Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 103 trang )

Header Page 1 of 148.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

*******

Nguyễn Thị Bích Đào

NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỊNH HƯỚNG
QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐẠI HỌC QUỐC
GIA HÀ NỘI TẠI HÒA LẠC VÀ CÁC XÃ LÂN CẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2010

Footer Page 1 of 148.

1


Header Page 2 of 148.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

*******

Nguyễn Thị Bích Đào


NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỊNH HƯỚNG
QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐẠI HỌC QUỐC
GIA HÀ NỘI TẠI HÒA LẠC VÀ CÁC XÃ LÂN CẬN

Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ Tài nguyên Môi trường
Mã số: 60 85 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG VĂN BÀO

HÀ NỘI – 2010

Footer Page 2 of 148.

2


Header Page 3 of 148.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập niên gần đây, thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức như
gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa, khủng hoảng về kinh tế, chính trị và xã
hội, đặc biệt là sự suy thoái nghiêm trọng về môi trường. Là một quốc gia đang phát
triển, những thách thức đó đối với Việt Nam càng to lớn hơn. Vậy nguyên nhân do
đâu và làm thế nào để giải quyết những vấn đề trên? Hiện nay, phát triển bền vững
là mục tiêu mà toàn nhân loại hướng tới để giải quyết những thách thức đó. Nhưng
làm thế nào để phát triển bền vững đang là câu hỏi còn gây nhiều tranh cãi. Tuy
nhiên, phát triển bền vững luôn gắn liền với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên

thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc đánh giá đúng hiện trạng sử dụng
các nguồn tài nguyên cho các loại hình sản xuất nhằm xác lập cơ sở để định hướng
bảo vệ môi trường sinh thái theo đơn vị lãnh thổ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
cần có sự vào cuộc của các nhà Địa lý.
Thạch Thất là một huyện có diện tích tự nhiên tương đối rộng 202,5 km2, với
nhiều trục đường giao thông lớn chạy qua, đây là khu vực có vị trí quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Trong những năm gần đây, chính phủ
đang triển khai nhiều dự án cấp quốc gia như mở rộng và nâng cấp tuyến đường cao
tốc Láng – Hòa Lạc, khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc, khu Đại học Quốc gia Hà
Nội tại Hòa Lạc, tuyến đường vành đai 4 của Hà Nội, khu công nghiệp Phú Cát,
cụm công nghiệp Bình Phú, hệ thống khu đô thị Liên Quan, Ngọc Liệp…khiến
Thạch Thất trở thành nơi có tốc độ phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa sôi động
nhất trong các huyện ngoại thành. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
có nhiều biến động, việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên bộc lộ nhiều hạn
chế, môi trường dân sinh và cảnh quan huyện bị tác động mạnh mẽ. Nguy cơ gây
suy thoái tài nguyên đang trở nên đáng lo ngại. Và khu vực xây dựng trường Đại
học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc là một trong những khu vực điển hình như vậy.
Với đặc trưng địa hình là khu vực bán sơn địa, nơi hội tụ của các nhánh sông bắt

Footer Page 3 of 148.

3


Header Page 4 of 148.

nguồn từ núi Viên Nam trước khi đổ vào sông Tích. Vì vậy, môi trường ở đây có
liên quan chặt chẽ tới môi trường của các khu vực phía nguồn của các nhánh sông
này. Trong khi đó, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông, nhận thức bảo vệ môi
trường còn yếu kém, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế của địa phương

chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Các dự án, đề tài quy hoạch của khu vực
còn mang tính đơn ngành, đơn vùng, chưa thực sự đáp ứng phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả theo mục tiêu đã được Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường”.
Với tính cấp thiết trên, học viên chọn đề tài: “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa
học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực Đại học Quốc gia Hà
Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận” nhằm đưa ra cái nhìn toàn cảnh về điều kiện địa
lý khu vực là bước đi quan trọng để sử dụng hợp lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường,
hướng tới phát triển bền vững.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
- Mục Tiêu: Xác lập cơ sở khoa học cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi
trường dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý khu vực Đại học
Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc và các xã lân cận.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung và nhiệm vụ cần nghiên
cứu bao gồm:
1) Tổng quan cơ sở, lý luận thực tiễn về quy hoạch bảo vệ môi trường dựa
trên đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý.
2) Nghiên cứu, phân tích các đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên trên toàn khu vực xây dựng
ĐHQG tại Hòa Lạc và các xã lân cận.

Footer Page 4 of 148.

4


Header Page 5 of 148.


3) Nghiên cứu đặc điểm phân hóa cảnh quan khu vực, các mâu thuẫn và
thành lập bộ bản đồ chuyên đề phục vụ cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường.
4) Đề xuất định hướng, giải pháp khả thi để phát triển, khai thác và sử dụng
tài nguyên để bảo vệ môi trường hiệu quả theo các tiểu vùng cảnh quan.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong vị trí địa lý
và ranh giới hành chính các xã Thạch Hòa, Tiến Xuân và Yên Bình thuộc huyện
Thạch Thất thành phố Hà Nội.
Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đánh giá tổng hợp các
điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội bao gồm phân tích hiện trạng, diễn biến
các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, các vấn đề môi trường nảy sinh làm cơ
sở cho đề xuất các định hướng và giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước.
4. Cơ sở tài liệu
Cơ sở dữ liệu của đề tài gồm:
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn có
liên quan đến đề tài.
- Số liệu thống kê của huyện Thạch Thất về điều kiện tư nhiên và tài
nguyên thiên nhiên của 3 xã thuộc khu vực nghiên cứu.
- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch
Thất đến năm 2010 và định hướng đến 2020; Báo cáo tổng hợp quy hoạch
ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Bản
đồ địa hình 1: 25.000.
- Các kết quả khảo sát thực địa.
5. Kết quả và ý nghĩa
- Kết quả

Footer Page 5 of 148.


5


Header Page 6 of 148.

+ Tập bản đồ chuyên đề và tổng hợp: bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo,
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ cảnh quan...
+ Phân tích các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên và các hệ
quả môi trường.
+ Xác lập được các định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường trên quan điểm liên kết các tiểu vùng cảnh quan.
- Ý nghĩa
i) Ý nghĩa khoa học: Phát triển tiếp cận liên ngành trong đánh giá tổng
hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, và liên vùng trong
nghiên cứu địa lý ứng dụng cho vùng đồi núi thấp chuyển tiếp.
ii) Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo cho công tác
định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường đối với các xã thuộc
khu vực nghiên cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và
môi trường.
Chương 3: Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Footer Page 6 of 148.

6



Header Page 7 of 148.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Các vấn đề lý luận quy hoạch bảo vệ môi trường trên cơ sở tiếp cận
địa lý tổng hợp
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về quy hoạch bảo vệ môi trường
a – Khái niệm chung
Từ những thập kỉ 40 – 60 của thế kỉ XX, yếu tố BVMT đã được đưa vào
trong các quy hoạch phát triển kinh tế, để đề xuất các kế hoạch cải thiện tình trạng
lộn xộn của xã hội, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, đó có thể coi là tiền thân
của QHBVMT.
Nhưng thuật ngữ QHBVMT thực sự xuất hiện vào những năm 70 và được
phổ biến rộng rãi trong những năm 90 của thế kỷ XX. Quy hoạch bảo vệ môi trường
là một khái niệm tương đối mới không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước
trên thế giới, do đó tồn tại nhiều quan niệm phương pháp khác nhau về vấn đề này.
Xuất phát từ thực tế của từng quốc gia mà QHBVMT có thể chỉ là quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch sử dụng tài nguyên hoặc là một quy hoạch tổng hợp kinh tế –
xã hội và tài nguyên – môi trường... Cụ thể như: tại Hà Lan, QHBVMT là cầu nối
giữa qui hoạch không gian và việc lập chính sách môi trường, trong khi đó ở Bắc
Mỹ, QHBVMT lại là phương pháp qui hoạch tổng hợp (kinh tế – xã hội, quản lý
môi trường tổng hợp, quản lý hệ sinh thái và quản lý tổng hợp các nguồn tài
nguyên).
Tương tự như sự khác biệt về quan điểm của từng quốc gia riêng biệt, các
nhà khoa học, các tổ chức kinh tế trên thế giới cũng có những quan điểm chưa
thống nhất về QHBVMT, cụ thể như:



Theo Susan Buckingham – Hatfiel & Bob Evams (1962), QHBVMT

có thể hiểu rất rộng là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính sách môi
trường;


Ortolanto (1984) quan niệm rằng: QHBVMT là một công việc hết sức

phức tạp và để thực hiện QHBVMT phải sử dụng kiến thức liên ngành. Cũng theo

Footer Page 7 of 148.

7


Header Page 8 of 148.

Ortolanto, nội dung của QHBVMT bao gồm qui hoạch sử dụng đất, quản lý chất tồn
dư và kỹ thuật ĐTM;


Baldwin (1984) cho rằng: QHBVMT là việc khởi thảo và điều hành

các hoạt động nhằm hướng dẫn, kiểm soát thu nhập, biến đổi, phân bổ và đổ thải
một cách phù hợp với các hoạt động của con người sao cho các quá trình tự nhiên,
sinh thái và xã hội tổn thất một cách ít nhất;


Anne Beer (1990) cho rằng QHBVMT phải là cơ sở cho tất cả các


quyết định để phát triển có tính địa phương;


Toner (1996) cho rằng QHBVMT là việc ứng dụng các kiến thức về

khoa học tự nhiên và sức khỏe trong các quyết định về sử dụng đất;


Malone – Lee Lao Choo (1997) cho rằng để giải quyết những xung

đột về môi trường và phát triển cần thiết phải xây dựng hệ thống qui hoạch trên cơ
sở những vấn đề môi trường;


Alan Gilpin (1996) cho rằng QHBVMT là “việc xác định các mục

tiêu mong muốn về kinh tế xã hội đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương
trình, qui trình quản lý để đạt được mục tiêu đó”. Những vấn đề trong QHBVMT
thành phố và qui hoạch môi trường vùng bao gồm: sử dụng đất, giao thông vận tải,
lao động, sức khỏe, các trung tâm, thị xã, dân số, chính sách của nhà nước về định
cư, các vấn đề nhà ở, công nghiệp, phát triển đô thị, chính sách môi trường đối với
quốc gia, vùng và đô thị, các vấn đề về ô nhiễm và ĐTM;


Theo ADB (1991): trong qui hoạch nhằm phát triển vùng, các thông

số môi trường cần được đưa vào qui hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối cùng là
qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng với những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu
phát triển bền vững bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên và môi trường.
Và tại Việt Nam:



Trong cuốn ĐTM của Lê Thạc Cán (1994) [3] sử dụng thuật ngữ “Lập

kế hoạch hóa môi trường” để chỉ việc lập kế hoạch, trong đó các mục tiêu phát triển
kinh tế – xã hội được xem xét một cách tổng hợp với các mục tiêu về môi trường,
nhằm đảm bảo khả năng thực tế cho việc thực hiện phát triển bền vững;

Footer Page 8 of 148.

8


Header Page 9 of 148.



Trịnh Thị Thanh trong “Nghiên cứu về phương pháp luận Quy hoạch

môi trường” (1998) [23] cho rằng: “QHBVMT là quá trình sử dụng có hệ thống các
kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động phát
triển trong khu vực, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững”.


Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam được ban bố năm 1994 có ghi: “Nhà nước thống nhất quản lý, bảo vệ môi
trường trong phạm vi cả nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường” (Điều 3, chương
I). Vậy quy hoạch bảo vệ môi trường đã được nhà nước Việt Nam ghi thành luật; là

công việc phải làm trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
Như vậy QHBVMT có thể hiểu là việc xác lập các mục tiêu môi trường
mong muốn, đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện và phát
triển những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng
cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra.
Nhiệm vụ cơ bản của QHBVMT là giải quyết những mâu thuẫn giữa tăng
trưởng kinh tế và chất lượng môi trường, giữa tăng trưởng kinh tế và việc bảo tồn
các nguồn tài nguyên thiên nhiên; duy trì sự cân đối hài hòa các hoạt động phát triển
mà con người vì lợi ích của mình đã áp đặt quá mức lên các hệ tự nhiên. Có thể xem
quy hoạch bảo vệ môi trường là giải pháp nhằm thống nhất giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tài nguyên - môi trường. Nó giúp tạo ra cơ chế để giải quyết sự
mâu thuẫn vốn có giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường – tài nguyên.
Bản chất của QHBVMT nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng chính sách,
hoạch định mục tiêu bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên,
phân vùng không gian lãnh thổ theo yếu tố môi trường, điều hòa sự phát triển kinh
tế - xã hội theo khả năng chịu tải của môi trường, phục vụ phát triển bền vững. [25]
Mục tiêu cơ bản của QHBVMT là hướng tới sự phát triển bền vững của một
vùng lãnh thổ. Đó chính là sự điều tiết mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế,
xã hội với tài nguyên môi trường. Một mặt bảo đảm sự phát triển của hệ thống kinh
tế - xã hội không vượt quá mức tải của hệ thống tự nhiên. Từ góc độ bảo vệ tài
nguyên mà ra các kế hoạch phát triển sử dụng hợp lý tài nguyên không hủy hoại

Footer Page 9 of 148.

9


Header Page 10 of 148.

môi trường. Mặt khác, bảo đảm bản thân việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường hài hòa với sự phát triển kinh tế của hệ thống kinh tế - xã hội. Quản

lý và quy hoạch tài nguyên – môi trường tăng khả năng tái sinh của các tài nguyên
có thể tái sinh và khả năng chịu đựng của môi trường làm cho nó không gây hạn chế
cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. [25]
Nội dung cơ bản trong QHBVMT: Phân tích, đánh giá các điều kiện tự
nhiên, hiện trạng tài nguyên, môi trường và tình hình kinh tế - xã hội của vùng quy
hoạch; dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội và xu thế diễn biến tài nguyên, môi
trường tại vùng quy hoạch; phân vùng đơn vị chức năng môi trường và dự báo
những vấn đề môi trường nổi cộm; đề xuất ý tưởng, giải pháp quy hoạch môi
trường; xây dựng bản đồ QHBVMT. [25]
b – Tổng quan tình hình nghiên cứu QHBVMT
* Tình hình nghiên cứu QHBVMT ở ngoài nước
Năm 1977 John M.Edington và M. Anh Edington xuất bản cuốn sách “Sinh
thái học trong và QHBVMT ” phân tích rõ nhưng vấn đề sinh thái trong QHMT, sử
dụng đất nông thôn, phát triển đô thị, công nghiệp. Sau đó năm 1985, Walter E.
Westman cũng nhấn mạnh về ảnh hưởng sinh thái và mối quan hệ khăng khít giữa
sinh thái và ĐTM, trong cuốn “Sinh thái , ĐTM, QHBVMT”. [19]
Trong cuốn sách “QHBVMT và ra quyết định” của Leonard Ortolano (1984)
đã cho rằng, QHBVMT sử dụng kiến thức liên ngành về địa chất, cảnh quan, sinh
học, thẩm mỹ môi trường, luật và chính sách môi trường, giải quyết các vấn đề về
chất thải, ĐTM, sử dụng đất.
Cuốn “QHBVMT cho các cộng đồng nhỏ”của hãng Bảo vệ môi trường Mỹ
(1994) đã hướng dẫn QHBVMT cần tôn trọng quyền của nhân dân, của cộng đồng,
nhu cầu của cộng đồng, giải quyết các nhu cầu đó cho cộng đồng. Ở Anh, đáng chú
ý có công trình “ QHBVMT cho phát triển vùng” của Anne R. Beer (1990) trong đó
đã trình bày mỗi quan hệ giữa QHBVMT và quy hoạch vùng.
Cuốn “QHBVMT bền vững” được biên tập bởi Andrew Blower xuất bản lần
đầu ở Luân Đôn vào năm 1993, sau đó tái bản nhiều lần, đã đưa ra 10 vấn đề cho

Footer Page 10 of 148.


10


Header Page 11 of 148.

QHBVMT: (1) sự thay đổi theo thời gian, (2) quy hoạch nền, quy hoạch thành phố,
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bền vững cấp địa phương, dự báo tương lai cho
quy hoạch, (3) các hệ sinh thái TNTN, (4) chính sách năng lượng bền vững, (5) ô
nhiễm và rác thải gánh nặng của bền vững, (6) xây dựng một môi trường bền vững,
(7) lợi ích giữa giao thông vận tải công cộng và tư nhân, (8) kinh tế bền vững, (9)
quy hoạch khu vực thành phố bền vững, (10) thực hiện và quy hoạch.
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo môi trường số 3 năm
1991 đã nhấn mạnh có môi liên hệ giữ phát triển kinh tế và sử dụng nguồn lực, sự
tác động của kế hoạch phát triển và môi trường khu vực; QHBVMT không tách rời
quy hoạch phát triển kinh tế.
Trong một bài viết “Triển vọng của địa học môi trường Trung Quốc”, tác giả
Chen Jingsheng (1986) đã nêu lên các tiến bộ của địa học môi trường ở Trung
Quốc, điều tra tổng hợp chất lượng môi trường, nghiên cứu phân vùng môi trường
và QHBVMT.
Ở Singapore, Malone – Leo Lai Cho (1997) đã trình bày quan điểm:
QHBVMT đáp ứng nhu cầu về nhà ở, việc làm và nghỉ ngơi, giải quyết xung đột về
môi trường và phát triển, cần thiết phải quy hạoch trên cơ sở những vấn đề về môi
trường. [30]
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Có thể nói, nhưng nghiên cứu QHBVMT ở Việt Nam được bắt đầu khá sớm
và không chính thức trong các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước và các địa phương, cũng như các quy hoạch ngành nông – lâm nghiệp khác.
Và nó chỉ được đặt ra một cách rõ ràng từ sau Luật Bảo vệ môi trường. Một số công
trình nghiên cứu lý thuyết về QHBVMT có thể kể đến như: “nghiên cứu về Phương
pháp luận QHBVMT” - “nghiên cứu xây dựng hướng dẫn QHBVMT và xây dựng

QHBVMT”, do TS. Trịnh Thị Thanh, khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học
Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội chủ trì thực hiện năm 1998,1999...Một số nghiên cứu
định hướng QHBVMT cho các vùng kinh tế có thể kể đến như: “Nghiên cứu xây
dựng QHBVMT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng” do

Footer Page 11 of 148.

11


Header Page 12 of 148.

GS. Lê Quí An làm chủ nhiệm; “ Nghiên cứu xây dựng QHBVMT vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung” do Phân viện Nhiệt đới Môi trường Quân sự chủ trì;
“Nghiên cứu mẫu QHBVMT thị xã Bắc Ninh” dự án hợp tác giữa Việt Nam –
Canada 2002-2003, do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Bảo vệ TNTN
và Môi trường Việt nam thực hiện ...
Ngoài ra, đóng góp tích cực về mặt phương pháp luận QHBVMT phải kể đến
còn có các tham luận tại các cuộc hội thảo liên quan đến QHBVMT: Hội thảo
QHBVMT do Cục Môi trường – Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ
Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tại Hà Nội (tháng 5-2001); hội thảo khoa học
“Phương pháp luận QHBVMT và các vấn đề môi trường ưu tiên tại vùng Đông
Nam Bộ” do viện Môi trường và Tài nguyên tổ chức tại Vũng Tàu (tháng 10-2002);
hội thảo “BVMT và phát triển bễn vững ở Việt Nam” do Ban khoa giáo Trung ương
tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (tháng 4-2004)...
QHBVMT là một trong những vấn đề đang nổi lên ở Việt Nam, được sự
quan tâm và khuyến khích của chính phủ, các bộ ngành, thu hút được sự tham gia
nghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân. QHBVMT có mục tiêu rõ ràng và là một bộ
phận của quy hoạch phát triển KT-XH.
1.1.2. Lý luận về xác lập cơ sở cho định hướng QHBVMT khu vực xây

dựng ĐHQG tại Láng Hòa Lạc và các xã lân cận
Xuất phát từ nhiệm vụ, nội dung cơ bản của QHBVMT và đặc điểm địa hình,
dòng vận chuyển vật chất năng lượng khu vực xây dựng ĐHQG tại Láng Hòa Lạc
và các xã lân cận (các sông, suối trong khu vực đóng vai trò là dòng vận chuyển vật
chất từ lưu vực xuống vùng thung lũng, đồng bằng vùng lưu vực thấp hơn), để xác
lập cơ sở cho QHBVMT, cần nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các đơn
vị cảnh quan của khu vực này. Bởi lẽ, theo quan điểm nghiên cứu cảnh quan, các
điều kiện tự nhiên cùng với dạng khai thác, sử dụng đất tạo thành một địa hệ. Cảnh
quan lưu vực được coi như một hệ thống tự nhiên với những đặc trưng riêng về điều
kiện tự nhiên, được phân biệt với những dạng cảnh quan khác nhờ vào đặc trưng
của cán cân nước và chế độ nước, mực nước ngầm, mạng lưới thủy văn, dòng chảy

Footer Page 12 of 148.

12


Header Page 13 of 148.

và các quá trình địa mạo. Các hoạt động kinh tế - xã hội của con người tác động đến
cảnh quan lưu vực theo hai hướng: một mặt các hoạt động như khai hoang mở rộng
diện tích rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng vồ
hình lấp đi mạng lưới sông suối, thay đổi dòng chảy, thúc đẩy các quá trình di
chuyển vật chất trên sườn; nhưng mặt khác các công trình thủy lợi như hồ đập, kênh
mương dẫn nước, dòng chảy nhân tạo lại góp phần làm điều hòa dòng chảy cho
vùng hạ lưu. Hiệu ứng của các tác động này phụ thuộc cấu trúc cảnh quan và thông
số thủy văn của lưu vực. Với lãnh thổ tập trung đồi, núi thấp như ở khu vực các xã
Tiến Xuân và Yên Bình, hoạt động kinh tế - xã hội thông qua khai thác, sử dụng tài
nguyên và xả thải gây ảnh hưởng trực tiếp tới tầng đất, suy giảm lớp phủ rừng, xói
mòn và bồi lắng lòng sông, hồ chứa, ô nhiễm môi trường nước không chỉ của khu

vực mà còn liên quan tới môi trường nước của các vùng phụ lưu thấp hơn, trong đó
có khu vực xây dựng ĐHQG Hà Nội. Vì vậy, vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên có ý nghĩa rất to lớn đối với việc bảo đảm tính bền vững của
cảnh quan lưu vực. Việc nghiên cứu phân tích các điều kiện phân bố và đặc điểm
địa mạo, đặc điểm thủy văn, lớp phủ thổ nhưỡng trong khu vực xây dựng ĐHQG
Hà Nội và các xã lân cận sẽ cung cấp những thông tin quan trọng nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
* Khái niệm cảnh quan
Lịch sử phát triển của Cảnh quan học gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà
khoa học Xô Viết như: B.N. Xukatror, V.A. Nhicolaev, B.B Polunov,.. Có thể nói
nền tảng cơ sở của khoa học cảnh quan có từ rất sớm và đi sâu vào đời sống của
nhân loại. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX V.V.Docutraev (1846-1903) - người
được coi là nhà khoa học đặt nền móng cho học thuyết cảnh quan và là người đầu
tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên tại các địa
phương cụ thể. Ông cho rằng thổ nhưỡng là hàm số của tất cả các yếu tố địa lý
khác: kiểu nham, khí hậu, sinh vật… Theo ông: “phải nghiên cứu thiên nhiên thống
nhất, toàn vẹn và không tách rời từng phần”. Tư tưởng này là tiếp nối quan điểm
của Alecxăng Humbol (1765-1859), khi đề ra nguyên tắc nghiên cứu tổng hợp các
hiện tượng tự nhiên, theo ông: “Địa lý học cung cấp lối nhìn chung về những hiện

Footer Page 13 of 148.

13


Header Page 14 of 148.

tượng trên mặt đất vói sự liên kết phụ thuộc của chúng”. Sau chiến tranh thế giới
thứ II, cảnh quan học thực sự phát triển và được xác định như một “đơn vị cơ sở
dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hoá địa đới và phi địa đới” (A.G.

Ixatrenco, 1953). Đây là giai đoạn nghiên cứu cấu trúc không gian của cảnh quan và
xem các cảnh quan là những hệ thống cấu trúc không gian phức tạp có tính chất
phân bậc logic theo những trật tự xác định. [9]
Từ khi phát triển đến nay, cảnh quan học luôn tiếp cận đến cơ chế trao đổi
vật chất và năng lượng cũng như trao đổi các thông tin giữa các hợp phần trong
cảnh quan. Sự trao đổi đó thể hiện ở các đơn vị cảnh quan cùng bậc, từ đơn vị bậc
cao xuống các đơn vị bậc thấp hơn và ngược lại. Cùng với sự phát triển của cảnh
quan thì nhiều khoa học liên ngành cũng như các quan điểm đã được sử dụng để
nghiên cứu nó. Đặc biệt là việc sử dụng các tiếp cận hệ thống, tiếp cận sinh thái…
Với đặc điểm của khu vực nghiên cứu là dải ven biển nằm trong dải chuyển tiếp
giữa đất liền và biển thì quan điểm và cách tiếp cận hệ thống là rất quan trọng. Có
thể coi khu vực nghiên cứu là một vùng lãnh thổ tự nhiên đặc biệt do tác động
tương hỗ của các thành phần tự nhiên hay đó chính là các yếu tố thành tạo cảnh
quan. Ngoài ra các hoạt động nhân sinh cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Trong các hợp phần tự nhiên, nhân tố khí hậu ảnh hưởng tới dòng chảy của
dòng sông, sóng, tới các hoạt động sản xuất… Nhân tố địa chất có vai trò trong việc
thành tạo các vùng tài nguyên khoáng sản và các dạng địa hình. Địa hình lại ảnh
hưởng tới quá trình di chuyển vật chất từ sông ra biển và từ biển vào. Nguồn phù sa
và các loại dinh dưỡng từ các sông cũng như lượng nước ngọt còn tạo độ muối thích
hợp trong nuôi trông thủy hải sản…
Nhân tố con người đã tác động lên vùng cửa sông ở trên bằng các hoạt động
phát triển kinh tế. Trước tiên họ phải tận dụng những điều kiện thuận lợi và hạn chế
những bất lợi của lãnh thổ cư trú và sản xuất. Sự tác động này làm thay đổi các đặc
trưng của cảnh quan như độ cao, độ chia cắt của địa hình, thành phần và chất lượng
các sinh vật…hay nói cách khác con người đã là thay đổi chu trình vật chất và năng
lượng của cảnh quan.
Từ đó cho thấy, mối liên hệ giữa tự nhiên với các hợp phần đã tạo nên cấu
trúc các đơn vị cảnh quan thể hiện sự tương đồng giữa các yếu tố tự nhiên và con
người thông qua các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Mỗi một đơn vị cảnh quan


Footer Page 14 of 148.

14


Header Page 15 of 148.

có những đặc thù riêng, những tiềm năng tự nhiên và các hoạt động khai thác của
con người.
Như vậy, có thể nói việc nghiên cứu cảnh quan rất cần thiết trong giai đoạn
phát triển kinh tế hiện nay. Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về cảnh quan, nhưng
nhìn chung các tác giả đều theo một trong ba quan niệm sau:
- Quan niệm chung: Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể địa lý của một cấp bất
kỳ, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự
nhiên.
Các tác giả đại diện cho quan điểm này gồm: F.N.Minkov, N.A.Gvozdetxki,
P.X.Kuznhexov, V.P.Prokave, D.L.Aramand- 1983 viết “…tổng hợp thể lãnh thổ tự
nhiên là một phần lãnh thổ hay khu vực được phân chia một cách ước lệ bằng các
ranh giới nằm ngang theo nguyên tắc mất dần ảnh hưởng của nhân tố theo đó tổng
thể được định ra”. Nhược điểm của quan điểm này là không phản ánh giới hạn về
mặt lãnh thổ vì thế theo đánh giá của TSKH. Phạm Hoàng Hải
và nnk chỉ thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên, cho một loại hình sử
dụng rất cụ thể như cho các vườn bảo vệ tự nhiên, cho phát triển một số giống, loài
nào đó. [6]
- Quan niệm về kiểu loại: Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ thống
phân vị tổng thể tự nhiên trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến
những biến đổi do tác động của con người.
Theo quan niệm này thì cảnh quan được phân loại theo các cấp phân vị:
Hệ cảnh quan => phụ hệ cảnh quan => kiểu cảnh quan => phụ kiểu
cảnh quan => loại cảnh quan => hạng cảnh quan…

Quan niệm này thể hiện trong các công trình nghiên cứu của Polưnov,
Markov, Pereman, N.A. Gvozdexki… và có lợi thế trong nghiên cứu thành lập bản
đồ cảnh quan phục vụ mục đích thực tiễn ở tỷ lệ lớn và trung bình, đối với các cảnh
quan bị biến đổi bởi các hoạt động của con người, khi nhiều yếu tố chưa định lượng
một cách chắc chắn và cần phải công nhận tính đồng nhất tương đối để có thể gộp
chúng vào một nhóm. Tính đồng nhất tương đối và tính lặp lại được thể hiện rõ
trong hệ thống đơn vị phân loại khi thành lập bản đồ cảnh quan. Quan niệm này sử
dụng cho cả cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân sinh.

Footer Page 15 of 148.

15


Header Page 16 of 148.

- Quan niệm cá thể: Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt
của lớp vỏ địa lý, trong đó có những đặc tính chung nhất, tức chỉ các đơn vị phân
hóa trên những lãnh thổ cụ thể. Quan niệm này khá phổ biến và theo tác giả quan
niệm này lại được chia thành hai trường phái:
Trường phái thứ nhất: Coi cảnh quan là cấp dưới cùng của địa lý tự nhiên
Trường phái thứ hai: Cho rằng cảnh quan đồng nghĩa với vùng địa lý tự nhiên. Đại
diện cho trường phái này là A.G.Ixatsenko, Vũ Tự Lập,… Trong cuốn “cảnh quan
địa lý miền Bắc Việt Nam” [14] Vũ Tự Lập đã đưa ra định nghĩa “Cảnh quan là
một tổng thể được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai
cao ở miền núi, có cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình,
kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật mà bao
gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ
khác nhau theo một cấu trúc ngang đồng nhất”. Dựa trên định nghĩa đó Vũ Tự Lập
đã chia toàn bộ miền Bắc Việt Nam thành 577 cảnh địa lý và mô tả đặc trưng của

các cảnh đó. Quan niệm cảnh quan là một đơn vị phân hóa chung như một địa hệ tự
nhiên bất kỳ nào đó được sử dụng nhiều không phải trong lĩnh vực cảnh quan học thuần
túy, mà ở các lĩnh vực khác, các ngành khác khi có động đến sự phân dị lãnh thổ. Vì vậy,
nhiều người cho cảnh quan đồng nghĩa với các quan điểm phân vùng khác.
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, quan niệm về cảnh quan theo quan
niệm chung không có một giới hạn rõ rệt về lãnh thổ, không theo sự phân cấp (phân
hóa nào) vì sử dụng như một danh từ chung. Do vậy, thường được dùng cho các
công trình chung nghiên cứu môi trường tự nhiên hoặc nghiên cứu cho một dạng sử
dụng rất cụ thể nào đó.
Đối với các nhà nghiên cứu chuyên ngành cảnh quan thì sử dụng hai quan
niệm: kiểu loại và cá thể. Trong đó, quan niệm kiểu loại được dùng phổ biến trong
các nghiên cứu cảnh quan. Vì theo quan niệm này, cảnh quan là đơn vị cơ sở, là cấp
phân vị - đơn vị phân loại thể hiện rõ nét nhất cả hai quy luật phân hóa địa đới và
phi địa đới (A.G. Ixatsenko, 1965), đồng thời là địa hệ tự nhiên cấp cơ sở có cấu
trúc hình thái riêng. Điều này thể hiện một trong những đặc tính của tập hợp, là đặc

Footer Page 16 of 148.

16


Header Page 17 of 148.

tính “nổi bật” chỉ có trong hệ thống các cấp, mà mỗi cấp có tính chất riêng cho sự
liên kết tương hỗ của các yếu tố hợp thành.
Nghiên cứu Cảnh quan còn có nhiều quan niệm khác nhau nhưng các quan
niệm này đều thống nhất ở một số điểm:
- Các Cảnh quan được cấu thành từ các thể tổng hợp tự nhiên mang tính hình
thái, như các dạng địa lý và diện địa lý.
- Có thể nghiên cứu Cảnh quan ở cả hai phương diện “Vùng” và “Kiểu loại”.

Cảnh quan là không gian địa lý có tính đồng nhất về các hợp phần, thể hiện các mối
quan hệ nhân quả giữa chúng, có ranh giới xác định
- Cảnh quan như một hệ thống nên có các tính chất: Tự điều chỉnh và tự phục
hồi liên tục.
- Sự phát triển của Cảnh quan trải qua các giai đoạn từ “trẻ ” đến “già ” và
“chết”, nghĩa là nó bị biến đổi nhưng vẫn giữ lại một số đặc tính ban đầu. Do đó các
Cảnh quan còn có đặc tính quan trọng nữa là tính “tàn dư ” và tính “tức thời ”.
Xu thế hiện nay trong nghiên cứu cảnh quan trên thế giới cũng như ở Việt
Nam là dựa trên các kết quả nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu đã được chấp nhận, các
nhà khoa học sẽ tiếp tục đi sâu vào những hướng tiếp cận khoa học tổng hợp trong
nghiên cứu cảnh quan vùng và đồng thời tiến thêm một bước quan trọng là ứng
dụng các kết quả nghiên cứu đó cho các mục đích thực tiễn cụ thể, đánh giá cảnh
quan cho mục đích phát triển sản xuất, kinh tế, bảo vệ và phát triển môi trường lãnh
thổ trên quan điểm phát triển bền vững.
1.2. Các quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu
1.2.1. Các quan điểm nghiên cứu
a - Quan điểm hệ thống
Theo L. Bertalanf thì: “ Hệ thống là tổng thể các thành phần nằm trong sự tác
động tương hỗ” [6]. Hệ thống có những tính năng mà tất cả các tổng thể khác không
có: nó có khả năng phân chia thành các hệ thống con và khả năng nhập vào các hệ
thống phân bậc cao hơn. Hay nói cách khác, mỗi hệ thống được xem là một bộ phận
của hệ thống lớn hơn, nhưng lại bao gồm nhiều hệ thống cấp nhỏ hơn. Quan điểm
hệ thống giúp nhà nghiên cứu nghiên cứu một cách khách quan bản chất và diễn

Footer Page 17 of 148.

17


Header Page 18 of 148.


biến phức tạp của một sự vật, hiện tượng. Đây là một trong những quan điểm được
sử dụng rộng rãi trong QHBVMT, vì đối tượng của QHBVMT chính là các đơn vị
hệ thống lãnh thổ với các mối quan hệ nội tại giữa xã hội, kinh tế với các yếu tố môi
trường.
Cấu thành hệ
thống:
- Yếu tố tự nhiên:
ĐC-ĐH, KH_TV,
đất, sinh vật.
- Yếu tố kinh tế - xã
hội: Công nghiệp,
nông nghiệp…

Hệ thống

Đầu vào:
(Vốn, khoa
học – công
nghệ, sức lao
động)
Môi trường hệ
thống

Đầu ra: ( chất
thải, các sản
phẩm hàng
hóa, khác, lợi
nhuận)
Mối quan hệ giữa các

yếu tố hệ thống

Ranh giới hệ
thống

Hình 1.1. Mô hình hệ thống (Nguồn: Indiactors for Sustainable Development:
Theory, Methods and Applications, IISD, 1990)

Khu vực ĐHQG tại Láng Hòa Lạc và các xã lân cận như là một hệ thống
hoàn chỉnh về cấu trúc và thống nhất về chức năng. Hệ thống này được tạo thành từ
các hợp phần tự nhiên (địa chất, khí hậu, địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật),
các hợp phần kinh tế - xã hội mang tính chất nhân sinh (nông nghiệp, lâm nghiệp,
công nghiệp, thủy sản…) và các mối liên hệ giữa các hợp phần đó, làm biến đổi
dòng vật chất, năng lượng và tiền tệ của hệ thống. Khi có yếu tố tự nhiên hay xã hội
trong hệ thống đó bị mất cân bằng thì dẫn tới sự thay đổi của toàn hệ thống. Khu
vực ĐHQG tại Láng Hòa Lạc và các xã lân cận cũng là bộ phận của hệ thống cấp
cao hơn. Không chỉ có các nhân tố trong hệ thống làm hệ thống thay đổi mà các tác
nhân bên ngoài cũng dẫn đến sự thay đổi.
Mục đích của nghiên cứu hệ thống thể hiện ở 3 đặc điểm chính sau: xem xét
các mối tương quan của các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội; áp dụng vào trong
tất cả các khâu của lĩnh vực nghiên cứu của luận văn; sử dụng trong xác lập cơ sở

Footer Page 18 of 148.

18


Header Page 19 of 148.

cho định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường đề ra giải pháp sử dụng tài nguyên

hợp lý.
b - Quan điểm tổng hợp
Mỗi hệ thống là một phức hợp các yếu tố và các mối quan hệ qua lại phức
tạp, chính vì thế, cần phải nghiên cứu hệ thống trên quan điểm tổng hợp. Đây là một
trong những quan điểm quan trọng nhất trong quy hoạch lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên
môi trường. Do tính chất mở của các địa hệ và tính liên tục của tự nhiên qua dòng
vật chất năng lượng, dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc chức năng không chỉ
giới hạn trong địa hệ chịu tác động đó mà còn ảnh hưởng lan truyền đến các địa hệ
khác không trực tiếp chịu tác động. Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu không
phải một thành phần riêng lẻ mà là toàn bộ các hợp phần của hệ thống, môi trường
trong mối quan hệ tương hỗ.
Với quan điểm tổng hợp, tác giả đã xem xét khu vực ĐHQG tại Láng Hòa
Lạc và các xã lân cận trong một hệ thống tương đối toàn diện với đầy đủ các yếu tố
tự nhiên, kinh tế - xã hội, các loại hình phát triển, các hoạt động khai thác, sử dụng
tài nguyên, phong tục tập quán của dân cư bản địa, các quy định mang tính pháp lý
về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường... Điều này cho ta cái nhìn đa chiều khi
xem xét một vấn đề hoặc một yếu tố phát sinh trong hệ thống trước khi đưa ra một
giải pháp hoặc một quyết định đúng đắn.
c - Quan điểm bền vững
Theo Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (1987): “Phát triển bền
vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường hiện có
để thoả mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo
cho thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có
thể sống tốt hơn ngày hôm nay”.

Footer Page 19 of 148.

19



Header Page 20 of 148.

Phát triển bền vững

Bền vững
kinh tế

Bền vững
xã hội

Bền vững
môi trường
Hình 1.2. Mô hình phát triển bền vững (Nguồn IISD, 1995)
Quan điểm phát triển bền vững xuất hiện đầu những năm 1980, trong phong
trào bảo vệ môi trường. Sau đó, quan điểm này được áp dụng cho nhiều loại hình
phát triển, các hoạt động và được xem là quan điểm mang tính chỉ đạo cho phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đạt được sự kết hợp hài hòa giữa
phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, cụ thể phải đồng thời thực hiện mục
tiêu: phát triển có hiệu quả về kinh tế, phát triển hài hòa các mặt xã hội, nâng cao
mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và cải thiện môi trường môi sinh,
bảo đảm phát triển lâu dài, vững chắc cho hệ thống hôm nay và mai sau.
d - Quan điểm lịch sử
Quan điểm lịch sử là xem xét các sự vật, hiện tượng phát triển trong một quá
trình tiến hóa lâu dài nhất định theo thời gian. Vì vậy, việc xem xét lãnh thổ đó trên
quan điểm lịch sử giúp ta có được một cách hồi quy quá khứ để từ đó có thể dự báo
xu hướng biến đổi của lãnh thổ đó trong tương lai. Nhất là đối với các hệ sinh thái
bị suy thoái, quan điểm lích sử giúp đánh giá được khả năng phục hồi, để từ đó có
các giải pháp phù hợp cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường. Quan điểm này càng có ý nghĩa hơn đối với nghiên cứu xác lập cơ

sở cho QHBVMT.

1.2.2 Quy trình nghiên cứu

Footer Page 20 of 148.

20


Header Page 21 of 148.

Quy trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý phục vụ định
hướng quy hoạch bảo vệ khu vực trường Đại học Quốc gia tại Láng Hòa Lạc và
các xã lân cận gồm 4 bước như sau:
Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

B­íc 1

Xác định nhu cầu thông tin và thu thập, cập nhật dữ liệu

Phân tích các điều kiện địa lý
thành tạo lãnh thổ

Phân tích các mặt tác động của
hoạt động sử dụng lãnh thổ

B­íc 2

Thành lập bản đồ cảnh quan


Ph©n tÝch ®Æc ®iÓm c¶nh quan vµ
ph©n vïng c¶nh quan

B­íc 3

B­íc 4

Phân tích hiện trạng môi
trường

Định hướng SDHLTN và BVMT

Đề xuất các giải pháp thực hiện

Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiêm vụ, phạm vi nghiên cứu và xác định nhu
cầu thông tin, nhu cầu cập nhật dữ liệu.
Bước 2: Phân tích các điều kiện địa lý thành tạo cảnh quan và các mặt tác
động của hoạt động sử dụng cảnh quan, từ đó xây dựng bản đồ cảnh quan. Phân

Footer Page 21 of 148.

21


Header Page 22 of 148.

tích đặc điểm và quy luật phân hóa cảnh quan cũng như đặc điểm các tiểu vùng
cảnh quan.
Bước 3: Phân tích hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu.

Bước 4: Đề xuất các giải pháp và các kế hoạch thực hiện.
1.2.3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
a. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Công tác chuẩn bị đầu tiên là phải thu nhập phân tích các tài liệu có liên quan
đã được công bố để có cái nhìn tổng quan về khu vực nghiên cứu, cũng như có được
những kiến thức cơ sở vững chắc về mặt lý thuyết đối với hướng nghiên cứu của
mình.
Việc xác định được mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ sẽ giúp lựa chọn được
những tài liệu cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu, từ đó tổng hợp các kết quả đã
đạt được cũng như bổ sung thêm những vấn đề cần nghiên cứu thêm.
Để phục vụ cho đề tài, trong công tác phân tích thống kê tài liệu, tác giả đã
sử dụng các tài liệu như:
- Niên giám thống kê huyện Thạch Thất 2008;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ
địa chất huyện Thạch Thất
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Thạch Thất đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch chi tiết trường ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội.

b. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống, hết sức quan trọng đối với các ngành
nghiên cứu thiên nhiên, trong đó có ngành địa lý.

Footer Page 22 of 148.

22


Header Page 23 of 148.


Quá trình khảo sát thực địa giúp thu thập những thông tin cần thiết cũng như
điều chỉnh những thông tin sai lệch mà giai đoạn thống kê tổng hợp tài liệu có sẵn
còn thiếu sót cũng như sai lệch với thực tế.
Công tác này đòi hỏi phải xác định rõ quy trình và nội dung khảo sát, chọn
những điểm khảo sát đặc trưng sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa bao gồm bốn giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (giai đoạn chuẩn bị): thu thập tài liệu, bản đồ chuyên đề, quy
hoạch vùng và địa phương. Thêm nữa cần thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ của
các ngành khoa học liên quan như địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, rừng... Dựa vào
chúng để lựa chọn tuyến khảo sá sao cho ít nhất, ngắn nhất mà vẫn đảm bảo cắt qua
các đơn vị địa lý tự nhiên đặc trưng, đồng thời phù hợp với điều kiện đi lại của
người khảo sát.
+ Giai đoạn 2 (giai đoạn khải sát sơ bộ): trên cơ sở các tài liệu và bản đồ thu
thập được, sơ thẩm để làm quen với khu vực tự nhiên trên lãnh thổ, từ đó xác định
sơ bộ ranh giới các đơn vị hình thái, tiến đến chính thức vạch ra nội dung kế hoạch
chi tiết về nội dung nghiên cứu, những tài liệu, số liệu phải thu thập quyết định
tuyến khảo sát thực địa chi tiết và trang bị cần thiết.
+ Giai đoạn 3 (giai đoạn khảo sát thực địa chi tiết): áp dụng phương pháp
khảo sát theo tuyến và theo điểm
Khảo sát theo lát cắt cảnh quan: thu thập và mô tả các thành phần tự nhiên
theo cấu trúc ngang, xác định các đơn vị hình thái để đưa lên lát cắt địa hình. Thu
thập tài liệu KT – XH, các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Khảo sát theo điểm chìa khóa: trắc đạc các yếu tố địa hình (độ dốc, chiều dài
sườn, mương xói...); Nền địa chất; Thực vật (loại cây trồng, tốc độ sinh trưởng).
Đây là cơ sở đánh giá đặc trưng định lượng của đơn vị tự nhiên trên lát cắt.
+ Giai đoạn 4 (giai đoạn tổng kết): tập hợp để phân tích, đánh giá tài liệu,
thành lập lát cắt địa hình và viết báo cáo thuyết minh.

Footer Page 23 of 148.


23


Header Page 24 of 148.

c. Phương pháp bản đồ
- Phương pháp bản đồ: Là một trong những phương pháp cơ bản của khoa
học địa lý. Theo quan điểm toán học thì phương pháp bản đồ chính là sắp đặt các
nhân tố thu được lên giấy theo tọa độ địa lý. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc
của khoa học kỹ thuật, khoa học bản đồ cũng nằm trong quy luật phát triển đó. Khi
nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của hai xã Thái Đô và Thái
Thượng, đề tài đã được thừa kế các bản đồ đã có về khu vực bao gồm: Bản đồ địa
mạo, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đồng thời dựa vào kết quả thu thập
được trên thực địa, tiến hành phân tích, chỉnh sửa và phát triển thành bản đồ độc
lập, phù hợp với đối tượng, mục tiêu nghiên cứu. Từ các bản đồ này thực hiện các
phép phân tích tổng hợp và thành lập bản đồ cảnh quan.
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã đưa tin học
thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống, mở ra một giai đoạn mới
trong ngành địa lý, điều tra cơ bản, quy hoạch đô thị và cảnh báo môi trường.
Việc thành lập các loại bản đồ được bắt đầu từ quá trình thu thập thông tin,
phân loại và đánh giá các bản đồ chuyên đề, sau đó là các thao tác kỹ thuật (số hóa,
chồng ghép…), kết hợp với kết quả khảo sát ngoài thực địa dưới sự trợ giúp của
phần mềm xử lý ảnh và phần mềm MAPINFO, các loại bản đồ được hình thành.
d. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
Trong những năm gần đây, phương pháp này được sử dụng nhiều trong các
công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng. Cơ sở của phương pháp là kết hợp giữa
nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý và người dân địa phương thực hiện trực tiếp để thu
thập thông tin nhanh chóng, phân tích nhanh và đề ra các giải pháp khả thi phục vụ
mục đích nghiên cứu. Hai hình thức đánh giá nhanh nông thôn được sử dụng trong

đề tài:
+ Dùng phiếu điều tra: Phiếu điều tra là bảng hỏi có in sẵn các thông tin để
thu thập số liệu phù hợp với nội dung của luận văn như: thông tin về mức đầu tư và
nguồn lợi thu được từ các loại hình sử dụng đất trồng cây nông, lâm nghiêp, phân
bón, năng suất, sản lượng, công lao động,.....
+ Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp để người nghiên cứu hiểu
được đặc điểm của vùng nghiên cứu thông qua trao đổi với người dân địa phương.
Ngoài ra còn thực hiện lấy ý kiến của cán bộ lãnh đạo huyện, xã và các sở, phòng
ban có liên quan.

Footer Page 24 of 148.

24


Header Page 25 of 148.

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu nằm phía Tây huyện Thạch Thất, cách thủ đô Hà Nội
chừng hơn 35 km, trong giới hạn tọa độ địa lý từ 20°56'45 đến 21°02'20 vĩ độ Bắc
và từ 105°26'10 đến 105°33'57 kinh độ Đông:
Phía Bắc giáp huyện Ba Vì, thành phố Sơn Tây của thủ đô Hà Nội.
Tây giáp Tỉnh Hòa Bình.
Nam giáp huyện Quốc Oai.
Đông giáp các xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng của huyện Thạch Thất.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 8822,2 ha, nằm trong ranh giới hành chính của
ba xã: Thạch Hòa, Tiến Xuân và Yên Bình (đã bao gồm toàn bộ diện tích đất quy
hoạch ĐHQG tại Hòa Lạc là 1000 ha và 110 ha đất thuộc Nông trường 1A cũ nằm
dọc trục đường 21 Hòa Lạc - Sơn Tây và đường Láng – Hòa Lạc kéo dài).
Khu vực này nằm ở trung tâm của mạng lưới các khu đô thị vùng ngoại
thành Hà Nội với cương vị là cực hút, các khu đô thị khác là các khu đô thị vệ tinh:
khu đô thị Sơn Tây ở phía Bắc (16km), khu đô thị Xuân Mai ở phía Nam (16km),
các khu đô thị Phúc Thọ - Quốc Oai – Chúc Sơn tạo một cánh cung ở phía Đông.
Cộng thêm có đường quốc lộ 21, cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình, đường Hồ Chí Minh
và Đại lộ Thăng Long kết nối với trung tâm thủ đô Hà Nội dễ dàng, tỉnh lộ 80 đang
được nâng cấp và trú trọng phát triển các hành lang kinh tế, cụm công nghiệp dọc
theo tuyến đường huyết mạch này đã tạo cho khu vực một vị trí rất thuận lợi thông
thương hàng hóa, giao lưu xã hội, cũng như tiếp thu các công nghệ mới và phần
mình cũng là một cực sinh trưởng, một trung tâm văn hóa công nghệ kéo các đô thị
vệ tinh cùng phát triển theo.

Footer Page 25 of 148.

25


×