Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Một số yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH HUY

MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MẠNH HUY

MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƢỚC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung,
các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

NGUYỄN MẠNH HUY


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
CH

NG 1. GI I THI U LU N V N TH C S KINH T ............................. 1

1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.......................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát............................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 5
1.7. Kết cấu của bài nghiên cứu ......................................................................... 5
1.8 Kết luận chương 1 ........................................................................................ 6

CH

NG 2. T NG QUAN V C C Y U T

SINH L I CỦA NG N H NG TH

T C Đ NG Đ N T

NG M I V M

SUẤT

HÌNH NGHI N CỨU

................................................................................................................................ 7
2.1. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại........................... 7
2.1.1. Khái niệm về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại .................... 7
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh sinh lợi tại ngân hàng thương mại ............. 8
2.1.3. Các yếu tố cấu thành tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại ...... 13
2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng Thương mại ... 14
2.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây ........................................... 19


2.2.1

Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................. 20

2.2.1.1. Nghiên cứu của Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi và
Maysoon Hejazi (2008) ................................................................................ 20
2.2.1.2. Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011)

...................................................................................................................... 21
2.2.1.3. Nghiên cứu của Hassan Hamadi và Ali Awdeh (2012) .................. 22
2.2.1.4. Nghiên cứu của Samy Ben Naceur (2003) ...................................... 24
2.2.1.5. Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Prof. Hafiz Zafar Ahmed
(2011) ........................................................................................................... 25
2.2.1.6. Deger Alper và Adem Anbar (2011)............................................... 25
2.2.2.1. Nghiên cứu của Phạm Hoàng

n và Nguyễn Thị Ngọc Hương

(2013) ........................................................................................................... 26
2.2.2.2. Nghiên cứu của Phạm Thị Hằng Nga (2013) .................................. 27
2.2.1.3. Nghiên cứu của Bùi Hoàng Anh (2014) ......................................... 27
2.2.2.4. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2014) ............................ 28
2.2.2.5. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Ngọc (2013) .................................. 29
2.2.2.6. Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Bảo (2014) ......................................... 30
2.3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 32
2.3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 32
2.3.2. Các biến nghiên cứu ........................................................................... 33
2.3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 34
2.3.4. Giả thiết nghiên cứu ........................................................................... 35
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 36
Kết luận chương 2 ............................................................................................ 39


CH

NG 3: THỰC TR NG TỈ SUẤT SINH L I T I C C NG N HANG

TH


NG M I VI T NAM ............................................................................... 40

3.1. Tổng quan hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 40
3.1.1. Tình hình tăng trưởng nguồn vốn ...................................................... 40
3.1.2. Tình hình nợ xấu ................................................................................ 43
3.2.3. Sở hữu chéo trong ngân hàng ............................................................. 46
3.2. Đánh giá chung thực trạng hoạt động ngân hàng Việt Nam ..................... 48
3.3. Đánh giá chung tỉ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 49
3.3.1. Tình hình tỉ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ... 49
3.3.2. Một số nguyên nhân ........................................................................... 52
Kết luận chương 3 ............................................................................................ 53
CH

NG 4. KHẢO S T V KIỂM ĐỊNH M HÌNH NGHI N CỨU .......... 54

4.1. Phân tích dữ liệu ........................................................................................ 54
4.1.1. Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................ 54
4.1.2 Phân tích tự tương quan ...................................................................... 56
4.1.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy ....................................................... 57
4.1.4 So sánh giữa các mô hình trên panel data: Pooled Regression, Fixed
effects model, Random effects model .......................................................... 59
4.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 62
Kết luận chương 4: ........................................................................................... 64
CH

NG 5: PH

NG N H NG TH


NG PH P GIA T NG KHẢ N NG SINH L I CỦA C C
NG M I ........................................................................... 66

5.1. Kết luận ..................................................................................................... 66
5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 67
5.2.1. Kiến nghị đến các ngân hàng thương mại .......................................... 67


5.2.2. Kiến nghị đến chính phủ .................................................................... 73
5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....................... 76
Kết luận chương 5 ............................................................................................ 77
K T LU N .......................................................................................................... 78
T I LI U THAM KHẢO ...................................................................................... 1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.4: Kết quả phân tích kiểm định phương sai của sai số không đổi ........... 58
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan
với nhau ................................................................................................................ 59

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 1 ....................................................................... 38
Hình 3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn các ngân hàng trong năm 2014 a ....... 41
Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng vốn tự c và vốn điều lệ của các ngân hàng qua các
năm 1 .................................................................................................................... 42

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NH:

Ngân Hàng.


NHTM:

Ngân Hàng Thương Mại.

NHTMCP: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph n.
TMCP:

Thương Mại Cổ Ph n

NHTW:

Ngân hàng Trung

TCTD:

Tổ Chức Tín Dụng.

ơng.


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Để tìm hiểu và lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các
ngân hàng thương mại, nhiều nghiên cứu chuyên sâu đã được thực hiện tại nhiều
quốc gia trên thế giới. Điển hình là Deyoung và Rice (2004), Stiroh và Rumble
(2006), Bhuyan và Williams (2006), Hirtle và Stiroh (2007) nghiên cứu về thò
trường Mỹ; Ho và Tripe (2002), Williams (2003), Pasiouras và Kosmidou (2007),
Kosmidou et al. (2007), Kosmidou và Zopounidis (2008), Athanasoglou et al.

(2007), Albertazzi và Gambacorta (2008) nghiên cứu tại thị trường châu Âu và các
nước phát triển.
Đối với các nước đang phát triển, các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn
chế. Một số nghiên cứu điển hình: Guru et al. (2002) nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng ở Malaysia, Chantapong (2005) so sánh thành
tựu của ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài ở Thái Lan trong giai đoạn
1995 – 2000, Heffernan and Fu (2008) nghiên cứu thành tựu của các ngân hàng
Trung Quốc trong giai đoạn 1999 – 2006,… Các nghiên cứu thực nghiệm đã được
thực hiện để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng, trong
đ khả năng sinh lợi được đo lường thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ thu nhập trên
tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên
vốn sử dụng (ROCE) và tỷ lệ thu nhập lãi thu n (NIM) (Gul et al., 2011). Tỷ lệ lãi
cận biên (Net Interest Margin - NIM) được xác định bằng tổng doanh thu từ lãi trừ
tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thu n) trên tổng tài sản c sinh lời bình quân. Trong
đ , tổng tài sản c sinh lời bình quân được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại
NHNN, tại các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách
hàng, chứng khoán đ u tư. Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng c thể kiểm soát tài sản
sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào c chi phí thấp nhất.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đều cho thấy các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh lợi của ngân hàng bao gồm các nhân tố bên trong ngân hàng


2

được thể hiện thông qua các chỉ số tài chính và các nhân tố bên ngoài ngân hàng
được thể hiện thông qua các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng tổng sản
phẩm quốc nội thực tế hàng năm, lạm phát,… Tuy c nhiều nghiên cứu nhưng kết
quả nghiên cứu ở quốc gia này c thể giống hoặc không giống với quốc gia khác. Vì
vậy, sử dụng kết quả của các quốc gia khác để áp dụng cho Việt Nam là không khả
thi và không chính xác, không thể dùng làm kết quả tham khảo cho các nhà quản

trò, các nhà làm chính sách.
Hiện nay, c một số nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, do các yếu tố liên kinh
tế, môi trường kinh doanh luôn luôn vận động nên việc thực nghiệm đối với các dữ
liệu của các ngân hàng thương mại Việt Nam tại thời điểm hiện tại là rất c n thiết.
N giúp cho chúng ta nhận biết được những yếu tố nào tác động đến khả năng sinh
lời của ngân hàng thương mại, tác động như thế nào, mức độ tác động ra sao. Điều
này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về lợi nhuận của ngân hàng thương mại,
không những giúp các nhà quản trị, các nhà hoạch định chính sách mà nó còn là tài
liệu tham khảo cho các học giả. Bên cạnh đ , tại Việt Nam, hiện các nghiên cứu
thực nghiệm phân tích về khả năng sinh lợi và các nhân tố ảnh hưởng thường thực
hiện tại các doanh nghiệp. Trong khi đ , các nghiên cứu về khả năng sinh lợi của
ngân hàng rất ít và vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả
quyết định lựa chọn đề tài “Một số yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm ra những yếu tố tác động đến tỷ
suất sinh lợi tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 từ đ
đề ra các giải phấm nhằm nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.


3

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh lợi, tỷ lệ thu nhập lãi thu n của
các ngân hàng thương mại.
- Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với tỷ lệ thu
nhập lãi thu n tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tỷ suất sinh lợi và tỷ lệ thu nhập lãi thu n tại

các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014
- Đề xuất một số ý kiến nhằm cải thiện và nâng cao khả năng sinh lời, tỷ lệ
thu nhập lãi thu n của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào c tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương
mại Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng
thương mại Việt Nam?
- Các giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tỷ suất sinh lời của
các NHTM Việt Nam hiện nay?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam thông qua chỉ số tài chính là thu nhập từ lãi cận biên.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu thu thập số liệu từ năm 2007 –
2014, trong đ bao gồm dữ liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, báo cáo của
NHNN, báo cáo của ngân hàng thế giới và các tổ chức khác.
Luận văn chọn phạm vi nghiên cứu này vì: (1) Đây là khoản thời gian trước
và sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Bởi vậy đòi hỏi các NHTM phải nâng
cao tỉ suất sinh lợi, để tăng tính cạnh tranh của các NHTM Việt Nam thời kỳ hậu gia
nhập WTO. (2) Hơn nữa số liệu thời kỳ nghiên cứu này đảm bảo tính đồng bộ hơn,
đ y đủ hơn, và c độ tin cậy cao hơn.


4

- Phạm vi nghiên cứu về không gian : nghiên cứu thực hiện tại các NHTMCP
tư nhân (NHTMCP) và NHTMCP nhà nước. (NHTMNN).
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài luận sử dụng phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích
định lượng.

- Phương pháp phân tích định tính: Thông qua các dữ liệu nghiên cứu, bảng
số liệu và đồ thị, tác giả sẽ phân tích và mô tả các đặc điểm, xu hướng của các yếu
tố đặc trưng trong các nh m ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại cụ
thể và các chỉ số kinh tế vĩ mô.
- Phương pháp phân tích định lượng:
Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu mối tương quan
giữa các biến trong mô hình, mức độ giải thích của các biến trong mô hình từ đ
kiểm định tính phù hợp của mô hình nghiên cứu với điều kiện thực tế. Nghiên cứu
áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát – Generalized Least Square
(GLS) để kiểm định mô hình thông qua dữ liệu thứ cấp c n thiết thu thập về các
ngân hàng thương mại cổ ph n Việt Nam trong nghiên cứu này. Các công cụ phân
tích dữ liệu sử dụng để tác giả thực hiện các nghiên cứu này là ph n mêm SPSS,
phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát. Dữ liệu sử dụng cho luận văn là dữ
liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như báo cáo tài chính của 20 ngân hàng
thương mại cổ ph n Việt nam từ năm 2007 đến năm 2014, dữ liệu tổng cục thống
kê, dữ liệu của World Bank.
Thông tin thu thập bao gồm các biến trong mô hình nghiên cứu như lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), thu nhập lãi
ròng cận biên (NIM), quy mô ngân hàng (SIZE), vốn chủ sở hữu (EQTA), tiền gửi
(DETA), cho vay (LOTA), dự phòng rủi ro tín dụng (PRTO), quản lý chi phí
(COST) được thu thập từ báo cáo tài chính của ngân hàng công bố. Về các yếu tố
bên ngoài như chỉ số tăng trưởng kinh tế (GDP) và chỉ số lạm phát (CPI) được thu
thập từ số liệu công bố của tổng cục thống kê.


5

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Mặc dù nghiên cứu tương tự đã được thực hiện tại nhiều
quốc gia trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này hiện c rất ít nghiên cứu

chuyên sâu. Đề tài đã đưa ra mô hình nghiên cứu về các yếu tố quyết định khả năng
sinh lời của ngân hàng. Bên cạnh đ , đề tài cũng đưa ra bằng chứng thực nghiệm và
bổ sung thêm một tài liệu nghiên cứu trong cơ sở tài liệu chung về hiệu quả hoạt
động ngân hàng, một lĩnh vực được quan tâm rất nhiều trong thời gian qua. Từ kết
quả này, đề tài mở ra những hướng mới cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Nghiên cứu hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về tỷ suất sinh lợi và các yếu
tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh
lợi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Thông qua đ cung cấp những
thông tin và hiểu biết nhất định về các yếu tố quan trọng c tác động đến tỷ suất
sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà quản trị ngân hàng c thể
định hình chính sách phù hợp nhằm để tăng tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng trong
tương lai nhằm hoàn thành các mục tiêu mà ngân hàng đề ra, từ đ g p ph n năng
cao vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập. Đây là
một vấn đề quan trọng trong việc thấy rõ những khiếm khuyết trong điều hành, từ
đ đưa ra những kế hoạch và các chiến lược chính xác nhất. Điều này g p ph n cải
thiện lợi nhuận của ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả của mỗi ngân hàng n i
riêng và sự ổn định của ngành ngân hàng nói chung.
- Ngoài ra, nghiên cứu còn g p ph n tác động đến Chính phú, Ngân hàng
Nhà nước, những cơ quan, ban ngành c liên quan c định hướng nhằm xây dựng
những chính sách phù hợp cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
1.7. Kết cấu của bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm c 05 ph n:
Chƣơng 1. Giới thiệu về bài luận văn


6


Chƣơng 2. Tổng quan về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân
hàng thương mại và mô hình nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng tỉ suất sinh lợi tại các ngân hang thương mại Việt
Nam
Chƣơng 4. Khảo sát và kiểm định mô hình nghiên cứu
Chƣơng 5. Phương pháp gia tăng khả năng sinh lợi của các NHTM
1.8 Kết luận chƣơng 1
Chương 1 của đề tài trình bày lợi nhuận ngân hàng c t m quan trọng ở cả
cấp độ vi mô và vĩ mô của nền kinh tế, lợi nhuận ngân hàng không chỉ là kết quả
của hoạt động kinh doanh mà còn là tính thiết yếu trong hoạt động thành công của
ngân hàng trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Từ đây nêu lên được lý
do nghiên cứu của đề tài, đưa ra vấn đề nghiên cứu. Chương này cũng đặt ra mục
tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu để thực hiện, trình bày sơ lược nội dung
nghiên cứu, kết cấu của luận văn và cuối cùng đưa ra ý nghĩa của đề tài về mặt khoa
học cũng như thực tiễn


7

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thƣơng mại
2.1.1. Khái niệm về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự
phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã
c tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá,
ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của n – kinh tế
thị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành
những định chế tài chính không thể thiếu được.

Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác c liên quan vì mục tiêu lợi
nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp
luật.
Theo Luật Ngân hàng nhà nước: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và
sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng
vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các
nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để c
thể cho vay phát triển kinh tế.
Lợi nhuận của các NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng
doanh thu phải thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ. Lợi nhuận thực hiện
trong năm là kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng, bao gồm lợi nhuận hoạt động
nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác.
Lợi nhuận là thước đo khả năng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy
nhiên, chỉ dùng lợi nhuận để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng thì không


8

đ y đủ vì không phản ánh được tỷ lệ thu nhập đạt được trên cùng 1 đơn vị đ u tư
như tài sản, vốn chủ sở hữu…Để đánh giá chính xác hơn người ta sử dụng tỷ suất
sinh lợi.
Tỷ suất sinh lợi là một tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lợi của một
ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi càng cao thì ngân hàng hoạt động càng c lãi, ngược lại,
tỷ suất sinh lợi càng âm thì ngân hàng càng thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời là quan hệ tỷ lệ (thường tính theo %) giữa số lợi nhuận thu
được và số vốn bỏ vào đ u tư trong 1 kỳ hạn nhất định (năm, quý, tháng…).
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh sinh lợi tại ngân hàng thương mại

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hình thức các ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các
cá nhân hay tổ chức để phục vụ cho hoạt động kinh doanh với nguyên tắc hoàn trả
cả gốc và lãi vào thời điểm đáo hạn.
Các NHTM được huy động vốn dưới các hình thức nhận tiền gửi của các tổ
chức và cá nhân, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ c giá…
Với hoạt động huy động vốn, các NHTM thể hiện vai trò trung gian tài
chính, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phân phối nguồn lực này đến
khu vực sản xuất kinh doanh, giúp cho dòng chảy của vốn được luân chuyển tốt
trong nền kinh tế. Nguồn vốn huy động chính là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong
hoạt động kinh doanh, chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn kinh doanh của các
NHTM.
Sau khi huy động vốn, các ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn này để cho vay và
đ u tư, ph n chênh lệch tạo ra giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động và các chi
phí phát sinh chính là lợi nhuận của ngân hàng.
Thành ph n nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:
- Vốn điều lệ (Statutory Capital)
- Các quỹ dự trữ (Reserve funds)
- Vốn huy động (Mobilized Capital)


9

- Vốn đi vay (Bonowed Capital)
- Vốn tiếp nhận (Trust capital)
- Vốn khác (Other Capital)
 Vốn điều lệ và các quỹ:
Vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng được gọi là vốn tự c của ngân hàng
- Nguồn hình thành:
+ Vốn chủ sở hữu khi ngân hàng mới thành lập

+ Nguồn vốn bổ sung hàng năm từ lợi nhuận kinh doanh, từ vốn g p thêm của chủ
sở hữu
- Mục đích sử dụng:
+ Vốn điều lệ của ngân hàng trước hết được dùng để:Xây dựng nhà cửa, văn phòng
làm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt
động của ngân hàng, số còn lại để đ u tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn
+ Các quỹ dự trữ của ngân hàng: đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá
trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng, các quỹ này được trích lập theo tỷ lệ qui
định trên số lợi nhận ròng của ngân hàng, bao gồm:
. Quỹ dự trữ : được trích từ lợi nhuận ròng hằng năm để bổ sung vốn điều lệ
. Quỹ dự phòng tài chính: Quỹ này để dự phòng bù đắp rủi ro, thua lỗ trong
hoạtđộng của ngân hàng
. Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ
. Quỹ khen thưởng phúc lợi.
. Lợi nhuận để lại để phân bổ cho các quỹ. Chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài
sản, nguồn vốn đ u tư xây dựng cơ bản.
- Đặc điểm
+ Vốn tự c là nguồn vốn c tính ổn định cao và không ngừng gia tăng
+ Vốn tự c của ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất tuy n chỉ chiếm
một tỷ trọng nhỏ, n vừa cho thấy qui mô của ngân hàng vừa phản ánh khả năng
đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng
 Vốn huy động:


10

Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản
bằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng
phải c nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đ y đủ khi khách hàng yêu c u. Nguồn vốn huy
động là nguồn tài nguyên to lớn nhất

- Nguồn hình thành
+ Nhận tiền gửi
. Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân
. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
. Tiền gửi tiết kiệm c kỳ hạn
+ Phát hành giấy tờ c giá: kỳ phiếu, trái phiếu
+ Các khoản tiền gửi khác
- Đặc điểm vốn huy động
+ Nguồn vốn không ổn định
+ Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất
- Mục đích sử dụng
+ Thiết lập dự trữ
+ Cấp tín dụng
 Vốn đi vay:
Nguồn vốn đi vay c vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
thương mại. Thuộc loại này bao gồm:
-Vốn vay trong nước:
+ Vay ngân hàng trung ương: NHTW sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thương mại thông
qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng từ
xin tái chiết khấu c chất lượng. Làm như vậy, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là
người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại
+ Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên ngân hàng
(Interbank Market)
- Vốn vay ngân hàng nước ngoài
 Vốn tiếp nhận:


11

Đây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà

nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo
môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã
được xác định
 Vốn khác:
Đ là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại
lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…)
2.1.2.2. Hoạt động cấp tín dụng
NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho
vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán…trong đ , hoạt động
cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng.
 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động tiếp theo của hoạt động huy động vốn, hoàn
thành chu trình phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn. Nhờ vào nguồn
vốn vay các tổ chức và cá nhân c thể thoả mãn nhu c u về vốn, phục vụ cho hoạt
động tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh…
Hoạt động cho vay về cơ bản c thể chia làm hai hình thức ngắn hạn và trung
dài hạn. Đối với hoạt động cho vay ngắn hạn, các ngân hàng đáp ứng nhu c u vốn
cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, nhu c u cá nhân…Đối với hoạt động
cho vay trung dài hạn các ngân hàng cung cấp vốn để thực hiện các dự án đ u tư
phát triển.
Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thu được nguồn thu từ chênh lệch
lãi suất và các phí phát sinh. Mặt khác, thông qua việc cho vay ngân hàng còn thu
được các loại phí như phí cam kết cấp tín dụng, phí cung cấp thư hứa, phí duy trì
hạn mức…phụ thuộc vào chính sách của mỗi ngân hàng.
 Hoạt động cấp bảo lãnh
Bảo lãnh là một hình thức cấp tín dụng, theo đ ngân hàng cam kết bằng văn
bản không huỷ ngang đối với bên nhận bảo lãnh sẽ thay thế thực hiện nghĩa vụ tài


12


chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đ y đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh
phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.
Ngân hàng được cấp các bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn,
bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh dự th u, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo
hành…và các bảo lãnh khác theo quy định của pháp luật và phù hợp với năng lực
tài chính của ngân hàng.
Từ hoạt động cấp bảo lãnh ngân hàng sẽ thu được phí bảo lãnh, phí thực hiện
nghĩa vụ, phí gia hạn…
 Hoạt động chiết khấu
Chiết khấu là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng mua lại giấy tờ c giá của
khách hàng trước thời hạn thanh toán. Các NHTM được chiết khấu thương phiếu,
hối phiếu, kỳ phiếu, séc….Hoạt động chiết khấu tạo điều kiện cho khách hàng nhận
được tiền sớm hơn nhằm đáp ứng nhu c u về vốn mà không phải đi vay. Khi thực
hiện chiết khấu cho khách hàng ngoài tiết kiệm các chi phí về thẩm định cho vay,
các ngân hàng còn thu được lãi trước khi phát tiền vay bằng cách khấu trừ vào
mệnh giá.
 Hoạt động cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho
thuê máy m c thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp
đồng cho thuê giữa bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên thuê
là khách hàng.
Bên cho thuê cam kết mua máy m c thiết bị, phương tiện vận chuyển và các
động sản khác theo yêu c u của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản
thuê trong suốt quá trình thuê.
Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn
thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời
hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc
tiếp tục thuê lại tài sản đ theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận.



13

 Hoạt động bao thanh toán
Hoạt động bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho
bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán
hàng hoá đã được hai bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng
mua bán hàng hoá.
Thông qua nghiệp vụ bao thanh toán, ngân hàng thu được các loại phí và lệ
phí, cung cấp các dịch vụ kèm theo g p ph n gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Đồng
thời, thông qua việc quản lý các khoản phải thu, các ngân hàng c thể kiểm soát
nguồn thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
2.1.3. Các yếu tố cấu thành tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại
Tỷ suất sinh lợi được tính bằng cách lấy lợi nhuận thu được trong một thời
kỳ nhất định chia cho giá trị tài sản cùng kỳ của ngân hàng. Lợi nhuận thu được c
thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Lợi nhuận của NHTM bao gồm lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế: là ph n chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí.
Trong đ : Thu nhập của NHTM bao gồm:
- Thu nhập về hoạt động tín dụng (Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng, Thu
nhập lãi tiền gửi tại các TCTD, thu nhập lãi từ cho thuê tài chính, thu nhập từ phí
bảo lãnh..)
- Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (Thu lãi dịch vụ thanh toán, thu
nhập từ dịch vụ ngân quỹ …)
- Thu từ các hoạt động khác (Thu nhập từ g p vốn, mua cổ ph n, thu nhập từ
mua bán chứng khoán, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, thu nhập từ nghiệp vụ ủy
thác, đại lý, thu nhập từ dịch vụ tư vấn, thu nhập từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm,
thu nhập từ dịch vụ ngân hàng khác: bảo quản cho thuê tủ két sắt, c m đồ.., các

khoản thu bất thường khác). Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thu nhập lãi từ


14

hoạt động tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu của ngân hàng
và là hoạt động chứa nhiều rủi ro.
Chi phí của NHTM bao gồm:
- Chi về hoạt động huy động vốn (Chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền
tiết kiệm, chi phí trả lãi tiền vay, chi phí trả lãi trái phiếu, kỳ phiếu …)
- Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (Chi phí dịch vụ thanh toán, chi phí
về ngân quỹ: vận chuyển, kiểm đếm, bảo vệ, đ ng g i, chi phí cước phí bưu điện về
mạng viễn thông, chi phí về dịch vụ khác…)
- Chi các hoạt động khác (Chi phí các hoạt động mua, bán chứng khoản, chi
phí kinh doanh ngoại tê, vàng bạc, đá quý)
- Chi các khoản thuế, phí, lệ phí
- Chi phí cho nhân viên (Chi phí lương, phụ cấp cho cán bộ nhân viên, bảo
hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, trợ cấp kh khăn, thôi việc, chi về
công tác xã hội).
Trong cơ cấu các khoản chi phí của ngân hàng, khoản chi phí cho nhân viên
thường chiếm tỷ trọng cao bởi vì đội ngũ nhân sự là cốt lõi trong việc thực hiện các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Lợi nhuận sau thuế: là ph n chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Thuế TNDN = Lợi nhuận trƣớc thuế x Thuế suất thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trƣớc thuế - Thuế TNDN
2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng Thương mại
Các chỉ tiêu để đo lường tỷ suất sinh lợi của ngân hàng gồm: Tỷ suất sinh lợi
trên vốn chủ sở hữu ( ROE), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM). Ngoài ra còn c các

chỉ tiêu khác như tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, chênh lệch lãi suất bình quân,
tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM), tỷ lệ hiệu quả
sử dụng tài sản (AU)…


15

2.1.4.1. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity)
ROE = Lợi nhuận ròng /Vốn chủ sở hữu
ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng,
n thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đ u tư vào ngân hàng.
Tỷ số ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của
mình, c nghĩa ngân hàng đã cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để
khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy
mô. Do đ , ROE càng cao sẽ càng hấp dẫn nhà đ u tư hơn.
2.1.4.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA – Return on Asset)
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản
ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý của ngân hàng, n chỉ ra khả năng
trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.
ROA cung cấp cho các nhà đ u tư thông tin về khoản lãi được tạo ra từ
lượng tài sản của ngân hàng. Tài sản của ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn
vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt
động của các NHTM. Hiệu quả của việc chuyển vốn đ u tư thành lợi nhuận được
thể hiện qua ROA.
2.1.4.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin)
NIM = (Thu nhập lãi – Chi phí lãi )/ Tài sản có sinh lãi
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi
phí trả lãi mà ngân hàng c thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài
sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn c chi phí thấp nhất.
Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong

khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. NIM c xu hướng cao ở các ngân
hàng bán lẻ quy mô nhỏ, các ngân hàng thẻ tín dụng và các tổ chức cho vay hơn là
NIM của các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia hay các tổ chức cho
vay c m cố. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong


16

khi NIM c xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị
co hẹp lại.
2.1.4.4. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM – Non Interest Margin)
NNIM = (Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi) / Tài sản có sinh lãi
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu
ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân
hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, và chi phí tổn
thất tín dụng).
Đối với h u hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thường là âm, chi phí
ngoài lãi nhìn chung vượt quá thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các
nguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm g n đây.
C rất nhiều chỉ tiêu để đo lường tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, tuy nhiên
chỉ tiêu ROA thường được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu. Theo nghiên cứu
của Pasiouras & Kosmidou (2007), Syafri (2012), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA) được sử dụng để đo lường lợi nhuận của ngân hàng.
ROA được tính toán bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản c bình quân.
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng, mặc
dù tài sản của ngân hàng c thể bị biến động bởi các hoạt động ngoại bảng. Tuy
nhiên đối với các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam, sự biến động của các hoạt
động ngoại bảng này không đáng kể.
Rivard & Thomas (1997) cũng đã chứng minh ROA là giá trị lượng h a tốt
nhất cho lợi nhuận ngân hàng vì đòn bẩy tài chính cao sẽ không ảnh hưởng đến

ROA.
Qua những nhận định trên, tác giả chọn biến ROA là chỉ tiêu để đo lường lợi
nhuận của các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam.
2.1.4.5. Các chỉ số đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng
Trong nhiều bài nghiên cứu trước , hiệu quả sinh lời của Ngân hàng được đo
bằng tỷ lệ lãi cận biên (NIM). Nhằm xác định rõ các yếu tố tác động đến hiệu quả


17

sinh lời của ngân hàng, đã c rất nhiều các bài nghiên cứu đã được xây dựng để làm
rõ hơn vấn đề này, những nghiên cứu ban đ u về hiệu quả sinh lời của ngân hàng
được trình bày bởi Short(1979) và Bourke (1989). Trong các bài nghiên cứu g n
đây cho rằng, hiệu quả sinh lời của ngân hàng chịu tác động của 2 yếu tố: yếu tố nội
sinh và yếu tố ngoại sinh. Yếu tố nội sinh bao gồm yếu tố quản trị ngân hàng, chính
sách của ngân hàng và các yếu tố bên trong ngân hàng liên quan đến lợi nhuận
(Gungor, 2007). Yếu tố ngoại sinh phản ánh môi trường kinh tế bên ngoài tác động
đến quá trình hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Các yếu tố nội sinh trong bài nghiên cứu đ ng vai trò như là các biến độc lập
nhằm xác định lợi nhuận của ngân hàng: quy mô tài sản c , chất lượng tài sản có,
quản trị rủi ro, quản trị chi phí, tiền gửi và tính thanh khoản.
- Qui mô được đánh giá như là một bức tranh miêu tả mức độ hoạt động kinh
tế hoặc phi kinh tế tồn tại trong thị trường. Akhavein và cộng sự (1997) và Smirlock
(1985) đã nhận thấy được mối quan hệ chặt chẽ và tích cực giữa qui mô tài sản c
và lợi nhuận của ngân hàng. Demirguc – Kunt và Maksimovic (1998) cho rằng:
“Một biến động liên quan đến tình hình tài chính, thay đổi trong các quy định của
hoạt động ngân hàng hoặc các nhân tố khác (vd. Tham nhũng) (những vấn đề này
đều tác động đến lợi nhuận của ngân hàng) c liên quan chặt chẽ tới qui mô tài sản
c của công ty. Thêm vào đ , theo phát biểu của G.S Short (1979), qui mô tài sản
c c mối quan hệ chặt chẽ tới tỉ lệ an toàn vốn của ngân hàng, điều này c nghĩa là

ngân hàng càng lớn thì càng c xu hướng giảm thiểu được chi phí vốn, và do vậy,
càng gia tăng được mức lợi nhuận. Cùng chung một nhận định, Haslem (1968),
Short (1979), Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002)
và Goddard và cộng sự (2004), tất cả đều cho thấy mối liên hệ thuận chiều giữa qui
mô ngân hàng và tỷ lệ vốn, nghĩa là khi c sự gia tăng quy mô tài sản c (đặc biệt
đúng trong trường hợp ngân hàng qui mô nhỏ và vừa) thì lợi nhuận sẽ gia tăng
tương ứng. Tuy nhiên, c nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng: sự gia tăng về quy mô
ngân hàng chỉ giúp giảm thiểu một lượng nhỏ chi phí, Berger và cộng sự (1987)
cũng cho rằng các ngân hàng lớn cũng thường phải đối mặt với tình trạng này.


18

- Nhu c u về quản trị rủi ro trong khu vực ngân hàng mang tính cơ bản và
cấp thiết trong kinh doanh ngân hàng. Chất lượng tài sản c kém và tính thanh
khoản thấp là hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại trong kinh doanh ngân
hàng. Trong thời kì mà sự bất ổn ngày càng gia tăng, các định chế tài chính c thể
sẽ phải quyết định đa dạng h a danh mục đ u tư và/hoặc gia tăng tính thanh khoản
của tải sản mà công ty nắm giữ nhằm giảm thiểu rủi ro, cụ thể, rủi ro được chia làm
rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Molyneux và Thornton (1992) cho rằng mối
quan hệ giữa mức độ thanh khoản và lợi nhuận là chặt chẽ và tương quan với nhau
nhất. Ngược lại, Bourke (1989) lại cho rằng ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tới lợi
nhuận mới là lớn nhất. Kết quả này được giải thích dựa trên lí do là c rất nhiều các
định chế tài chính đã cho vay các khoản tín dụng rủi ro cao, điều đ dẫn tới các
khoản vay không c khả năng hoàn trả ngày càng tăng cao và làm suy giảm lợi
nhuận của ngân hàng thương mại.
- Chi phí hoạt động của ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng nhằm xác
định lợi nhuận của ngân hàng, và n c mối quan hệ mật thiết tới độ hiệu quả trong
hoạt động quản trị ngân hàng. Bourke (1989) và Molyneux và Thornton (1992) tìm
ra được mối quan hệ tích cực giữa gia tăng chất lượng quản lý chi phí và lợi nhuận

ngân hàng, nghĩa là việc quản lý chi phí các hoạt động bên trong ngân hàng càng
chặt chẽ thì sẽ càng làm giảm thiểu các chi phí phát sinh không c n thiết, giảm thiểu
việc lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích vật tư của ngân hàng, từ đ sẽ làm gia
tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Trở lại vấn đề tác động liên quan của yếu tố ngoại sinh tới lợi nhuận của
ngân hàng, tổng kết từ rất nhiều kết quả c được từ các cuộc nghiên cứu ta thấy
rằng: tỉ lệ tăng trưởng GDP thực hàng năm, tỉ lệ lạm phát hàng năm, tỉ lệ lãi suất
thực là những biến kinh tế vĩ mô tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng. Các nhà nghiên cứu như Athanasoglou, Delis và Stakouras (2006) đã
làm một cuộc phân tích nhằm đánh giá mức độ tác động của yếu tố vĩ mô tới lợi
nhuận ngân hàng của các nước thuộc khu vực Châu

u trong giai đoạn 1998 –

2002. Bài nghiên cứu cho thấy rằng: “Lạm phát tác động rất lớn đến lợi nhuận của


×