Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Ứng dụng mô hình cobb douglas đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HÀ UYÊN PHƯƠNG

ƯN
́ G DUN
̣ G M Ô H IN
̀ H COBB – DOUGLAS
ĐAN
́ H GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO
QUY MÔ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIÊT
̣ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HÀ UYÊN PHƯƠNG

ƯN
́ G DUN
̣ G M Ô H IN
̀ H COBB – DOUGLAS
ĐAN
́ H GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO


QUY MÔ CỦA CAC
́ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIÊT
̣ NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH PHONG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015

TP. Hồ Chí Minh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả


HÀ UYÊN PHƢƠNG


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Lời mở đầu
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH COBB - DOUGLAS ............................................... 5
1.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động của NHTM .................................................... 5
1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM ..................................................... 5
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ............................ 6
1.1.2.1. Các yếu tố bên ngoài ................................................................................ 6
1.1.2.2. Các yếu tố bên trong ................................................................................ 7
1.2. Quy mô và hiệu quả hoạt động theo quy mô của NHTM .................................. 9
1.2.1. Quy mô hoạt động của NHTM ....................................................................... 9
1.2.1.1. Khái niệm quy mô của NHTM ................................................................ 9
1.2.1.2. Các yếu tố thể hiện quy mô của NHTM .................................................. 9
1.2.2. Hiệu quả hoạt động theo quy mô của NHTM ............................................... 10
1.3. Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM ........................... 11
1.3.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu tài chính............................... 11
1.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ............................................ 11
1.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính ................................................ 13
1.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô bằng mô hình kinh tế lượng ...... 14
1.3.2.1. Phương pháp tiếp cận tham số ............................................................... 15

1.3.2.2. Phương pháp tiếp cận phi tham số ......................................................... 17
1.4. Các nghiên cứu về nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM - ứng dụng
mô hình Cobb - Douglas ............................................................................................. 18
1.4.1. Nghiên cứu cho các NHTM Colombia ......................................................... 18


1.4.2. Nghiên cứu cho các NHTM Paskistan .......................................................... 19
1.4.3. Nghiên cứu cho các NHTM Ukraina ............................................................ 20
1.4.4. Nghiên cứu cho các NHTM Việt Nam ......................................................... 20
1.4.5. Bài học cho NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động theo quy mô .. 22
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................................... 22
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO QUY MÔ CỦA
CÁC NHTM VIỆT NAM - ỨNG DỤNG MH COBB - DOUGLAS ...................... 24
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .............................................. 24
2.2. Hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam qua các chỉ tiêu tài chính ............ 26
2.2.1. Tổng tài sản ................................................................................................... 26
2.2.2. Vốn chủ sở hữu ............................................................................................. 28
2.2.3. Khả năng sinh lời .......................................................................................... 29
2.2.3.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ............................................................ 29
2.2.3.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ...................................................... 30
2.2.3.3. Thu nhập lãi cận biên ............................................................................. 31
2.2.4. Rủi ro tài chính .............................................................................................. 31
2.2.4.1. Rủi ro tín dụng ....................................................................................... 31
2.2.4.2. Rủi ro thanh khoản ................................................................................. 33
2.2.4.3. Đánh giá mức độ rủi ro tổng tài sản có .................................................. 34
2.2.4.4. Hệ số an toàn vốn ................................................................................... 35
2.3. Ứng dụng Mô hình Cobb – Douglas đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô
của NHTM Việt Nam .................................................................................................. 37
2.3.1. Mô hình và các biến ...................................................................................... 37
2.3.1.1. Mô hình chi phí (dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas) ......................... 41

2.3.1.2. Hàm lợi nhuận ........................................................................................ 43
2.3.2. Mô tả số liệu thống kê của mẫu nghiên cứu.................................................. 44
2.3.3. Kiểm định cho các NHTM tại Việt Nam ...................................................... 44
2.3.3.1. Kết quả mô hình theo chi phí ................................................................. 45
2.3.3.2. Kết quả mô hình lợi nhuận..................................................................... 47
2.4. Phân tích kết quả, nhận xét đánh giá ................................................................. 50
2.4.1. Nhận định chung ........................................................................................... 50


2.4.2. Đối với NHTM có quy mô lớn...................................................................... 51
2.4.3. Đối với NHTM có quy mô vừa ..................................................................... 52
2.4.4. Đối với NHTM có quy mô nhỏ ..................................................................... 52
Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................................... 53

Chƣơng 3 CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
THEO QUY MÔ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM, HẠN CHẾ VÀ HƢƠNG
NGHIÊN CỨU TIẾP THEO...................................................................................... 55
3.1. Định hƣớng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 ..... 55
3.2. Gợi ý chính sách góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
Nam ............................................................................................................................. 57
3.2.1. Gợi ý chính sách chung cho các NHTM ....................................................... 57
3.2.2. Gợi ý chính sách cụ thể đối với các nhóm NHTM ....................................... 62
3.2.2.1. Đối với NHTM có quy mô lớn .............................................................. 62
3.2.2.2. Đối với NHTM có quy mô vừa .............................................................. 63
3.2.2.3. Đối với NHTM có quy mô nhỏ .............................................................. 65
3.3. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nƣớc ......................................................................... 66
3.4. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 68
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 69
Tài liệu tham khảo

Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

2

AMC

Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản

3

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam

4


CPI

Chỉ số giá tiêu dung

5

CTG

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

6

DEA

Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu

7

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

8

DMU

Đơn vị ra quyết định

9


EIB

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

10

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

11

HBB

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

12

KH

13

M&A

Mua bán và sáp nhập

14

MBB


Ngân hàng TMCP Quân Đội

15

MDB

Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông

16

NH

17

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

18

NHTM

Ngân hàng thương mại

19

NHTƯ

Ngân hàng Trung ương


20

PGD

Phòng giao dịch

21

ROA

Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (Return on Asset)

22

ROE

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (Return on Equity)

23

SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

24

STB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín


25

TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

26

TCTD

27

TPB

Khách hàng

Ngân hàng

Tổ chức tín dụng
Ngân hàng TMCP Tiên Phong


Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng

28

VAMC

29


VCB

30

VCSH

31

VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

32

VPB

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

33

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Cơ cấu hệ thống NHTM ở Việt Nam qua các năm ................................ 26
Bảng 2.2. Quy mô trung bình tổng tài sản .............................................................. 27
Bảng 2.3. Quy mô vốn chủ sở hữu .......................................................................... 28
Bảng 2.4. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ............................................................. 29
Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ...................................................... 30
Bảng 2.6. Thu nhập lãi cận biên.............................................................................. 31
Bảng 2.7. Tỷ lệ sử dụng vốn ................................................................................... 33
Bảng 2.8. Hệ số an toàn vốn ................................................................................... 35
Bảng 2.9. Mô hình nghiên cứu cho NH Ukraina và NH VN trước đây.................. 38
Bảng 2.10. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 39
Bảng 2.11. Định nghĩa các biến trong mô hình ...................................................... 40
Bảng 2.12. Kết quả mô hình chi phí cho cả 15 NHTM GĐ 2009 – 2014 (*) ......... 45
Bảng 2.13. Kết quả mô hình chi phí nhóm NHTM có quy mô lớn ........................ 46
Bảng 2.14. Kết quả mô hình chi phí nhóm NHTM có quy mô vừa........................ 46
Bảng 2.15. Kết quả mô hình chi phí nhóm NHTM có quy mô nhỏ........................ 47
Bảng 2.16. Kết quả mô hình lợi nhuận cho cả 15 NHTM GĐ 2009–2014 (**) ..... 47
Bảng 2.17. Kết quả mô hình lợi nhuận cho nhóm NHTM có quy mô lớn ............. 48
Bảng 2.18. Kết quả mô hình lợi nhuận cho nhóm NHTM có quy mô vừa ............. 49
Bảng 2.19. Kết quả mô hình lợi nhuận cho nhóm NHTM có quy mô nhỏ............. 49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1. Tỷ lệ nợ xấu ........................................................................................... 32
Đồ thị 2.2. Tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản có .................................................................. 35


1


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã từng trải qua thời kỳ phát triển ồ ạt của các

ngân hàng nên đã xảy ra đổ vỡ tín dụng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN), Viê ̣t Nam hiện có khoảng 38 ngân hàng thương mại trong đó có 1 ngân hàng
thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần; 6 ngân hàng liên doanh, 66
ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nước ngoài,
khoảng 30 công ty tài chính và cho thuê tài chính, hơn 1.000 quỹ tín dụng. Một con số
quá lớn so với nhu cầ u của nề n kinh tế . Bên cạnh đó, tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu vẫn
đang tăng cao và trở thành bài toán ngày một khó giải quyết đối với NHNN. Thực
trạng này cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tồn tại nhiều tổ chức hoạt động
kém hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu kinh tế và gây trì trệ cho bộ máy tài chính.
Với chủ trương sẽ không để một ngân hàng nào phá sản, hiện nay Chính phủ và
NHNN đã và đang thực hiện một loạt các biện pháp cải tổ, tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng để lành mạnh hóa hệ thống tài chính và giúp các ngân hàng từng bước hồi phục
sau khoảng thời gian suy thoái kinh tế.
Trước những thách thức to lớn của tiến trình hội nhập, trong môi trường cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, cần phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thời kỳ tái cấu trúc mạnh mẽ và hội nhập
như hiện nay, các nghiên cứu định lượng để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại là cần thiết.
Hiện nay có nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng,
trong đó theo Hefferman and Fu (2008), hai phương pháp tiếp cận định lượng riêng
biệt để đánh giá hiệu quả ngân hàng, thứ nhất là phương pháp tham số - phân tích biên
ngẫu nhiên (SFA) và thứ hai là phương pháp phi tham số như phân tích bao dữ liệu
(DEA) để ước tính lợi nhuận và chi phí biên hiệu quả.
Tại Việt Nam, đã có những bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của

ngành ngân hàng Việt Nam của nhiều tác giả như luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả
Nguyễn Viết Hùng (2008) sử dụng phương pháp SFA và DEA để đánh giá hiệu quả
chi phí kỹ thuật cho 32 NHTM Việt Nam trong thời kỳ 2001- 2005 hay bài nghiên


2

cứu của tác giả Ngô Đăng Thành (2012) đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 1990-2010 trên tạp chí ứng dụng Tài chính và
Ngân hàng, bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Sáng (2013) trên Tạp chí Phát
triển & Hội nhập với đề tài “Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn
lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM” đều sử dụng mô hình DEA
để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NH. Tác giả nhận thấy hầu hết các bài nghiên
cứu này sử dụng mô hình DEA vì điểm hiệu quả được giới hạn trong khoảng [0,1], tuy
nhiên Mc Donald (2009) đã đưa ra bằng chứng cho rằng điểm hiệu quả từ mô hình
DEA không được tạo ra bởi quá trình kiểm duyệt mối quan hệ tuyến tính giữa các biến
độc lập với biến phụ thuộc. Ngoài ra, các bài nghiên cứu thường tập trung phân tích
tác động riêng lẻ của các nhân tố bên trong của từng ngân hàng Nguyễn Viết Hùng
(2008), Nguyễn Minh Sáng (2013) hoặc các nhân tố bên ngoài như Ngô Đăng Thành
(2012).
Một nghiên cứu của Cavallo và Rossi (2001) vận dụng hàm sản xuất Cobb –
Douglas trong mô hình chi phí để kiểm chứng tính hiệu quả kinh doanh của hệ thống
NHTM Châu Âu trong giai đoạn 1992 -1997. Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi để
kiểm định tính hiệu quả của ngân hàng, có thể đánh giá các tác động tổng hợp của các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động như trong các nghiên cứu khác của (Limi,
2004) cho các NHTM Paskistan giai đoạn 1998 – 2001, nghiên cứu của Alexander
Mertens, Giovanni Urga (2001) cho 79 NHTM ở Ukraina trong năm 1998. Bên cạnh
đó là khả năng ước lượng, dự báo cho các NHTM và so sánh giữa các NHTM giữa các
quy mô khác nhau, trong các mẫu khác nhau. Trong nước cũng đã từng có Nguyễn Thị
Việt Anh (2004) ước lượng hiệu quả chi phí dưới dạng hàm Cobb-Douglas, nhưng hạn

chế của nghiên cứu là chỉ định dạng hàm và chỉ đánh giá cho Ngân hàng TMCP Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Mặt khác, hạn chế của các nghiên cứu
của Cavallo và Rossi (2001), (Limi, 2004) và Nguyễn Thị Việt Anh (2004) là chưa xét
đến yếu tố lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng
dạng hàm trong nghiên cứu của Alexander Mertens, Giovanni Urga (2001, trang 293)
sử dụng mô hình translog phát triển từ hàm sản xuất Cobb – Douglas để áp dụng
nghiên cứu tính hiệu quả trong cả chi phí và lợi nhuận theo quy mô cho các NHTM


3

Việt Nam, từ đó rút ra được những kết luận mang tính đóng góp về mặt chính sách cho
các NHTM Việt Nam trước những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở
Việt Nam.
Tác giả lựa chọn đề tài “Ứng dụng mô hình Cobb Douglas đánh giá hiệu quả
hoạt động theo quy mô của các NHTM Viê ̣t Nam” với hy vọng đóng góp một phần
vào công tác nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, mục
đích cuối cùng là góp phần làm lành mạnh hệ thống; gia tăng an toàn và hiệu quả của
từng ngân hàng; giải quyết quy mô, cơ cấu ngân hàng cho tốt, an toàn cho người gửi
và những người liên quan.
2.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam - ứng dụng mô hình Cobb –
Douglas.
- Nghiên cứu sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam theo quy
mô - ứng dụng mô hình Cobb – Douglas.
3.


Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung vào nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt
động theo quy mô của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu trong phạm vi 15 NHTM ở Việt Nam
phân theo quy mô. Hạn chế của luận văn là chưa xét đến các ngân hàng liên doanh và
NHTM 100% vốn Nhà nước (Agribank) do hạn chế về việc công bố thông tin, thu thập
báo cáo tài chính của các ngân hàng này. Số lượng các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam được xem xét, phân tích trong mô hình định lượng gồm có: 15 NHTM và thời kỳ
nghiên cứu là 6 năm từ năm 2009 đến năm 2014. Trong 15 NHTM được nghiên cứu
với quy mô phân bổ đều từ nhỏ và vừa, đến quy mô lớn với mảng kinh doanh hoạt
động rộng và có lịch sử hoạt động lâu năm trong ngành ngân hàng Việt Nam. Vì vậy có
thể giúp tìm hiểu và đánh giá tổng quát cho ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian
qua.


4

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu:

- Luận văn ứng dụng mô hình định lượng theo hàm sản xuất Cobb - Douglas đã đươ ̣c
nghiên cứu cho các NHTM tại Ukraina áp dụng cho Việt Nam để đánh giá hiệu quả
hoạt động theo quy mô của các NHTM.
- Nguồn số liệu được sử dụng trong các phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập
được từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh trong các báo cáo thường niên của các ngân hàng thương
mại Việt Nam thời kỳ 2009 - 2014.
5.


Kết cấu luận văn:

Chƣơng 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại và mô hình
Cobb – Douglas.
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động theo quy mô của các NHTM Việt Nam - ứng
dụng mô hình Cobb – Douglas.
Chƣơng 3: Các gợi ý chính sách, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VÀ MÔ HÌNH COBB - DOUGLAS
1.1.

Tổng quan về hiệu quả hoạt động của NHTM

1.1.1.

Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM

Theo Peter S.Rose, về bản chất NHTM cũng là một tập đoàn kinh doanh được
tổ chức vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Các
ngân hàng cần kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng lợi nhuận với thu nhập cao giúp bảo
toàn vốn, cơ sở cho tăng trưởng trong tương lai của các NHTM.
Theo Hồ Vĩnh Đào (1998) phát biểu: “hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh
tế, là so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động
vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được. Nói một cách đơn giản, nó là

thước đo khách quan để đánh giá chính sách kinh doanh, hoạt động kinh tế.”
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra nhận thức về hiệu quả hoạt động của
NHTM:
Một là, hiệu quả hoạt động của NHTM là đạt được mục tiêu của ngân hàng, đó là hoạt
động có lãi trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ sở vật
chất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng nói riêng và cho nền kinh tế
nói chung.
Hai là, hiệu quả hoạt động của NHTM đồng nghĩa với việc đạt được sự thống nhất về
lợi ích giữa khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế, phù hợp với định hướng, mục tiêu
của Nhà nước. Đó là mối quan hệ tạo tiền đề và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Ba là, hiệu quả hoạt động của NHTM phải thực hiện có hiệu quả trong cả cơ chế và hoạt
động kinh doanh của NHTM.
Tóm lại: Hiệu quả hoạt động của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh sự
thay đổi công nghệ, trình độ sử dụng các nguồn lực. Nó phản ánh quan hệ so sánh được
giữa kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, tức là khả năng biến đổi
các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí với mức rủi
ro có thể chấp nhận được để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.


6

1.1.2.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM

1.1.2.1. Các yếu tố bên ngoài
* Môi trƣờng về kinh tế, chính trị và xã hội
Những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị
và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương

mại, và quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng
hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hơn thế nữa, khi
nền kinh tế ngày một tăng trưởng thì nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các khu vực trong nền kinh tế tăng, kéo theo nhu cầu vay vốn tăng làm cho các
NHTM dễ dàng tăng trưởng tín dụng và khả năng nợ xấu cũng giảm đáng kể. Ngược
lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại là những nhân tố
bất lợi, có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Quá trình hội nhập toàn cầu hoá cùng với luồng vốn đầu tư quốc tế chảy vào các
các nền kinh tế đang phát triển năng động diễn ra mạnh mẽ. Đây là nhân tố tác động
tích cực để hoạt động của các ngân hàng tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ,
kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển… tuy nhiên, bên cạnh đó là nhiều
thách thức từ quá trình hội nhập, như việc cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đa
quốc gia đầy tiềm lực (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý...).
* Môi trƣờng pháp lý
Môi trường pháp lý chính là nhân tố then chốt tác động trực tiếp đến sự phát
triển của môi trường kinh tế trong nước. Hệ thống luật pháp với những chế tài được
cập nhật và sửa đổi linh hoạt, kịp thời sẽ là chất xúc tác cho nền kinh tế vận hành trơn
tru đồng thời tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tóm lại, môi
trường luật pháp có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung
và đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng, là cơ sở tiền đề cho
ngành ngân hàng phát triển nhanh và bền vững.
* Các biến số kinh tế vĩ mô
Các biến số kinh tế vĩ mô là những biến số đầu vào để NHTM hoạch định chiến
lược hoạt động, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của NHTM.


7

Các biến số quan trọng: tăng trưởng GDP, lãi suất, lạm phát, dân số, thu nhập bình
quân đầu người...đều có ảnh hưởng quyết định đến nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ

ngân hàng của các đối tượng.
- Tăng trưởng kinh tế ổn định và cao là nhân tố tác động mạnh mẽ đến nhu cầu của

người dân với dịch vụ NHTM, thúc đẩy NHTM mở rộng hoạt động và phát triển thêm
nhiều sản phẩm dịch vụ khác.
- Lãi suất có ảnh hưởng đến cả chi phí lẫn doanh thu của NHTM, đồng thời ảnh
hưởng đến rủi ro của NHTM. Lãi suất ảnh hưởng đến lượng tiền gửi của khách hàng,
đến dư nợ tín dụng và cả khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu lãi suất quá cao, tiền gửi
sẽ nhiều nhưng dư nợ tín dụng sẽ khó tăng trưởng, khách hàng đi vay phải chịu chi phí
lãi vay quá cao, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, làm gia tăng
rủi ro của NHTM.
- Với lạm phát, nếu lạm phát cao sẽ làm mất giá đồng tiền, làm thay đổi hành vi của
dân chúng và làm ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Lạm phát cao, đồng tiền mất
giá, người dân có xu hướng dự trữ các tài sản bảo toàn được giá trị hơn, làm đồng tiền
càng mất giá, tăng rủi ro tỷ giá cho NHTM. Đồng thời lãi suất thực sẽ được tính bằng
lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát là nhân tố quyết định nhất đến lượng tiền gửi và kỳ
hạn gửi của khách hàng.
- Thu nhập bình quân đầu người cao giúp nhu cầu sử dụng dịch vụ NHTM cao hơn,

sử dụng nhiều dịch vụ hơn từ NHTM và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.1.2.2. Các yếu tố bên trong
* Năng lực tài chính
Đây là yếu tố thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Trong xu thế hội nhập
và phát triển, tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng giữa các
TCTD, việc các ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ có thể gia tăng quy mô vốn
chủ sở hữu, điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động, khả năng huy động và cho vay
vốn, khả năng đầu tư tài chính, đa dạng hóa sản phẩm để chiếm lĩnh thị phần, nâng cao
khả năng cung cấp dịch vụ và tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng.
Bên cạnh đó, khi quy mô mở rộng với hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn
trong hoạt động lại làm gia tăng năng lực tài chính cho NHTM.



8

* Năng lực quản trị điều hành
Trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, khả năng lãnh đạo, xử
lý/ứng phó trước những diễn biến phức tạp của thị trường, khả năng quản lý chi phí và
nguồn vốn đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Năng lực quản trị điều hành tốt sẽ giúp NHTM nhận thức được tầm quan trọng, cơ
hội thách thức trong thời kỳ hội nhập. Từ đó chủ động xây dựng triển khai kế hoạch tổ
chức, sắp xếp, sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh
tranh cho ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, vận hành một tổ chức
tài chính không hề đơn giản, cần có những đột phá trong cách thức điều hành của mỗi
ngân hàng để gia tăng lợi nhuận và giảm nợ xấu cho ngân hàng.
* Số lƣợng và trình độ nhân viên
Nhân viên là tài sản vô hình của mỗi NHTM, số lượng nhân viên giàu kinh nghiệm,
giỏi chuyên môn nghiệp vụ, thái độ tích cực có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của
NHTM. Số lượng nhân viên phải đáp ứng nhu cầu thực tế của công việc trong NHTM
khi lượng công việc tăng lên. Vì vậy, số lượng và trình độ nhân viên là biến số quan
trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của NHTM.
* Chiến lƣợc hoạt động
Bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng cần có chiến lược cho hoạt động kinh
doanh của mình, vì vậy NHTM cũng cần có chiến lược hoạt động rõ ràng và thích hợp
để đạt hiệu quả. Dựa trên đánh giá các lợi thế so sánh, khả năng tiềm lực vốn có và
tiềm ẩn để cạnh tranh trên thị trường, NHTM xác định cho mình lĩnh vực sản phẩm tập
trung, thị trường mục tiêu và định hướng phát triển lâu dài, từ đó hoạch định chiến lược
phát triển phù hợp, thúc đẩy triển khai các dịch vụ, sản phẩm mới, xây dựng thương
hiệu phù hợp với phân khúc thị trường.
Khi quy mô hoạt động càng lớn, đòi hỏi chiến lược có tính lâu dài, bền vững nhưng
cũng linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường. Từ đó thúc đẩy NHTM phát triển bền

vững.
* Ứng dụng tiến bộ công nghệ
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó
vào cuộc sống xã hội như ngày nay, ngành ngân hàng cũng cần phải nâng cao dịch vụ


9

bằng các công nghệ ngân hàng hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh. Năng lực công
nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con
người, tính liên kết công nghệ giữa các NH và tính độc đáo về công nghệ của mỗi NH.
1.2.

Quy mô và hiệu quả hoạt động theo quy mô của NHTM

1.2.1.

Quy mô hoạt động của NHTM

1.2.1.1. Khái niệm quy mô của NHTM
Theo từ điển Tiếng việt, Quy mô của NHTM là một phạm trù thể hiện độ lớn
(về tổng tài sản, vốn điều lệ, VCSH, nhân lực…) và phạm vi hoạt động (hệ thống chi
nhánh, mạng lưới, hệ thống dịch vụ tài chính…) của một NHTM. Nó cũng là thước đo
mức độ ảnh hưởng của một NHTM đối với nền kinh tế quốc gia và thế giới, phản ánh
năng lực (lợi thế) cạnh tranh của NHTM trong lĩnh vực tài chính.
Có rất nhiều tiêu chí để xác định quy mô của một NHTM. Tuy nhiên, theo
Sameh Charfeddine Karray, Jamel eddine Chichti (2013) đã phân loại các ngân hàng
tại các nước đang phát triển Châu Á thành ba quy mô chính là nhỏ, vừa, lớn theo tổng
tài sản.
1.2.1.2. Các yếu tố thể hiện quy mô của NHTM

* Tổng tài sản: Tổng tài sản là toàn bộ tài sản có mà một NHTM đang nắm giữ,
bao gồm tài sản cố định, dư nợ tín dụng, tiền và tương đương tiền, khoản mục đầu tư,
tài sản khác...Tổng tài sản lớn thể hiện quy mô càng lớn của NHTM đồng thời thể hiện
khả năng tạo ra doanh thu cao hơn của NHTM với các tài sản đang nắm giữ. Tuy nhiên
nếu cơ cấu tài sản của các NHTM khác nhau là khác nhau thì sẽ ảnh hưởng khác nhau
đến khả năng tạo ra doanh thu. Vì vậy, tổng tài sản có thể được xem xét riêng biệt, tập
trung ở một số yếu tố tài sản chính của ngân hàng như sau: Tài sản cố định, Cho vay
khách hàng, Các khoản đầu tư.
* Vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình
hoạt động. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng không lớn, thông thường khoảng 10%
tổng số vốn, nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, cụ thể
nó là điều kiện cho phép các ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh, quy mô
huy động, mua sắm tài sản cố định, góp vốn liên doanh, cấp vốn cho các công ty con và


10

các hoạt động kinh doanh khác, đồng thời nó cũng là thước đo năng lực tài chính của
mỗi ngân hàng và khả năng phòng vệ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu gồm có vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng hình
thành trong quá trình kinh doanh và các tài sản khác theo quy định của Nhà nước.
* Số lƣợng điểm giao dịch: Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NH ngày một
khốc liệt, việc phát triển mạng lưới rộng khắp sẽ là một lợi thế lớn giúp NH mở rộng
hoạt động, thu hút thêm KH tăng doanh số giao dịch, dịch vụ đến KH. Bên cạnh đó
cũng đặt NH trước một số vấn đề, đặc biệt là chí phí, bố trí nhân sự. Do đó cần một
chiến lược, quy hoạch chuẩn về mạng lưới phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tóm lại: Có ba yếu tố chính thể hiện quy mô ngân hàng, trong đó yếu tố Tổng
tài sản được sử dụng phổ biến để phân nhóm quy mô các NH như trong nghiên cứu của
Sameh Charfeddine Karray, Jamel eddine Chichti (2013), nghiên cứu của Liễu Thu
Trúc và Võ Thành Danh (2012).

1.2.2.

Hiệu quả hoạt động theo quy mô của NHTM

Theo kinh tế học vi mô, khái niệm “hiệu quả hoạt động theo quy mô” hay còn
gọi là “lợi thế kinh tế theo quy mô” xuất hiện từ thời nhà kinh tế học Adam Smith,
được bộc lộ qua lợi thế về chi phí mà doanh nghiệp đạt được thông qua quy mô sản
xuất, kinh doanh, đầu vào/đầu ra, làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm dần,
nếu quy mô sản xuất, kinh doanh tăng lên, trong khi chi phí cố định được dàn trải nhiều
hơn, biến phí cũng giảm theo khi các sản phẩm tạo ra nhiều hơn. Qua đó, hiệu quả lợi
nhuận cũng tăng lên khi quy mô tăng. Ngược lại là “tính phi kinh tế theo quy mô”.
Lợi thế theo quy mô được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh kinh doanh hoặc ở góc
độ tổ chức, ở các mức độ khác nhau, như ở một đơn vị sản xuất, một xí nghiệp, toàn
thể một doanh nghiệp hoặc một đơn vị kinh doanh như NHTM.
Thông thường, khi một NHTM nói riêng và một doanh nghiệp nói chung mới
bắt đầu hoạt động và sản xuất sẽ có lợi thế theo quy mô, có nghĩa là NHTM khi đó tăng
quy mô lên sẽ làm tăng năng suất và giúp tăng hiệu quả kinh doanh. Khi NHTM đã
phát triển đến ngưỡng cao của năng suất lao động hoặc năng suất vốn, nếu tiếp tục tăng
quy mô lên thì năng suất biên của vốn và lao động sẽ giảm xuống, làm năng suất trung
bình cũng giảm theo và đương nhiên làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM đó. Hiệu


11

quả hoạt động của một doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng được đo lường
theo nhiều yếu tố như lợi nhuận sau thuế, ROA, ROE.
Tóm lại: hiệu quả hoạt động theo quy mô là khi ngân hàng đạt được lợi thế kinh
tế theo quy mô đặc trưng cho một quá trình hoạt động. Trong đó, một sự tăng lên trong
quy mô sản xuất, kinh doanh, đầu vào/đầu ra sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi
đơn vị quy mô tăng thêm hoặc làm tăng lợi nhuận bình quân trên mỗi đơn vị quy mô

tăng thêm. Nguyên nhân chính khiến cho tính hiệu quả theo quy mô có thể tạo ra là do
việc tái phân bổ các nguồn lực có thể giúp tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
1.3.

Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM

1.3.1.

Đánh giá hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu tài chính

Các hệ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích
và phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở cấp ngành và cấp
quản lý của Chính phủ.
Mỗi hệ số cho biết mối quan hệ giữa hai biến số tài chính qua đó cho phép phân
tích và so sánh giữa các chi nhánh, giữa các ngân hàng và phân tích xu hướng biến
động của các biến số này theo thời gian. Có nhiều loại hệ số tài chính được sử dụng để
đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng. Theo Thái Văn Đại
(2012) trong giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại các hệ số tài chính để đánh giá
hiệu quả hoạt động của NHTM bao gồm các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời, và các tỷ
số phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng.
1.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
* Lợi nhuận ròng (EAT)
EAT =
Trong đó:

Lợi nhuận trƣớc thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – tổng chi phí
Lợi nhuận ròng phản ánh quy mô sinh lời từ các hoạt động của ngân hàng. Chênh
lệch thu - chi càng lớn, lợi nhuận ròng của ngân hàng càng cao. Do đó, lợi nhuận ròng

là chỉ tiêu phản ánh tập trung nhất mức sinh lời của ngân hàng.


12

Muốn tăng lợi nhuận cần phải: Tăng thu nhập bằng cách mở rộng tín dụng, tăng đầu
tư và đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ ngân hàng hoặc giảm chi phí của ngân hàng.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản có
Hệ số này phản ánh hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị tài sản có của ngân
ROA =

hàng, là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng bởi vì mọi tài sản có đều là những
khoản đầu tư sinh lãi ngoại trừ tiền mặt và tài sản cố định. Nói cách khác nó đo lường
khả năng của ban quản trị sử dụng các nguồn lực nói chung và nguồn lực tài chính của
ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Tài sản có sinh lời càng lớn thì hệ số ROA càng lớn.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận
ROE =

thu được trên một đơn vị vốn chủ sở hữu do đó, cho biết khả năng lành mạnh trong
hoạt động của ngân hàng. Tổng vốn chủ sở hữu bao gồm vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại
và các quỹ dự trữ của ngân hàng.
Nếu ROE tương đối thấp so với những ngân hàng khác thì sẽ làm giảm đi khả năng
thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng
trên thị trường. ROE thấp có thể hạn chế sự tăng trưởng của ngân hàng vì khi đó ngân
hàng không có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu, trong khi hầu hết các quy định

pháp lý để ràng buộc việc gia tăng tài sản của ngân hàng gắn chặt với việc tăng vốn chủ
sở hữu.
* Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
NIM =

Thu nhập lãi thuần
Tổng tài sản có sinh lời bình quân

NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi trả lãi mà ngân hàng có thể
đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các
nguồn vốn có chi phí thấp.
* Tỷ lệ thu ngoài lãi cận biên (NNIM)
NNIM =

Thu nhập ngoài lãi thuần
Tổng tài sản có sinh lời bình quân


13

NNIM đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu
phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương,
chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng).
* Thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
EPS =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng số cổ phiếu thường hiện hành

EPS đo lường trực tiếp thu nhập của cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện hành

đang lưu hành. EPS thường được so sánh với EPS của năm trước hoặc EPS dự báo
theo kế hoạch của chính ngân hàng để thấy được khả năng kiếm lợi nhuận của NH.
1.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính
Ngoài việc quan tâm đến nâng cao giá trị cổ phiếu và đẩy mạnh khả năng sinh
lời, thông thường trong hoạt động của mình các NHTM cũng thực hiện việc kiểm soát
chặt chẽ những rủi ro mà họ phải đối mặt. Trong một nền kinh tế có nhiều biến động
như hiện nay, khiến các nhà quản trị ngân hàng tập trung nhiều hơn vào công việc
kiểm soát và đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, đó là: rủi ro tín dụng, rủi
ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, và rủi ro phá sản.
* Rủi ro tín dụng: phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng, được đo lường
qua chỉ tiêu
Tỷ lệ nợ xấu

Dư nợ xấu
Tổng dư nợ

=

chỉ số này càng nhỏ thể hiện chất lượng tín dụng càng cao.
* Rủi ro thanh khoản: được đo lường qua chỉ tiêu
Tỷ lệ sử dụng vốn

Dư nợ cho vay
Tổng số dư huy động

=

tỷ lệ này cho thấy mức độ sử dụng nguồn tiền huy động để cho vay, tỷ lệ này càng cao
thì khả năng thanh khoản càng giảm, rất có thể gây ra rủi ro thanh khoản nếu như nhu
cầu rút tiền của công chúng tăng và chất lượng của các khoản cho vay giảm.

* Rủi ro phá sản: được phản ánh qua chỉ tiêu
Tỷ đòn bẩy tài chính

=

Tổng vốn huy động
Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra dựa vào nguồn vay nợ


14

và vốn chủ sở hữu là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng
càng cao.
* Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

=

Vốn tự có
Tổng tài sản có rủi ro

Chỉ tiêu này là một thước đo nhằm đánh giá mức độ an toàn vốn của các NHTM, giúp
xác định khả năng bù đắp rủi ro bằng vốn tự có của ngân hàng. Hay nói cách khác khi
ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những
cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
Tóm lại, trong phân tích hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
hiện nay, thì các tỷ số tài chính vẫn được sử dụng khá phổ biến vì chúng khá đơn giản
và tương đối dễ hiểu trong phân tích, tuy nhiên chính mức độ đơn giản của nó có thể
trở thành vấn đề khá phức tạp nếu các nhà quản lý cố gắng đưa ra một bức tranh tổng

thể khi kết hợp nhiều mặt, nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau của ngân hàng. Vì mỗi
tỷ số chỉ cho biết hay đánh giá mối quan hệ tỷ lệ giữa hai biến số cụ thể, không có một
tỷ số nào cho chúng ta các kết luận tổng quát về tình trạng của một ngân hàng, do đó,
trong việc đánh giá tổng quan thực trạng của một ngân hàng cần phải xem xét một loạt
các chỉ số. Việc xem xét đồng thời hoặc việc tổng hợp các kết quả phân tích từ các tỷ
số khác nhau có thể đưa đến nguy cơ nhầm lẫn trong việc đánh giá hoạt động của các
ngân hàng vì các chỉ số này chỉ là những chỉ số phân tích đơn.
Để khắc phục các nhược điểm trong phân tích các hệ số tài chính này gần đây
các nhà kinh tế đã ứng dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên để đánh giá hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng, đây là một phương pháp mới và hiện đại giúp chúng ta
có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể trong hoạt động của các ngân hàng. Phần tiếp
theo sẽ trình bày các phương pháp này.
1.3.2.

Đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô bằng mô hình kinh tế lƣợng

Bên cạnh cách tiếp cận theo các chỉ tiêu tài chính, theo Hefferman and Fu
(2008) việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể ước lượng và đánh giá
dựa vào hai phương pháp tiếp cận chủ yếu: phương pháp tham số và phương pháp phi
tham số. Phương pháp tham số dựa vào lý thuyết thống kê và/hoặc kinh tế lượng
(statistics/economictrics), lựa chọn dạng hàm để đánh giá trong khi phương pháp phi


15

tham số dựa vào kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đánh giá một đơn vị ra quyết định
(ngân hàng) hoạt động tương đối so với các ngân hàng khác trong mẫu như thế nào.
Phương pháp tham số được biết đến rộng rãi với tên gọi phương pháp ước lượng biên
ngẫu nhiên trong khi phương pháp phi tham số được nhà nghiên cứu sử dụng với tên
gọi phương pháp phân tích màng bao (bọc) dữ liệu (data envelopment analysis –

DEA).
1.3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận tham số
Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận phương pháp tham số bằng việc ước lượng một
hàm sản xuất đường biên tham số dạng Cobb - Douglas sử dụng số liệu trên một mẫu
N đơn vị ra quyết định (hay ngân hàng). Mô hình được định nghĩa bởi:
Ln(yi) =xiβ- ui ; i = 1, 2, N
Trong đó ln(yi) là logarit của đầu ra (vô hướng) đối với đơn vị thứ i; xi là một
véc tơ hàng (K+1) chiều, phần tử thứ nhất của nó bằng "1" và các phần tử còn lại là
những logarit của lượng K đầu vào sử dụng bởi đơn vị thứ i; β= (β0, β1,…, βk)T là véc
tơ cột (K+1) chiều các tham số chưa biết cần ước lượng; và ui là biến ngẫu nhiên
không âm, phản ánh phần phi hiệu quả trong sản xuất của các đơn vị trong ngành.
Hàm sản xuất Cobb - Douglas là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản
lượng vào các yếu tố đầu vào, và được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh tế theo quy
mô.
Với giả định hàm sản xuất dạng Cobb - Douglas, tiếp tục được sử dụng để xác
định sự đóng góp của từng nhân tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Một trong những
hạn chế của cách tiếp cận này là giả định rằng các ngành đều sử dụng một loại công
nghệ.
Từ dạng hàm Cobb – Douglas, các nhà kinh tế tiếp tục phát triển các dạng hàm
sản xuất biên ngẫu nhiên dạng loga siêu việt có dạng:
Ln(yi)= α0+αLlnLit+αKKit+1/2βLL(lnLit)2 + 1/2βKK(lnKit)2+βLK(lnLit)(lnKit)+(vi-ui)
Trong đó: Lnyit là lôga tự nhiên của giá trị gia tăng hoặc doanh thu của ngân
hàng i năm t; LnKit là lôga tự nhiên của vốn ròng của ngân hàng i năm t; (LnKit)2 là
bình phương lôga tự nhiên của vốn ròng của ngân hàng i năm t; LnLit là lôga tự nhiên
của lao động của ngân hàng i năm t; (LnLit)2 là bình phương của lôga tự nhiên của lao


×