Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch chuyến tham quan thực tế tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 12 trang )

Bài thu hoạch thực tế Thư viện Quốc gia Việt Nam
Chuyến đi thực tế tại Thư viện Quốc gia ngày 30/05/2015 vừa qua đã
giúp chúng em được tiếp cận với thực tế, học được thêm rất nhiều điều bổ ích,
hiểu biết hơn về nghề thư viện và thực tiễn hoạt động của ngành thư viện, tạo
niềm hứng khởi trong học tập và làm tăng thêm lòng yêu nghề hơn.
Thư viện Quốc gia là một thư viện công cộng lớn nhất cả nước, được
đến tham quan Thư viện là một mong muốn từ rất lâu của em. Vì vậy, em rất
vui mừng và háo hức khi được khoa tạo điều kiện tổ chức chuyến đi thực tế
đầy ý nghĩa này. Đến đây, em đã được nghe giới thiệu tổng quan về lịch sử
hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất
và hoạt động của thư viện Quốc gia. Đồng thời cũng được đại diện Thư viện
Quốc gia dẫn đi tham quan các phòng tại Thư viện.
Vài nét về Thư viện Quốc gia Việt Nam
1.

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Thư viện Quốc gia Việt Nam là một thư viện công cộng Nhà nước lớn
nhất trực thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin có kho sách đầy đủ nhất trong toàn
bộ hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam. Thư viện Quốc gia là một trong
những thư viện có lịch sử phát triển lâu năm nhất ở nước ta.
Tiền thân của Thư viện Quốc gia Việt Nam là Thư viện Đông Dương mà
sau này gọi là Thư viện Trung ương được thành lập theo Nghị định ngày
29/11/1917 của Toàn quyền Pháp. Thư viện chính thức mở cửa phục vụ bạn
đọc vào năm 1919. Năm 1935 Thư viện mang tên Pierre pasquier. Năm 1945
Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ra quyết định đổi tên thành
Quốc gia Thư viện. Năm 1957 Thư viện chính thức mang tên Thư viện Quốc
gia Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng ký.
Là Thư viện lớn nhất của cả nước , Thư viện Quốc gia lập quan hệ hợp
tác và trao đổi sách báo, tài liệu với hàng trăm thư viện, cơ quan tổ chức của
nhiều nước trên thế giới.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Thư viện Quốc gia Việt


Nam đã từng bước hình thành và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình để phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn lịch sử của
đất nước. Cho đến nay Thư viện Quốc gia đã có những công trình nhất định
cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học của đất nước. Những cống hiến


đó được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận và trao tặng huân huy chương Lao
động.
2.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thư viện Quốc gia

3.

Thu nhận lưu chiểu văn hóa phẩm được xuất bản ở Việt Nam theo luật
Lưu chiểu; các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài
nước, và của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam.
Xây dựng, phổ biến, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc
Biên soạn, xuất bản Thư mục Quốc gia, Tổng Thư mục Việt Nam và các
ấn phẩm thông tin khoa học
Tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng nhu cầu đọc, học tập, nghiên cứu,
giải trí của người dân
Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin – thư viện
Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm
công tác thư viện cả nước
Cơ cấu tổ chức
Thư viện Quốc gia Việt Nam có khoảng 176 cán bộ công chức làm việc
tại thư viện, trong đó có khoảng 20% số cán bộ có trình độ trên đại học và
80% là trình độ đại học.
Ngoài ban giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam còn có các bộ phận

phòng ban chủ yếu sau:

a)

Phòng hành chính tổng hợp
Trưởng phòng có trách nhiệm quản lý và phụ trách phân công công việc
cho cả phòng.
Phòng có nhiệm vụ: tổng hợp tình hình hoạt động của cơ quan theo định
kỳ, đáp ứng nhu cầu về tài chính, vật tư ...

b)

Phòng lưu chiểu
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc và tổ chức công tác của
phòng, lãnh đạo toàn bộ hoạt động và phân công công việc của cả phòng đảm
bảo tính tư tưởng, chính trị, khoa học trong công tác chuyển giao.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng:




Thu thập, tàng trữ lâu dài di sản văn hóa dân tộc.
Cung cấp kịp thời các xuất bản phẩm và lưu chiểu chế tạo nguồn bổ sung ấn
phẩm cho thư viện.








c)












d)







Tổ chức, sắp xếp, bảo quản và quản lý kho Lưu chiểu.
Thực hiện chế độ theo dõi, kiểm kê, đối chiếu số lượng ấn phẩm nộp lưu
chiểu.
Biên soạn và xuất bản Thư mục Quốc gia tháng, Thư mục Quốc gia năm.
Đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực
công tác được phân công.
Phòng bổ sung vả trao đổi quốc tế
Chức năng, nhiệm vụ:

Nghiên cứu tình hình xuất bản ở nước ngoài, xác định diện bổ sung tài liệu
nước ngoài. Thu thập, lựa chọn các loại hình tài liệu nước ngoài và trong
nước bằng các hình thức mua, trao đổi và nhận biếu tặng
Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn tài liệu. Sưu tầm, chọn lọc, đặt mua, trao
đổi, nhận biếu tặng tài liệu nước ngoài theo đúng diện bổ sung của TVQG.
Thực hiện việc lựa chọn, gói gửi và trao đổi tài liệu trong và ngoài nước theo
định hướng của Bộ VHTTDL
Lựa chọn, đăng ký tài liệu nhận về và giao cho các phòng có liên quan xử lý
kỹ thuật nghiệp vụ
Tổ chức việc mượn và cho mượn tài liệu với nước ngoài nhằm phục vụ công
tác nghiên cứu trong nước và giới thiệu văn hoá Việt Nam với nước ngoài
Tiếp nhận tài liệu biếu tặng từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, tiến
hành phân phối tới các thư viện thụ hưởng trong nước (theo yêu cầu)
Tổ chức, sắp xếp, bảo quản và quản lý kho dự trữ trao đổi
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác, đề xuất việc mua sách báo và các
loại hình tài liệu khác để bổ sung hoàn bị cho các kho.
Đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực
công tác được phân công.
Phòng phân loại, biên mục
Chức năng, nhiệm vụ:
Biên mục xử lý kỹ thuật các xuất bản phẩm và luận án tiến sĩ nhập vào Thư
viện Quốc gia Việt Nam
Phối hợp với các phòng chức năng trong thư viện xây dựng cơ sở dữ liệu
nhằm giúp bạn đọc tra cứu tìm tài liệu, phục vụ nghiên cứu và học tập.
Xây dựng Bộ qui tắc xử lý tài liệu theo chuẩn quốc tế trên phạm vi toàn
ngành thư viện Việt Nam.
Thực hiện qui trình xử lý kỹ thuật trên máy tính các sách Việt, Anh, Pháp,
Nga, Trung…, luận án tiến sĩ và các loại tranh ảnh, bản đồ, đĩa CD về mặt nội
dung và hình thức (mô tả, phân loại, tóm tắt chú giải, định từ khoá)
In nhãn cho kho tự chọn.





Cập nhật thông tin mới về ngành thư viện trên thế giới để chỉnh lí, bổ sung
hoặc tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ như: khung phân
loại, qui tắc mô tả, bảng từ khoá,...

e)

Phòng đọc
Phòng có 32 cán bộ đều có trình độ đại học và được đào tạo theo đúng
chuyên ngành
Chức năng, nhiệm vụ:
Phục vụ bạn đọc tại chỗ
Nghiên cứu nhu cầu bạn đọc
Cấp thẻ thư viện cho độc giả
Tổ chức các hình thức tuyên truyền sách báo
Phục vụ tra cứu thông tin trên mạng, phục vụ tốt việc nối mạng đối với các
thư viện địa phương.
Phòng báo, tạp chí
Chức năng, nhiệm vụ:
Xử lý và khai thác toàn bộ lượng báo, tạp chí của cơ quan và phục vụ mọi yêu
cầu tìm tạp chí của bạn đọc, công tác xử lý, bảo quản tài liệu và công tác phục
vụ bạn đọc.







f)


g)





h)





i)


Phòng tra cứu
Chức năng, nhiệm vụ:
Phục vụ bạn đọc tra cứu và tìm tin thư mục, sự kiện cho bạn đọc
Tổ chức các dịch vụ thông tin tra cứu. Đáp ứng các nhu cầu thông tin của
người sử dụng thư viện. Từng bước hoàn thiện bộ máy tra cứu thông tin của
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Biên soạn các thư mục chuyên đề, chỉ dẫn thư mục
Hướng dẫn người dùng tin
Phòng máy tính
Chức năng, nhiệm vụ:
Thiết lập và quản trị CSDL của Thư viện Quốc gia

Quản lý, bảo trì mạng máy tính cục bộ và mạng diện rộng
Hiệu đính và nâng cao chất lượng CSDL
Hiệu đính và in thư mục Quốc gia
Đào tạo nghiệp vụ máy tính cho các cán bộ thư viện
Phòng nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ
Chức năng, nhiệm vụ:
Tổ chức, thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị. Hướng dẫn
nghiệp vụ thư viện cho mạng lưới thư viện cả nước theo chức năng, nhiệm vụ
của TVQG











j)






k)





l)



Thực hiện kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học đã được phê duyệt.
Phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ khác, nghiên cứu áp dụng các chuẩn
nghiệp vụ, quy trình công nghệ kỹ thuật, định mức lao động của các khâu
công tác trong đơn vị và của ngành thư viện.
Tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ.
Phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch hướng
dẫn nghiệp vụ cho những người làm công tác thư viện.
Tổng hợp hoạt động của các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng; Phối
hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo và đi công tác địa phương để hướng dẫn,
kiểm tra nghiệp vụ thư viện
Đúc rút kinh nghiệm, xây dựng lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực
công tác được phân công.
Phòng bảo quản tài liệu
Chức năng, nhiệm vụ:
Tổ chức, quản lý hệ thống Tổng kho của Thư viện Quốc gia Việt Nam. Bảo
quản, phục chế, chuyển dạng tài liệu và đáp ứng nhu cầu của độc giả sử dụng
vốn tài liệu của Thư viện.
Cung cấp tài liệu theo yêu cầu của độc giả
Tiếp nhận và tổ chức hệ thống kho sách. Xử lý hình thức sách mới cho kho tự
chọn.
Vệ sinh tài liệu, phòng chống mối mọt và các sự xâm hại khác với tài liệu.
Tổ chức, quản lý và thực hiện theo kế hoạch về tu bổ, phục chế, chuyển dạng
đối với từng loại hình tài liệu của Thư viện
Phòng quan hệ quốc tế

Chức năng, nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch hợp tác dài hạn và ngắn hạn với các thư viện trong và
ngoài nước
Duy trì và phát triển các quan hệ giữa Thư viện Quốc gia với thư viện nước
ngoài
Phối hợp và hỗ trợ các phòng chức năng thực hiện bổ sung trao đổi tài liệu
với các nước trong khu vực và trên thế giới
Phòng tạp chí Thư viện Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ:
Công bố giới thiệu những công trình nghiên cứu khoa học về thư viện ở trong
và ngoài nước
Thông tin, trao đổi, giới thiệu các hoạt động thư viện ở trong và ngoài ngành;
Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ
trương của ngành về công tác Thư viện.













m)
















Lập kế hoạch hoạt động hàng năm của Tạp chí Thư viện Việt Nam và tổ chức
thực hiện sau khi được phê duyệt;
Tổ chức biên tập, xuất bản, phát hành Tạp chí theo Giấy phép hoạt động, quy
định pháp luật về báo chí và sự chỉ đạo của Giám đốc Thư viện Quốc gia.
Thông tin, tuyên truyền, phản ánh kịp thời đường lối, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về
quản lý và hoạt động thư viện cả nước và của địa phương;
Công bố, giới thiệu những công trình nghiên cứu khoa học về thư viện ở trong
và ngoài nước;
Thông tin về các lĩnh vực khoa học – công nghệ, kỹ thuật – nghiệp vụ trong
và ngoài nước có ảnh hưởng tới hoạt động thư viện.
Phản ánh, hướng dẫn dư luận xã hội và bạn đọc; phổ biến kiến thức về hoạt
động thư viện;
Thực hiện vai trò là diễn đàn của người làm công tác thư viện, cán bộ quản lý,
nghiên cứu khoa học, giảng dạy về thư viện, và của những người dân quan
tâm tới thư viện;
Tổ chức hoạt động dịch vụ và các hoạt động văn hóa xã hội khác phù hợp với

chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật.
Phòng bảo vệ
Chức năng, nhiệm vụ:
Đảm bảo an ninh trật tự, cơ sơ vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong thư viện.
Đề xuất và thưc hiện kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trong dơn vị.
Phối hợp với công an phường, công an thành phố Hà Nội thực hiện các biện
pháp phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi vi phạm nội quy đơn vị.
Hướng dẫn và giám sát bạn đọc thưc hiện nội quy, quy định của thư viện.
Trông giữ tài sản, kiểm soát thẻ đọc theo quy định của thư viện. Trông giữ xe
cho cán bộ lao động của đơn vị và khách đến liên hệ công tác.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điều hòa máy chủ (ngoài giờ). Quản lý hệ
thống kiểm soát an ninh, hệ thống báo cháy tự động.
Quản lý nhân lực, bảo quản giữ gìn cơ sơ vật chất, trang thiết bị trong phạm
vi phòng quản lý.
Thưc hiện một số công tác khác theo sự phân công của giám đốc hoặc người
được ủy quyền.
4) Cơ sở vật chất:
TVQG được trang trị một hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại và đồng
bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội như: Các phòng phục vụ bạn đọc,
phòng làm việc cán bộ, cảnh quan, kho tàng khang trang sạch, đẹp… hiện hạ
tầng cơ sở đang được khai thác khá hiệu quả.
Hệ thống kho tàng
Hệ thống các phòng đọc
Hệ thống phòng làm việc cán bộ











Hệ thống thiết bị bảo vệ, kiểm soát: Camera, cổng từ...
Hệ thống máy móc phục vụ công tác bảo quản, phục chế tài liệu
Hệ thống máy móc phục vụ số hóa tài liệu
5) hoạt động hợp tác quốc tế của TVQGVN
TVQG hiện có quan hệ hợp tác đều đặn với 80 thư viện thuộc 30 quốc
gia trên thế giới trên các phương diện trao đổi tài liệu, trao đổi và đào tạo cán
bộ, tổ chức sự kiện, triển khai các dự án hợp tác liên quốc gia… Từ năm
2000, TVQG đã chính thức gia nhập Hiệp hội quốc tế các hội và cơ quan thư
viện (IFLA) và Đại hội cán bộ thư viện các quốc gia Đông Nam Á
(CONSAL), là thành viên chính thức của Hội nghị Giám đốc Thư viện quốc
gia các nước trên thế giới (CDNL) và trong khu vực Châu Á - Châu Đại
Dương (CDNLAO); năm 2007 tham gia Mạng lưới các Thư viện Quốc gia số
của các nước nói tiếng Pháp (RFBNN). Ngoài việc tham gia đều đặn và tích
cực vào các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp nói trên, TVQG đã phối
hợp với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước tổ chức thành công nhiều sự
kiện quốc tế như Hội nghị, hội thảo chuyên môn khu vực ASEAN, nói chuyện
chuyên đề với các diễn giả nước ngoài, triển lãm sách báo, tư liệu, tổ chức
ngày hội đọc sách,… Bên cạnh đó còn phối hợp thực hiện nhiều chương trình,
dự án hợp tác với nước ngoài mang lại lợi ích không chỉ cho TVQG mà còn
lan tỏa đến các thư viện trong toàn hệ thống, đáng chú ý nhất là các dự án sau:
Dự án tài trợ sách cho các thư viện Việt Nam của Quỹ Châu Á (Hoa Kỳ)
Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu chung CONSAL
Dự án dịch các tài liệu về bảo quản và tổ chức đào tạo kỹ năng bảo quản tài
liệu cho các thư viện của Việt Nam




Kết thúc buổi tham quan, em cảm thấy rất vui và hy vọng sẽ có nhiều
hơn nữa những buổi tham quan thực tế như vậy để giúp chúng em nắm chắc
kiến thức hơn, tạo niềm hứng khởi học tập và ngày càng thêm yêu nghề thư
viện.
Một số hình ảnh chuyến đi thực tế


Thư viện Quốc gia Việt Nam


Phòng đọc sách KHTN


Mục lục chủ đề sách ngoại văn trước năm 1954

Phòng đọc báo, tạp chí


Phòng máy tính



×