Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

“Giải pháp phát triển hoạt động bán hàng trực tuyến tại công ty TNHH một thành viên Du lịch Ngón Tay Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 59 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn trường Cao Đẳng Công nghệ thông tin –
Đại học Đà Nẵng đã giúp em có cơ hội được thực tập, tiếp xúc trực tiếp với doanh
nghiệp, được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và trao đổi, tích lũy thêm
kinh nghiệm làm việc. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Đinh Nguyễn Khánh
Phương, giảng viên phụ trách hướng dẫn làm bài khóa luận của em. Cô đã giành thời
gian để hướng dẫn, giải thích cho em để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập cũng
như bài khóa luận này. Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban Giám đốc
Công ty du lịch Ngón Tay Việt, đặc biệt là Trưởng dự án Bùi Xuân Bích, cùng với các
anh chị nhân viên trong công ty đã tiếp nhận em vào thực tập, tạo điều kiện giúp em
trải nghiệm thực tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Tuy nhiên, trong
báo cáo thực tập này em còn nhiều khiếm khuyết và thiếu sót, em mong được các thầy
cô đóng góp ý kiến thêm cho em để bài khóa luận của em có thể hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Lê Thị Mai Phương


2

Mục lục


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
TNHH
TMĐT


SEO

Viết đầy đủ
Trách nhiệm hữu hạn
Thương mại điện tử
Search engine optimization
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

STT
1
2

Sơ đồ, bảng biểu
Sơ đồ 1.1
Bảng 1.1

3
4
5
6
7
8

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Bảng 2.1


Nội dung
Trang
Cơ cấu tổ chức của công ty Fivitour
Kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty
trong năm 2015
Trang chủ Website Fivitour.vn
Mục tìm kiếm sản phẩm
Thông tin đặt tour của Website
Hoạt động hỗ trợ trực tuyến qua Skype
Mục đóng góp ý kiến của khách hàng
Kết quả hoạt động bán hàng trực tuyến của
công ty


4

MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, khi kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế
thế giới với một sự phát triển tương đối ổn định. Thu nhập trung bình của người dân
Việt Nam đang dần đuợc cải thiện. Với những điều kiện thuận lợi như vậy thì nhu cầu
trong tiêu dùng của người dân đang ngày càng tăng, những đòi hỏi về hình thức phục
vụ, sự tiện lợi trong mua bán cũng như thanh toán cũng được người dân Việt Nam chú
ý đến.
Đi cùng xu thế đó, bán hàng trực tuyến là một giải pháp hoàn toàn phù hợp với
những đòi hỏi mới của người tiêu dùng.Với những thế mạnh của mình, bán hàng trực
tuyến đã trở thành một hình thức bán hàng phổ biến trên thế giới. Trong khoảng hai
đến ba năm trở lại đây, bán hàng trực tuyến ở Việt Nam đã có những sự phát triển vượt
bậc, thể hiện ở chất lượng bán hàng được cải thiện, sự quan tâm đến hình thức mua
bán này của người tiêu dùng ngày càng một lớn hơn.

Xuất phát từ một lý do khác nữa là công ty TNHH một thành viên Du lịch Ngón
Tay Việt – được viết tắt là Fivitour đã xây dựng Website bán hàng trực tuyến của mình
nhưng chưa phát huy hết được những khả năng thương mại của Website, vì thế không
những gây tổn thất không ít cho công ty mà còn hạn chế sự quảng bá hình ảnh công ty
đối với khách hàng cũng như sự phát triển của công ty trong tương lai.
Do đó, em xin được chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động bán hàng
trực tuyến tại công ty TNHH một thành viên Du lịch Ngón Tay Việt” để làm rõ hơn
một số thực trạng về bán hàng trực tuyến tại công ty và đề ra một số giải pháp nhằm
cải thiện hơn nữa hình thức mua sắm này để công ty phát triển hơn nữa trong tương
lai. Trong khuôn khổ đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất
mong nhận được sự đánh giá và đóng góp của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài tập trung tìm hiểu về thực trạng của công ty Fivitour sau đó xác định
hướng phát triển và các giải pháp, kiến nghị để phát triển hoạt động bán hàng trực
tuyến theo hướng đã định và giải pháp này có thể áp dụng cho công ty ở hiện tại và
trong tương lai. Việc nghiên cứu còn đem lại cho doanh nghiệp những phương pháp
phát triển hoạt động bán hàng trực tuyến mà công ty còn hạn chế hay chưa áp dụng.
 Phạm vi nghiên cứu:


5

Vì điều kiện và khả năng không cho phép nên phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ
nằm trong phạm vi công ty Fivitour và chỉ tập trung vào một Website chính của công
ty.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bán hàng trực tuyến và kinh doanh lữ
hành.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh lữ

hành tại công ty TNHH một thành viên du lịch Ngón Tay Việt.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động bán hàng trực tuyến trong lĩnh vực kinh
doanh lữ hành tại công ty TNHH một thành viên du lịch Ngón Tay Việt.


1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁN HÀNG TRỰC
TUYẾN VÀ KINH DOANH LỮ HÀNH
1.1. Kinh doanh lữ hành
1.1.1. Định nghĩa
Kinh doanh lữ hành (Tour Operators business) là việc thực hiện các hoạt động
nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng thành phần,
quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc
văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh
nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành. [Giáo trình
quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Thống kê Hà Nội, trang 4].
Nói cách khác kinh doanh lữ hành theo:
- Nghĩa rộng: Kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả
các công việc trong quá trình chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực
tiêu dùng du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có phạm vi rất
rộng nên không thể xác định rõ loại sản phẩm của kinh doanh lữ hành.
- Nghĩa hẹp: “Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương
trình du lịch nhằm mục đích lợi nhuận” [Tổng cục du lịch, Thông tư 04/2001/TT TCDL]. Từ đó xác định rõ sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch.
1.1.2. Phân loại
 Căn cứ vào tính chất của hoạt động tạo ra sản phẩm


Đại lý lữ hành: Dịch vụ trung gian đảm nhiệm chức năng bán và tiêu thụ sản
phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất để hưởng hoa hồng theo

phần trăm giá bán mà không làm tăng giá trị sản phẩm trong quá trình chuyển
giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng.



Kinh doanh lữ hành: Như hoạt động bán buôn, hoạt động sản xuất làm gia tăng
giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung cấp độc lập để bán cho khách.
Với hoạt động kinh doanh này thì doanh nghiệp phải gánh chịu, san sẻ rủi ro
với các nhà cung cấp. Các công ty thực hiện loại kinh doanh này được gọi là
các công ty lữ hành với sản phẩm chính là chương trình du lịch.



Kinh doanh tổng hợp: Kinh doanh tất cả các dịch vụ du lịch trong đó doanh
nghiệp vừa đóng vai trò sản xuất trực tiếp (Nhà cung cấp), vừa liên kết các sản
phẩm đơn lẻ thành các sản phẩm trọn vẹn để bán cho khách.


2

 Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động
• Kinh doanh lữ hành gửi khách: Công ty chịu trách nhiệm tập trung khách
và bán sản phẩm. Các hoạt động này thường được thực hiện tại những nơi có nguồn
khách lớn.
• Kinh doanh lữ hành nhận khách: Chỉ đảm nhận vai trò thực hiện chương
trình du lịch theo nội dung đã thông báo với công ty lữ hành gửi khách. Vì vậy, các
công ty dạng này thường được xây dựng ở những nơi có giá trị lớn về tài nguyên.
• Kinh doanh kết hợp: Là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ hành nhận khách
và lữ hành gửi khách, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, đủ nguồn lực để
trang trải cho các hoạt động thu hút khách.

 Căn cứ vào các quy định của Pháp luật Việt Nam
• Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức các chương
trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.
• Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức các chương
trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
 Căn cứ vào cách hiểu của các công ty du lịch lữ hành ở Việt Nam
• Chương trình du lịch quốc tế là xây dựng, bán và tổ chức các chương
trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và chương trình du lịch nước ngoài cho khách
du lịch nội địa. Trong hình thức này ta có thể chia ra làm mảng khách là:
Chương trình outbound : Là khách nội địa và quốc tế du lịch nước ngoài.
Chương trình inbound : Là khách quốc tế du lịch nội địa.
• Chương trình du lịch nội địa là xây dựng, bán và tổ chức các chương
trình du lịch trong nước cho khách du lịch nội địa.
1.1.3. Vị trí, vai trò và chức năng
 Vị trí
Kinh doanh lữ hành là trung gian thị trường du lịch vì:
• Cùng mang tính chất độc lập, bộ phận và phân tán ở một số nơi còn cầu
lại phân tán ở khắp mọi nơi. Các tài nguyên du lịch và phần lớn các cơ sở kinh doanh
du lịch như khách sạn, nhà hàng… đều không thể cung cấp những giá trị của mình đến
nơi ở của khách du lịch. Muốn có giá trị đó khách phải rời nơi ở của họ để đến với tài
nguyên, các cơ sở kinh doanh du lịch. Như vậy trong du lịch chỉ có dòng chuyển động
một chiều của cầu đến với cung, không có dòng chuyển động ngược lại.


3

• Cầu du lịch mang tính chất tổng hợp, đồng bộ cao và phân tán ở khắp
mọi nơi, trong khi mỗi đơn vị kinh doanh du lịch chỉ đáp ứng một phần của cầu du
lịch. Khi đi du lịch khách có yêu cầu về mọi thứ như ăn ngủ, vui chơi…Đối lập với
tính tổng hợp của nhu cầu thì khách sạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn, ở, các công ty

vận chuyển đảm bảo chuyên chở khách, các điểm tham quan thì mở rộng cửa đứng
chờ khách du lịch …Tính độc lập của các thành phần trong cung gây không ít khó
khăn cho khách trong việc tự sắp xếp, bố trí các hoạt động để có một chuyến du lịch
như ý.
• Kinh doanh du lịch mang tính toàn cầu, các thông tin trong mối quan hệ
cung cầu là rất khó khăn, khi tiêu dùng du lịch con người gặp phải nhiều trở ngại khi
đến những nơi xa lạ như bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán, luật pháp…
• Khi năng suất lao động lên cao nhờ chuyên môn hoá thì người ta càng có
xu hướng tham gia và trao đổi để thoả mãn cao hơn một loại nhu cầu nào đó với chi
phí thấp. Khi nào cung cầu càng khó gặp nhau thì ở đó và khi đó càng cần nhiều đến
trung gian để hỗ trợ và chắp nối cung, cầu. Mối quan hệ cung cầu trong du lịch như là
một điển hình của khái quát này.
 Vai trò
Kinh doanh lữ hành thể hiện vai trò phân phối sản phẩm trong du lịch gồm các
hoạt động là tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà
cung cấp dịch vụ du lịch. Ngoài ra, kinh doanh lữ hành còn có vai trò tổ chức các
chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du
lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan…Các chương trình này sẽ xóa bỏ những khó
khăn, lo ngại cho khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào sự thành công của
chuyến đi.
Ngoài ra, các công ty lữ hành lớn với cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú từ
công ty hàng không tới chuỗi khách sạn…đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch
của khách.
 Chức năng
Ngoài việc thực hiện vai trò hợp nhất và kết hợp giữa cung và cầu du lịch, kinh
doanh lữ hành còn có các chức năng sau:
• Chức năng thông tin: Vì cung và cầu tách xa nhau nên chức năng này cung
cấp thông tin cần thiết giúp cung và cầu gặp nhau.



4

• Chức năng thực hiện
• Chức năng tổ chức
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng
1.2.1. Khái niệm về bán hàng
Bán hàng là một quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và
đáp ứng nhu cầu của người mua, để cả hai bên nhận được quyền lợi thỏa đáng.
Theo quan niệm cổ điển: Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay
dịch vụ của người bán chuyển cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền, vật
phẩm hoăc giá trị trao đổi đã thỏa thuận”
Theo quan điểm hiện đại thì:
Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh đó là sự gặp gỡ của người bán và người
mua ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ
thành công trong cuộc đàm phán về việc trao đổi sản phẩm. Bán hàng là 1 phần của
tiến trình mà doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua hàng hóa dịch vụ của họ.
1.2.2. Vai trò của bán hàng
− Bán hàng giúp cho hàng hóa được lưu chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu
dùng.
− Bán hàng còn đóng vai trò lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.
− Bán hàng giúp cho luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu.
− Bán hàng mang về lợi ích cho cả người mua lẫn người bán. Với người mua lợi
ích của họ là có được sản phầm, còn với người bán lợi ích của họ là đó là lợi
nhuận từ kinh doanh
1.2.3. Phân loại bán hàng
− Căn cứ theo địa điểm bán hàng: Bán hàng lưu động và bán hàng bán hàng tại
cửa hàng, quầy hàng.
− Căn cứ theo quy mô bán: Bán sỉ và bán lẻ.
− Căn cứ theo sự sở hữu hàng hóa: Bán hàng tự sản tự tiêu, bán hàng mua lại, bán
hàng qua trung gian môi giới, đại lý.

− Căn cứ theo theo hình thái của hàng hóa: Bán hàng hóa, bán dịch vụ, bán giấy
tờ có giá trị.
− Căn cứ theo loại hàng hóa hiện tại hay tương lai: Bán hàng hiện có và bán hàng
sẽ có.


5

− Căn cứ theo hình thức cửa hàng: Bán hàng tại 1 cửa tiệm chuyên doanh, bán
hàng tại siêu thị, bán hàng tại trung tâm thương mại, bán hàng tại cửa tiệm tạp
hóa, bách hóa, bán hàng tại các sạp chợ.
− Căn cứ theo đồi tượng mua tùy theo đối tượng mua có thể phân thành 4 loại:
Bán cho người tiêu dùng, bán cho khách hàng công nghiệp, bán cho khách hàng
thương nghiệp, bán xuất khẩu.

1.3. Cơ sở lý luận về Thương mại điện tử
1.3.1. Khái niệm
Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ cho mục đích
thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh
điện tử trên Internet như: "Thương mại điện tử", "Thương mại trực tuyến", "Thương
mại điều khiển học", "Thương mại không giấy tờ", Thương mại Internet" hay "Thương
mại số hóa". Nhưng thuật ngữ được dùng phổ biến trong tài liệu của các tổ chức trong
và ngoài nước là "Thương mại điện tử".
Ban đầu, khi thuật ngữ "Thương mại điện tử" xuất hiện đã có nhiều cách hiểu theo
các góc độ nghiên cứu khác nhau như: từ góc độ công nghệ thông tin, từ góc độ
thương mại, từ quá trình kinh doanh, từ góc độ dịch vụ, từ góc độ giáo dục, từ góc độ
hợp tác, từ góc độ cộng đồng do đó xuất hiện nhiều định nghĩa về Thương mại điện tử.
Khái niệm Thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa
rộng và nghĩa hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của hai thuật ngữ
"thương mại" và "điện tử".

Một số định nghĩa Thương mại điện tử phổ biến:
• Theo Ủy ban Châu Âu "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu
điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh".
• Theo tổ chức hợp tác Hợp tác và phát triển kinh tế của liên hợp quốc (OECD)
"Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên
truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet".
• Theo tổ chức thương mại thế giới WTO định nghĩa: "Thương mại điện tử bao
gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và
thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản
phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa qua mạng Internet".


6

Từ các định nghĩa trên ta đưa ra một định nghĩa mang tính tổng quát về Thương mại
điện tử được sử dụng chính thức như sau: "Thương mại điện tử là việc tiến hàng các
giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và phương tiện
điện tử khác".
Ở đây "thương mại" cần hiểu theo nghĩa rộng để bao quát các vấn để phát sinh từ
mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng và "điện tử"
được hiểu theo nghĩa rộng là phương tiện điện tử chứ không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là
phương tiện điện tử mà chủ yếu là các mạng truyền thông, mạng máy tính và Internet.
Như vậy phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực
hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh
vực áp dụng của Thương mại điện tử. Về bản chất Thương mại điện tử không khác
Thương mại truyền thống nhưng được dựa trên chủ yếu các phương tiện điện tử.
Trong thực tế, thường người ta nhấn mạnh đến bốn nhóm hoạt động chính của
Thương mại điện tử: Hoạt động mua, hoạt động bán, hoạt động chuyển giao và hoạt
động trao đổi của các nhóm đối tượng hàng hóa là sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin.

1.2.2. Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra
các loại hình phổ biến như sau:
 B2C (Business – Consumer)
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới
người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc
cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua
mạng như www.Amazon.com, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập Website, hình
thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và
phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho
cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng
do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý
cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa
hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh
nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng. Hiện nay, số lượng
giao dịch theo mô hình Thương mại điện tử B2C rất là lớn, tuy nhiên thì giá trị giao
dịch từ hoạt động này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại điện tử ngày nay,


7

chiếm khoảng 5%. Trong tương lai Thương mại điện tử theo mô hình B2C sẽ còn phát
triển nhanh hơn nữa. Mô hình Thương mại điện tử B2C còn được gọi dưới cái tên khác
đó là bán hàng trực tuyến (E-tailing).
 B2B (Business to Business):
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng
Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương
mại điện tử B2B (emarketplaces)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn
hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở mức độ cao, các

giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như www.alibaba.com. Thương
mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh nghiệp, đặc biệt giúp các
doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo,
tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh. Ngày nay, số lượng giao dịch
Thương mại điện tử B2B còn rất khiêm tốn chỉ khoảng 10%, tuy nhiên thì giá trị giao
dịch từ hoạt động này chiếm rất cao, trên 85% giá trị giao dịch Thương mại điện tử
hiện nay.
 B2G (Business – Government)
Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá
trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà
nước cũng có thể lập các Website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua
hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp
trên Website. Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử,
đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ.....
 C2C (Consumer to Consumer)
Đây là mô hình Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của
các phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia
hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự
thiết lập Website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một
Website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. Giá trị giao dịch từ hoạt động thương
mại điện tử C2C chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị giao dịch từ hoạt động Thương
mại điện tử. Ebay.com là một ví dụ thành công nhất trên thế giới cho mô hình Thuơng
mại điện tử C2C.
 G2C (Government to Consumer)


8

Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên
cũng có thể mang những yếu tố của Thương mại điện tử. Ví dụ như hoạt động đóng

thuế cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ,...
1.3.3. Thanh toán trong Thương mại điện tử
Các hình thức thanh toán trong Thương mại điện tử
1.3.3.1. Thanh toán bằng thẻ tín dụng
Thanh toán bằng thẻ tín dụng hiện đang là phương thức thanh toán phổ biến
nhất của các giao dịch thương mại điện tử; phương thức thanh toán này hiện đang
chiếm tới 90% tổng các món giao dịch cũng như doanh số bán hàng. Ưu điểm lớn nhất
của việc thanh toán bằng thẻ tín dụng đối với người mua hàng là được tiếp cận với
thông tin về sản phẩm, dịch vụ và người bán hàng một cách nhanh nhất. Việc chấp
nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, giúp cho Website bán hàng nhanh chóng xây dựng
được niềm tin trong tâm trí của khách hàng tiềm năng; nâng cao được doanh thu nhờ
việc tạo điều kiện mua hàng thuận lợi cho khách.
Với một chương trình thanh toán tự động thông qua thẻ tín dụng, người mua
cũng như người bán hàng trong giao dịch thương mại điện tử sẽ giảm thiểu được thời
gian và chi phí để xử lý séc khống, các đơn đặt hàng và các công việc liên quan đến
lưu trữ chứng từ giấy.
Tuy nhiên để được chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, người bán hàng trên
trực tuyến trên Internet cần phải ký kết với một đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ
(Merchant Account), và trang bị phần mềm, phần cứng cần thiết để có thể chấp nhận
thanh toán bằng thẻ tín dụng trên web site bán hàng của mình.
1.3.3.2. Thanh toán bằng thẻ ghi nợ
Khi sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ ghi nợ, tiền trong tài khoản của
người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định. Thuận lợi đối
với người bán, họ có thể biết người mua có tiền để mua hàng thực sự hay không. Còn
đối với người mua, việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tức cho từng giao dịch,
vì vậy họ sẽ tránh được những “cú sốc” thẻ tín dụng khi ngân hàng gửi các bản kê đến.
Tuy nhiên, để thực hiện thanh toán theo phương pháp này, trước tiên người bán
cần phải liên hệ với các nhà cung cấp Merchant Account để mình có thể chấp nhận
thanh toán bằng hình thức này không? Hiện tại việc thanh toán bằng thẻ ghi nợ vẫn
chưa thực sự phổ biến, hơn nữa khách hàng vẫn muốn tự bảo vệ mình bằng cách hạn



9

chế số tiền ghi nợ ở mức tương đương 1 triệu đồng (khoảng 50 USD). Do vậy, để
phương thức thanh toán này trở nên phổ biến, thì ít nhất cũng phải nhận biết được tác
dụng và thuận lợi của việc sử dụng phương pháp này.
1.3.3.3. Thanh toán bằng séc trực tuyến
Phương thức thanh toán bằng séc hiện chiếm tới 11% tổng các giao dịch trực
tuyến. Tuy phương thức này khá phức tạp, sau khi giao dịch trực tuyến được thực
hiện, người mua phải ra khỏi mạng và gửi séc qua thư đến cho người bán. Để gia tăng
tiện ích cho người sử dụng phương thức thanh toán này, “Séc trực tuyến” ra đời với
nhiều ưu điểm hơn là việc sử dụng séc giấy truyền thống.
Quá trình thanh toán bằng séc trực tuyến: “Séc trực tuyến” hay còn được gọi là
“Séc điện tử” thực chất là một loại “Séc ảo”, nó cho phép người mua thanh toán bằng
séc qua mạng Internet. Người mua sẽ điền vào form (Nó giống như một quyển séc
được hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân hàng của họ, ngày giao dịch và trị
giá của giao dịch, sau đó nhấn nút “send” để gửi đi. Tất cả những thông tin đó hoặc sẽ
được chuyển đến trung tâm giao dịch và được xử lý tại đó.
Để chấp nhận thanh toán bằng “Séc trực tuyến”, người bán hàng có thể sử dụng
hai cách:
-

Phương pháp “Print and Pay”: “Print and Pay” có nghĩa là “In và
thanh toán”. Sở dĩ phương pháp này được gọi là “In và thanh
toán” bởi vì người bán hàng trên Internet cần phải mua một phần
mềm cho phép mình in những tấm séc ra (Có thể mua của nhà
cung cấp CheckMan), và chuyển séc đó đến ngân hàng của mình
để nhận tiền.


Quá trình xử lý séc trực tuyến cũng giống như séc thông thường, chính vì vậy
người bán hàng cần phải đợi đến khi séc được chuyển đến ngân hàng và phải được
chứng nhận chắc chắn rằng những tấm séc đó có giá trị.
Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp người bán hàng giảm được chi phí giao dịch
nhưng nó lại tốn kém về mặt nhân công và thời gian.
-

Trung tâm giao dịch: Đối với người mua, việc sử dụng trung tâm
giao dịch cũng giống như việc áp dụng phương pháp “Print and
Pay”, bởi vì trong cả hai phương pháp, họ đều phải nhập tất cả
các thông tin trên séc vào form trực tuyến. Những thông tin đó sẽ


10

được mã hoá và chuyển trực tiếp tới ngân hàng và sẽ được xử lý
trong vòng 48 giờ. Sau đó, toàn bộ số tiền của giao dịch sẽ được
chuyển từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán.
Kèm theo đó, là một “báo có” trực tuyến vào tài khoản của người
bán và một “báo nợ” được gửi bằng Email cho người mua.
Phương pháp này nhanh hơn phương pháp “Print and Pay” bởi vì tất cả các
thông tin cần thiết của khách hàng sẽ được nhập trực tiếp trên mạng ngay khi giao dịch
đang được thực hiện, và những tấm séc đó luôn được đảm bảo có giá trị.
Ngoài việc cho phép người bán hàng chấp nhận thanh toán trực tuyến, cả hai
phương pháp trên còn cho phép người bán hàng thanh toán qua điện thoại hoặc fax, vì
khi đó họ có thể kiểm tra các thông tin của người mua, sau đó người bán có thể tự
nhập thông tin đó vào.
Tuy nhiên, riêng đối với phương pháp “Print and Pay”, trước khi người bán
quyết định sử dụng phương pháp này, cần phải chắc chắn rằng ngân hàng của mình sẽ
chấp nhận loại séc này và hãy tìm kiếm nếu như người bán cần mua bất kỳ một loại

giấy đặc biệt nào để in séc.
1.3.3.4. Két tiền điện tử
Hiện vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về “Két tiền điện tử” và cũng chưa có
một tiểu chuẩn chung về két tiền điện tử. Tuy nhiên, có thể được hiểu “Két tiền điện
tử” là nơi lưu giữ các số thẻ tín dụng. Két tiền điện tử là một két ảo nó có thể lưu giữ
tất cả các thông tin của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, mật khẩu, thẻ hội viên, và tất cả
các số thẻ hiện có của khách hàng. Nó sẽ tạo thuận lợi hơn cho khách hàng khi mua
hàng trực tuyến, bởi vì số thẻ tín dụng của khách hàng có thể được copy từ “Két tiền
điện tử” và "dán" vào trong đơn đặt hàng trực tuyến, mà không cần phải nhập từ bàn
phím.
1.3.3.5. Phương thức thanh toán qua thư điện tử P2P (Person - to - Person)
Phương thức thanh toán qua thư điện tử P2P cho phép các cá nhân có thể sử
dụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của mình để thanh toán qua thư điện tử.
Quá trình thanh toán này cũng giống như việc gửi một thiệp chúc mừng qua mạng. Ví
dụ, khi ta gửi thiệp chúc mừng cho một ai đó, đầu tiên cần lựa chọn thiệp, kèm theo
những lời chúc, tuy nhiên sẽ không gửi ngay cho người nhận tại hộp thư đó mà kết nối
đến một trang có sẵn form để gửi thiệp chúc mừng đến cho người nhận. Cũng như thế,


11

với phương pháp P2P, không đơn thuần là thực hiện thanh toán bằng cách gửi Email
đến cho người nhận, mà cần tìm đến đường kết nối với trang có sẵn các mẫu thanh
toán để gửi thư và tại trang liên kết đó, người nhận có thể tiếp tục gửi khoản tiền nhận
được đến tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng của họ.
1.3.3.6. Hệ thống thanh toán bằng tài khoản thông qua thiết bị di động và điện thoại.


Mobile banking




SMS banking

1.4. Cơ sở lý luận về bán hàng trực tuyến
1.4.1. Định nghĩa bán hàng trực tuyến
Bán hàng trực tuyến bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch
vụ theo một chu trình khép kín trên các Website, tất cả các hoạt động từ lựa chọn hàng
hóa đến thanh toán và giao hàng đều được thực hiện thông qua Internet.
• Các bên mua, bán không phải biết nhau và cũng không cần phải giao dịch trực
tiếp với nhau.
• Các hoạt động bán hàng trực tuyến được thực hiện trên phạm vi toàn cầu.
• Tất cả các hoạt động bán hàng trực tuyến đều phải thông qua mạng Internet và
gần như mạng Internet cũng chính là thị trường hoạt động của bán hàng trực tuyến, nó
cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cho bán hàng trực tuyến.
Nhìn chung, các hoạt động bán hàng trực tuyến hầu hết được thực hiện trên
Internet, nhưng cũng có thể được điều khiển trong mạng riêng, như các mạng gia tăng
giá trị, mạng khu vực địa phương, hoặc một máy móc độc lập được vi tính hóa hay
thông qua các mạng điện tử viễn thông khác như mạng thông tin di động…
1.4.2. Quản trị quy trình bán hàng trực tuyến
Quy trình bán hàng trực tuyến được tính kể từ khi khách hàng gửi yêu cầu mua
sản phẩm đến máy chủ của nhà cung cấp đến khi nhận được sản phẩm. Ta có thể chia
làm 9 bước:
• Bước 1: Khách hàng (Người mua) sau khi lựa chọn sản phẩm trên Website và
quyết định mua sản phẩm đó, sẽ điền thông tin cần thiết có liên quan tới hàng hóa
được mua và gửi cho nhà cung cấp.
• Bước 2: Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ của khách
hàng thì phản hồi xác nhận, tóm tắt lại những thông tin cần thiết như: mặt hàng đã
chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng…



12

• Bước 3: Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và click vào nút “Đặt hàng”, từ
bàn phím hay chuột của máy tính để gửi thông tin trả về cho doanh nghiệp.
• Bước 4: Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp
thông tin thanh toán (Số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ…) đã được mã hóa đến
máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ
(Trung tâm thanh toán) trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh
toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch
(Chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).
• Bước 5: Khi trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ
giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa và tách rời mạng
Internet, nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng
lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp
theo một đường dây thuê bao.
• Bước 6: Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán
đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Và tổ chức tài
chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín
dụng trên mạng Internet.
• Bước 7: Tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán
đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
• Bước 8: Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp
những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp. Tùy theo đó doanh nghiệp thông
báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không. Nếu thanh
toán được thực hiện thì doanh nghiệp thực hiện bước cuối cùng.
• Bước 9: Doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng. Các bước trong quy trình này
đối với khách hàng là tương đối đơn giản. Họ chỉ cần xác định sản phẩm mình muốn
mua và gửi các thông tin cần thiết cho nhà cung cấp. Vấn đề ở đây là để có thể bán
được sản phẩm, nhà cung cấp phải tạo được sự tin cậy cho khách hàng không chỉ

trong chất lượng sản phẩm mà còn trong cả quá trình thanh toán trực tuyến, bởi hình
thức thanh toán trực tuyến vẫn chưa tạo ra sự tin tưởng ở phía mua hàng trực tuyến,
đặc biệt là khi đặt trong môi trường Thương mại điện tử phát triển chưa cao ở Việt
Nam.
1.4.3. Công cụ hỗ trợ bán hàng trực tuyến


13

Bán hàng trực tuyến đang ngày càng nở rộ cùng với sự phát triển và hoàn thiện
của hệ thống thương mại điện tử và các phương thức phục vụ bán hàng. Đi cùng với
đó là sự ra đời của các công cụ Marketing Online giúp thu hút thêm các khách hàng
tiềm năng, quảng bá thương hiệu và tăng thêm cơ hội bán hàng hiệu quả hơn. Hiện
nay, có rất nhiều các công cụ đáp ứng việc bán hàng trực tuyến được các cửa hàng,
doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nắm được vai
trò, tầm quan trọng và hiệu quả mà các công cụ này mang lại trong việc bán hàng
trực tuyến.
 Website bán hàng
Công cụ đầu tiên phải kể đến đó chính là Website bán hàng, đây được xem là
xương sống của ngành Thương mại điện tử hiện nay đồng thời Website chính là nền
tảng giúp các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động bán hàng trên Internet và thu hút khách
hàng. Ưu điểm của thiết kế Website bán hàng đó chính là giúp tiếp cận khách hàng
mọi lúc, mọi nơi cùng với tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí.
Công cụ này phù hợp với mọi doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh trực tuyến hiện
nay.
Để có thể phát huy hiệu quả của Website bán hàng, các cửa hàng, doanh nghiệp
cần thiết kế Website có giao diện đẹp mắt, thân thiện với bố cục hợp lý, phù hợp với
ngành nghề kinh doanh, tính năng đầy đủ và thân thiện với người dùng. Bên cạnh đó
Website còn phải cung cấp thông tin cụ thể, tốc độ tải trang nhanh, tối ưu hóa cho
công cụ tìm kiếm và hiển thị tốt trên mọi màn hình thiết bị, trong đó có các thiết bị di

động.
 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO (Search Engine Optimization) là tập hợp các phương pháp giúp tối ưu hóa
Website thân thiện với các bộ máy tìm kiếm giúp gia tăng thứ hạng từ khóa và
Website khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm. Đây được xem là giải pháp vượt
trội trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tiếp cận khách hàng khi mà có khoảng
90% người dùng sử dụng Google và các công cụ tìm kiếm khác truy vấn thông tin sản
phẩm, dịch vụ trước khi quyết định mua hàng.
SEO được đánh giá là công cụ Marketing Online mang lại hiệu quả lâu dài và có
sức mạnh vượt trội trong việc thu hút khách hàng tiềm năng tuy nhiên cần đầu tư thời
gian và nguồn lực. Các yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động SEO đó là nội


14

dung, backlink và lượng truy cập.
 Diễn đàn, blog và các trang rao vặt
Các công cụ Marketing Online này được các cửa hàng, doanh nghiệp sử dụng
từ rất lâu và chưa bao giờ mất đi tính hiệu quả. Việc sử dụng các diễn đàn, blog và
trang rao vặt không chỉ quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn đến với
người dùng giúp thu hút thêm các khách hàng tiềm năng, gia tăng cơ hội bán hàng mà
còn trợ giúp cho hoạt động SEO và tăng lượt truy cập đến với Website.
Để thúc đẩy bán hàng trên các trang diễn đàn, blog hay rao vặt cần dựa trên việc đưa
ra các tiêu đề nổi bật và mới lạ thu hút người dùng quan tâm cùng với đó nội dung
truyền tải phải khéo léo hướng đến sản phẩm, dịch vụ hoặc chia sẻ các thông tin, kinh
nghiệm có ích với người dùng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh.
 Mạng xã hội
Khi kinh doanh trực tuyến, mạng xã hội được xem là công cụ bán hàng hiệu
quả bởi khả năng kết nối và lan tỏa thông tin nhanh chóng. Chính vì vậy nó đang trở
thành công cụ tiếp cận khách hàng hiệu quả đồng thời tiết kiệm chi phí, tạo sự gắn kết

với khách hàng và quảng bá thương hiệu nhanh chóng. Hiện nay có một số mạng xã
hội phổ biến được các cửa hàng, doanh nghiệp khai thác sử dụng cho việc bán hàng
online như Google+, Pinterest, Instagram, Youtube, Zalo và đặc biệt phải kể Facebook
với số lượng người dùng lên tới 30 triệu người. Tuy nhiên mạng xã hội thường thích
hợp với các dòng sản phẩm bán lẻ như thời trang, sản phẩm làm đẹp, đồ chơi công
nghệ, thực phẩm hoặc tour du lịch và các khóa học đồng thời hướng tới đối tượng
khách hàng trẻ.
Để có thể xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả trên mạng xã hội, các cửa
hàng, doanh nghiệp cần chú trọng vào việc phát triển nội dung thu hút khách hàng
tiềm năng đồng thời quảng bá đúng đến khách hàng mục tiêu, thường xuyên đăng nội
dung và tạo tương tác đối với người dùng.
 Quảng cáo trực tuyến
Các hình thức quảng cáo trực tuyến như Google Adwords hay quảng cáo
Facebook là công cụ Marketing Online đang được rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp sử
dụng. Các loại quảng cáo này giúp tiếp cận các khách hàng tiềm năng một cách nhanh
chóng và nâng cao quảng bá thương hiệu. Nó thích hợp với các chiến dịch khuyến
mại, giảm giá hoặc sự kiện tuy nhiên các doanh nghiệp phải trả chi phí cho các lượt


15

tương tác với quảng cáo.
Muốn đạt được hiệu quả cao khi sử dụng công cụ quảng cáo trực tuyến, các cửa
hàng, doanh nghiệp cần đưa ra thông điệp thu hút khách hàng, tăng lượng tương tác
của khách hàng với quảng cáo và hướng tới tỷ lệ chuyển đổi mua hàng đồng thời phải
quảng cáo đúng đến đối tượng khách hàng đang tìm kiếm hoặc quan tâm đến sản
phẩm, dịch vụ của bạn.
 SMS Marketing
Trong thời buổi người dùng sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông
minh hay máy tính bảng ngày càng tăng lên thì SMS Marketing được đánh giá là công

cụ Marketing Online đầy tiềm năng đối với các cửa hàng, doanh nghiệp trong việc tiếp
cận và chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên để có thể phát huy được hiệu quả khi xây
dựng chiến dịch SMS Marketing, doanh nghiệp của bạn cần tập trung hướng tới các
khách hàng tiềm năng hoặc tiếp thị lại các khách hàng từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ
đồng thời gửi tin nhắn đúng thời điểm, tránh làm phiền khách hàng đi cùng với đó là
nội dung ngắn gọn, thu hút với các chương trình khuyến mại, giảm giá.
 Email Marketing
Email Marketing chính là công cụ Marketing Online trong đó các cửa hàng,
doanh nghiệp gửi thư điện tử tiếp thị và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến với người
dùng Internet và đối tượng khách hàng tiềm năng. Nó góp phần làm phong phú hơn
các công cụ thúc đẩy bán hàng trực tuyến với khả năng chủ động tiếp cận khách hàng,
chăm sóc khách hàng hiệu quả và xúc tiến hoạt động bán hàng.
Một chiến dịch Email Marketing hiệu quả phải được xây dựng dựa trên nội
dung Email chất lượng bởi nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định thành
công của chiến dịch. Nội dung Email cần tạo ra thông điệp thu hút tới khách hàng thay
vì spam đi cùng bố cục và cách trình bày hợp lý đồng thời nên kèm theo các liên kết
trỏ về Website của bạn. Bên cạnh đó, cần lựa chọn và lọc đúng tập khách hàng tiềm
năng để gửi Email. Ngoài ra, nên sử dụng các phần mềm gửi Email Marketing chuyên
nghiệp và xác định đúng thời điểm và tần suất gửi Email cho khách hàng.
 Truyền thông trực tuyến và tiếp thị quảng cáo
Truyền thông trực tuyến và tiếp thị liên kết là công cụ Marketing Online tiếp theo
giúp việc bán hàng trực tuyến hiệu quả hơn, tăng cường sự hiện diện của thương hiệu
đối với người dùng Internet đồng thời nâng cao cơ hội bán hàng và gia tăng doanh số.


16

Các hình thức truyền thông trực tuyến hiệu quả hiện nay như đăng bài PR trên các báo
mạng uy tín hay đặt banner quảng cáo trên các Website lớn. Bên cạnh đó hình thức
tiếp thị liên kết hay được biết đến với tên gọi Affiliate Marketing giúp mở rộng thêm

mạng lưới bán hàng trực tuyến dựa trên tỷ lệ hoa hồng dành cho cộng tác viên hoặc đại
lý bán hàng trực tuyến.
1.4.4. Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong bán hàng trực tuyến
Thương mại điện tử là một hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, song
một khi gặp rủi ro thì những thiệt hại đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng
cũng không nhỏ.
Những sơ suất trong kỹ thuật của nhân viên như sự nhầm lẫn khi truyền dữ liệu,
hay một động tác nhấp “chuột” vô tình… đều có thể làm cho toàn bộ dữ liệu của một
thương vụ đang giao dịch bị xoá bỏ, hoặc những chương trình và những tệp dữ liệu
đang lưu trữ mà doanh nghiệp dầy công thiết kế và xây dựng bị mất, gây thiệt hại nặng
nề cho các doanh nghiệp về mặt tài chính.
Những yếu tố khách quan như máy hỏng hay thời tiết xấu, nghẽn máy… có thể
làm tê liệt hoạt động của doanh nghiệp, hoặc tệ hại hơn là virút xâm nhập phá huỷ, đảo
lộn toàn bộ cơ sở dữ liệu về khách hàng, đối tác, thị trường… được lưu giữ hay ăn cắp
những thông tin tuyệt mật có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh hoặc làm suy giảm
nghiêm trọng uy tín của doanh nghiệp.
Các biện pháp phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử có nhiều, song có thể
khái quát thành những biện pháp cơ bản, phổ biến sau đây:


Mã hoá dữ liệu
-

Mã hoá khoá bí mật (Secret key Crytography): Mã hoá khoá bí mật hay
còn gọi là mã hoá đối xứng, nghĩa là dùng một khoá cho cả hai quá trình
“mã hoá” và “giải mã”. Khoá này phải được giữ bí mật.

-

Mã hoá công khai (Public key Crytography): Mã hoá công khai hay còn

gọi là mã hoá không đối xứng. Phương pháp này người ta sử dụng hai
khoá khác nhau, khoá công khai (Public key) và khoá bí mật (Private
key). Khoá công khai được công bố, khoá bí mật được giữ kín.



Chữ ký điện tử
Sử dụng chữ ký điện tử nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, duy nhất và không bị sửa

đổi bởi người khác của dữ liệu trong giao dịch. Chữ ký điện tử là một công cụ bảo mật


17

an toàn nhất hiện nay. Nó là bằng chứng xác thực người gửi chính là tác giả của thông
điệp mà không phải là một ai khác. Không những thế, khi chữ ký điện tử được gắn với
một thông điệp điện tử thì đảm bảo rằng thông tin trên đường chuyển đi sẽ không bị
thay đổi bởi bất kỳ một người nào ngoài người ký ban đầu. Mọi sự thay đổi dù nhỏ
nhất sẽ đều bị phát hiện một cách dễ dàng.
Chữ ký điện tử có thể là chữ ký tự đánh từ bàn phím, một bản quét của chữ viết tay;
một âm thanh, biểu tượng; một thông điệp được mã hoá hay dấu vân tay, giọng nói…


Cơ quan chứng thực
Cơ quan chứng thực là một tổ chức nhà nước hoặc tư nhân đóng vai trò là

người thứ 3 đáng tin cậy trong Thương mại điện tử để xác định nhân thân của người sử
dụng khoá công khai. Sự xác nhận của cơ quan chứng thực về chữ ký điện tử, về lai
lịch của người ký, thông điệp của người ký và tính toàn vẹn của nó là rất quan trọng
trong giao dịch điện tử. Cơ quan chứng thực có vai trò quan trọng, bởi trong Thương

mại điện tử, các bên tham gia không gặp mặt trực tiếp nhau và đôi khi không quen biết
nhau nên rất cần có sự đảm bảo của người thứ 3.
Hệ thống bảo mật hiện nay đảm bảo độ an toàn rất cao, gần như là tuyệt đối, song việc
thực hiện phụ thuộc vào trình độ cũng như thực trạng cơ sở hạ tầng tin học của các
bên.
• Kiểm tra tính đúng đắn và chân thực của thông tin trong giao dịch
Mặc dù đã sử dụng những biện pháp kỹ thuật để bảo mật thông tin trong giao
dịch, song khi nhận được các thông tin người sử dụng vẫn phải kiểm tra tính đúng đắn,
chân thật của thông tin.
Giao dịch trên mạng là loại hình giao dịch không biên giới có tính chất toàn
cầu. Các bên giao dịch không gặp nhau, thậm chí không hề quen biết nhau, và đây
cũng chính là cơ hội để cho kẻ xấu lợi dụng để thực hiện mục đích của mình. Vì vậy,
việc kiểm tra tính đúng đắn và chân thật của thông tin trong giao dịch cần phải được
thực hiện thường xuyên để phòng tránh những rủi ro như thông tin gây nhiễu, giả mạo
hay lừa đảo. Các biện pháp kiểm tra cần tuỳ theo tình huống cụ thể mà áp dụng. Có thể
dùng các phương pháp kỹ thuật hoặc phương pháp điều tra mang tính xã hội…


Lưu trữ dữ liệu nhiều nơi với nhiều hình thức
Để đề phòng những rủi ro hiểm hoạ do thiên tai, sự cố bất ngờ hay những hành

động chiến tranh khủng bố… thì việc lưu trữ dữ liệu trong Thương mại điện tử ở nhiều


18

nơi với nhiều hình thức là việc làm rất có ý nghĩa. Việc làm này tạo sự an toàn và liên
tục trong hoạt động kinh doanh trên mạng.



19



Cài đặt các phần mềm chống Virus tấn công
Virút luôn là hiểm hoạ đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng. Sự phá

hoại của virus là không thể lường hết được.
Virus máy tính là những đoạn mã được lập trình ra, do sự vô ý hay bất cẩn của
người sử dụng mà virus được cài vào hệ thống. Khi đã được cài đặt vào hệ thống, nó
sẽ tiến hành phá huỷ, đảo lộn toàn bộ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ
trong máy tính hay ăn cắp những thông tin và chuyển những thông tin đó cho người
gửi virus… Virus máy tính có độ phát tán nhanh và ảnh hưởng trong một phạm vi
rộng. Các virus có cấu tạo ngày càng phức tạp và sự phá hoại ngày càng lớn với mức
độ nghiêm trọng.
Vì vậy để chống sự tấn công của virus máy tính các doanh nghiệp kinh doanh
trên mạng cần cài đặt những phần mềm chống virus có hiệu quả và thường xuyên cập
nhật để chống những virus mới.


Tham gia bảo hiểm
Các biện pháp nêu trên đều là những biện pháp cần thiết để phòng tránh những

rủi ro bất trắc trong Thương mại điện tử. Song cho dù có áp dụng biện pháp nào đi
chăng nữa cũng không thể đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối bởi có rất nhiều rủi ro
mang tính khách quan. Rủi ro có thể xảy ra hoặc không, lúc này hay lúc khác, mang lại
tai hoạ lớn, vừa hay nhỏ… con người đều hoàn toàn không lường trước được.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình giao dịch trên mạng, ngoài áp dụng
các biện pháp nêu trên, các doanh nghiệp kinh doanh nên tham gia bảo hiểm các rủi ro
trong kinh doanh trên mạng. Hiện nay, một số công ty bảo hiểm nước ngoài đã tung ra

thị trường một loại dịch vụ bảo hiểm mới là “Bảo hiểm Internet – Internet insurance”
cũng ở ngay trên mạng Internet.
Mặc dù chưa phải là đầy đủ, song những biện pháp nêu trên là các bước cơ bản
để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro tổn thất có thể gặp phải trong quá trình kinh
doanh trên mạng của các doanh nghiệp.


20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN DU LỊCH NGÓN TAY VIỆT.
2.1. Đặc điểm, tình hình kinh doanh tại công ty TNHHMTV Ngón Tay Việt
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty TNHH Một Thành Viên Du Lịch
Ngón Tay Việt
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: FIVITOUR CO., LTD
Mã số doanh nghiệp: 0401632246
Ngày cấp mã DN: 14/11/2014 | Ngày bắt đầu hoạt động: 17/11/2014
Trạng thái: Đang hoạt động
Địa chỉ trụ sở: 171 Nguyễn Văn Thoại, Phường An Hải Đông, Quận Sơn
Trà, Đà Nẵng
Website: Fivitour.vn
Điện thoại: 05113627333
E-mail:
Chủ doanh nghiệp: Võ Thúy An
Giám đốc: Võ Thúy An
Các loại hình du lịch: Nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của khách hàng trong và
ngoài nước, công ty có các loại hình du lịch chính như sau:
 Lữ hành: Tổ chức tour du lịch

• Lữ hành nội địa
Tuyến miền Trung: Mũi Né, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng
Bình, Vinh, Quảng Ngãi, Hội An…
• Lữ hành quốc tế
Châu Á: Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Hàn quốc
 Lưu trú: Có các khách sạn:
-

Khách sạn Saigon Morin 30 Lê Lợi, Huế

-

Khách sạn Hue Serene Palace Hotel21 Lane 42 Nguyễn Công, Huế Thừa
Thiên-Huế

-

Khách sạn Green Heaven Hội An Resort & Spa

-

Khách sạn Lotus Hoi An Boutique spa 330 Cửa Đại, Hội An


×