Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT HỌC SINH ĐẾN ĐỌC SÁCH Ở THƯ VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.57 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC THƯ VIỆN
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT HỌC SINH ĐẾN

ĐỌC SÁCH Ở THƯ VIỆN

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình giáo dục học sinh, bên cạnh việc học tập trên lớp thì
cần phải có thêm hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp cho các em vui chơi
thoải mái hơn, học tập tốt hơn, đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc
hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho học sinh. Để đạt được điều đó
thì không thể không kể đến hoạt động của thư viện, Thư viện trường học đã
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Hoạt động thư
viện là một bộ phận quan trọng trong nhà trường không thể thiếu được. Vì
“Sách là món ăn tinh thần và đọc sách là một hoạt động chiếm vị trí khá quan
trọng trong đời sống của lứa tuổi học sinh”. Đồng thời sách được xem là
phương tiện thông tin tối ưu nhất dù ở thời đại nào?
Vì thế việc tổ chức hướng dẫn tốt việc đọc sách để rèn luyện tính cách,
nhân phẩm, tình cảm, kỹ năng giao tiếp, phương pháp học tập, hiểu được
nhiều hơn về lịch sử dân tộc là rất cần thiết. Thông qua hoạt động thư viện
nhằm hình thành cho các em năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách.
Từ những suy nghĩ trên, đứng trước nhu cầu đổi mới giáo dục, xây dựng thư
viện trường học ngày càng trở nên gần gũi với học sinh để đào tạo ra con
người toàn diện ở nhà trường. Tôi thấy cần đi sâu vào nghiên cứu các hoạt
động của thư viện và các biện pháp để giúp các em học sinh có khả năng cảm
thụ những giá trị văn hóa thẩm mỹ được phản ánh trong sách báo. Đó chính là
lý do để tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp thu hút học sinh đến đọc sách ơ
thư viện Trường Tiểu học Trần Quốc Toản”.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi cũng gặp nhiều
thuận lợi và không ít khó khăn.
1. Thuận lợi


Trong nhà trường hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh là giảng
dạy và học tập, mà cả hai hoạt động này đều phải sử dụng một phương tiện đó
là sách báo. Vì vậy tổ chức hướng dẫn hoạt động tuyên truyền sách báo để đáp
ứng nhu cầu bạn đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu
được.
Về phía cơ sở vật chất nhà trường có 17 lớp với trên 562 học sinh. Đa
số học sinh của trường là con em của người lao động nên chăm chỉ học hành,
hăng hái tham gia mọi hoạt động của nhà trường đề ra.
Ban giám hiệu, toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên cũng như hội
cha mẹ học sinh đặt biệt quan tâm và hỗ trợ kinh phí, và mọi vấn đề cho thư


viện nhà trường hoạt động tốt. Sự phối hợp chặt chẽ giữa thư viện với công
đoàn, chi đoàn, đội đã đưa phong trào hoạt động thư viện ngày một tốt hơn.
Trường có phòng thư viện riêng phục vụ cho việc đọc sách báo tại chỗ.
2. Khó khăn
Tầm hiểu biết của học sinh còn hạn chế, học sinh chưa định hướng
việc đọc sách gì phù hợp với mình, chưa coi thư viện là kho tàng tri thức của
nhân loại mà chỉ coi thư viện là nơi giải trí đơn thuần. Sách tham khảo còn ít,
hạn chế về nội dung, chưa thỏa mãn được nhu cầu của người đọc.
Các hình thức hoạt động của thư viện chưa phong phú do đó chưa thu
hút nhiều học sinh tham gia, kế hoạch thường xuyên bị thay đổi do một số yêu
cầu khách quan lẫn chủ quan.
Còn một số phụ huynh chưa quan tâm thực sự đến việc học tập của con
em mình cũng như chưa thấu hiểu được nhu cầu đọc sách của các em. Những
tiêu cực của xã hội văn hóa phẩm độc hại, dịch vụ điện tử, dịch vụ Internet đã
tác động rất lớn đến một bộ phận học sinh.
Qua nhiều nguyên nhân khách qua lẫn chủ quan cùng với tình hình
thực tế hiện nay tôi nhận thấy cần có những giải pháp nhằm góp phần giáo dục
học sinh về phương pháp đọc sách để giúp các em đọc để hiểu toàn bộ giá trị,

nội dung và nghệ thuật của cuốn sách. Ngoài ra còn phải biết cập nhật kiến
thức để giúp cho quá trình học tập, bên cạnh đó còn mở mang kiến thức trong
cuộc sống….Qua đó giúp các em nắm bắt được thông tin cũng cố suy nghĩ và
hành động để nhận thức đúng đắn và có những suy nghĩ cao đẹp phù hợp với
bản thân và luôn nghĩ rằng mình cần phải học tập tốt để mai sau trở thành
người có ích cho xã hội.
Phần II: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để giúp học sinh đến thư viện đọc sách ngày càng nhiều bản thân tôi
thấy cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
1. Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học, xác
định được nhiệm vụ của thư viện
Năm học 2014 - 2015 thư viện xây dựng thư viện tiên tiến do đó thư
viện xây dựng kế hoạch năm học từ đầu năm để tham mưu với ban giám hiệu
và hội cha mẹ học sinh để huy động nguồn kinh phí từ ngân sách và hội phụ
huynh học sinh, bổ sung đầu sách kịp thời đáp ứng nhu cầu đọc sách của giáo
viên và học sinh. Nhiệm vụ của Thư viện là: Tổ chức hướng dẫn tốt cho học
sinh đọc sách và đồng thời cung cấp cho học sinh tất cả những loại sách báo có
trong thư viện trường, giúp cho các em có thói quen đọc sách, làm việc có
khoa học, góp phần giúp các em hình thành thói quen học và làm theo sách.
Thực tế trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập của nền kinh tế thị
trường, sự phát triển của cong nghệ thông tin như vũ bão, những mặt tiêu cực
của lối sống mới đã làm ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của các em học sinh,
làm cho tinh thần học tập của các em ngày càng sa suốt. Nhiều em học sinh
không có ý thức trong học tập, không có ước mơ, không có mục đích.


Lên kế hoạch hoạt động năm học, tháng cụ thể và có sự điều chỉnh để
phù hợp với tình hình thực tế của trường. Trao đổi với đồng nghiệp để cùng
tiến hành tìm hiểu và nắm bắt tình hình về nhu cầu đọc sách của học sinh.
Tham mưu với ban giám hiệu để thành lập tổ thư viện tại trường gồm

có học sinh - giáo viên chủ nhiệm - phụ huynh. Thành lập tổ mạng lưới này
nhằm để các em trong tổ mạng lưới phục vụ bạn đọc, sắp xếp lại sách báo sau
khi học sinh mượn trả…Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh thì định
hướng cho học sinh đọc sách, tham gia kêu gọi hỗ trợ kinh phí bổ sung cơ sở
vật chất cho thư viện….
Tiếp theo là tiến hành tổ chức kho sách theo đúng chuyên môn nghiệp
vụ của ngành đã quy định. Phân chia các loại sách nhằm đáp ứng nhu cầu cho
từng đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho tất cả bạn đọc khi vào thư viện sử
dụng sách báo thuận lợi nhất và đạt kết quả tốt nhất trong tổ chức kho sách của
thư viện.
2. Tăng cường các hoạt động của thư viện
a. Xây dựng mô hình ngày một cuốn sách
Mặc dù còn khó khăn nhưng thư viện trường đã cố gắng duy trì, củng
cố và đầu tư xây dựng thư viện trường học theo hướng chuẩn hoá, đặc biệt chú
ý đến việc tổ chức các hoạt động phong phú, hiệu quả nhằm thu hút ngày càng
nhiều giáo viên và học sinh đến sử dụng thư viện. Với phong trào “Góp một
cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”, rất nhiều cuốn sách đã được học
sinh và giáo viên tặng, làm phong phú thêm kho tài liệu của thư viện các nhà
trường. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách được đẩy mạnh. Nhiều hình thức
tuyên truyền đã được thư viện trường thực hiện thành công như chuyên mục: “
Mỗi tuần một cuốn sách” ,“Sách hay chờ em”, “ Mười phút của thư viện”...,
giới thiệu sách mới nhập vào thư viện trên bảng tin, dưới cờ, trưng bày.... đã
thu hút nhiều cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia. Ngoài ra tôi còn vận
động những học sinh ở nhà có sách mang cho thư viện mượn để các bạn khác
cùng được đọc và tìm hiểu, hàng tuần tuyên dương những học sinh đó dưới cờ.
b. Tổ chức “kể chuyện theo sách”
Ngoài việc tìm hiểu kiến thức trong học tập và nhu cầu giải trí tôi luôn
mở chuyên đề giới thiệu sách, điểm sách nhân các ngày lễ và những ngày lịch
sử truyền thống của dân tộc và đã tạo nên phong trào đọc sách rầm rộ, tích cực
trong giáo dục tư tưởng và truyền thống cách mạng cho học sinh, đồng thời

chống mọi tàn dư văn hóa đồi trụy xâm nhập và nhà trường.
Hằng năm, thư viện phối hợp với các đoàn thể tổ chức cho học sinh thi :
“kể chuyện theo sách”. Có kế hoạch triển khai trước một tháng để các các lớp
chuẩn bị phân công người kể, đăng kí câu chuyện, xuất xứ câu chuyện …
nhưng yêu cầu các em phải kể những câu chuyện mà đã được đọc trong thư
viện trường về tình bạn, gương người tốt việc tốt.
3. Định hướng cho học sinh đọc sách


a. Giới thiệu sách theo chủ điểm hàng tháng
Hàng tháng tôi thường xuyên tổ chức giới thiệu sách dưới cờ, trên bảng
giới thiệu sách của thư viện theo chủ điểm của mỗi tháng nhằm tuyên truyền
cho các em các ngày lễ trong tháng… Tổ chức tuyên truyền nhằm tập trung
bạn đọc đến thư viện.
Ví dụ: Tôi giới thiệu sách mới bổ sung vào thư viện với chủ đề “em yêu trái
đất” với những nội dung rất phong phú về điều kì lạ của trái đất như: Lịch sử
hình thành trái đất, sự biến đổi của bề mặt trái đất, thiên tai xảy ra trên trái đất,
thời tiết, khí hậu được tất cả các em hưởng ứng nhiệt tình.
Ví dụ: Chủ điểm ngày 20/11 nhằm tuyên truyền giáo dục cho học sinh biết ý
nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt
Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại
Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày “tôn sư trọng
đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục.
Giới thiệu cho các em đọc một số cuốn sách viết về thầy cô có trong thư viện
như: Thầy Tôi, Tâm sự cô giáo trẻ, Gương hiếu học Thời xưa tập hai của nhà
xuất bản Giáo Dục, nơi bắt đầu có gió…
Phối hợp với đoàn đội cho các em thi tìm hiểu về người phụ nữ Việt
Nam qua tất cả các thời kì lịch sử nhân ngày 20/10, với những câu hỏi gọn nhẹ,
đơn giản ở trong sách báo giúp các em hào hứng trả lời câu hỏi một cách chính
xác, đầy đủ và có phát thưởng.

Ngoài ra khi học sinh trả sách tôi lại giới thiệu những cuốn sách cùng
chủ đề các em đang đọc, những cuốn sách mới, sách ở mục lục…
b. Hướng dẫn cho học sinh đọc sách”đọc sách có ghi chép”
Tổ chức hướng dẫn học sinh đọc sách có hiệu quả là đọc sách trong
tiết sinh hoạt đầu giờ và tiết sinh hoạt đội. Đọc sách ở đây không phải đọc thật
nhiều mà trọng tâm là phải đọc những loại sách phù hợp với trình độ, lứa tuổi,
phải biết phân tích hệ thống và khi đọc các em cần có sổ tay ghi chép, ghi lại
những số liệu, những bài thơ hay, những nội dung quan trong trong một tác
phẩm, tự đặt câu hỏi từ đó giúp em tiếp thu kiến thức một cách vững chắc và
đạt hiệu quả tốt hơn. Đọc sách theo mục đích đề ra, mục đích của đọc sách là
gì? Đọc sách để nâng cao kiến thức…qua đó giúp các em xác định được mục
đích của quá trình đọc sách là vận dụng những kiến thức đã đọc được ở sách,
báo để tiếp thu vào việc học và làm theo sách. Đồng thời giáo dục cho các em
nên lựa chọ những sách, báo phủ hợp tránh đọc sách theo ngẫu hứng không
đúng với phương châm giáo dục.
Qua nhiều năm làm công tác thư viện tôi nhận thấy đa số học sinh đều
thích đọc truyện thiếu nhi. Tôi có hỏi 1 số học sinh ở khối 2&5 vì sao các em
thích đọc truyện thiếu nhi ít thích đọc các loại sách khác - các em nói truyện
thiếu nhi là những câu chuyện kể về những vụ án hấp dẫn, những câu chuyện
gần gũi các nhân vật trong truyện như đại diện cho giới học trò chúng em,
chúng em thích khám phá, phiêu lưu vì trong truyện luôn ưa lẽ phải và công


bằng. Nhiều em học sinh giỏi tới thư viện chỉ đọc sách môn học mình yêu
thích còn những sách khác không quan tâm nói cách khác các em không hề có
ý định đọc đến. Nhưng sau một thời gian được hướng dẫn cách đọc sách có
hiệu quả các em đã đọc nhiều loại sách trong đó có sách khoa học, danh nhân,
âm nhạc, khám phá thiên nhiên….và đã trở thành học sinh giỏi toàn diện như
em Nguyễn Thị Phương học sinh lớp 5B, Nguyễn Minh Quang học sinh lớp
4A…

4. Tổ chức phục vụ bạn đọc
Lên kế hoạch, lên lịch đọc sách cho các khối, lớp theo từng buổi cụ
thể, kết hợp với buổi sinh hoạt đội, thể dục và lao động. Ngoài việc cho các em
mượn sách báo đọc tại thư viện, thì thư viện còn cho học sinh của từng lớp
mượn sách về nhà đọc, nghiên cứu. Cho giáo viên bộ môn mượn sách theo chủ
đề từng tháng, cho các em đọc trong giờ sinh chủ nhiệm và ngoài giờ lên lớp.
5. Thi đua khen thưởng:
Để phong trào đọc sách báo được học sinh hưởng ứng có hiệu quả thì
công tác tổng kết đánh giá tuyên dương khen thưởng không thể thiếu được. Vì
thế đầu mỗi năm học tôi đã đưa chỉ tiêu khen thưởng cho những bạn đọc tích
cực, những học sinh thường xuyên tặng sách cho thư viện hoặc cho thư viện
mượn sách, mỗi học kì đều khen thưởng cho những học sinh tham gia đọc sách
tích cực. Tại Thư viện trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã tổ chức khen
thưởng trong 4 năm qua cho những bạn đọc tích cực, tham gia tốt phong trào
đọc sách.
PHẦN III: KẾT QUẢ
1. Kết quả
Phong trào đọc sách trong những năm qua đã được đông đảo học sinh
tham gia, một số em trước đây chưa có thói quen đọc sách thì nay đã khắc
phục. Trước và sau khi học thể dục, sinh hoạt đội, lao động, giờ ra chơi học
sinh đến thư viện để đọc sách, báo, truyện. Rèn luyện cho các em tự học, tự
rèn, tự bồi dưỡng kiến thức, nghiên cứu sách tham khảo để nâng cao trình độ
hiểu biết, muốn hiểu biết nhiều, bổ sung tri thức mới thì phải đọc
sách.
Đồng thời đọc sách đã giúp cho các em tránh được những trò chơi điện
tử, trò chơi không có ích. Điển hình là em Nguyễn Thành Vinh học sinh lớp 5
là một học sinh chơi điện tử bỏ tiết, học tập xuống cấp nhưng khi em tới thư
viện đọc sách em đã bỏ chơi điện tử từ tháng 11/2014 cho tới nay. Khi các em
biết cách đọc sách có hiệu quả các em đọc sách kỹ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn
từ đó giúp các em học tập tốt hơn, sống tốt hơn và mạnh dạn hơn. Dưới đây là

số liệu thống kê cho thấy số lượng học sinh đọc sách năm sau nhiều hơn năm
trước:
Cụ thể số học sinh đến thư viện đọc sách:
Lớp 3
Năm học
Lớp 2

Lớp 4

Lớp 5


2010 - 2011
2011 - 2012
2012 - 2013
2013 - 2014

70%
80%
90%
95%

78%
85%
92%
96%

75%
86%
90%

93%

75%
88%
90%
96%

Nhiều học sinh đã tạo một phương thức học tập mới ”Học tại thư viện”
ngoài giờ lên lớp. Các em không còn thấy nhàm chán khi vào thư viện mà là
phấn chấn hơn, sẵn sàng tự tin tìm hiểu và lĩnh hội những kiến thức mới đó là
điều đáng mừng trong suy nghĩ của tôi.
2. Bài học cho bản thân
Để thu hút được nhiều bạn đọc đến thư viện, giúp bạn đọc đọc sách có
hiệu quả thì người cán bộ thư viện phải biết tổ chức sắp xếp, cũng cố thư viện
một cách khoa học, đúng kỹ thuật nghiệp vụ, hấp dẫn bạn đọc, tìm sách một
cách nhanh chóng không mất thời gian của học sinh. Bên cạnh đó người cán bộ
thư viện phải là người say mê đọc sách để tìm ra những điều hay, bổ ích từ
những quyển sách, thường xuyên sáng tạo trong phương pháp tuyên truyền
giới thiệu sách nhằm gây hứng thú và lòng đam mê đọc sách cho học sinh.
Người cán bộ thư viện phải là người có trách nhiệm cao, toàn tâm toàn ý
với công việc của mình, phải nắm rõ tâm lý học sinh ở từng lứa tuổi , linh hoạt
lựa chọn những biện pháp phù hợp để phong trào đọc sách đạt hiệu quả cao.
Cán bộ thư viện cần phải làm tốt công tác tham mưu với Ban Giám Hiệu,
hội cha mẹ học sinh nhằm tạo nguồn kinh phí để bổ sung sách, tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong công việc, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường, nhất là tổ cộng tác viên để thực hiện tốt phong trào đọc sách.
Tuy nhiên sách chỉ phát huy mạnh mẽ tác dụng giáo dục khi các em được
hướng dẫn lựa chọn sách thích hợp, được trang bị phương pháp đọc, kỹ năng
đọc sách đúng đắn và có khả năng cảm thụ lĩnh hội những giá trị văn hóa thẩm
mỹ được phản ánh trong sách.

Nếu thư viện lôi cuốn được tất cả học sinh trong trường đến đọc sách báo,
cũng đã thực hiện được một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng thư
viện trường đạt chuẩn theo quyết định của bộ giáo dục ban hành.
3. Kết luận
“Một số biện pháp thu hút học sinh đến đọc sách ở thư viện” tạo ra phong
trào đọc sách sôi nổi trong nhà trường, từ đó góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục và đây cũng là nhiệm vụ mấu chốt của hoạt động
thư viện, nếu thư viện mà không có bạn đọc thì chẳng khác nào một bảo tàng
sách.


Thư viện thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng góp phần không nhỏ trong
việc hoàn thành nhiệm vụ năm học.
DUYỆT CỦA BGH

Người viết
Bùi Thanh Cường



×