Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu xây dựng định mức và giá ca máy công tác đào, nạo vét bùn cho dự án nạo vét sông châu giang , tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.22 KB, 92 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG ĐÀO, NẠO
VÉT BÙN TRONG SÔNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG ................ 5
1.1 Tổng quan về công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông .............. 5
1.1.1 Công tác thi công: ............................................................................ 5
1.1.2 Công tác quản lý kỹ thuật thi công và kiểm tra, nghiệm thu: ............. 7
1.1.3 Công tác quản lý chi phí đầu tư: ..................................................... 10
1.2 Các giải pháp thi công .......................................................................... 11
1.3 Một số hình ảnh thi công ...................................................................... 14
1.4 Kết luận Chương 1 ............................................................................... 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THIẾT KẾ ĐỊNH MỨC VÀ XÁC
ĐỊNH GIÁ CA MÁY, THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH ............... 20
2.1. Các quy định liên quan về xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật ....................................................................................................... 20
2.1.1. Tổng quan về xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật và
xác định giá ca máy, thiết bị thi công công trình ..................................... 20
2.1.2. Các quy định có liên quan về xây dựng và áp dụng định mức ........ 24
2.2. Các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức kinh tế - Kỹ thuật;
phương pháp xác định giá ca máy; nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế
- kỹ thuật ..................................................................................................... 26
2.2.1: Các nguyên tắc xây dựng định mức kinh tế - Kỹ thuật ................... 26
2.2.2: Các phương pháp xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ
thuật ........................................................................................................ 27
2.2.2.1 Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi
công khi vận dụng các định mức xây dựng công bố ......................... 27


2.2.2.2 Đối với những định mức chưa được công bố được xây dựng
như sau ............................................................................................. 28
2.2.3: Phương pháp xác định giá ca máy ................................................. 36
2.2.4: Các nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế - Kỹ thuật .................... 42


2.3. Một số tồn tại ....................................................................................... 42
2.4. Kết luận Chương 2 .............................................................................. 43
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ĐỊNH MỨC VÀ GIÁ CA MÁY CÔNG TÁC
ĐÀO, NẠO VÉT BÙN CHO DỰ ÁN NẠO VÉT SÔNG CHÂU GIANG
TỈNH HÀ NAM .......................................................................................... 45
3.1. Giới thiệu về dự án Nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam ............ 45
3.1.1. Tổng quan công tác thi công hạng mục nạo vét sông Châu Giang
(đoạn từ đập Vĩnh Trụ đến trạm bơm Hữu Bị) ......................................... 52
3.1.2. Các yêu cầu về xây dựng định mức đối với dự án ......................... 54
3.2. Các định mức kinh tế - kỹ thuật cần xây dựng cho dự án Nạo vét
sông Châu Giang tỉnh Hà Nam.................................................................. 55
3.3. Nội dung phương pháp xây dựng định mức, giá ca máy cho hạng
mục Nạo vét sông Châu Giang .................................................................. 56
3.3.1. Cách tiếp cận ................................................................................. 56
3.3.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 56
3.3.3. Lựa chọn Phương pháp xây dựng định mức, giá ca máy áp dụng cho
hạng mục Nạo vét sông Châu Giang........................................................ 56
3.3.3.1 Phương pháp xây dựng định mức.......................................... 56
3.3.3.2 Phương pháp xác định giá ca máy ......................................... 58
3.4. Kết quả tính toán và quy trình thẩm định, phê duyệt ban hành,
hướng dẫn áp dụng định mức .................................................................... 58
3.4.1. Kết quả tính toán định mức kinh tế - kỹ thuật tàu hút bùn ............. 58


3.4.1.1. Thông số kỹ thuật và tính năng của tàu hút bùn dùng trong
công tác đào, nạo vét tại dự án Nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam
......................................................................................................... 58
3.4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của tàu hút bùn trong
công tác đào nạo vét kênh mương, san lấp mặt bằng công trình thuỷ
lợi ..................................................................................................... 61

3.4.1.3. Tính toán, lập định mức dự toán bằng phương pháp khảo sát
thực tế tại hiện trường....................................................................... 61
3.4.1.4 Tính toán, lập định mức dự toán ở điều kiện chuẩn ............... 67
3.4.1.5 Tính toán, lập định mức dự toán bằng phương pháp vận dụng
các định mức xây dựng công bố ....................................................... 70
3.4.1.6. Thiết lập tiết định mức công tác đào, nạo vét bằng tầu hút bùn
Watermaster classic III. .................................................................... 71
3.4.2. Kết quả tính toán giá ca máy tàu hút bùn: ..................................... 73
3.4.2.1. Nội dung chi phí trong giá ca máy ....................................... 73
3.4.2.2. Xác định các thành phần chi phí trong giá ca máy ............... 74
3.4.3. Quy trình thẩm định, phê duyệt ban hành, hướng dẫn áp dụng:..... 82
3.4.3.1 Quy trình lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt và ban hành
định mức dự toán .............................................................................. 82
3.4.3.2 Hướng dẫn áp dụng định mức dự toán. ................................. 82
3.4.3.3 Điều chỉnh định mức trong áp dụng thực tế. ........................ 83
3.5 Kết luận chương 3: ............................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 85
Kết luận: ..................................................................................................... 85
Kiến nghị: ................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 86


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật nạo vét sông .................................................... 46
Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật cầu dân sinh .................................................... 46
Bảng 3.3: Thông số kỹ thuật cống hộp qua đường ........................................ 48
Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật cống tiêu nước qua đường chính ..................... 51
Bảng 3.5: Thông số kỹ thuật cống tiêu nước qua đường nhánh .................... 52
Bảng 3.6: Thông số kỹ thuật của tàu hút bùn ................................................ 59
Watermaster Classic III ................................................................................ 59

Bảng 3.7: Thông số kỹ thuật của tàu hút bùn thi công trong điều kiện bình
thường .......................................................................................................... 60
Bảng 3.8: Tổng hợp số liệu khảo sát, tính toán hao phí nhân công công tác
đào, nạo vét bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III ................................. 63
Bảng 3.9: Tổng hợp số liệu khảo sát, tính toán hao phí máy thi công công tác
đào, nạo vét bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III ................................. 66
Bảng 3.10: Hệ số đường đặc tính năng suất theo chiều dài ống xả................ 69
Bảng 3.11: Định mức năng suất máy HB300 CV đã được công bố .............. 70
Bảng 3.12: Tổng hợp kết quả tính toán hao phí nhân công và máy thi công
công tác đào, nạo vét bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III ................... 71
Bảng 3.13: Tổng hợp tiêu hao nhiên liệu của tàu hút bùn Watermaster Classic
III ................................................................................................................. 75
Bảng 3.14: Tổng hợp tiền lương thợ điều khiển tàu hút ................................ 76
Bảng 3.15: Tính toán lương thợ điều khiển .................................................. 77
Bảng 3.16: Tính toán giá ca máy .................................................................. 80


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Nạo vét bằng máy đào .................................................................. 14
Hình 1.2: Nạo vét bằng xáng cạp .................................................................. 15
Hình 1.3: Nạo vét bằng tàu hút ..................................................................... 16
Hình 1.4: Nạo vét bằng tàu cuốc................................................................... 16
Hình 3.1: Độ sâu làm việc của tàu hút ......................................................... 59
Hình 3.2: Tàu thi công hút bùn ..................................................................... 60


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nhanh của đất nước
là sự phát triển mạnh mẽ về tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong xây dựng; nhiều
loại vật liệu, thiết bị đa dạng, công nghệ thi công mới hiện đại được đưa vào
áp dụng để thi công xây lắp các công trình ở Việt Nam nói chung, công nghệ
thiết bị thi công nạo vét bùn trong sông nói riêng. Tuy nhiên trong công tác
quản lý chi phí xây dựng cụ thể là xác định định mức, đơn giá, lập dự toán,
tổng dự toán, tổng mức đầu tư xây dựng công trình của các chủ thể trong hoạt
động xây dựng vẫn chưa đáp ứng kịp thời và vẫn có nhiều vấn đề bất cập.
Nhất là đối với những công trình có những công tác xây lắp chưa có trong
đơn giá xây dựng hoặc chưa có trong định mức được công bố, việc xác định
chúng để phục vụ cho công việc tổ chức điều hành thi công trên công trường,
trong công tác đấu thầu, giao khoán và thanh quyết toán công trình đối với
những người tham gia trong lĩnh vực xây dựng là rất cần thiết.
Dự án đầu tư Nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam được phê duyệt
theo Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 29/7/2009 của UBND tỉnh Hà Nam.
Thiết bị thi công hạng mục nạo vét sông Châu Giang do Nhà thầu thi công lập
trong hồ sơ đề xuất là dùng tàu hút bùn HB16-300CV; vận chuyển bùn đất
bằng xà lan 400T để bơm vào các bể lắng theo thiết kế. Các thiết bị này hiện
đã có định mức Kinh tế - Kỹ thuật do Nhà nước ban hành áp dụng.
Tuy nhiên khi tổ chức triển khai thực hiện dự án. Do điều kiện thi công
trên mặt sông chật hẹp, bãi đổ đất ở xa, trên trục sông có nhiều cầu, cống xi
phông, hai bên bờ có nhiều nhà cửa, vườn tược, công trình kiến trúc nên việc
di chuyển thiết bị, máy móc thi công gặp nhiều khó khăn do các thiết bị thi
công đưa vào công trình có kích thước lớn.


2

Để khắc phục những khó khăn trên, Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã cho phép nhà thầu thi công áp dụng dây

chuyền thi công dùng tổ hợp Máy đào – Xà lan vận chuyển – Tàu hút bùn để
thi công nạo vét sông (Dùng máy đào để đào đất đổ lên Xà Lan 75CV loại mở
đáy tải trọng 100T, vận chuyển bùn cát, đổ vào nơi tập kết - Dùng Tàu hút
Watermaster Classic III hút bơm lên bể lắng theo thiết kế). Khi áp dụng dây
chuyền thi công trên, các công tác đào, nạo vét bùn đất bằng tàu hút bùn
Watermaster Classic III; vận chuyển bùn đất bằng Xà Lan 75CV loại mở đáy,
tải trọng 100T hiện chưa có định mức, đơn giá theo Quy định của Bộ xây
dựng và các đơn vị liên quan.
Nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng Định mức và giá ca máy công tác
đào, nạo vét bùn cho Dự án nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam” phù hợp
với thiết bị mới được đưa vào sủ dụng trong thi công là việc tính toán, xác
định mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành một đơn
vị khối lượng công tác đào, nạo vét bùn lòng sông. Kết quả tính toán của thiết
kế định mức là căn cứ để lập đơn giá và dự toán xây dựng công trình, là cơ sở
để Chủ đầu tư phê duyệt tổng dự toán, đơn vị thi công tổ chức chức thi công
công trình, giúp cho chủ đầu tư quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình có
hiệu quả.
Vì những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng
định mức và giá ca máy công tác đào, nạo vét bùn cho dự án Nạo vét sông
Châu Giang , tỉnh Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục đích tổng quát là nhằm
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn trong các
phương pháp thiết kế định mức, xác định giá ca máy phù hợp với thực tế,
trình độ quản lý và điều kiện tổ chức thi công.

Comment [Note1]: Bổ sung theo thầ
Cường



3

Nghiên cứu xây dựng Định mức và giá ca máy công tác đào, nạo vét
bùn bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III cho Dự án nạo vét sông Châu
Giang tỉnh Hà Nam, tạo cơ sở cho việc áp dụng cho các công trình tương tự
khác ở Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp xây dựng định mức
kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng công trình thủy lợi nói chung, phương pháp
xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho Dự án Nạo vét sông Châu
Giang tỉnh Hà Nam đối với công tác đào, nạo vét kênh mương, công trình thủy
lợi bằng tàu hút bùn Watermaster Classic III nói riêng.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thi công nạo vét sông
Châu Giang (đoạn từ đập Vĩnh Trụ đến trạm bơm Hữu Bị tỉnh Hà Nam) do Sở
Nông nghiệp & PTNT Hà Nam làm chủ đầu tư; Công ty TNHH một thành viên
khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà là cơ quan quản lý, sử dụng công
trình.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên thực tế có nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng định mức.
Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do vậy việc
lựa chọn phương pháp phù hợp để lập định mức là điều hết sức quan trọng,
ảnh hưởng đến độ chính xác, tin cậy và phù hợp của các chỉ tiêu định mức. Để
thực hiện nội dung, nhiệm vụ của để tài, tác giả luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phuơng pháp khảo sát thu thập số liệu; Phương
pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp đối chiếu với văn bản
pháp quy và một số phương pháp khác.



4

V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trên cơ sở tổng quan các cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động
nghiên cứu và xây dựng định mức, luận văn đề xuất và lựa chọn được phương
pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong Nghiên cứu xây dựng Định
mức, giá ca máy công tác đào, nạo vét bùn bằng tàu hút bùn Watermaster
Classic III; áp dụng cho Dự án nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam. Những
kết quả nghiên cứu của đề tài là nội dung tham khảo hữu ích cho những
nghiên cứu, học tập và giảng dạy về xây dựng định mức.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được xem như một hướng dẫn
mẫu, một gợi ý quan trọng cho hoạt động thực tiễn về xây dựng định mức
kinh tế - kỹ thuật cho công tác đào, nạo vét kênh mương, công trình thủy lợi
trong điều kiện thực tế có áp dụng máy móc thiết bị và công nghệ thi công
tiên tiến.
VI. NỘI DUNG DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan về công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông và
các giải pháp thi công.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết thiết kế định mức và xác định giá ca máy, thiết bị
thi công xây dựng công trình.
Chương 3: Thiết kế định mức và giá ca máy công tác đào, nạo vét bùn cho
Dự án nạo vét sông Châu Giang tỉnh Hà Nam.

Comment [Note2]: Bổ sung theo Th
Cường



5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG ĐÀO, NẠO VÉT BÙN
TRONG SÔNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THI CÔNG
1.1 Tổng quan về công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông
1.1.1 Công tác thi công:
Hiện nay trên thế giới, công tác làm đất bao gồm hai dạng thi công
chính đó là: Thi công cơ giới đường thủy và thi công cơ giới đường bộ
Công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông chủ yếu áp dụng biện
pháp thi công bằng cơ giới với các phương tiện như tàu cuốc, tàu hút bùn,
máy đào...nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu giao thông đường thủy, phục
vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…
Nghành giao thông bằng đường thủy với ưu điểm là giá thành vận
chuyển thấp hơn nhiều so với các phương tiện giao thông bằng đường bộ,
đường sắt. Vận chuyển bằng đường thủy có thể vận chuyển những kiện hàng
rất nặng một cách dễ dàng. Vì vậy mà ngành giao thông đường thủy hiện nay
trên thế giới và ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Để phục vụ cho nó, công tác
thi công đào, nạo vét bùn đất trong sông mà nhất là dạng thi công cơ giới
đường thủy với phương tiện chủ lực là tàu hút bùn phát triển khá mạnh mẽ
nhằm đào mới các dòng kênh, dòng sông, nạo vét hàng năm các cửa sông,
lòng sông do phù sa bồi lắng. Đặc biệt ở những nước có ngành nông nghiệp
phát triển và chiếm vai trò quan trọng đối với ngành kinh tế quốc dân thì vấn
đề thủy lợi chiếm một vị trí hết sức quan trọng.
Ở nước ta, nông nghiệp chiếm vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, bên cạnh đó ngành giao thông đường thủy giữ vai trò chủ đạo trong
mạng lưới giao thông, Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia từ 2010 đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 như các chương trình



6

xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm ngèo, nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn… đã tạo được bộ mặt phát triển mới cho nông thôn. Ngoài việc đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp Nhà nước còn quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho
phát triển các ngành nghề như chăn nuôi thủy sản, cung cấp nước sạch nông
thôn và giao thông đường thủy. Điển hình tại đồng bằng sông Cửu Long với
hệ thống sông ngòi chằng chịt phục vụ cho nông nghiệp và giao thông đường
thủy đang đòi hỏi phải nạo vét hàng năm. Bên cạnh đó với việc đào mới, cải
tạo hàng năm các ao nuôi thủy sản, các vùng đầm lầy ven biển chiếm số
lượng rất lớn cũng là vấn đề rất cần thiết. Việc ứng dụng phương pháp cơ giới
nạo vét bùn tạo nên những đầm chứa nước ngọt chứa nước mưa, nước thừa
dẫn qua các hệ thống kênh dẫn để lấy nước phục vụ tưới tiêu cho nông
nghiệp hay các hồ chứa nước biển phục vụ nuôi trồng thủy hải sản mang lại
hiệu quả kinh tế lớn đối với ngành ngư nghiệp, tạo cảnh quan môi trường sinh
thái khu vực, ngoài ra lượng đất bùn nạo vét được vận chuyển dùng cho san
lấp mặt bằng phục vụ nông nghiệp hoặc san lấp các khu tái định canh, định
cư…
Một số công trình nạo vét bùn đã mang lại hiệu quả cao ở vùng đầm lầy
ven biển như:
+) Công trình nạo vét “ Hồ Khe Chùa” tại xã Sơn Dương – huyện
Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh, với diện tích nạo vét 310.138m2, tổng khối
lượng bùn nạo vét 800.556m3. Dự án do sở NN &PTNT làm chủ đầu tư, công
trình đã đưa vào sử dụng với việc cấp nước ngọt sinh hoạt, tưới tiêu nông
nghiệp cho nhân dân trong vùng lân cận, nuôi trồng thủy hải sản, tạo cảnh
quan môi trường.
+) Công trình nạo vét “Hồ chứa nước Khe Măn” tại xã Vũ Oai – huyện
Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh. Việc đầu tư xây dựng hồ Khe Măn để khai thác

triệt để và phát huy hết hiệu quả của công trình phục vụ sản xuất ngư nghiệp,


7

tạo cảnh quan môi trường sinh thái, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội
và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực.
+) Công trình nạo vét “Hồ Yết Kiêu” tại Phường Lê Lợi – thành phố
Hạ Long- tỉnh Quảng Ninh, với diện tích 280.312m2, khối lượng bùn nạo vét
320.122m3. Dự án do Thành Phố Hạ Long làm chủ đầu tư, đây là công trình
Hồ điều hòa chủ yếu chứa nước mưa, hay nước được cấp từ nguồn nước sạch
của tỉnh. Xung quanh hồ được bố trí các khu công viên, giải trí, tạo cảnh
quan cho thành Phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
+) Công trình nạo vét “Bãi Bồi Cột 5” tại phường Hồng Hải – thành
phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh, với diện tích 688.508m2, khối lượng bùn
nạo vét khoảng 12.556m3. Dự án do Thành Phố Hạ Long làm chủ đầu tư,
công trình chủ yếu phục nuôi trồng thủy hải sản trên biển, là nơi neo đậu tàu,
phà, bè trên biển phục vụ khách du lịch ăn uống, thăm quan, tạo cảnh quan
cho vùng dân cư ven biển lân cận.
1.1.2 Công tác quản lý kỹ thuật thi công và kiểm tra, nghiệm thu:
*) Yêu cầu chung về kỹ thuật thi công:
- Đảm bảo đúng đồ án thiết kế, sử dụng đất tiết kiệm;
- Có biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công và các quy định về bảo
vệ môi trường;
- Khi thi công kênh qua vùng đông dân cư, vùng đất yếu, dễ lún sụt, thì
phải lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công để trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt;
- Nhà thầu thi công phải chuẩn bị đủ nhân lực, vật tư, thiết bị, kinh phí
để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, đúng tiến độ thi công theo hồ sơ mời thầu
và hợp đồng đã ký kết.



8

*) Yêu cầu chung về kiểm tra chất lượng thi công:
- Công tác kiểm tra chất lượng công trình phải làm thường xuyên, kịp
thời, tránh tình trạng thi công kém chất lượng, không đảm bảo yêu cầu thiết
kế rồi mới được phát hiện và phải phá đi làm lại.
- Trong quá trình thi công, Nhà thầu thi công và Chủ đầu tư phải
thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra, theo dõi có hệ thống các nội dung
sau:
+) Sự tuân thủ đồ án thiết kế;
+) Sự thực hiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan;
+) Vị trí bãi thải đất;
+) Kích thước mặt cắt kênh so với thiết kế;
+) Cao độ, độ dốc đáy kênh, bờ kênh;
+) Vị trí tuyến kênh trên mặt bằng;
+) Biện pháp thoát nước;
+) Thiết bị, nhân lực cam kết sử dụng;
+) Sổ nhật ký, tài liệu thí nghiệm v.v...;
+) Biện pháp thi công và an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
+) Công trường phải có đủ dụng cụ thí nghiệm và quan trắc đáp ứng
được các yêu cầu kiểm tra, có quy định về cách sử dụng, kiểm tra, điều chỉnh
các dụng cụ đó. Người làm công tác thí nghiệm phải qua đào tạo, có nghiệp
vụ chuyên môn phù hợp với công việc. Phải có sổ sách và quy định cách ghi
chép số liệu rõ ràng.
- Việc kiểm tra chất lượng thi công phải thực hiện theo Quy định quản
lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành.
*) Yêu cầu chung đối với công tác nghiệm thu:
- Công tác nghiệm thu phải thực hiện đúng theo qui định hiện hành.

Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công phải thoả thuận phương pháp đo đạc, tính


9

toán khối lượng, thời gian tiến hành nghiệm thu v.v... theo quy định trong các
văn bản kỹ thuật hiện hành và được ghi cụ thể trong hợp đồng. Trước khi đo
phải kiểm tra dụng cụ đo
- Tổ chức nghiệm thu các giai đoạn hoàn thành: Bao gồm nghiệm thu
từng bộ phận công trình trong thời gian thi công và nghiệm thu toàn bộ công
trình sau khi đã hoàn thành. Việc nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn
bộ công trình thực hiện theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây
dựng hiện hành.
- Chỉ tiến hành nghiệm thu (bộ phận hoặc toàn bộ công trình) khi đơn
vị thi công đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu:
+) Hồ sơ thiết kế: Bản vẽ bộ phận hoặc toàn bộ công trình (đối với các
bộ phận bị lấp kín phải có bản vẽ mô tả cụ thể)
+) Các bản thuyết minh, bản vẽ;
+) Tài liệu trắc đạc trước và sau khi thi công;
+) Sổ nhật ký thi công, sổ ghi chép các tài liệu thí nghiệm chất lượng
công trình; ghi chép những thay đổi về thiết kế trong quá trình thi công, các
văn bản có liên quan;
+) Tài liệu về khối lượng công trình;
+) Tài liệu quan trắc độ lún, biến dạng của công trình;
+) Tài liệu, các bản vẽ hoàn công theo quy định hiện hành
+) Các sai số cho phép khi nghiệm thu thi công công trình được quy
định trong tiêu chuẩn thi công áp dụng. (Các dung sai chỉ có tác dụng đánh
giá về mặt kỹ thuật thi công khi nghiệm thu. Khối lượng sẽ được nghiệm thu
thực tế thi công, những khối lượng vượt quá thiết kế không được thanh toán).
Nếu đồ án thiết kế có quy định sai số thi công thì thực hiện theo yêu cầu của

thiết kế.


10

- Kiểm tra thực địa: Sau khi tiến hành kiểm tra ngoài thực địa, sau đó sẽ
lập biên bản nghiệm thu hoặc quyết định phải xử lý sửa chữa thêm nếu cần
thiết.
1.1.3 Công tác quản lý chi phí đầu tư:
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu
quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng và nguồn
vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng
dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện
xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực
xây dựng công trình.
Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban
hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn
phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Theo các Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và thông tư 04/2010/TT-BXD
ngày 26/5/2010 của Bộ xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình thì việc thiết kế định mức xây dựng là một hạng mục tư vấn
quan trọng khi tính toán tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Các công việc
đặc thù của ngành, địa phương chưa có trong định mức của Nhà nước đã công
bố thì các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, công bố các định
mức xây dựng cho các công việc đặc thù của ngành, địa phương
Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất, đặc điểm kết cấu,
trạng thái làm việc,... của các công trình đa dạng, vốn đầu tư xây dựng rất lớn,
thời gian xây dựng và phục vụ dài. Vì vậy việc tính toán để lựa chọn phương
án thi công công trình sao cho đảm bảo tối ưu hiệu quả kinh tế, xã hội là yêu

cầu được quan tâm hàng đầu của các cấp quyết định đầu tư. Do đó mà công
việc này đòi hỏi cán bộ tư vấn thiết kế phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ


11

cao, có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thi công xây dựng công trình cũng
như thiết kế công trình mới thực hiện được.
Tùy theo điều kiện, biện pháp thi công và yêu cầu kỹ thuật của công
trình xây dựng mà trong công tác xác định đơn giá xây dựng có hoặc không
có công tác thiết kế định mức xây dựng công trình. Công tác này khá phức tạp
và nó khác với các công tác thiết kế khác. Thiết kế định mức dự toán xây
dựng công trình có thể là thiết kế định mức mới hoặc thiết kế lựa chọn áp
dụng, hoặc vận dụng có điều chỉnh các định mức đã có sẵn do cấp có thẩm
quyền của Nhà nước về xây dựng ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Trong thực tế có rất nhiều công trình đòi hỏi phải thiết kế định mức dự toán
xây dựng công trình.
Hiện nay đối với công tác đào, đắp đất, đá, cát , Bộ xây dựng đã ban
hành định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng số 1776/BXDVP ngày 16/8/2007 (Chương II). Mặt khác Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng đã
ban hành định mức dự toán một số công tác xây dựng công trình thủy lợi theo
Quyết định số 1751/QĐ-BNN-XD ngày 01/8/2013. Do còn có sự khác biệt
giữa các thành phần hao phí giữa các bộ định mức nên thực tế việc áp dụng
cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình tổ chức thực hiện và thanh
quyết toán công trình hoàn thành.
1.2 Các giải pháp thi công
Công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông thường được triển khai
trên một mặt bằng rộng và trải dài theo tuyến, khối lượng thi công thường rất
lớn, thời gian thi công kéo dài, có sự tham giao của nhiều chủ thể. Có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc thi công như các điều kiện về khí hậu, địa
hình, địa chất, thủy văn; mạng lưới giao thông; giải phóng mặt bằng làm nơi

tập kết bùn đất; bố trí đường công vụ để vận chuyển vật liệu và thiết bị, máy

Comment [Note3]: Bổ sung theo Th
Cường và cô Mai


12

móc; đảm bảo an toàn giao thông đường thủy; an toàn trong thi công và đảm
bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…
Để thi công nạo vét bùn phải chọn thiết bị và dây chuyền hợp lý. Ở
Việt Nam có một số giải pháp thi công nạo vét bùn đã được áp dụng có hiệu
quả cao
- Dùng xà lan vận chuyển và máy đào xúc bùn đưa lên xà lan rồi
chuyển đi đổ ở bãi thải, phương pháp này đã ứng dụng với công trình “Nạo
vét luồng sông Tiền (khu vực giữa cồn Thới Sơn và Bến tre) xã Phú Túc – An
Khánh – Tân Thạch – Huyện Châu Thành – Tỉnh Bến Tre”. Với chiều dài nạo
vét 7,7km đường sông, khối lượng nạo vét 2,0 triệu khối bùn đất các loại.
- Dùng tàu hút bùn rồi chuyển qua ống dẫn bùn đưa đến bãi thải,
phương pháp này đã ứng dụng với công trình “Nạo vét luồng tàu thuyền vào
neo đậu tránh trú bảo cửa sông Bến Hải” do sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị
làm chủ đầu tư. Giúp người dân và tàu thuyền ở trong tỉnh và các tỉnh bạn có
thể vào tránh trú bão nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản cho ngư dân. Khối
lượng bùn, cát nạo vét là 1,5 triệu m3,
- Tùy theo điều kiện thi công có thể kết hợp cơ giới trên khô như máy
đào nhiều gàu lấy đất từ đáy sông nhờ những gàu riêng biệt, kết hợp phương
tiện vận chuyển là xà lan tự hành hoặc có máy kéo. Việc sử dụng máy làm đất
này hợp lý với tuyến công tác rộng và khi đào đất sét nhẹ, sỏi, cuội cát hoặc
sét cát.
- Dùng đất trộn với bùn rồi dùng gầu xúc lên ô tô chuyển ra bãi thải,

phương pháp này đã ứng dụng với công trình nạo vét “Hồ chứa nước Khe
Măn” tại xã Vũ Oai – huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.Công trình do Ủy
ban nhân dân huyện Hoành Bồ làm chủ đầu tư. Với khối lượng nạo vét
146.446m3.


13

Khi trộn lẫn đất khô để xúc lên ô tô thì cần chọn loại đất lẫn cuội sỏi
(dạng đất đồi) và tỷ lệ đất bùn là khác nhau tùy thuộc vào độ sệt của bùn và
lượng nước bên trên. Theo kinh nghiệm trộn đất đồi với bùn rồi dùng gầu xúc
để đưa lên ô tô vận chuyển ở công trường thủy điện Trị An thì tỷ lệ đó là (1: 1
÷ 2:1). Với máy xúc thì đòi hỏi phải có phao nổi nếu nước lớn, nếu bùn đặc
thì làm bè nổi hay tôn chống lầy.
- Ngoài ra với công trình “Nạo vét luồng Soài Rạp (TP.HCM - Long
An - Tiền Giang)” khởi công vào ngày 24-11-2012: Dùng tàu nạo vét tự hành
hiện đại Uilenspiegel của Bỉ, đây là một trong những tàu hút bùn hiện đại
nhất với chiều dài 142,8m, rộng 26,8m, có khoang chứa 13.700m3 bùn, cát và
có thiết bị nạo vét ở độ sâu 50m dưới lòng sông với công suất nạo vét đến
70.000m3 bùn, cát /ngày. Dự án có tổng chiều dài 54km từ khu công nghiệp
Hiệp Phước ra khu công nghiệp Cần Giờ, có quy mô nạo vét khoảng 11,5
triệu m3 bùn, cát. Tàu Uilenspiegel phải nạo vét ngoài cửa biển Cần Giờ dài
24km để mở luồng tàu rộng 160m và sau đó tiếp tục thi công nạo vét từ cửa
biển Cần Giờ vào khu công nghiệp Hiệp Phước dài 30km để mở luồng tàu
rộng 120m. Dự kiến khi việc nạo vét hoàn thành, khi đó luồng
tàu trên sông Soài Rạp sẽ có độ sâu khoảng 9,5m cho tàu biển từ 30.000 –
50.000 tấn lưu thông vào cảng biển Thành Phố. Đây là luồng tàu biển thứ hai
ở TP.HCM,
Với các phương pháp nạo vét bùn đã được áp dụng trong thực tế nêu
trên ta thấy tùy thuộc vào từng loại địa hình, địa chất, khối lượng công tác, độ

sâu và điều kiện thi công v.v… cụ thể của từng loại công trình để lựa chọn áp
dụng công nghệ thi công nạo vét một cách kinh tế và hiệu quả nhất.


14

1.3 Một số hình ảnh thi công

Hình 1.1: Nạo vét bằng máy đào
Nạo vét bằng máy xúc có ưu điểm rễ tổ chức thi công thi công, thường
áp dụng tại nơi có mặt bằng hẹp; sông có mực nước nông; hoặc nơi sông có
nhiều bùn rác và các chất thải rắn.

Comment [Note4]: Bổ sung theo thầ
Cường và cô Mai


15

Hình 1.2: Nạo vét bằng xáng cạp
Nạo vét bằng máy đào và xáng cạp có đặc điểm chung là máy đào đứng
trên phao để múc đất, bùn, lắng dưới đáy sông đổ lên bờ hoặc lên xà lan chứa
sau đó vận chuyển bùn đất đến nơi tập kết quy định. Phương án này có ưu
điểm năng suất nạo vét tương đối cao.


16

Hình 1.3: Nạo vét bằng tàu hút


Hình 1.4: Nạo vét bằng tàu cuốc
Sử dụng máy hút bùn, hoặc tàu cuốc lượng bùn cát được vận chuyển
qua ống dẫn mềm dưới dạng vữa bùn sẽ chịu tác động của lực hút mà đi vào


17

ống hút, đi qua bơm bùn, đẩy qua ống áp lực chuyển tới địa điểm cần đắp.
Đây là phương pháp thi công đất bằng máy thủy lực, là phương pháp thi công
cơ giới hóa tổng hợp, dùng sức nước để đào, vận chuyển và đắp đất. Khi đào
đất cát thì sử dụng tàu hút bùn là hiệu quả kinh tế nhất. Sử dụng máy hút bùn
chuyên dụng này có thể hút được ở những vị trí sông có mực nước sâu. Tuy
nhiên, vì sử dụng bơm hút trực tiếp nên khi gặp rác và phế thải rắn có kích
thước tương đối lớn sẽ gây khó khăn cho quá trình hút làm giảm năng suất
hoặc có thể không thể hút do đầu ống bị rác và phế thải rắn bịt lại. Mặt khác,
do sử dụng tàu di chuyển nên phương pháp này không dùng nạo vét cho các
đoạn sông cạn nước. Với những phân tích trên có thể thấy phương pháp sử
dụng máy hút bùn chuyên dụng chỉ nên sử dụng cho các đoạn sông có mực
nước đủ để tàu có thể di chuyển được và có kích thước rác và phế thải rắn nhỏ
hoặc dùng sau khi đã sử dụng gầu ngoạm múc bỏ các rác và phế thải rắn có
kích thước lớn.
Nạo vét theo phương pháp hút bùn được sử dụng khi khối lượng công
tác đất lớn, yêu cầu nạo vét tới độ sâu lớn (> 10m), vì nó có hiệu suất rất cao,
mà giá thành thi công lại thấp hơn so với các phương tiện kỹ thuật khác.
Ở những điều kiện địa hình chật hẹp, khối lượng không lớn có thể dùng
máy hút bùn đất loại nhỏ. Chúng được áp dụng trong tất cả các dạng thi công
dưới nước (hạ cọc ống, đào hố móng trong vòng vây cọc ván, hạ giếng của
công trình lấy nước) cũng như khi khắc phục các sự cố. Khi hút đòi hỏi có lưu
lượng nước lớn và có lối thoát nước hồi hoặc tiêu nước tránh ngập khu bãi
thải. Có khả năng hút được những nơi chập hẹp hoặc chỗ có gò đống.

Khi tiến hành thu dọn lòng sông, những máy hút bùn thủy lực miệng
kiểu vành có thể hút được những mảnh vụn như bê tông, gạch, đá …
Máy hút bùn thủy lực là thiết bị đơn giản, giá thành không đắt, có thể
chế tạo ở xưởng cơ khí tại công trường. Một số trường hợp (độ sâu nước lớn,


18

làm việc trong cột ống .v.v ) thì để lấy đất người ta dùng máy hút bùn không
khí.
Thi công nạo vét bùn bằng máy nạo vét theo phương pháp hút bùn có
các ưu điểm là không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, có thể cơ giới
hóa cao trong các khâu đào, vận chuyển và đắp đất. Giá thành vận chuyển rẻ
nhất, thiết bị vận chuyển chủ yếu chỉ là đường ống (thép, nhựa, vải) hay
mương máng tự chảy, độ dài vận chuyển có khi tới hàng chục ki – lô - mét.
Giá thành thi công bằng cơ giới thủy lực chỉ bằng 60 ÷ 70% giá thành thi
công đất của các loại máy trên khô. Tuy nhiên trong điều kiện giá năng lượng
(điện, dầu điêzen) trên thị trường biến động thì cũng cần phải phân tích kỹ về
khả năng giá thành so với việc dùng các loại máy một gầu trên khô để thi
công. Tuy nhiên khi thi công bằng cơ giới thủy lực thì loại đất dính cao (sét)
hoặc có lẫn nhiều tảng đá lớn sẽ có hiệu suất làm việc kém. Làm việc bằng
máy thủy lực thì lượng nước tiêu hao khá nhiều nên hiện trường thi công phải
ở gần nguồn nước.
1.4 Kết luận Chương 1
Cơ giới thủy lực có thể áp dụng rộng rãi đối với việc nạo vét sông,
kênh hoặc lấp các vùng đầm lầy, các bãi trũng ven sông. Có nhiều nơi áp
dụng rộng rãi phương pháp thi công thủy lực để khai thác và phân loại cát sỏi
làm bê tông, khai thác than, quặng. Tuy nhiên điều kiện để áp dụng là phải có
nguồn nước lớn và giá thành nhiên liệu không lớn.
Ngoài ra trong điều kiện khối lượng nạo vét, san lấp công trình

không lớn, địa hình chật hẹp thì có thể kết hợp cơ giới trên khô như máy đào
một gầu, máy đào nhiều gầu và kết hợp phương tiện vận chuyển như xà lan
hoặc xe tự đổ.
Việc nghiên cứu công tác thi công đào, nạo vét bùn trong sông là công
tác hết sức cần thiết, đặc biệt trong thời kỳ hiện nay với sự phát triển mạnh


19

mẽ của khoa học, kỹ thuật, với sự ra đời nhiều loại máy móc, thiết bị thi công
hiện đại và tiên tiến có năng suất cao. Từ đó ta có thể lựa chọn được giải pháp
thi công phù hợp cho công trình, có cơ sở cho việc xây dựng các định mức để
áp dụng trong thi công mang lại hiệu quả đầu tư tốt nhất.


20

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT THIẾT KẾ ĐỊNH MỨC VÀ XÁC ĐỊNH
GIÁ CA MÁY, THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
2.1. Các quy định liên quan về xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật
2.1.1. Tổng quan về xây dựng và áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật
và xác định giá ca máy, thiết bị thi công công trình
*) Khái niệm về định mức kinh tế - Kỹ thuật
Định mức kinh tế - Kỹ thuật gồm: Định mức dự toán xây dựng và định
mức cơ sở của tư vấn, của Chủ đầu tư, của Nhà thầu
Định mức dự toán xây dựng là cơ sở để lập đơn giá xây dựng công trình
(dựa vào định mức cơ sở có tính hao hụt, tỷ lệ luân chuyển trong quá trình thi
công). Định mức cơ sở là dữ liệu của tư vấn, của Chủ đầu tư, của Nhà thầu
tham khảo hoặc sử dụng khi lập định mức dự toán xây dựng công trình

Định mức dự toán xây dựng công trình thể hiện mức hao phí về vật
liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công
tác xây dựng, từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng
+) Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các
cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện
và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
+) Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực
tiếp và phục vụ theo cấp bậc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng
công tác xâydựng
+) Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công
chính và phụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng
- Hệ thống định mức dự toán xây dựng:


×