Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Chi tiêu công và đầu ra y tế bằng chứng thực nghiệm ở các nước đang phát triển châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHẠM THỊ THU THỦY

CHI TIÊU CÔNG VÀ ĐẨU RA Y TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHẠM THỊ THU THỦY

CHI TIÊU CÔNG VÀ ĐẦU RA Y TẾ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM Ở
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Huyền

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Huyền. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu, phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường đại học Kinh Tế TP.HCM không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện
(nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Phạm Thị Thu Thủy


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................... 1
1.1

Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1


1.2

Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 3

1.3

Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 3

1.4

Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................. 3

1.5

Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 4

1.6

Kết cấu Luận văn .......................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 6
2.1

Y tế cộng đồng (Public Health) .................................................................... 6
2.1.1

Khái niệm về Y tế Cộng đồng ............................................................ 6

2.1.2


Lịch sử của Y tế Cộng đồng ............................................................... 7

2.1.3

Hoạt động dịch vụ của Y tế ................................................................ 8

2.1.4

Vai trò của Y tế công cộng ............................................................... 10

2.1.5

Chức năng của Cơ quan Quản lý Y tế công ..................................... 11

2.2

Nguyên nhân sự can thiệp của Chính Phủ trong ngành Y tế ...................... 12

2.3

Đo lường đầu ra sức khỏe và mối quan hệ của nó với chi tiêu .................. 14

2.4

Thước đo tình trạng sức khỏe ..................................................................... 15
2.4.1

Khái niệm chỉ số sức khỏe................................................................ 15



2.4.2

Các chỉ số sức khỏe .......................................................................... 16

2.5

Yếu tố Quản trị và Chi tiêu cho y tế công cộng ......................................... 18

2.6

Thực trạng Chi tiêu cho y tế công cộng ở Việt Nam .................................. 19

2.7

Các Nghiên Cứu Trước Đây ....................................................................... 22

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................ 26
3.1

Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 26

3.2

Xây dựng dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 29

3.3

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 30
3.3.1. Phương pháp hồi quy ........................................................................... 30
3.3.2. Các kiểm định mô hình ........................................................................ 32

3.3.3 Phương pháp hồi quy GMM ................................................................ 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............................. 37
4.1

Phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình .............................. 40

4.2

Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình bằng ma trận tương quan

đơn...... .................................................................................................................. 42
4.3

Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mô hình dữ liệu bảng FEM ......... 44

4.4

Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình dữ liệu bảng REM ........... 45

4.5

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi của nhiễu trên dữ liệu bảng -

Greene (2000) ....................................................................................................... 46
4.6

Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng–

Wooldridge (2002) và Drukker (2003) ................................................................. 47

4.7

Phân tích kết quả hồi quy ........................................................................... 49

4.8

Phân tích kết quả hồi quy mở rộng bằng phương pháp hồi quy đối chiếu

Feasible Generalized Least Squares – FGLS và phương pháp sai phân GMM ... 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 57
5.1

Kết luận....................................................................................................... 57


5.2

Kiến nghị .................................................................................................... 58

5.3

Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

2SLS: viết tắt của Two-stage-least squares có tên Hồi quy 2 giai đoạn. Là phương

pháp được sử dụng phổ biến để khắc phục được đề biến nội sinh.
Cor: viết tắt của Index corruption – chỉ số tham nhũng
FGLS: Viết tắt của Feasible Generalized Least Squares. Là một trong những
phương pháp kiểm soát dữ liệu bị phương sai thay đổi.
GDPP: Tổng sản phẩm nội địa
GMM: viết tắt của General Method of Moments . Là một trong những phương pháp
kiểm soát vấn đề nội sinh giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
LIF: viết tắt của Life expectancy at birth – tuổi thọ trung bình
MM: viết tắt của Infant mortality rate – tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh
OLS: viết tắt của OrdinaryLeastSquares có tên Phương pháp bình phương nhỏ nhất
thông thường. Là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để ước lượng những
thông số trong một phương trình hồi quy tuyến tính.
Ph : viết tắt của Public health expenditure of GDP – Chi tiêu y tế công trên GDP
TI: Transparency International – Tổ chức Minh Bạch Thế Giới
U5M: viết tắt của Mortality rate under5 – Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi
WHO: Tổ Chức Y Tế Thế Giới


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 3.1: Kỳ vọng dấu của biến độc lập trong sự tương quan với biến phụ thuộc
trong Mô hình nghiên cứu.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình
Bảng 4.2:Ma trận tương quan tuyến tính giữa các cặp biến trong mô hình
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và FEM
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lựa chọn FEM và REM
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của các mô hình
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra tự tương quan trong các mô hình
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình bằng mô hình hiệu ứng tác động cố định FEM
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp FGLS

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp sai phân GMM


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Con người là vốn quý của xã hội, muốn cho xã hội phát triển trước hết những cá
nhân trong xã hội cần được đảm bảo được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản
của con người. Một trong những nhu cầu đó là quyền được bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe của mỗi cá nhân. Vấn đề này cũng được Quốc Hội thông qua trong điều 38
hiến pháp Việt Nam năm 2013:” 1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các
quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. 2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa
cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.” Chăm sóc sức khỏe càng đặc
biệt quan trọng đối với những quốc gia đang phát triển khi mà ưu thế của những
quốc gia này là lực lượng lao động giá rẽ. Nhưng tình hình sức khỏe của người dân
hiện nay luôn dễ dàng gặp rủi ro khi mà hiện nay có rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm
ngoại trừ dịch sốt rét, đậu mùa, lao... thì những năm gần đây xuất hiện những dịch
bệnh như SARS năm 2003, dịch Ebola tại châu Phi năm 2014 và mới đây nhất là
dịch cúm Mers nổi ra tại Hàn Quốc năm 2015. Những dịch bệnh nguy hiểm này chỉ
có sự can thiệp của chính phủ thông qua y tế công mới có thể khống chế. Vấn đề
sức khỏe sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mà hiện nay các nước đang phát
triển Châu Á lại đối mặt với việc ô nhiễm không khí, nguồn nước... như Việt Nam
gặp phải tình trạng thực phẩm bẩn, biển chết hay Trung Quốc, Pakistan có những
thành phố không khí ô nhiễm nhất thế giới.
Thật vậy, tình hình sức khỏe người dân Châu Á đang rất đáng quan tâm. Chính phủ
các quốc gia ngoài việc có nhiệm vụ cơ bản: bảo vệ quốc phòng, giữ gìn an ninh trật
tự trị an... Còn phải đảm bảo phúc lợi, sức khỏe của người dân. Con người là hạt
nhân của xã hội, là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển nền kinh tế tri thức

trong tương lai. Trong những thập kỷ gần đây vốn con người ngày càng được coi
trọng. Vốn con người là một khái niệm kinh tế trong ít nhất hai thế kỷ, nhưng kết
hợp nó vào phân tích hiệu quả của nó là một bước tiến mới và sống động trong vài


2

thập kỷ qua. Đầu tư y tế như một cải thiện của vốn con người. Chăm sóc sức khỏe
tốt hơn là một nhu cầu cơ bản của con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO,
2005), năm mươi phần trăm chênh lệch giữa tăng trưởng kinh tế các nước phát
triển và đang phát triển là do bệnh tật và tuổi thọ thấp. Các nước phát triển dành
một tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm trong nước của họ (GDP) để chăm sóc sức khỏe
bởi vì họ tin rằng sức khỏe của cư dân có thể phục vụ như là một động lực chính
cho các hoạt động kinh tế và phát triển.
Ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, là nhân tố quyết định sự
phát triển của mỗi quốc gia. Con người là sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong
đó thể lực là cơ sở, điều kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho
con người là thật sự cần thiết, luôn cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Chỉ có y
tế mới có thể đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc sống chúng ta
trở nên an toàn và chất lượng hơn.
Ngoài những biện pháp quản lý về mặt pháp lý, quy định của nhà nước nhằm bảo vệ
sức khỏe người dân. Chính quyền các nước còn dành một phần không nhỏ trong chi
tiêu công để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Nhưng thực tế, Châu Á được chuyên gia
nhận định: đặc biệt dễ bị tác động vì các chi phí chăm sóc y tế ở châu lục này là cao
nhất trong khi tỷ lệ chi tiêu của chính phủ cho y tế là thấp nhất.
Về mặt lý thuyết, chi tiêu công có thể thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao chất lượng
đầu ra đảm bảo phúc lợi xã hội. Nhưng những bằng chứng thực nghiệm về mối
quan hệ giữa chi tiêu công và kết quả còn chưa thống nhất. Đặc biệt là mối quan hệ
giữa chi tiêu công cho y tế và kết quả của nó. Liệu chi tiêu công cho y tế có mối
quan hệ nào với kết quả y tế hay không? Đặc biệt là ở các nước đang phát triển

Châu Á với tình hình sức khỏe người dân hiện nay.
Từ những suy nghĩ này, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ
của mình là: “ Chi Tiêu Công Và Đầu Ra Y Tế: Bằng Chứng Thực Nghiệm Ở Các
Nước Đang Phát Triển Châu Á”


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Để đánh giá mối quan hệ giữa chi tiêu công và đầu ra y tế tại các quốc gia đang phát
triển Châu Á. Bài nghiên cứu tập trung làm rõ các câu hỏi sau:
Chi tiêu công cho y tế có ảnh hưởng tới đầu ra y tế?
Chi tiêu công trong điều kiện các quốc gia có tham nhũng khác nhau có ảnh hưởng
tới đầu ra y tế ?
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu bảng của mười hai quốc gia đang phát
triển Châu Á: China, India, Indonesia, Israel, Jordan, Kazakhstan, Malaysia,
Pakistan, Philipin, Thailand, Uzbekistan và Việt Nam trong giai đoạn 1995-2013.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên dữ liệu bảng, dữ
liệu được thu thập từ năm 1995 đến năm 2013 để tạo ra bộ dữ liệu bảng (Panel
data). Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Word bank và WHO
trong giai đoạn 1995 - 2013.
Bài nghiên cứu lần lượt sử dụng thống kê mô tả nhằm kiểm tra các quan sát dị biệt
của dữ liệu, lần lượt thực hiện các kiểm định nhằm đánh giá khiếm khuyết định
lượng của dữ liệu mẫu là hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi của nhiễu,
tự tương quan của nhiễu. Sử dụng các phương pháp định lượng từ đơn giản đến
phức tạp gồm Pooled OLS, mô hình tác động cố định (Fixed effect model)và mô
hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model) trên nền tảng kiểm định lựa chọn
mô hình Hausman (Kiểm định Hausman test dùng để lựa chọn sự phù hợp với dữ

liệu giữa mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên
REM).Phân tích kết quả hồi quy mở rộng bằng phương pháp hồi quy đối chiếu
Feasible Generalized Least Squares ( FGLS) nhằm khắc phục được phương sai thay
đổi và tự tương quan và phương pháp định lượng sai phân GMM khắc phục phương


4

sai thay đổi, tự tương quan và cả hiện tượng nội sinh để xác định mối quan hệ giữa
các biến đại diện nhân tố nghiên cứu được mô tả rõ hơn trong chương 3.
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 12 để thực hiện định lượng phục vụ cho
việc kiểm định các yếu tố thực nghiệm ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tỷ lệ
tử vong trẻ dưới 5 tuổi và tuổi thọ trung bình.
1.5

Ý nghĩa nghiên cứu

Đối với vấn đề chi tiêu công y tế và đầu ra, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên
cứu nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc chi tiêu công có tác động tích cực
đến đầu ra y tế. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu những nước đang phát
triển Châu Á và ở Việt Nam. Đề tài đưa ra bằng chứng khách quan khoa học góp
phần giúp cho ta có xác định rõ được tầm quan trọng trong chi tiêu công y tế đối với
xã hội. Đồng thời, cũng là một tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên, học viên các
khóa.
1.6

Kết cấu Luận văn

Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo trình tự
sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học và các nghiên cứu thực nghiệm ở 12 nước đang
phát triển Châu Á về ảnh hưởng của việc chi tiêu công cho y tế và đầu ra của nó.
Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên cứu
thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố tác động đến đầu ra của ngành y tế
Chương 3: Mô hình nghiên cứu


5

Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, giải
thích các biến độc lập và biến phụ thuộc và mô tả các đặc điểm của mô hình thực
nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố
quyết định đến đầu ra của ngành y tế. Trên cơ sở đầu ra này tác giả xác định mức độ
ảnh hưởng ra sao, tác động như thế nào của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc;
đồng thời thảo luận các kết quả thực nghiệm nhận được
Chương 5: Kết luận.
Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả thực
nghiệm từ mô hình nghiên cứu, kiến nghị và nêu lên những hạn chế của đề tài.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Y tế cộng đồng (Public Health)

2.1.1 Khái niệm về Y tế Cộng đồng
Y Tế Cộng đồng hay còn gọi là Y Tế Công Cộng (YTCC) đối với chúng ta thực sự
là một thuật ngữ mới. Nhiều người đã từng đặt câu hỏi thế nào là YTCC? Mục đích,
chức năng và nhiệm vụ của YTCC là gì?
Cho tới nay, nhiều nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về
YTCC. Những định nghĩa sau đây được coi là cơ sở khái niệm của YTCC, được
phần đông các nhà khoa học trong lĩnh vực này công nhận:
Theo Wilslow,1920 “ YTCC là khoa học và nghệ thuật của việc phòng bệnh, kéo
dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe và hiệu quả thông qua những cố gắng được tổ
chức của cộng đồng v.v.
Và YTCC còn có cách hiểu khác là hoàn thiện những quan tâm xã hội trong việc
đảm bảo những quyền làm cho con người có thể khỏe mạnh (Báo cáo của IOM,
1988).
Như vậy, y tế công cộng phải quan tâm đến sức khỏe cho tất cả mọi người. Thứ
nhất, ý tưởng y tế công cộng bắt nguồn từ nhận thức của xã hội, cần thiết tạo ra một
mục tiêu chung và đại diện cho mọi người. Thứ hai, y tế công cộng liên quan đến
tổng thể dân số, bao gồm sức khỏe và nguyện vọng cá nhân vì sức khỏe cho chính
họ. Thứ ba, y tế công cộng liên quan đến sự bảo vệ, nâng cao, phục hồi sức khỏe, có
nghĩa là nó bao gồm một phạm vi rất rộng các hoạt động tiềm năng. Cuối cùng,
trách nhiệm của y tế công cộng thuộc về những tổ chức xã hội khác nhau, bao gồm
chính quyền trung ương, các cấp chính quyền địa phương và hệ thống y tế quốc gia
(kể cả y tế tư nhân).
Y tế công cộng có nhiều lĩnh vực nhỏ nhưng có thể chia ra các phần: dịch tễ học,
sinh thống kê và dịch vụ y tế. Những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, nhân


7

chủng học và sức khỏe nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng trong y tế công
cộng.

Có thể thấy rất rõ, về mặt kỹ thuật, YTCC có những phương pháp riêng (không
giống với những kỹ thuật y tế ứng dụng cho một cá thể). Để theo dõi tình trạng của
một cá thể thì người bác sĩ lâm sàng áp dụng các biện pháp thăm, khám bệnh thông
thường (nhìn, sờ, gõ, nghe, chụp X-quang, điện tim, điện não siêu âm, làm các xét
nghiệm thông thường và đặc hiệu khác v.v...). Nhưng để theo dõi sức khỏe của một
cộng đồng thì nhân viên YTCC sẽ phải dùng các biện pháp dịch tễ học, thống kê
sinh học, những biện pháp quản lý, tổ chức nghiên cứu cộng đồng, kinh tế y tế để
theo dõi những biến động về sức khỏe trong cộng đồng đó bằng việc so sánh những
bộ số liệu được thu thập tại những thời điểm khác nhau để xác định tỷ lệ một bệnh
nào đó tăng lên hoặc giảm đi, chi phí cho những hoạt động đó tăng lên hay giảm đi,
tỷ lệ sử dụng một dịch vụ nào đó tăng lên hay giảm đi. Sau đó sẽ phải lý giải
nguyên nhân của những hiện tượng đó rồi đưa ra giải pháp cung cấp những dịch vụ
với chất lượng cao nhất và giá cả hợp lý nhất v.v...
2.1.2

Lịch sử của Y tế Cộng đồng

Từ trước thời La Mã, người ta đã biết nhiều về y tế cộng đồng qua những hành động
như xử lý rác thải là việc rất cần thiết cho sức khỏe cộng đồng ở khu vực thành thị.
Hay họ quy định những các loại thức ăn nào nên ăn, hoặc hành vi uống rượu là có
hại cho sức khỏe. Người Trung Quốc đã biết phát triển thói quen phòng dịch sau khi
trải qua một trận dịch đậu mùa khoảng năm 1.000 trước công nguyên. Tiêu biểu là
người không mắc bệnh có thể ít nhiều miễn dịch chống lại căn bệnh nhờ nuốt vảy
khô của người đã nhiễm.
Ở nước Anh và xứ Wale bắt đầu hoàn chỉnh đăng ký có hệ thống và phân tích
nguyên nhân chết từ năm 1841. Bằng cách phân tích nguyên nhân chết khác nhau
trong thời kỳ 1841 – 1971, McKewon đã chứng minh điều trị y học hầu như không
giữ vai trò gì đáng kể làm gia tăng tuổi thọ trong thời kỳ này, mà kết quả chủ yếu là
giảm tỉ lệ tử vong, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.



8

Thật vậy, trước khi phát hiện và đưa vào sử dụng streptomycine năm 1947, bệnh lao
chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Thường thì biện pháp là làm xẹp phổi hay
cắt một phần lá phổi của bệnh nhân lao thường ít sử dụng vì có nhiều nguy hiểm.
Điều này cho thấy dịch tễ học là quan trọng và cần thiết. Với những bệnh nhiễm
khuẩn khác như viêm phổi, cúm và bệnh lây qua đường thực phẩm và kết luận, điều
trị y học không có tác dụng lớn đến giảm tỉ lệ tử vong trên các bệnh này. Thay vào
đó là dinh dưỡng tốt, tiếp theo là những nỗ lực cải tổ vệ sinh, đảm bảo nước sạch và
xử lý chất thải an toàn.
Từ ngày thành lập nước năm 1945, Việt Nam đã khẳng định y học dự phòng luôn là
ưu tiên hàng đầu: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo tinh thần đó, Việt Nam đã xây
dựng một hệ thống vệ sinh dịch tễ học theo mô hình Liên Xô nhấn mạnh vào việc
phòng và chống các bệnh truyền nhiễm bởi lúc đó bệnh truyền nhiễm đóng vai trò
chủ yếu trong cấu trúc bệnh tật ở Việt Nam, hoàn toàn có thể khống chế được thông
qua các biện pháp đặc hiệu như dùng vắc-xin.
Trong khi đó, những tiến bộ trong cách đề cập dịch tễ học đang diễn ra tại những
nước phương tây, chủ yếu là các nước nói tiếng Anh, đang ngày một mạnh mẽ.
Những tiến bộ đó chỉ được đưa vào một cách không chính thức thông qua các cuốn
sách dịch tễ học được những người có dịp đi học, công tác tại các nước phát triển
mang về và đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu và dần đưa vào giảng dạy đầu những
năm 1980.
2.1.3 Hoạt động dịch vụ của Y tế
Các hoạt động chính của Y tế công là Y tế dự phòng và Y tế khám chữa bệnh:
 Y tế dự phòng
Y tế dự phòng là công tác phòng bệnh là nhằm ngăn ngừa không để bệnh xảy ra hay
làm giảm hoặc loại bỏ nguy cơ gây bệnh, ngoài ra còn nhằm tạo ra sức khỏe ở mức
độ cao. Hiện nay quản lý công tác y tế dự phòng tập trung vào các nội dung chủ yếu
sau:



9

1)

Truyền thông giáo dục sức khỏe và tư vấn sức khỏe; Lối sống ảnh hưởng đến

sức khỏe (hút thuốc lá, nghiện rượu, ma túy…).
2)

Phòng bệnh nói chung và các bệnh dịch lây và bệnh dịch quan trọng.

3)

Phòng chống các bệnh xã hội.

4)

Tình hình ô nhiễm môi trường, tình hình cung cấp nước sạch và tình hình ba

công trình vệ sinh.
5)

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong khi quản lý các nội dung trên, hàng năm phải tiến hành phân tích tình hình,
xác định nhu cầu, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân để chọn các vấn đề ưu tiên lập
kế hoạch can thiệp. Đồng thời phải thường xuyên tiến hành giám sát, đánh giá để
không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động y tế dự phòng.

 Y tế khám chữa bệnh
Y tế khám chữa bệnhvà phục hồi chức năng sẽ tập trung vào việc xác định nhu cầu
khám chữa bệnh và phục hồi chức năng. Nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi chức
năng được thể hiện qua tình hình mắc bệnh, tử vong và tình hình tàn tật, tàn phế.
Khi xác định nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cần tập trung vào các
nội dung:
1)

Tình hình mắc, chết của 28 bệnh dịch lây và bệnh quan trọng.

2)

Tình hình mắc, chết 10 bệnh cao nhất.

3)

Cơ cấu bệnh tật và tử vong theo 21 chương bệnh theo phân loại Quốc tế bệnh

tật lần thứ X (ICD - X).
4)

Tình hình tử vong trẻ em dưới 5 tuổi và dưới 1 tuổi.

5)

Tình hình tử vong chu sinh.

6)

Tình hình tử vong mẹ.


7)

Tuổi thọ trung bình của dân cư.


10

Nhu cầu khám chữa bệnh còn được thể hiện qua tình hình cung cấp dịch vụ khám
chữa bệnh ở các tuyến, bao gồm:
1)

Tình hình khám bệnh, chữa bệnh nội trú, điều trị ngoại trú và khám chữa bệnh

cho đối tượng bảo hiểm y tế.
2)

Tình hình nguồn lực và sử dụng nguồn lực khám chữa bệnh bao gồm nhân lực,

kinh phí, giường bệnh, trang thiết bị theo quy định của BYT vv….
3)

Tình hình phẫu thuật, thủ thuật.

Quản lý khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng còn tập trung vào việc phân tích so
sánh nhu cầu và tình hình công tác khám chữa bệnh giữa các năm và giữa các vùng
trong tỉnh, huyện, xã để phát hiện các vấn đề tồn tại, và vấn đề ưu tiên của địa
phương. Từ đó tiến hành lập kế hoạch can thiệp, giám sát và đánh giá.
2.1.4 Vai trò của Y tế công cộng
Trọng tâm can thiệp của y tế công cộng là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa

bệnh thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động để bảo vệ sức
khỏe. Nói tóm lại, trong nhiều trường hợp thì chữa bệnh có thể gây nguy hiểm đến
tính mạng hơn so với phòng bệnh từ trước, chẳng hạn như khi bùng phát bệnh lây
nhiễm. Chương trình tiêm chủng vắc-xin và phân phát bao cao su là những ví dụ về
các biện pháp dùng trong y tế công cộng.
Có một sự khác biệt rất lớn giữa chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng giữa các
nước đang phát triển và các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển, nhiều
cơ sở hạ tầng y tế công cộng vẫn còn đang được trong giai đoạn xây dựng. Có thể
không đủ chuyên gia y tế được đào tạo tốt và nguồn lực tài chính để cung cấp thậm
chí chỉ ở mức độ cơ bản nhất trong vấn đề chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh. Vấn
đề đó kết hợp với với tình trạng đói nghèo đã khiến đa số bệnh tật và tử vong hoành
hành dữ dội ở các nước đang phát triển. Nhiều nước châu Phi, chính phủ dành ra
dưới 10$ cho chăm sóc sức khỏe mỗi người, trong khi tại Hoa Kỳ, chính quyền liên
bang chi trả xấp xỉ 4500$ một người dân.


11

Nhiều bệnh tật có thể phòng tránh được một cách rất đơn giản, thậm chí bằng
phương pháp không liên quan tới y học. Y tế công cộng đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong nỗ lực ngăn ngừa bệnh tật tại các nước đang phát triển, cùng với
hệ thống y tế địa phương thông qua các tổ chức phi chính phủ.
2.1.5

Chức năng của Cơ quan Quản lý Y tế công

Những chức năng chính của Y tế công cộng gồm: Đánh giáthu thập, phân tích và
trao đổi thông tin về điều kiện sức khỏe, nguy cơ và nguồn lực trong một cộng
đồng, sử dụng thông tin để phát triển các chính sách của địa phương và đảm bảo
rằng dịch vụ y tế cần thiết và chức năng là có sẵn. Chi tiết các chức năng chính như

sau:
Chức năng 1: Theo dõi và phân tích tình hình sức khỏe. Nhiệm vụ cụ thể:
1) Liên tục đánh giá trình trạng sức khỏe quần thể.
2) Phân tích các chiều hướng nguy cơ, rào cản việc tiếp cận dịch vụ.
3) Xác định các mối nguy hại cho sức khỏe.
4) Tập hợp các thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe cộng đồng dựa trên những
thông tin thu được từ quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên.
Chức năng 2: Giám sát dịch tễ học/phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Nhiệm vụ cụ thể:
1) Giám sát các vụ dịch bùng phát, mô hình các bệnh truyền nhiễm và bệnh không
truyền nhiễm, chấn thương và sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường có hại cho sức
khỏe.
2) Điều tra sự bùng phát của các dịch bệnh và các mô hình chấn thương, các yếu tố
có hại và các nguy cơ kết hợp của các yếu tố gây dịch bệnh.
3) Đảm trách việc tìm ra các trường hợp bệnh, chẩn đoán và điều trị các bệnh có
nguy cơ lan rộng trong cộng đồng như bệnh lao, HIV/AIDS v.v...
Chức năng 3: Xây dựng chính sách liên quan đến YTCC. Nhiệm vụ cụ thể:
1) Xây dựng chính sách và pháp luật hướng dẫn thực hành YTCC.


12

2) Xây dựng các kế hoạch nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe công cộng.
3) Rà soát, cập nhật cơ cấu điều hành và chính sách một cách thường xuyên dựa
trên kết quả đánh giá nhu cầu sức khỏe và tình hình sức khỏe cộng đồng.
4) Xây dựng và tiến hành đo các chỉ số sức khỏe có thể đo lường được.
Chức năng 4: Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khỏe cho cá nhân và cho cộng đồng.
Nhiệm vụ cụ thể:
1) Xác định các chuẩn chất lượng phù hợp cho các dịch vụ sức khỏe, cho cá nhân và
cho cộng đồng.
2) Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng.

3) Xác định các công cụ đo lường chuẩn xác.
4) Theo dõi và đảm bảo tính an toàn và sự cải thiện chất lượng liên tục.
2.2 Nguyên nhân sự can thiệp của Chính Phủ trong ngành Y tế
Chính phủ can thiệp vào thị trường chăm sóc sức khỏe vì ba nguyên nhân chính;
Một là đảm bảo sản xuất tối ưu hàng hóa công cộng. Hai là do bù đắp thất bại thị
trường như các yếu tố ngoại tác. Cuối cùng là trợ cấp cho người nghèo, những
người không có tiền chi trả hoặc mua bảo hiểm tư nhân (Musgrove, 1996; Self và
Grabowski, 2003). Chính phủ các nước sử dụng một số công cụ để can thiệp thị
trường y tế; họ có thể kích thích sự phân bố thông tin; đưa ra hoạt động theo quy
định; tài trợ cho các dịch vụ y tế tư nhân với các quỹ công cộng và cung cấp dịch vụ
y tế thông qua tiện ích công cộng và các nhân viên y tế (Musgrove 1996).
Tuy nhiên một mô hình chung và đơn giản về vai trò của các chính phủ và các công
cụ của họ trong thị trường y tế không thể được rút ra từ thực tiễn của các quốc gia,
Giống như không có một toa thuốc đơn giản và có giá trị nào cho tất cả các nước về
việc liệu chính phủ có nên can thiệp vào thị trường y tếvà họ làm điều đó như thế
nào. Tuy nhiên, một số tiêu chí quan trọng giúp chính phủ có thể xác định được có
nên can thiệp hay không và công cụ mà họ sử dụng khi can thiệp vào y tế.Musgrove


13

(1999) xác định chín tiêu chí dựa trên hiệu quả kinh tế (hàng hóa công cộng, các
yếu tố ngoại tác, chi phí thảm họa và hiệu quả chi phí), lý do đạo đức (đói nghèo,
công bằng theo chiều dọc, quy tắc công bằng và ngang cứu hộ) và cân nhắc chính
trị (nhu cầu công cộng) có liên quan đếni sự can thiệp của chính phủ vào ngành y tế.
Những can thiệp dựa vào lý do hiệu quả kinh tế đặc biệt quan trọng để điều trị các
bệnh truyền nhiễm, tạo ra ngoại tác tích cực khi bệnh đã được chữa khỏi, từ đó đảm
bảo an toàn cho thực phẩm, và sửa chữa thất bại thị trường. Hoạt động y tế như tim
chủng, phòng dịch, tuyên truyền là cực kỳ quan trọng phải được tài trợ bởi chính
phủ để có được mứctối ưu nhất mà xã hội cần ở tất cả các nước. Trong nhiều điều

kiện, chính phủ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có lẽ hiệu quả hơn khu vực tư
nhân. Đồng thời, các loại dịch vụ y tế dự kiến sẽ có tác động quan trọng đáng kể
đến sức khỏe như tuổi thọ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh hoặc tử vong trẻ em, mặc dù
hiểu biết về các dịch vụ và khối lượng của nó có liên quan đến mức thu nhập của cả
người dân và đất nước. Sự can thiệp của Chính phủ vào y tế còn nhằm cải thiện vấn
đề phân phối thu nhập thông qua việc tài trợ các dịch vụ y tế công cộng, chi phí y tế
công cộng là vấn đề cần cho thiết cho người nghèo hơn so với người không nghèo
hoặc cho các nước có thu nhập thấp hơn so với các nước có thu nhập cao để có
được đầu ra y tế tốt.
Nghiên cứu thực nghiệm thấy rằng người nghèo bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bởi chi
tiêu y tế công cộng so với người không nghèo, trong khi những người không nghèo
có nhiều khả năng được chăm sóc y tế khi đau ốm (Bidani và Ravallion, 1997;
Castrol-Leal et al ., 1999; Gwatkin, 2000;. Wagstaff và Watanabe, 2000, Makinen
et al, 2000). Trong một mẫu các hộ ở Indonesia, Deolalikar (1995) nhận thấy rằng
các tác động cận biên của chi tiêu y tế công cộng lên tỷ lệ mắc bệnh và thời gian bị
bệnh của trẻ em là lớn hơn giữa những người nghèo hơn so với người không nghèo,
( từ nguồn dữ liệu của Indonesia). Gakidou và King (2000) nhận thấy biến GDP
bình quân đầu người, chi phí y tế bình quân đầu người, và dân số có thu nhập dưới
một đô la mỗi ngày đều có tương quan nghịch với sự bất bình đẳng về sức khỏe.
Hơn nữa, mối quan hệ giữa bất bình đẳng về sức khỏe và chi tiêu cho y tế càng


14

mạnh mẽ ở các nước có thu nhập thấp. Amaghionyeodiwe (2009) nhận thấy từ các
nghiên cứu về Nigeria rằng mức thu nhập của người dân là vấn đề trong tình trạng
sức khỏe, người nghèo đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bởi chi tiêu công cho y tế
hơn so với người không nghèo. Chi tiêu y tế công cộng có một ảnh hưởng nhất quán
và đáng kể đến tỷ lệ tử vong trẻ em giữa những người nghèo. Gupta et al. (2003)
tìm thấy kết quả thực tế là những người nghèo bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bởi chi

tiêu công cho y tế so với người không nghèo. Người nghèo phụ thuộc rất nhiều vào
các cơ sở và dịch vụ y tế công cộng so với những người giàu có. Kết quả là, chi tiêu
y tế công cộng có tác động rõ ràng lên tình trạng sức khỏe của người nghèo.
Vì vậy, không chỉ số tiền chi cho y tế công cộng mà còn chi như thế nào, chi cho
khoản mục nào là một vấn đề. Chi tiêu công cho các dịch vụ y tế thiết yếu như tiêm
chủng, các bệnh truyền nhiễm, dịch vụ y tế dự phòng, an toàn thực phẩm được
chứng minh bởi việc giảm bệnh. Khi các thành phần của dịch vụ chăm sóc y tế có
trình độ cao về phòng bệnh chứ không phải là dịch vụ chữa bệnh, một gói tối thiểu
của các dịch vụ này được cung cấp bởi chính phủ sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong (Gupta
et al., 2002).
2.3 Đo lường đầu ra sức khỏe và mối quan hệ của nó với chi tiêu
Không có một phép đo nói chung nào so sánh về hiệu suất của hệ thống y tế hoặc
đầu ra y tế. Thật vậy tình trạng sức khỏe chỉ có thể được miêu tả xấp xỉ thông qua
các yếu tố liên quan có thể đo được. Nói chung, có thể có hai phép đo riêng biệt về
tình trạng sức khỏe: Một làquan sát tình trạng sức khỏe (yếu tố khách quan), hai là
cảm nhận tình trạng sức khỏe (yếu tố chủ quan) (Murray et al., 1994). Nghiên cứu
thực nghiệm về tác động của chi phí y tế công cộng chủ yếu sử dụng các chỉ số sức
khỏe khách quan như tuổi thọ và tỷ lệ tử vong, mặc dù chúng là một đại diện không
đầy đủ cho hoạt động chăm sóc sức khỏe vì chúng chỉ cần đo lường theo số lượng
năm sống nhưng không phản ánh chất lượng của cuộc sống. Nhưng theo Çevik và
Taşar (2013) cho rằng đánh giá chủ quan là một phép đo có một số vấn đề. Chúng
bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm cảm xúc và những thành kiến nhận thức


15

đượctạo ra bởi những trải nghiệm và ký ức (đã được đề cập bởi Kahneman và Riis
(2005)). Mặc dù vậy, có một mối liên hệ giữa tình trạng sức khỏe và chi y tế theo
yếu tố chủ quan. Murray et al. (1994) lập luận rằng nhận thức về bệnh tật có thể làm
tăng khả năng tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục làm

cho mọi người hiểu hơn về sức khỏe của họ. Kết quả là, chi phí y tế sẽ được tăng
lên, mặc dù nó chỉ là một giải thíchmang tinh lỏng lẻo liên quan đến chăm sóc sức
khỏe. Từ quan điểm này, chi tiêu y tế tư nhân có vẻ nhiều khả năng để đáp ứng yếu
tố chủ quan trong khi chi tiêu y tế của chính phủ có thể được dự kiến sẽ lấy được
nhiều hơn từ yếu tố khách quan như đo tỷ lệ tử vong và tàn tật (Murray et al.,
1994).
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ chỉ được đánh giá kết quả sức khỏe liên quan đến
chi tiêu y tế như một chỉ số sức khỏe khách quan, khi tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỷ
lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi sẽ được phân tích hồi quy trong phần tiếp theo.
Theo nghiên cứu củaÇevik và Taşar (2013) tuổi thọ tăng lên khi chi tiêu y tế gia
tăng. Tuy nhiên, những kết quả này phải được giải thích một cách thận trọng. Trước
hết, vì tình trạng sức khỏe có liên quan rất chặt chẽ với mức thu nhập, ảnh hưởng
của thu nhập nên được xem xét trong việc so sánh chi tiêu. Nếu không thì nó có thể
xuất hiện sai lầm rằng chi tiêu y tế nhiều hơn thì sức khỏe tốt hơn (Musgrove,
1996).
2.4 Thước đo tình trạng sức khỏe
Để đánh giá đầu ra sức khỏe y tế công cộng, tác giả sử dụng chỉ số sức khỏe trong
mô hình nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa chi tiêu công trong y tế với đầu
ra y tế của các quốc gia đang phát triển Châu Á.
2.4.1 Khái niệm chỉ số sức khỏe
Các chỉ số sức khỏe là định lượng các đặc tính của một dân số mà các nhà nghiên
cứu sử dụng như bằng chứng hỗ trợ cho việc mô tả sức khỏe của dân chúng. Thông
thường, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng một phương pháp điều tra để thu thập thông
tin về những người nhất định, sử dụng số liệu thống kê trong một nỗ lực để khái


16

quát những thông tin thu thập được cho toàn bộ dân số, sau đó sử dụng các phân
tích thống kê để làm cho một tuyên bố về sức khỏe của người dân.

Chỉ số sức khỏe thường được sử dụng bởi các chính phủ để hướng dẫn chính sách
chăm sóc sức khỏe.
2.4.2 Các chỉ số sức khỏe
Các chỉ số sức khỏe được yêu cầu để đo lường tình trạng sức khỏe của người dân và
cộng đồng.
 Tuổi thọ trung bình
Trong các nghiên cứu thực nghiệm thường sử dụng Chỉ số Tuổi Thọ Trung Bình để
tiến hành nghiên cứu. Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng sống là số năm dự kiến còn
lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định. Nó được kí hiệu là ex, nghĩa là số trung
bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi x nào đó, tính theo
một tỉ lệ tử cụ thể. Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng
để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Nữ
giới thường sống lâu hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia có hệ thống y tế sản khoa
tốt.
 Chỉ số tử vong
Việc sử dụng chỉ số tử vong khi:
So sánh, đánh giá sức khỏe cả cộng đồng; Đánh giá nhu cầu sức khỏe cả cộng đồng;
Xác định ưu tiên các chương trình hành động; Xây dựng và củng cố, tổ chức chăm
sóc sức khỏe cộng đồng; Xếp loại tầm quan trọng của bệnh; Ước lượng tuổi thọ
trung bình; Đánh giá sự hiệu quả sự can thiệp của chính phủ
Chỉ số tử vong có thể đo lường như sau:
Tỷ suất chết thô
Chỉ tiêu đo lường mức độ chết của dân số. Giống như tỷ suất sinh thô, đây là một
trong hai thành phần của tăng tự nhiên dân số. Tỷ suất chết thô có ảnh hưởng đến


17

quy mô, cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số. So với các chỉ tiêu khác về mức độ chết,
tỷ suất chết thô là chỉ tiêu có nguồn thông tin dễ thu thập, thường sẵn có và được

tính toán đơn giản hơn.
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR) là tổng số trường hợp chết của một độ tuổi
hoặcnhóm tuổi chia cho dân số của độ tuổi hoặc nhóm tuổi đó và nhân với hệ số,
thường là 1000. Số đonày có thể được tính cho thời kỳ nào đó, thường là một năm
lịch, hoặc 12 tháng trước điều tra, chomột nước hoặc một đơn vị lãnh thổ; và cho
từng giới tính.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) là số trẻ dưới 1 tuổi chết tính trên 1000
trẻ sinhsống trong thời kỳ nghiên cứu, thường là một năm. Nói chung việc khai báo
số các trường hợp vềchết thường bị sót, đặc biệt là đối với trẻ em dưới một tuổi bị
chết, vì đây là thông tin nhạy cảm, nên người thân không muốn nhắc đến. Nó có ý
nghĩa quan trọng đặc biệt, vì:
Thứ nhất, chỉ tiêu này phản ánh tình hình cung cấp các dịch vụ và phương tiện
chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, đánh giá mức độ tử vong của nhóm dân số có mức
độ chết cao và tác động mạnh đến tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh. Thứ hai, mọi
biểu hiện của sự giảm mức độ chết đều ảnh hưởng ngay đến IMR và thông qua đó
nó tác động đến phân bố dân số theo độ tuổi. Thứ ba, luôn có mối liên hệ thống kê
chặt chẽ giữa IMR và mức độ sinh đẻ, nên việc tăng/giảm IMR có tác động đến sự
tăng/giảm của mức độ sinh. Thứ tư, IMR là một trong những chỉ tiêu quan trọng của
mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Thế giới và Việt Nam.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi
Phản ánh mức độ chết cho cả nhóm 5 độ tuổi đầu tiên của cuộc sống, là nhóm dân
số có mức độ chết cao, đồng thời cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng của
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Thế giới và Việt Nam.Tỷ suất này được


×