Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại một số doanh nghiệp tron g khu Cụm công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------------

NGUYỄN CẨM NHUNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
ĐÌNH TRÁM, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------------

NGUYỄN CẨM NHUNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP
ĐÌNH TRÁM, TỈNH BẮC GIANG
Ngành
: Khoa học môi trường
Mã số ngành : 60 44 03 01


LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Xuân Linh

Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Cẩm Nhung, học viên cao học lớp Khoa học môi
trường K22, khoá 2014 - 2016. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề
tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại
tại một số doanh nghiệp trong khu Cụm công nghiệp Đình Trám, tỉnh
Bắc Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên
cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà Xuân Linh. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Cẩm Nhung


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Sau Đại
học, Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học
trong suốt 2 năm qua.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Hà Xuân Linh
đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Bắc
Giang, lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Công ty
phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 9 năm 2016
Học viên

Nguyễn Cẩm Nhung


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Yêu cầu nghiên cứu ....................................................................................... 3

4. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................ 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Khái quát về chất thải nguy hại .................................................................. 4
1.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại .................................................. 6
1.2.2. Phân loại chất thải nguy hại .................................................................... 7
1.2.3. Tác động của chất thải nguy hại tới môi trường và sức khoẻ ............... 11
1.2.3.1. Những tác động tích cực .................................................................... 11
1.2.3.2. Tác hại của CTNH đối với sức khỏe .................................................. 14
1.2.3.3. Sự tồn lưu tác nhân gây ô nhiễm môi trường..................................... 15
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17


iv
1.3.1. Kinh nghiệm công tác quản lý chất thải nguy hại trên thế giới và
Việt Nam......................................................................................................... 17
1.3.1.1. Kinh nghiệm công tác quản lý chất thải nguy hại tại các nước trên
thế giới.............................................................................................................. 17
1.3.1.2. Kinh nghiệp công tác quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam ......... 20
1.3.2. Hiện trạng tình hình thu gom, phân loại, xử lý chấ t thải nguy hại tỉnh
Bắc Giang ........................................................................................................ 25
1.3.2.1. Tình hình tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt
động quản lý CTNH ........................................................................................ 25
1.3.2.2. Tình hình thu gom, phân loại, xử lý chấ t thải nguy hại tỉnh
Bắc Giang ........................................................................................................ 26
1.3.2.3. Tình hình thực hiện các quy định về thông tin và báo cáo kết quả thực
hiện công tác quản lý CTNH tại các doanh nghiệp. ....................................... 30
1.3.2.4. Kết quả thanh tra, kiểm tra về môi trường tại các KCN, CCN .......... 31

1.4. Hệ thống văn bản pháp lý và kỹ thuật trong quản lý chất thải nguy hại
hiện được áp dụng tại tỉnh Bắc Giang ............................................................. 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 35
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 35
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35
2.3.1. Khái quát về Khu công nghiệp Đình Trám. .......................................... 35
2.3.2. Hiện trạng các chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh
Bắc Giang. ....................................................................................................... 35
2.3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại tại tại khu công nghiệp
Đình Trám, tỉnh Bắc Giang. ............................................................................ 35
2.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình
Trám, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. ....................................................... 36


v
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 36
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 36
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ....................................... 36
2.4.3. Phương pháp thống kê........................................................................... 37
2.4.4. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 37
2.4.5. Phương pháp đánh giá và xử lý số liệu ................................................. 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 38
3.1. Khái quát về Khu công nghiệp Đình Trám .............................................. 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 38
3.1.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................... 38
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 39
3.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 40
3.1.1.4. Điều kiện về thủy văn ........................................................................ 43

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 44
3.1.3. Cơ cấu tổ chức KCN Đình Trám .......................................................... 46
3.2. Thực trạng chất thải chất thải nguy hại. ................................................... 47
3.2.1. Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của
các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Đình Trám ......................................... 47
3.2.1.1. Các ngành nghề hoạt động trong KCN Đình Trám ........................... 47
3.2.1.2. Cơ cấu ngành nghề KCN Đình Trám................................................. 47
3.2.1.3. Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các doanh nghiệp .................. 50
3.2.2. Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về chất thải nguy hại ... 2
3.2.3. Thực trạng công tác thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại tại KCN Đình Trám ............................................................................ 7
3.2.3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng thu gom, lưu trữ chất thải nguy hại ......... 8
3.2.3.2. Tình hình xử lý chất thải nguy hại tại một số doanh nghiệp ............... 8
3.2.3.3. Tình hình đăng ký chủ nguồn thải CTNH ......................................... 11
3.2.3.4. Một số đơn vị thực hiện vận chuyển CTNH ...................................... 12


vi
3.2.3.5. Chế độ báo cáo công tác quản lý CTNH của các doanh nghiệp ........ 14
3.2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp ............................ 14
3.2.3.7. Công tác cấp phép cho các doanh nghiệp có chức năng xử lý chất thải
nguy hại. .......................................................................................................... 15
3.3. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ và nhân viên trong thực hiện quy
chế và nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải nguy hại tại
KCN Đình Trám. ............................................................................................. 15
3.3.1. Đánh giá hiểu biết của cán bộ và nhân viên về quy chế quản lý chất thải
nguy hại ........................................................................................................... 15
3.3.2. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải nguy
hại tại KCN Đình Trám. .................................................................................. 16
3.4. Đánh giá khái quát hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN

Đình Trám ....................................................................................................... 18
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 18
3.4.2. Tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN
Đình Trám ....................................................................................................... 20
3.5. Đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại tại KCN Đình Trám......... 21
3.5.1. Về nhân sự ............................................................................................. 21
3.5.2. Về công tác quản lý CTNH ................................................................... 21
3.5.3. Cơ sở hạ tầng xử lý chất thải nguy hại .................................................. 23
3.5.4. Công tác kiểm tra, giám sát quản lý chất thải nguy hại ........................ 24
3.5.5. Về công tác tuyên truyền, tập huấn đối với các doanh nghiệp ............. 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 26
1. Kết luận ....................................................................................................... 26
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 28


vii
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


CP

: Cổ phần

CTR

: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KKT


: Khu kinh tế

KTTĐ

: Kinh tế trọng điểm

QLCTNH

: Quản lý chất thải nguy hại

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

Công ty

: CT


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà ) ................................... 8

Bảng 1.2. Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính ...................................... 10
Bảng 1.3. Tình hình sử dụng lao động và thu nhập bình quân tại các Khu
Công nghiệp tỉnh Bắc Giang ........................................................... 13
Bảng 1.4. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố
năm 2010 ......................................................................................... 22
Bảng 1.5. Một số CTNH chính phát sinh tại các cơ sở sản xuất .................... 27
Bảng 1.6. Thiết bị, công nghệ xử lý chất thải của Công ty cổ phần xử lý và tái
chế chất thải công nghiệp Hòa Bình ............................................... 28
Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng qua các năm
tỉnh Bắc Giang................................................................................. 40
Bảng 3.2. Tổng số giờ nắng các tháng qua các năm của tỉnh Bắc Giang ....... 41
Bảng 3.3. Độ ẩm không khí trung bình các tháng qua các năm ..................... 42
Bảng 3.4. Lượng mưa trung bình các tháng và các năm của tỉnh Bắc Giang ........43
Bảng 3.5. Các dạng công nghiệp chính trong khu công nghiệp Đình Trám... 48
Bảng 3.6. Tình hình phát sinh CTNH tại một số doanh nghiệp đại diện .......... 1
Bảng 3.7. Việc thực hiện thủ tục pháp lý về BVMT ........................................ 4
Bảng 3.8. Tình hình QLCTNH tại một số doanh nghiệp .................................. 9
Bảng 3.9. Chi phí xử lý CTNH của một số doanh nghiệp .............................. 10
Bảng 3.10. Tình hình đăng ký chủ nguồn thải CTNH .................................... 11
Bảng 3.11. Một số đơn vị thực hiện chuyển giao CTNH ............................... 13
Bảng 3.12. Tỷ lê ̣ cán bộ, nhân viên đươ ̣c phổ biến, tập huấn và thực hiện
quy chế quản lý chấ t thải nguy hại tại KCN ................................... 15
Bảng 3.13. Mức độ quan tâm của người dân xung quanh về vấn đề quản lý
CTNH tại KCN Đình Trám. ............................................................ 16


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Một số CTNH tiêu biểu được lưu kho và ghi mã số CTNH .... Error!
Bookmark not defined.

Hình 3.1. Bản đồ khu công nghiệp Đình Trám tỉnh Bắc Giang ..................... 38
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý KCN Đình Trám ....................................... 46
Hình 3.3. Các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp Đình Trám ........... 49
Hình 3.4. Kho lưu trữ CTNH tại KCN Đình Trám ........ Error! Bookmark not
defined.
Hình 3.5. Kho lưu trữ CTNH đúng quy định .. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.6. Dụng cụ chứa CTNH tại KCN Đình Trám .... Error! Bookmark not
defined.
Hình 3.7. Quy trình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp .............................. 14


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Bắc Giang hiện nay đã quy hoạch và triển khai 5 khu công nghiệp
(KCN) và 29 cụm công nghiệp (CCN) có tổng diện tích 3.755 ha. Đã được
chính phủ cho phép quy hoạch và đầu tư xây dựng 5 khu công nghiệp tập trung
với diện tích quy hoạch 1.237,95 ha; trong đó 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt
động, bao gồm: khu công nghiệp Đình Trám (127,35ha, có 112 nhà máy đang
sản xuấ t, chủ yế u là sản xuấ t, lắ p giáp linh kiê ̣n điêṇ tử, cơ khí, bao bì nhựa,
thức ăn gia súc, chế biế n gỗ và may mă ̣c….), khu công nghiệp Song Khê - Nội
Hoàng (158,7ha, có 20 nhà máy đang sản xuấ t với các liñ h vực sản xuấ t linh
kiê ̣n điê ̣n tử, pin năng lươ ̣ng mă ̣t trời, hóa chấ t, cơ khí, giấ y và may mă ̣c), khu
công nghiệp Quang Châu (426 ha, có 14 nhà máy đang sản xuấ t với các liñ h
vực sản xuấ t linh kiê ̣n điêṇ tử, may mă ̣c và thức ăn chăn nuôi), khu công
nghiệp Vân Trung (433 ha, có 05 nhà máy đang sản xuấ t với các liñ h vực sản
xuấ t linh kiê ̣n điêṇ tử và may mă ̣c); khu công nghiệp Việt Hàn (101,5ha) đã thu
hồi giấy chứng nhận đầu tư của chủ đầu tư.
Năm 2002 khu công nghiệp Đình Trám là khu đầu tiên được hình thành
và xây dựng. Khu công nghiệp Đình Trám: thuộc địa bàn 2 xã Hoàng Ninh và

Hồng Thái huyện Việt Yên, do Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp
tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư, sau khi sáp nhập với cụm công nghiệp Đồng
Vàng với tổng diện tích 127ha, trong đó: KCN Đình Trám cũ diện tích 98ha;
CCN Đồng Vàng diện tích 29ha.
Khu công nghiệp Đình Trám đã lấp đầy 100% diện tích đất công
nghiệp cho thuê. Hiện nay, Chủ đầu tư đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng
kỹ thuật KCN và đặc biệt là đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải tập
trung (đơn nguyên 1 công suất 2000 m3/ngày đêm). Lượng nước thải phát sinh


2
chưa đủ lớn so với công suất thiết kế của tạm xử lý nước thải. Lượng nước
thải của doanh nghiệp trong KCN phát sinh chỉ khoảng 1440,3 m3/ngày đêm.
Hiện tại các nhà máy xí nghiêp̣ sản xuấ t nằ m trong KCN Đình Trám đã
bắt đầ u có ý thức thức trong viê ̣c phân loa ̣i loa ̣i chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại và phế liêụ riêng biêṭ với nhau,
các đơn vị đã ký hợp đồ ng xử lý các loa ̣i chấ t phát sinh từ quá trình sản xuấ t
của đơn vi ̣ mình. Tuy nhiên vẫn còn mô ̣t số doanh nghiệp thiếu ý thức trong
viêc̣ quản lý CTNH phát sinh từ quá trình sản xuấ t của đơn vị cùng một số
doanh nghiệp chưa phân loại được chất thải nguy hại và các loại chất thải
khác, dẫn tới công tác thu gom, lưu trữ, xử lý không đúng với quy định của
nhà nước.
Xuất phát từ thực trạng kể trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại một số
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang” nhằm
mục đích quản lý chất thải nguy hại có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại một
số doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đình Trám. Từ đó, đề xuất các giải

pháp nhằm quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh
Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý chất thải nguy hại tại khu công
nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang;
- Đánh giá được hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho
hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Đình
Trám, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.


3
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Kết quả đánh giá phản ánh đúng thực trạng phát sinh, công tác quản lý
và xử lý chất thải nguy hại tại Khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang;
- Các giải pháp đề xuất xuất phát từ các kết quả nghiên cứu tại địa bàn
và phù hợp với tình hình tại địa phương.
4. Ý nghĩa đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là một bước tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các nguồn
gây ô nhiễm của hoạt động sản xuất công nghiệp tác động ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường xung quanh tại địa bàn Khu công nghiệp Đình Trám nói
riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Ngoài ra đề tài là tài liệu tham khảo cho
các nghiên cứu khoa học, điều tra về công tác quản lý chất thải nguy hại và
giúp cho các nhà quản lý về môi trường có những chính sách và định hướng
quản lý môi trường chặt chẽ hơn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại
một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Tìm hiểu được mức độ ảnh hưởng của chất thải nguy hại, đưa ra những

định hướng đúng đắn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về chất thải nguy hại
- Khái niệm chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục
chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố
nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.
- Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng
ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời,
vận chuyển và xử lý CTNH.
- Vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm
thời, trung chuyển, sơ chế CTNH.
- Xử lý CTNH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần
nguy hại của CTNH (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập,
chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường
và sức khoẻ con người.
- Sơ chế CTNH là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ-lý đơn thuần
nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc vận chuyển, xử lý hoặc nhằm phối trộn hoặc tách riêng các
thành phần của CTNH cho phù hợp với các phương pháp xử lý khác nhau.
- Đồng xử lý CTNH là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để xử
lý CTNH, trong đó CTNH được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên vật liệu bổ
sung cho quá trình sản xuất này.
- Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH có
nguồn gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đã

qua sử dụng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này


5
theo đúng mục đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc
vật liệu, hoá chất đó mà không qua bất kỳ khâu xử lý hay sơ chế nào.
- Giấy phép QLCTNH là tên gọi cho các loại giấy phép:
+ Giấy phép hành nghề QLCTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ
vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư này;
+ Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH là Giấy phép được cấp
cho dịch vụ xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
+ Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH là Giấy phép được cấp cho
dịch vụ vận chuyển CTNH theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT.
- Chủ hành nghề QLCTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép
hành nghề QLCTNH để thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH theo
quy định tại Thông tư này.
- Chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH (sau đây gọi tắt là cơ sở
phát sinh CTNH).
- Chủ vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành
nghề vận chuyển CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT.
- Chủ tái sử dụng CTNH là tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH để tái sử
dụng trực tiếp.
- Chủ xử lý CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề
xử lý, tiêu huỷ CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số
12/2006/TT-BTNMT.
- Đại lý vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được chủ hành nghề
QLCTNH uỷ quyền hoặc hợp đồng để thực hiện hoạt động vận chuyển CTNH.
- Cơ quan cấp phép (sau đây viết tắt là CQCP) là tên gọi chung của các

cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH.


6
- Cơ quan quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là
CQQLCNT) là cơ quan có thẩm quyền quản lý các chủ nguồn thải CTNH
theo quy định.
- Mã số QLCTNH là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn
thải hoặc Giấy phép QLCTNH.
- Địa bàn hoạt động là phạm vi địa lý cho phép thực hiện dịch vụ vận
chuyển và xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép QLCTNH.
1.2. Cơ sở khoa học
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại sinh ra từ 3 nguồn:
- Công nghiệp: hầu hết các chất thải đều có nguồn gốc từ các loại
nguyên nhiên liệu mà chúng ta phải cần để sử dụng cho nông nghiệp.
- Hoạt động sinh hoạt của con người, trong nông nghiệp, thương
nghiệp, dịch vụ.
- Từ thiên nhiên: chất thải nguy hại có khả năng sản sinh ra từ các quá
trình trao đổi chất trong tự nhiên, có hoặc không có vai trò của con người.
Trong đó có thể nói các ngành sản xuất công nghiệp là nguồn phát sinh ra chất
thải nguy hại lớn nhất và đang là mối quan tâm lớn hiện nay. So với các nguồn
phát sinh khác, nguồn công nghiệp mang tính thường xuyên và ổn định nhất,
các nguồn từ dân dụng hay sinh hoạt không nhiều, tương đối nhỏ. Có thể dẫn
chứng nguồn thải nguy hại qua một số ngành công nghiệp tiêu biểu sau:
+ Ngành công nghiệp hoá chất: dung môi thải, dung môi công nghiệp
dùng để hoà tan để tổng hợp các chất mới và dung môi giúp truyền nhiệt tốt,
các chất này có tính chất dễ cháy nổ, dễ tham gia các phản ứng thế, độ bay
hơi thấp… hầu hết có khả năng ức chế enzyme, cản trở gen, ngăn cản sự phân
hoá tế bào dẫn đến bệnh tật…

+ Các chất dễ cháy, các sản phẩm từ dầu mỏ, các chất thải chứa axít,
bazơ mạnh, các chất thải có hoạt tính cao: hợp chất chứa natri, hợp chất H2O2,
hợp chất sunfit, NaS2: sinh ra từ ngành công nghiệp hoá chất cơ bản. Chất xúc


7
tác công nghiệp, các chất lấy ra từ bùn công nghiệp…
+ Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Ngành công nghiệp chế biến sơn: chứa dung môi hữu cơ (mạch vòng
có benzen)
+ Ngành sản xuất và gia công kim loại: lò luyện gang, thép, tái chế kim
loại đồng, chì… chất thải là các loại khí trong quá trình đốt như dioxin, furan,
PCB. Chất thải xi mạ như kim loại nặng, axít bazơ mạnh…
+ Ngành gia công trên bề mặt kim loại: nhớt, mỡ
+ Ngành công nghiệp giấy: dung môi hữu cơ chứa Clo như CH3Cl,
CH2Cl2…; chất thải ăn mòn: axít vô cơ, sơn phế thải (tạo màu cho giấy)…
Theo các số liệu điều tra gần đây hàng năm lượng chất nguy hại thải phát sinh
tính theo ngành và chủng loại tại khu vực TP. Hồ Chí Minh như sau:
+ Ngành sản xuất và bảo trì phương tiện giao thông: khoảng 20 000
tấn/năm: chủ yếu các vật dụng như bao bì, dẻ lau.
+ Ngành công nghiệp giày da: dầu nhớt, phế thải xấp xỉ 20 000
tấn/năm.
+ Ngành sản xuất các loại hoá chất bảo vệ thực vật: gần 10 000
tấn/năm.
+ Ngành công nghiệp thuộc da: các chất thải có nguồn gốc hữu cơ động
vật, các hoá chất sử dụng trong sản xuất.
+ Ngành công nghiệp dầu khí: 6000 tấn/năm chủ yếu là các loại
thùng kim loại.
+ Ngành công nghiệp giấy 1000 tấn/ năm
+ Ngành công nghiệp điện tử: toàn tại trong các thiết bị 77

+ Ngành công nghiệp sản xuất thép: trong các xưởng kim loại chủ yếu
là các loại thép vô cơ.
+ Ngành công nghiệp xi mạ. Ngành công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.
1.2.2. Phân loại chất thải nguy hại
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại:


8
Theo tính chất, nguồn gốc, cách quản lý, mức độc … Có thể nêu một số cách
như sau:
Có một số cách phân loại CTNH như sau:
* Phân loại chất thải nguy hại theo hình thức tác động
- Loại 1: Các chất nổ.
- Loại 2: Các dung dịch có khả năng cháy.
- Loại 3: Các chất độc (nguy hiểm).
- Loại 4: Các chất ăn mòn.
* Phân loại CTNH theo trạng thái vật lý
CTNH theo trạng thái vật lý như: CTNH dạng rắn, bùn, lỏng, khí
* Phân loại CTNH theo liều lượng tác động
Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc
lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động
của độc tố tới cơ thể qua miệng và qua da
* Phân loại chất thải nguy hại theo đường xâm nhập kết hợp với lượng
tác động
Chất độc xâm nhập vào cơ thể qua các con đường khác nhau, mức độ
gây độc theo các con đường xâm nhập cũng không giống nhau. Để xác định
mức độ gây độc theo các con đường xâm nhập khác nhau vào cơ thể động vật
và con người thường sử dụng đến chỉ số LD50.
Bảng 1.1. Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà )
Phân nhóm độc tính

Ia. Độc mạnh
Ib. Độc
II. Độc trung bình
III. Độc ít
IV. Không độc

Qua miệng

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

5

20

10

40

5-50

20-200


10-100

40-400

50-500

200-2.000

100-1.000

400-4.000

500-2.000

2.000-3.000

1.000

4.000

>2.000

>3.000

(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993)


9
Ghi chú: LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường
miệng hoặc qua da. Đó là lượng độc chất gây chết 50% động vật thí nghiệm

(tính bằng kg). LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc
* Phân loại CTNH theo môi trường chất độc tồn tại
Các chất độc hóa học làm ô nhiễm nước tự nhiên và nước thải bao gồm
những chất độc tồn tại ngày trong các vật liệu, chất thải sử dụng hoặc tiếp xúc,
thải ra trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên và nước thải.
Đất là nơi tiếp nhận chất thải từ các nguồn khác nhau (sinh hoạt, nông
nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải). Nitrat khí quyển cũng được lắng
đọng trên mặt đất theo chu trình của Nitơ. Dọc các xa lộ, lượng xe cơ giới
chạy bằng xăng để lại hai bên đường bụi chì và đất đai sẽ có hàm lượng chì
ngày càng cao. Các chất thải rắn công nghiệp gây ô nhiễm lớn cho đất. Đặc
biệt nghiêm trọng là các CTNH làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và kim loại
nặng (Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cr,Cd). Các nhà máy xả vào khí quyển rất nhiều
khí độc như H2S, CO2, CO, NOX.... Đó là nguyên nhân gây ra mưa axit, làm
chua đất, phá hoại sự phát triển của thảm thực vật. Hàng ngày, con người và
động vật thải ra một khối lượng rất lớn các chất phế thải vào môi trường đất.
Đó là rác, phân, xác động vật và các chất thải khác.
Các chất hoá học làm thay đổi tính chất và thành phần của đất, có khi
làm chua đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa
cây trồng và đất. Nguồn ô nhiễm đất bởi chất phóng xạ là những phế thải của
các cơ sở khai thác các chất phóng xạ, các cơ sở sử dụng đồng vị phóng xạ
trong nông nghiệp, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện nguyên
tử, các vụ thử hạt nhân, công nghiệp và y tế (sử dụng các đồng vị phóng xạ để
chữa bệnh và nghiên cứu khoa học). Bên cạnh lợi ích rất to lớn thì phóng xạ
đã gây cho con người nhiều hiểm hoạ.
* Phân loại theo đặc tính của chất thải
Theo TCVN 6706: 2000 chia CTNH thành 7 nhóm ở bảng 1.2.


10
Bảng 1.2. Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính

STT

Loại chất thải
Chất thải lỏng dễ
cháy

Chất thải dễ cháy
1. Chất thải
dễ bắt lửa
dễ cháy
Chất thải có thể tự
cháy
Chất thải tạo ra khí
dễ cháy
Chất thải có tính axit
2. Chất thải
Chất thải có tính ăn
gây ăn mòn
mòn
3. chất thải
Chất thải dễ nổ
dễ nổ
Chất thải chứa các tác
4. Chất thải nhân oxy hoá vô cơ
dễ bị ôxi
Chất thải chứa
hoá
peoxyt hữu cơ
Chất thải gây
độc cấp tính


5. Chất thải
Gây độc
Chất thải gây độc
cho người mãn tính
và sinh vật
Chất thải sinh ra khí
độc

Mã số
TCVN
6706-2000
1.1
1.2

1.3

1.4

Mô tả tính nguy hại
Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy
dưới 60 độ.
Chất thải không là chất lỏng, bốc cháy
khi bị ma sát hoặc ở điều kiện áp suất
khí quyển
Chất thải có khả năng tự bốc cháy do tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình
thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bốc cháy
Chất thải khi gặp nước, tạo ra phản ứng

giải phóng khí dễ cháy hoặc tự cháy.

2.1
2.2

3

4.1
4.2

5.1

Chất thải lỏng có thể ăn mòn thép với
tốc độ > 6,35mm/năm ở 55o C
Là chất thải rắn hoặc lỏng hoặc hỗn hợp
rắn lỏng tự phản ứng hoá học tạo ra
nhiều khí,ở nhiệt độ và áp suất thích hợp
có thể gây nổ.
Chất thải có chứa clorat, pecmanganat,
peoxit vô cơ…
Chất thải hữu cơ chứa cấu trúc phân tử 0-0- không bền với nhiệt nên có thể bị
phân huỷ và tạo nhiệt nhanh
Chất thải có chứa chất độc có thể gây
tử vong hoặc tổn thương trầm trọng khi
tiếp xúc.

5.2
5.3

6. Chất độc Chất độc cho hệ sinh

cho HST thái

6

7.Chất thải Chất thải lây nhiễm
lây nhiễm bệnh

7

Chất thải chứa các thành phần mà khi
tiếp xúc với không khí hoặc nước thì
giải phóng ra khí độc
Chất thải có chứa các thành phần có
thể gây ra các tác động có hại đối với
môi trường thông qua tích luỹ sinh học
hoặc gây ảnh hưởng cho hệ sinh thái.
Chất thải có chứa các vi sinh vật sống
hoặc độc tố của chúng có chứa các
mầm bệnh

* Phân loại theo ngành sản xuất có phát sinh chất thải
Nguồn: TCVN 6706: 2000


11
Nguồn chất thải từ sản xuất công nghiệp: Các ngành công nghiệp phát
sinh CTNH
+ Sản xuất hóa chất
+ Sản xuất phân bón
+ Chế biến gỗ

+ Công nghiệp cơ khí
+ Chế biến cao su
+ Sản xuất xà phòng và bột giặt
+ Công nghiệp sản xuất giấy
+ Khai thác mỏ
+ Kim loại màu
+ Nhựa và vật liệu tổng hợp
+ Lọc dầu
+ Sản xuất sơn và mực in
+ Sản xuất thép
+ Hóa chất BVTV...
* Phân loại theo đặc điểm chất thải nguy hại
- Phân loại dựa vào dạng hoặc pha phân bố (rắn, khí, lỏng)
- Chất vô cơ hay chất hữu cơ
- Loại chất hoặc nhóm (dung môi hay kim loại nặng ).
1.2.3. Tác động của chất thải nguy hại tới môi trường và sức khoẻ
1.2.3.1. Những tác động tích cực
Những năm qua, các KCN đã có tác động tích cực đối với vấn đề sử dụng,
giải quyết việc làm, làm gia tăng phúc lợi cho người lao động. Qua hơn 20 năm
phát triển, đến nay đã có 283 KCN được thành lập trên cả nước. Các KCN đóng
góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
KCN ra đời tạo nên mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp công
nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay,


12
đã có hơn 3.000 dự án đang sản xuất kinh doanh và 450 dự án đang trong quá
trình đầu tư xây dựng cơ bản. Về tình hình đầu tư trong nước, các KCN cả nước
đã thu hút được 4.456 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 360.000 tỷ đồng,
tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 176.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% tổng vốn đăng ký.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế: các KCN, CCN đều đã đẩy nhanh tiến
trình công nghiệp hóa đất nước. Mặt khác, sự ra đời của KCN còn tác động
mạnh mẽ tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
KCN góp phần quan trọng giải quyết việc làm, là nơi thu hút không ít
lao động địa phương. Tính bình quân 1ha đất nông nghiệp đã cho thuê thu hút
trên 70 lao động trực tiếp (trong khi đó 1ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được
từ 10 - 12 lao động). Đến thời điểm 31/12/2008, các KCN đã thu hút trên 1,17
triệu lao động trực tiếp. Chất lượng, trình độ đội ngũ lao động tăng lên. Thống
kê cho thấy phần lớn lao động làm việc trong các KCN là lao động trẻ, có khả
năng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại, phương thức tổ chức và quản
lý sản xuất tiên tiến, hiện đại. Các KCN phát triển, kéo theo tốc độ đô thị hóa
cũng diễn ra khá nhanh, cùng với cơ sở hạ tầng được nâng cấp mọi mặt. Như
vậy, các KCN với vai trò, tiềm năng, sức hút đầu tư,... đã thực sự có những
đóng góp không nhỏ trong phát triển KT-XH.
Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, CCN đã góp phần quan
trọng vào việc giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động
địa phương nói riêng, đồng thời đã thay đổi đời sống nhân dân các vùng lân
cận KCN. Cùng với sự hình thành và phát triển các KCN, số lượng việc làm
được giải quyết qua các năm tăng đáng kể.


13
Bảng 1.3. Tình hình sử dụng lao động và thu nhập bình quân
tại các Khu Công nghiệp tỉnh Bắc Giang
Số lao động sử dụng

Thu nhập bình quân người lao động

(người)


(triệu đồng/người/tháng)

2012

16.375

3,0

2013

25.309

3,5

2014

35.500

4,0

2015

36.500

4,6

Năm

Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang[4]

Ngoài việc tăng thu nhập từ nguồn lao động trực tiếp làm việc cho các
doanh nghiệp trong KCN, việc phát triển KCN cũng góp phần làm tăng thu
nhập cho các hộ gia đình vùng lân cận KCN từ hoạt động cung cấp dịch vụ về
nhà ở và các dịch vụ gián tiếp khác.
Thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng, trong những năm qua thế, lực của đất nước ngày càng lớn mạnh, nguồn
lực đầu tư cho phát triển được tăng cường. Việc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra nhiều cơ hội đâu tư mới cho đất nước; các dự
án đầu tư với sự đa dạng về hình thức, lĩnh vực đầu tư, quy mô trên khắp các
tỉnh, thành phố trên cả nước của các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng
tăng, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm ban hành và tổ chức thực hiện
những chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm phát
triển bền vững đất nước.
Tuy nhiên, việc thu hút, triển khai các dự án đầu tư trong thời gian qua
còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng thu hút đầu tư ồ ạt vẫn diễn ra ở
một số nơi; công tác bảo vệ môi trường chưa được xem trọng một cách toàn
diện và chưa thực sự trở thành một trong ba trụ cột phát triển bền vững của
đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái cạn kiệt tài nguyên thiên


14
nhiên ngày càng nghiêm trọng; việc xả thải trực tiếp các chất thải độc hại,
chất thải có khả năng gây ô nhiễm ra sông hồ, biển của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát làm ảnh hưởng đến sức
khỏe, đời sống của người dân, gây bức xúc trong xã hội.
1.2.3.2. Tác hại của CTNH đối với sức khỏe
Việc thải các chất thải nguy hại không được xử lý, thất thoát dầu, các
hoá chất khác do sự cố vào các con sông và hệ thống cung cấp nước ngầm đã
làm bẩn các nguồn nước uống cũng như làm chết cá, sinh vật đáy vốn được

nhân dân địa phương đánh bắt sử dụng. Một số vấn đề sức khoẻ liên quan đến
những tác động đó được hiểu như là kết quả của một số sự cố ô nhiễm môi
trường, việc di chuyển dư lượng thuốc trừ sâu không được kiểm soát. Rủi ro
tăng dịch bệnh do ngộ độc kim loại và ung thư do nhiễm các chất gây ung thư
vẩn đang tồn tại. Tình trạng tăng bệnh ung thư, tim, nhiễm trùng hệ hô hấp và
tiên hoá, viêm da cũng có thể tăng.
Bệnh minamata ở Nhật Bản: Căn bệnh gây ra khi ăn một lượng lớn cá
và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng vì methyl thủy ngân thải ra vịnh
Minamata. Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata thuộc tỉnh
Kumamoto và năm 1956, và năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức
tuyên bố, căn bệnh này cho công ty Chisso (Một công ty sản xuất hóa chất)
gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata
đã bị điên, bất tỉnh và chết sau một tháng bị mắc bệnh. Chưa một giải pháp
nào có hiệu quả để chữa căn bệnh Minamata, nhưng các bác sĩ đã cố gắng làm
giảm bớt những triệu chứng trên bằng những biện pháp tập luyện, trị liệu. Cho
đến ngày 30/4/1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng
nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người. Trong đó có 2.265
(trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31/1/2003) đã được chính phủ công
nhận 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được


×