trình.
- Điều kiện năng lực với tổ chức giám sát.
Tổ chức tư vấn GSCLXL phải có tư cách pháp nhân, có giấy phép kinh
doanh theo quy định của pháp luật và chỉ được hoạt động trong phạm vi quy
định tại giấy phép kinh doanh.
Chỉ được nhận thầu giám sát chất lượng thi công xây lắp tại những công
trình tổ chức tư vấn không có mối quan hệ kinh tế với nhà thầu xây lắp hoặc
cung cấp vật tư thiết bị cho công trình.
Chỉ được nhận thầu GSXL tại những công trình có yêu cầu kỹ thuật và
ngành nghề chuyên môn phù hợp với năng lực của mình.
Cán bộ của tổ chức tư vấn khi thực hiện công tác giám sát thi công xây
lắp phải có chứng chỉ giám sát xây lắp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp, được
phân công giám sát những công việc phù hợp với trình độ và lĩnh vực chuyên
môn đã được đào tạo.


21

Cán bộ GSCLXL phải là kỹ sư hoặc trung cấp kỹ thuật, đã làm việc (thi
công, thiết kế) tại lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được giao
trong thời gian ít nhất là ba năm đối với cán bộ giám sát, và năm năm đối với
kỹ sư giám sát trưởng. Riêng vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nếu thiếu
cán bộ, có thể sử dụng những người có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học,
được cơ sở đào tạo hợp pháp bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp chứng chỉ giám sát
xây lắp để thực hiện công tác giám sát.
Cán bộ GSCLXL phải khách quan, vô tư, trung thực và tận tuỵ với công

việc.
- Điều kiện năng lực với cá nhân giám sát.
Kỹ sư tư vấn với phương châm mang đến cho khách hàng một sản
phẩm có chất lượng cao và thoả mãn về hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục
đích ấy, rõ ràng con người là trên hết. Đã từ lâu một câu nói đã trở thành yếu
tố quan trọng trong hoạt động quản lý liên quan đến 5 chữ M:
- Người (Men);
- Tiền (Money);
- Máy móc (Machine);
- Phương pháp (Methode);
- Nguyên vật liệu (Material).
Trong hoạt động tư vấn, con người là yếu tố đầu tiên. Con người là
thống lĩnh bởi vì kỹ sư tư vấn chỉ bán thời gian và trí tuệ tài năng. Ngày nay,
tư vấn đã trở thành một trong những nội dung của công nghệ quản lý
(CNQL), mà CNQL là một trong tám ngành của công nghệ cao (CNC) của
thế kỹ XXI. Bởi vậy, kỹ sư tư vấn phải có những phẩm chất sau:
Phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt:
Phải có lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu sự nghiệp xây dựng;có thái
độ khoa học và năng lực tổng hợp phân tích; trong sạch, có tình cảm cao


22

thượng chính trực vì người và làm việc công bằng; có tính cách tốt, dễ công
sự hợp tác cùng đồng nghiệp và các bên có liên quan;
Kỹ sư tư vấn phải đặt việc phục vụ lợi ích nhân dân lên trên lợi ích cá
nhân và dùng những hiểu biết về trí tuệ và tài năng để làm lợi cho nhân dân;
Kỹ sư tư vấn phải mang nghề nghiệp để phục vụ khách hàng, chung thuỷ
với khách hàng và phải đại diện trung thực cho những lợi ích của họ;
Phẩm chất cao quý nhất của kỹ sư tư vấn là liêm khiết, công bằng, lịch

sự nhã nhặn trong quan hệ và giao tiếp.
Phải có trình độ kỹ thuật và kiến thức nghề nghiệp;
Kỹ sư tư vấn phải có quá trình học tập tốt và có kiến thức sâu rộng về
nghề nghiệp, bởi vì các dự án xây dựng ngày nay tương đối lớn, quy tụ nhiều
chức năng, yêu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật phức tạp, nếu kỹ sư tư vấn
không có đầy đủ kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế và
kiến thức pháp luật làm cơ sở thì không thể hoàn thành nhiệm vụ tư vấn. Do
vậy, kỹ sư tư vấn phải có trình độ đại học trở lên và phải qua hoạt động thực
tiễn ít nhất 3 năm và được phải được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn;
Kỹ sư tư vấn phải có kinh nghiệm thực tiễn phong phú về nghề nghiệp:
Trong thực tế xây dựng cũng như kết quả nghiên cứu tổng kết cho thấy rằng,
những sai sót thường xẩy ra trong xây dựng là do trình độ kỹ thuật và kinh
nghiệm nghề nghiệp của các nhà tư vấn còn non trẻ thiếu kinh nghiệm thực
tiễn. Vì vậy, tiêu chí phải có kinh nghiệm thực tiễn được đặt lên hàng đầu
trong tiêu chuẩn trình độ kỹ thuật và kiến thức nghề nghiệp của kỹ sư tư vấn;
Kỹ sư tư vấn phải có lòng yêu nghề, say mê với nghề, có tư duy nghiên
cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và luôn luôn học tập để nâng
cao trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ tư vấn;
Kỹ sư tư vấn phải là người có trình độ ngoại ngữ: Ngôn ngữ là chìa khoá
của sự hiểu biết, do vậy kỹ sư tư vấn phải chủ động học tập ngoại ngữ để


×