Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn, giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.77 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

MÃ THỊ NGỌC GIANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2011-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------


MÃ THỊ NGỌC GIANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2011-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K44 – QLĐĐ – N02

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nông Thu Huyền

Thái Nguyên - 2016



i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên cùng giáo viên hướng dẫn, cô
giáo Th.S Nông Thu Huyền trong quá trình làm đề tài: “Đánh giá công tác
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2011-2015”.
Để hoàn thành bài khóa luận này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản
thân em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Nông Thu
Huyền, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn
thành đề tài này.
Em xin cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, khoa Quản lý
tài nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các cô chú,
các anh chị công tác tại phòng TN&MT đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cần
thiết và giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Với trình độ năng lực còn hạn chế và là lần đầu tiên xây dựng một khóa
luận tốt nghiệp, tuy đã có nhiều cố gắng hết sức song cũng không tránh khỏi
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Mã Thị Ngọc Giang



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Thống kê diện tích và cơ cấu đất đai của Việt Nam năm 2014..... 12

Bảng 4.1:

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất huyện Chợ Mới .................... 20

Bảng 4.2:

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chợ Mới năm 2015 ................ 24

Bảng 4.3:

Phương án quy hoạch sử dụng đất năm 2011 đến năm 2015 ........ 27

Bảng 4.4:

Phương án quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất huyện Chợ
Mới giai đoạn 2011-2015 .............................................................. 28

Bảng 4.5: Phương án quy hoạch diện tích chưa sử dụng đưa vào sử dụng
huyện Chợ Mới giai đoạn 2011-2015............................................ 29
Bảng 4.6: Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện
Chợ Mới giai đoạn 2011-2015 ...................................................... 30

Bảng 4.7:

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện
Chợ Mới năm 2015 ........................................................................ 34

Bảng 4.8:

Kết quả việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất của huyện
Chợ Mới giai đoạn 2011-2015 ...................................................... 37

Bảng 4.9:

Kết quả thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng huyện Chợ
mới giai đoạn 2011-2015............................................................... 38

Bảng 4.10: Kết quả sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án của
huyện Chợ Mới trong giai đoạn 2011-2015 .................................. 39
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
huyện Chợ mới giai đoạn 2011-2015 ............................................ 41


iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1:

Vị trí địa lý ..................................................................................... 16

Hình 4.2:


Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ...................................... 25

Hình 4.3:

Phương án quy hoạch sử dụng đất năm 2011 đến năm 2015 ........ 27

Hình 4.4:

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện
Chợ Mới giai đoạn 2011-2015 ...................................................... 31

Hình 4.5:

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Chợ Mới 2015 ........ 35

Hình 4.6:

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Chợ Mới giai
đoạn 2011-2015 ............................................................................. 41


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CN

Công nghiệp


CSD

Chưa sử dụng

DT

Diện tích

GTNT

Giao thông nội thị

KH

Kế hoạch

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

KS

Khoáng sản

NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ

NN - PNN


Nông nghiệp - Phi nông nghiệp

QH

Quy hoạch

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QĐ – UBND

Quyết định - Ủy ban nhân dân

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNMT

Tài nguyên môi trường

TT – BTNMT

Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường

TCQLĐĐ

Tổng cục quản lý đất đai


TSCQ - CTSN

Trụ sở cơ quan, Công trình sự nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


v

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ................................................................ 2
1.3.1. Ý nghĩa học tập ......................................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3
1.4. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ....................................................................................... 4
2.1.3. Cơ sở pháp lí của đề tài ........................................................................................... 5
2.2. Khái quát về vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 5
2.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất ........................................................................ 5
2.2.2. Các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ..................................... 6

2.2.3. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................................................... 7
2.2.4. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất................................................ 7
2.2.5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện .................................................... 8
2.2.6. Trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện ............................ 10
2.3. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong nước và trên thế giới ..... 10
2.3.1. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên thế giới ............................ 10
2.3.2. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ............................. 12
2.3.3. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Tỉnh Bắc Kạn ................. 13
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................................ 14


vi

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................... 14
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 14
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Mới ảnh
hưởng đến việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. .................................................... 14
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chợ Mới năm 2015 ................................ 14
3.3.3. Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Chợ Mới giai đoạn
2011-2015 ............................................................................................................................ 14
3.3.4. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Chợ
Mới giai đoạn 2011-2015 ................................................................................................. 14
3.3.5. Những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục trong
công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Chợ Mới trong
những năm tới ..................................................................................................................... 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 15

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin ............................................................ 15
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát ........................................................................... 15
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 15
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh ...................................................... 15
3.4.5. Phương pháp kế thừa ............................................................................................. 15
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Mới............................ 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 16
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 20
4.1.3. Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với việc
quy hoạch sử dụng đất ........................................................................................ 23
4.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chợ Mới năm 2015 .............................. 24
4.3. Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Chợ Mới giai đoạn
2011-2015........................................................................................................... 25


vii

4.3.1. Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo diện tích, cơ cấu các
loại đất ................................................................................................................ 25
4.3.2. Phương án quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất huyện Chợ Mới giai
đoạn 2011-2015 .................................................................................................. 28
4.3.3. Phương án quy hoạch diện tích chưa sử dụng đưa vào sử dụng huyện Chợ
Mới giai đoạn 2011-2015 ................................................................................... 29
4.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện
Chợ Mới giai đoạn 2011-2015 ........................................................................... 29
4.4.1. Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Chợ Mới
giai đoạn 2011-2015 .......................................................................................................... 29
4.4.2. Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Chợ Mới
năm 2015 .............................................................................................................................. 34

4.5. Những tồn tại, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục trong công tác thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Chợ Mới giai đoạn 2011-2015.
............................................................................................................................ 42
4.5.1. Một số tồn tại ........................................................................................... 42
4.5.2. Nguyên nhân ............................................ Error! Bookmark not defined.
4.5.3. Giải pháp khắc phục ................................................................................. 43
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 45
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 45
5.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 47
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................... 47
II. Tài liệu Internet ............................................................................................. 48


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, là một tài nguyên vô
cùng quý, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi
trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kĩ thuật - văn hóa
- an ninh - quốc phòng. Đất đai có vai trò rất quan trọng được thể hiện trong
từng ngành, từng lĩnh vực…
Hiện nay, nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đời sống con người
ngày càng được nâng cao nên nhu cầu của con người về đất ngày càng tăng.
Vì vậy tình trạng sử dụng đất đất đai bừa bãi, khai thác tài nguyên đất cạn
kiệt, môi trường đất bị hủy hoại đi rất nhiều. Cho nên việc quy hoạch sử dụng
đất là việc làm rất cần thiết. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn
được sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng, Chính phủ. Thực hiện quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội
của từng địa phương. QH,KHSDĐ cấp huyện là bước cụ thể hóa QHSDĐ cấp
tỉnh và định hướng cho QHSDĐ cấp xã.
Chợ Mới là một huyện nằm ở cửa ngõ của tỉnh Bắc Kạn 42km về phía
Nam, cách thành phố Thái Nguyên 40km về phía Bắc, có vị trí địa lí tương
đối thuận lợi, nằm trong khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn. Nền kinh tế chủ yếu
của huyện là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Cơ cấu đất đai của huyện
trong những năm gần đây có nhiều biến động, diện tích đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp. Việc đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của huyện Chợ Mới giai đoạn 2011 – 2015 để thấy được tình trạng
người dân thay đổi việc sử dụng đất như thế nào? theo quy hoạch, kế hoạch
nhà nước đưa ra không? và đưa ra các giải pháp cho phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là một việc làm rất cần thiết.


2

Xuất phát từ những vấn đề đã nêu ở trên, được sự đồng ý của ban chủ
nhiệm khoa quản lý tài nguyên – Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của Th.S Nông Thu Huyền, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015“.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015 để tìm ra những nội dung
đã thực hiện được và những mặt còn tồn tại. Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cho địa phương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Mới ảnh
hưởng đến việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Chợ Mới giai
đoạn 2011-2015;
- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện
Chợ Mới giai đoạn 2011-2015;
- Đưa ra một số giải pháp.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa học tập
- Giúp tìm, hiểu nắm vững những kiến thức liên quan đến QH-KH sử
dụng đất;
- Giúp sinh viên tiếp cận với thực tế nâng cao kiến thức, kỹ năng cho
bản than để phục vụ cho công tác sau này;
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập xử lí thông tin của sinh viên
trong quá trình nghiên cứu;


3

- Có cái nhìn tổng thể về thực trạng QH-KHSDĐ của huyện Chợ
Mới.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc thu thập, phân tích số liệu, đề tài đã đánh giá được
thực trạng công tác QH-KHSDĐ của huyện trong giai đoạn 2011-2015;
- Qua việc đánh giá công tác thực hiện QH-KHSDĐ tìm ra những mặt
thuận lợi và khó khăn từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn đó.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thu thập phân tích số liệu phải đảm bảo tính khách quan,tính
khoa học, tính chính xác, tính thực tiễn;
- Tiến hành tìm hiểu điểm nghiên cứu, quan sát và thực hiện phỏng vấn

để thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về các nội dung của đề tài nghiên cứu;
- Quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện, tránh chồng chéo,
để phát huy được tối đa nguồn lực của huyện, đáp ứng được nhu cầu phát
triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực và không tách rời quy hoạch tổng
thể của huyện, của tỉnh;
- Từ kết quả nghiên cứu đưa ra những nguyên nhân và các giải pháp
khắc phục cho phù hợp với thực tế của địa phương.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng
gia tăng nên nhu cầu sử dụng đất cũng tăng.
Đất đai điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành sản
xuất nào. Đất cần cho nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Đất có vai trò rất
quan trọng, nhưng trong mỗi ngành, đất có vai trò không giống nhau được thể
hiện trong từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau.
Đối với nông nghiệp: là cơ sở không gian, điều kiện vật chất cần thiết
cho sự tồn tại của ngành sản xuất này. Đất tham gia tích cực vào quá trình sản
xuất, cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và
phát triển. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp.
Đối với ngành Phi nông nghiệp: Đất giữ vai trò thụ động với chức năng
là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự
trữ trong lòng đất như các ngành khoáng sản.
Quy hoạch sử dụng đất là nhằm bố trí, sắp xếp lại nền nông nghiệp,
công nghiệp, xây dựng cơ bản, sử dụng đất một cách hợp lý đem lại hiệu quả

kinh tế và môi trường cao, đảm bảo phát triển bền vững.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của các năm trước và
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015;
Căn cứ vào quỹ đất của huyện;
Căn cứ vào phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011-2015;
Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ vào thực tế tình hình quản lý đất đai điều tra được tại địa phương.


5

2.1.3. Cơ sở pháp lí của đề tài
Những căn cứ pháp lý liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 04 năm 2012 của
Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn lập QHKHSDĐ;
- Công văn số 88/STNMT-TNĐ ngày 29 tháng 2 năm 2012 của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn về việc phân khai các chỉ tiêu quy hoạch
sử dụng đất năm 2020 trên địa bàn các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn;
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
- Luật Đất đai năm 2013 tại chương 4 từ điều 35 đến điều 51 về:
nguyên tắc; căn cứ lập QHKHSDĐ; kỳ QHKHSDĐ; thẩm quyền xét duyệt,
điều chỉnh, công bố và thực hiện QHKHSDĐ;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi
hành một số Luật Đất đai 2013;
- Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2010 của
UBND tỉnh Bắc Kạn về phê duyệt dự án QHSDĐ đến năm 2020, KHSDĐ 5
năm (2011-2015) của 3 cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT quy định về ký hiệu bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
2.2. Khái quát về vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính
chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế.


6

Trong đó:
- Tính kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai
- Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều
tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu…
- Tính pháp chế: xác định tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng
đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Từ đó tạm đưa ra định nghĩa:”QHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh
tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai
đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ
đất đai (khoanh định cho các mực đích của ngành) và tổ chức sử dụng đất như
tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường“.
Như vậy, về thực chất QHSDĐ là quá trình hình thành các quyết định
nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao
nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và
tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu

quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường (Nguyễn Đình Thi,
2007) [4].
2.2.2. Các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định theo Luật
Đất đai 2013, chương IV, Điều 35 như sau:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;
kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt. Quy hoạch sử dụng đất


7

cấp quốc gia phải đảm bảo tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội;
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích
ứng biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Đảm bảo ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ
lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt [2].
2.2.3. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định theo Luật Đất đai
2013, chương IV, Điều 24 như sau:

1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử
dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
được thành lập hàng năm [2].
2.2.4. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Các loại hình quy định, kế hoạch sử dụng đất quy định theo Luật Đất
đai năm 2013, Điều 36 như sau:
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh [2].


8

2.2.5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện quy định theo Luật đất đai
2013, Điều 40 như sau:
1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh;
d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước;
đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của
cấp xã;
e) Định mức sử dụng đất;
g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp
huyện và cấp xã;
c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng
đơn vị hành chính cấp xã;
d) Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến
từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy
hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy


9

định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi
tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3. Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực,
của các cấp;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử
dụng đất.
4. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp
huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;

c) Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự
án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này
trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân
cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong
vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương
mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
d) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với
các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều
57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
g) Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.


10

5. Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế
hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không
phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh [2].
2.2.6. Trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy định trình tự lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
cấp huyện như sau:
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
tác động đến việc sử dụng đất;
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;

4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
7. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai (Điều 51,Thông tư số
29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014) [5].
2.3. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong nƣớc và trên thế giới
2.3.1. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên thế giới
Quy hoạch sử dụng đất đai được thừa nhận trên thế giới cũng như ở
Việt Nam là khâu nghiên cứu về đất đai nhằm đưa đất vào sử dụng một cách
có hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nghiên cứu theo
ngành sử dụng đất đai và theo các cấp vùng lãnh thổ rộng lớn tới những nông
trường, trang trại xí nghiệp ...thậm chí tới từng lô đất, thửa đất.
Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là tổ chức


11

Lương thực và nông nghiệp thế giới FAO đã nhận thấy việc sử dụng đất đai
không thể giải quyết riêng rẽ theo từng ngành mà phải giải quyết, xem xét
một cách toàn diện theo ba vấn đề lớn là kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó,
quyhoạch sử dụng đất đai được xây dựng và áp dụng trong thực tế.
Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn. Chính phủ Liên bang cùng với
sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng. Các hướng
dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau đó được
xây dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng.
Ở Đài Loan chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất đai theo từng cấp
khác nhau, từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầu của quy
hoạch sử dụng đất đai trong từng giai đoạn và các cấp quy hoạch được tiến
hành như sau: Quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan; Quy hoạch
sử dụng đất theo vùng; Quy hoạch phát triển tổng hợp của huyện, thành phố;

Quy hoạch đô thị, Quy hoạch sử dụng đất phi đô thị.
Ở Nam Phi, đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do
Chính phủ thiết kế với sự tham gia của Chính quyền các tỉnh. Đồ an quy
hoạch cấp quốc gia này được coi là căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo
các đồ án chi tiết hơn với sự kết hợp của các đơn vị chính quyền cấp thấp hơn.
Các đồ án quy hoạch tiếp theo (cấp quận, huyện) được xây dựng với sự tham
gia của các chủ sử dụng đất.
Ở Philipine, tồn tại ba cấp quy hoạch
- Cấp quốc gia: Hình thành những hướng dẫn chỉ đạo chung;
- Cấp vùng: Triển khai một khung chung cho quy hoạch cấp vùng;
- Cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp.
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành
và các quan hệ giữa các cấp lập quy hoạch khác nhau, đồng thời cũng tạo điều


12

kiện để các chủ sử dụng đất tham gia. Ở Philipin nhấn mạnh vai trò luật pháp
cả ở cấp quốc gia và cấp vùng.
Ở Liên Xô (cũ), có 4 cấp quy hoạch gồm:
- Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang;
- Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và các nước cộng hòa;
- Quy hoạch sử dụng đất các vùng và huyện;
- Quy hoạch sử dụng đất liên xí nghiệp và xí nghiệp [15].
2.3.2. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Theo báo cáo Tổng điều tra đất đai năm 2014, tổng diện tích tự
nhiên kiểm kê của cả nước là 33.096.7 ha. Theo mục đích sử dụng, đất
được phân thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp;
đất chưa sử dụng.
Bảng 2.1: Thống kê diện tích và cơ cấu đất đai của Việt Nam năm 2014

Đơn vị tính: ha
STT

Loại đất

Diện tích

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

33.096,7

100,00

1

Đất nông nghiệp

26.822,9

81,00

2

Đất phi nông nghiệp

3.796,9

11.50


3

Đất chưa sử dụng

2.476,9

7,50

( Nguồn: Niên giám thống kê đất đai năm 2014)
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước: theo Nghị quyết số
17/2011/QH ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội Về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp
quốc gia. Chính phủ đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia. Chính phủ phân bổ các chỉ tiêu
sử dụng đất cấp quốc gia, chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


13

quốc phòng, an ninh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương;
hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Hiện nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thực hiện việc
lập quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015).
2.3.3. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Tỉnh Bắc Kạn
Theo Nghị quyết số 21-NQ/CP ngày 07 tháng 02 năm 3013 của Chính
phủ về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011-2015) của Tỉnh Bắc Kạn, Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bắc Kạn đã công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quyết
định phân bổ và hướng dẫn cấp huyện triển khai công tác xây dựng quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất để trình UBND tỉnh phê duyệt.
Trong giai đoạn 2011-2015 có 8 huyện, 7 thị trấn và 5 phường trên địa
bàn tỉnh đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015) và hoàn thành “Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được
Chính phủ xét duyệt và chỉ đạo các UBND cấp huyện, cấp xã công bố quy
hoạch cấp mình đã được xét duyệt để toàn dân được biết và chấp hành.


14

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Chợ
Mới – tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011- 2015.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Chợ Mới – Tỉnh
Bắc Kạn
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2011-2015
- Phạm vi về nội dung: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 30/11/2015 đến ngày 16/04/2016
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Mới
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Mới ảnh
hưởng đến việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Mới
- Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Chợ Mới
- Dân số và nguồn nhân lực
- Đánh giá tiềm năng, cơ hội và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội và quy hoạch sử dụng đất của huyện Chợ Mới
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Chợ Mới năm 2015
3.3.3. Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Chợ Mới giai
đoạn 2011-2015
3.3.4. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện
Chợ Mới giai đoạn 2011-2015


15

3.3.5. Những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục
trong công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Chợ
Mới trong những năm tới.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin
Tài liệu thứ cấp (tài liệu đã được công bố)
- Các thông tư, nghị định về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lấy ở
giáo trình, sách, thư viện, trên mạng internet…
- Tài liệu về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện
Chợ Mới giai đoạn 2011-2015 thu thập phòng TNMT huyện Chợ Mới, UBND
huyện Chợ Mới và các ban ngành có liên quan.
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Phòng
TNMT huyện Chợ Mới.
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp điều tra, quan sát trực tiếp ngoài thực địa trên địa bàn
huyện về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Word, Excel: để tính toán, tổng hợp, xử lý các số
liệu điều tra,các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
- Tạo bảng thống kê; vẽ biểu đồ phương án, kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Sau khi thu thập số liệu đầy đủ, từ đó tổng hợp, phân tích, so sánh các
số liệu để rút ra nhận xét.
3.4.5. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa và chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây.


16

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chợ Mới
4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 4.1: Vị trí địa lý
* Vị trí địa lí
Chợ Mới là huyện miền núi nằm ở cửa ngõ phía Nam tỉnh Bắc Kạn
gồm 16 đơn vị hành chính (15 xã và 01 thị trấn). Với tổng diện tích tự nhiên
là 60.651,00 ha. Chợ Mới là trung tâm huyện lỵ cách tỉnh Bắc Kạn 42km về
phía Nam và cách tỉnh Thái Nguyên 40km về phía Bắc.
Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn và huyện Bạch Thông
+ Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên ;



×