Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

thành phần và cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở đai cao khí hậu 1200m vƣờn quốc gia ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 50 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
---------------------------

ĐINH THỊ THU NGA

THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ
VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở ĐAI
CAO KHÍ HẬU 1200M VƢỜN QUỐC GIA
BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học

Hà Nội, 2016


Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc đề tài này tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên
khích lệ của các thầy cô giáo khoa Sinh - KTNN, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Anh,
TS. Đào Duy Trinh, ngƣời cô ngƣời thầy ngay từ đầu đã định hƣớng và tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn ban chủ nhiệm Khoa Sinh KTNN, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đã tạo mọi điều kiện và hƣớng
dẫn giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn tới:
Nguyễn Trƣờng Giang học viên cao học k17, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
Bùi Thị Hƣơng k38B Sinh - KTNN, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
Cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2016
Sinh Viên

Đinh Thị Thu Nga

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu kết quả trong khóa luận là trung thực không tr ng l p với các đề tài khác.
Công trình chƣa đƣợc công bố trên bất cứ một tài liệu nào. Tôi c ng xin cam
đoan r ng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc .
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày.... tháng5 năm 2016
Sinh viên

Đinh Thị Thu Nga

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài ..............................................................................3
6. Những đóng góp mới của khóa luận ................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới ................................................5
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida ....................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida ...................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam ................................................6
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida ....................................... 6
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida ...................................... 9
CHƢƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VƢỜN QUỐC GIA
BA VÌ, HÀ NỘI .............................................................................................. 11
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................11
2.1.1. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu .......................................... 11
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 11
2.2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................12
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................ 12
2.2.2. Thu mẫu ở thực địa và phân tích xử lý mẫu ở phòng thí nghiệm .. 12
2.2.3. Xác định cấu trúc quần xã Oribatida ............................................. 16
2.2.4. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu ................................... 16

SVTH: Đinh Thị Thu Nga


K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp
2.3. Đ c điểm tự nhiên của VQG Ba Vì, Hà Nội ...............................................17
2.3.1.Vị trí địa lý và địa hình ................................................................. 17
2.3.2. Thổ nhưỡng .................................................................................... 18
2.3.3. Khí hậu và thuỷ văn ........................................................................ 20
2.3.4. Tài nguyên rừng ............................................................................. 21
2.3.5. Hệ động vật rừng (ĐVR) ................................................................ 22
2.4. Đ c điểm cơ bản về kinh tế xã hội ...............................................................23
2.4.1. Dân tộc, dân số và lao động........................................................... 23
2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế chung ................................................. 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 24
3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đai cao 1200m thuộc
VQG Ba Vì ...........................................................................................................24
3.1.1. Thành phần loài Oribatida ở dai cao 1200m thuộc VQG Ba Vì ... 24
3.1.2. Đặc điểm phân loại học quần xã Oribatida ở đai cao 1200m
thuộc VQG Ba Vì, Hà Nội ........................................................................ 27
3.1.3. Bàn luận và nhận xét ...................................................................... 28
3.2. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng phân bố ở đai cao 1200m thuộc
VQG Ba Vì, Hà Nội .............................................................................................29
3.2.1. Đa dạng thành phần loài............................................................... 30
3.2.2. Mật độ trung bình ........................................................................... 31
3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H’và chỉ số đồng đều J’ ................................. 32
3.2.4. Các loài Oribatida ưu thế ở các tầng phân bố ở đai cao 1200m .. 32
3.2.5 Thảo luận và nhận xét ..................................................................... 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 42

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Viết tắt

1

0

Tầng lá

2

+1

Tầng rêu

3

A1


Độ sâu tầng đất 0 - 10cm

4

A2

Độ sâu tầng đất 10 - 20cm

6

Ct

Cá thể

7

H’

Chỉ số đa dạng

8

J’

Chỉ số đồng đều

9

KTNN


Kỹ thuật nông nghiệp

10

MĐTB

Mật độ trung bình

11

S

Số lƣợng loài theo tầng phân bố

12

TS

Tiến sĩ

13

VQG

Vƣờn Quốc gia

14

ĐHSP


Đại học sƣ phạm

15

KCN

Khu công nghiệp

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lƣợng mẫu thu đƣợc ở đai cao 1200m ....................................... 11
Bảng 2.2. Kết quả nghiên cứu động vật rừng VQG Ba Vì ............................. 22
Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài và sự phân bố Oribatida ở đai
cao1200m ở các tầng khác nhau tại VQG Ba Vì, Hà Nội .............. 25
Bảng 3.2. Chỉ số định lƣợng cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng phân
bố ở đai cao 1200m thuộc VQG Ba Vì ........................................... 30
Bảng 3.3. Các loài Oribatida ƣu thế độ cao 1200m ở VQGBa Vì, Hà Nội .... 33

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Vị trí Vƣờn quốc gia Ba Vì trên bản đồ Việt Nam ......................... 11
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida................................................... 13
Hình 2.3 . Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Oribatida bậc cao ... 14
Hình 3.1. Mật độ trung bình Oribatida theo tầng phân bố ở độ cao 1200m
thuộc VQG Ba Vì............................................................................ 31
Hình 3.2. Chỉ số đa dạng (H’) và chỉ số đồng đều (J’) Oribatida ở độ cao
1200m thuộc VQG Ba Vì ............................................................... 32
Hình 3.3. Cấu trúc ƣu thế của Oribatida ở độ cao 1200m thuộc VQG Ba Vì .....34

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vƣờn quốc gia Ba Vì đƣợc thành lập năm 1991, theo quyết định số
407-CT của chủ tịch hội đồng bộ trƣởng Việt Nam. VQG n m trên địa bàn
của 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội và các
huyện Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn của tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội 60km theo Quốc
lộ 21A. VQG Ba vì có chức năng trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên
nhiên. Đây là một trong những khu có giá trị cao về đa dạng sinh học, lƣu giữ
và bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở mức quốc gia
và toàn cầu. Đã có những nghiên cứu về động vật ở đây nhƣ: chim, thú, bò

sát,… nhƣng về thành phần và cấu trúc Oribatida vẫn còn rất ít.
Với tầm quan trọng của Oribatida trong hệ sinh thái tự nhiên c ng với ý
nghĩa thực tiễn đối với con ngƣời nên là đối tƣợng đƣợc quan tâm nghiên cứu
từ rất sớm trên thế giới. Nhƣng ở Việt Nam nghiên cứu về Ve giáp mới chỉ ở
giai đoạn đầu, dẫn liệu còn ít. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu
thành phần loài và chỉ tiến hành rải rác ở một số v ng của đất nƣớc. Oribatida
rất nhạy cảm với các biến đổi của môi trƣờng sống vì thế chúng đƣợc sử dụng
nhƣ những đối tƣợng nghiên cứu chuẩn cho điều tra giám sát biến đổi tài
nguyên môi trƣờng, nghiên cứu sinh thái tập tính, phục vụ nghiên cứu khoa học
(V Quang mạnh, 2007) [6].
Ở Việt Nam có ba đai cao trên núi nhƣ sau: Đai nội chí tuyến gió m a
chân núi từ 0 - 600 m, có đ c điểm là tổng nhiệt độ trên 7500 0C và mùa hè
nóng nhiệt độ trung bình tháng trên 250C), thích hợp cho sinh vật chí tuyến và
á xích đạo. Đai á chí tuyến gió m a trên núi từ 600 - 2600m, với tổng nhiệt độ
trên 45000C và m a hè mát (nhiệt độ trung bình tháng dƣới 25 0C), đồng thời
lên núi chỉ còn tƣơng quan nhiệt - ẩm từ hơi ẩm đến ẩm. Đai ôn đới gió m a
trên núi từ 2600m trở lên, với tổng nhiệt độ xuống dƣới 45000C, quanh năm

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

2

rét dƣới 150C, m a đông xuống dƣới 50C. Trong Đai á chí tuyến gió m a trên
núi từ 600 - 2600m co á đai 1000 - 1600m, đây là á đai mang tính chất á chí
tuyến điển hình, đất m n vàng - đỏ với các loài Dẻ, Re, Thông chiếm ƣu thế.

Số lƣợng cá thể Ve giáp rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trƣờng, có
liên quan ch t chẽ đến điều kiện khí hậu và môi trƣờng, kiểu thảm phủ thực
vật,... đ c biệt là sự thay đổi về độ cao c ng nhƣ những tác động của con
ngƣời vào môi trƣờng tự nhiên. Vì vậy, Oribatida đƣợc sử dụng nhƣ đối
tƣợng nghiên cứu, đánh giá chất lƣợng đất và sự ô nhiễm, thoái hóa đất (V
Tự Lập, 2006) [5].
Cho đến nay tài nguyên động vật đất nói chung và khu hệ Oribatida ở
VQG Ba Vì mới đƣợc nghiên cứu bƣớc đầu, do một số tác giả nhƣ Phan Thị
Huyền, V Quang Mạnh và cs.(2004) [3], V Quang Mạnh (2007) [6].
Vì những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Thành phần
và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đai cao khí hậu 1200m
VQG Ba Vì, Thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài khóa luận tốt nghiệp là nghiên cứu đa dạng thành
phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở độ cao 1200m và chiều sâu thẳng
đứng trong hệ sinh thái đất ở VQG Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Lập danh sách đầy đủ của loài ve giáp và đ c điểm phân loại của
chúng ở VQG Ba Vì.
3.2. Nghiên cứu phân tích cấu trúc quần xã Oribatida về đ c điểm phân
bố, mật độ quần thể, độ ƣu thế, đa dạng loài (H’), độ đồng đều (J’) ở các tầng
phân bố của đai cao 1200m thuộc VQG Ba Vì, thành phố Hà Nội.

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari),
lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
ngành Chân khớp (Arthropoda), của Giới Động vật (Animalia).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida,
đƣợc thực hiện ở đai cao 1200m VQG Ba Vì, Hà Nội.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung dẫn liệu về đa dạng sinh học của quần xã Oribatida ở
VQG Ba Vì. Cấu trúc quần xã Oribatida ở các độ cao khác nhau của VQG Ba
Vì bƣớc đầu đƣợc nghiên cứu về đ c điểm, đa dạng thành phần loài...theo một
số đ c điểm tự nhiên và nhân tác chính.
Đề tài cung cấp dẫn liệu về đ c điểm phân bố và đ c trƣng định lƣợng
của quần xã Oribatida ở VQG Ba Vì về cấu trúc quần xã Oribatida, đ c điểm
phân bố, mật độ quần thể và tƣơng đồng thành phần loài ở VQG Ba Vì đƣợc
nghiên cứu và phân tích đồng bộ, độ cao (1200m trên m t biển) và chiều sâu
thẳng đứng trong đất (0 - 10cm và 10 - 20cm).
Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận bổ sung tƣ liệu về thành phần loài Oribatida, góp phần đánh
giá tài nguyên đa dạng động vật đất của Việt Nam, khảo sát cấu trúc quần xã
Oribatida nhƣ yếu tố chỉ thị sinh học, góp phần dự đoán ảnh hƣởng của các
yếu tố tự nhiên và nhân tác tác động đến hệ sinh thái đất nói chung và quần xã
Oribatida nói riêng.
Số liệu thu đƣợc của đề tài khóa luận góp phần cung cấp tƣ liệu, phục vụ
giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành động vật học, đ c biệt theo hƣớng


SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

4

chuyên sâu về khu hệ và sinh thái động vật đất nói chung và Oribatida ở hệ
sinh thái đất nói riêng.
6. Những đóng góp mới của khóa luận
Thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở đai cao 1200m tại VQG
Ba Vì, thành phố Hà Nội lần đầu tiên đƣợc khảo sát, trong đó xác định đƣợc
tổng số loài, tổng số giống, tổng số họ và có bao nhiêu loài chƣa phân loại,
chƣa xác định đƣợc giống.
Lần đầu tiên cung cấp dẫn liệu về cấu trúc định lƣợng của quần xã
Oribatida (Số lƣợng loài, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J’) và các loài
chiếm ƣu thế.
Khóa luận bổ sung tƣ liệu về thành phần loài Oribatida, góp phần đánh
giá tài nguyên đa dạng động vật đất của Việt Nam, và khảo sát cấu trúc quần
xã, góp phần dự đoán ảnh hƣởng của yếu tố nhân tác tác động đến hệ sinh thái
đất nói chung và đến quần xã Oribatida nói riêng.

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp


5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Khu hệ Oribatida đƣợc nghiên cứu từ rất sớm và diễn ra ở hầu hết các
nƣớc có nền khoa học phát triển nhƣ Đức, Pháp, Ý, Nga,… M c d có rất
nhiều công trình và dẫn liệu về sự đa dạng và phong phú của hệ động vật đất
này, tuy nhiên theo Behan- Pelletier et al., 1999 [23] thì số loài thực tế hiện
biết chỉ chiếm khoảng ¼ số loài có trong thực tế.
Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về Oribatida diễn
ra mạnh mẽ và có nhiều kết quả của các tác giả đƣợc công bố, trong đó một
chuyên gia Oribatida ngƣời Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố bản danh mục
các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách gồm 543 loài
Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lƣợng Oribatida đã đƣợc
thu thập ở các quốc gia và v ng lãnh thổ khác c ng thuộc Trung Mỹ nhƣ:
Cuba (225 loài), Antilles (387 loài), Lasser (172 loài), Jamaica (28 loài),
Dominica (21 loài),… (Schatz, 2002) [28]. Hiện tại 498 loài còn ở dạng sp.
Số lƣợng loài Oribatida của Trung Mỹ, bao gồm cả Mehico là 987 loài, nếu
cộng cả thêm Antiles nữa, con số này là 1238 loài (Schatz, 2002) [28].
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Độ dốc theo đai của hệ thống núi tự nó có thể đƣợc xem là những thí
nghiệm thực địa mang tính tự nhiên. Những nghiên cứu thực địa theo một
tuyến chạy dọc từ chân núi lên đỉnh núi là rất cần thiết để hiểu thêm về sự
thay đổi đó trong tƣơng lai. Khí hậu là nhân tố chính kiểm soát những kiểu
cấu trúc thực vật, năng suất thành phần loài động, thực vật toàn cầu (Shen
Jing et al., 2005) [29].

SVTH: Đinh Thị Thu Nga


K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

6

Va’squez et al., 2007 khi nghiên cứu đa dạng của các nhóm Ve bét
(Acari: Prostigmata, Meostigmata, Astigmata) sống trong đất ở 2 sinh cảnh đất
cây bụi và đất rừng rụng lá theo m a ở Nam Mỹ có nhận xét: Ve bét sống ở đất
rừng rụng lá theo m a có các giá trị của chỉ số định lƣợng số lƣợng loài, chỉ số
đa dạng loài H’, chỉ số đồng đều J’ (S= 43; H’= 2,67; J’= 0,69) đều cao hơn so
với đất cây bụi (S= 36; H’= 2,12; J’= 0,52) (Va’squez et al., 2007) [27].
1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Trƣớc năm 1975. các công trình nghiên cứu về Oribatida ở Việt Nam
còn chƣa chuyên sâu và đồng bộ. Năm 1960, lần đầu tiên hai tác giả ngƣời
Hungari là Balogh J. và Mahunka S. nghiên cứu và giới thiệu khu hệ danh
pháp đ c điểm phân bố của 33 loài Oribatida trong công trình “New oribatida
from Viet Nam”. Trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mới.
Sau năm 1975, Oribatida ở Việt Nam mới đƣợc các tác giả trong và
ngoài nƣớc nghiên cứu chuyên sâu. Nhƣ Golosova L.,1983,1984; Mahunka
(1987,1988,1989); Behan-Pelletier, 1999; Pavlitchenco P., 1991. Nghiên cứu
của tác giả Stary, 1993, nghiên cứu của hai tác giả ngƣời Nhật là Ohkubo et
al.,1995 và Krivolutsky, 1979… Tiếp sau đó là các công trình của các tác giả
nƣớc ngoài cộng tác với tác giả Việt Nam nhƣ công trình của V Quang
Mạnh, M. Jeleva, I. Tsonew (1987) nghiên cứu về Ve giáp bậc thấp ở miền
bắc Việt Nam; V Quang Mạnh và I. Tsonev (1987)… đã đƣa ra đƣợc thành
phần loài Oribatida ở khu vực nghiên cứu (Tsonev. I. et al., 1987; V Quang

Mạnh và cs., 1985, 1987.) [10].
V Quang Mạnh, Mara Jeleva (1987) đã giới thiệu đ c điểm phân bố và
danh pháp phân loại học của 11 loài Ve giáp mới cho khu hệ Ve giáp của Việt
Nam và một loài mới cho khoa học (V Quang Mạnh, Mara Jeleva, 1987) [10].

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

7

Đến năm 1977, các tác giả trong nƣớc bắt đầu có các nghiên cứu độc
lập về Ve giáp, tác giả đi tiên phong trong việc nghiên cứu về đối tƣợng này
là tác giả V Quang Mạnh về nhóm chân khớp bé ở v ng sinh cảnh khác nhau
trên lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1990, V Quang Mạnh và Cao Văn Thuật đã xác định đƣợc 24
loài Oribatida ở v ng đồi núi Đông Bắc Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu
định lƣợng của nhóm chân khớp bé ở 7 kiểu sinh thái, 5 độ cao khí hậu và 3
loại đất. Theo hai tác giả, trong nhóm chân khớp bé thì Oribatida luôn là
nhóm có số lƣợng lớn hơn so với các nhóm khác (khoảng 70 - 80%) tổng số
lƣợng, còn lại khoảng 10% là nhóm Bọ nhảy (Collembola) (V Quang Mạnh,
Cao Văn Thuật, 1990) [12].
Vƣơng Thị Hòa, V Quang Mạnh, 1995 đã lập danh sách 146 loài và
phân loại Oribatida ở Việt Nam và phân tích đ c điểm thành phần loài của
chúng (Vƣơng Thị Hòa, V Quang Mạnh, 1995) [2].
Năm 2002, V Quang Mạnh và Vƣơng Thị Hòa đã đƣa ra dẫn liệu bổ
sung về vai trò, cấu trúc của quần xã Oribatida ở v ng Tam Đảo, tỉnh Vĩnh

Phúc. Có nhận xét cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất có liên quan rõ
rệt với sự suy giảm của cây gỗ rừng. Nó có thể đƣợc xem xét, đánh giá nhƣ
một đ c điểm sinh học, chỉ thị diễn thế của rừng Tam Đảo nói riêng và của Việt
Nam nói chung. M t khác có sự thay đổi đ c điểm đa dạng thành phần loài của
quần xã Oribatida theo chiều thẳng đứng, từ thảm rêu quanh thân cây và vụn
thực vật, n m trên m t đất từ 0 - 10cm, cho đến lớp thảm lá rừng phủ trên m t
đất, lớp m t đất từ 0 - 10cm và lớp đất sâu từ 10 - 20cm ở hệ sinh thái rừng
Tam Đảo. Chỉ số này có thể xem nhƣ là yếu tố chỉ thị sinh học diễn thế ở hệ
sinh thái rừng Việt Nam (V Quang Mạnh, Vƣơng Thị Hòa, 2002) [7].
Năm 2006, V

Quang Mạnh và Đào Duy Trinh công bố 30 loài

Oribatida đƣợc phát hiện ở Vƣờn Quốc Gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Công bố

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

8

Oribatida họ Oppidae Grandjean, 1954; phân họ Oppinedae Grandjean, 1951
và Mulltioppinae Balogh, 1938 ở Việt Nam (V Quang Mạnh và, Đào Duy
Trinh, 2006) [13], tiếp tục nghiên cứu và giới thiệu các phân họ
Pulchroppiinae, Oppielinae, Mystrppiinae, Brachyoppiinae, Arcoppiinae ở
Việt Nam (V Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy Trinh, 2006) [11].
Năm 2008, các tác giả V Quang Mạnh, Lƣu Thanh Ngọc, Nguyễn Hải

Tiến đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp trong đó có Oribatida, về ảnh
hƣởng và vai trò của chúng đối với các loại đất và đ c điểm của thảm cây
trồng ở v ng đồng b ng sông Hồng. Trong báo cáo tại Hội Nghị Techmart tại
Tây Nguyên vào tháng 4/2008, trong công trình này các tác giả đã trình bày
về vai trò của động vật đất trong đó có Oribatida nhƣ là yếu tố chỉ thị cho sự
phát triển bền vững của hệ sinh thái đất [9].
Năm 2010, Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu và V Quang Mạnh đã
nghiên cứu về thành phần loài, đ c điểm phân bố và địa động vật khu hệ
Oribatida ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đã ghi nhận đƣợc 103 loài
Oribatida thuộc 48 giống 28 họ phân bố trong 5 sinh cảnh của VQG Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ. Số loài đƣợc phân bố đều ở các giống và các họ. Đồng
thời đã chỉ ra đƣợc đ c điểm địa động vật khu hệ Oribatida VQG Xuân Sơn,
tỉnh Phú Thọ thể hiện rõ yếu tố Ấn Độ - Mã Lai (chiếm khoảng 71,77%) (Đào
Duy Trinh và cs, 2010) [19].
Năm 2012, Nguyễn Duy Bình, Trần Th y Linh và cs đã nghiên cứu sự
biến động thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại khu công nghiệp
Thụy Vân và v ng phụ cận, thành phố Việt Trì đã chỉ ra sự biến động thành
phần loài Ve giáp dƣới tác động của các nhân tố ô nhiễm đất bởi các chất bảo
vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ, chất phóng xạ kim loại n ng
(Nguyễn Duy Bình và cs, 2012) [1].

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

9


C ng trong năm 2012, tác giả Triệu Thị Hƣờng và cs., nghiên cứu sự
biến động thành phần loài Ve giáp tại khu công nghiệp Bình Xuyên và v ng
phụ cận thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ ra đƣợc sự biến động
thành phần loài Oribatida ở các sinh cảnh khác nhau đó là KCN, VQG, Ruộng.
Kết quả ghi nhận đƣợc 38 loài trong đó có 2 loài chƣa đƣợc định tên [4].
Năm 2013, Đào Duy Trinh, Nông Thị Kiều Hoa, Trần Văn Vinh nghiên
cứu đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng khu công nghiệp Phúc Yên tỉnh Vĩnh
Phúc đến sự biến động thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) so với v ng
phụ cận thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận sự có m t của 39
loài thuộc 18 họ và 29 giống trong đó sinh cảnh KCN có số lƣợng loài nhiều
nhất, có 3 loài xuất hiện ở cả 3 sinh cảnh [16].
Năm 2014, nhóm tác giả Đào Duy Trinh và cs., nghiên cứu sự biến động
thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở KCN Phúc Yên và v ng phụ cận
thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ ra đƣợc sự biến động số lƣợng loài
Oribatida ở các sinh cảnh khác nhau và có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt giữa các
sinh cảnh KCN (29 loài), vƣờn quanh nhà (12 loài), ruộng (10 loài) [17].
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Năm 2004, nhận định Ve giáp trong cấu trúc quần xã Oribatida trong
hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì, Việt Nam c ng đã xác định đƣợc mối liên hệ
giữa đai cao khí hậu ảnh hƣởng tới cấu trúc quần xã Oribatida. Mật độ quần
thể Ve bét ở các sinh cảnh nhƣ rừng tự nhiên và rừng nhân tác tƣơng ứng g p
3090 và 2200 cá thể/m2 m t đất là nhỏ hơn so với sinh cảnh nhân tác, nhƣ đất,
trảng cỏ cây bụi và đất canh tác, tƣơng ứng g p 8247 và 7580 cá thể/m2 (V
Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Khiếu Thị Nhàn, 2005) [8].
Năm 2006, V Quang Mạnh, Đào Duy Trinh đã nghiên cứu Ve giáp
trong cấu trúc nhóm chân khớp bé (Microathropoda) ở các đai cao địa lý ở
VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy ảnh hƣởng của thời tiết lên

SVTH: Đinh Thị Thu Nga


K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

10

sự phân bố của nhóm chân khớp bé theo tầng là rất cao và phát hiện đƣợc 8
họ (V Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2006) [13].
Năm 2008, tác giả V Quang Mạnh và cs., đã nghiên cứu cấu trúc quần
xã chân khớp bé trong đó có Oribatida, về ảnh hƣởng và vai trò của chúng đối
với các loại đất và đ c điểm của thảm cây trồng ở v ng đồng b ng Sông
Hồng. Thành phần loài Oribatida xác định đƣợc phong phú nhất ở sinh cảnh
bãi cỏ hoang với 15 loài. Số lƣợng loài Oribatida giảm dần từ sinh cảnh rừng
tự nhiên và vƣờn quanh nhà, đều có 9 loài; đến rừng tự nhiên và đất trồng cây
gỗ lâu năm, với 7 loài; thấp nhất ở ruộng lúa cạn, với 2 loài (V Quang Mạnh
và cs., 2008) [9].
Năm 2012, Đào Duy Trinh và cs., đã nghiên cứu cấu trúc quần xã
Oribatida theo m a ở hệ sinh thái đất rừng VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết
quả nghiên cứu của công trình này cho thấy, khi chuyển từ m a khô sang m a
mƣa thì các giá trị số lƣợng loài ở các sinh cảnh khác nhau đều có sự thay đổi
rõ rệt ở hầu nhƣ tất cả các chỉ số nhƣ số lƣợng loài, mật độ trung bình, độ đa
dạng loài (H’), độ đồng đều (J’) (Đào Duy Trinh và cs., 2012) [18].
Năm 2013, Đào Duy Trinh và cs., nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng môi
trƣờng ở KCN Phúc Yên, Vĩnh Phúc đến sự biến động thành phần loài Ve
giáp so với phụ cận thuộc thị xá Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện đƣợc
39 loài Ve giáp thuộc 18 họ và 29 giống. Trong đó sinh cảnh KCN có số
lƣợng loài nhiều nhất và thấp nhất là ở sinh cảnh đồng ruộng. Qua kết quả này
cho r ng, số loài giảm dần theo độ sâu tầng đất và xác định đƣợc nhiều loài
ƣu thế (Đào Duy Trinh và cs., 2013) [16].


SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

11

CHƢƠNG 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VƢỜN QUỐC GIA
BA VÌ, HÀ NỘI
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm
2016. Tổng số mẫu định lƣợng (đất, thảm lá, rêu) thu đƣợc thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2.1. Số lƣợng mẫu thu đƣợc ở đai cao 1200m
Tầng Đất 10-20cm

Độ cao
1200m

5

Đất 0-10cm

Thảm Lá


Rêu

Tổng

5

5

5

20

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi đƣợc tiến hành sinh cảnh đất rừng tự nhiên
độ cao 1200m ở VQG Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Hình 2.1. Vị trí Vƣờn quốc gia Ba Vì trên bản đồ Việt Nam
(nguồn: Internet)

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

12

2.2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ
nhật cỡ (5x5x10) cm. Túi nilong dựng mẫu, bút dạ không xóa, sổ ghi chép,…
Máy xác định tọa độ địa lý GPS là thiết bị thu và sử lý tín hiệu từ các vệ tinh
địa tĩnh để xác định tọa độ địa lý của bất kì địa điểm nào trên trái đất (Trần
Đình Nghĩa, 2005, V Quang Mạnh, 2007) [15], [6].
Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:
Hệ thống lọc mẫu đất (rây lọc, phễu lọc,…). Dụng cụ tách mẫu, phân
tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri, lam kính, lamen, ống hút, bút tách mẫu,
giấy thấm, bông,... Kính lúp Olympus SZ40; Kính hiển vi: Labomed Seme
Plan Achro Lp: 40x/0, 65 5121040.
Hoá chất sử dụng : Glixerol, Formaldehyt, Cồn 900...
2.2.2. Thu mẫu ở thực địa và phân tích xử lý mẫu ở phòng thí nghiệm
* Thu mẫu rêu, thảm lá, đất.
Ở VQG Ba Vì - Hà Nội, chúng tôi tiến hành thu mẫu tầng đất, tầng rêu và
tầng thảm lá, định lƣợng theo các độ cao. Mẫu đất đƣợc lấy ở độ sâu 0 - 10cm
và 10 - 20cm với kích thƣớc của mỗi mẫu thu là 5x5x10cm. Đối với thảm lá
rừng phủ trên m t đất, chúng tôi tiến hành gom tất cả lá mục, cành cây, xác
hữu cơ phủ trên m t đất có diện tích (20cm x 20cm), đem cân và ghi lại trọng
lƣợng, sau đó tính trung bình để biết trên 1m2 diện tích có trọng lƣợng thảm lá
rừng là bao nhiêu. Đối với các mẫu thảm rêu mẫu định lƣợng là từ 100 - 300
gram rêu bám thân cây gỗ rừng, xác vụn thực vật ở trên m t đất n m ở độ cao
từ 0 - 100cm trên m t đất. Các mẫu này đều cân trọng lƣợng mỗi mẫu và tính
trung bình theo kg (Trần Đình Nghĩa, 2005) [15].
* Tách lọc mẫu
Tách lọc mẫu Oribatida theo phƣơng pháp phễu lọc “Berlese–Tullgren”

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

13

Sử dụng phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu khu hệ và sinh thái
động vật đất ở thực địa và trong phòng thí nghiệm theo Krivolutsky, 1975 [24].
Các mẫu đất sau khi thu ở thực địa về, sẽ tiếp tục tiến hành tách động
vật chân khớp bé ra khỏi đất theo phƣơng pháp phễu lọc “Berlese - Tullgren”,
dựa theo tập tính hƣớng đất dƣơng và hƣớng sáng âm của động vật đất, trong
thời gian 7 ngày đêm, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.
Để xử lý mẫu, bảo quản và định loại: Các ống nghiệm chứa động vật
thu đƣợc nhờ phễu “Berlese - Tullgren” sẽ đƣợc đổ trên giấy lọc đ t sẵn
trong đĩa petri để dƣới kính lúp 2 mắt để nh t riêng từng nhóm Oribatida.
Các mẫu Oribatida không làm tiêu bản, sẽ đƣợc cho vào trong ống nghiệm
chứa dung dịch định hình là formaldehyt 4%. Các ống nghiệm đều đƣợc gắn
nhãn ghi đầy đủ ngày thu mẫu, địa điểm... Toàn bộ tiêu bản định loại và các
mẫu vật đƣợc bảo quản tại Phòng Động vật, Khoa Sinh – KTNN, Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2.
* Đặc điểm hình thái phân loại

Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida
(Vũ Quang Mạnh, 2007) [6]

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

14

 Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi đôi chân I, II, III và IV.
 Proterosoma là phần trƣớc đầu ngực chỉ bao gồm 2 đôi chân trƣớc.
 Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp
sinh dục (G) và 2 đôi chân sau.
 Prodorsum là tấm giáp đầu ngực; Notogaster là tấm giáp lƣng.
 Gnathosoma là phần hàm miệng.
 Propodosoma là phần thân trƣớc mang đôi chân I và II.
 Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV.
 Podosoma là phần ngực bao gồm cả 4 đôi chân.

Hình 2.3 . Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Oribatida bậc
cao (Vũ Quang Mạnh, 2007) [6]
a. Mặt lƣng,

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

b. Mặt bụng,

c. Mặt bên

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

15


 b.ro: Chóp đỉnh rostrum:ro, lm: Lông rostrum; tấm lamella.
 le, in, ss: Lông mọc trên lamella, lông interlamela, lông sensilus.
 Bothridium: Gốc của lông sensilus.
 Exa và Exp: Lông trƣớc gốc bothridium và lông sau gốc bothridium.
 tutorium: Tấm kitin chìa ra n m dƣới và chạy song song với lamella.
 cuspis: phần đỉnh của tấm lamella chìa lên bề m t cơ thể.
 prolamela: Phần tấm kéo dài ở trƣớc lamella, không chìa lên trên bề
m t cơ thể.
 c1, c2, c3, cp, d1, d2, e1, e2, f1, f2, h1, h2, h3, ps1, ps2, ps3: Các
lông notogaster ở ve giáp bậc thấp; gla: Tuyến dầu nhờn; h: Lông
dƣới miệng; 1a, 1b, 1c, và 2a, 3a, 3b, 3c, và 4a, 4b, 4c, 4d: Các lông
của epimeres 1, 2, 3 và 4; ap1, ap2, ap3, ap4, ap5, apsej., ap.st.: Các
mấu lồi trong apodemes; ep1, ep2, ep3, ep 4: Các gân cơ epimeres
của gốc chân; pd1, pd2, pd3, pd4: Các tấm pedotecta phủ m t trên
của gốc các chân; ia, ih, im, ips, iad, ian: Các khe cắt lyrifissures.
 G, AG: Giáp sinh dục và giáp quanh sinh dục; g và ag: Các lông sinh
dục và lông quanh sinh dục [6].
* Định loại Oribatida.
Mẫu Oribatida, trƣớc khi đƣợc định loại cần đƣợc tẩy màu, làm trong
vỏ kintin cứng. Quá trình làm trong màu có thể diễn ra trong một vài ngày
ho c lâu hơn nên cần nh t Oribatida riêng ra một lam kính lõm. Đƣa lam kính
quan sát dƣới kính lúp: dựa vào đ c điểm hình dạng ngoài, d ng kim tách sơ
bộ chúng thành nhóm có hình th giống nhau riêng. D ng kim chuyển từng
Oribatida vào chỗ lõm dƣới lamel để quan sát ở các tƣ thế khác nhau theo
hƣớng lƣng và bụng và ngƣợc lại. Khi mẫu ở đúng tƣ thế quan sát, ta chuyển
sang ở kính hiển vi.

SVTH: Đinh Thị Thu Nga


K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

16

Sau khi định loại xong, các loài đƣợc đo kích thƣớc và chụp ảnh; tất cả
các cá thể c ng một loài để chung vào một ống nghiệm, d ng dung dịch định
hình b ng formol 4%. Ghi tất cả các tên loài đã đƣợc định loại vào nhật ký
phòng thí nghiệm.
Danh sách các loài Oribatida đƣợc sắp xếp theo hệ thống cây chủng loại
phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. và Balogh P., 1992, [21]
Các loài trong một giống đƣợc sắp xếp theo vần a, b, c. Định loại tên loài theo
các tài liệu phân loại, các khóa định loại của các tác giả: Grandjean, 1954,
Willmann, 1931,V Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, (2006), V Quang Mạnh,
2007) [26], [30], [13], [6]…
2.2.3. Xác định cấu trúc quần xã Oribatida
Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở VQG Ba Vì, Hà Nội chúng tôi
đã tiến hành phân tích 4 chỉ số định lƣợng cơ bản của Oribatida bao gồm: Số
lƣợng loài, mật độ (cá thể/ kg rêu và cá thể/ m2 thảm lá, đất), chỉ số đa dạng
loài H’ (chỉ số Shannon- Waever) và chỉ số đồng đều J’(chỉ số Pielou). Đồng
thời phân tích sự thay đổi các giá trị của 4 chỉ số định lƣợng này theo sinh
cảnh, theo m a, theo đai cao khí hậu và theo độ sâu đất.
2.2.4. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu
* Phân tích độ ƣu thế (D) tính theo công thức:

Trong đó:

na - số lƣợng cá thể của loài a.

N - tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay theo
tầng phân bố

* Phân tích chỉ số đa dạng loài (H’):
Chỉ số (H’) Shannon - Weaver: đƣợc sử dụng để tính sự đa dạng loài
dựa trên 2 thông số: số lƣợng loài trong quần xã và giá trị đóng góp của các
loài trong quần xã.

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

17

s

H =-
'

i=1

Trong đó:

ni
n 
×ln  i 
N

N

s - số lƣợng loài;
ni - số lƣợng cá thể của loài thứ i.
N - tổng số lƣợng cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu.

Giá trị H’ dao động trong khoảng 0 đến ∞.
* Phân tích chỉ số đồng đều (J’) - Chỉ số Pielou

J '
Trong đó:

H'
ln S

H’ - chỉ số đa dạng loài.

S - số loài có trong sinh cảnh.

Giá trị J’ dao động trong khoảng từ 0 đến 1.
2.3. Đặc điểm tự nhiên của VQG Ba Vì, Hà Nội
2.3.1.Vị trí địa lý và địa hình
* Vị trí địa lý
VQG Ba Vì có tọa độ địa lý:
Từ 20055′ - 210 07′ Vĩ độ Bắc
Từ 1050 18′ - 1050 30′ Kinh độ Đông.
VQG Ba Vì n m trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc
Oai Thành phố Hà Nội, huyện Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, cách
thủ đô Hà Nội 60 km theo đƣờng Quốc lộ 21A, 87.
- Ranh giới VQG:

Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì –
TP Hà Nội.
Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã
Lâm Sơn thuộc huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hòa Bình.
Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc huyện Ba Vì, xã
Yên Quang thuộc huyện Lƣơng Sơn, các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến

SVTH: Đinh Thị Thu Nga

K38A – SP Sinh


×