Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các dòng vốn tài chính và thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia đang phát triển khu vực châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN TRỌNG VIỆT

CÁC DỊNG VỐN TÀI CHÍNH VÀ THU NHẬP BÌNH QN ĐẦU
NGƯỜI Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN TRỌNG VIỆT

CÁC DỊNG VỐN TÀI CHÍNH VÀ THU NHẬP BÌNH QN ĐẦU
NGƯỜI Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành : Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số

: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VIỆT QUẢNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự
hướng dẫn của TS. Vũ Việt Quảng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa
học luận văn này

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2015
Người cam đoan

Trần Trọng Việt


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Tóm tắt


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.1

Đặc điểm của Châu Á – Thái Bình Dương....................................................... 1

1.2

Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 2

1.3

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 5

1.4

Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 5

1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5

1.6

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6

1.7

Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 6

1.8


Bố cục của Luận văn ....................................................................................... 7

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................. 9
2.1

Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 9

2.1.1

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: .............................................................. 9

2.1.2

Kiều hối .................................................................................................... 9

2.1.3

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA: .......................................................... 10

2.1.4

Thu nhập bình quân đầu người:............................................................... 11

2.2 Lý thuyết mối quan hệ giữa các dịng vốn quốc tế với thu nhập bình quân đầu
người:...................................................................................................................... 12


2.3 Bằng chứng thực nghiệm mối quan hệ giữa các dịng vốn quốc tế với thu nhập

bình qn đầu người: ............................................................................................... 14
2.3.1

Mối quan hệ giữa FDI với thu nhập bình quân đầu người ...................... 14

2.3.2

Mối quan hệ giữa kiều hối với thu nhập bình quân đầu người ................ 20

2.3.3

Mối quan hệ giữa ODA với thu nhập bình quân đầu người ..................... 31

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 37
3.1

Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 37

3.2

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 48
4.1

Phân tích thống kê mơ tả ............................................................................... 49

4.2


Kiểm định sự tự tương quan và đa cộng tuyến ............................................... 51

4.2.1

Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến ............................. 51

4.2.2

Kiểm định đa cộng tuyến nhóm .............................................................. 52

4.3

Kiểm định lựa chọn mơ hình Pooled và mơ hình dữ liệu bảng FEM .............. 52

4.4

Kiểm định lựa chọn mơ hình Pooled và mơ hình dữ liệu bảng REM .............. 53

4.5

Kiểm định lựa chọn mơ hình FEM và mơ hình dữ liệu bảng REM ................ 53

4.6

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư - Greene (2000) ............. 54

4.7 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư – Wooldridge (2002) và Drukker
(2003) ..................................................................................................................... 54
4.8


Phân tích kết quả hồi quy .............................................................................. 55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA (Official Development Assistance): Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
R (Remittance): Kiều hối
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
TTKT: Tăng trưởng kinh tế
IMF (International Monetary): Quỹ tiền tệ Quốc tế
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
OECD: Tổ chứ Hợp tác và Phát triển Kinh tế
REM (Random effect model): Mơ hình tác động ngẫu nhiên
FEM (Fixed effect model): Mơ hình tác động cố định
OLS (Odinary Least Square): Phương pháp bình phương bé nhất
GMM (Generalized Method of Moments): Phương pháp Moments tổng quát
TSLS (Two-Stage Least Squares): Phương pháp bình phương nhỏ nhất 2 giai đoạn
FGLS (Feasible Generalized Least Squares): Phương pháp bình phương tối thiểu tổng
quát khả thi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.3.1:Tóm tắt báo cáo kết quả thực nghiệm tác động của FDI lên thu nhập bình
qn đầu người ........................................................................................................... 18
Bảng 2.3.2: Tóm tắt báo cáo kết quả thực nghiệm tác động của kiều hối lên thu nhập

bình qn đầu người ................................................................................................... 29
Bảng 2.3.3: Tóm tắt báo cáo kết quả thực nghiệm tác động của ODA lên thu nhập bình
qn đầu người ........................................................................................................... 35
Bảng 3.1.1: Mơ tả các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy ........................................ 41
Bảng 4.1.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mơ hình ........................................... 50
Bảng 4.2.1: Kết quả ma trận tương quan .................................................................... 51
Bảng 4.2.2: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai .......... 52
Bảng 4.8.1: Kết quả hồi quy mơ hình với A, K, R, FDI là giá trị ................................. 56
Bảng 4.8.2: Kết quả hồi quy mơ hình (với a k r fdi là phần trăm trên GDP) ................ 57
Bảng 4.8.3: Kết quả hồi quy mơ hình kiểm sốt các nhân tố độ mở thương mại, chất
lượng thể chế và chi tiêu của chính phủ. ..................................................................... 58
Bảng 4.8.4: Kết quả phân tích chuỗi thời gian Việt Nam với phương pháp GMM ...... 61


TĨM TẮT
Lợi ích dự kiến của các dịng vốn quốc tế (FDI, ODA, Kiều hối) luôn là đề tài tranh
luận của nhiều nghiên cứu, đặc biệt là tác động của chúng đến tăng trưởng, đến thu
nhập bình quân đầu người. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động riêng rẽ của từng
dòng vốn này lên tăng trưởng kinh tế cho các kết quả trái ngược nhau, nhất là tác động
của dòng vốn ODA lên tăng trưởng của các nước đang phát triển. Cụ thể hơn, Trong
cuốn “The Great Escape” xuất bản 2014 của giáo sư Angus Deaton, người vừa đoạt
giải Nobel Kinh tế 2015 cho rằng viện trợ nước ngoài (ODA) thường vơ nghĩa. Thậm
chí gửi tiền mặt và thức ăn cho người dân nghèo là làm hại họ. Ông cũng cho rằng
“Nếu như tình trạng đói nghèo khơng phải đến từ việc thiếu tài nguyên hay cơ hội, mà
đến từ các thể chế kém, năng lực hành chính yếu và một nền chính trị đầy chia rẽ, thì
việc trao viện trợ cho các nước như vậy - hay nói chính xác hơn là trao viện trợ cho
chính phủ của họ - sẽ có nhiều khả năng kéo dài thay vì loại bỏ tình trạng đói nghèo".
Như vậy theo Angus Deaton thay vì cung cấp cho họ con “cá” hãy cho họ cái cần
“câu”, hỗ trợ họ bằng cách trao quyền, tham gia vào các chương trình lập kế hoạch,
giám sát… và để góp phần vào cuộc tranh luận trên thì trong bài nghiên cứu này, tác

giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và đánh giá trực tiếp cũng như gián tiếp tác động
của ba dịng chảy tài chính đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, kiều hối và hỗ trợ
phát triển chính thức ODA lên thu nhập bình qn đầu người của một nhóm các nước
có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các kết quả
thực nghiệm cho thấy rằng tác động trực tiếp của ODA ở các nước đang phát triển hầu
hết là tiêu cực. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
(OLS), mơ hình tác động cố định (FEM) và phương pháp hồi quy moment tổng quát
(GMM) cho dữ liệu bảng của 12 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 19902014 và cho các kết quả tương tự. Bài nghiên cứu phát hiện ra rằng ODA và chi tiêu
của chính phủ là thành phần bổ trợ và vì vậy tùy thuộc vào mức độ hiệu quả của các


chương trình chi tiêu của chính phủ, ODA có thể có một tác động tích cực gián tiếp lên
thu nhập bình qn đầu người. Bên cạnh đó cả kiều hối và FDI có tác động tích cực
gián tiếp và có ý nghĩa thống kê lên việc cải thiện thu nhập bình qn đầu người. Ngồi
ra tác giả có phân tích hiệu ứng tác động cố định trường hợp Việt Nam, cho thấy yếu tố
nội tại Việt Nam trong mối quan hệ giữa các dịng vốn và các biến kiểm sốt đến thu
nhập đầu người có tác động dương so với các quốc gia khác trong khu vực, đứng thứ 3
sau Fiji và Malaysia.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1

Đặc điểm của Châu Á – Thái Bình Dương
Dự báo thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên châu Á – Thái Bình Dương. Sự trỗi dậy

mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Mỹ được xem là những nhân tố quan trọng
hàng đầu để nói đến điều đó. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, châu Á – Thái

Bình Dương được Liên hợp quốc đánh giá là khu vực dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh
tế. Hiện nay, xuất khẩu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng
xuất khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á-Thái
Bình Dương và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế
giới. Xét trên góc độ địa - kinh tế, Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới sau
khi đã vượt Pháp, Anh và Đức nhờ mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng
10%/năm trong hai thập kỷ qua. Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 36% tỷ trọng kinh
tế toàn cầu. Châu Âu đứng thứ hai và Bắc Mỹ thứ ba. Khu vực châu Á - Thái Bình
Dương khơng chỉ là một trong những khu vực có dân số đơng nhất thế giới, mà cịn là
một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển sơi động nhất và tập trung nhiều của
cải nhất. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang khẳng định
là nơi có mức sống cao nhất trên thế giới. Sức mạnh kinh tế của Đông Á không những
chỉ thể hiện ở độ tăng trưởng cao GNP mà khối lượng FDI và buôn bán nội bộ cũng
ngày càng tăng. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc
độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tồn cầu. Sự tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp
bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển. Năm 2010, theo đánh giá
của Tạp chí Wall Street Journal và Quĩ Heritage, các nước và vùng lãnh thổ châu Á –
Thái Bình Dương đã chiếm 4 vị trí dẫn đầu trong top 10 quốc gia tại cuộc khảo sát
thường niên vê tự do kinh tế, bao gồm thứ tự (Hồng Công, Singapore, Australia và


2

New Zealand), đánh giá dựa trên các chính sách trong những lĩnh vực gồm có kinh
doanh, thương mại, quyền sở hữu tài sản, khơng có tham nhũng và tự do lao động.
Hồng Kông vẫn luôn dẫn đầu danh sách khảo sát trong suốt 17 năm qua. Diễn đàn hợp
tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 thành viên được thành lập năm
1989 tại Úc nhằm thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng trong khu vực và
củng cố cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Với 2,6 tỉ người (khoảng 40% dân số

trên thế giới), chiếm 56% GDP và 57% giá trị thương mại toàn cầu, APEC tự hào đại
diện cho một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Sau cuộc khủng hỏang
tài chính tịan cầu, tun bố chung tại APEC lần thứ 17 (2010) nhấn mạnh đến hai
điểm: Thứ nhất, đưa ra chiến lược lối thoát chung cho nền kinh tế thế giới sau khi gói
kích thích kinh tế thành cơng; Thứ hai, đưa ra tầm nhìn tăng trưởng mới của khu vực
châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đó là “tăng trưởng cân bằng”, “tăng trưởng
bao dung” và “duy trì tăng trưởng”. Tăng trưởng bao dung nhằm mục đích đưa thành
quả của phát triển đến được với người dân, nghĩa là tất cả mọi ngưịi dân phải được
hưởng lợi từ q trình tồn cầu hố kinh tế. Mặc dù khó để đạt được sự tăng trưởng cân
bằng đích thực, nhưng các quốc gia cần hợp tác để hướng tới sự cân bằng tương đối
nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các bên tham gia và giúp nền kinh tế thế giới tránh rơi
vào vịng xốy khủng hoảng mới.
1.2 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thế giới đang vận động phát triển không ngừng đòi hỏi từng quốc gia
phải từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để giảm khoảng cách của sự nghèo
nàn với các nước tư bản phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây khu vực Châu Á
- Thái Bình Dương là khu vực kinh tế có thể nói là năng động nhất trên thế giới. Việt
Nam là một quốc gia nằm trong khu vực này và cũng chịu ảnh hưởng của quy luật phát
phát triển. Trong mỗi một quốc gia thì vốn là khơng thể thiếu được, nó thúc đẩy nền
kinh tế của quốc gia đó phát triển. Đối với các nước phát triển thì có lượng vốn vô


3

cùng lớn và rất muốn đầu tư ra nước ngoài bằng nhiều cách có thể là đầu tư trực tiếp,
đầu tư gián tiếp, hỗ trợ phát triển chính thức ODA... Còn đối với các nước đang phát
triển và các nước kém phát triển là điều kiện vô cùng thuận lợi để thu hút các nguồn
vốn đầu tư này cũng như nguồn kiều hối từ nước ngồi chuyển về trong đó có Việt
Nam. Nguồn vốn nước ngồi tác động đến tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của
một quốc gia, có thể khẳng định nguồn vốn nước ngồi đóng một vai trò rất quan

trọng. Sở dĩ nguồn vốn đầu tư nước ngồi có được vai trị này là do nội bản thân nó
chứa đựng nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt là có thể huy động được một lượng vốn lớn
trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế. Nguồn vốn đầu tư
nước ngoài giúp bổ sung cho lượng vốn thiếu hụt mà vốn trong nước không đáp ứng đủ
trong việc phát triển nền kinh tế, mở ra và phát triển các lĩnh vực mới trong nền kinh
tế. Tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước giao lưu và hội nhập với bên ngồi, từ đó
nâng cao vị thế của quốc gia trên chính trường quốc tế. Dịng đầu tư nước ngồi chảy
vào cịn mang theo khoa học cơng nghệ, kĩ thuật, mức thu nhập cao cho đất nước tiếp
nhận vốn, giúp cho nước đó nâng cao được trình độ sản xuất, tạo công ăn việc làm và
đào tạo một lượng lớn lao động có kĩ thuật cao. Đây là điều mà bất kỳ quốc gia nào
cũng cần, nhất là các quốc gia đang phát triển.
GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất
định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó
chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó. Trình độ phát triển kinh tế tinh bằng
GDP bình quân đầu người có sự khác nhau rất lớn giữa các nước. Thu nhập bình quân
đầu người của những nước giàu nhất thế giới cao gấp hàng chục lần so với các nước
nghèo nhất thế giới. Vì tỉ lệ tăng của GDP thực tế cũng biến đổi mạnh, nên vị thế tương
đối giữa các nước có thể thay đổi đáng kể theo thời gian. Mức sống của một nền kinh
tế phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nó. Năng suất đến lượt nó
lại phụ thuộc vào tích lũy tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài ngun thiên nhiên và tiến
bộ cơng nghệ. GDP bình qn đầu người là thước đo sản lượng thu nhập của một nền


4

kinh tế, nó là số liệu thơng kê thường gặp nhất vì được coi là chỉ báo tốt nhất về phúc
lợi kinh tế xã hội. Kết quả hoạt động kinh tế của một người bất kì được phản ánh trước
hết qua thu nhập của người ấy, thông thường một người có thu nhập cao dễ cho phép
người ta chi mua những hàng hóa và dịch vụ chất lượng tốt có giá cao để thỏa mãn nhu
cầu vật chất và tinh thần đa dạng của họ. Trong khi đó những người có thu nhập thấp

khơng có khả năng cho trả cho những hàng hóa và dịch vụ đắt tiền và do đó chỉ được
hưởng thụ một mức sống khiêm tốn hơn nhiều so với những người có thu nhập cao.
Điều này cũng tương tự đúng đối với các nền kinh tế quốc gia. Nền kinh tế hoạt động
có hiệu quả khi mà mọi người trong nền kinh tế tạo ra và hưởng thu nhập cao. Kết quả
là tổng thu nhập do mọi thành viên trong nền kinh tế tạo ra sẽ lớn và mọi người được
hưởng mức sống cao hơn so với nền kinh tế có mức thu nhập bình qn đầu người thấp
hơn.
Như vậy dịng chảy tài chính quốc tế vào các nước đang phát triển là một nguồn
vốn quan trọng làm gia tăng tiết kiệm trong nước, nâng cao năng suất trong nước thông
qua việc chuyển giao các kỹ năng quản lý và bí quyết cơng nghệ, thúc đẩy phát triển tài
chính, và đóng góp hướng đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng vật chất. Một sự gia tăng
các dịng tài chính quốc tế vào các nước đang phát triển có thể thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và tăng thu nhập bình qn thơng qua một số kênh. Sự tăng vọt dịng chảy tài
chính vào các nước đang phát triển do tốc độ gia tăng của quá trình tồn cầu hóa, đã
thúc đẩy tăng trưởng ở một số nước này nhưng không phải ở một số nước kia. Điều
này đã làm tăng các cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế về những lợi ích của các dòng
chảy này dành cho các quốc gia đang phát triển. Đã có nhiều nghiên cứu xem xét tác
động riêng rẽ của FDI, kiều hối và ODA lên tăng trưởng kinh tế, nhưng có rất ít
nghiên cứu tập trung vào tác động của tất cả ba dịng tài chính lên thu nhập bình qn
đầu người. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài "Các dịng vốn tài chính và thu nhập
bình quân đầu người ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á – Thái Bình


5

Dương" để nghiên cứu cụ thể những tác động của FDI, kiều hối và ODA lên thu nhập
bình quân đầu người của một nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá một cách trực tiếp cũng như gián tiếp
tác động của ba loại dòng chảy tài chính (đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI, kiều hối và

hỗ trợ phát triển chính thức ODA) lên thu nhập bình qn đầu người của một nhóm các
nước có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ngồi ra
bài nghiên cứu này cũng xem xét có hay khơng các yếu tố như chi tiêu của chính phủ,
chất lượng thể chế, phát triển khu vực tài chính và vốn con người làm tăng hiệu quả
của từng dòng vốn lên tăng trưởng kinh tế.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau:
a. Các quốc gia thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nhận nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI, hỗ trợ phát triển chính thức ODA và
kiểu hối có tương quan dương với thu nhập bình qn đầu người hay
khơng ?
b. Sự biến động của các dòng vốn quốc tế tiếp nhận từ nước ngồi có ảnh
hưởng đến thu nhập bình qn đầu người hay không ?
c. Độ sâu của phát triển khu vực tài chính, chi tiêu của chính phủ, chất
lượng thể chế và vốn con người có ảnh hưởng tới tăng trưởng thu nhập
bình qn đầu người hay khơng ?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ 12 nước của khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình trong giai đoạn 1990-2014.


6

1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích thực nghiệm đưa ra trong bài nghiên cứu này được dựa trên dữ liệu bảng
từ 12 nước trong giai đoạn 1990-2014. Các mẫu bao gồm dữ liệu chéo (cross-section)
của các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình từ khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, Các nước OECD thuộc khu vực này mà có thu nhập cao được loại trừ khỏi
phân tích thực nghiệm vì các nước này thường được coi là nước tài trợ hơn là nước
nhận viện trợ và nước chuyển kiều hối hơn là nước tiếp nhận kiều hối.

Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp bình phương tối thiêu OLS, mơ hình tác
động cố định bảng (Fixed effect model) trên nền tảng kiểm định Hausman (Kiểm định
Hausman test dùng để lựa chọn sự phù hợp với dữ liệu giữa mơ hình tác động cố định
FEM) và hệ GMM (Generalised Method of Moments) để tiến hành kiểm định các mơ
hình trong bài nghiên cứu và các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ được mô
tả rõ hơn trong chương 3.
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 12 để thực hiện định lượng phục vụ cho
việc đánh giá trực tiếp cũng như gián tiếp tác động của ba loại dịng chảy tài chính (đầu
tư trực tiếp nước ngồi FDI, kiều hối và hỗ trợ phát triển chính thức ODA) lên thu nhập
bình quân đầu người của một nhóm các nước có thu nhập thấp và trung bình tại khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương.
1.7 Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu đã góp phần xác định mức độ ảnh hưởng cũng như mối quan hệ của các
dòng vốn quốc tế đến thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương. Thơng qua đó, nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của các dòng vốn quốc tế đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Từ đó đề ra các
chính sách phù hợp nhằm đạt được mức thu nhập bình quân đầu người mục tiêu mỗi
quốc gia.


7

1.8

Bố cục của Luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo trình tự

sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu

nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các vấn đề
cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu và ý
nghĩa khi thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận khoa học và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
về tác động của các dòng vốn quốc tế lên thu nhập bình qn đầu người một
nhóm các nước có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương.
Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên
cứu thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố tác động đến thu nhập bình quân
đầu người và tác động của dòng vốn quốc tế lên thu nhập bình qn đầu người
của một nhóm các nước có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu,
giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình, mơ tả các đặc điểm
của mơ hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu để
thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối
quan hệ giữa dòng vốn và thu nhập đầu người. Thực hiện thống kê mô tả, kiểm


8

định đa cộng tuyến, phương sai tay đổi, tự tương quan và hồi quy GMM khắc
phục.
Chương 5: Kết luận.
Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, kết luận lại kết quả
thực nghiệm từ mơ hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng
mở rộng đề tài.



9

2

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY

2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là
FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng
cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm
quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này hay nói một cách khác thì “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng
tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để được quyền sở hữu và quản lý hoặc
quyền kiểm sốt một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích
của mình".
Tài sản trong khái niệm này, theo thơng lệ quốc tế có thể hiểu là tài sản hữu hình
(máy móc, thiết bị, quy trình cơng nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép
có giá trị...), tài sản vơ hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý...)
hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ...). Như vậy FDI bao
giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngồi.
2.1.2 Kiều hối
Có nhiều khái niệm về kiều hối được đã được đưa ra. Kiều hối là các loại ngoại tệ
tự do chuyển đổi được di chuyển từ những người đang sinh sống, lao động ở nước
ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương, tiền kiều bào gửi về đầu tư, tiêu dùng...



10

Theo WB định nghĩa: "kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước ngồi có
nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện qua
cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng)". Còn theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) định nghĩa kiều hối của người lao động “là hàng hố và các cơng cụ tài chính do
người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước
họ” (Addy et al. 2003). Như vậy, về bản chất, kiều hối là tiền bạc được di chuyển từ
những người đang trú ngụ hay lao động nước ngoài đến thân nhân của họ tại q
hương.
2.1.3 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA:
ODA là hình thức viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay vốn với những điều kiện
đặc biệt ưu đãi như: lãi suất thấp, thời hạn vay dài với cách trả nợ thuận lợi nhằm giúp
cho các nước kém phát triển đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi
xã hội.
Viện trợ là hình thức hỗ trợ phát triển của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế,
tổ chức phi chính phủ có tính chất song phương hoặc đa phương đối với các nước chậm
và đang phát triển. Đây cịn được gọi là Hỗ trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance – ODA). ODA là nguồn vốn từ các quốc gia, hoặc tổ chức phi
chính phủ, hoặc từ các định chế tài chính quốc tế hỗ trợ cho nước chậm và đang phát
triển nhằm giúp các nước này phát triển kinh tế xã hội của nước mình. Trong đó tính
chất ưu đãi và khơng hồn lại phải chiếm ít nhất 25% tổng nguồn vốn hỗ trợ.
Một cách khái quát, chúng ta có thể hiểu ODA bao gồm các khoản viện trợ khơng
hồn lại, viện trợ có hồn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên
Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc
(United Nations – UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm
phát triển.


11


2.1.4 Thu nhập bình quân đầu người:
GDP bình quân đầu người (tổng sản phẩm bình quân đầu người): là một trong
những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình qn
đầu người trong một năm. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người còn là chỉ
tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế.
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng
sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Tổng sản
phẩm trong nước bình qn đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc
ngoại tệ, cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.
Chỉ số GDP bình qn đầu người còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống
dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước với nhau. Gần
đây, Ngân hàng thế giới (WorldBank) đã tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của
xã hội bằng các chỉ số tổng thu nhập quốc dân (GNI) hoặc tổng thu nhập quốc dân bình
quân đầu người (GNI/người) nhằm thay thế cho chỉ số GDP/người. GNI khác GDP ở
chỗ là được tính dựa trên cơ sở thu nhập của công dân nên phản ánh chính xác mức
sống hơn.
Kết quả hoạt động kinh tế của một người bất kỳ được phản ánh trước hết qua thu
nhập của người ấy, thơng thường một người có thu nhập cao dễ cho phép người ta chi
mua những hàng hóa và dịch vụ chất lượng tốt có giá cao để thỏa mãn nhu cầu vật chất
và tinh thần đa dạng của họ. Trong khi đó những người có thu nhập thấp khơng có khả
năng chi trả cho những hàng hóa và dịch vụ đắt tiền và do đó chỉ được hưởng thụ một
mức sống khiêm tốn hơn nhiều so với những người có thu nhập cao. Điều này cũng
tương tự đúng đối với các nền kinh tế quốc gia. Nền kinh tế hoạt động có hiệu quả khi
mà mọi người trong nền kinh tế tạo ra và hưởng thụ thu nhập cao. Kết quả là tổng thu
nhập do mọi thành viên trong nền kinh tế tạo ra sẽ lớn và mọi người được hưởng mức
sống cao hơn so với nền kinh tế có mức thu nhập bình qn đầu người thấp hơn.


12


2.2 Lý thuyết mối quan hệ giữa các dòng vốn quốc tế với thu nhập bình quân
đầu người:
Chúng ta bắt đầu với một mơ hình mà có sự kết hợp cả ba dịng tài chính. Những
dịng chảy này có thể ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô thông qua các kênh khác nhau. FDI
và ODA là những yếu tố quan trọng quyết định đầu tư của chính phủ làm ảnh hưởng
thu nhập bình quân đầu người. Mặt khác, kiều hối là yếu tố quyết định quan trọng tới
các quyết định tiêu dùng và đầu tư của hộ gia đình mà có ảnh hưởng đến thu nhập bình
qn đầu người.
Bài nghiên cứu bắt đầu bằng việc xác định một hàm sản xuất tổng hợp theo Sajid
Anwar và Arusha Cooray (2014) như sau:
Yt = g(At-1)f ( kd,t, Lt, Rt, FDIt )

(1)

Trong đó Y là tổng sản lượng thực; A là viện trợ nước ngoài; Kd là vốn trong
nước; L là lực lượng lao động; R là kiều hối và FDI là đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Phương trình (1) cho thấy tổng sản lượng phụ thuộc vào ba nguồn vốn: vốn trong nước
dựa trên tiết kiệm trong nước, kiều hối đó là tiết kiệm của cá nhân ở bên nước ngoài và
vốn nước ngoài. Viện trợ nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tổng sản lượng. Viện trợ
nước ngồi được mơ hình hóa như là một đầu vào công /cơ sở hạ tầng cơng cộng - một
sự đầu tư mang lại lợi ích cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Nói cách khác, viện
trợ nước ngồi có tác động đến sự dịch chuyển hàm sản xuất tổng hợp bởi vì một sự
gia tăng viện trợ nước ngoài nâng cao năng suất. Viện trợ nước ngoài từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển bao gồm học bổng giáo dục, nguồn tài chính cho
giáo dục, cơ sở hạ tầng và đào tạo cho cả các nước kém phát triển (LDCs) và các khóa
ngắn hạn ở các nước phát triển (ví dụ, việc tập huấn cho cán bộ cấp cao ở Bắc Mỹ,
Châu Âu và Úc). Viện trợ thông thường là các dự án đầu tư tài chính. Do tính chất
cơng khai của các hoạt động này, thì rất là hợp lý khi để mơ hình viện trợ nước ngồi
như là một biến thay đổi.



13

Giả sử rằng f (.) là hàm đồng nhất cấp một theo các đối số của nó, hàm sản xuất
tổng hợp có thể được viết như sau:

K d ,t Rt FDI t
Yt
 g  At 1  f
, ,
Lt
Lt Lt Lt

(

)

(2)

Phương trình (2) có thể được viết dưới dạng log như sau:
log(

Yt
) = log( g (A t 1 )) + log
Lt

[ f ( KL

d ,t

t

,

Rt FDI t
,
Lt Lt

)]

(3)

Để phân tích thực nghiệm, chúng tôi sử dụng một dạng hàm CobbDouglas cho số hạng thứ nhất và thứ hai ở phía bên phải của phương trình (3)
như sau:

log( g (A t 1 )) = α0 +α1 log(A t 1 )

[ ( KL

log f

d ,t
t

,

Rt FDI t
,
Lt Lt


(4)

)]=  0 + 1 log( KL

d ,t

) +  2 log(

t

Rt
FDI t
) +  3 log(
) (5)
Lt
Lt

Bằng cách kết hợp phương trình (4) và (5) và bao gồm số hạng sai số (error
term) μt, mơ hình thực nghiệm có thể được rút ra như sau:
log(

K
Yt
R
FDI t
) =  0 + α1 log(A t 1 ) + 1 log( d ,t ) log+  2 log( t ) +  3 log(
) + μt
Lt
Lt
Lt

Lt

(6)

ở đây  0 = α0 +  0
Phương trình (6) có thể được viết dưới dạng thu gọn như sau :
log(yt) =  0 + α1 log(A t 1 ) +
ở đây yt =

1 log(k dt ) +  2 log(rt ) +  3 log(fdit ) + μt

(7)

K
Yt
R
FDI t
, kdt = ( d ,t ), rt = ( t ) và fdit =
Lt
Lt
Lt
Lt

Phương trình trên thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập A, k, r, fdi tác
động lên biến phục thuộc y, với các hệ số đo lường chiều và độ lớn, và ý nghĩa các mối
quan hệ. Các mơ hình trên sẽ được ước lượng thực tế bằng cách sử dụng dữ liệu bảng
cấp quốc gia.


14


2.3 Bằng chứng thực nghiệm mối quan hệ giữa các dịng vốn quốc tế với thu
nhập bình qn đầu người:
Tác động đến tăng trưởng kinh tế của các dòng chảy tài chính (FDI, ODA và kiều
hối) là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận, cụ thể như sau:
2.3.1 Mối quan hệ giữa FDI với thu nhập bình quân đầu người
Về mặt lý thuyết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh trực tiếp và gián tiếp. Các lý thuyết kinh tế
đều cho rằng, nguồn vốn đầu tư là một trong những nền tảng cơ sở của tăng trưởng
kinh tế. Và đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia kém hoặc đang phát triển,
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một thành phần quan trọng của tổng
nguồn vốn đầu tư quốc gia. Do vậy, có thể nói rằng, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế bằng cách gia tăng nguồn vốn đầu
tư của mỗi quốc gia nhận đầu tư. Ngoài ra, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI
có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thơng qua các kênh gián tiếp như
chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
tăng khả năng cạnh tranh của thị trường trong nước, đẩy mạnh quá trình hội nhập với
kinh tế thế giới...
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của dịng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi FDI đối với tăng trưởng kinh tế lại có sự mâu thuẫn, trái ngược
nhau, cụ thể có quan điểm cho rằng:
2.3.1.1 Dịng vốn FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Phần lớn các nghiên cứu đều có kết quả cho thấy rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế như Blomstrom (1994),
Alfaro (2001), Lensink (2001), Omran và Bolbol (2003)... .Một số nghiên cứu đã chỉ ra
rằng dòng vốn FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tác động lan tỏa có liên quan FDI
thúc đẩy gia tăng năng suất/sản lượng. Borensztein, De Gregorio và Lee (1998) lập


15


luận rằng các nước có khả năng hấp thụ nguồn vốn cao hơn (được đo bằng mức độ
ngưỡng tối thiểu vốn con người) có thể thu được lợi ích lớn hơn từ dòng vốn FDI.
Nghiên cứu của Li và Liu (2005) về vấn đề nội sinh giữa thu nhập đầu người và đầu tư
trực tiếp nước ngồi, tìm thấy tác động 2 chiều của biến nội sinh. Kết luận rằng FDI
thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển khơng chỉ trực tiếp mà cịn gián tiếp
thơng qua các tương tác của nó với vốn con người. Điều này cũng được hỗ trợ bởi
Kokko (1994), người lập luận rằng hiệu ứng lan tỏa tích cực của đầu tư nước ngoài lên
các doanh nghiệp nước sở tại (home country) là lớn hơn (i) khi trình độ học vấn của lực
lượng lao động cao hơn (ii) các mức độ cạnh tranh lớn hơn và (iii) các yêu cầu của việc
thâm nhập thấp hơn đối với các hãng nước ngoài mới gia nhập. Alfaro, Chanda,
Kalemli-Ozan, và Sayek (2004) cho thấy rằng FDI góp phần vào sự tăng trưởng ở các
nước có thị trường tài chính phát triển tốt hơn. Họ cho rằng các thị trường tài chính
phát triển tốt sẽ cho phép các công ty được hưởng lợi từ sự lan tỏa tri thức phát sinh từ
FDI. Hermes và Lensink (2003) đã đưa ra lập luận tương tự. Họ cho rằng một hệ thống
tài chính phát triển tốt ở các nền kinh tế của nước chủ nhà là một điều kiện tiên quyết
quan trọng với FDI để có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Họ cũng cho rằng
hệ thống tài chính phát triển tốt hơn tạo điều kiện cho q trình tác động lan tỏa cơng
nghệ liên quan đến FDI. Nair-Reichert và Weinhold (2001), sử dụng các phương pháp
ước lượng dữ liệu bảng có tính đến phương sai khơng đồng nhất của sai số giữa các
nước, tìm thấy một số bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng
kinh tế. Họ lập luận rằng các nước có nền kinh tế tương đối mở nhiều hơn sẽ nhận
được lợi ích lớn hơn từ FDI. Phát hiện này cũng được hỗ trợ bởi Balasubramanyam,
Salisu và Dapsoford (1999) những người lập luận rằng việc mở cửa thương mại là quan
trọng với FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.


16

2.3.1.2 Dịng vốn FDI có tác động tiêu cực hoặc không tác động đến tăng trưởng

kinh tế
Nghiên cứu của Carkovic và Levine (2002) có kết quả cho thấy dịng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi FDI khơng có tác động độc lập, mạnh mẽ lên tăng trưởng kinh tế.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp GMM (Generalize Method of
Moment) để thực hiện nghiên cứu cho 72 quốc gia trên thế giới trong khoảng thời gian
từ 1960 –1995. Ngoài ra, để khẳng định kết quả đạt được, các tác giả cũng đã thực hiện
khá nhiều kiểm tra độ nhạy như sử dụng nguồn dữ liệu từ IMF thay cho nguồn dữ liệu
từ World Bank hay kiểm tra tác động của FDI đối với năng suất các yếu tố tổng hợp
TFP.... Kết quả vẫn cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI khơng có tác
động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế.
Hay nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Bos, M Sander và Sechi (1974) về tác
động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi từ những cơng ty đa quốc gia Mỹ đối
với tăng trưởng kinh tế của những nước nhận đầu tư trong giai đoạn 1965 -1969 cũng
có kết quả khác với phần lớn những nghiên cứu khác. Kết quả ước lượng đạt đươc cho
thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI có tác động nghịch chiều đối với tăng
trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Laureti và Postiglione (2005) về các tác động của dòng vốn lên
tăng trưởng kinh tế của 11 quốc gia Địa Trung Hải trong khoảng thời gian từ 19902000. Kết quả cho thấy dịng vốn FDI khơng có tác động mạnh đến tăng trưởg kinh tế.
Cịn nghiên cứu của Ericsson và Irandoust (2001) về mối quan hệ nhân quả giữa đầu
tư trực tiếp nước ngoài và sản lượng đối với 4 quốc gia OECD là Đan Mạch, Phần Lan,
Na Uy và Thụy Điển trong khoảng thời gian 1970-1997. Kết quả cho thấy không phát
hiện bất kỳ mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng đối với Đan Mạch và Phần
Lan.
Tóm lại, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một nguồn lực quan
trọng đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, nó có thể có những tác động trực


×