Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Quán triệt bài học “lấy dân làm gốc” của Đảng trong giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên ở trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI NHƯ QUỲNH

QUÁN TRIỆT BÀI HỌC “LẤY DÂN LÀM GỐC”
CỦA ĐẢNG TRONG GIÁO DỤC VAI TRÒ LÀM CHỦ
CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ
QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI NHƯ QUỲNH

QUÁN TRIỆT BÀI HỌC “LẤY DÂN LÀM GỐC”
CỦA ĐẢNG TRONG GIÁO DỤC VAI TRÒ LÀM CHỦ
CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ
QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: LL & PPDH Bộ mơn Lý luận chính trị
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đồng Văn Quân


THÁI NGUYÊN - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Đề tài của tôi chưa từng được ai công bố hoặc
sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Bùi Như Quỳnh

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và quý thầy cô
giáo khoa Giáo dục Chính trị, Phịng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, góp
ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và bạn bè đồng
nghiệp đã cung cấp và chia sẻ tư liệu cần thiết hỗ trợ tác giả trong q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới
người hướng dẫn khoa học - TS. Đồng Văn Quân - người thầy đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn, động viên tơi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và
hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Bùi Như Quỳnh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ..................................... 4
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 4
Chương 1 TƯ TƯỞNG “DÂN LÀ GỐC” VÀ BÀI HỌC “LẤY DÂN LÀM
GỐC” CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ................................................ 5
1.1. Lich
̣ sử vấ n đề nghiên cứu ............................................................................ 5
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi ...................................................... 5
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 8
1.2. Tư tưởng “dân là gố c” và bài học “lấy dân làm gốc” của Đảng Cộng sản
Việt Nam ............................................................................................................ 10
1.2.1. Tư tưởng “dân là gốc” trong triết học Trung Quốc cổ đại ...................... 10
1.2.2. Tư tưởng dân là gốc nước trong lịch sử tư tưởng Việt Nam ................... 13
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân là gốc ..................................................... 25

1.2.4. Bài học lấy “dân làm gốc” của Đảng cộng sản Việt Nam....................... 34
Kết luận chương 1.............................................................................................. 40
Chương 2 GIÁO DỤC VAI TRÒ LÀM CHỦ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN... 42
2.1. Sự cầ n thiế t và nô ̣i dung giáo du ̣c vai trò làm chủ của sinh viên trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên............................................ 42

iii


2.1.1. Sự cần thiết phải giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên .................................................. 42
2.1.2. Nội dung tăng cường giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên............................................ 53
2.2. Những thành tựu đạt được trong thực hiện quyền làm chủ của sinh viên
trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên ......................... 55
2.2.1. Làm chủ trong cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống 55
2.2.2. Tham gia làm chủ lớp học, khoa, Nhà trường ......................................... 57
2.2.3. Làm chủ trong công tác đoàn thể, xã hội ................................................ 62
2.2.4. Làm chủ trong rèn luyện, học tập, nghiên cứu khoa học ........................ 63
2.3. Những hạn chế trong thực hiện quyền làm chủ của sinh viên trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên............................................ 65
2.4. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong thực hiện quyền làm chủ của
sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên ......... 67
2.4.1. Nguyên nhân của những thành tựu .......................................................... 67
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................. 71
Kết luận chương 2.............................................................................................. 78
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ
LÀM CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN
TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN ........................................................... 79

3.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức dân chủ của sinh viên ở trường Đại
học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên hiện nay .............................. 79
3.1.1. Phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cho sinh viên ...................................................................................................... 79
3.1.2. Tăng cường giáo dục, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành cho sinh viên80
3.2. Nhóm giải pháp làm thay đổ i quan niê ̣m về vi ̣ trí và vai trò của người ho ̣c
trong hoa ̣t đô ̣ng da ̣y và ho ̣c................................................................................ 80

iv


3.2.1. Thay đổi phương thức đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm ......80
3.2.2. Giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên trong quá trình học tập, nghiên
cứu khoa học và sinh hoạt ................................................................................. 87
3.3. Nhóm giải pháp tăng cường giáo dục ý thức làm chủ cho sinh viên, hoàn
thiện hệ thống văn bản quản lý về quyền làm chủ của sinh viên ...................... 88
3.3.1. Tăng cường giáo dục ý thức làm chủ cho sinh viên ................................ 88
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về quyền làm chủ của sinh viên .. 89
3.4. Nhóm giải pháp nâng cao vai trị của tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể
quần chúng trong việc giáo dục vai trị làm chủ của sinh viên ......................... 90
3.4.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và Quản
tri Kinh
doanh Thái Nguyên .............................................................................. 90
̣
3.4.2. Tăng cường vai trị của các cấp chính quyền trong giáo dục vai trò làm
chủ của sinh viên ............................................................................................... 92
3.4.3. Phát huy dân chủ trong hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội
Sinh viên ở trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và Quản tri ̣Kinh doanh Thái Nguyên ..... 93
Kết luận chương 3.............................................................................................. 96

KẾT LUẬN....................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 99
PHỤ LỤC

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử Việt Nam, từ thời kì tự chủ, các triều đại đã có những quan
điểm về vai trị của nhân dân trong đường hướng lãnh đạo đất nước. Thời Lý Trần, các nhà tư tưởng rất chú ý đến “ý dân”, “lòng dân” và việc “khoan thứ
sức dân”. “Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để
giữ nước” [10, tr. 88-89]. Đến thời Hậu Lê, quan điểm về nhân dân càng được
chú trọng, Hoàng Ngũ Phúc đã có quan điểm về nhân dân như sau: “Nước lấy
dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi
nhiễu sự dân ra gánh vác...” [dẫn theo 54]. Có thể nói, tư tưởng lấy dân làm
gốc được hình thành từ những buổi đầu lịch sử tự chủ dân tộc và phát triển qua
các triều đại.
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” ấy thấm sâu vào lòng người dân đất Việt từ
đời này sang đời khác, góp phần làm nên lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam. Nếu phân tích một cách khoa học, tư tưởng lấy dân làm gốc
vẫn giữ nguyên giá trị nhân văn trong cả thời chiến lẫn thời bình. Nó phản ánh
văn hóa của một dân tộc mà nhân dân ln có tinh thần u nước, tinh thần tự
tơn và u chuộng hịa bình. Kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó, Chủ
tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng tư
tưởng ấy, kết hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo để lãnh đạo con
thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang. Trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình, Người luôn nghĩ: “Dân là gốc của một nước, nước
lấy dân làm gốc” [dẫn theo 55]. Qua đó Người khẳng định: “Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng

nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng
cách mạng vô tận của nhân dân” [dẫn theo 55].

1


Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân, có dân là
có tất cả. Đó là phương pháp luận trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người đã từng nói “Dễ mười lần khơng dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu
cũng xong” [37, tr. 495]. Nhưng muốn tập hợp được dân, muốn dân sẵn sàng
hy sinh của cải và tính mạng cho đất nước thì trước hết người lãnh đạo, người
Đảng viên phải gương mẫu làm trước, hy sinh trước.
Hơn 80 năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng luôn
coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt từ Đại hội VI - Đại hội
mở đầu cho công cuộc đổi mới đến nay, nhận thức của Đảng về đại đồn kết
dân tộc có những phát triển mới và quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc. Từ thực
tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là, trong tồn bộ hoạt động
của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất
phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực
nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức
mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm
nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 01 tháng 3 năm 2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ
trong hoạt động của nhà trường”. Quyết định này đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ
của người học, người dạy, của các tổ chức trong việc phát huy dân chủ ở nhà trường.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, vấn đề giáo dục ý thức làm chủ cho sinh viên

trong các trường học nói chung và trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh chưa được thực hiện tốt theo tinh thần của quyết định 04/2000 của bộ
Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, tăng cường ý thức tự làm chủ cho sinh viên trong
nhà trường là một việc làm cần thiết, có tác dụng to lớn trong việc thực thi tốt

2


nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường
thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công
dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia
xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì
dân. Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà
giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp
phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường,
ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển
giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước.
Vì lý do trên, chúng tôi xin chọn đề tài “Quán triệt bài học “lấy dân làm
gốc” của Đảng trong giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên ở trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề làm chủ của sinh
viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, luận văn chỉ
ra những nguyên nhân của thực trạng đó, đồng thời nêu ra một số giải pháp
nhằm giáo dục vai trò làm chủ cho sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản
trị Kinh doanh Thái Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tăng cường giáo

dục vai trò làm chủ cho sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh Thái Nguyên.
Phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng giáo dục vai trò làm chủ
cho sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò làm chủ của sinh viên
trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
“Tăng cường giáo dục vai trò làm chủ cho sinh viên trường Đại học Kinh
tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên”
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát, thăm dò vai trò làm chủ của sinh viên trường Đại học Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên trong 5 năm trở lại đây (2010-2015).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về con người, về phát triển con người và về vai trò của
quần chúng nhân dân trong lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngồi ra, đề tài cịn
sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, so sánh, xin ý
kiến chuyên gia, khảo sát, điều tra xã hội học…
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã chỉ ra được một số hướng nghiên cứu vấn đề dân chủ trong

lịch sử tư tưởng của nhân loại cũng như vấn đề con người, phát triển con
người và vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Trên cơ sở đó, khái
quát các vấn đề nghiên cứu, đưa ra những nhận xét, đánh giá các cơng trình
đã nói trên.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

4


Chương 1
TƯ TƯỞNG “DÂN LÀ GỐC” VÀ BÀI HỌC “LẤY DÂN LÀM GỐC”
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Lich
̣ sử vấ n đề nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngoài
Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, vấn đề con người, quyền con người
và phát huy quyề n làm chủ của con người luôn là một trong những chủ đề quan
trọng và được bàn luận nhiều, đặc biệt là các khoa học xã hội với những cách
tiếp cận và nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau. Tuy có sự khác biệt tương đối
nhưng tư tưởng dân chủ ở phương Tây và tư tưởng dân là gốc ở phương Đông
đều quan tâm giải quyết vấn đề có tính nhân văn, nhân bản trên.
Trong triết học cổ đại, vấn đề dân chủ, dân là gốc và thực thi quyề n làm
chủ của con người được các nhà tư tưởng đề xuất trong các học thuyết của họ.
Chẳng hạn, mơ hình xã hội và nhà nước dân chủ của Platon, hay tư tưởng đề
cao vai trò, sức mạnh của dân và đề xuất nền chính trị vì dân trong học thuyết
của Nho giáo (Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử...).
Sang thời kỳ Phục Hưng, hệ tư tưởng dân chủ tư sản được hình thành.
Nó gắn liền với khát vọng tự do, bình đẳng của con người cho nên được đề cao

và phát triển nhanh chóng. Tư tưởng này khơng chỉ mang lại giá trị về mặt lý
luận mà cịn góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của các cuộc cách mạng dân
chủ tư sản. Những nghiên cứu về dân chủ của Môngtexkiơ, G. Rutxơ... đã đặt
nền móng cho sự ra đời của tư tưởng dân chủ tư sản và là tiền đề lý luận cho
thể chế dân chủ tư sản của nhiều nước phương Tây. Tuy nhiên, hệ tư tưởng và
thể chế dân chủ tư sản quá đề cao quyền tự do cá nhân, tuyệt đối hoá quyền sở
hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, đã dẫn đến hình thành chủ nghĩa cá nhân
tư sản, làm nảy sinh những bất cơng, bất bình đẳng trong xã hội tư sản.

5


Trong học thuyết của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề
dân chủ được làm sáng tỏ, từ nguồn gốc đến bản chất của dân chủ; phân biệt sự
khác biệt về chất giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa; làm rõ
những nguyên tắc và cơ chế để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa...
Với sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới, một
nền dân chủ kiểu mới đã ra đời - dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xung quanh vấn đề
dân chủ đã diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt giữa hai hệ tư tưởng là hệ
tư tưởng vô sản và hệ tư tưởng tư sản. Cuộc đấu tranh đó kéo dài cho đến tận
ngày nay.
Các nhà tư tưởng tư sản, để bảo vệ cho chế độ tự do tư sản, luôn kêu gọi
“dân chủ hố” để tìm cách áp đặt trật tự xã hội tư sản phương Tây cho các nước
khác, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước phát triển theo xu hướng phi
tư bản chủ nghĩa. Họ tìm cách cơng kích nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gọi chế độ
xã hội chủ nghĩa là độc tài, toàn trị, đảng trị; họ phê phán nguyên tắc tập trung dân
chủ, cho rằng đã tập trung thì khơng cịn dân chủ... Xu hướng này có thể thấy qua
các tác phẩm như: “Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ” của I.
Sumpeter; “Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, nhà nước ở Liên Xô: Những bài học
cho chủ nghĩa xã hội tương lai” của Đavit M. Kotx; “Thế nào là dân chủ hiện

nay?” Của Alen Turen; “Phân tích so sánh những điều kiện xã hội cần thiết cho
việc thiết lập nền dân chủ” của Samur Martin Lipset và Ken Rium Sen...
Các nhà lý luận ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước
đây luôn đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích, phê
phán những hạn chế của nền dân chủ tư sản, làm rõ bản chất giai cấp của nó,
qua đó chứng minh cho thực chất và tính hơn hẳn của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, do những sai lầm chủ quan của chủ nghĩa xã hội hiện thực,
sự quan liêu hoá của bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nên việc vi phạm dân
chủ vẫn diễn ra khá phổ biến ở các nước này.

6


Các nhà xã hội dân chủ thì tìm cách dung hoà tư tưởng dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa bằng cách đề cao các giá trị tự do, bình đẳng, đồn
kết, dân chủ. Trào lưu tư tưởng trung dung mang tính chiết trung này mong
muốn điều hoà mâu thuẫn giai cấp, trên cơ sở kêu gọi đoàn kết giai cấp, đoàn
kết dân tộc để tạo sự đồ ng thuận xã hội, nhưng vẫn bảo vệ chế độ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa. Cho nên, thực chất nó vẫn mang xu hướng tư bản chủ
nghĩa. Xu hướng tư tưởng này được thể hiện qua các tác phẩm như “Dân chủ”
của Gooc- giơ Mac-se; “Toàn cầu hoá và dân chủ” của I.B.Levin...
Ở Trung Quốc hiện nay vấn đề dân chủ, dân là gốc được nhiều học giả
quan tâm nghiên cứu. Thắng lợi của công cuộc cải cách đã đem lại sự phát triển
bền vững nhiều năm liên tục ở Trung Quốc, cùng đó là nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa mang màu sắc Trung Quốc được định hình và phát triển. Tuy cịn gặp
nhiều khó khăn và hạn chế như tệ quan liêu của bộ máy lãnh đạo cịn nặng nề,
nơng thơn với đại đa số dân cư sinh sống còn lạc hậu, nhưng Đảng và nhân dân
Trung Quốc vẫn quyết tâm xây dựng một đất nước dân chủ và giàu mạnh,
quyết tâm xây dựng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Các học giả Trung
Quốc tập trung nghiên cứu, làm rõ bản chất giai cấp của dân chủ; khẳng định

vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong quá trình thực thi dân
chủ trong Đảng và trong đời sống xã hội; đề xuất các xu hướng tư tưởng khác
nhau về vấn đề dân chủ trong Đảng như “Thuyết cấp tiến”, “Thuyết ôn hoà”;
nghiên cứu và đề xuất cơ chế thực hiện dân chủ ở cơ sở... Có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: “Bàn về phát triển nền chính trị
dân chủ và xây dựng văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa” của Liễu Thành
Diệm; “Thuyết dân chủ hố trong Đảng nhìn từ góc độ phát triển chính trị” của
Xiao Gongqin; “Then chốt để xây dựng năng lực cầm quyền: Thúc đẩy toàn
diện dân chủ xã hội chủ nghĩa từ góc độ văn minh chính trị” của Chu Tác Hàn;
“Hãy để dân chủ trở thành một bộ phận trong đời sống nhân dân” của Lý Trữ
Vọng; “Chế độ tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức căn bản của chính đảng
mác - xít” của Lạc Thụ Cương; “Dân chủ và giới hạn của dân chủ” của Hu
Liênshang...
7


1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Tư tưởng “dân là gốc” không phải là một tư tưởng mới mẻ, không phải là
sự sáng tạo của riêng Đảng ta, mà đã xuất hiện trong lịch sử, có sự phát triển về
mặt lý luận và đã được kiểm nghiệm về mặt thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình
nghiên cứu đề tài tác giả nhận thấy phần lớn các cơng trình nghiên cứu đi theo
hướng xem xét tổng thể tư tưởng của từng nhà triết học, từng trường phái triết
học. Còn những nội dung mà tác giả nghiên cứu chỉ được coi là một bộ phận
của những tư tưởng ấy. Liên quan đến đề tài có những khuynh hướng nghiên
cứu và nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu trong nước như sau:
Thứ nhất: Khuynh hướng nghiên cứu lịch sử đối với tư tưởng “dân là
gốc”. Khơng có cơng trình nghiên cứu riêng về vấn đề này, mà chỉ có các tài
liệu lịch sử triết học nghiên cứu tư tưởng của từng nhà triết học, từng trường
phái triết học.Trong đó có đề cập đến quan điểm, thái độ khác nhau của họ đối
với dân. Quan trọng nhất là bộ tài liệu 5 tập Lịch sử triết học phương Đông

của Nguyễn Đăng Thục. Đây là một bộ tài liệu chứa đựng nhiều tư liệu lịch sử,
nhiều trích dẫn quan trọng, rất bổ ích cho những ai khơng có các kinh điển gốc.
Nghiên cứu tư tưởng “dân là gốc” trong tư tưởng Việt Nam được thực hiện
trong các tài liệu chủ yếu như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam xuất bản năm 1993
tại Hà Nội, Lịch sử Việt Nam - Hà Nội 1983.
Thứ hai: Nghiên cứu lý luận về vấn đề dân chủ, dân là gốc, làm rõ quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và dân chủ
xã hội chủ nghĩa; so sánh, làm rõ sự khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và
dân chủ tư sản. Theo hướng này, có thể kể đến những nghiên cứu của tác giả
Đàm Văn Thọ và Vũ Hùng trong cuốn sách “Mối quan hệ giữa Đảng và dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa”
của Thái Ninh và Hoàng Chí Bảo; “Những chỉ dẫn của Lênin về đấu tranh
chống quan liêu và thực hành dân chủ”, “Lý luận về dân chủ và thực hiện dân
chủ hoá ở Việt Nam trong cơng cuộc đổi mới” của Hồng Chí Bảo; “Dân chủ

8


và tập trung dân chủ” của Nguyễn Tiến Phồn; “Khái niệm dân chủ, sự khác
nhau và sự giống nhau giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa” của
Phạm Ngọc Quang; “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh” của Phạm Thành;
“Dân chủ và thiết chế dân chủ ở Việt Nam” của Nhà xuất bản Quân đội Nhân
dân (năm 2006).
Thứ ba: Nghiên cứu thực tiễn của quá trình thực hiện bài học “lấy dân
làm gốc”. Đây là vấn đề có tính thời sự bức xúc, nên có rất nhiều nguồn tài liệu
nghiên cứu khác nhau. Quan trọng nhất là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp
nhà nước mang mã số KXBĐ - 12 “Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và những kiến nghị”. Kết quả
nghiên cứu của đề tài trên được trình bày trong hai cuốn sách: “Mơ hình thực
hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở cơ sở” và “dân biết, dân

bàn, dân làm, dân kiểm tra” và vấn đề xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở”.
Cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nội dung quan trọng nhất của việc
thực hiện bài học “lấy dân làm gốc” ở cơ sở.
Liên quan đến nội dung này còn rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa
học, sách chun khảo, bài báo khoa học, bài viết của các học giả và các chiń h
tri ̣ gia của Việt Nam. Có thể nêu một số cơng trình tiêu biểu như: “Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở”
của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sạch vững mạnh” của ngun
Tổng Bí thư Đỗ Mười; “Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là khâu đột
phá trong toàn bộ quá trình phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi
mới” của Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh; “Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực
hiện dân chủ: “Quan điểm lý luận và phương pháp nghiên cứu” của Hồng Chí
Bảo; “Dân chủ ở cơ sở qua kinh nghiệm của Thuỵ Điển và Trung Quốc” của
Vũ Văn Hiền; “Thực hiện dân chủ ở cơ sở”, “Để thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở” của Trần Quang Nhiếp; “Dân chủ ở cơ sở - Một khâu quan trọng thực
hiện quyền dân chủ của nhân dân” của Đào Duy Quát; “Các đoàn thể nhân dân
với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay” của Phan Xuân Sơn (chủ biên)...

9


Những công trin
̀ h trên đã tiế p câ ̣n tư tưởng dân chủ, dân là gốc và phát
huy quyề n làm chủ của con người ở những khía cạnh khác nhau. Nhưng suy
cho cùng, đề u xuất phát từ tư tưởng lấ y dân làm gố c, phân tích vai trò và thực
tra ̣ng của viê ̣c thực hiê ̣n dân chủ. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những kết
quả của các cơng trình đi trước, trong đề tài này, tác giả cố gắng làm rõ viê ̣c
quán triệt bài học “lấy dân làm gốc của Đảng” trong giáo dục vai trò làm chủ
của sinh viên ở trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.
1.2. Tư tưởng “dân là gố c” và bài học “lấy dân làm gốc” của Đảng Cộng

sản Việt Nam
1.2.1. Tư tưởng “dân là gốc” trong triết học Trung Quốc cổ đại
Tư tưởng “dân là gốc” là một tư tưởng triết học quan trọng của Trung
Quốc cổ đại. Mệnh đề “dân là gốc nước” xuất hiện lần đầu tiên trong Kinh thư,
một trong những tác phẩm cổ nhất của người Trung Quốc. Trong quyển 2 (Hạ
thư), thiên thứ 3 (ngũ tử chi ca) có ghi lại lời các em vua Thái Khang khun
răn vua: “Hồng tổ (Hạ Vũ) có lời giáo huấn: Đối với dân nên gần và có tình
thân, khơng nên xơ tình mà coi như đệ hạ. Dân là gốc nước. Gốc có vững thì
nước mới an bình” [26, tr.11].
Tư tưởng “dân là gốc nước” là một sự khái quát lịch sử quan trọng. Đây
là một tư tưởng được rút ra từ kinh nghiệm đấu tranh giữ nước, xây dựng và
củng cố chế độ chính trị của các nhà nước chiếm hữu nô lệ Trung Quốc.
Theo Kinh thư, “dân là gốc nước”, bởi vì dân là đối tượng thống trị của nhà
vua. Dân và vua là hai mặt đối lập quy định, ràng buộc, nương tựa vào nhau. Vua
khơng thể thiếu dân, vì “vua khơng có dân cùng ai trị vì” [26, tr.139]. Dân ln
ln là chỗ dựa của vua trong công cuộc giữ nước, chống kẻ thù xâm lược. Dân
khơng chỉ cung cấp sức người, mà cịn cung cấp của cải để nuôi quân đánh
giặc, cho nên “Dân khơng có, vua trơng cậy vào đâu, vua khơng có dân cùng
ai giữ nước” [26, tr.364…]. Ngược lại, theo Kinh thư, dân cũng cần đến vua
để đảm bảo an bình mới có thể mưu sinh được. Chính quyền, xét trên một

10


phương diện nào đó, phải là chỗ dựa tinh thần cho dân, bởi vì tuy dân có sức
mạnh to lớn, nhưng khơng thể tự mình tổ chức để có được sức mạnh tổng
hợp. Trong công cuộc dựng nước và giữ nước chính quyền phải là người
lãnh đạo, tổ chức các hoạt động của dân: “Dân khơng có vua khơng thể mưu
sinh được” [26, tr.139].
“Dân là gốc nước” bởi vì “ý dân là ý trời”. “Thừa thiên ý” là một trong

những quan niệm truyền thống của người Trung Quốc. Kinh thư cũng cho rằng
ý trời là tôn chỉ cho mọi hành động của con người, đặc biệt là của nhà vua. Vua
phải theo ý của trời, mà ý trời thì theo ý của dân, nên vua phải trọng dân.
Vì “dân là gốc nước”, “ý dân là ý Trời”, nên nước phải “lấy dân làm
gốc”, tức là vua phải thực hiện nền chính trị được lịng dân, phải biết kính dân,
u dân, vì có làm như vậy thì “dân cố giữ gìn cùng nhà vua lo lắng”. Phải thực
hiện chính sách dưỡng dân, ni dân cho tớ t. Phải biết giáo hố cho dân, lấy
đức hạnh làm gương để trị dân, “dùng đức hạnh thay cho hình phạt…dân có tội
lỗi khơng cứ tội to, cũng không cứ tội nhiều, ta chịu tội cả” [26, tr.276].
Như vậy, ngay ở tác phẩm rất cổ của người Trung Quốc, Kinh Thư, tư
tưởng “dân là gốc nước” và “nước lấy dân làm gốc” đã được định hình tương
đối chắc chắn và có những nội dung xác định - đó là thấy được sức mạnh, vai
trị nhất định của dân, chủ trương kính dân, dưỡng dân, giáo hoá dân và chủ
trương Đức trị.
Khổng Tử (551 Tr.CN - 479 Tr.CN) đã tiếp thu, kế thừa, phát triển tư
tưởng “Dân là gốc nước” của Kinh Thư, bổ sung cho nó những nội dung mới,
nêu ra yêu cầu quan trọng là: “Nước phải lấy dân làm gốc”, ông là người nhận
rõ vai trò, sức mạnh của dân đối với nước. Tuy khơng nói ra, nhưng ơng đã ý
thức được rằng dân có sức mạnh đẩy thuyền và lật thuyền (điều mà sau này đã
được Tuân Tử khái quát). Khổng Tử cho rằng sự tồn vong của một triều đại
phụ thuộc vào việc dân có tin, có nghe theo hay khơng? Nếu dân tin, dân theo,
dân ủng hộ thì triều đình đứng vững. Cịn nếu dân khơng tin, khơng theo, bỏ đi

11


nơi khác hoặc nổi loạn thì triều đình tất sẽ đổ nát. Nhận rõ điều trên, Khổng Tử
rất ca ngợi những nhà cầm quyền biết thi ân cho dân, biết chăm lo cho dân.
Ông hết lời khen ngợi Tử Sản vì ơng này biết đối xử tử tế với dân, Tử sản có
bốn điều hợp với đạo người quân tử: giữ mình thì khiêm cung, thờ vua thì kính

cẩn, ni dân thì có ân huệ, sai bảo dân thì hợp nghĩa. Đồng thời, ông rất phê
phán những người không biết chăm lo cho dân, cho rằng như thế là hại dân.
Ơng đã khơng nhận Nhiễm Cầu là học trị của mình vì khi làm quan Nhiễm Cầu
đã thu thuế quá nặng, làm cho dân khốn đốn. Vì thấy được sức mạnh to lớn của
dân, coi “dân là gốc nước”, nên Khổng Tử đã chủ trương “Quốc dĩ dân vi bản”
tức là “Nước phải lấy dân làm gốc”. Để thực hiện điều đó, ơng đề xướng một
loạt chính sách trị dân nhân đức.
Khi phát triển tư tưởng “Dân là gốc”, Mạnh Tử (371 Tr.CN - 289 Tr.CN)
đã mạnh dạn nêu lên một tư tưởng rất mới lạ so với thời đại của ơng - tư tưởng
“Dân vi q”, ơng nói: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Sở dĩ như vậy
là vì có dân thì mới có nước, có nước thì mới có vua. Được dân thì được tất cả,
mất dân thì mất tất cả. Nếu có được dân ủng hộ, dân giúp đỡ thì mới giữ được
nước, mới làm được Thiên Tử. Còn nếu chỉ được lòng Thiên Tử thì chỉ làm đến
chư hầu, được lịng chư hầu thì mới chỉ làm đến đại phu... Nếu chư hầu nhiều
nhưng quốc gia nguy khốn vì mất lịng dân thì ngơi vị của vua cũng sẽ bị phế
truất. Qua đó có thể thấy Mạnh Tử, cũng như Khổng Tử, đánh giá rất cao sức
mạnh của dân. Hơn thế nữa, ơng cịn giải thích, chứng minh cho sức mạnh thực
tế ấy. Theo ơng, tuy dân khơng biết tự mình sắp xếp, nhưng dân có quyền đờ ng
ý hay khơng đồng ý. Nếu ý của kẻ trị nước hợp với ý dân thì việc làm mới có
kết quả, nếu khơng xã hội sẽ loạn.
Ý thức được sức mạnh của dân, Tuân Tử (315 Tr.CN - 230 Tr.CN) đã
nêu một luận điểm đặc sắc. Có thể coi đây là một sự phát triển về mặt lí luận, là
đỉnh cao trong sự phát triển tư tưởng “Dân là gốc” trong triết học Trung Quốc
cổ đại, đó là tư tưởng coi dân có sức mạnh của kẻ đẩy thuyền và lật thuyền.

12


Ông cho rằng dân là nước, triều đình là thuyền, nước có thể đẩy thuyền đi,
nhưng nước cũng có thể lật thuyền. Tuân Tử còn cho rằng sức mạnh của dân là

ở tính cộng đồng, tính tập thể, tính xã hội của họ. Mỗi con người riêng rẽ thì
“sức khơng bằng con trâu”, “chạy không nhanh bằng con ngựa”, nhưng khi con
người hợp lại với nhau (hợp quần) thì điều khiển được trâu, được ngựa.
Tóm lại, tư tưởng “dân là gốc nước” là một tư tưởng quan trọng, một
đóng góp to lớn của Nho giáo cổ đại. Nhưng do hạn chế lịch sử, do lập trường
giai cấp, nên tư tưởng “dân là gốc” trong triết học Trung Quốc cổ đại vẫn chỉ
dừng lại khiêm tốn ở sự thừa nhận sức mạnh của dân, ở yêu cầu đối với chính
quyền là phải quan tâm đến dân, mà chưa có được một chủ trương dân chủ rộng
rãi, chưa thấy được vị trí, vai trị thực sự của dân với tính cách là người sáng
tạo chân chính ra lịch sử. Sự đóng góp của Nho giáo cổ đại có thể coi là một kì
tích, bởi vì phần lớn các nhà tư tưởng thời đó thường coi thường dân, đề cao
vua và các nhà trí thức. Và cũng chỉ có các nhà Nho cổ đại mới coi dân là gốc.
Các thế hệ nhà Nho về sau này dường như đã “đánh mất mình”, làm cho tư
tưởng “dân là gốc nước” dần dần bị hình thức hoá, thiếu nội dung, đặc biệt khi
mà Nho giáo đã trở thành một hệ tư tưởng chính thống của giai cấp địa chủ
phong kiến.
1.2.2. Tư tưởng dân là gốc nước trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
Việt Nam là một đất nước nằm ở Đông Nam Châu Á, thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều. Điều kiện khí hậu và thiên nhiên có
nhiều thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp, nhưng cũng có khơng ít những
khó khăn do thiên tai đem lại. Trong suốt quá trình dựng nước, các cộng đồng
người Việt đã phải liên kết lại với nhau vừa để khai khẩn đất đai trồng cấy, tạo
nên nền văn hoá lúa nước đặc sắc, vừa để chống lại thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
Cơng cuộc dựng nước đó đã tạo nên một cộng đồng người biết yêu thương
nhau, đùm bọc nhau, ý thức được sức mạnh cộng đồng.

13


Lịch sử dân tộc Việt Nam đồng thời là lịch sử chống ngoại xâm. Với trên

một ngàn năm Bắc thuộc và liên tiếp sau đó là các cuộc xâm lược của các đế
chế phương Bắc, Pháp, Mỹ, đã làm cho người Việt Nam càng ý thức sâu sắc
hơn sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng cộng đồng. Trong suốt quá trình
dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã phải vừa đấu tranh để tồn tại, vừa
đấu tranh để chống lại sự đồng hoá vào các dân tộc khác. Trải qua thời kì Bắc
thuộc hơn một ngàn năm, dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trong khối
Bách Việt, khơng bị đồng hố và diệt vong. Cơng cuộc dựng nước và giữ nước
đó là cơ sở hình thành nên những truyền thống dân tộc tốt đẹp của người Việt
Nam như tư tưởng yêu nước, ý thức cộng đồng... Và đó cũng là mầm mống của
tư tưởng “Dân là gốc”.
Mệnh đề “Dân là gốc nước” được du nhập vào Việt Nam cùng với sự
truyền bá của tư tưởng Nho giáo. Nhưng tư tưởng “Dân là gốc” hồn tồn
khơng phải là đặc quyền của người Trung Quốc. Tư tưởng ấy có mầm mống
trong ý thức cộng đồng của người Việt - tức là ý thức về sức mạnh của cộng
đồng, của người lao động, cuả nhân dân nói chung. Mỗi một người Việt Nam
đều biết về truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, tự nhận mình là “con Lạc,
cháu Rồng”. Những từ “đồng bào”, “bà con” đều xuất phát từ truyền thuyết ấy.
Như vậy mọi người Việt Nam đều coi mình là có chung một nguồn gốc, chung
dịng máu, chung một người mẹ sinh ra, nên biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau
để tạo nên một sức mạnh chung “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn” [ca dao].
Hay:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng” [ca dao].
Truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân đương nhiên chỉ là huyền thoại,
nhưng lại được dân gian thừa nhận làm cội nguồn của mình vì nó có ý nghĩa
thực tế như là một chất keo dán gắn kết cộng đồng người Việt với nhau trong
công cuộc chống thiên tai, địch hoạ để tồn tại và phát triển. Ý thức cộng đồng
ấy là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh dân tộc để nhân dân ta vượt qua


14


sóng gió của lịch sử, nó rất gần gũi với tư tưởng “Dân là gốc nước” của người
Trung Quốc.
Truyền thuyết Thánh Gióng là một ví dụ về ý thức cộng đồng, về vai trò
và sức mạnh của dân trong dân gian. Thánh Gióng nhờ được nhân dân đùm
bọc, ni dưỡng, nấu cơm cho ăn, đưa ngựa sắt cho cưỡi, rèn roi sắt cho dùng...
nên đã đánh thắng giặc Ân.
Còn truyền thuyết Trọng Thuỷ - Mỵ Châu là một ví dụ phản diện nói lên
rằng mất dân là mất tất cả. An Dương Vương, cậy mình có nỏ thần, có vũ khí
tốt, qn đội tốt, khơng biết dựa vào dân nên đã mất nước.
Trong dân gian Việt Nam có rất nhiều câu nói thể hiện rõ sự đánh giá
sức mạnh của dân, tinh thần “trọng dân”, coi dân là gốc. Từ xưa dân ta đã nói:
“Quan nhất thời, Dân vạn đại”. Câu này có nghĩa là làm quan chỉ có thời của
nó, gặp thời vận thì mới được làm quan, nên “Hết quan thì hồn dân” cịn làm
dân thì bền vững, không phải lo mất chức mất quyền, nên “Dân vạn đại”. Câu
này cịn thể hiện là nước có thể thiếu quan mà khơng thể thiếu dân được vì dân
là “vạn đại”, có dân mới có nước. Câu nói trên có thể so sánh với tư tưởng của
Mặc Tử “Quan không sang mãi, dân không hèn mãi”, và tư tưởng của Mạnh Tử
“Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” trong triết học Trung Quốc cổ đại.
Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cũng là sự
thể hiện tinh thần coi “dân là gốc”. Vì vấn đề ở đây khơng chỉ là đạo lí mà cịn
là sự ghi nhận, sự đánh giá cơng lao to lớn của dân, của người lao động - những
người đã tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
Sức mạnh của dân được đánh giá một cách chính xác trong câu ca dao
Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa. Dân mà đã “nổi can
qua” thì khơng một chính quyền nào có thể đứng vững được. Đây là một sự
khái quát kinh nghiệm lịch sử mà nhân dân ta đã đúc kết được trong cuộc sống
của mình. Nó là bằng chứng khẳng định rằng trong dân gian ta đã có ý thức

một cách sâu sắc sức mạnh của dân, một sức mạnh “Đẩy thuyền và lật thuyền”

15


Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam khoảng thế kỉ I, II Cơng ngun,
khi mà ở Trung Quốc nó đã trở thành hệ tư tưởng chính thống, nhằm để nô dịch
dân ta. Các tác phẩm kinh điểm của Nho giáo (Ngũ kinh) đồng thời cũng được
đưa vào giảng dạy. Nho giáo (Hán nho) với tính chất khắc nghiệt, sơ cứng, đã
trở thành thứ vũ khí nơ dịch tinh thần đối với dân ta. Nhưng đằng sau tính chất
khắc nghiệt, phản động của nó, thì cũng có thể thấy một số yếu tố tích cực của
Nho giáo được dân ta chấp nhận. Trong số những tư tưởng tiến bộ của Nho
giáo nổi lên tư tưởng “Dân là gốc nước”. Tư tưởng này gần gũi với truyền
thống tư tưởng và đạo lí của người Việt Nam, nên khi được truyền bá vào Việt
Nam, kết hợp với tư tưởng và tình cảm của người bản địa, thì nó mang một ý
nghĩa đặc biệt, nó kết hợp với tư tưởng yêu nước truyền thống của người Việt
tạo nên một sức mạnh tổng hợp giúp các thời đại phong kiến Việt Nam đấu
tranh sát cánh cùng với nhân dân để giữ nước, chống xâm lược, chống thiên tai
để tồn tại và phát triển. Hầu hết những nhà chiến lược đại tài, các nhà tư tưởng
lớn của dân tộc đều quán triệt một cách sâu sắc tư tưởng “Dân là gốc” và từ đó
“Lấy dân làm gốc” trong mọi công việc to lớn của đất nước. Toàn bộ lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng một triều đại
phong kiến đang lên, đang hưng thịnh đều coi “Dân là gốc”, nên đã được lịng
dân, lơi kéo được quần chúng nhân dân đi theo mình và nhờ đó mà chiến thắng
kẻ thù, giữ được nước. Còn khi triều đại lụi tàn, sụp đổ chính là lúc mà chính
quyền xa dân, ức hiếp dân, khơng coi “Dân là gốc”.
Văn hố tư tưởng dưới thời Lí - Trần đạt được những bước phát triển
nhảy vọt. Đây là thời kì tam giáo đồng nguyên với sự tồn tại, ảnh hưởng của ba
trào lưu tư tưởng được du nhập từ ngoài vào là Nho, Phật, Lão. Đương nhiên
khi du nhập vào Việt Nam thì cả ba trào lưu trên đều phải chịu sức ép của

truyền thống văn hố, tư tưởng, tín ngưỡng bản địa nên mang màu sắc đặc biệt
- đã được Việt hố. Trong ba trào lưu trên thì Nho giáo ảnh hưởng nhiều nhất
đến tư tưởng Việt Nam thời kì này bởi vì bản thân Nho giáo khơng phải là một

16


tơn giáo, mà là một hệ tư tưởng chính trị - xã hội nên được sử dụng rộng rãi
trong hệ thống giáo dục cũng như việc trị nước. Năm 1070 nhà Lí lập Văn
Miếu, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên, năm 1076 lập Quốc Tử Giám, sau đó
qua một số năm lại mở một kì thi. Nhà Trần mở các khoa thi đều đặn hơn, bổ
nhiệm các chức học quan để trông coi việc học hành ở các phủ, lộ...
Sự ảnh hưởng của Nho giáo lên hệ thống giáo dục và chính trị thời Lí Trần dẫn đến nhiều tư tưởng của nó được coi trọng, trong đó có tư tưởng dân
bản sâu sắc “Dân là gốc nước”. Nhiều nhà chính trị lỗi lạc, nhiều nhà tư tưởng
lớn của dân tộc thời kì này đã mang một tinh thần dân bản sâu sắc như Lí Cơng
Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Lí Thường Kiệt.
Trong “Chiếu dời đơ” của Lí Cơng Uẩn năm 1010 đã thể hiện ý tưởng
coi dân là gốc trong mọi chủ trương của nhà cầm quyền. Cái gì hợp với lịng
dân, có lợi cho dân thì làm. Cái gì trái với lịng dân, khơng có lợi cho dân thì
tránh khơng nên làm. Cho nên việc dời đơ khơng phải là tuỳ tiện theo ý muốn
chủ quan của mình, mà “chỉ vì muốn đóng đơ ở nơi trung tâm mưu toan việc
lớn, tính kế mn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu
thấy thuận tiện thì thay đổi”[42, tr.229-230].
Nhà Đinh, nhà Lê do thiên cưỡng gị ép đóng đơ ở nơi khơng thuận tiện
làm hao tổn sức dân, mn vật khơng được thích nghi nên khơng thể tồn tại lâu
dài. Lí Cơng Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long là để cho “dân cư khỏi chịu
cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi” [48, tr.230].
Cái tinh thần coi dân là gốc của Lí Cơng Uẩn rất được triều thần tán thưởng.
Họ trả lời ơng “Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế lâu dài để trên cho có nghiệp to lớn
được thịnh vượng, dưới cho nhân dân giàu của, nhiều người, việc lợi như thế ai

dám không theo” [9, tr.191].
Lí Thường Kiệt trong lời nói cũng như việc làm luôn thể hiện rõ coi dân là
gốc. Trong bài “Văn lệ bố” khi đánh Tống, Ông viết: “Trời sinh ra dân chúng vua
hiền tất hoà mục, đạo làm chủ cốt ở nuôi dân” [dẫn theo 56]. Tinh thần “nuôi dân”

17


của ông được thể hiện bằng việc làm cụ thể như đã được ghi trong bài Minh Bia
chùa Linh Xương núi Ngưỡng Sơn mà người đời sau hết lời ca ngợi. Ở đó người ta
ca ngợi Lí Thường Kiệt là người làm việc siêng năng, sai bảo dân ôn hậu, khoan
hoà giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, chăm lo cho muôn dân được ấm
no, lo đến tận người già nơi thôn dã nên được mọi người yêu mến quý trọng.
Các vua chúa thời Trần nhiều người cũng đánh giá rất cao vai trò sức
mạnh của dân, chăm lo cho dân. Vua Trần Nhân Tông cảm thông với nỗi khổ
của dân đã phải thốt lên “Hết thảy sinh dân đều là đồng bào của ta. Nỡ lòng
nào để cho bốn bề khốn cùng” [43, tr.172].
Đỉnh cao của tư tưởng “Dân là gốc nước” và “Coi dân là gốc của nước”
Thời Lý -Trần là tư tưởng của Trần Quốc Tuấn. Ơng sinh vào thời Thái Tơn và
mất vào năm 1300. Là một nhà chiến lược đại tài, một nhà tư tưởng lỗi lạc,Trần
Quốc Tuấn đã lãnh đạo ba cuộc chiến tranh chống quân Nguyên - Mông thắng
lợi. Một trong những tư tưởng chỉ đạo của ông là dựa vào dân, coi dân là gốc
của nước. Ơng nói “... Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là
thượng sách để giữ nước” [10, tr.88-89]. Khoan thư sức dân là không lạm dụng
sức dân vào những việc không cần thiết, là “Sử dân dĩ thời”, là phải chăm lo
cho đời sống của mn dân, qua đó để tranh thủ được sự đồng lòng của dân.
Khoan thư sức dân là để giữ nước, vì có tranh thủ được sức dân, lịng dân thì
mới giữ được nước. Chiến thắng trong ba cuộc chiến tranh giữ nước do Trần
Quốc Tuấn lãnh đạo đã chứng minh cho chủ trương “Khoan thư sức dân” của
ơng là hồn tồn đúng đắn. Ơng đã đi đến một quan niệm rất tiến bộ - Chiến

tranh nhân dân: “Vua tơi đồng lịng, anh em hồ mục, cả nước góp sức, giặc tất
bị bắt” [10, tr.88] . Như vậy sức mạnh của dân tộc chủ yếu là “Trên dưới đồng
lịng”, “Lịng dân khơng chia”, chứ khơng phải chỉ có tướng tài, binh mạnh là
đủ,vì nếu khơng có sự góp sức của tồn dân, nếu như khơng làm cho mỗi người
dân đều trở thành một chiến sĩ thì khơng thể thắng giặc. “Hịch tướng sĩ” của
ơng cũng chính là lời kêu gọi “Trên dưới đồng lịng”, để thực hiện “Lịng dân
khơng chia” ấy.
18


×