Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.55 KB, 80 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

TỐNG TRANG CHÂU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ
CHỨNG KHOÁN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành : 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

TỐNG TRANG CHÂU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ


CHỨNG KHOÁN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành : 60340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Phan Đình Nguyên

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 05 tháng 01 năm 2013

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

1. TS. Lưu Thanh Tâm, Chủ tịch
2. TS. Trần Anh Dũng, Phản biện 1
3. TS. Phan Ngọc Trung, Phản biện 2
4. TS. Nguyễn Hải Quang, Ủy viên, Thư ký
5. TS. Nguyễn Đình Luận, Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…
Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
-------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Tống Trang Châu

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 27/10/1979

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh


MSHV:1084012007

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán tại TP Hồ
Chí Minh”. Nghiên cứu này góp phần trong việc đa dạng hóa phương pháp lựa chọn
danh mục đầu tư ngoài hai phương pháp truyền thống là phân tích cơ bản và phân tích
kỹ thuật cho các nhà đầu tư, đồng thời giúp cho các nhà hoạch định chính sách có
thêm cơ sở cho việc ra quyết định các chính sách để phát triển thị trường vốn trong
tương lai để trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30/05/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/11/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Phan Đình Nguyên
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Footer Page 4 of 258.

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


Header Page 5 of 258.

i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của thầy
hướng dẫn, cùng các bạn bè và thầy cô khác . Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào tại thời điểm
hiện nay
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tống Trang Châu

Footer Page 5 of 258.


Header Page 6 of 258.

ii

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị em và các bạn trong lớp.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, trường Đại Học Kỹ thuật Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tiến sĩ Phan Đình Nguyên, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, chỉ
bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè và thành viên trong gia đình đã

luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.

(Họ và tên của Tác giả Luận văn)

Tống Trang Châu

Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

iii

TÓM TẮT

Thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động vốn quan trọng nhất
của các công ty, giúp các công ty có thể niêm yết công khai, tăng thêm vốn để mở
rộng hoạt động kinh doanh. Đông thời, Thị trường chứng khoán được coi là một
chiếc phong vũ biểu của nền kinh tế. Lịch sử đã chỉ ra rằng, giá cổ phiếu và các loại
tài sản tài chính khác là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế và nó có thể gây
ảnh hưởng hoặc là một thước đo đánh giá kỳ vọng của xã hội.
Chứng khoán là một kênh thu hút vốn quan trọng nên cả nhà đầu tư và nhà làm
chính sách đều quan tâm đến biến động của giá chứng khoán. Có nhiều nghiên cứu đã
cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán, đặc biệt là các nhân tố vĩ mô
như lãi suất, lạm phát, sản lượng công nghiệp.
Luận văn này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán niêm yết
trên sàn chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) bằng việc sử dụng mô hình VAR.
Nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu ở Việt Nam trước đó (Hussainey và Lê
(2009) sử dụng 2 biến lãi suất và sản xuất công nghiệp) là đưa thêm một số biến vào
trong mô hình VAR, sử dụng 7 biến là : chỉ số sản xuất công nghiệp IPI, chỉ số giá

tiêu dùng CPI, cung tiền M2, tỷ giá EXC, lãi suất IR, giá dầu OIL và chỉ số MCSI
EM.
Kết quả phân tích có thể thấy trong ngắn hạn thị trường chứng khoán Việt Nam
là một thị trường thông tin yếu khi các biến vĩ mô ít ảnh hưởng đến giá chứng khoán
trong ngắn hạn ngoại trừ giá dầu, cung tiền, lãi suất và chỉ số MSCI EM. Tuy nhiên,
trong dài hạn thị trường chứng khoán Việt Nam lại có mối tương quan với các nhân
tố vĩ mô cơ bản.

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

iv

ABSTRACT

The stock market is one of the most important channel to raise capital of the
company, and it helps companies can publicize, raise additional capital to expand
business operations. At the same time, the stock market is considered a barometer
of the economy. History has shown that the price of shares and other financial
assets is an important part of economic activity and it can influence or as a
measure to evaluate the expectations of society.
Capital stock is an attractive channel is important to investors and policy
makers are interested in stock price volatility. There are many studies which have
shown that these factors affect the stock price, especially macroeconomic factors
such as interest rates, inflation, industrial output.
This paper studies the factors that affect the value of securities listed on the
Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE) using the VAR model. This study expanded
the research Vietnam earlier (Hussainey and Le (2009) used two variable interest

rate and industrial production) is to add some variables in the VAR model, using
seven variables: IPI industrial production index, the consumer price index CPI,
money supply M2, EXC rate, interest rate IR, OIL prices and the MCSI EM index.
In analysis results shows that stock market Vietnamis a weak market
information at macro variablesin the short-termthat affects stock prices in the short
term unless oil prices, money supply, interest rates and MSCI EM. However, in the
long term the Vietnamese stock market is correlated with the basic macroeconomic
factors.

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.

v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................... ii
TÓM TẮT ...................................................................................................... iii
ABSTRACT ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC .........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ ix
Chương 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................4

1.2.1.

Mục tiêu tổng quát : .................................................................................4

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể :.......................................................................................5

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................5

1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .............................................................5

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................5

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................6

1.5.

Bố cục luận văn ..........................................................................................6


1.6.

Tóm tắt chương 1 ......................................................................................6

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................7
2.1.

Các khái niệm cơ bản ................................................................................7

2.1.1.

Chứng khoán, thị trường chứng khoán và chức năng : ..........................7

2.1.2.

Chỉ số giá tiêu dùng : ...............................................................................9

2.1.3.

Cung tiền và cung tiền M2: .................................................................... 10

2.1.4.

Chỉ số sản xuất công nghiệp: ................................................................. 10

2.1.5.

Lãi suất:.................................................................................................. 10


2.1.6.

Tỷ giá:..................................................................................................... 11

2.1.7.

Chỉ số MSCI Emerging market: ............................................................. 11

2.2.

Phương pháp Passcher tính chỉ số chứng khoán ................................... 11

2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán ......................................... 12

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.

vi

2.3.1.

Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI và giá chứng khoán : ......................... 12

2.3.2.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI và giá chứng khoán : ..................................... 13


2.3.3.

Cung tiền M2 và giá chứng khoán :....................................................... 14

2.3.4.

Tỷ giá và giá chứng khoán : ................................................................... 15

2.3.5.

Lãi suất và giá chứng khoán : ................................................................ 16

2.3.6.

Giá dầu và giá chứng khoán : ................................................................ 17

2.3.7.

Chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương MSCI EM và giá chứng
khoán : ................................................................................................... 18

2.4.

Mô hình đo lường các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá chứng khoán 19

2.5.

Tóm tắt chương 2 .................................................................................... 20


Chương 3. DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 21
3.1.

Mô hình nghiên cứu................................................................................. 21

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu................................................................................... 22

3.2.1.

Chỉ số giá chứng khoán VNIndex :........................................................ 22

3.2.2.

Các biến vĩ mô trong nghiên cứu : ......................................................... 23

3.3.

Các bước nghiên cứu ............................................................................... 24

3.3.1.

Kiểm định tính dừng Unit root test : ..................................................... 25

3.3.2.

Xác định độ trễ tối ưu : .......................................................................... 25

3.3.3.


Kiểm định đồng liên kết (đồng tích hợp) Johansen : ............................. 26

3.3.4.

Kiểm định nhân quả Granger : .............................................................. 27

3.3.5.

Dự báo theo mô hình VAR được lựa chọn: ........................................... 28

3.3.6.

Phân rã phương sai (Variance Decomposition) :................................... 28

3.4.

Tóm tắt chương 3 .................................................................................... 28

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.

vii

Chương 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............. 29
4.1.

Phân tích thống kê mô tả......................................................................... 29


4.2.

Kiểm tra tính dừng unit root test............................................................ 30

4.3.

Xác định độ trễ tối ưu.............................................................................. 30

4.4.

Kiểm định đồng liên kết Johansen .......................................................... 32

4.5.

Kiểm định nhân quả Granger ................................................................. 36

4.6.

Kết quả kiểm định mô hình VAR ........................................................... 38

4.7.

Phân rã phương sai (Variance Decomposition) ..................................... 41

4.8.

Tóm tắt chương 4 .................................................................................... 42

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 44

5.1.

Kết luận .................................................................................................... 44

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................. 45

5.2.1.

Các khuyến nghị đối với các yếu tố vĩ mô: ............................................. 45

5.2.2.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam:. 47

5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 51
PHỤ LỤC

Footer Page 11 of 258.

.........................................................................................................1


Header Page 12 of 258.


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADF: Augmented Dickey-Fuller
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
EXC : Tỷ giá
GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam
HOSE : Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
IPI: Chỉ số sản xuất công nghiệp
IR : Lãi suất

LM Test : Residual Serial Correlation LM Tests
M2 : Cung tiền M2
MSCI EM : chỉ số giá chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương
NĐT: Nhà đầu tư
OIL : giá dầu

SBV: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
TSSL: Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước
USD: đô la Mỹ
VAR: Vector Autoregression model
VN: Việt Nam
VND: Việt Nam đồng
VNI : chỉ số giá chứng khoán VNIndex

Footer Page 12 of 258.



Header Page 13 of 258.

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Mô hình các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá chứng khoán .............. 19
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình .......................................... 24
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình ................................ 29
Bảng 4.2 : Kết quả kiểm định Unit root ADF ..................................................... 30
Bảng 4.3 : Xác định độ trễ tối ưu ........................................................................ 31
Bảng 4.4 : Kết quả kiểm định LM Test ............................................................... 32
Bảng 4.5: Kiểm định đồng liên kết Johansen với từng cặp biến .......................... 33
Bảng 4.6: Kiểm định đồng liên kết Johansen trong mô hình đa biến ................... 35
Bảng 4.7: Phương trình đồng liên kết, cân bằng trong dài hạn ............................ 35
Bảng 4.8 : Kết quả kiểm định nhân quả Granger ................................................ 36
Bảng 4.9: Tóm tắt phương trình hồi quy theo VAR giữa các biến vĩ mô và VNindex ........................................................................................................ 38
Bảng 4.10: Phân rã phương sai thay đổi VN-index ............................................. 42

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 : Sơ đồ nghiên cứu mô hình VAR ......................................................... 24

Footer Page 13 of 258.


Header Page 14 of 258.

1

Chương 1. GIỚI THIỆU

1.1.

Tổng quan về thị trường chứng khoán và lý do chọn đề tài
Ngày nay thì mọi quốc gia phát triển và hầu hết các nước đang phát triển

đều có thị trường chứng khoán, một thị trường không thể thiếu với mọi nền kinh
tế.
Thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động vốn quan trọng
nhất của các công ty, giúp các công ty có thể niêm yết công khai, tăng thêm vốn
để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đông thời, Thị trường chứng khoán được coi
là một chiếc phong vũ biểu của nền kinh tế. Lịch sử đã chỉ ra rằng, giá cổ phiếu
và các loại tài sản tài chính khác là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế và
nó có thể gây ảnh hưởng hoặc là một thước đo đánh giá kỳ vọng của xã hội.
Trong 12 năm qua, đã không ít lần thị trường chứng khoán Việt Nam đã vô
tình bị biến thành một trò chơi mang đầy tính may rủi. Nhất là khi giá cổ phiếu
cứ tăng liên tục, thoát ly hoàn toàn khỏi hoạt động kinh doanh của các công ty
niêm yết thì thị trường chứng khoán - vốn là một định chế tài chính cao cấp bậc
nhất của kinh tế thị trường, đã bị biến thành một sòng bạc thực sự với phần lớn
những người chơi không có nhiều kiến thức về chứng khoán.
Sự trưởng thành của thị trường được thể hiện sinh động qua nhiều con số.
So với cách đây 12 năm, quy mô thị trường hiện tăng trên 50 lần, vốn hoá năm
đầu tiên dưới 1% GDP, nhưng cuối năm 2011 đạt gần 27%. Khối lượng giao dịch
cũng tăng 30- 40 lần so với năm đầu tiên giao dịch. Công ty niêm yết trong năm
đầu tiên thị trường hoạt động chỉ hơn 10 doanh nghiệp, nay tăng lên gần 800
doanh nghiệp.
Huy động vốn thực sự là điểm đáng chú ý hơn cả, với gần 700.000 tỷ đồng
huy động cho nền kinh tế qua 12 năm, đỉnh cao là năm 2007 đạt 127.000 tỷ đồng.
Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có thời điểm cao nhất lên đến 12 tỷ USD,
nay khoảng 6,7 tỷ USD, góp phần cân bằng cán cân thanh toán, cũng như gia


Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

2

tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư quốc
tế.
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã có những bước phát triển về quy
mô, mạng lưới công nghệ và trở thành một tổ chức trung gian phục vụ cho hoạt
động tư vấn, cổ phần hóa kết nối cung cầu trên thị trường chứng khoán.
Về số lượng tài khoản nhà đầu tư cũng ngày một gia tăng, khi mới có thị
trường chứng khoán chỉ có khoảng 3.000 tài khoản, nhưng đến hiện nay đã có 1,2
triệu tài khoản. Lượng vốn huy động qua thị trường, đặc biệt là từ khối nhà đầu
tư nước ngoài đến nay danh mục của khối này khoảng 8 tỷ USD.
Các tổ chức thị trường như Sở, Trung tâm Lưu ký cũng ngày càng phát
triển, công nghệ thông tin đã được cải thiện, nhiều dịch vụ, nghiệp vụ, sản phẩm
mới cũng đã được triển khai đảm bảo cho hoạt động thị trường được thông suốt,
không xảy ra đổ vỡ. Khung pháp lý cho thị trường cũng ngày càng được hoàn
thiện và từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Kết quả này có được là bởi ngay từ đầu thị trường chứng khoán đã có cơ
quan quản lý, có hệ thống luật pháp điều chỉnh tương đối đồng bộ và đặc biệt là
sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ. Trong đó, có sự đóng góp quan trọng của
nhà đầu tư, họ đã bền bỉ tham gia thị trường ngay vào những thời điểm khó khăn
nhất.
Trong 5 tháng đầu năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự hồi phục
với khoảng 20%. Tuy nhiên, thời gian gần đây thị trường hoạt động tương đối cầm
chừng, thanh khoản sụt giảm xuất phát từ 3 nguyên nhân chính :


Thứ nhất, mặc dù kinh tế vĩ mô đã có nhiều cải thiện hơn, ngay báo cáo
Chính phủ cũng đã đề cập là kinh tế Việt Nam đã đi qua giai đoạn khó
khăn nhất, lạm phát giảm, thanh khoản ngân hàng có sự cải thiện, lãi
suất có xu hướng giảm, dự trữ ngoại tệ tăng lên. Đó chỉ là những mặt
tích cực. Nhìn chung, kinh tế vĩ mô cũng còn rất nhiều khó khăn.Trong

Footer Page 15 of 258.


Header Page 16 of 258.

3

khi đó, diễn biến thị trường chứng khoán còn phụ thuộc rất lớn vào thực
trạng hoạt động của doanh nghiệp và dòng tiền. Thực trạng doanh
nghiệp lại cho thấy doanh nghiệp hiện vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn
đặc biệt là vấn đề hàng tồn kho, nợ xấu, đầu ra cho doanh nghiệp; chi
phí lãi vay tăng; số lượng doanh nghiệp niêm yết thua lỗ tăng hơn trước
(cuối năm 2011 có 72 công ty thua lỗ, quý I-2012 là 113 công ty và quý
2 dự báo số lượng này sẽ tăng lên), hơn 60 công ty chứng khoán thua
lỗ.Con số trên cho thấy nền tảng doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn
hơn là thời điểm trước.
Thứ hai, tình hình quốc tế cũng đã tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đầu năm 2012
thì vấn đề nợ châu Âu rất căng thẳng và đến tháng 6 này tiếp tục căng
thẳng; dự báo tăng trưởng toàn cầu cũng giảm; các chỉ số niềm tin, sản
xuất tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều sụt giảm;... Diễn biến đó khiến cho
dòng tiền cũng có sự điều chỉnh. Dòng tiền đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam 6 tháng qua thấp hơn nhiều nếu so với con số của năm 2011 (năm
2011 có 240 triệu USD, 2010 là 1 tỷ USD, trong khi 6 tháng khoảng 5060 triệu USD).Trong tháng 5 thì dòng tiền lại có xu hướng rút ra. Rõ
ràng, khi kinh tế châu Âu và toàn cầu có khó khăn thì tái cơ cấu lại danh

mục đầu tư xảy ra và dòng tiền có sự điều chỉnh, ảnh hưởng đến tâm lý
thị trường. Gần đây thị trường không tăng mạnh như những tháng đầu
năm mà có xu hướng giảm, đi ngang. Điều này cũng là phù hợp với thực
tế đang diễn ra.
Thứ ba, lãi suất tuy giảm nhưng tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn, tín
dụng ra 6 tháng đầu năm ở mức thấp nên dòng tiền cho thị trường cũng
còn những điểm hạn chế. Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp cho vấn đề
này nhưng các giải pháp cũng cần phải có thời gian.Các biện pháp hỗ trợ
thị trường cũng đã được đưa ra như xây dựng chỉ số, kéo dài thời gian
giao dịch, đưa lệnh thị trường vào, tính toán điều chỉnh biên độ để cải

Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.

4

thiện thanh khoản. Tuy nhiên, những biện pháp đó chỉ mang tính nghiệp
vụ, kỹ thuật thôi còn cái chính vẫn là nền tảng kinh tế vĩ mô.
Những biến động của thị trường chứng khoán Việt nam đã nảy sinh nhu cầu
tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng giải thích cho những biến động của thị trường
chứng khoán. Các yếu tố vĩ mô luôn là quan tâm hàng đầu để phân tích nguyên
nhân của các biến động trong thị trường chứng khoán.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều, gần đây nhất là
nghiên cứu của Hussainey và Lê (2009). Kết hợp phương pháp quan sát thực
nghiệm và lý thuyết đã được nghiên cứu ở các quốc gia khác vềảnh hưởng của
các biến vĩ mô đến giá hay tỷ suất sinh lợi chứng khoán, đồng thời mở rộng các
nghiên cứu ở thị trường Việt Nam, tôi quyết định thực hiện nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh” cụ thể là các yếu

tố vĩ mô. Nghiên cứu này góp phần trong việc đa dạng hóa phương pháp lựa
chọn danh mục đầu tư ngoài hai phương pháp truyền thống là phân tích cơ bản và
phân tích kỹ thuật cho các nhà đầu tư, đồng thời giúp cho các nhà hoạch định
chính sách có thêm cơ sở cho việc ra quyết định các chính sách để phát triển thị
trường vốn trong tương lai để trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho các
doanh nghiệp.
1.2.
1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát :
Mục đích của luận văn này là giới hạn trong nghiên cứu các nhân tố vĩ mô

như chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá, lãi suất, cung tiền, giá dầu, chỉ số sản xuất công
nghiệp, chỉ số MSCI EM, ảnh hưởng tới giá của chứng khoán tại Sở Giao Dịch
Chứng khoán TP HCM, đại diện là chỉ số VN-index

Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.

5

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể :
Xác định các nhân tố chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá, lãi suất, cung tiền,giá

dầu, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số MSCI EM ảnh hưởng đến giá chứng

khoán.
Từ kết quả nghiên cứu này tôi đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị
trường chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh bền vững hơn. Đồng thời cũng
đóng góp mô hình nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng các nhân tố đến giá
chứng khoán.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm kiếm câu trả lời cho 2 câu hỏi
chính là:
Có hay không mối tương quan giữa các yếu tố vĩ mô như chỉ số sản xuất
công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền M2, giá dầu, tỷ giá, lãi suất,
tỷ suất sinh lời của chỉ số MSCI EM, đến giá cổ phiếu chứng khoán trên
sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) ?
Các yếu tố vĩ mô như chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng,
cung tiền M2, giá dầu, tỷ giá, lãi suất, tỷ suất sinh lời của chỉ số MSCI
EM, tác động như thế nào đến giá cổ phiếu trên sở giao dịch chứng
khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE).
1.4.
1.4.1.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa các 7 biến vĩ mô ảnh hưởng đến giá

chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh- đại diện là chỉ số
VN-Index.

Footer Page 18 of 258.



Header Page 19 of 258.

1.4.2.

6

Phạm vi nghiên cứu:
Các yếu tố kinh tế vĩ mô trong đề tài này được xác định là chỉ số sản xuất

công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền M2, giá dầu, tỷ giá, lãi suất, chỉ số
MSCI EM
Giá chứng khoán tại Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, đại diện
là chỉ số VN-Index là giá của tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2006 đến tháng 7/2012. Tất cả các yếu tố
khác không thuộc phạm vi của đề tài.
1.5.

Bố cục luận văn
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên

cứu, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Dữ liệu được sử dụng và mô hình nghiên cứu sẽ được áp
dụng.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận nghiên cứu và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo

Phụ lục
1.6.

Tóm tắt chương 1
Chứng khoán là một kênh thu hút vốn quan trọng nên cả nhà đầu tư lẫn

nhà làm chính sách đều quan tâm đến biến động giá chứng khoán. Có nhiều
nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô lên
biến động giá chứng khoán. Ở Việt Nam thì Husainey, K và Lê, K. N. (2009)
Chương 1 đã nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.

7

Chương 2.
2.1.
2.1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Các khái niệm cơ bản
Chứng khoán, thị trường chứng khoán và chức năng :
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người

sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được

thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm
các loại : Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền,
quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc
chỉ số chứng khoán. Chứng khoán là một phương tiện có thể thỏa thuận và có thể
thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán gồm các
loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứng
khoán nợ (như trái phiếu nhà nước...) và các chứng khoán phái sinh (như
các quyền chọn, quy đổi hoặc tương lai...). Ở các nền kinh tế phát triển, loại
chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng
khoán. Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành
lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn.
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn,
hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập
trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính
phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Chức năng chính của thị trường chứng khoán bao gồm: (1) Huy động vốn
đầu tư cho nền kinh tế: Sự hoạt động của thị trường chứng khoán tạo ra một cơ
chế chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thị trường chứng khoán
cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các công ty sử
dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưđầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ
sở vật chất mới... Chức năng này được thực hiện khi công ty phát hành chứng
khoán và công chúng mua chứng khoán. Nhờ vào sự hoạt động của thị trượng
chứng khoán mà các công ty có thể huy động một lượng vốn lớn đầu tư dài hạn.

Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.

8


Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi
của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng
sản xuất xã hội. Trong quá trình này thị trường đã có những tác động quan trọng
trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc dân bằng cách hỗ trợ các hoạt động
đầu tư của các công ty. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính
quyền địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế phục vụ nhu cầu chung của xã hội; (2) Cung cấp
môi trường đầu tư: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành
mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường
rất khác nhau về tính chất, thời hạn, khả năng đưa lại lợi tức, mức độ rủi ro, cho
phép nhà đầu tư có thể lựa chọn được loại chứng khoán phù hợp với khả năng, sở
thích và mục đích của mình. Chính vì vậy, TTCK có tác dụng quan trọng trong
việc khuyến khích tiết kiệm để đầu tư; (3) Cung cấp khả năng thanh toán cho các
chứng khoán: Nhờ có TTCK, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán
họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng
thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn cuả chứng khoán đối với nhà
đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt của chứng khoán. Chức năng cung
cấp khả năng thanh khoản cho chứng khoán là chức năng quan trọng đảm bảo
cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách năng động, có hiệu quả. Và khi
thị trường hoạt động càng năng động và hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao
tính thanh khoản của các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường; (4) Đánh giá
giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế: TTCK là nơi đánh giá giá trị
doanh nghiệp và nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác thông qua chỉ số giá
chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến
sản phẩm; (5) Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ
mô: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhay
bén và chính xác. Giả cả của chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tưđang mở rộng,
nền kinh tế tăng trưởng, và ngược lại khi giá chứng khoán giảm cho thấy các dấu


Footer Page 21 of 258.


Header Page 22 of 258.

9

hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế TTCK được coi là phong vũ biểu của nền
kinh tế và là một công cụ qua trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính
phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra
Chính phủ còn có thể sử dụng một số chính sách, biền pháp tác động vào TTCK
nhằm định hướng đầu tưđảm bảo cho sự phát triển cân đối nền kinh tế.
2.1.2.

Chỉ số giá tiêu dùng :
Được viết tắt là CPI, (từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ

số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu
dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một
giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng
phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát
(một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm
trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian
của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá
trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế
khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ
khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị
tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì

người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.
Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa
các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm
phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá
cả". Đo lường lạm phát thông qua chỉ số CPI: đo giá cả các hàng hóa hay được
mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều
quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ
số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới.

Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.

2.1.3.

10

Cung tiền và cung tiền M2:
Chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua

hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v... của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp
(không kể các tổ chức tín dụng). Cung tiền M2 bằng tổng lượng tiền mặt (M0) và
tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương, cộng với tiết
gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
2.1.4.

Chỉ số sản xuất công nghiệp:
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm vật chất và sản


phẩm dịch vụ) của toàn ngành công nghiệp được sản xuất ra trong một thời kỳ
nhất định. Chỉ số sản xuất công nghiệp là căn cứ để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm
và tổng sản phẩm trong nước (GDP) của ngành công nghiệp theo giá thực tế và
giá so sánh theo phương pháp sản xuất, phục vụ tính cơ cấu ngành kinh tế (theo
giá thực tế) và tốc độ tăng, giảm (theo giá so sánh).
2.1.5.

Lãi suất:
Là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong

một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là
tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian
nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không
thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi
tiêu. Trên tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô rất có hiệu quả
của chính phủ thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ
nhất định, làm ảnh hướng đến nền kinh tế của 1 quốc gia. Trên tầm vi mô, lãi
suất là cơ sở để cho cá nhân cũng như doanh nghiệp đưa ra các quyết định của
mình như chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục
vụ sản xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào ngân hàng.

Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.

2.1.6.

11


Tỷ giá:
Là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau.

Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của
một đồng tiền khác. Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ
bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị
đồng tiền của nước kia. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá bao gồm: (1) Mức
chênh lệch lạm phát giữa hai nước; (2) Mức độ tăng (giảm) thu nhập quốc dân
giữa hai nước; (3) Mức chênh lệch lãi suất giữa hai nước; (4) Những kỳ vọng về
tỷ giá hối đoái trong tương lai; (4) Sự can thiệp của nhà nước bằng các chính
sách tỷ giá của mỗi quốc gia.
2.1.7.

Chỉ số MSCI Emerging market:
Được tính toán lần đầu tiên vào năm 1988. Hiện nay MSCI EM có 2,700 ở

21 thị trường mới nổi. MSCI bao gồm các cổ phiếu thuộc các cổ phiếu có vốn
hóa lớn, các cổ phiếu có vốn hóa trung bình và các cổ phiếu có vốn hóa nhỏ.
MSCI EM được tính bằng USD.
2.2.

Phương pháp Passcher tính chỉ số chứng khoán
Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình

quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ
tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán. Công
thức cơ bản là:

Ip =
Trong đó :


∑ Qt Pt

/∑QtPo

(2.1)

Ip là chỉ số giá Passcher

Pt là giá thời kì t
Po là giá thời kì gốc
Qt là khối lượng thời điểm tính hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính
toán.

Footer Page 24 of 258.


Header Page 25 of 258.

12

Chỉ số bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy
khối lượng là khối lượng thời kì tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào
cơ cấu khối lượng (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời điểm tính toán. Và các chỉ
số KOSPI (Hàn Quốc), S&P500 (Mỹ), FTSE100 (Anh), TOPIX (Nhật)…và VNIndex của Việt Nam áp dụng theo phương pháp này.
2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán, đặc biệt là các nhân


tố như: chỉ số sản xuất công nghiệp IPI, chỉ số giá tiêu dùng CPI, cung tiền M2,
tỷ giá EXC, lãi suất IR, giá dầu OIL và chỉ số MSCI EM
2.3.1.

Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI và giá chứng khoán :
Chỉ số sản xuất công nghiệp đại diện cho hoạt động kinh tế. Lý thuyết cho

rằng chỉ số sản xuất công nghiệp gia tăng trong giai đoạn nền kinh tế đang tăng
trưởng và chỉ số sản xuất công nghiệp giảm suốt thời gian kinh tế suy thoái, do
đó sự thay đổi trong chỉ số sản xuất công nghiệp là dấu hiệu sự thay đổi nền kinh
tế. Công suất sản xuất của một nền kinh tế sẽ gia tăng trong suốt thời gian kinh tế
tăng trưởng và đem lại tăng trưởng trong dòng tiền kỳ vọng trong tương lai, do
đó mối tương quan giữa chỉ số sản xuất công nghiệp và tỷ suất sinh lợi là đồng
biến. Khả năng sản xuất của nền kinh tế vốn phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình tích
lũy tài sản thực, những tài sản này sẽ đóng góp vào khả năng tạo dòng tiền của
doanh nghiệp. Các phát hiện của Chen, Roll và Ross (1986) dựa trên một danh mục
các chứng khoán Mỹ đã chỉ ra rằng tăng trưởng sản lượng công nghiệp trong
tương lai là một nhân tố quan trọng giúp giải thích tỷ suất sinh lợi của chứng
khoán, và các ông chứng minh rằng có một mối quan hệ đồng biến giữa các biến
kinh tế thực và giá cả chứng khoán.
Theo số liệu ta có trong nghiên cứu thì giai đoạn năm 2009 thì chỉ số sản
xuất công nghiệp có quan hệ đồng biến với VN-Index và kết quả này cũng giống
nghiên cứu thực nghiệm của Husainey và Le (2009) và Tunah (2010). Tuy nhiên
từ thời điểm tháng 4/2010 đến tháng 6/2012 thì ta lại thấy mối quan hệ nghịch

Footer Page 25 of 258.


×