Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong vùng rau xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

ĐINH TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG VÙNG
RAU XÃ HUỐNG THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH TUẤN ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG VÙNG
RAU XÃ HUỐNG THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Xuân Linh



THÁI NGUYÊN - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo
sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà Xuân Linh.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày…. tháng …năm 2016
Tác giả

Đinh Tuấn Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự dạy
bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to
lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Hà Xuân Linh cùng các thầy, cô trong Khoa Tài nguyên và Môi trường Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ động viên
tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt tôi từng bước
trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và cố vũ tôi trong
suốt thời gian học tập.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu

mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những kiến
thức đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…. tháng …năm 2016
Tác giả

Đinh Tuấn Anh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................2
3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................2
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................4
1.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) .................................................4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ...............................................................................5
1.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................7
1.2. Vai trò và phân loại hóa chất BVTV....................................................................8
1.2.1.Vai trò của hóa chất BVTV ................................................................................8
1.2.2. Phân loại hóa chất BVTV .................................................................................8

1.3. Tác động của hóa chất BVTV đến sinh vật sống và môi trường sinh thái ........14
1.3.1. Tác động tới con người, động vật và cây trồng từ việc sử dụng hóa chất
BVTV ........................................................................................................................14
1.3.2. Tác động của hóa chất BVTV đến môi trường ...............................................19
1.4. Công tác quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên Thế giới và ở Việt Nam .....22
1.4.1. Công tác quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên Thế giới ...........................22
1.4.2. Công tác quản lý và sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam .............................24
1.5. Thực trạng nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam ...29
1.5.1. Thực trạng nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới .........................29
1.5.2. Thực trạng nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam .........................30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....33


iv
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................33
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................33
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................33
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................33
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................34
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................34
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...............................................................34
2.4.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu ...........................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................35
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Huống Thượng
huyện Đồng Hỷ .........................................................................................................35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .....................................................35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................37
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn ...........................................................40
3.2. Đánh giá tình hình sản xuất rau trên địa bàn xã Huống Thượng huyện Đồng Hỷ ....42

3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng trồng rau qua các năm .................................42
3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo đơn vị hành chính ...........................42
3.3. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV đối với rau trên địa bàn xã Huống
Thượng ......................................................................................................................43
3.3.1. Chủng loại, số lượng thuốc BVTV được người dân sử dụng nhiều trong
sản xuất rau................................................................................................................43
3.3.2. Thực trạng kinh doanh và quản lý thuốc BVTV trên địa bàn ........................46
3.3.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân. ...........................................49
3.4. Ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến môi trường và sức khỏe người dân khu
vực sản xuất rau địa phương .....................................................................................59
3.4.1. Ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến môi trường đất, nước, không khí ..........59
3.4.2. Ảnh hưởng cúa hóa chất BVTV đến sức khỏe người dân ..............................62
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng hóa
chất BVTV ................................................................................................................63


v
3.5.1. Giải pháp quản lý ............................................................................................64
3.5.2. Giải pháp về sử dụng an toàn và hiệu quả hóa chất nông nghiệp ...................66
3.5.3. Giải pháp về xây dựng mạng lưới các điểm thu gom, bể chứa bao bì hóa
chất BVTV ................................................................................................................68
3.5.4. Giải pháp xử lý ................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................70
1. Kết luận .................................................................................................................70
2. Kiến nghị ...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
Phụ lục ......................................................................................................................76


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

HCBVTV
HST
KHKT
KHCN&MT

Hóa chất bảo vệ thực vật
Hệ sinh thái
Khoa học kỹ thuật
Khoa học công nghệ và môi trường

THCS

Trung học cơ sở


GDP

Tổng sản phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân

VSV

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức y tế thế giới


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) ........9
Bảng 1.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại ..............................................10
Bảng 1.3. Bảng phân loại độ độc hóa chất BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng
về độ độc cần ghi trên nhãn .....................................................................10
Bảng 1.4. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập .................................................12
Bảng 1.5. Triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc ...............................................15
Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích đất xã Huống Thượng năm 2015 ...................................36
Bảng 3.2. Biểu tổng hợp tình hình sản xuất các cây trồng chủ yếu của Xã
Huống Thượng huyện Đồng Hỷ (từ 30/9/2014 - 30/9/2015 ) .................38
Bảng 3.3. Biểu tổng hợp tình hình chăn nuôi xã Huống Thượng huyện Đồng Hỷ

(từ 30/9/2014 - 30/9/2015 )......................................................................38
Bảng 3.4. Diện tích và năng suất và sản lượng rau qua các năm trên địa bàn xã
Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ .............................................................42
Bảng 3.5. Diện tích và năng suất và sản lượng rau của các xóm trên địa bàn xã
Huống Thượng năm 2015 ........................................................................43
Bảng 3.6. Số lượng các loại thuốc sử dụng nhiều tại xã Huống Thượng .................44
Bảng 3.7. Phân cấp các loại thuốc BVTV (theo độ độc) trên địa bàn xã
Huống Thượng ........................................................................................44
Bảng 3.8. Diện tích cây trồng, lượng thuốc phun 1 hộ và lượng phun trên 1 ha ở
xã Huống Thượng ....................................................................................45
Bảng 3.9. Danh sách các loại hóa chất BVTV được bán tại cửa hàng bán TBVT
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ....................................................................46
Bảng 3.10. Tình hình sử dụng HCBVTV của người dân ..........................................49
Bảng 3.11. Cách thức sử dụng thuốc BVTV của người dân xã Huống Thượng ......49
Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc BVTV trên một số loại rau chủ yếu trên địa bàn xã
Huống Thượng vụ đông xuân năm 2015 .................................................51
Bảng 3.13. Kiến thức chọn thời tiết và hướng gió khi phun HCBVTV ...................52
Bảng 3.14. Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun ................................53
Bảng 3.15. Sử dụng bảo hộ lao động của người dân ................................................54


viii
Bảng 3.16. Cách xử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng ........................................55
Bảng 3.17. Mức độ tham gia các buổi tập huấn sử dụng HCBVTV, BVMT ...........57
Bảng 3.18. Nhận thức của người dân đối với việc sử dụng HCBVTV.....................59
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường khu vực nghiên cứu .......60
Bảng 3.20. Biểu hiện của người dân khi tiếp xúc với hóa chất BVTV ....................62


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Con đường phát tán của hóa chất BVTV trong môi trường......................20
Hình 3.1. Sơ đồ quản lý thuốc BVTV .......................................................................48
Hình 3.2. Kiến thức chọn thời tiết và hướng gió khi phun HCBVTV ......................52
Hình 3.3. Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khỏe khi phun ..................................53
Hình 3.4. Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động của người dân .................................54
Hình 3.5. Cách xử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng...........................................56
Hình 3.6. Sự tham gia các lớp tập huấn sử dụng HCBVTV, BVMT .....................57
Hình 3.7. Nhận thức của người dân đối với việc sử dụng HCBVTV .......................59
Hình 3.8. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường khu vực nghiên cứu..........60
Hình 3.9. Mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV ...................................67


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người
đặc biệt là với các dân tộc Châu Á, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày càng tăng cao
về số lượng và chất lượng. Trong quá trình sản xuất rau trên đồng ruộng một số loại
sâu, bệnh xuất hiện thành dịch gây hại năng suất, chất lượng rau, khiến nông dân đã
phải sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống chúng.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền nông nghiệp Việt Nam
trong những năm gần đây đã có những thành tự đáng kể, nhìn chung năng suất sản
lượng của các loại cây trồng đều tăng, đời sống người lao động ngày càng được cải
thiện. Bên cạnh đó mức độ ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm về hóa chất bảo vệ thực
vât (BVTV) ngày càng tăng. Hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều trong
nông nghiệp để lại dư lượng trong nông sản sau thu hoạch vượt quá mực cho phép.
Thành phố Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa ở khu
vực phía Bắc Việt Nam, đây là một thị trường quan trọng để tiêu thụ các sản phẩm
nông nghiệp, trong đó có rau xanh. Cùng với sự tăng trưởng nông nghiệp nói chung,

sản xuất rau ở Thái Nguyên đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, khắc phục dần
tình trạng thiếu hụt lúc giáp vụ, nhiều chủng loại rau chất lượng cao đã được bổ
sung trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, trong xu thể của nền sản
xuất thâm canh, công nghệ sản xuất rau hiện nay đang bộc lộ những nhược điểm
trong đó có lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến không những gây ô nhiễm môi
trường canh tác mà còn làm cho rau bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người
sử dụng.
Việc lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và sử dụng HCBVTV
của người dân đã gây tác động rất lớn đến môi trường. Nhiều nhà nông do thiếu hiểu biết
đã thực hiện phương châm “phòng hơn chống” đã sử dụng HCBVTV theo kiểu phòng
ngừa định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có ích, gây kháng thuốc với sâu bệnh,
càng làm cho sâu bệnh hại phát triển thành dịch và lượng HCBVTV được sử dụng càng
tăng. Nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta


2
đã được các nhà khoa học, nhà BVMT quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng này ngày càng
trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và chế tài cụ thể.
Vì vậy, việc tìm hiểu mức độ sử dụng HCBVTV ở Thái Nguyên nói chung và
của huyện Đồng Hỷ nói riêng, ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường sống nhằm bổ
sung những kiến thức đã học và nâng cao nhận thức trong việc BVMT sống cho cộng
đồng là rất cần thiết đối với những sinh viên ngành môi trường
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Xuân Linh, tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
trong vùng rau xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong vùng rau xã Huống
Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Từ đó kết quả đánh giá tình hình sử dụng
thuốc nhằm đề xuất giải pháp sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân.
- Đánh giá hiểu biết của người dân về hóa chất BVTV tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tác động của hóa chất BVTV đế môi trường và sức khỏe người dân
trên địa bàn xã Huống Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất ra các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hóa chất
BVTV, nâng cao ý thức người dân địa phương cũng như hiệu quả công tác quản lý
hóa chất BVTV tại địa phương.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Khái quát được mức độ nguy hiểm của hóa chất BVTV đối với sức khỏe con
người và hệ sinh thái ở xã Huống Thượng đề xuất được các giải pháp quản lý phù
hợp góp phần vào việc quản lý môi trường ở xã Huống Thượng nói riêng và tỉnh
Thái Nguyên nói chung.
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này.


3
+ Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm việc
có khoa học, có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong
công việc.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Đánh giá tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Huống
Thượng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
+ Đưa ra được các tác động của hóa chất BVTV đối với sức khỏe con người và
hệ sinh thái.
+ Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và sử dụng hóa chất BVTV
một cách phù hợp.
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho

nhân dân địa phương.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV)
Thuốc BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa
học dùng để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, loài gặm nhấm... gây hại cho cây trồng
ngoài đồng ruộng, nông sản trong kho bảo quản và được gọi chung là vi sinh vật
gây hại trồng và nông sản(Lê Huy Bá, 2008)[1].
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng…),
những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và
nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến
trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…) (Lê Huy Bá,
2008)[1].
Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành
kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác
dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả
những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá,
làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu
hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …). Những chế phẩm có tác dụng xua
đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt[9].
Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và
chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể
thực hiện được. Là biện pháp hóa học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, bảo vệ
được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh
tế; lại dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và
nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất…)[28].

Ngay từ khi mới ra đời thuốc BVTV đã được đánh giá cao và được coi là một
trong những thành tựu lớn của khoa học kỹ thuật. Đến nay, thuốc BVTV đã để lại
những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại.
Mặc dù ngày nay khoa học đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt như


5
sinh thái học dịch hại, miễn dịch thực vật… nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại
được áp dụng có hiệu quả như lại tạo các giống chống chịu sâu bệnh, tạo giống sạch
bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mụ, cỏc biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật,
quản lý dịch hại tổng hợp… nhưng thuốc bảo vệ thực vật vẫn có vai trò to lớn trong
việc kiểm soát dịch bệnh trong nông nghiệp. Đặc biệt, đối với người nông dân, sử dụng
thuốc BVTV được coi là phương pháp đơn giản và được áp dụng thường xuyên[28].
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật [29].
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật lý, hoá
học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người.
+ Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo nên sự
thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng
loài người.
+ Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo
nên và chịu sự chi phối của con người.
- Khái niệm hóa chất BVTV
Thuốc trừ sâu hay hoá chất BVTV xuất phát từ thuật ngữ tiếng anh “Pesticide”
có nghĩa là chất để diệt loài gây hại. Dịch sang tiếng Việt các tác giả sử dụng nhiều
thuật ngữ khác nhau như: thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, hoá chất trừ sâu, hoá chất

BVTV. Như vậy hóa chất BVTV là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp
chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả
các Vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có
hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản
phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các
loại côn trùng, ký sinh trùng (Trần Văn Hai, 2008) [13].


6
- Khái niệm về chất độc
Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng
có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá huỷ
nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc bị chết
(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [28]. Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Chất có
khả năng ức chế, phá huỷ hoặc làm chết cơ thể sống: khi đưa một lượng nhỏ chất
độc vào cơ thể (qua miệng, dạ dày, thở hít qua phổi, thấm qua da...) hoặc khi được
hấp thụ vào máu trong những điều kiện nhất định, gây ra những rối loạn sinh lý của
cơ thể, làm nguy hại cho sức khoẻ hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Hiện tượng này còn gọi là ngộ độc.
- Khái niệm về độc tính
Độc tính là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một
lượng nhất định của chất độc đó (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[28]. Theo từ điển
Bách khoa Việt Nam: Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật.
Độc tính được chia ra các dạng:
+ Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí hiệu
LD50 (letal dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lượng cơ thể
có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc thỏ). LD50 khác
nhau tuỳ loại chất độc, con đường xâm nhập (qua miệng, qua da...) vào vật thí
nghiệm. Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở trong nước) thì được kí
hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lượng chất độc (mg) trong 1m3 không khí

hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50% cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp
chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[28].
+ Độc mạn tính (độc trường diễn): chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ
thể, khả năng gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. Nếu thường xuyên
làm việc nơi có chất độc (xưởng hoá chất, xử lí chất phế thải, sản xuất và phun
thuốc trừ sâu...) thì cần làm đầy đủ quy trình bảo hộ lao động, quy định kiểm tra độ
độc nơi làm việc và khám sức khoẻ thường xuyên (Trần Oánh và cs, 2007)[28].


7
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [29].
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
- Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật An toàn thực phẩm của Bộ Y tế số 55/2010/TT-BYT ngày 17/06/2010;
- Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25 tháng 08 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và
các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy;
- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm
hữu cơ khó phân hủy;
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành về quy
định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
- Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết
định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT;

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2050;
- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT củ Bộ Y tế ban hành Quy định giới hạn tối đa
ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm;
- Nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo
vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”;
- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”;


8
- Thông tư số 38/2010/TT-BNN&PTNT ngày 28/06/2010 của Bộ NN&PTNT
về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số 1538/BVTVQLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNN&PTNT;
- Thông tư 36/2011/TT-BNN&PTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở
Việt Nam;
- Thông tư số 10/2012/TT-BNN&PTNT ngày 22/02/2012 Về việc ban hành
danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng
ở Việt Nam;
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư 02/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm hóa học trong thực phẩm;
- Công văn số 2975/BKHCN & MT - MTg ngày 18/11/1998 của Bộ trưởng Bộ
KHCN&MT về việc điều tra đánh giá các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ ở Việt
Nam và ảnh hưởng của chúng đến môi trường;
1.2. Vai trò và phân loại hóa chất BVTV
1.2.1.Vai trò của hóa chất BVTV
Muốn hay không ta cũng không thể phủ nhận sự cần thiết của hóa chất
BVTV trong sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.

Chúng ta đều rõ, hóa chất BVTV nếu sử dụng đúng sẽ mang lại lợi ích thiết thực
cho người sản xuất như [28]:
- Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn.
- Chặn đứng được dịch hại, nhất là những trường hợp dịch hại phát sinh thành
dịch, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất cây trồng mà các biện pháp khác không thể
ngăn cản nổi.
- Trong một thời gian rất ngắn có thể sử dụng trên diện tích rộng với các
phương tiện rải thuốc tiên tiến nhất.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của nông sản.
1.2.2. Phân loại hóa chất BVTV
Chủng loại hóa chất BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay,
nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và
III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid (Lê Huy Bá, 2008) [1].


9
Trong những năm gần đây, hóa chất BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể, cả
về số lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức
tiêu thụ hóa chất BVTV trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng
không nhỏ được nhập cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm
soát được. Theo thông tư 36/2011/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thì danh mục hóa chất BVTV được phép sử dụng có 1.201 hoạt chất
với 3.107 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 16 hoạt
chất với 29 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất
khác nhau [4].
1.2.2.1. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất hóa chất BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo
lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể.
Các loại hóa chất BVTV được chia mức độ độc như sau:
Bảng 1.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại

(theo quy định của WHO)
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng

Rất độc
Độc
Độc trung bình
Ít độc

Dạng rắn

Qua miệng

Qua da

Qua miệng

Qua da

≤ 20

≤ 40

≤5

≤ 10

20 - 200

40 - 400


5 - 50

10 - 100

200 - 2000

400 - 4000

50 - 500

100 - 1000

> 2000

> 4000

> 500

> 1000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs) [26]
Trong đó:
- LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50
càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.
- Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.



10
Bảng 1.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nguy hiểm
(I)

Nhóm độc
Báo động
Cảnh báo
(II)
(III)

Cảnh báo
(IV)

LD50 qua miệng
(mg/kg)

< 50

50 - 500

500 - 5.000

> 5.000

LD50 qua da (mg/kg)

< 200

200 - 2.000


2.000 20.000

> 20.000

LD50 qua hô hấp
(mg/l)

<2

0,2 - 2

2 - 20

> 20

Đục màng
Gây hại niêm mạc,
sừng mắt và
Không gây
Phản ứng niêm mạc đục màng, sừng
Gây ngứa
gây ngứa
ngứa niêm
mắt
mắt kéo dài > 7
niêm mạc
niêm mạc
mạc
ngày

7 ngày
Mẩn ngứa
Mẩn ngứa
Mẩn ngứa
Phản ứng
Phản ứng da
da kéo dài
72 giờ
nhẹ 72 giờ nhẹ 72 giờ
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs) [26]
Bảng 1.3. Bảng phân loại độ độc hóa chất BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng
về độ độc cần ghi trên nhãn
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm
độc

Chữ
đen

Nhóm
độc I

Rất
độc

Nhóm
độc II

Độc
cao


Nhóm
độc III

Hình tượng (đen)

Vạch

Qua da

Thể
rắn

Thể
lỏng

Thể
rắn

Thể
lỏng

≤ 50

≤ 200

≤ 100

≤ 400


> 50 500

> 200 - > 100 - > 400 2.000
1.000
4.000

500 2.000

>2.000
> 1.000 > 4.000
- 3.000

Đầu lâu xương chéo
trong hình
vuông trắng
Chữ thập
trong hình
vuông trắng

thoi

Đỏ

chéo
thoi Vàng

Đường chéo không Xanh
Nguy
liền nét trong hình nước
hiểm

thoi vuông trắng
biển
Cẩn
thận

Qua miệng

Không biểu tương

Xanh
> 2.000 > 3.000 > 1.000 > 4.000
lá cây
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs) [26]


11
1.2.2.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống
Có rất nhiều cách phân loại khác nhau và được phân ra như sau:
Thuốc trừ sâu (insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác
dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi
trường. Chúng được dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây
trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người .
Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh
trưởng người ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non (Nguyễn Thị Dư
Loan (2004) [23].
Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn
gốc hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các
loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây,
xử lý giống và xử lý đất… Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị
các loài vi sinh vật gây hại tấn công. Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm

(Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides) (Nguyễn Thị Dư Loan (2004) [23].
Thuốc trừ chuột (Rodenticide): Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có
nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau,
được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và các loài gậm nhấm. Chúng
tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi (Nguyễn Thị Dư
Loan (2004) [23].
Thuốc trừ nhện (Acricide): Những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại
cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc trừ nhện
hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc (Nguyễn Thị Dư Loan (2004) [23].
Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp được
dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả
trong cây.
Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở
sự sinh trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các
công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt… Và gồm cả các thuốc trừ rong rêu ruộng,


12
kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dùng thuốc
trong nhóm này đặc biệt thận trọng (Nguyễn Thị Dư Loan (2004) [23].
1.2.2.3. Phân loại theo con đường xâm nhập tác động của thuốc đến dịch hại
Gồm có: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp và thấm sâu.
Bảng 1.4. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập
Loại

Con đường xâm nhập

chất độc

Chất độc Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy bộ máy thần kinh

tiếp xúc

của dịch hại như Bassa, Mipxin…

Chất độc Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua đường
vị độc

tiêu hóa của dịch hại như : 666, Dupterex…

Chất độc Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi, đầu độc bầu không khí bao
xông hơi
Chất độc
nội hấp

Chất độc
thấm sâu

xung quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp.
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua lá, thân, rễ, cành… rồi được
vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của cây, tồn tại trong đó
một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật.
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ yếu theo
chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống ẩn nấp trong tổ chức
tế bào thực vật như: Wofatox…
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs) [28]

1.2.2.4. Phân loại dựa vào nguồn gốc của hóa chất
- Hóa chất có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ
hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Hóa chất có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có

nguồn gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Hóa chất có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ có khả năng tiêu
diệt dịch hại.


13
- Hóa chất có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả
năng tiêu diệt dịch hại (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [28].
1.2.2.5. Phân loại theo nhóm chất hóa học
- Gốc Clor hữu cơ:

Thành phần hóa học có chất clo là những dẫn xuất Clorobenzen (DDT),
Cyclohexan (BHC) hoặc dẫn xuất đa vòng (Aldrin, Dieldrin). Các loại thuốc thuộc
nhóm này đã đưa vào danh mục các loại bị cấm sử dụng ở Việt Nam vì tính độc hại
của nó rất cao.
- Gốc phosphor hữu cơ (lân hữu cơ):

Từ những năm 40 và 50 các loại hóa chất BVTV có gốc lân hữu cơ bắt đầu
được sử dụng. Dẫn xuất từ các acid phosphoric, trong công thức có chứa P, C, H, O,
S… có khả năng diệt trừ các loại sâu bệnh và một số thiên dịch.
- Carbamate:

Các Cardbamate là dẫn xuẩt của axit cabamic, tác dụng như lân hữu cơ ức chế
men cholinesterase. Thuốc có 2 đặc tính tốt là ít độc (qua da và miệng) đối với động
vật có vú và khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều Carbamate là lưu dẫn dễ
hấp thụ qua lá, rễ mức độ phân giải trong cây trồng thấp, tiêu diệt tuyến trùng mạnh
mẽ. Nhìn chung nhóm này có độc chất thấp, cơ thể cũng có thể phục hồi nhanh hơn
nếu bị nhiễm độc.
- Pyrethroid và Pyrethrum (Cúc tổng hợp):



14
Pyrethrum chiết xuất từ cây hoa cúc, công thức hóa học phức tạp, diệt sâu chủ yếu
bằng đường tiếp xúc và độc tương đối nhanh, dễ bay hơi, tương đối mau phân hủy
trong môi trường và thường không tồn tại trong nông sản. Rau và cây ăn trái khi phun
Pyrethrum có thể dùng được vài ngày sau (Nguyễn Thị Dư Loan,2004)[23].
1.3. Tác động của hóa chất BVTV đến sinh vật sống và môi trường sinh thái
1.3.1. Tác động tới con người, động vật và cây trồng từ việc sử dụng hóa chất
BVTV
1.3.1.1. Tác động của hóa chất BVTV đối với con người
Hóa chất BVTV không chỉ có tác dụng gây độc đến dịch hại cây trồng, mà
trong quá trình lưu thông, sử dụng nếu không có những biện pháp ngăn ngừa thích
hợp, thuốc có thể gây độc cho người, sinh vật có ích và môi trường sinh sống[25].
Hóa chất BVTV có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường sau:
- Qua đường hô hấp khi hít thở phải khí, hơi hay bụi hóa chất BVTV
- Qua da khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất BVTV
- Qua đường tiêu hoá khi ăn hoặc uống phải hóa chất BVTV
Mức độ gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng thể hiện ở 2 cấp độ
khác nhau:
+ Ngộ độc cấp tính: Khi một loại hóa chất BVTV nói riêng hay một chất độc
nói chung xâm nhập vào cơ thể vật với một lượng nào đó, cơ thể sẽ bị ngộ độc, biểu
hiện bằng những triệu chứng (ví dụ hôn mê, co giật, đồng tử bị giãn)
+ Ngộ độc mãn tính: Khi một chất độc hay một loại hóa chất BVTV xâm
nhập vào cơ thể với một lượng nhỏ chưa gây ra trúng độc cấp tính. Nhưng nếu ngày
này qua ngày khác thuốc liên tục xâm nhập vào cơ thể với những lượng nhỏ thì đến
một lúc nào đó cơ thể sẽ bị suy yếu, có những cơ quan chức năng của cơ thể bị tổn
thương do tác động của thuốc..
Ngoài ra khi sử dụng hóa chất BVTV không đúng quy định còn sinh ra các
triệu chứng bệnh lý như sau:
- Các ảnh hưởng tới mắt

Mắt rất dễ bị tổn thương do các yếu tố nguy hiểm vật lý và hoá học trong môi
trường sản xuất nông nghiệp. Vài loại hóa chất BVTV như 2,4D và các axetamit có


×