Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.8 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH TẤN GIÀU

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH TẤN GIÀU

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Phân tích các nhân tố tác
động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là
công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tác giả với sự hướng dẫn của PGS.TS.
Trương Quang Thông.
Luận văn được tác giả thực hiện và hoàn tất một cách độc lập. Các số liệu đưa vào
Luận văn là trung thực và được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu
của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các giải
pháp, khuyến nghị được tác giả rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Tài
liệu tham khảo trong Luận văn được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung được trình bày trong Luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
NGƯỜI CAM ĐOAN

Huỳnh Tấn Giàu


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1:


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................................... 3

1.1. Lý do thực hiện đề tài .................................................................................. 3
1.2. Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu .................................................................... 5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6
1.5. Khung phân tích của Luận văn ..................................................................... 8
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................... 9
1.7. Kết cấu của Luận văn .................................................................................. 9
CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ

NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................... 11
2.1. Khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại ............................................. 11
2.2. Các thước đo đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng ............................ 12
2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) .................................................. 12
2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..................................... 13
2.3. Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng ........................ 15
2.3.1. Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng ........................................... 15
2.3.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng .......................................... 24


CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ

NĂNG SINH LỢI TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM ........................................... 30
3.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam ......................................................................... 30
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam ......... 33

3.2.1. Tình hình tổng tài sản ...................................................................... 33
3.2.2. Tình hình vốn chủ sở hữu ................................................................ 36
3.2.3. Hoạt động huy động vốn ................................................................. 38
3.2.4. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng .............................................. 39
3.2.5. Tình hình thu nhập .......................................................................... 40
3.2.6. Khả năng sinh lợi ............................................................................ 41
3.3. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các
NHTMCP Việt Nam ................................................................................... 46
3.3.1. Thành tựu ......................................................................................... 46
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 47
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........ 50
4.1. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu ........................................................................ 50
4.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................................... 50
4.2.1. Các biến phụ thuộc .......................................................................... 50
4.2.2. Các biến độc lập .............................................................................. 51
4.2.2.1. Nhóm các biến độc lập bên trong ngân hàng ..................... 52
4.2.2.2. Nhóm các biến độc lập bên ngoài ngân hàng .................... 57
4.3. Mô hình hồi qui ......................................................................................... 61
4.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 64
4.4.1. Thống kê mô tả các biến .................................................................. 64
4.4.2. Kết quả mô hình hồi qui .................................................................. 70
4.4.2.1. Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng ............................ 73
4.4.2.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng ............................ 77


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 81
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 81
5.2. Khuyến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của các
NHTMCP Việt Nam .................................................................................. 82
5.2.1. Một số khuyến nghị với Chính phủ và NHNN Việt Nam ................. 82

5.2.1.1. Khuyến nghị với Chính phủ Việt Nam .............................. 83
5.2.1.2. Khuyến nghị với NHNN Việt Nam ................................... 84
5.2.2. Khuyến nghị đối với các NHTMCP Việt Nam ................................ 86
5.2.2.1. Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng .................. 86
5.2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và xử lý nợ
xấu ................................................................................... 87
5.2.2.3. Giải pháp tăng trưởng tiền gửi khách hàng ....................... 89
5.2.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng ........... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu/
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Nghĩa tiếng nước ngoài

CAR

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Captital Adequacy Ratio

CIR

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập


Cost to Income Ratio

FE

Mô hình các ảnh hưởng cố định

Fixed Effects

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Products

GL

Tổng dư nợ tín dụng

Gross Loans

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia

Gross National Products

GR

Tỷ lệ tăng trưởng


Growth Rate

LLP

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Loan Loss Provisions

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Net Interest Margin

NL

Tổng dư nợ tín dụng thuần


Net Loans

NPL

Nợ xấu

Non-Performing Loans

RE

Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên

Random Effects

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Return On Assets

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Return On Equity

TA

Tổng tài sản


Total Assets

TCTD

Tổ chức tín dụng

TL

Tổng nợ phải trả

Total Liabilities

WB

Ngân hàng Thế giới

World Bank

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tổng tài sản bình quân và tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản bình quân của toàn
hệ thống NHTMCP Việt Nam .................................................................. 34
Bảng 3.2: Vốn chủ sở hữu bình quân và tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của hệ thống

NHTMCP Việt Nam ................................................................................. 36
Bảng 3.3: Qui định về mức vốn pháp định của các ngân hàng thương mại trong Nghị
định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ...................................................... 37
Bảng 3.4: Tổng tiền gửi khách hàng bình quân của hệ thống NHTMCP Việt Nam .... 39
Bảng 3.5: Tình hình thu nhập hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam .............. 41
Bảng 3.6: Khả năng sinh lợi của hệ thống NHTMCP Việt Nam và một số quốc gia
khác thuộc khu vực châu Á trong năm 2014 ............................................. 45
Bảng 4.1: Các biến được sử dụng trong mô hình hồi qui............................................ 60
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ....................... 65
Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả các biến qua từng năm .......................................... 67
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình hồi qui bằng phương pháp S-GMM .............. 71


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ...................... 31
Đồ thị 3.2: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân của toàn hệ thống NHTMCP Việt
Nam ....................................................................................................... 35
Đồ thị 3.3: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu bình quân của toàn hệ thống NHTMCP
Việt Nam ................................................................................................ 38
Đồ thị 3.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của toàn hệ
thống NHTMCP Việt Nam ..................................................................... 40
Đồ thị 3.5: ROA và ROE bình quân của 40 NHTMCP Việt Nam .............................. 43


1

TÓM TẮT
Bằng phương pháp định lượng thông qua việc sử dụng phương pháp ước lượng S-GMM
(System Generalized Method of Moments), còn được gọi là phương pháp ước lượng
mômen tổng quát hệ thống, được phát triển bởi mô hình bảng động của Arellano và

Bover (1991), Blundell và Bond (1998), dựa trên dữ liệu bảng gồm 280 quan sát của 40
ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2014, tác giả thực hiện kiểm định tác động của các nhân tố đặc trưng của một ngân
hàng như cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, nguồn vốn, cấu trúc tài chính, hiệu quả hoạt
động, qui mô ngân hàng, mức độ đa dạng hóa thu nhập và các nhân tố kinh tế vĩ mô như
mức độ tập trung ngành, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất đến khả năng sinh lợi của
các NHTMCP Việt Nam. Kết quả hồi qui đã tìm ra bằng chứng cho thấy có sự tồn tại
tác động của các nhân tố như chất lượng tài sản thông qua tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng, nguồn vốn thông qua tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân
trên tổng tài sản bình quân, cấu trúc tài chính thông qua tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi khách
hàng hàng năm, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua tỷ lệ tổng chi phí trên tổng
thu nhập hoạt động, tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ số tăng trưởng GDP hàng năm, lãi
suất thông qua lãi suất tái cấp vốn do ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam qui định
trong từng thời kỳ và cả những biến động của nền kinh tế Việt Nam theo thời gian đến
khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam thể hiện qua hai thước đo là tỷ suất sinh
lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Cụ thể, khi tỷ lệ
chi phí dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ tín dụng hoặc tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu
nhập hoạt động của ngân hàng càng thấp thì khả năng sinh lợi của ngân hàng được thể
hiện qua hai thước đo ROA và ROE càng cao. Nghĩa là, nếu để tình trạng nợ xấu càng
nhiều hoặc tỷ trọng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động quá cao thì khả năng
sinh lợi của ngân hàng càng giảm, do đó, để gia tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng
thông qua hai thước đo ROA và ROE thì ngân hàng cần cải thiện hiệu quả của việc quản


2

trị rủi ro tín dụng cũng như quản trị chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, một vài nhân tố chỉ
tác động đến một trong hai chỉ tiêu ROA và ROE, như: việc tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu
bình quân trên tổng tài sản bình quân hay một sự gia tăng trong chỉ số tăng trưởng GDP
hàng năm đều góp phần làm tăng hệ số ROA nhưng sự tác động đến ROE của hai nhân

tố trên thì không đạt độ tin cậy cao; hoặc, một sự gia tăng trong tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi
khách hàng hàng năm hay việc NHNN Việt Nam giảm lãi suất tái cấp vốn cho các ngân
hàng thương mại cũng làm giảm hệ số ROE nhưng lại không có ảnh hưởng đáng tin cậy
đến hệ số ROA. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy nếu ngân hàng đạt được
hệ số ROA trong năm liền trước càng cao thì càng làm tăng hệ số ROA của ngân hàng
trong năm hiện tại quan sát và ngược lại; đồng thời, kết quả này cũng diễn ra tương tự
đối với hệ số ROE của ngân hàng. Do đó, việc các ngân hàng cố gắng hoạt động kinh
doanh để đạt được tỷ suất sinh lợi thật tốt qua từng năm cũng là một trong những cách
có thể cải thiện khả năng sinh lợi của chính bản thân các ngân hàng trong tương lai.
Từ khóa: khả năng sinh lợi của ngân hàng, các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi
của ngân hàng, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại cổ phần.


3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1

Lý do thực hiện đề tài

Những năm gần đây, trên thế giới nổi lên rất nhiều nghiên cứu liên quan đến các chủ đề
gắn với ngân hàng như các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động, về năng lực cạnh tranh,
về chất lượng dịch vụ, về ngân hàng điện tử, cũng như về vấn đề quản trị rủi ro cho ngân
hàng,… Trong đó, nổi bật là các nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lợi của các ngân hàng. Hầu hết các kết quả nghiên cứu đã trưng ra bằng chứng
cho thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của một ngân hàng. Syafri
(2012), Abuzar (2013) đã cho thấy ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi theo tài sản của các
ngân hàng là qui mô ngân hàng, tiền gửi khách hàng, khả năng thanh khoản, chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng, mức độ tăng trưởng kinh tế, mức tăng cung tiền, tỷ lệ lạm phát.

Trong khi đó, ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tính trên đồng vốn mà chủ sở hữu của
các ngân hàng bỏ ra là tiền gửi khách hàng, nguồn vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, nhân tố
hiệu quả thông qua chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động. Điều này cho thấy, một
hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt và hiệu quả sẽ mang lại mức sinh lợi cao cho
các ngân hàng, từ đó giúp gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu của các ngân hàng. Bên
cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự ổn định trong tính thanh khoản cũng sẽ giúp
các ngân hàng tăng cường khả năng ứng phó với các cú sốc kinh tế và rủi ro hoạt động.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho rằng mức sinh lợi của ngân hàng sẽ đem đến nguồn
tài trợ nội bộ, là một trong những nguồn vốn rẻ nhất để các ngân hàng có thể dùng để tái
đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng, giúp các ngân hàng tăng trưởng an toàn và bền
vững, hỗ trợ tích cực vào sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia.
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn tám năm gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, từ đó tạo nên


4

nhiều thay đổi to lớn theo chiều hướng tốt cho đời sống xã hội và kinh tế Việt Nam,
trong đó riêng lĩnh vực ngân hàng đã có nhiều đóng góp quan trọng với vai trò là một
kênh cung ứng vốn chủ yếu vào nền kinh tế,1 đóng góp không nhỏ vào mức tăng trưởng
kinh tế hàng năm của quốc gia nhưng vẫn đảm bảo được thực hiện theo chủ trương của
Chính phủ về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở
mức hợp lý đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động cho các tổ chức tín dụng (TCTD) và
đảm bảo an sinh xã hội. Nhưng bên cạnh các kết quả đạt được, lĩnh vực tài chính ngân
hàng vẫn còn các hạn chế, các vấn đề cần phải nghiên cứu. Tốc độ toàn cầu hóa và tự do
hóa thương mại diễn ra nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế Việt
Nam phát triển nhưng đồng thời cũng đem đến sức ép lớn cho thị trường tài chính, điển
hình là lĩnh vực tài chính ngân hàng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
trong và ngoài nước. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm sụt giảm nguồn
doanh thu từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, để từ đó ảnh hưởng đến khả năng

sinh lợi của các ngân hàng.2 Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp
nâng cao khả năng sinh lợi cho các NHTMCP Việt Nam là hết sức quan trọng, có giá trị
và luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, các
nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư.
Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở Việt Nam, với
mong muốn nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tại sao tình hình khả năng sinh lợi của các
NHTMCP Việt Nam thời gian qua lại có sự sụt giảm như vậy, nhận diện các nhân tố tác
động và mức độ tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng, tác giả quyết định
chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của

1

Năm 2014, xét trên toàn bộ nền kinh tế Việt Nam thì tổng dư nợ tín dụng đạt 3,971 nghìn tỷ đồng và tổng phương
tiện thanh toán (M2) đạt 5,179 nghìn tỷ đồng. Nguồn: BCTN năm 2014 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2
Năm 2008, hệ số ROA và ROE bình quân toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam đạt tương ứng là 1.72% và 11.36%.
Đến năm 2014, hệ số ROA và ROE bình quân sụt giảm mạnh, chỉ đạt tương ứng 0.69% và 7.40%. Nguồn: Tổng
hợp từ BCTC đã kiểm toán của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014.


5

các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” cho Luận văn Thạc sĩ kinh tế của mình,
nhằm đóng góp thêm về phương diện lý luận vai trò của khả năng sinh lợi trong hệ thống
ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam và là nguồn tham khảo thực tiễn có thể giúp
các ngân hàng giải quyết những khó khăn trong hoạt động kinh doanh hiện nay.
1.2

Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là phân tích tác động của các nhân tố đặc trưng của
từng ngân hàng như cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, nguồn vốn, cấu trúc tài chính,
hiệu quả hoạt động, qui mô ngân hàng, mức độ đa dạng hóa thu nhập và các nhân tố kinh
tế vĩ mô như mức độ tập trung ngành, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất đến khả
năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, bài nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung
giải quyết các mục tiêu cụ thể sau dây:
 Một là, khung lý thuyết về khả năng sinh lợi và các nhân tố tác động đến khả năng
sinh lợi của ngân hàng thông qua các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về các nhân
tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.
 Hai là, phân tích thực trạng khả năng sinh lợi và tình hình hoạt động kinh doanh của
các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, cụ thể như tình hình tổng
tài sản, tình hình vốn chủ sở hữu, hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và rủi ro
tín dụng, tình hình thu nhập; đồng thời, cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
của các ngân hàng.
 Ba là, kế thừa từ bài nghiên cứu của Antonio Trujillo-Ponce (2013), tác giả bài
nghiên cứu này thực hiện phân tích định lượng thông qua việc sử dụng phương pháp ước
lượng S-GMM để kiểm định tác động của các nhân tố đặc trưng của từng ngân hàng như
cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, nguồn vốn, cấu trúc tài chính, hiệu quả hoạt động,
qui mô ngân hàng, mức độ đa dạng hóa thu nhập và các nhân tố kinh tế vĩ mô như mức


6

độ tập trung ngành, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất đến khả năng sinh lợi của các
NHTMCP Việt Nam.
 Bốn là, tác giả đưa ra các gợi ý khuyến nghị, giải pháp cho các NHTMCP Việt Nam
để từ đó là một trong các cơ sở có thể nâng cao khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh
doanh trong tương lai.

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện bài nghiên cứu này, tác giả dựa trên dữ liệu của 40 NHTMCP Việt Nam
giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, trong đó bao gồm 4 ngân hàng thương mại (NHTM)
nhà nước đã được cổ phần hóa.
Từ các bằng chứng thực nghiệm đã nghiên cứu trước đây cho thấy ảnh hưởng đến khả
năng sinh lợi của các ngân hàng có rất nhiều nhân tố,3 nhưng trong bài nghiên cứu này
khi nghiên cứu cho các NHTMCP Việt Nam, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tác động
của các nhân tố cụ thể là: cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, nguồn vốn, cấu trúc tài
chính, hiệu quả hoạt động, qui mô ngân hàng, mức độ đa dạng hóa thu nhập, mức độ tập
trung ngành, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất. Và tác giả sử dụng hai chỉ tiêu
thường được dùng phổ biến để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, cụ thể là: khả
năng sinh lợi trên tài sản và khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.
Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến
năm 2014, trong đó bao gồm dữ liệu từ báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng,
thống kê của NHNN Việt Nam và ngân hàng Thế giới.
1.4

Phương pháp nghiên cứu

Trước tiên, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu từ BCTC của các
NHTMCP Việt Nam, ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Thế giới; từ đó, thực hiện thống
3

Xem Phụ lục 14, mục 2.


7


kê, mô tả các dữ liệu nghiên cứu và có những lập luận, giải thích đối với nguồn dữ liệu trên.
Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định tác động của các nhân
tố đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam. Từ đó, giúp nhận diện các nhân
tố ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.
Về xử lý số liệu thu thập, tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Office 2007 để lập bảng
biểu, vẽ biểu đồ, đồ thị thể hiện các số liệu thu thập và sử dụng phần mềm phân tích dữ
liệu STATA 12.0 để hỗ trợ xử lý số liệu, phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến
khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.


8

1.5

Khung phân tích của Luận văn
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP
Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014.

Các nội dung nghiên cứu
- Khả năng sinh lợi và các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.
- Phân tích thực trạng khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.
- Phân tích tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.
- Đưa ra các gợi ý khuyến nghị, giải pháp cho các NHTMCP Việt Nam trong việc
nâng cao khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh doanh.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính


Phương pháp định lượng

Thống kê, mô tả và lập luận về dữ liệu Sử dụng phương pháp ước lượng S-GMM
nghiên cứu.
để xác định mức độ tác động của từng nhân
tố đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP
Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu
- Bằng hai phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng, đánh giá tác
động của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn
từ 2008 đến 2014.
- Nhận diện các nhân tố tác động gây sụt giảm và các nhân tố tác động làm gia tăng
khả năng sinh lợi của các ngân hàng.

Gợi ý các chính sách.


9

1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về phương diện khoa học, điểm mới của nghiên cứu này là tác giả kết hợp hai phương
pháp phân tích định tính và phân tích định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm
2014. Với kết quả của nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng lắp đầy thêm khoảng cách của
các nghiên cứu trước đây về khả năng sinh lợi của ngân hàng bằng cách bổ sung thêm
phương pháp tiếp cận mới trong việc phân tích và đánh giá tác động của các nhân tố đến

khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng như nới rộng thêm phạm vi nghiên cứu về chủ đề
này đến một quốc gia đang phát triển là Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn, tác giả kỳ vọng kết quả đạt được của đề tài này sẽ là một trong
các cơ sở có thể giúp các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các chính sách và chiến lược
phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp dựa trên những tác động tích cực và tiêu cực
của các nhân tố nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tác
giả cũng mong rằng kết quả của nghiên cứu này sẽ là một trong các cơ sở để các nhà
hoạch định chính sách vĩ mô của Chính phủ và NHNN Việt Nam tham khảo trong quá
trình hoạch định và ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, kịp thời nhằm xây
dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển lành mạnh, ổn định, hiệu quả và bền vững.
1.7

Kết cấu của Luận văn

Luận văn nghiên cứu được tác giả thiết kế gồm 5 Chương với nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài
nghiên cứu bao gồm lý do thực hiện đề tài; mục tiêu và vấn đề nghiên cứu; đối tượng và
phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; khung phân tích của Luận văn; ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của đề tài; kết cấu của Luận văn.
Chương 2: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng
thương mại. Trong chương này, tác giả trình bày khung lý thuyết về khả năng sinh lợi


10

và các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, cũng như đưa ra các bằng
chứng thực nghiệm trên thế giới về sự tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lợi
của ngân hàng, từ đó làm cơ sở để tác giả thực hiện bài nghiên cứu của tác giả tại Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTMCP
Việt Nam. Trong chương này, bằng phương pháp định tính tác giả phân tích thực trạng

về khả năng sinh lợi và các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP
Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014.
Chương 4: Mô hình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sử
dụng phương pháp định lượng để kiểm định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi
của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Theo đó, tác giả sẽ
làm rõ nguồn dữ liệu thu thập, mô hình hồi qui, phương pháp nghiên cứu và thảo luận
kết quả kiểm định tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Trong chương này, tác giả trình bày tóm tắt kết
quả của đề tài nghiên cứu, đồng thời đưa ra các gợi ý khuyến nghị cho các NHTMCP
Việt Nam và cho các nhà hoạch định chính sách trong việc gia tăng khả năng sinh lợi
cho các NHTMCP Việt Nam. Cuối cùng, tác giả nêu lên những hạn chế của đề tài và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


11

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1

Khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại

Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16/6/2010 có định nghĩa NHTM là loại hình
ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo qui định Luật này nhằm mục tiêu sinh lợi. Các NHTM thực hiện kinh doanh
trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo nguồn thu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khoản
chi phí, rủi ro phát sinh và quản lý thận trọng danh mục đầu tư nhằm đạt được tỷ suất
sinh lợi như kỳ vọng của cổ đông và các nhà quản trị mà vẫn đảm bảo khả năng thanh
khoản trước các cú sốc kinh tế, sự bất ổn của thị trường ngành ngân hàng trong suốt quá

trình hoạt động kinh doanh.
Khả năng sinh lợi của ngân hàng có thể được hiểu chính là năng lực tạo ra lợi nhuận của
ngân hàng và được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi, một thước đo dùng đo lường
mức độ thành công của ngân hàng trong việc sử dụng nguồn tài trợ để tạo ra lãi ròng,
đồng thời cũng là thước đo về khả năng thanh toán nợ của ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi
phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cũng như triển vọng phát triển
của ngân hàng trong tương lai. Khi phân tích tỷ suất sinh lợi của ngân hàng cần kết hợp
xem xét đến các mục tiêu chiến lược khác như kế hoạch mở rộng mạng lưới, gia tăng thị
phần, đảm bảo khả năng thanh khoản, mức độ chấp nhận rủi ro, cơ cấu tài sản,… Để đo
lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, cần xem xét mức lãi ròng đạt được sau một kỳ
hoạt động trong mối tương quan với nguồn vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và khả năng bù
đắp chi phí cho những thất thoát xảy ra. Hai chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi thường
được các chuyên gia kinh tế trên thế giới sử dụng là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
(ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngoài ra, vì hoạt động đặc trưng


12

của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và thị giá cổ phiếu ngân hàng cũng chịu sự tác động
của các cú sốc kinh tế hay các cơn khủng hoảng ngành ngân hàng, một vài chỉ tiêu đặc
thù cũng được sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng dù không phổ biến
là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM),4 chênh lệch lãi suất bình quân,… (Trương Quang
Thông, 2012).
2.2

Các thước đo đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng

2.2.1

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)


Theo Trương Quang Thông (2012), tỷ suất sinh lợi trên tài sản thể hiện mức độ tương
quan giữa khả năng tạo ra lợi nhuận và tổng tài sản của ngân hàng, được dùng để đánh
giá khả năng sinh lợi của tài sản ngân hàng, cụ thể là đo lường mức sinh lợi trên mỗi
đồng tài sản của ngân hàng. Nghĩa là, bình quân cứ một đồng tài sản thì ngân hàng có
thể tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng thông qua hoạt động kinh doanh. Khả năng sinh lợi
theo tài sản được xác định bằng công thức:
ROA(%) =

ã ò


à ả

ROA là thước đo thích hợp cho tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,
thể hiện năng lực chuyển đổi từ tài sản thành lãi ròng của ngân hàng và được dùng để
đánh giá khả năng sinh lợi mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính của ngân hàng.
Nghiên cứu của Holden và El-Banany (2004) với các ngân hàng ở vương quốc Anh,
Syafri (2012) với các ngân hàng ở Indonesia, Abuzar (2013) với các ngân hàng Hồi giáo
ở Sudan và Trujillo-Ponce (2013) với 89 ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn 1999 – 2009
đã sử dụng hệ số ROA để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy hệ số ROA chịu tác động bởi nhiều nhân tố như qui mô ngân hàng, qui mô tiền

4

Xem Phụ lục 14, mục 1.


13


gửi khách hàng, khả năng thanh khoản, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, mức độ tăng
trưởng kinh tế, mức tăng cung tiền và tỷ lệ lạm phát.
Bên cạnh các nghiên cứu quốc tế, một số chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng sử dụng hệ
số ROA trong nghiên cứu thực nghiệm về khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam
(Phan Thị Hằng Nga, 2011; Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh, 2015).
2.2.2

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là chỉ số quan trọng nhất đối với các cổ đông của
ngân hàng, dùng để đo lường khả năng sinh lợi tính trên mỗi đồng vốn mà chủ sở hữu
bỏ ra. Chỉ tiêu ROE được xác định bằng lãi ròng chia cho tổng vốn chủ sở hữu bình quân
(bao gồm vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh
lệch tỷ giá, các quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại) qua công thức sau:
ROE(%) =

ã ò




ủ ở ữ

Bên cạnh việc dùng đo lường khả năng sinh lợi theo vốn chủ sở hữu, thông số ROE còn
thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng, cụ thể:
-

Tỷ lệ ROE thấp sẽ giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng trước các nhà đầu tư,

dẫn đến khó thu hút nguồn vốn mới cho việc phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường.

-

Tỷ lệ ROE thấp làm giảm khả năng tăng vốn chủ sở hữu cho ngân hàng qua việc tích

lũy lợi nhuận giữ lại. Từ đó hạn chế khả năng tăng trưởng tài sản gắn liền tăng vốn chủ
sở hữu ngân hàng theo qui định của pháp luật.
-

Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của cổ

đông, cân đối hài hòa cấu trúc tài chính giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong phát triển kinh
doanh và mở rộng qui mô. Do vậy, cổ phiếu của các ngân hàng có tỷ lệ ROE càng cao
thì càng hấp dẫn và là mục tiêu chủ yếu cho các nhà đầu tư chiến lược (Trương Quang


14

Thông, 2012).
Mối tương quan giữa tỷ suất sinh lợi trrên tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
của ngân hàng:
ROE = ROA *




à ả



ủ ở ữ


Từ mối quan hệ giữa ROE và ROA có thể thấy rằng chỉ số ROE rất nhạy cảm với phương
thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn hay sử dụng nhiều nợ hơn). Do
đó, các cổ đông cần sáng suốt khi quyết định đầu tư dựa vào chỉ số ROE của ngân hàng
vì các nhà quản trị ngân hàng có thể dễ dàng cải thiện chỉ số ROE qua việc gia tăng tỷ lệ
sử dụng nợ (bao gồm tiền gửi của khách hàng) so với vốn chủ sở hữu trong quá trình tài
trợ tài sản.
Nghiên cứu của Zeitun (2012) tại các nước khu vực vùng Vịnh, Abuzar (2013) hay
Trujillo-Ponce (2013) sử dụng tỷ lệ ROE để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng
và phát hiện tỷ lệ ROE chịu tác động từ những nhân tố như qui mô tiền gửi khách hàng,
nguồn vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của ngân hàng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thông qua chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động,… Tại Việt Nam, các nghiên cứu
của Phan Thị Hằng Nga (2011), Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) cũng
đã dùng hệ số ROE như một thước đo cho khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên,
các mô hình nghiên cứu sử dụng ROE làm biến phụ thuộc có mức độ giải thích của các
biến độc lập thấp hơn so với mô hình có ROA là biến phụ thuộc. Có thể giải thích điều
này là do các ngân hàng thường tận dụng triệt để đòn bẩy tài chính trong việc huy động
vốn phục vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm sinh lợi và tài sản ngân hàng được hình
thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ khách hàng; do đó, khi cơ
cấu nguồn vốn huy động trong tổng tài sản càng lớn đồng nghĩa tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản càng nhỏ, dẫn đến chỉ số ROE sẽ được tăng cường dù rằng ngân hàng
có thể gánh chịu rủi ro thanh khoản tiềm ẩn trong tương lai. Tóm lại, chỉ tiêu ROE chỉ


15

là một thông số tham khảo trong việc đánh giá khả năng sinh lợi trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
2.3


Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng

Khả năng sinh lợi của ngân hàng chịu tác động bởi nhiều nhân tố, tuy nhiên do bài nghiên
cứu này chỉ tập trung vào các nhân tố như cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, nguồn vốn,
cấu trúc tài chính, hiệu quả hoạt động, qui mô ngân hàng, mức độ tập trung ngành, mức
độ đa dạng hóa thu nhập, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất nên trong phần trình
bày này tác giả sẽ tập trung vào các nhân tố vừa nêu.
Tăng cường khả năng sinh lợi của ngân hàng, cụ thể là nâng cao khả năng tạo ra lãi ròng
từ tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản
trị ngân hàng. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh lợi của ngân hàng trong nhiều phạm vi không gian khác nhau: các
quốc gia ở cùng một khu vực hoặc có cùng những điểm tương đồng, hay chỉ trong một
quốc gia. Kết quả nghiên cứu thu thập được về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lợi của ngân hàng được tựu trung trong hai nhóm chính:
2.3.1

Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng

Mỗi ngân hàng đều có những đặc thù riêng cũng như điểm mạnh và điểm yếu ứng với
các đặc trưng ấy. Đây là nhóm các nhân tố quyết định khả năng sinh lợi của ngân hàng
và thường chịu tác động trực tiếp bởi các quyết định mang tính quản lý, điều hành, có
kiểm soát và có thể điều chỉnh của các nhà quản trị ngân hàng. Việc phân tích các đặc
tính nội bộ trong mỗi ngân hàng giúp các nhà quản trị có thể thiết lập các chính sách,
mục tiêu và chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng được các điểm
mạnh và hạn chế các điểm yếu bên trong ngân hàng, hướng đến tối đa hóa khả năng sinh
lợi của ngân hàng. Nhóm các nhân tố đặc trưng của ngân hàng bao gồm:


16


(1)

Nhân tố cấu trúc tài sản

Cấu trúc tài sản của một ngân hàng được thể hiện bên cột tài sản của bảng cân đối kế
toán, phản ánh tỷ trọng của các loại tài sản tồn tại dưới những hình thức khác nhau mà
ngân hàng hiện đang sở hữu như tiền mặt tại két của ngân hàng, các khoản tiền mặt đang
trong quá trình thu, tiền gửi tại các ngân hàng khác, chứng khoán các loại, các khoản cho
vay các loại và các trang thiết bị, cơ sở vật chất của ngân hàng. Dựa vào phần liệt kê tài
sản trên bảng cân đối kế toán có thể thấy ngân hàng hiện đang sở hữu những nguồn lực
nào, phần ghi các khoản nợ và vốn chủ sở hữu thể hiện đối tượng cung cấp nguồn vốn
đó cho ngân hàng là ai và tỷ trọng cung cấp của mỗi đối tượng là bao nhiêu.
Hầu hết các nghiên cứu về ngành ngân hàng đều trưng ra bằng chứng cho thấy lãi ròng
của một ngân hàng dự kiến sẽ tăng lên khi danh mục đầu tư của các khoản vay tăng có
liên quan đến nhiều tài sản an toàn hơn so với các tài sản khác, với điều kiện lãi suất cho
vay được thả nổi tự do và ngân hàng được áp dụng chính sách giá Markup Pricing5
(Garcia-Herrero và cộng sự, 2009), mặc dù việc nắm giữ một danh mục các khoản vay
lớn có thể làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.
Tỷ trọng cho vay tương đối trong danh mục đầu tư của ngân hàng cao hơn thường gắn
với mức độ rủi ro thanh khoản cao hơn xuất phát từ sự bất lực của các ngân hàng trong
việc điều tiết giảm các khoản nợ hoặc để tăng tài trợ ở bên mục tài sản của bảng cân đối
kế toán. Do đó, một ngân hàng đang nắm giữ một tỷ lệ tài sản luân chuyển thấp với rủi
ro thanh khoản cao hơn sẽ có nhiều khả năng kiếm được lãi ròng cao hơn.
Kết quả nghiên cứu gần đây của DeYoung và Rice (2004), Goddard và cộng sự (2004),
Barros và cộng sự (2007), Iannotta và cộng sự (2007), Chirazzo và cộng sự (2008), Syafri
(2012), Trujillo-Ponce (2013), hay Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) đều
5

Markup Pricing (chính sách định giá cộng lời vào chi phí hay chính sách tăng giá bán): là một hình thức định giá
mà trong đó nhà bán lẻ thêm vào chi phí cho mỗi đơn vị hàng hóa để bù đắp chi phí họat động và đạt được lợi

nhuận mong muốn. Nguồn: />

×