Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI

VŨ DƯƠNG HÒA

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DỆT MAY VIỆT NAM

Chuyên ngành : Thương mại
Mã số

: 62.34.10.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. VÕ PHƯỚC TẤN
2. TS. PHẠM NGỌC HẢI

HÀ NỘI, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa dệt may Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của
tác giả, với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Võ Phước Tấn và TS. Phạm Ngọc
Hải. Công trình được tác giả nghiên cứu và hoàn thành tại Viện Nghiên cứu Thương
mại từ năm 2011 đến năm 2015.


Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu
công trình này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của
Nhà nước.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có công bố một số kết quả trên các
tạp chí khoa học của ngành và của lĩnh vực kinh tế. Kết quả nghiên cứu của Luận
án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác ngoài
các công trình nghiên cứu của tác giả.
Tác giả xin cam đoan những vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật.
Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Vũ Dương Hòa


ii

MỤC LỤC
HÀ NỘI, 2017...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................v
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................................5
1.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.......................5
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước........................................5
1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước........................................8
2.Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và hướng
nghiên cứu của luận án.....................................................................................10
2.1.Những vấn đề tồn tại....................................................................................10
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................11
CHƯƠNG 1............................................................................................................13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC ..................................13
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH DỆT MAY
................................................................................................................................. 13
1.1. Khái niệm về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh........................................13
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh...............................................................................13
1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh...................................................................15
1.1.3. Khái niệm năng lực và năng lực cạnh tranh............................................17
1.1.4. Khái niệm về đối thủ cạnh tranh.............................................................19
1.1.5. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa..................................................19
1.2. Đặc điểm ngành dệt may............................................................................20
1.2.1. Đặc điểm chung.......................................................................................20
1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt May..............................22
1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành
dệt may...............................................................................................................24


iii

1.3.1. Các yếu tố bên ngoài...............................................................................24
1.3.2. Các yếu tố bên trong................................................................................27
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ ngành Dệt May...............................................................................30
1.5. Đề xuất mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngành Dệt May...........................................................................................32
1.5.1. Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp..32
1.5.2. Đề xuất mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngành Dệt May............................................................................................34
1.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa của một số nước và các tham vấn cho Việt Nam......................................40
1.6.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV ....................40
1.6.2. Một số gợi ý tham vấn cho Việt Nam.....................................................49
Kết luận chương 1.............................................................................................53
CHƯƠNG 2............................................................................................................55
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA .........................................55
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DỆT MAY VIỆT NAM.....................55
2.1.Tổng quan ngành Dệt May Việt Nam và Thế giới....................................55
2.1.1.Vai trò của ngành Dệt May Việt Nam [23]..............................................55
2.1.2.Năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu của ngành Dệt May[23]..........57
2.2.Phân tích chung về năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May..................62
2.2.1.Phân bố và chuỗi giá trị trong ngành Dệt May[23].................................62
2.3.Đánh giá năng lực cạnh tranh của các DNNVV ngành Dệt May.............63
2.3.1.Phân tích áp lực cạnh tranh của DNNVV ngành dệt may.......................63
2.3.2.Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành Dệt May...................................................................................................67
2.3.3.Nguyên nhân tồn tại về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành..................................................................................................................75
2.3.4.Đánh giá cụ thể về năng lực của DNNVV ngành Dệt May theo các tiêu
chí cạnh tranh.....................................................................................................77
2.3.5.Đánh giá cụ thể năng lực cạnh tranh của các DNNVV ngành Dệt May
qua kết quả khảo sát thực tế...............................................................................86



iv

2.3.6.Tổng hợp so sánh năng lực cạnh tranh của DNNVV so với đối thủ cạnh
tranh chính.........................................................................................................96
2.3.7.Phân tích ma trận SWOT của DNNVV ngành dệt may Việt Nam.......102
2.4. Một số vấn đề đặt ra.................................................................................107
Kết luận chương 2...........................................................................................108
CHƯƠNG 3..........................................................................................................110
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ................................110
CỦA DNNVV DỆT MAY VIỆT NAM..............................................................110
3.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh của các DNNVV dệt
may Việt Nam..................................................................................................110
3.2. Quan điểm, định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển các DNNVV
dệt may Việt Nam............................................................................................115
3.2.1. Quan điểm phát triển dệt may ..............................................................115
3.2.2. Các định hướng của Nhà nước về phát triển DNNVV ngành Dệt May
..........................................................................................................................116
3.2.3. Quan điểm của Nhà nước về phát triển DNNVV dệt may..................118
3.2.4. Quan điểm của tác giả về nâng cao năng lực cạnh tranh của các
DNNVV dệt may Việt Nam............................................................................119
3.2.5. Mục tiêu phát triển.................................................................................121
3.3. Các giải pháp đột phá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV
Dệt May Việt Nam...........................................................................................122
3.3.1. Tập trung và đẩy mạnh liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, nhà đầu
tư nước ngoài nhằm tăng cường năng lực tài chính của DNNVV.................122
3.3.2. Cần chủ động hơn nữa về nguồn nguyên liệu sản xuất, nhất là trong bối
cảnh Việt Nam đã tham gia hiệp định TPP.....................................................126
3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho DNNVV dệt may một
cách bền vững và dài hạn................................................................................129

3.3.4. Cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh theo hướng ưu đãi về tín
dụng; ưu đãi về thuế; ưu đãi về thuê mặt bằng, nhà xưởng nhằm thúc đẩy phát
triển loại hình DNNVV ngành dệt may, làm tăng khả năng tự chủ của
DNNVV và nâng cao lợi thế cạnh tranh của các DN này..............................133
3.3.5. Nâng cao năng lực Marketing, xây dựng kế hoạch và triển khai hành


v

động một cách khoa học..................................................................................140
3.4. Các khuyến nghị vĩ mô.............................................................................144
3.4.1. Khuyến nghị với Nhà nước và đơn vị hữu quan khác .........................144
3.4.2. Khuyến nghị với Bộ Công Thương.......................................................151
Kết luận chương 3...........................................................................................153
KẾT LUẬN..........................................................................................................155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.............................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................2
PHỤ LỤC................................................................................................................. 5
PHỤ LỤC 1..............................................................................................................6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNNVV
DN
NLCT
LATS
DM
VN
PGS.TS
TS
ThS

CNV
NĐ-CP
NDT
HTX
NSNN
VINATEX
XK
NK
SXKD
GO
USD
VAT
GDP
VA
FDI

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh
Luận án tiến sĩ
Dệt may
Việt Nam
Phó giáo sư Tiến sĩ
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Công nhân viên
Nghị định Chính phủ
Nhân dân tệ
Hợp tác xã
Ngân sách Nhà nước

Tập đoàn dệt may Việt Nam
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Sản xuất kinh doanh
Giá trị sản xuất công nghiệp
United States dollar
Đô la Mỹ
Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
Added value
Giá trị gia tăng
Foreign Direct
Đầu tư trực tiếp nước ngoài


vi

TPP
FTA
BTA
ASEAN
EU
WB
ADB
IMF

ISO

Investment

Trans Pacific

Hiệp định đối tác xuyên Thái

Partnership
Free trade agreement
Bilateral Trade

Bình Dương
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định thương mại song

Agreement
phương (Việt - Mỹ)
Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Asian Nations
European Union
World Bank
The Asian Development
Bank
International

Monetary Quỹ tiền tệ Quốc tế

Fund
International

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn

Organization for


hóa

Standardization
Organization
OECD

for Tổ chức hợp tác và Phát triển

Economic Co-operation Kinh tế
and Development
Business to Business

B2B

SWOT

Á
Liên minh Châu Âu
Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng phát triển Châu Á

Giao dịch trực tiếp giữa các
doanh nghiệp với nhau trong

Strengths, Weaknesses,

Thuong mại điện tử
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,


Opportunities, Threats

thách thức


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...........38
nhỏ và vừa ngành Dệt May...................................................................................38
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất ngành Dệt May qua các năm ...................................58
Bảng 2.2. Năng lực sản xuất ngành Dệt May qua các năm.................................59
Bảng 2.3. Phân bố doanh nghiệp trong ngành Dệt May theo các tiêu chí.........63
Bảng 2.4. Điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính...................64
Bảng 2.5. Năng suất lao động của công nghiệp cả nước, chế biến chế tạo và
ngành Dệt May năm 2012 và qua các giai đoạn..................................................69
Bảng 2.6. Cơ cấu sản phẩm dệt may Việt Nam...................................................76
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu về năng lực tài chính của DNNVV ngành Dệt May . .87
Đơn vị: Giá trị (nghìn tỷ đồng); Tốc độ (%)........................................................87
Bảng 2.8. Thực trạng lực lượng lao động của DNNVV DM giai đoạn 2010 –
2014......................................................................................................................... 93
Đơn vị: SL: Số lượng (người); Tỷ lệ (%).............................................................93
Bảng 2.9. So sánh giá trị năng lực cạnh tranh của DNNVV so với ...................96
đối thủ cạnh tranh chính là các DN quy mô lớn và DN FDI..............................96
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả phân tích và so sánh lợi thế cạnh tranh của
DNNVV..................................................................................................................98
so với các đối thủ cạnh tranh chính.....................................................................98
Bảng 2.11: Ma trận SWOT của DNNVV dệt may Việt Nam...........................102
Bảng 3.1. Dự báo như cầu nguồn nhân lực ngành Dệt May[23]......................130



viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh SWOT ..................................39
Hình 2.1. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường chính............62
Hình 2.2. Năng suất lao động các nước trong khu vực.......................................71
Hình 2.3. So sánh năng suất lao động dệt may của Ấn Độ, Trung Quốc và Việt
Nam sản xuất trên nền sợi cotton.........................................................................72
Hình 2.4. Tỷ lệ trình độ nhân lực của DNNVV ngành dệt may.........................83
Hình 2.5. Cơ cấu lao động DNNVV ngành DM theo trình độ năm 2014...........94


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành Dệt May đã có những bước phát
triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của giá trị sản xuất ngành Dệt
May giai đoạn 2005 – 2015 đạt 13,64%, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân
giai đoạn này đạt 18,61%,đưa ngành Dệt May trở thành ngành có vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế-xã hội Việt Nam (năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt
22,8 tỷ USD, chiếm 14,06% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước), và ngành Dệt May
Việt Nam cũng có vị trí quan trọng trên thị trường dệt may thế giới. Cụ thể, Việt
Nam nằm trong tốp 5 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 3,8%
tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu.
Tuy có tốc độ phát triển cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng giá trị
gia tăng trong các mặt hàng dệt may của Việt Nam thấp, tỷ suất lợi nhuận trong gia
công chỉ vào khoảng 5 – 8%, và chỉ được xếp vào nước có nền công nghiệp sản
xuất dệt may và thời trang vào loại trung bình trên thế giới (Theo BMI, 2012) nhưng

năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May còn nhiều khuyết điểm, sự liên kết giữa các
mắt xích chưa chặt chẽ khiến giá trị gia tăng còn thấp. Một trong những yếu tố quan
trọng khiến cho năng lực cạnh tranh của ngành còn nhiều khiếm khuyết và thiếu
tính bền vững là do tuy số lượng doanh nghiệp trong ngành lên đến gần 6.800
doanh nghiệp nhưng phần lớn các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp siêu
nhỏ hoặc nhỏ với nguồn vốn yếu, sản xuất phân tán khắp cả nước. Do hầu hết các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ, vốn yếu, khả năng đầu tư phát
triển công nghệ không cao, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng
đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp
chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị
trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ
gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường hoặc chuyển
đổi sang thị trường khác.
Trước thực trạng yếu kém về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV) của ngành Dệt May cũng đang đứng trước thách thức cạnh tranh


2

gay gắt cả ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
vừa. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các các DNNVV ngành Dệt May Việt
Nam cần thiết có những nghiên cứu tổng thể nhằm đánh giá thực trạng năng lực
cạnh tranh của các DNNVV trong ngành từ đó đề xuất được các chính sách và giải
pháp nhằm giúp các doanh nghiệp này có thể tồn tại và phát triển bền vững ngay
trong nước cũng như thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng
của nền kinh tế nước ta hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã lựa chọn
vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Dệt
May Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
ngành Dệt May làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng năng lục cạnh
tranh của các DNNVV ngành Dệt May Việt Nam, đồng thời cung cấp các luận cứ
khoa học trong việc đề xuất các định hướng và các giải pháp cốt yếu nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các DNNVV ngành Dệt may phục vụ cho việc thực hiện
các chiến lược phát triển ngành trong thời gian tới.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là DNNVV ngành Dệt May và năng lực
cạnh tranh của các DNNVV ngành Dệt May trong mối quan hệ phát triển kinh tế-xã
hội và hội nhập kinh tế của Việt Nam.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
− Về thời gian: Các DNNVV dệt may Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014.
− Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các DNNVV dệt may sản
xuất may mặc, không nghiên cứu lĩnh vực dệt trong phạm vi cả nước.
3. Những đóng góp của luận án
Thứ nhất, hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý luận về nâng cao năng
lực cạnh tranh của DNNVV của một số tác giả trong nước và thế giới. Trên cơ sở
tổng quan về mặt lý luận tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã phân
tích và đề xuất sử dụng các nhóm chỉ tiêu, yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của


3

DNNVV ngành Dệt May.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của
một số DNNVV trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rõ các
tham vấn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV dệt may Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng năng lực
cạnh tranh của DNNVV dệt may giai đoạn 2010- 2014, Luận án rút ra được các
thành tựu nổi bật và phát hiện được những bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh

của DNNVV dệt may Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ tư, trên cơ sở kết quả phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của
DNNVV dệt may thời gian qua, Luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp đột phá và
các giải pháp hỗ trợ khác, đặc biệt là hệ thống các giải pháp đột phá mang tính trọng
tâm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV dệt may thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
phương pháp luận, trong quá trình nghiên cứu luận án đã sử dụng các phương pháp:
(1)- Phương pháp phân tích thống kê; tổng hợp; phương pháp chuyên gia,
trong đó tổng hợp, trích dẫn, kế thừa một số công trình nghiên cứu của các học giả,
các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DNNVV Dệt
may và một số đối thủ cạnh tranh chính trong việc đánh giá thực trạng năng lực
cạnh tranh của DNNVV Dệt may.
(2)- Phương pháp thu thập thông tin qua việc thực hiện điều tra, khảo sát
thực tế: điều tra phỏng vấn qua mẫu phiếu điều tra với số lượng 300 phiếu điều tra,
có 285 phiếu trả lời, đối tượng điều tra là các nhà quản lý, các khách hàng sử dụng
sản phẩm của các DNNVV trong ngành Dệt May.
(3)- Ngoài ra, luận án sử dụng các phương pháp phân tích cả định tính và
định lượng các số liệu từ các báo cáo tổng kết, từ kết quả điều tra thực tế, sử dụng
ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với
DNNVV Dệt May trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh so với một số đối thủ
cạnh tranh chính.


4

Việc sử dụng các phương pháp trên có phân tích và so sánh cho phù hợp với
nội dung cần nghiên cứu của luận án, đặc biệt là có kế thừa, sử dụng các kết quả
nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các tư liệu hiện có trong sách báo, tạp trí,
internet và các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu.

5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, danh mục từ viết tắt
và tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dệt may Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa Dệt may Việt Nam.


5

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Năng lực cạnh tranh là chủ đề được nhiều tác giả và các nhà khoa học khai thác
trong nhiều năm qua. Đây là vấn đề nóng và là chủ đề rộng để các nhà khoa học cả
trong và ngoài nước tiếp cận. Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn đối
với doanh nghiệp, nên việc nghiên cứu để đưa ra được các giải pháp để giúp các
DN tồn tại và phát triển là vấn đề các nhà khoa học quan tâm. Ngành Dệt may là
một trong những ngành có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế VN, đến cuối
năm 2015 ngành DM đứng thứ 3 cả nước về giá trị xuất khẩu. Việc nghiên cứu
năng lực cạnh tranh đã được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu ở nhiều khía cạnh,
phạm vi, không gian và đối tượng nghiên cứu khác nhau trong thời gian qua. Một
số công trình nghiên cứu liên quan có thể tổng hợp như sau:

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, đến nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến
sĩ, các bài viết nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các DN nói chung. Các đề
tài, luận án, bài viết này nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của một ngành hoặc của

nhóm sản phẩm cụ thể. Các công trình và đề tài nghiên cứu được tác giả tìm hiểu
theo tiêu chí thời gian phát hành và có thể khái quát như sau:
(1)- Nguyễn Thắng (2013), với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Bài viết đã đề cập một cách tổng quát đến năng lực
cạnh tranh của các DN nhỏ và vừa hiện nay, bài viết cũng cho thấy năng lực yếu
kém của các DN nhỏ và vừa, đã tác động đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Qua thực trạng năng lực cạnh tranh của DN nhỏ và vừa, tác giả cũng đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: hình thành cụm công nghiệp;
khu công nghiệp; liên kết giữa các DN nhỏ và vừa để phát huy những lợi thế của
mỗi DN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
(2)- Hà Phạm (2013), đề tài “Xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Việt” đã phân tích và đánh giá một cách tổng thể năng lực cạnh tranh của DN Việt
Nam, bài viết đã nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của DN


6

Việt thời gian trước mắt. Từ việc phân tích đó, bài viết cũng đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt, những giải pháp này như những
tham vấn quan trọng cho các nhà quản lý và điều hành DN, là cơ sở để các nhà
quản lý DN có thể phát huy những lợi thế sẵn có của DN Việt, hạn chế và dần xóa
bỏ những vấn đề bất cập trong thời gian tới, để có thể cạnh tranh trên thị trường
trong nước và thế giới.
(3)- Nguyễn Hoàng (2009) với công trình “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may VN trong
giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Luận án đã khái quát cơ sở lý luận về
nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp DM. Luận án đã xây
dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt
may VN khi đưa sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước EU. Trên cơ sở thu
thập số liệu sơ cấp và thứ cấp luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng năng lực

cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may VN.
Việc phân tích này đã chỉ rõ được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may
VN khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường các nước EU. Những hạn chế và yếu
kém về công nghiệp hỗ trợ, sự yếu kém về nguồn nhân lực hay công nghệ lạc hậu
là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp này.Tuy nhiên, việc phân tích cũng chỉ rõ thời cơ và thế mạnh của các
doanh nghiệp VN khi khắc phục được những yếu điểm trên để có thể cạnh tranh
với các doanh nghiệp của quốc gia khác. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phân
tích thực tế, luận án đã đưa ra các định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may VN khi đưa sản phẩm vào
thị trường các nước EU. Phần định hướng trong thời gian tới, luận án đã đưa ra
được mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát đối với ngành dệt may VN trong thời
gian tới, về cơ bản những mục tiêu này là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Hệ thống
các giải pháp cũng được tác giả luận án trình bày rất rõ, hệ thống những giải pháp
này cũng nêu rõ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may VN
cần một hệ thống đồng bộ các DN thực hiện, sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội


7

dệt may VN với các DN, với Chính phủ để thay đổi một cách đồng bộ và tổng thể
thì mới có hiệu quả.
(4)- Nguyễn Thế (2009), bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế”, đề cập đến việc đánh giá tổng quát
về năng lực cạnh tranh của các DNVN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Qua
việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các DN VN, bài viết đã nhấn
mạnh đến các nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh của các DN còn yếu kém
như: chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với công
việc cụ thể; việc tiếp cận và thụ hưởng một số chính sách tài chính của các tổ chức
tín dụng còn nhiều bất cập, thậm chí các DN còn chưa tiếp cận được các chính sách

ưu đãi của một số tổ chức tính dụng; thiết bị máy móc còn lạc hậu nên việc sản xuất
ra các sản phẩm giá thành còn cao, hạn chế trong việc cạnh tranh... Từ thực trạng
đó bài viết đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN
trong hội nhập kinh tế quốc tế như: giải pháp nâng cao trình độ học vấn và tay nghề
của đội ngũ công nhân viên trong DN; tăng cường năng lực quản lý và điều hành
của chủ DN; nâng cao hiểu biết về luật pháp của chủ DN để tránh tình trạng vi
phạm phát luật; tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ nhằm giảm thiểu các thủ tục
hành chính cho DN, cũng như ban hành những văn bản nhằm hướng dẫn các DN
thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời; xây dựng văn hóa DN để mỗi DN thực hiện
một cách chyên nghiệp và bài bản hơn…
(5)- Trần Cảnh Toàn và Trần Nguyên Nam (2006) với công trình nghiên cứu
khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện chính sách tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, đã phân tích, đánh giá các chính sách tài
chính hiện nay của các tổ chức tính dụng Việt Nam, khi phân tích và đánh giá các
chính sách tài chính, đề tài đã chỉ ra được những tồn tại và chính sách tài chính
không còn phù hợp với thực tế, điều này đã làm suy yếu năng lực cạnh tranh của
các tổ chức tín dụng Việt Nam trên thị trường. Khi phân tích và đưa ra được một số
chính sách tài chính không phù hợp, đề tài đã đề xuất một số giải pháp điều chỉnh
các chính sách tài chính đó, nhằm phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường,


8

nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong thời gian tới.
(6)-Nguyễn Thanh Vân (2005), trong luận án Tiến sỹ với đề tài “Một số giải
pháp nhằm mở rộng thị trường Đệt May Việt Nam đến 2010” đã tiến hành phân tích
thực trạng ngành Dệt May Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2005, từ đó rút ra
nguyên nhân của việc phát triển ngành Dệt May chưa coa và bền vững là do phần
lớn hoạt động sản xuất của ngành là tập trung vào hoạt động gia công sản phẩm cho
đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước phần lớn là nhỏ, vốn yếu, sản

phẩm còn đơn giản, công nghệ cũ dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu và việc phát
triển thị trường gặp nhiều khó khan. Từ những nguyên nhân trên tác giả đề xuất các
giải pháp mang tính khái quát và theo hướng phát triển thị trường xuất khẩu váo các
nước Châu Âu.
(7)- Thân Danh Phúc (2004), với đề tài tiến sỹ “Nâng cao sức cạnh tranh sản
phẩm Dệt May xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế” đã tập trung
nghiên cứu về nội lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam dựa trên các sản
phẩm xuất khẩu có so sánh với một số nước xuất khẩu cạnh tranh với sản phẩm dệt
may của Việt Nam từ đó tác giả rút ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực
cạnh của các sản phẩm dệt may Việt Nam giai đoạn trước năm 2004 là còn yếu, sản
phẩm đơn giản, mẫu mã chưa đa dạng, chưa xây dựng được thương hiệu cho các
dòng sản phẩm chính ví lý do hầu hết sản phẩm Việt Nam xuất khẩu giai đoạn này
là gia công cho đối tác nước ngoài, công nghệ thấp, chủ yếu là sản phẩm may. Từ
những nguyên nhân trên tác giả cũng đã trình bày một số giải pháp mang tính ngành
về xâm nhập thị trường, nâng cao các dòng sản phẩm FOB, nâng cao hoạt động
thiết kế trên sản phẩm, nâng cao vốn cho các hoạt động sản xuất.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước
Năng lực cạnh tranh là từ khóa được nhiều tác giả đề cập và nghiên cứu từ
nhiều năm trước đây, năng lực cạnh tranh là là yếu tố cốt lõi của các DN để tồn tại,
đề tài được trao đổi và nghiên cứu rất nhiều bởi các tác giả khác nhau như:
(1)- Mohd Rosli (2012) với công trình “Competitive Strategy of Malaysian
Small and Medium Enterprises”, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chiến


9

lược cạnh tranh của DNNVV, đề tài đã đi sâu phân tích và đánh giá một cách cụ thể
những chiến lược cạnh tranh của các DNNVV Malaysia thời gian qua. Đề tài đã chỉ
ra những thành công của DNNVV của Malaysia thời gian qua khi đối phó với sự

cạnh tranh toàn cầu, sự thành công này là do yếu tố quan trọng của các chiến lược
cạnh tranh phù hợp, các DNNVV của Malaysia đã xây dựng được chiến lược dài
hạn và hợp lý trong từng thời điểm của thị trường trong nước và quốc tế. Đề tài
cũng đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính đột phá, nhằm giúp các
DNNVV của Malaysia có thể ứng phó với sự cạnh tranh của các DN khác tại thị
trường quốc tế. Như: Xây dựng chính sách liên kết giữa các DNNVV, nhằm giảm
chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh của DN, đặc biệt sẽ tận dụng được những
kinh nghiệm của các DN trong việc duy trì những thị trường hiện có và phát triển
thị trường mới; Duy trì, ổn định và ban hành một số chính sách của Chính phủ
nhằm hỗ trợ cho các DNNVV, một số chính sách có thể là chính sách thuế, chính
sách tín dụng thương mại...
(2)- Báo cáo thuộc chương trình của Danida là một phần hợp tác phát triển
của Đan Mạch (2011) với chủ đề “Business-to -Business (B2B đã cung cấp thông
tin tổng quan về ngành Dệt may Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá năng lực cạnh
tranh của các DN này, cũng như cách thức truyền thống tiếp cận thị trường nước
ngoài mà các DN Việt Nam vẫn làm. Báo cáo đã chỉ rõ 7 nguyên nhân dẫn đến việc
các DN Việt Nam khai thác thị trường nước ngoài không hiệu quả, đã khuyến nghị
và đề xuất một số giải pháp giúp các DN Việt Nam phát triển thị trường nước ngoài
hiệu quả hơn.


10

(3)- Nguyễn Phúc Hiền (2008) với luận án tiến sĩ kinh “National
competitiveness of Vietnam: determinations, emergerging key issues and
recommendations”, đã có những phát hiện sau: (i) luận án đã luận giải những vấn
đề cơ bản về năng lực cạnh trannh, làm cơ sở để luận án phân tích, đánh giá năng
lực cạnh tranh của Việt Nam so sánh với các nước châu Á khác. Sau khi phân tích,
đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam, luận án đã chỉ ra chất lượng nguồn
nhân lực trong sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cải thiện năng lực

cạnh tranh, năng suất, mức sống ở Việt Nam; (ii) luận án đã đề xuất những giải
pháp để hạn chế và xóa bỏ những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh
tranh của Việt Nam.
(4)- Báo cáo “Measuring the Competitive Advantage of the US Textile and
Apparel Industry”, tại hội nghị thường niên tháng 2/2008 ở Boston, MA. Báo cáo
này nêu rõ: Đo lường lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp Dệt may Mỹ, mục
tiêu của báo cáo nhằm chỉ rõ ngành công nghiệp Dệt may Mỹ có thể cạnh tranh
trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Lợi thế cạnh tranh của Mỹ đặc biệt là những gì và
làm thế nào họ có thể được thừa hưởng để nâng cao hiệu suất của các công ty dệt
may của Hoa Kỳ.

2. Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và hướng
nghiên cứu của luận án
2.1. Những vấn đề tồn tại
Các công trình nghiên cứu trước đây cả trong và ngoài nước đã đề cập vấn
đề lien quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của
ngành, năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm, nhưng chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập đến năng lực cạnh tranh đối với DNNVV ngành Dệt May Việt Nam
như cách đặt vấn đề của luận án.
(1) Về cơ sở lý luận: các công trình nghiên cứu trước cho thấy rõ thế nào là
cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc xây dựng các tiêu chí đánh giá
năng lực cạnh tranh đối với dòng sản phẩm; đối với ngành công nghiệp cơ khí; đối
với ngành bưu chính viễn thông; hay đối với các DN xuất khẩu dệt may Việt Nam.


11

Do đó, luận án sẽ tập trung vào việc xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá năng
lực cạnh tranh của DNNVV Dệt may Việt Nam, hệ thống tiêu chí này thể hiện cả về

mặt định tính và định lượng.
(2) Về kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh: các công trình nghiên cứu
trước đây mới đưa ra một số mô hình quản lý của Nhà nước để nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các DN; đưa ra một số chiến lược cho các DNNVV để ứng phó với
sức cạnh tranh của thị trường; hay những bài học về các tiếp cận thị trường một
cách thận trọng. Đây là cơ sở để làm những tham vấn cho DNNVV của Việt Nam,
tuy nhiên, luận án sẽ phân tích và chỉ rõ những kinh nghiệm cụ thể của một số quốc
gia trên thế giới khi nâng cao năng lực cạnh tranh, để có thể áp dụng đối với các
DNNVV của Việt Nam.
(3) Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh: các công trình nghiên cứu
trước đã chỉ rõ nguyên nhân nào làm cho năng lực cạnh tranh của một ngành, một sản
phẩm hay một lĩnh vực bị hạn chế. Luận án sẽ phân tích, đánh giá một cách đầy đủ
những yếu tố tác động làm suy yếu năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
(4) Một số định hướng: các công trình nghiên cứu trước chỉ đưa ra định
hướng đối với ngành dệt may một cách chung chung, chưa có công trình nghiên cứu
nào chỉ rõ định hướng, nhiệm vụ, trách nhiệm và giải pháp đối với DNNVV ngành
dệt may Việt Nam một cách cụ thể trong tương lai.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1)- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và
sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV dệt may Việt Nam;
(2)- Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia hàng đầu dệt may về nâng cao
năng lực cạnh tranh các DNNVV ngành dệt may và các tham vấn cho Việt Nam;
(3)- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DNNVV dệt
may Việt Nam, phân tích và đánh giá yếu tố tác động chính làm suy yếu năng lực
cạnh tranh của DNNVV dệt may Việt Nam thời gian qua. Qua đó, chỉ ra những
thành tựu và hạn chế về năng lực cạnh tranh của DNNVV dệt may Việt Nam.


12


(4)- Đưa ra quan điểm, định hướng, kiến nghị đối với các cơ quan quản lý
Nhà nước và đề xuất những giải pháp chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
các DNNVV Dệt may Việt Nam.


13

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
NGÀNH DỆT MAY
1.1. Khái niệm về cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
“Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản. Qua lịch sử có thể thấy nổi lên
hai trường phái tiêu biểu: trường phái cổ điển và trường phái hiện đại. Trường phái
cổ điển với các đại biểu tiêu biểu như: Adam Smith; John Stuart Mill; Darwin và
C.Mác đã có những đóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh này. Trường phái
hiện đại với hệ thống lý thuyết đồ sộ với 3 quan điểm tiếp cận: tiếp cận theo tổ chức
ngành với đại diện là trường phái Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện
là Meuger, Mises, Chumpeter, Hayek thuộc học phái Viên; tiếp cận “cạnh tranh
hoàn hảo” phát triển lý thuyết của Tân cổ điển. Như vậy, cạnh tranh là một khái
niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều quan niệm khác
nhau dưới các góc độ khác nhau.
- Theo định nghĩa được A.Lobe có thể hiểu cạnh tranh là sự cố gắng của hai
hay nhiều người thông qua hành vi hay khả năng nhất định để cùng đạt được một
mục đích.
- Khi bàn về cạnh tranh, Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá
nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của
mình một cách chính xác. Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có

động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự
cố gắng nào. Như vậy, có thể hiểu cạnh tranh khơi dậy sự nỗ lực chủ quan của con
người, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế.
- Khi nghiên cứu về cạnh tranh, K.Marx cho rằng “Cạnh tranh là sự ganh
đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện


14

thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch”.
- Kinh tế học của P.Samuelson định nghĩa: “Cạnh tranh là sự tranh giành
thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp”.
- Từ điển rút gọn về kinh doanh định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua,
kình định giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”, tức là nâng cao vị
thế của người này và giảm vị thế của người khác.
- Theo từ điển Bách khoa của Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh
doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ
cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất”.
- Theo các tác giả của cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế, về chính sách
cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể được hiểu là
sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc
khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường để đạt được mục tiêu
kinh doanh cụ thể”.
Ở Việt Nam, khi đề cập đến “cạnh tranh” người ta thường đề cập đến vấn đề
giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ mua bán và đó là phương thức để giành lợi
nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương
thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó là động lực bên trong thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các chủ

thể kinh doanh, cạnh tranh cũng dẫn đến yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập
trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp.
Mặc dù còn nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, qua các định nghĩa
trên có thể rút ra những nét chung về cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua giữa một (hoặc một
nhóm) người nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. Cạnh
tranh nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của những người còn lại.
Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà


15

các bên đều muốn giành giật (như một cơ hội, một sản phẩm dịch vụ, một dự án hay
một thị trường, một nhóm khách hàng…) với mục đích cuối cùng là kiếm được lợi
nhuận cao.
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc
chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các
điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử
dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm
dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm dịch vụ; cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu
thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh bằng dịch vụ bán hàng; cạnh
tranh bằng hình thức thanh toán…
Đúc kết từ những quan điểm trên, xem xét dưới góc độ kinh tế và góc độ
doanh nghiệp, theo tác giả, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các tổ chức (doanh
nghiệp) cố gắng để đạt được những mục tiêu như tăng lợi nhuận, thị phần, và khối
lượng bán hàng bằng cách thay đổi các yếu tố hỗn hợp: giá cả, sản phẩm, phân
phối và xúc tiến. thông qua việc thực hiện phân bổ một cách hiệu quả nguồn lực
của tổ chức (doanh nghiệp).


1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên các tài liệu, trong
nghiên cứu và kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay dường như vẫn còn thiếu một
khái niệm chính thống về lợi thế cạnh tranh.
Theo cách hiểu thông thường, lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị
đặc thù, cho phép có thể “nắm bắt cơ hội” kinh doanh để mang lại lợi nhuận. Vì
vậy, khi nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một
quốc gia đang có và có thể có so với các đối thủ cạnh tranh. Nghĩa là, lợi thế cạnh
tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (giữa các doanh nghiệp trong cùng một
ngành của một quốc gia), vừa có tính vĩ mô (giữa các ngành trong cùng một quốc
gia hoặc giữa các quốc gia với nhau).
Theo M.Porter: Cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định sự thành công hay


16

thất bại của doanh nghiệp…Chiến lược cạnh tranh là sự tìm kiếm vị thế cạnh tranh
thuận lợi trong ngành – đấu trường chính của cạnh tranh…Chiến lược cạnh tranh
nhằm mục đích tạo lập một vị thế cạnh tranh thuận lợi và bền vững trước những sức
ép quyết định sự cạnh tranh trong ngành.
Có hai vấn đề trọng tâm làm nền tảng cho việc lựa chọn chiến lược cạnh
tranh. Thứ nhất là mức độ hấp dẫn của ngành để có thể mang lại lợi nhuận lâu dài
và các yếu tố quyết định điều này…Thứ hai là vị thế tương đối của doanh nghiệp
trong ngành. Định vị doanh nghiệp sẽ xác định khả năng thu lợi nhuận của doanh
nghiệp cao hơn hay thấp hơn mức trung bình của ngành. Một doanh nghiệp có khả
năng định vị tốt sẽ có thể thu lợi nhuận nhiều hơn ngay cả khi cấu trúc ngành bất lợi
và do đó khả năng sinh lợi của ngành cũng khá khiêm tốn.
Nền tảng cơ bản để hoạt động của doanh nghiệp đạt được mức trên trung
bình trong dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững. Cho dù doanh nghiệp có vô số
điểm mạnh và điểm yếu trước các đối thủ khác, tựu trung lại có hai loại lợi thế cạnh

tranh mà doanh nghiệp có thể sở hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa. Điều quan
trọng của bất cứ thế mạnh hay nhược điểm nào của doanh nghiệp cuối cùng vẫn là
việc ảnh hưởng từ những ưu/ khuyết điểm đó đến chi phí và sự khác biệt hóa có liên
quan. Hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản này kết hợp với phạm vi hoạt động của một
doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ cho phép tạo ra ba chiến lược cạnh tranh tổng quát
để đạt được hiệu quả trên mức trung bình của ngành, đó là chiến lược chi phí thấp,
chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung.
Về cơ bản lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể
tạo cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra.
Giá trị này là mức người mua sẵn lòng thanh toán và một giá trị cao hơn xuất hiện
khi mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh; hoặc cung cấp những tiện ích độc đáo
khiến người mua vẫn hài lòng với mức giá cao hơn bình thường. Do đó, cách giải
thích này có thể thấy:
Thứ nhất, chiến lược cạnh tranh và mục đích của nó là tìm kiếm, tạo lập cho
doanh nghiệp một vị thế cạnh tranh thuận lợi và bền vững trong ngành trước các đối


×