Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu biến động giá dầu và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
___________________

ĐINH DUY TRUNG

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU VÀ TỶ
SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh –2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
_____________________

ĐINH DUY TRUNG

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VÀ TỶ SUẤT
SINH LỢI CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60340201

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG



TP. Hồ Chí Minh –2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng bài nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện bằng sự hiểu biết,
vận dụng kiến thức đã học và sự hỗ trợ tận tình từ giảng viên hướng dẫn. Các số liệu
sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ thực tế, đáng tin cậy và có nguồn gốc
rõ ràng. Kết quả chạy mô hình nghiên cứu là khách quan và trung thực.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016

Đinh Duy Trung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu .................................................... 6
1.3 Kết cấu bài nghiên cứu ........................................................................................... 6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY..... 8
2.1 Mối quan hệ giữa giá dầu và thị trường chứng khoán ............................................ 8
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .......................................... 10
2.2.1 Ảnh hưởng của giá dầu đến thị trường chứng khoán ..................................... 10
2.2.2 Ảnh hưởng của giá dầu đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu khi xem xét đến các yếu
tố ngành, độ trễ giá dầu và quy mô của doanh nghiệp. ........................................... 19

2.3 Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng giá dầu đến thị trường chứng khoán Việt
Nam. ............................................................................................................................ 27
2.4 Tóm tắt chương II ................................................................................................. 28
CHƯƠNG III: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 30
3.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 30


3.2 Mô hình nghiên cứu. ............................................................................................. 30
3.3 Quy trình hồi quy .................................................................................................. 33
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 35
4.1 Kết quả hồi quy giải thích cho ảnh hưởng của biến động giá dầu đến tỷ suất sinh
lợi cổ phiếu khi phân loại ngành. ................................................................................ 35
4.2 Kết quả hồi quy giải thích cho ảnh hưởng của độ trễ biến động giá dầu đến tỷ
suất sinh lợi cổ phiếu .................................................................................................. 43
4.3 Kết quả hồi quy giải thích cho ảnh hưởng của biến động giá dầu và độ trễ biến
động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các doanh nghiệp được phân loại theo
quy mô. ....................................................................................................................... 52
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN .......................................................................................... 58
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 58
5.2 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Giá dầu thế giới giai đoạn 04.01.2010 cho đến 10.06.2015 (Nguồn website
tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): ................................ 3
Hình 1.2 Chỉ số giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu
khí (Nguồn sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) ....... 3

Bảng 4.1 Kết quả hồi quy model (1), (2) và (3) dựa trên mô hình GARCH (1,1) mô tả
ảnh hưởng của biến động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu các doanh nghiệp phân
loại theo ngành ......................................................................................................... 43
Hình 4.2 Phần trăm độ trễ của biến động giá dầu ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi cổ
phiếu bao gồm cả ảnh tích cực và tiêu cực ................................................................ 51
Bảng 4.2 Kết quả hồi quy model (3) dựa trên mô hình GARCH (1,1) mô tả ảnh hưởng
của độ trễ biến động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các doanh nghiệp được
phân loại theo ngành .................................................................................................... 51
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy model (1), (2) và (3) dựa trên mô hình GARCH (1,1) mô tả
ảnh hưởng của biến động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu các doanh nghiệp phân
loại theo quy mô ....................................................................................................... 53
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy model (3) dựa trên mô hình GARCH (1,1) mô tả ảnh hưởng
của độ trễ của biến động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu các doanh nghiệp phân
loại theo quy mô ...................................................................................................... 56


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành với mẫu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012-2015, nhằm đánh giá ảnh hưởng của
biến động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh bên cạnh đó bài nghiên cứu tiến hành xem xét ảnh
hưởng của độ trễ biến động giá dầu ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất sinh lợi cổ
phiếu của các doanh nghiệp khi xem xét các yếu tố như độ trễ biến động giá dầu, ngành
hoạt động của các doanh nghiệp hoặc thậm chí là quy mô của các doanh nghiệp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng có quá ít bằng chứng để chứng minh rằng biến động của
giá dầu có ảnh hưởng ngay lập tức để giải thích được tỷ suất sinh lợi cổ phiếu cũng
như khi xem xét đến các yếu tố ngành hoặc thậm chí là quy mô của các doanh nghiệp,
tuy nhiên khi xem xét ảnh hưởng của độ trễ của biến động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi
chứng khoán của các doanh nghiệp lại cho thấy rằng độ trễ của biến động giá dầu có
ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các doanh nghiệp ứng với mỗi quy mô

khác nhau cùng với đó kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi xét đến ảnh hưởng của
độ trễ biến động giá dầu đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc các
ngành khác nhau dường như ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kê đặc biệt là các doanh
nghiệp hoạt động trong các ngành sau: sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm
từ khoáng phi kim loại khác, sản xuất kim loại; sản xuất và phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; vận tải, kho bãi; hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm.


1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới
hiện nay, đặc biệt là trong các ngành sử dụng dầu như một nguyên vật liệu không thể
thay thế được như vận tải, năng lượng, khai thác. Bên cạnh đó, dầu còn là một nhân tố
có tác động khá quan trọng đến nền kinh tế thế giới, điều này được minh chứng khá cụ
thể sau khi thế giới trải qua hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1973-1974 và
2005-2006 khiến cho nền kinh tế trên toàn cầu đi vào suy thoái. Chính vì điều này đã
khiến cho chủ đề ảnh hưởng của giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hay là ảnh hưởng
của giá dầu đến thị trường chứng khoán nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều học
giả trên thế giới. Cụ thể như những nghiên cứu của Jones và Kaul (1996), Huang
(1996), Sadorsky (2001) về ảnh hưởng của giá dầu đến thị trường chứng khoán các
nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada và Nhật Bản, hay là Ciner (2001) về mối quan
hệ của giá dầu đến biến động giá chứng khoán tại thị trường chứng khoán Mỹ và Anh.
Bên cạnh những nghiên cứu về ảnh hưởng của giá dầu đến thị trường chứng khoán hay
các yếu tố kinh tế vĩ mô của các nước phát triển cũng có một số các nghiên cứu về ảnh
hưởng của giá dầu đến thị trường chứng khoán các nước đang phát triển như Basher và
Sadorsky (2006), Maghyereh (2004) hay Masih, Peters, De Mello (2011). Trong khi đó
đó thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường dầu mỏ Việt Nam cũng được đánh

giá là khá tiềm năng, cụ thể thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá nhanh với
mức độ tăng trưởng đáng kinh ngạc về số lượng công ty niêm yết từ 2 công ty được
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán năm 2000 cho đến hiện nay con số này đã là
678 công ty tính chung cho cả hai sàn giao dịch chứng khoán là sàn giao dịch chứng
khoán Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, cùng với đó là tổng mức


2

vốn hóa thị trường tăng từ 0.28% GDP năm 2000 lên mức 33% GDP như hiện nay1 .
Theo đánh giá từ bộ năng lượng Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam không chỉ là một nước
xuất khẩu dầu thô với mức sản lượng 316.000 thùng/ngày và đứng thứ 32 trong tổng số
các nước xuất khẩu dầu trên thế giới vào năm 2014 mà còn là một nước nhập khẩu các
sản phẩm được sản xuất từ dầu với mức tiêu thụ dầu tăng nhanh qua từng năm cụ thể
mức tiêu thụ dầu mỏ tăng 70% từ 284.000 thùng/ngày vào năm 2004 đến 413.000
thùng/ngày năm 2013 do đó chính phủ Việt Nam2 phải nhập khẩu các sản phẩm tinh
chế từ dầu để đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, báo cáo của tổng cục thống kê Việt Nam
cũng cho thấy điều này khi giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu từ những năm 2007 đến
đầu năm 2015 dầu luôn là một mặt hàng nằm trong nhóm chủ yếu xuất khẩu và chủ
yếu nhập khẩu do đó những biến động của giá dầu thế giới ít nhiều sẽ có những ảnh
hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là đến các doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực có sử dụng dầu như một nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu hoặc là các
doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có sản phẩm đầu ra là dầu và cả đến hoạt
động đời sống hằng ngày của người dân.
Trong giai đoạn từ năm 2000 cho hiện nay giá dầu luôn có những biến động rất
lớn, cụ thể vào thời điểm giá dầu đạt mức cao nhất vào năm 2012 với giá
124.64USD/thùng và thấp nhất vào 41.5USD/thùng vào đầu năm 2015 và tất nhiên
điều này ảnh hưởng khá nhiều đến thị trường dầu mỏ Việt Nam. Theo số liệu thống kê
từ tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy rằng trị giá xuất khẩu dầu tại Việt Nam năm
2013-2014 có khuynh hướng giảm so với giai đoạn năm 2009-2012 và đặc biệt là

giảm mạnh trong quý I năm 2015, cụ thể trị giá mặt hàng xăng dầu xuất khẩu quý
I.2015: 1.292.781.000 USD so với trị giá mặt hàng xăng dầu xuất khẩu quý I.2014:
1.957.690.323USD, mức giảm giá trị từ mặt hàng xăng dầu do ảnh hưởng của giá dầu
thế giới là -34%.
1

Thông tin được thu thập từ cổng thông tin bộ tài chính Việt Nam báo cáo giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua
các năm website:
2
Thông tin thu thập từ bộ năng lượng Hoa Kỳ :


3

Hình 1.1 Giá dầu thế giới giai đoạn 04.01.2010 cho đến 10.06.2015 (Nguồn
website tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): )
Oil Price
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
I

II III IV


I

2010

II III IV

I

II

2011

III IV

I

II

2012

III IV

I

II

2013

III IV


2014

I

II

2015

Hình 1.2 Chỉ số giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu
khí (Nguồn sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) )
Vn-index
650
600
550
500
450
400
350
300
I

II III IV
2010

I

II III IV
2011


I

II

III IV

2012

I

II

III IV

2013

I

II

III IV

2014

I

II

2015



4

Theo dữ liệu được thu thập từ sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE),
về giá chỉ số VN-INDEX đại diện cho thị trường chứng khoán Việt và giá dầu thô thu
thập từ tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hình 1.1 và 1.2 cho thấy rằng
dường như thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chịu nhiều ảnh hưởng bởi giá dầu thế
giới và có xu hướng di chuyển cùng chiều với giá dầu thế giới. Tuy rằng Việt Nam có
quỹ bình ổn giá dầu tuy nhiên phải đối mặt với sự biến động cực kỳ cao của giá dầu thế
giới luôn khiến cho chính phủ Việt Nam luôn phải có những điều chỉnh về giá dầu nội
địa một cách thích hợp nhằm hạn chế bớt sự ảnh hưởng mạnh mẽ của giá dầu thế giới
đến nền kinh tế Việt Nam, việc điều chỉnh này được thực hiện theo nghị định số
83/2014/NĐ-CP và thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC tuy nhiên những
ảnh hưởng của sự biến động giá dầu thế giới dù có bị giảm bớt ảnh hưởng bởi quỹ bình
ổn giá dầu tuy nhiên cũng tạo được những ảnh hưởng không chỉ nền kinh tế Việt Nam
nói chung mà còn có ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Do đó tại Việt Nam, chủ đề ảnh hưởng của giá dầu đến thị trường chứng khoán
cũng nhận được một số quan tâm nhất định từ giới học giả cụ thể như nghiên cứu của
PK Narayan, S Narayan (2010), CC Nguyen, MI Bhatti (2012) các kết quả của nghiên
cứu này đều chỉ ra rằng giá dầu có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam và
ảnh hưởng này theo chiều hướng tích cực có nghĩa là khi giá dầu tăng khiến cho thị
trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng tăng và ngược lại. Tuy nhiên các nghiên
cứu trước đây chủ yếu tập trung vào phân tích ảnh hưởng của giá dầu đến thị trường
chứng khoán Việt Nam tức các nghiên cứu trước đây lấy một chỉ số để đại diện cho
toàn thể thị trường chứng khoán Việt Nam khi chịu sự ảnh hưởng của thay đổi giá dầu
chứ ít có nghiên cứu nào tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi giá dầu tác động
như thế nào đến tỷ suất sinh lợi của các ngành, nhóm ngành khác nhau của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hoặc là chưa có một nghiên cứu
nào xem xét đến yếu tố quy mô của các doanh nghiệp niêm niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Việt Nam cùng với đó là trong khoảng thời gian trước đây có trên thị



5

trường chứng khoán Việt Nam có quá ít các doanh nghiệp niêm yết. Chính vì lý do này
tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu biến động của giá dầu và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán Việt Nam” và tập trong phân tích trong giai đoạn 20122015 khi mà sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam có khá nhiều các doanh nghiệp niêm
yết và điều này giúp cho kết quả của tác giả mang tính khách quan hơn. Tác giả nhắm
tới mục tiêu là tập trung phân tích ở góc độ vi mô hơn cụ thể là tác động của giá dầu,
đỗ trễ của giá dầu và yếu tố quy mô doan nghiệp đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó kết quả bài nghiên cứu này sẽ giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn
mới về ảnh hưởng của biến động giá dầu đến thị trường chứng khoán Việt Nam dưới
góc độ vi mô hơn và xem xét sự thay đổi của giá dầu thế giới liệu có ảnh hưởng đến
các danh mục cổ phiếu của họ đang nắm giữ hay không và nếu có ảnh hưởng thì ảnh
hưởng này sẽ mang chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Những điều này sẽ giúp các nhà
đầu tư xây dựng được một chiến lược phòng ngừa rủi ro tốt từ những ảnh hưởng của
giá dầu đến thị trường chứng khoán nói chung và danh mục đầu tư của nhà đầu tư nói
riêng.
Bài nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của biến động giá dầu đến tỷ
suất sinh lợi của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành khác nhau
nhằm trả lời cho câu hỏi:
 Liệu sự biến động của giá dầu có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu
của doanh nghiệp khi xem xét đến yếu tố ngành, lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp hay không?
 Ảnh hưởng của độ trễ giá biến động dầu có tác động đến tỷ suất sinh lợi
cổ phiếu của các doanh nghiệp hay không?


6


 Ảnh hưởng của biến động giá dầu và độ trễ biến động giá dầu đến tỷ suất
sinh lợi cổ phiếu của các doanh nghiệp có khác nhau khi xem xét đến yếu
tố quy mô hay không?
1.2 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi trên tác giả tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích
trong giai đoạn năm 2012 cho đến năm 2015. Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số giá chứng
khoán của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau và dựa theo cách
phân ngành đã được công bố bởi sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh “danh sách
phân ngành các các công ty niêm yết trên HOSE 2014” thông qua website:
. Dữ liệu giá dầu là giá dầu thô trên thị trường giao ngay được thu
thập từ tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): được thể
hiện dưới đơn vị tính USD/thùng. Dữ liệu về tỷ giá hối đoái đồng Dollar Mỹ được thu
thập từ ngân hàng thương mại ngoại thương Việt Nam thông qua website
. Lãi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn thời hạn 3
tháng

được

thu

thập

thông

qua



sở


dữ

liệu

Thomson

Reuters

.
Bài nghiên cứu ước lượng dựa trên mô hình GARCH (1,1) nhằm tìm ra ảnh
hưởng của giá dầu đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của phần mềm Eview8.
1.3 Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được chia làm 5 phần như sau:
Chương I: Giới thiệu.
Trong chương này tác giả giới thiệu tổng quan về chủ đề giá dầu, xác định vấn
đề cần nghiên cứu và đưa ra câu hỏi nghiên cứu.
Chương II: Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây


7

Dựa trên câu hỏi nghiên cứu được đưa ra trong chương I, tác giả tìm hiểu và
trình bày về các nghiên cứu trước đây để chứng minh cho ảnh hưởng của biến động giá
dầu đến thị trường chứng khoán nói chung và ảnh hưởng của biến động giá dầu đến tỷ
suất sinh lợi giá chứng khoán của doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau.
Chương III: Dữ liệu, phương pháp và mô hình nghiên cứu.
Tác giả sẽ trình bày về cách thu thập dữ liệu nghiên cứu cũng như xây dựng mô
hình nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để trả lời câu hỏi

nghiên cứu đã được đặt ra trong chương I.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu.
Trong chương này tác giả sẽ trình bày về kết quả của mô hình đã đựa lựa chọn
trong chương III và cùng với đó là phân tích về kết quả thu được khi tiến hành chạy mô
hình.
Chương V: Kết luận
Tác giả đưa ra kết luận của bài nghiên cứu và hạn chế của bài nghiên cứu.


8

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY
2.1 Mối quan hệ giữa giá dầu và thị trường chứng khoán
Theo quan điểm của học thuyết Keynes đã chỉ ra rằng có ba loại chính của lạm
phát bao gồm lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy và lạm phát vốn có. Trong đó
nguyên nhân gây nên lạm phát chi phí đẩy là do sự sụt giảm của tổng cung, diều này có
thể là do yếu tố tự nhiên hoặc do sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào. Ví dụ, sự sụt
giảm đột ngột trong việc cung cấp dầu khiến cho giá dầu tăng lên, có thể gây ra lạm
phát chi phí đẩy. Đặc biệt, dầu thô là một trong những mặt hàng có thể gây ra lạm phát
chi phí đẩy được vì dầu được sử dụng trong rất nhiều trong các hoạt động kinh tế như
dầu là nhiên liệu chính cho giao thông vận tải và nền công nghiệp năng lượng. Vì vậy,
dầu ắt hẳn là một đầu vào quan trọng trong nền kinh tế và nếu giá dầu vì bất cứ một lý
do nào đó tăng lên sẽ khiến chi phí đầu vào tăng do đó sẽ dẫn đến sự gia tăng của chi
phí của sản phẩm cuối cùng do đó có thể kéo theo sự gia tăng của lạm phát do chi phí
đẩy. Bởi vì lạm phát tăng cao sẽ khiến cho việc chi phí phải trả cho việc sử dụng vốn
sẽ tăng lên phù hợp với tốc độ tăng của lạm phát. Cụ thể điều này khiến cho lãi suất
huy động của các ngân hàng sẽ tăng và ảnh hưởng không chỉ đến hành vi của người
tiêu dùng, nhà đầu tư mà còn là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Những
điều này sẽ khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí đầu tư hoặc là tạo ra ít lợi

nhuận vì sự gia tăng trong chi phí lãi vay hoặc do sự sụt giảm doanh thu vì hành vi của
người tiêu dùng và cả hai điều này khiến cho dòng tiền kỳ vọng trong tương lai sẽ
giảm. Kết quả tất yếu sẽ là giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ sụt giảm. Và nếu số lượng
doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán chịu sự tác động nêu trên đủ lớn sẽ chỉ số
chứng khoán đại diện cho toàn thị trường sẽ giảm. Dựa trên quan điểm học thuyết của
Keynes, giá dầu là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cùng với đó đã có
những nghiên cứu trước đây như Robert S.Pindyck (1983), Martin Feldstein (1978) đã


9

chứng minh rằng lạm phát ảnh hưởng thị trường chứng khoán. Vì vậy, chúng ta có thể
thấy rằng giá dầu và thị trường chứng khoán dường như có tồn tại một mối quan hệ với
nhau.
Ngoài ra sự ảnh hưởng của giá dầu đến thị trường chứng khoán còn được truyền
dẫn thông qua ảnh hưởng của giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô những lập luận này
đã được các nghiên cứu trước đây đã chứng minh như HC Bjørnland (2009); Syed
Abul Bashera, Alfred A. Haugb, Perry Sadorsky (2012); R Masih, S Peters, L De
Mello (2011). Trong trường hợp là một nước xuất khẩu dầu, giá dầu cao có thể ảnh
hưởng nền kinh tế trong thông qua sự gia tăng về thu nhập. Cụ thể trong trường hợp
các nước xuất khẩu, giá dầu cao hơn hiển nhiên là sẽ khiến cho thu thập của nước xuất
khẩu tăng và hiệu quả của việc tăng giá dầu trong trung và dài hạn sẽ phụ thuộc vào
những gì mà các các nước sản xuất dầu làm với thu nhập tăng lên do ảnh hưởng của
việc tăng giá dầu. Do đó, cùng với sự gia tăng giá dầu tiềm năng cho các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ, năng lượng cũng có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và
có thể cung cấp các cơ hội đầu tư và kinh doanh rất lớn trong nền kinh tế với sự gia
tăng nhu cầu về lao động và vốn và khi đó giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này đều
có xu hướng gia tăng do sự gia tăng trong lợi nhuận và mở rộng về hoạt động đầu tư và
phát triển. Bên cạnh đó nếu thu nhập tăng thêm được sử dụng để mua hàng hoá và dịch
vụ trong nước của nước xuất khẩu, giá dầu tăng cao tạo ra một mức độ cao hơn của

hoạt động trong nền kinh tế trong nước vì vừa thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và hoạt
động tiêu dùng và khi đó doanh thu của các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng do tiêu
dùng tăng và kéo theo đó là lợi nhuận tăng. Ngược lại đối với các nước nhập khẩu dầu
ảnh hưởng của giá dầu đến thị trường chứng khoán là tiêu cực, cụ thể theo lập luận của
các tác giả Arouri Nguyen 2010; Backus và Crucini 2000; Kim và Loungani 1992 cho
rằng giá dầu tăng sẽ dẫn đến chi phí sản xuất ra các sản phẩm cao hơn bởi vì dầu như là
một trong những yếu tố sản xuất rất quan trọng do đó khi đối mặt với giá dầu tăng các
doanh nghiệp đối mặt với sự gia tăng trong chi phí và doanh nghiệp đối mặt với việc


10

tăng giá bán sản phẩm hoặc đối mặt với sự sụt giảm trong lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp
chuyển giao chi phí do ảnh hưởng của giá dầu cho người tiêu dùng đồng nghĩa với việc
tăng giá bán sản phẩm sẽ khiến nhu cầu thấp hơn và do đó người tiêu dùng ít chi tiêu đi
do việc tăng chi phí khi sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó việc tiêu thụ hàng hóa ít đi có
thể dẫn đến sản xuất thấp hơn và do đó có thể gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và ảnh hưởng
tới dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp điều này dẫn đến tác động tiêu cực đến
giá chứng khoán của doanh nghiệp và nếu ảnh hưởng này tác động đến nhiều doanh
nghiệp trên thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
2.2.1 Ảnh hưởng của giá dầu đến thị trường chứng khoán
Bjornland (2009) tiến hành nghiên cứu tác động của giá dầu lên thị trường
chứng khoán ở một nước xuất khẩu dầu mỏ đó là Na Uy, sử dụng mô hình VAR cấu
trúc (Structural Var) và các biến như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá, giá dầu
là biến độc lập và giá chứng khoán là biến phụ thuộc để đo lường ảnh hưởng các yếu tố
lên thị trường chứng khoán. Kết quả của tác giả chỉ ra rằng giá dầu có ảnh hưởng lớn
hơn so với các yếu tố như tỷ giá, lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đến thị trường
chứng khoán cụ thể khi giá dầu tăng 10% sẽ khiến giá chứng khoán tăng ngay lập tức
2%-3% và đạt mức tối đa 4%-5% sau 14-15 tháng sau đó.

Mohamed El Hedi Arouri và Christophe Rault (2010) tiến hành nghiên cứu mối
quan hệ giữa giá dầu và thị trường chứng khoán tại các nước vùng vịnh xuất khẩu dầu
mỏ (GCC). Lý do được tác giả nêu ra là hầu hết các thành viên GCC là các nước xuất
khẩu dầu lớn và các thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và
quan trọng hơn nền kinh tế của các nước này phụ thuộc khá nhiều vào giá dầu. Như
vậy, khi có bất cứ một sự thay đổi nào trong giá dầu đều ảnh hưởng tới thị trường
chứng khoán tại các nước GCC và cũng có khả năng có mối tác động ngược lại từ giá
chứng khoán lên giá dầu. Chính vì mối nghi ngờ này tác giả kiểm định luôn mối quan


11

hệ nhân quả giữa giá dầu và giá chứng khoán, dữ liệu được tác giả thu thập theo tuần
được thu thập từ ngày 07 tháng 06 năm 2005 đến ngày 25 tháng 10 năm 2010, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng có bằng chứng thống kê mạnh rằng có tác động qua lại giữa giá
chứng khoán và giá dầu cho thị trường Saudi Arabia. Ở các nước khác thuộc khối GCC
khi giá dầu thay đổi đều làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán nhưng khi giá chứng
khoán thay đổi không có tác động tới giá dầu.
Mohamed El Hedi Arouri, Amine Lahiani, Duc Khuong Nguyen (2011) tiến
hành nghiên cứu sự truyền dẫn của giá dầu thế giới đến thị trường chứng khoán các
nước GCC. Dữ liệu được tác giả thu thập từ ngày 07 tháng 6 năm 2005 đến ngày 21
tháng 2 năm 2010 bao gồm giá dầu và chỉ số giá chứng khoán tại 6 nước bao gồm
Vương quốc Bahrain, Nhà nước Kuwait, Vương quốc Oman, Vương quốc Qatar,
Vương quốc Ả rập Saudi và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất trong khi đó mô
hình được tác giả sử dụng là VAR(1)-GARCH(1,1). Kết quả của tác giả chỉ ra rằng khi
có sự biến động trong giá dầu ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán trên
tất cả 6 nước Vương quốc Bahrain, Nhà nước Kuwait, Vương quốc Oman, Vương
quốc Qatar, Vương quốc Ả rập Saudi và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Sunil


K.Mohanty, Mohan

Nandha,

Abdullah

Q.Turkistani, Muhammed

Y.Alaitani (2011) tiến hành nghiên cứu về sự thay đổi của giá dầu và biến động giá
chứng khoán trên thị trường các nước GCC. Dữ liệu nghiên cứu được tác gia thu thập
theo tuần bắt đầu từ tháng 06 năm 2005 đến tháng 12 năm 2009. Kết quả của tác giả
đưa ra phù hợp với các kết quả được đưa ra bởi Huang (1996); Jones và Kaul (1996);
Driesprong (2008); Kilian và Park (2009), tác giả tiến hành kiểm tra thực nghiệm mối
quan hệ giữa hai biến sự thay đổi trong giá dầu và sự thay đổi trong giá chứng khoán.
Tác giả lập luận rằng những thay đổi trong giá dầu có thể sẽ có tác động đáng kể đến
nền kinh tế thực của các nước GCC và thị trường chứng khoán thông qua các kênh
khác nhau do những thay đổi trong chi phí sản xuất biên, cũng như những thay đổi
trong chi tiêu của người tiêu dùng.


12

Bert Scholtens, Cenk Yurtsever (2011) tiến hành phân tích những phản ứng của
các ngành công nghiệp châu Âu với những cú sốc giá dầu. Tác giả điều tra 38 ngành
công nghiệp ở châu Âu trong giai đoạn từ năm 1983 cho đến 2007. Tác giả sử dụng
nhiều mô hình khác nhau để ước lượng và đánh giá phản ứng của ngành công nghiệp
trước cú sốc giá dầu. Cú sốc giá dầu có thể ảnh hưởng đến giá trị công ty thông qua
ảnh hưởng của cú sốc giá dầu trên cả thu nhập dự kiến và tỷ lệ chiết khấu. Tuy nhiên
tác giả đã không thể cung cấp một câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào các ngành công
nghiệp phản hồi lại những cú sốc dầu. Tác giả cho rằng sự phản ứng này phụ thuộc vào

các đặc điểm ngành công nghiệp. Tác giả khẳng định hầu hết các kết luận của nghiên
cứu trước đây, cụ thể là dầu những cú sốc giá dầu nói chung là tiêu cực, nhưng dường
như cú sốc về sự tăng giá dầu đem lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp dầu như dầu
mỏ và sản xuất khí đốt, thiết bị dầu, kim loại công nghiệp, khai thác mỏ. Tác giả chỉ ra
rằng hầu hết các ngành công nghiệp dường như được hưởng lợi khi giá dầu giảm, trong
khi các ngành công nghiệp lại không bị ảnh hưởng đáng kể khi giá dầu tăng. Tuy
nhiên, một số ngành công nghiệp đặc biệt là khai thác mỏ, dầu khí, lại có phản ứng tích
cực khi giá dầu tăng và tiêu cực khi giá dầu giảm. Tác giả kiểm định đến sự khác biệt
trong các phản ứng và độ nhạy của 38 ngành công nghiệp tại châu Âu với các cú sốc
giá dầu, kết quả chỉ ra rằng không tìm thấy rằng có một quan hệ qua lại về ảnh hưởng
của cú sốc giá dầu đến các ngành công nghiệp. Tác giả cũng tìm thấy phản ứng mạnh
nhất trong các ngành công nghiệp mà có dầu và năng lượng như một sản phẩm đầu ra
như dầu, khí đốt, khai thác mỏ, điện. Nhưng với những ngành công nghiệp có dầu hoặc
năng lượng như một nguyên vật liệu đầu vào lại có ảnh hưởng khác nhau tùy vào loại
hình công nghiệp. Ví dụ, Trong các ngành công nghiệp với cả một nhu cầu năng lượng
cao giống như hãng hàng không, vận tải, lâm nghiệp cũng như trong những ngành công
nghiệp có rất cường độ năng lượng thấp vốn chủ sở hữu đầu tư, bất động sản, viễn
thông. Hơn nữa, có những ngành công nghiệp có nhu cầu dầu mỏ có vẻ như là khá
nhạy cảm với giá dầu ví dụ như hóa học ngành công nghiệp.


13

Paresh Kumar Narayan và Rangan Gupta (2014) tiến hành xem xét lại các mối
quan hệ giữa giá dầu và biến động giá chứng khoán. Tác giả sử dụng dữ liệu lịch sử
chuỗi thời gian dài nhất có thể. Tập hợp dữ liệu của bài nghiên cứu kéo dài hơn 150
năm bắt đầu từ tháng 10 năm 1859 cho đến tháng 12 năm 2013, bao gồm toàn bộ thời
kỳ hiện đại của ngành công nghiệp dầu khí, trong đó bao gồm các giếng dầu khoan đầu
tiên ở Titusville, Pennsylvania vào năm 1859. Tập hợp dữ liệu của của tác giả bao gồm
chỉ số giá thị trường chứng khoán tại thị trường Mỹ (S&P 500), và giá giao ngay dầu

thô (West Texas Intermediate - WTI), dữ liệu được thu thập theo tháng. Chính vì điều
này cho phép chúng tác giả hiểu được rõ ràng hơn mối quan hệ giữa giá dầu và lợi
nhuận chứng khoán. Tiếp đó, tác giả xem xét các mối quan hệ giữa giá dầu và lợi
nhuận chứng khoán bằng cách sử dụng một chuỗi thời gian mô hình hồi quy tiên đoán
dựa trên một mô hình ước lượng được đề xuất bởi Westerlund và Narayan (2012,
2014). Kết quả của tác giả chỉ ra hai ý nghĩa quan trọng, hàm ý thứ nhất liên quan đến
tính chất lịch sử của mối quan hệ giữa giá dầu và biến động giá chứng khoán. Trong
khi cập nhật bằng cách sử dụng các nhịp ngắn của dữ liệu tác giả chỉ ra rằng giá dầu có
thể dược dùng để dự đoán lợi nhuận của chứng khoán, tác giả cho thấy rằng khả năng
dự báo về mối quan hệ giữa giá dầu và lợi nhuận của chứng khoán vẫn được giữ ngay
cả khi chúng ta xem xét mối quan hệ này trong một khoảng thời gian mẫu trải dài 150
năm. Hàm ý thứ hai liên quan đến bản chất phi tuyến của các mối quan hệ giữa dầu giá
cả và giá chứng khoán. Tác giả thấy rằng sự thay đổi trong giá dầu dẫn đến những ảnh
hưởng ngược chiều đến biến động giá chứng khoán. Điều này có nghĩa rằng các tín
hiệu được phát ra từ các thị trường dầu là tương đối quan trọng cho việc dự đoán biến
động chứng khoán.
Basher, Sadorsky (2006) tiến hành bài nghiên cứu nhằm nục đích để đóng góp
cho lý thuyết về những tác động của thay đổi giá dầu trong những biến động của thị
trường chứng khoán mới nổi, dữ liệu của bài nghiên cứu này được tác giả thu thập bao
gồm giá chỉ số giá chứng khoán theo dạng chuỗi dữ liệu ngày trên 21 thị trường tài


14

chính mới nổi, dữ liệu được thu thập từ nguồn dữ liệu từ Datadtream bắt đầu từ ngày
31 tháng 12 năm 1992 đến ngày 31 tháng 10 năm 2005. Những quốc gia trong nghiên
cứu này là Argentina (ARG), Brazil (BRA), Chile (CHL),Colombia (COL), India
(IND), Indonesia (IDN), Israel (ISR), Jordan (JOR), Korea (KOR),Malaysia (MYS),
Mexico (MEX), Pakistan (PAK), Peru (PER), Philippines (PHL), Poland (POL), South
Africa (ZAF), Sri Lanka (LKA), Taiwan (TAI), Thailand (THA), Turkey (TUR) và

Venezuela (VEN). Những nước này được tác giả lựa chọn để đưa vào cơ sở dữ liệu vì
dữ liệu trên thị trường chứng khoán của các quốc gia này là tương đối dài và tương đối
đầy đủ không như hai quốc gia quốc gia Trung Quốc và Nga không được sử dụng bới
vì dữ liệu từ thị trường chứng khoán của hai quốc gia này không đủ để tiến hành đưa
vào mẫu nghiên cứu cụ thể là sàn giao dịch The Moscow Times Index tại Nga mới chỉ
có giao dịch từ năm 1995. Dữ liệu mẫu được lấy thường xuyên hơn sẽ thể hiện được
nhiều thông tin hơn nên báo cáo này do đó tác giả đã chọn dữ liệu hàng ngày để phân
tích. Bài nghiên cứu sử dụng những phân tích từ cả rủi ro có điều kiện và rủi ro không
điều kiện để phân tích mối quan hệ giữa biến động giá dầu và biến động giá chứng
khoán tại 21 thị trường tài chính mới nổi. Kết quả chỉ ra rằng mối quan hệ giữa rủi ro
không điều kiện và thị trường chứng khoán mới nổi trở lại là có ý nghĩa thống kê tuy
nhiên mối quan hệ này biểu thị sự tiêu cực, bằng cách so sánh rủi ro giá dầu đóng vai
trò quan trọng trong biến động giá chứng khoán trên thị trường mới nổi. Kết quả
nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng sử dụng dữ liệu hàng ngày và hàng tháng có mối
quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa những hệ số rủi ro thị trường và biến
động giá chứng khoán trong thị trường mới nổi, những kết quả nghiên cứu này của tác
giả hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết trước đây trong việc thiết lập một mối quan hệ
có điều kiện giữa lợi nhuận thực và rủi ro trong thị trường phát triển. Ngoài ra tác giả
tìm kiếm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng rủi ro giá dầu có tác động đến biến động giá
chứng khoán trong những thị trường mới nổi mặc dù mối quan hệ thực sự dựa vào tần
số dữ liệu được sử dụng. Đối với dữ liệu hàng ngày và hàng tháng, giá dầu tăng có tác


15

động tích cực đến sự biến đồi giá chứng khoán trên các thị trường mới nổi. Đối với dữ
liệu hàng tuần và hàng tháng, giá dầu giảm có tác động tích cực và đáng kể trên biến
động của thị trường mới nổi. Thêm vào đó có một vài bằng chứng về mối quan hệ có
điều kiện phi tuyến tính giữa rủi ro thị trường và biến động cũa thị trường mới nổi và
mối quan hệ phi tuyến tính có điều kiện giữa rủi ro giá dầu và biến động giá thị trường

chứng khoán.
Jungwook Parka, Ronald A. Ratti (2008) nghiên cứu về tác động của cú sốc giá
dầu và biến động giá dầu tới lợi nhuận chứng khoán thực của Mỹ và 13 quốc gia châu
Âu trong khoảng thời gian tháng 01 năm 1986 đến tháng 12 năm 2005, bằng cách sử
dụng mô hình một phân tích vector tự hồi quy VAR. Tác giả tìm thấy bằng chứng thực
nghiệm chứng tỏ rằng cú sốc giá dầu có ảnh hưởng đáng kể và có nghĩa về mặt thống
kê trên lợi nhuận thực chứng khoán ngay trong cùng tháng xảy ra cú sốc giá dầu hoặc
trong trễ hơn một tháng so với thời điểm xảy ra cú sốc giá dầu. Tác giả chỉ ra rằng cú
sốc giá dầu thực tính được bằng giá dầu thực của thế giới thay vì giá dầu thực quốc gia
và giá dầu thực này có ảnh hưởng đáng kể và có ý nghĩa về mặt thống kê đến lợi nhuận
thực của chứng khoán trên tất cả các nước trong dữ liệu nghiên cứu, điều này ngụ ý
rằng những dự đoán về cú sốc giá dầu sẽ có hiệu ứng lan tỏa và ảnh hưởng đến hầu hết
các nước trong mẫu dữ liệu của tác giả và nó được phản ánh thông qua sự thay đổi của
giá chứng khoán. Khi hiệu ứng lan tỏa xảy ra, cú sốc giá giá dầu có tác động tiêu cực
và có ý nghĩa về mặt thống kê lên giá chứng khoán tại nền kinh tế Anh. Kết quả phân
rã phương sai cho thấy khi xảy cú sốc giá dầu cho một kết quả có ý nghĩa về mặt thống
kê và giải thích đến 6% của sự biến động trong lợi nhuận chứng khoán thực. Tác giả
chỉ ra rằng các kết quả là khác cho hiệu quả của cú sốc giá dầu lên giá chứng khoán
khác giữa các quốc gia, đối với nhiều nước châu Âu sự tăng lên trong sự biến động của
giá dầu có ảnh hưởng đáng kể đến áp lực giá chứng khoán thực trả giảm trong tháng
hoặc tháng tới. Tác giả cho rằng đối với Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu đóng góp của
các cú sốc giá dầu vào sự biến động của lợi nhuận của chứng khoán thực sự là lớn hơn


16

hơn so với ảnh hưởng của lãi suất. Một một gia tăng độ lệch chuẩn trong thế giới giá
dầu thực có ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng lãi suất ngắn hạn ở Mỹ và 8 trong số 13
nước châu Âu với độ trễ một tháng hoặc hai tháng
Rumi Masiha, Sanjay Peters, Lurion De Mello (2011) tiến hành thu thập số liệu

quan sát hàng tháng từ tháng 5 năm 1988 đến tháng 1 năm 2005 bao gồm chỉ số giá
trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất và giá dầu . Dữ
liệu nghiên cứu bao gồm cả giai đoạn của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm
1997 và sự biến động giá dầu trong đầu những năm 1990 sau khi chiến tranh vùng
Vịnh nhằm cho phép tác giả tính toán lợi nhuận thực chứng khoán và sự biến động của
giá dầu. Đầu tiên, kết quả của tác giả chỉ ra rằng có tồn tại mối quan hệ cân bằng trong
dài hạn giữa các biến trong mô hình. Thêm vào đó là hệ thống kinh tế của Hàn Quốc
ổn định trong suốt thời gian được nghiên cứu điều này có nghĩa rằng cuộc khủng hoảng
tài chính không ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống nền kinh tế kèm theo đó là hệ
thống ngân hàng đã có ảnh hưỡng thấp lên đặc tính xu hướng ngẫu nhiên của các biến
lãi suất, chỉ số giá công nghiệp, giá dầu, biến động giá dầu và lợi nhuận thực của chứng
khoán. Kết luận chính của tác giả là biến động giá dầu có ảnh hưởng đáng kể đến thị
trường chứng khoán Hàn Quốc. Phân tích của tác giả chỉ ra rằng lợi nhuận thực của
chứng khoán là kênh truyền dẫn chủ yếu của điều chỉnh ngắn hạn đến trạng thái cân
bằng dài hạn. Sau những biến động giá dầu dẫn đến việc trường chứng khoán tăng nhẹ
và sau đó chậm lại,thị trường chứng khoán phục hồi chậm và đạt mức cân bằng sau
một khoảng thời gian khoảng 9 tháng. Trong thời gian này lãi suất kỳ hạn và giá dầu
ảnh hưởng lên thị trường chứng thị trường. Kết luận chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa
các yếu tố kinh tế vĩ mô, công cụ của chính sách tiền tệ và thị trường chứng khoán. Kết
quả từ mô hình VECM của tác giả cho thấy rằng lợi nhuận thực của chứng khoán là
chính kênh điều chỉnh ngắn hạn để đạt mức cân bằng dài hạn, những cú sốc giá dầu
gây ra hai tác động tiêu cực khác nhau lên giá trị của các doanh nghiệp. Đầu tiên, giá
dầu có ảnh hưởng xấu đến giá trị doanh nghiệp bởi vì giá dầu tăng sẽ làm tăng chi phí


17

sản xuất của doanh nghiệp từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Và thứ hai, giá
dầu có một tác động xấu nhưng gián tiếp khác đó là khiến cho nhà đầu tư dự đoán sự
suy giảm trong lợi nhuận của doanh nghiệp và từ đó các nhà đầu tư đưa ra những quyết

định có ảnh hưởng đến các chỉ số thị trường chứng khoán cụ thể là bán cổ phiếu.
Abdallah Fayyad, Kevin Daly (2010) tiến hành thu thập dữ liệu hàng ngày lấy
từ thị trường chứng khoán của bảy nước bao gồm Kuwait, Oman, United Arab
Emirates (UAE), Bahrain, Qatar, Anh và Mỹ, và giá dầu giao ngay. Dữ liệu được thu
thập từ giai đoạn ngày 21 tháng 09 năm 2005 đến ngày 12 tháng 02 năm 2010 và tác
giả mô hình tự hồi quy VAR để kiểm tra tác tác động của sự thay đổi giá dầu lên thị
trường chứng khoán các nước GCC, Anh và thị trường chứng khoán Mỹ. Để nghiên
cứu tập trung vào các mối quan hệ giữa giá dầu và thị trường chứng khoán chứng
khoán, dữ liệu được tác giả chia làm giai đoạn bao gồm giai đoạn giá dầu ít có biến
động, giai đoạn giá dầu tăng và giai đoạn giá dầu giảm. Các kết quả của tác giả cho
thấy rằng. Biến động của giá dầu không thể dự đoán được biến động của thị trường
chứng khoán các nước GCC, Anh và thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn đầu
tiên. Tuy nhiên, sau khi giá dầu tăng mạnh trong giai đoạn thứ hai, biến động của giá
dầu dầu có thể dự đoán được thị trường chứng khoán Kuwait, UAE và thị trường
chứng khoán Mỹ nhưng không thể dự đoán được thị trường chứng khoán Qatar,
Bahrain, Oman và Anh. Trong giai đoạn ba tất cả biến động giá chứng khoán thuộc tất
cả các thị trường đều có thể được dự đoán bởi sự biến động giá dầu ngoại trừ Kuwait
và Bahrain. Các phản ứng xung chỉ ra rằng trong giai đoạn kỳ đầu tiên, phản ứng của
thị trường chứng khoán các nước GCC trước các cú sốc giá dầu là yếu và không đáng
kể. Trong giai đoạn thứ hai và thứ ba thị trường chứng khoán của các nước GCC, Mỹ
và Anh chịu sự ảnh hưởng đáng kể hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu tiên. Tóm lại kết
quả cho thấy rằng giá dầu có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường chứng khoán các nước
GCC và thị trường chứng khoán Anh, Mỹ thêm vào đó là mức độ của giá dầu đến các
thị trường chứng khoán là khác nhau.


18

Yu dong Wang, Chong feng Wu, Li Yang (2013) tiến hành nghiên cứu để so
sánh các tác động của các cú sốc giá dầu trên thị trường chứng khoán ở các nước nhập

khẩu dầu mỏ với những người ở các nước xuất khẩu dầu. Đầu tiên, tác giả kiểm tra
xem liệu mối quan hệ giữa các cú sốc giá dầu và lợi nhuận chứng khoán có phải là mối
quan hệ phi tuyến, bằng cách thực hiện kiểm định mối quan hệ nhân quả phi tuyến
Granger. Kết quả cho thấy rằng có rất ít bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ phi
tuyến đối với hầu hết các nước trong mẫu của tác giả, cho thấy rằng các mô hình tuyến
tính có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa sự thay đổi giá dầu và lợi nhuận chứng
khoán. Thứ hai, tác giả kiểm tra xem liệu các cú sốc giá dầu có tác động khác nhau trên
thị trường chứng khoán ở các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, tác giả sử dụng
phương pháp VAR cấu trúc của Kilian và Park (2009) đã đề xuất để kiểm định điều
này, kết quả của tác giả cho thấy rằng cường độ, thời gian và thậm chí hướng của phản
ứng rất khác nhau, tùy thuộc vào việc nước đó là một nước xuất khẩu dầu mỏ hoặc dầu
nhập khẩu. Thứ ba, dựa trên kết quả của kiểm định phân rã phương sai, tác giả đã xác
định tỷ lệ đóng góp của biến cú sốc giá dầu đến lợi nhuận chứng khoán là khá lớn.
Điều này thể hiện rằng cả trong ngắn và dài hạn, khả năng giải thích của biến cú sốc
giá dầu đến biến động giá chứng khoán ở các nước xuất khẩu dầu mạnh hơn ở các
nước nhập khẩu dầu. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy rằng số lượng tương đối các khoản
đóng góp cho từng loại cú sốc phụ thuộc vào tầm quan trọng của dầu cho nền kinh tế
quốc gia. Nhìn chung, các cú sốc giá dầu được hiển thị để giải thích khoảng 20-30%
của biến biến động giá chứng khoán toàn cầu. Thứ tư, tác giả điều tra tác động của sự
không chắc chắn giá dầu đến biến động giá chứng khoán. Những phát hiện của tác giả
chỉ ra rằng nguồn cung dầu không chắc chắn có thể làm ảnh hưởng xấu đến thị trường
chứng khoán ở cả những nước nhập khẩu dầu và các nước xuất khẩu dầu. Một kết quả
đáng chú ý khác là các tác động của cầu không chắc chắn là mạnh hơn và kéo dài hơn
ở các nước xuất khẩu dầu mỏ so với các nước nhập khẩu dầu. Một lời giải thích khác
được tác giả đưa ra là sự gia tăng bất ổn trong kinh doanh gây áp lực lên các yếu tố


×