Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới tại thị xã long khánh, đồng nai luận văn thạc sĩ 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRẦN QUANG CHÂU

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
---------------------

TRẦN QUANG CHÂU

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI
Chuyên ngành

:

Quản lý công

Mã số

:


60340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Hữu Lam

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tiến hành khảo sát, tham khảo tài liệu
và viết. Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích nguồn và
có độ chính xác cao nhất có thể. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm
của Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy
Thạc sĩ Quản lý công.
TP. Hồ Chí Minh, ngày….tháng… năm 2016
Người thực hiện

Trần Quang Châu


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn các Thầy Cô và các Giảng viên đã tham gia giảng dạy chương
trình thạc sĩ Quản lý công để tôi được tiếp cận, được trải nghiệm và có một môi
trường học tập tuyệt vời.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Hữu Lam về những
kiến thức Thầy đã truyền đạt, khơi gợi những “vùng chưa biết” và những lời góp ý,
những lời khuyên quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những Công chức, những anh chị Phòng Quản lý
Khoa học cơ sở (Sở Khoa học và Công nghệ), Văn phòng Điều phối NTM tỉnh (Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn), phòng Kinh tế (Tx. Long Khánh), Đảng uỷ,
UBND và bà con nhân dân các xã Suối Tre, Bình Lộc, Xuân Tân đã hỗ trợ, giúp đỡ,
cộng tác cùng tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp Quản lý công, các anh chị đã giúp đỡ giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người đồng nghiệp của tôi,
đã tạo mọi điều kiện và ủng hộ, động viên, khích lệ để tôi có thể hoàn thành luận
văn tốt nhất có thể.


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ tham gia của người
dân trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn
mới, được khảo sát tại ba xã: Suối Tre, Bình Lộc, Xuân Tân thuộc Thị xã Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả
của chương trình này. Đề tài thực hiện thực nghiệm khảo sát với 135 hộ dân với
cách thức chọn mẫu ngẫu nhiên 45 hộ dân tại từng xã để tiến hành khảo sát đánh
giá.
Khung lý thuyết đề tài đề xuất dựa trên mức độ tham gia của người dân theo
thang đo Ladder, IAPP, OECD và Dân chủ tham gia của người dân. Phương pháp
nghiên cứu định tính được áp dụng để khẳng định lại vấn đề “Sự tham gia của
người dân là gì?” và “Tầm quan trọng của sự tham gia này”. Ngoài ra, đề tài sử
dụng phương pháp thống kê, miêu tả để làm nổi bật lên mức độ tham gia vào

chương trình mục tiêu quốc gia của người dân tại ba xã trên.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành công của Chương trình Xây dựng
NTM là có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn, cũng như
sự chung tay, góp sức của người dân trong việc huy động nguồn lực để thực hiện.
Các hạng mục của chương trình có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi
ích của người dân, người dân tham gia một cách nhiệt tình, chủ động và tự nguyện.
Các hoạt động khác cần có sự tham gia của người dân như quy hoạch, lập ngân
sách, kế hoạch…, cũng có sự tham gia ý kiến với số lượng nhất định của người dân.
Sự hạn chế này không phải vì họ không muốn tham gia mà họ cũng đã họp và cử
người đại diện, có đủ uy tín và trình độ để cùng tham gia, tạo mối liên kết giữa
chính quyền địa phương và người dân.
Về khía cạnh công khai về tài chính các công trình, cùng với các Ban giám
sát, người dân tại địa bàn ba xã: Suối Tre, Bình Lộc, Xuân Tân cũng tham gia giám
sát các hạng mục của chương trình xây dựng NTM.
Thông qua những hạn chế về sự tham gia của người dân cũng như tăng tính
bền vững của chương trình, đề tài đã đưa ra các kiến nghị như nâng cao năng lực
cổng thông tin điện tử chính phủ, năng lực cán bộ xã, thẻ báo công dân….


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... vii
DANH MỤC HỘP ................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii

TỪ KHOÁ ............................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ SƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................1
1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2

1.4

Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ...............................................3

1.5

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

1.5.1

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..........................................................3

1.5.2

Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................3


1.6

Cấu trúc dự kiến của Luận văn ......................................................................3

1.7 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................4
1.7.1 Giải thích khái niệm........................................................................................4
1.7.2 Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của người dân................................................4
1.7.2.1 Sự tham gia của người dân .......................................................................4
1.7.2.2 Mức độ tham gia của người dân ...............................................................5
1.7.2.3 Lợi ích sự tham gia của người dân ...........................................................8
1.7.3 Dân chủ tham gia tại Việt Nam ......................................................................9
1.7.3.1 Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân ..........................................10
1.7.3.2 Lập ngân sách có sự tham gia của người dân .........................................11
1.7.3.3 Sự tham gia giám sát của người dân ......................................................12
1.8 Tổng quan các nghiên cứu trước .....................................................................13


v

1.8.1 Các yếu tố cơ bản sự tham gia của người dân (cộng đồng) ......................13
1.8.2 Các công trình ngoài nước liên quan đến sự tham gia của người dân ......13
1.8.3 Các công trình nghiên cứu trong nước ......................................................15
1.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................19
1.10 Kinh nghiệm xây dựng NTM trên thế giới ....................................................19
1.10.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản .....................................................................19
1.10.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ....................................................................20
1.10.3 Kinh nghiệm của Thái Lan ......................................................................22
1.10.4 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc .................................................23
1.11 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ............................24
1.11.1 Khái niệm về nông thôn mới ...................................................................24

1.11.2. Tính tất yếu phải xây dựng NTM ...........................................................25
1.11.3. Tiêu chí xây dựng NTM và các bước thực hiện .....................................26
1.11.4. Chương trình NTM tại Đồng Nai ...........................................................27
1.12 Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc thực hiện XDNTM tại Việt Nam .......30
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI ..............31
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TX. Long Khánh ..............................31
2.2 Kết quả đạt được sau bốn năm thực hiện Nông thôn mới ...............................33
2.3 Thực trạng vai trò của người dân trong xây dựng NTM tại Tx. Long Khánh .33
2.3.1 Dân biết .....................................................................................................34
2.3.1.1 Những thông tin về NTM .......................................................................34
2.3.1.2 Người dân tham gia các lớp tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong
các mô hình sản xuất ..........................................................................................37
2.3.1.3 Người dân tham gia phổ biến thông tin cùng chính quyền ...................40
2.3.2 Dân bàn ......................................................................................................41
2.3.3 Dân đóng góp ............................................................................................43
2.3.4 Dân thực hiện ............................................................................................46
2.3.5 Dân giám sát và quản lý ............................................................................48
2.3.6 Dân thụ hưởng ...........................................................................................49


vi

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ .................................................................52
3.1 Kết luận ............................................................................................................52
3.1.1 Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM nói chung và tại ba
xã: Suối Tre, Bình Lộc, Xuân Tân nói riêng phản ánh: .....................................52
3.1.2 Tại sao phải xây dựng NTM? ....................................................................52
3.1.3 Kết quả đạt được từ việc xây dựng NTM..................................................52
3.1.4 Việc hưởng ứng của người dân trong công tác xây dựng NTM ...............53

3.1.5 Những hạn chế trong xây dựng NTM .......................................................53
3.2 Kiến nghị..........................................................................................................54
3.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................55
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................57


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tến tiếng Việt

BTGTU

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ

HU

Huyện uỷ

KH

Kế hoạch

KT-XH

Kinh tế- xã hội

XDNTM


Xây dựng Nông thôn mới



Quyết định

TTg

Thủ tướng

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

DPLG

The National Department of
Provincial and Local Government

PTF

Nhóm hành động chống đói nghèo

ADB


Ngân hàng phát triển châu Á
(Asian Development Bank)

DFID

Bộ phát triển quốc tế Vương Quốc
Anh (Department for International
Development)

AUSAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
(Australian Agency for
International Development)

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp
Quốc (United Nations
Development Programme)


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các mức độ tham gia của người dân ...........................................................5
Hình 1.2: Thang đo về sự tham gia của người dân .....................................................7
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................19
Hình 1.4: Khung phát triển nông thôn ......................................................................25
Hình 1.5: Sơ đồ Ban chỉ đạo XDNTM tại Việt Nam ................................................29

Hình 2.1. Bản đồ hành chính TX. Long Khánh ........................................................32
Hình 2.2. Sơ đồ phát triển bền vững .........................................................................34
Hình 2.3: Mô hình gắn kết ........................................................................................37
DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1: Không hiểu biết ..........................................................................................42
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lợi ích sự tham gia của người dân .............................................................9
Bảng 1.2: Các bước thực hiện CTMTQG XDNTM tại Việt Nam............................27
Bảng 2.1: Sự hiểu biết về NTM ................................................................................36
Bảng 2.2: Người dân tham gia các lớp tập huấn, đào tạo .........................................38
Bảng 2.3: Sự tham gia các lớp đào tạo, tập huấn của các hộ được khảo sát .............38
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát của 135 hộ về tra cứu thông tin ....................................39
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát của 135 hộ về Tuyên truyền thông tin ..........................40
Bảng 2.6: Người dân tham gia các cuộc họp ............................................................42
Bảng 2.7: Ngân sách đóng góp của người dân ..........................................................44
Bảng 2.8: Nguồn vốn đóng góp của người dân tại Xã Xuân Tân .............................44
Bảng 2.9: Nguồn vốn đóng góp của người dân xã Suối Tre .....................................45
Bảng 2.10: Nguồn vốn đóng góp của người dân xã Bình Lộc ..................................45
Bảng 2.11. Kết quả Khảo sát 135 hộ về việc tham gia thực hiện các tiêu chí NTM 47
Bảng 2.12: Người dân tham gia hỗ trợ nhau phát triển kinh tế.................................48
Bảng 2.13: Bảng kết quả khảo sát của 135 hộ ..........................................................49
Bảng 2.14: Dân thụ hưởng ........................................................................................50


viii

TỪ KHOÁ
Nông thôn mới, Sự tham gia của người dân, Dân chủ tham gia



1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ SƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng
12 năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới tư duy, đổi
mới tổ chức, đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác. Sau gần 30
năm đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu
quan trọng, tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý và được đánh giá thuộc nhóm
nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2015).
Với Chiến lược 10 năm (2011-2020) và Kế hoạch 5 năm (2011-2015) phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đánh dấu cột mốc quan trọng trên con đường phát
triển của Việt Nam cho tương lai.
Để khẳng định mục tiêu phát triển và đạt được sự chuyển biến này, từ năm
2011, Chính phủ đã triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên
các lĩnh vực, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới
(XDNTM) giai đoạn 2010-2020.
Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM là một chương trình tổng thể về
phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Với mục tiêu toàn diện:
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống chính
trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân (Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Nai, 2011).
Cùng với không khí chung của cả nước XDNTM, tỉnh Đồng Nai đã và đang
tiến hành thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đến ngày 24 tháng 01
năm 2015, huyện Xuân Lộc và thị xã (Tx.) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đã đón nhận
quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Xuân Lộc và Tx. Long

Khánh đã đạt chuẩn nông thôn mới (VTV, 2014).


2

Sau 4 năm thực hiện Chương trình Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, chín
xã ở Tx. Long Khánh đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp, hình thành các vùng hoa quả ven đô và hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại.
Theo lời của Bí thư Thị ủy Long Khánh Nguyễn Văn Nải: “Địa phương hầu như đã
hết hộ nghèo, 80% nông dân đạt khá, giàu. Song song với việc tập trung mọi nguồn
lực đầu tư kết cấu hạ tầng, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, Long Khánh đã hoàn
thành việc xây dựng các phường văn minh theo chuẩn đô thị mới” (Bình Nguyên,
2015).
Tuy nhiên, Người dân thường chỉ biết đến khái niệm NTM chứ chưa thật sự
hiểu và chủ động trong các hoạt động, chủ yếu chỉ chờ có chủ trương, hỗ trợ của
nhà nước để thực hiện (Thiên Hương, Thanh Xuân, 2014). Hay Bí thư tỉnh uỷ tỉnh
Đồng Nai Trần Đình Thành “Hoàn thành NTM chỉ như mới học xong tiểu học, sau
nông thôn mới còn cả chặng đường dài cần tiếp tục phấn đấu để đạt và giữ vững các
tiêu chí. Mục đích cuối cùng là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho người dân vùng nông thôn” (Sỹ Tuyên, Lê Lâm, 2015).
Thị xã Long Khánh là một trong hai huyện trong cả nước hoàn thành danh
hiệu nông thôn mới. Sự thành công nhanh của Tx. Long Khánh là do đâu? Biện
pháp, giải pháp nào của chính quyền đã góp phần làm nên hiệu quả này?
Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề nghiên cứu “Sự tham gia của người dân vào
xây dựng NTM tại Tx. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng sự tham gia của người dân vào xây dựng
NTM tại Tx. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng
cao sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM cho từng cấp chính
quyền.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng tham gia của người dân vào việc xây dựng NTM tại
T.x Long Khánh như thế nào?
Câu hỏi 2: Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân trong việc
xây dựng NTM?


3

1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng NTM tại
Tx. Long Khánh, Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn ba xã Suối Tre,
Bình Lộc, Xuân Tân trên chín xã của Tx. Long Khánh.
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2015-4/2016
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính, phân tích, liệt kê các công trình
nghiên cứu và các văn bản pháp luật liên quan để khẳng định vấn đề cần thiết phải
có sự tham gia của người dân và các yếu tố liên quan đến sự tham gia này. Trên cơ
sở đó, sẽ tiến hành khảo sát ý kiến của người dân tại ba xã của Tx. Long Khánh để
thống kê, miêu tả hiện trạng của việc tham gia xây dựng chương trình NTM.
1.5.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn ba xã đại diện trong chín xã của TX. Long Khánh làm điểm nghiên
cứu: xã Suối Tre, xã Bình Lộc, xã Xuân Tân. Mỗi xã chọn thuận tiện 45 hộ nghiên
cứu để điều tra, phỏng vấn về tình hình tham gia xây dựng NTM trên địa bàn.
Phỏng vấn từ năm đến mười thành viên thuộc Ban chỉ đạo XDNTM huyện,
xã để nắm bắt thông tin về chương trình XDNTM trên địa bàn.
1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: Số liệu điều tra, phỏng vấn thu thập tại địa bàn nghiên cứu
với ba xã, mỗi xã điều tra 45 hộ ngẫu nhiên.

Số liệu thứ cấp: tại Phòng Kinh tế, UBND các xã, Ban Chỉ đạo NTM tỉnh.
1.6 Cấu trúc dự kiến của Luận văn
Nghiên cứu này bao gồm 3 chương. Chương 1, nêu lên những vấn đề chung
của nghiên cứu. Chương 2, trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình của đề tài và tổng
quan những bài nghiên cứu trước đây. Chương 3, trình bày Chương trình Xây dựng
NTM trên thế giới và tại Việt Nam. Chương 4, đánh giá thực trạng sự tham gia của
người dân trong việc xây dựng NTM tại Tx. Long Khánh. Chương 5, Kết luận và
kiến nghị.


4

1.7 Cơ sở lý thuyết
1.7.1 Giải thích khái niệm
Dân chủ tham gia (Participatory Democracy): một hình thức dân chủ trực
tiếp quan tâm tới cách làm thế nào để tăng cường hành động công dân và nâng cao
chất lượng sự tham gia của người dân, mở rộng vai trò công dân vượt ra ngoài phạm
vi đơn thuần chỉ là cử tri đi bầu cử định kỳ.
Dân chủ trực tiếp (Direct Democracy): sự tham gia trực tiếp của người dân
về chính sách và quản lý, nhất là ở cấp địa phương, thông qua các cuộc họp và các
hình thức khác để họ tương tác với các cấp thẩm quyền nhà nước.
Cai quản tốt (Good Governance): quản trị chuyên nghiệp hoá được thực hiện
một cách trong sáng và rõ ràng. Cai quản tốt thường được định nghĩa là quá trình ra
chính sách có thể tiên liệu được, cởi mở và văn minh (có nghĩa là quá trình minh
bạch); một bộ máy chuyên nghiệp gồm các thể chế chính phủ có độ trách nhiệm cao
về những hành động của mình; và một xã hội dân sự mạnh mẽ tham gia vào các
công việc chung; và tất cả đều hành xử theo pháp quyền.
Theo định nghĩa cổ điển của Uỷ ban thế giới về Môi trường và Phát triển của
Liên hiệp quốc năm 1987 thì phát triển là bền vững nếu nó “đáp ứng được các nhu
cầu của hiện tại mà không gây hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ

tương lai”.
1.7.2 Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của người dân
1.7.2.1 Sự tham gia của người dân
Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định,
trong thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lực của các chương trình phát triển
cũng như trong đánh giá những chương trình này (Cohen và Uphoff, 1977).
Sự tham gia của người dân chủ yếu là tạo mối quan hệ với kinh tế và chính
trị trong diện rộng xã hội; nó không chỉ là sự can dự trong những hoạt động dự án,
mà còn là tiến trình trong đó người dân nông thôn có khả năng tự tổ chức, thông qua
tổ chức của riêng họ, họ có khả năng xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết kế,
thực hiện và lượng giá hành động cùng tham gia (FAO, 1982).


5

Hay sự tham gia là “sự tham gia của người dân là một quá trình trong đó các
cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi
trường ảnh hưởng đến họ” (Paul Florin và Abraham Wandersman, 1990).
Tóm lại, sự tham gia của người dân là quá trình mà Chính phủ và nhân dân
cùng nhận một trách nhiệm cụ thể, quá trình này đảm bảo cho những người chịu ảnh
hưởng được tham gia vào việc ra quyết định, tìm và huy động các nguồn lực, qua đó
để tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị nhà nước.
1.7.2.2 Mức độ tham gia của người dân
Khi nhắc đến mức độ tham gia của người dân, Andre, P. Martin và
Lanmafankpotin (2012), đã đưa ra sáu mức độ tham gia của người dân vào các công
việc phát triển cộng đồng:
Tham gia
tự nguyện

Tham gia trong việc

ra quyết định
Tham gia trong việc thực hiện

Tham gia như nhà tư vấn

Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin

Tham gia thụ động

Hình 1.1: Các mức độ tham gia của người dân
Nguồn: vẽ lại dựa trên các mức độ tham gia của người dân
Sự tham gia thụ động (Passive participation): tham gia một cách bị
động, thực hiện theo sự chỉ bảo, không chủ động tham gia vào quá trình ra
quyết định.


6

Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin (Participation as
contributor): người dân tham gia trả lời các câu hỏi điều tra, không tham gia
vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin.
Tham gia như nhà tư vấn (Participation as consultants): người dân
được tham vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề của địa phương.
Tham gia trong việc thực hiện (Participation in implementation):
người dân thành lập nhóm để thực hiện những chương trình hay các dự án tại
địa phương, không bao gồm quá trình tham gia ra quyết định.
Tham gia trong quá trình ra quyết định (Participation in decisionmarking): người dân chủ động tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch
và tham gia vào quá trình ra quyết định.
Tham gia tự nguyện (self- mobilization): người dân tự thực hiện,
không có sự hỗ trợ, định hướng từ bên ngoài.

Sự tham gia tích cực của người dân ở bốn cấp độ (The White Paper ,1998):
(1) Là cử tri: để đảm bảo trách nhiệm dân chủ tối đa của các lãnh đạo
chính trị bầu cho các chính sách họ được trao quyền để thúc đẩy.
(2) Là một công dân: người thể hiện, thông qua các hiệp hội liên quan
khác nhau, quan điểm của họ trước, trong và sau quá trình xây dựng
chính sách để đảm bảo rằng các chính sách phản ánh sở thích của cộng
đồng càng nhiều càng tốt.
(3) Là người tiêu dùng và người dùng cuối cùng: những người mong
đợi giá trị đồng tiền, các dịch vụ giá cả phải chăng và phục vụ lịch sự.
(4) Là đối tác, tổ chức liên quan trong việc huy động các nguồn lực cho
phát triển thông qua các doanh nghiệp phi lợi nhuận, các tổ chức phi
chính phủ và các tổ chức dựa vào cộng đồng.
Trong bài viết về “sự tham gia của cộng đồng là chìa khoá để phát huy sức
mạnh cộng đồng” của Ben Fleming và Phil Bartle đã đưa 10 vấn đề then chốt trong
sự tham gia của cộng đồng (hai tác giả có sử dụng “Hướng dẫn cộng đồng tham gia
có hiệu quả” của David Wilcox), trong đó có Mức độ tham gia của Sherry Arnstein


7

(1969) mô tả quá trình tham gia của cộng đồng như là một chiếc thang với tám
bước:
Sự tham gia của người dân

Hình ảnh sự tham gia xã

Quan hệ giữa

theo Ladder, 1969


hội theo IAPP, 2000

chính phủ và
người dân theo
OECD, 2001

Người dân quản lý/
kiểm soát
Quyền lực
người
dân/ tham
giâ thực
sự

Quyền lực đại diện

Uỷ quyền (empower)

Cộng tác
Hợp tác

Động viên
Kéo theo (Involve)
Hành
động
qua loa,
chiếu lệ

Tham vấn


Tham gia chủ động

Hỏi ý kiến

Tham vấn

Cung cấp thông tin

Sự cung cấp thông
tin

Sự cung cấp
thông tin

Liệu pháp
Không
tham gia
Vận động

Hình 1.2: Thang đo về sự tham gia của người dân
Nguồn: theo Ladder, IAPP và OECD,2001


8

(1) Sự vận động và (2) Liệu pháp: chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích
đào tạo người tham gia. Giả sử kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự
ủng hộ từ cộng đồng thông qua quan hệ công chúng; (3) Cung cấp thông tin. Đây là
bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ
mang tính một chiều mà không có phản hồi; (4) Tham vấn. Khảo sát thái độ, tổ

chức các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý kiến cộng đồng. Thường lại chỉ là
những nghi thức; (5) Động viên. Bầu những thành viên xứng đáng vào ủy ban; (6)
Hợp tác. Dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa công dân và nhà cầm quyền. Cả
hai đều phải có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra quyết định; (7) Ủy quyền; (8)
Các công dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định.
Quần chúng đã có thể chịu trách nhiệm.
Hay theo Ngân hàng Thế giới (2000) có bốn mức độ độc quyền (hoặc các
loại) của sự tham gia, thứ tự tăng dần, từ ảnh hưởng ít nhất đến ảnh hưởng nhiều
nhất: (1) chia sẻ (một chiều truyền thông) thông tin; (2) tham vấn (giao tiếp hai
chiều); (3) hợp tác (điều khiển chia sẻ qua các quyết định và nguồn lực); và (4) trao
quyền (chuyển giao quyền kiểm soát các quyết định và nguồn lực). Bốn cấp không
chỉ về quy mô mà còn cho biết các loại khác biệt rõ nét về sự tham gia.
1.7.2.3 Lợi ích sự tham gia của người dân
Kinh nghiệm từ các nơi khác trên thế giới cho thấy rằng việc cải thiện sự
tham gia của công chúng trong chính phủ có thể tăng cường chính quyền tốt.
Sự tham gia đã được sử dụng để xây dựng năng lực địa phương và tự chủ,
nhưng cũng để biện minh cho việc mở rộng quyền lực của nhà nước. Nó cũng đã
được sử dụng để thu thập dữ liệu và phân tích tương tác. Tại sao cần phải thúc đẩy
sự tham gia của công chúng? Nghiên cứu do DPLG (Khanya, 2002) đã chỉ ra rằng
sự tham gia của công chúng được đẩy mạnh vì bốn lý do chính. (1) Sự tham gia của
công chúng được khuyến khích vì nó là một yêu cầu pháp lý để tham khảo ý kiến.
(2) Sự tham gia có thể được thúc đẩy để thực hiện kế hoạch và các dịch vụ có liên
quan nhiều hơn đến nhu cầu và điều kiện phát triển của địa phương. (3) Sự tham gia
có thể được khuyến khích để bàn giao trách nhiệm cho các dịch vụ và thúc đẩy hoạt


9

động cộng đồng. Cuối cùng, sự tham gia của công chúng có thể được khuyến khích
để trao quyền cho các cộng đồng địa phương để có thể kiểm soát cuộc sống và sinh

kế của riêng mình.
Bảng 1.1: Lợi ích sự tham gia của người dân
Lợi ích sự tham gia của người dân
1

Tăng mức độ thông tin trong nhân dân

2

Xác định nhu cầu tốt hơn cho nhân dân

3

Cải thiện cung cấp dịch vụ

4

Trao quyền cho nhân dân

5

Tăng cường trách nhiệm

6

Phân phối của cải tốt hơn

7

Đoàn kết nhân dân lớn hơn


8

Sự đa dạng với sự khoan dung hơn
Nguồn: DPLG, 2007

1.7.3 Dân chủ tham gia tại Việt Nam
Ngày 19/6/1998 “Về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của
làng bản, thôn ấp, cụm dân cư”. Và hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
bốn/2015/NĐ-CP của Chính phủ Về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ góp
phần quan trọng củng cố quyền làm chủ của nhân dân, nhằm phát huy sức sáng tạo
của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết
toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong đó với bốn lĩnh vực cơ bản sự
tham gia của người dân:
(1) Nghe thông tin.
(2) Người dân tham gia thảo luận và ra quyết định.
(3) Người dân tham gia thảo luận nhưng chính quyền địa phương ra quyết
định.
(4) Người dân tham gia giám sát.


10

Trong bốn lĩnh vực trên, chúng ta mong muốn người dân không chỉ dừng lại
ở vấn đề nghe thông tin mà chúng ta mong muốn rằng người dân tham gia thảo
luận, giám sát, và cùng đưa ra quyết định với chính quyền địa phương. Làm được
như vậy, chúng ta đã thực hiện được “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ
có mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào

giúp đỡ, đơn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người
đầy tớ thật trung thành, tận tụy của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh, 2002).
1.7.3.1 Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân
Năm 2003, nhóm hành động chống đói nghèo (PTF) đã hỗ trợ thực hiện cho
các đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng (PPAs) ở 12 tỉnh của Việt Nam.
Đây là dự án có các nhà tài trợ bao gồm ADB, AusAID, DFID,….và Ngân hàng thế
giới. Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân được đưa vào nước ta thông qua
các dự án của các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ, nhằm thiết lập cơ chế
tham gia của người dân đối với hạ tầng cơ sở ở nông thôn.
Việc tham gia lập kế hoạch của người dân trong việc phát triển hạ tầng trong
giảm nghèo đã được Shanks, E. và Turk, C. (2002), Ngân hàng Thế giới cùng với
ActionAid, CRS, Oxfam Anh, Plan Việt Nam và Qũy Cứu trợ Nhi đồng Anh khẳng
định: “Mong muốn mạnh mẽ được tham gia nhiều hơn trong việc lập kế hoạch và
quản lý các hạ tầng của các cán bộ cấp xã, phường để tăng việc làm và phát triển
kinh tế địa phương, giảm chi phí xây dựng và nâng cao chất lượng xây dựng cũng
như tạo ra ý thức về quyền làm chủ của địa phương; Đòi hỏi về việc cần được cung
cấp nhiều thông tin hơn và được tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định của các
cộng đồng nghèo”.
Tuy nhiên, thành công của quá trình tham gia chủ yếu phụ thuộc vào chính
quyền xã và lãnh đạo thôn có thiện chí và năng lực thực hiện cũng như cách tiếp cận
và lập kế hoạch. Chất lượng về sự tham gia của người dân trong việc lập kế hoạch,
hay những người được mời tham gia trong việc lập kế hoạch là vấn đề cần quan tâm
và cần được chọn lọc.


11

1.7.3.2 Lập ngân sách có sự tham gia của người dân
Vấn đề lập ngân sách là vấn đề nóng trên thế giới. Ví dụ như ở Brasil, theo
Enriqueta Aragonés, Santiago Sánchez-Pagés trong bài viết A theory of

participatory democracy based on the real case of Porto Alegre (2009), cho thấy
rằng vai trò của người dân trong việc tham gia dân chủ lựa chọn và thực thi các
chính sách. Tại Porto Alegre, có hệ thống của sự tham gia soạn lập ngân sách
(Orcamento Participativo), gọi tắt là OP, là nổi tiếng nhất và thành công nhất của thí
nghiệm quản lý của địa phương trên cơ sở sự tham gia dân chủ. Công chúng giám
sát và kiểm soát của chính quyền thành phố là một trong những vấn đề chính trong
các cuộc họp. Các đô thị chiếm việc thực hiện các kế hoạch đầu tư năm trước. Sau
đó, các cuộc thảo luận tập trung vào thiết lập một cấp bậc có sự thỏa thuận của các
ưu tiên cho từng vùng và một danh sách các yêu cầu phân cấp trong mỗi ưu tiên. Họ
giám sát việc thực hiện ngân sách và thông báo cho người dân. Tính năng quan
trọng của mô hình Porto Alegre bao gồm:
Dân chủ cơ sở thông qua Đại hội đồng công dân xác định các ưu tiên
cho việc sử dụng ngân sách thành phố;
Công bằng xã hội thông qua một công thức phân bổ nhằm giúp những
khu vực tụt hậu để bắt kịp những khu vực phát triển khác;
Kiểm soát công dân thông qua một hội đồng có sự tham gia của Ngân
sách nhà nước họp thường xuyên, đồng thời quy hoạch trong việc quản lý và
tham gia vào các phân bổ các hợp đồng công khai;
Cán bộ trong đảng mang năng lực kỹ thuật để phân tích các công dân
và xem xét kỹ lưỡng, và liên kết với các nhóm thiệt thòi, mà nếu không có thể
không cảm thấy đủ tự tin để tham gia vào quá trình này.
Hệ thống mà trong đó công dân được trao quyền để cùng nhau quyết định về
ngân sách là khá hiếm khi được áp dụng ở những nơi khác. Trong trường hợp của
Porto Alegre nó tạo ra một cảm giác mạnh mẽ của tình đoàn kết: “Khi bạn thấy
mình quyết định cùng với những người khác, bạn bắt đầu suy nghĩ về phúc lợi của
toàn bộ cộng đồng ... Bạn làm tăng tinh thần của tình đoàn kết”. Cùng với nhau, các
tính năng này góp phần làm cho Porto Alegre ngân sách có sự tham gia ủng hộ


12


người nghèo và hỗ trợ việc trao quyền cho người dân sống trong nghèo đói ở các đô
thị.
Tại Việt Nam, nhà nước ta với khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
với các chương trình như xã hội hoá giáo dục, xã hội hoá giao thông,…, nhằm thực
hiện chủ trương nhà nước cung cấp ngân sách, người dân cùng giám sát và thực
hiện.
1.7.3.3 Sự tham gia giám sát của người dân
Hiện nay, tại các nước trên thế giới, vấn đề theo dõi và giám sát công việc
của Chính phủ là một trọng tâm trong các chương trình dân chủ trực tiếp. Với các
công cụ như “thẻ báo cáo công dân, các ban giám sát hỗn hợp công dân - chính phủ,
và kiểm toán tham gia”. Tại nước ta, với sự hỗ trợ của Unicef, Bộ Kế Hoạch và Đầu
tư đã đề xuất bộ công cụ kiểm toán xã hội cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
(KHPTKTXH), các công cụ được đề xuất cho nước ta gồm: thẻ Báo cáo Công dân,
thẻ điểm Cộng đồng, kháo sát theo dõi Chi tiêu công…. Đa số các cơ chế giám sát
tham gia quốc tế được đánh giá trong một báo cáo gần đây đều bắt đầu bằng sự khởi
xướng của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự khi họ đòi hỏi
một kênh tốt hơn để chính quyền có độ trách nhiệm cao hơn về việc cung cấp dịch
vụ. Một trong bảy đặc điểm của một cuộc kiểm toán xã hội, đó là sự tham gia của
cộng đồng, cộng đồng không chỉ tạo ra dữ liệu mà còn giúp xác định các giải pháp
ở cấp độ địa phương và cấp quốc gia.
Tham gia giám sát là một trong những hoạt động quan trọng được “Nghị định
dân chủ cơ sở” cho phép từ năm 1998. Tuy nhiên, cơ chế thực tế để giám sát vẫn
chưa được xác định rõ ràng trong chính văn bản pháp luật này, và chưa đáp ứng các
tiêu chuẩn thành công được nhắc đến ở trên.
Nghị định dân chủ cơ sở đề cập tới bốn hình thái kiểm tra giám sát chính đối
với các hoạt động và dịch vụ của chính phủ:
Các cá nhân giám sát;
Giám sát thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (tổ chức đoàn thể);
Giám sát thông qua các cơ quan đại diện do dân cử (Hội đồng Nhân

dân);


13

Giám sát thông qua ban thanh tra nhân dân, ban quản lý, ban giám sát.
1.8 Tổng quan các nghiên cứu trước
1.8.1 Các yếu tố cơ bản sự tham gia của người dân (cộng đồng)
Theo DPLG (2007), các yếu tố cơ bản sự tham gia của người dân gồm:

Tính khả dụng: Xác định và công nhận mạng, cấu trúc, tổ chức, câu
lạc bộ xã hội và các tổ chức và sử dụng chúng như một phương tiện để liên
lạc.
Đa dạng: Đảm bảo rằng các nhóm lợi ích khác nhau bao gồm cả phụ
nữ, các nhóm khuyết tật và thanh niên là một phần của cấu trúc quản trị.
Xây dựng năng lực cộng đồng: Cố gắng lấy được tài trợ từ các
nguồn bên ngoài để đào tạo tại các ủy ban phường và các diễn đàn về vai trò
của họ trong việc phát triển và cung cấp dịch vụ. Bắt tay vào giáo dục công
dân về tất cả các khía cạnh của quản trị địa phương.
Minh bạch: Lồng ghép trong cộng đồng bằng cách mở các cuộc họp
Hội đồng và các quy trình để tham gia và khích lệ.
Tính linh hoạt: Là linh hoạt về thời gian, ngôn ngữ và phương pháp
tiếp cận đến các cuộc họp của cộng đồng và các quy trình liên quan.
Tiếp cận: Tiến hành các cuộc họp công cộng.
Trách nhiệm: Đảm bảo các Báo cáo được thông báo trên các diễn
đàn hoặc các ủy ban phường/xã ít nhất là trên cơ sở hàng quý.
Sự tín nhiệm, cam kết và tôn trọng: Đảm bảo rằng mục đích của
quá trình này được giải thích đầy đủ, cũng như làm thế nào nó sẽ phát triển.
Tích hợp: Lồng ghép quy hoạch với các quy trình ngân sách và quản
lý hiệu quả

1.8.2 Các công trình ngoài nước liên quan đến sự tham gia của người dân
Khung phân tích để giám sát vai trò tham gia của người dân hay cộng đồng
vào các dự án và chương trình phát triển được nhiều nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu và phát triển. Sự “tham gia” được đặt vào một biến đo lường ở bốn khía
cạnh có thể định lượng: (1) ra quyết định, (2) thực hiện, (3) hưởng lợi hay chia sẻ
lợi ích và (4) đánh giá (Cohen và Uphoff, 1979). Khi áp dụng vào thực tế, sự tham


14

gia dường như được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Sự tham gia của người dân
(cộng đồng) được định nghĩa là quá trình mà cá nhân, gia đình hay cộng đồng chịu
trách nhiệm cho phúc lợi và phát triển của cộng đồng. Trong bối cảnh phát triển,
tham gia của cộng đồng đề cập đến một quá trình hoạt động, với năm mục tiêu mà
tham gia cộng đồng có thể đóng góp (Oakley và Marsden, 1987):
Chia sẻ Chi phí dự án: người tham gia được yêu cầu đóng góp tiền
hoặc lao động trong quá trình thực hiện dự án hoặc hoạt động giai đoạn.
Tăng cường tín hiệu về hiệu dự án: tham khảo ý kiến người hưởng
lợi trong quá trình lập kế hoạch dự án hoặc tham gia người hưởng lợi trong
việc quản lý thực hiện dự án hoặc hoạt động.
Tăng hiệu quả dự án: sự tham gia hưởng lợi lớn hơn để giúp đỡ đảm
bảo dự án đạt được mục tiêu của mình và lợi ích công cộng.
Xây dựng năng lực người hưởng lợi: hoặc là thông qua việc đảm
bảo rằng những người tham gia đang tích cực tham gia vào các dự án quy
hoạch và triển khai thực hiện hoặc thông qua đào tạo chính thức hoặc không
chính thức.
Tăng cường trao quyền: tìm cách tăng sự kiểm soát của phần thiệt
thòi trong xã hội hơn là các nguồn lực và quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống
và sự tham gia của họ trong xã hội mà họ đang sống.
Có nhiều các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân, và khẳng định

sự tham gia là yếu tố góp phần làm cho chính sách tốt hơn, chính quyền hiệu quả
hơn, và làm cho nền kinh tế phát triển hơn. Sự tham gia của người dân trong việc
tạo ra sự đồng thuận thông qua đối thoại, tham gia xây dựng và thực hiện chính
sách công (Patrick Heller (2001), và Archon Fung, Erik olin Wright (2001)). Mô
hình của Quản trị hệ sinh thái các bên liên quan theo Đạo luật các loài nguy cấp của
Hoa Kỳ (Stakeholder Ecosystem Governance under the U.S. Endangered Species
Act) của Andreas Neef, Dieter Neubert (2010), kế hoạch bảo tồn ở nam California
được phát triển bởi các bên liên quan gồm các quan chức từ cơ quan môi trường địa
phương và quốc gia, các nhà phát triển, các nhà hoạt động môi trường và các tổ


×