Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

giáo án tuần 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.15 KB, 41 trang )

TUẦN 11
Thứ hai, ngày 29 tháng 10 năm 2007
HỌC VẦN
VẦN: ưu - ươu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được ưu, ươu, trái lựu, hươu sao
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra
bờ suối. Nó thấy bầy hươu, nai đã ở đấy rồi.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 42, vật thật: trái lựu
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc từ: yêu quý, buổi chiều, hiểu bài, già yếu( cá nhân).
- Cả lớp viết từ: yêu cầu
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK và vật thật trái lựu
- GV hướng dẫn HS quan sát và rút ra vần ưu - ươu
- GV viết bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần ưu
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ưu trên bảng
+ HS thực hành ghép vần ưu.
- GV quan sát giúp đỡ hs yếu ghép vần.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
+ HS yếu đọc lại ư – u - ưu/ ưu
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.


- GV yêu cầu HS ghép tiếng lựu từ trái lựu và suy nghĩ đánh vần rồi đọc
trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại ưu - lựu - trái lựu( đồng thanh).
- GV yêu cầu HS kết hựop phân tích vần.
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
1
- GV viết mẫu vần ưu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết
và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng lựu, từ trái lựu.
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa l và ưu đồng thời
dấu thanh nặng đặt đúng dưới chữ ư viết đúng khoảng cách giữa trái và lựu.
- HS yếu chỉ cần viết chữ lựu.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét
Vần ươu
(Quy trình dạy tương tự vần ưu)
Lưu ý:
Nhận diện:
- GV đưa lên bảng vần ươu, yêu cầu HS khá giỏi đọc trơn và nhận xét ươu
gồm 2 âm ươ và u
- Yêu cầu HS so sánh ươu và ưu
+ giống nhau: âm u
+ khác nhau: âm ươ - ư
Đánh vần:
- GV đánh vần và đọc mẫu: ươ – u – ươu / ươu
+ HS đọc cá nhân (nối tiếp), đọc đồng thanh

GV lưu ý giúp đỡ hs yếu.
- Yêu cầu hs ghép và đọc tiếng, từ: hươu, hươu sao
- HS kết hợp đọc: ươu – hươu – hươu sao( đồng thanh).
Viết:
- HS viết vào bảng con: ươu, hươu sao
GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm h sang vần ươu
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng
mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc từ( cá nhân, nhóm, lớp)
+ HS yếu đánh vần đọc trơn; HS khá đọc trơn.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ
(bằng lời)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu.
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
2
- Đọc câu ứng dụng:
+Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
GV lưu ý: Đây là câu văn có dấu phẩy, dấu chấm yêu cầu HS khi đọc phải
nghỉ hơi.
+ HS khá đọc lại. GV chỉnh sửa cách đọc.
+ GV gọi 1 số HS đọc lại. GV lưu ý hs yếu.
+ GV yêu cầu hs tìm tiếng có vần vừa học trong câu kết hợp phân tích
( HS nêu: hươu)

GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 42.
- HS viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình và giúp đỡ HS yếu.
- GV thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Hổ, báo gấu, hươu, nai, voi
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1
số câu hỏi )
- GV giúp đỡ các nhóm yếu nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.
- Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ưu và ươu vừa học.
- Chuẩn bị bài sau bài 43.
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 1
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố, rèn kĩ năng thực hành và nhận biết được các hành vi và thói quen
thông qua các bài đạo đức đã họcêmm là học sinh lớp Một; Gọn gàng, sạch
sẽ; Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập;Gia đình em; Lễ phép với anh chị,
nhường nhịn em nhỏ.
- Giúp HS tự liên hệ bản thân mình thông qua các chuẩn hành vi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV chuẩn bị một số câu hỏi phục vụ cho bài ôn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: HS nêu các bài đạo đức đã học và trả lời câu hỏi
- GV cho 3 đến 5 HS nhắc lại tên bài đạo đức đã học
3
- GV đưa ra một số câu hỏi
- HS suy nghĩ và trả lời, GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng
- GV yêu cầu HS hãy nói được về cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, chưa gọn
gàng sạch sẽ.
- Nêu được vài biểu hiện về biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.Kể được
một số việc làm thể hiện biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- GV cho HS tự nêu lên những việc đã làm biết lễ phép với ông, bà, cha, mẹ,
anh, chị. Nêu được vài biểu hiện về biết nhường nhịn êm nhỏ.Kể được một
việc làm thể hiện biết lễ phép với ông, bà, cha, mẹ,anh, chị, hoặc nhường nhịn
em nhỏ.
- GV gọi một số HS lên bảng trả lời, kể lại.
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
- GV củng cố và rút ra kết luận.
Hoạt động nối tiếp: GV cho cả lớp hát, đọc thơ về nội dung có liên quan
đến các bài học trên.
THỦ CÔNG
XÉ DÁN HÌNH CON GÀ CON (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách xé, dán hình con gà con đơn giản.
- Xé được hình con gà con, dán cân đối, phẳng.
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở thực hành thủ công
- Giấy thủ công, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Học sinh thực hành

- GV nhắc lại các bước xé ở tiết 1
- GV yêu cầu HS chọn giấy màu và ước lượng số ô rồi đánh dấu, vẽ hình: đầu
gà, thân gà, chân, mỏ.
- GV cho HS lần lượt xé từng bộ phận như đã hướng dẫn ở tiết trước.
- GV kết hợp giúp đỡ HS yếu trong khi thực hành.
Lưu ý: nếu hs không xé được các bộ phận nhỏ như mắt, mỏ, chân thì hs có thể
vẽ và tô màu.
- Sau khi xé xong, GV cho HS dán hình lưu ý dán phẳng, cân đối.
- Dán xong cho HS thu dọn giấy vụn và lau sạch tay.
Hoạt động 2: Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Đánh giá sản phẩm.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
4

Thứ ba, ngày 30 tháng 10 năm 2007
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập toán.
- Tranh vẽ bài tập 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc lại các phép tính trừ trong phạm vi 5.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới

a. Giới thiệu bài: giới thiệu trực tiếp
b. GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán.
Bài 1: Tính
- GV yêu cầu bài.
- HS làm vào bảng con, GV đọc từng phép tính để HS đặt tính và tính kết quả.
Ví dụ: 5 5
- -
3 4
2 1
- GV củng cố và chốt lại cách đặt tính.
Bài 2: Tính
- GV nêu yêu cầu, HS tự làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Yêu cầu 3 HS chữa bài, GV hỏi một số HS nêu cách làm.
- GV chốt lại: Dựa vào bảng trừ các số đã học các con nhẩm tính rồi viết kết
quả vào sau dấu bằng.
Bài 3: >; <; =
- GV nêu yêu cầu, HS tự làm bài.
- GV gọi một số HS chữa bài và nêu cách làm.
- GV nêu: phải tính kết quả của phép tính rồi so sánh.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV treo tranh yêu cầu HS quan sát và nêu tình huống bài toán, rồi viết phép
tính phù hợp với bài toán vừa nêu.
- HS viết phép tính và bảng con.
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
5
Bài 5: Số?
3 + … = 5 – 2
HS khá giỏi làm
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài sau.
HỌC VẦN
ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng u hay o.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Sói và Cừu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng ôn SGK phóng to.
- Tranh minh hoạ cho truyện kể Sói và Cừu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc câu ứng dụng bài 42.
- Cả lớp viết từ: mưu trí
2. Dạy học bài mới:
* Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS khai thác khung đầu bài và hình minh
hoạ SGK để rút ra bài ôn.
* Ôn tập
a. Ôn các vần vừa học
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc cá nhân các vần vừa học trong tuần.
+GV chỉ HS đọc.
+ HS vừa chỉ và vừa đọc vần.
b. Ghép âm thành vần
- HS ghép và đọc các âm ở cột dọc với các âm ở các dòng ngang.
- HS thực hành ghép trên bảng cài một vài vần.
- HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự( cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ
hs yếu.
- GV nhận xét chỉnh sửa.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS đọc trong nhóm các từ ngữ ứng dụng, HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu.

- HS đọc bảng lớp( cá nhân và đồng thanh).
- GV có thể giải thích từ ao bèo, cá sấu, kì diệu( bằng lời, mẫu vật).
d. Tập viết từ ứng dụng
- GV đọc cho HS viết từ cá sấu, sau đó GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS.
- GV lưu ý vị trí dấu thanh.
6
- GV cho HS đọc lại bài tiết 1( đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập
a. Luyện đọc
- HS đọc lại bài ôn tiết 1 trên bảng lớp, SGK
+ HS đọc(cá nhân, nhóm, lớp). GV lưu ý hs yếu.
+ GV nhận xét
- Đọc câu ứng dụng
+ GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu câu đọc.
+ HS khá, giỏi đọc trơn câu, HS yếu có thể đọc theo.
+ GV gọi một số HS đọc trước lớp.
+ GV chỉnh sửa lỗi phát âm.
b. Luyện viết
- HS mở vở tập viết và đọc nội dung bài viết.
- HS viết bài.GV theo dõi uốn nắn HS yếu.
c. Kể chuyện: Sói và Cừu
- GV yêu cầu HS đọc tên câu chuyện.
- GV kể chuyện theo nội dung truyện trong SGV.
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.
- HS kể lại trong nhóm, GV giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể (mỗi nhóm 1đến 2 đoạn).
- GV cùng HS nhận xét.
- Gọi 2 HS khá kể trước lớp toàn câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa truyện SGV.

3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại toàn bài.
- Chuẩn bị bài 44.
MĨ THUẬT
VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ Ở ĐƯỜNG DIỀM
(GV hoạ dạy)
Thứ tư, ngày 31 tháng 10 năm 2007
TOÁN
SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu giúp HS nắm được: 0 là kết quả của phép tính trừ hai số bằng
nhau, một số trừ đi 0 cho kết quả là chính số đó. Biết thực hành tính trong
những trường hợp này.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính trừ thích hợp.
7
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ thực hành toán.
- Vở bài tập toán. Tranh vẽ bài tập 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- HS làm phép tính vào bảng con: 5 – 3 =…., 5 – 2 = …., 4 – 2 = ….
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau
a. Giới thiệu phép trừ 1 – 1 = 0
+ GV cho HS cầm trên tay 1 que tính rồi bớt luôn que tính đó.
- GV yêu cầu HS nêu bài toán trực quan:
Trên tay có 1 que tính bớt đi 1 que tính. Hỏi trên tay còn lại mấy que tính?
- HS trả lời bài toán trực quan.
- GV gợi ý 1 que tính bớt 1 que tính còn 0 que tính.

+ HS quan sát tranh SGK và nêu 1 con vịt bớt 1 con vịt còn 0 con vịt.
Từ 2 ví dụ trên GV hướng dẫn HS rút ra phép tính trừ 1 – 1 = 0
- HS đọc lại (cá nhân, đồng thanh)
Một trừ một bằng 0.
b. Giới thiệu phép trừ 3 – 3 = 0
(cách tiến hành tương tự phép trừ 1 – 1 = 0)
c. GV cho HS tiến hành thêm một số phép trừ nữa 4 – 4 ; 5 – 5
- HS tự tìm cách để tính kết quả.
- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Một số trừ đi số đó thì bằng 0.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ: một số trừ đi 0
a. Giới thiệu phép trừ 4 – 0 = 4
- GV cho HS quan sát vào hình vẽ SGK nhận xét và nêu bài toán trực quan, từ
đó trả lời bài toán trực quan và rút ra 4 – 0 = 4
-HS đọc phép tính( cá nhân, nhón, lớp).
b. Giới thiệu phép trừ 5 – 0 = 5
(cách tiến hành tương tự như phép trừ 4 – 0)
- GV cho HS tiến hành tương tự với một số phép trừ khác, từ đó HS rút ra
nhận xét: Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó.
Hoạt động 3: Thực hành
GV cho HS làm các bài tập ở vở bài tập toán.
Bài 1: Tính
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Gọi hs nối tiếp chữa bài.
- GV củng cố chốt lại bảng trừ các số đã học và 1 số trừ đi 0.
Bài 2: Tính
- GV nêu yêu cầu, HS làm bài. GV giúp đỡ hs yếu.
- Gọi 3 hs lên chữa bài.
- Yêu cầu hs nhận xét từng cột phép tính để tự rút ra mối quan hệ của phép
8
cộng và phép trừ.

Bài 3: Số?
- GV nêu yêu cầu, hs tự làm bài ghi lên bảng. GV giúp đỡ hs yếu.
- Gọi hs đọc chữa bài. GV nhận xét và chốt lại cách làm đúng.
- GV lưu ý phép tính … + … = 0
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- HS quan sát tranh, nêu tình huống bài toán, sau đó viết phép tính vào bảng
con. GV, hs cùng nhận xét.
- HS khá giỏi có thể nêu tình huống bài toán khác nhau. HS yếu có thể nêu 1
tình huống phù hợp là được.
3. Củng cố, dặn dò
- Củng cố nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
HỌC VÂN
VẦN: on - an
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được on, an, mẹ con, nhà sàn.
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: Gấu mẹ dạy con chơi đàn.Còn
Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bé và bạn bè
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 44
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc từ: cá sấu, ao bèo, kì diệu( cá nhân, động thanh).
- Cả lớp viết từ: cá sấu
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: HS quan sát tranh vẽ SGK. GV hướng dẫn HS rút ra vần on
an

- GV viết bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần on
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cấu tạo vần on trên bảng
+ HS thực hành ghép vần on
GV giúp đỡ hs yếu ghép.
b. Phát âm, đánh vần:
9
- Yêu cầu HS khá giỏi đánh vần vần này? GV nhận xét.
+ HS đọc: o - nờ - on/ on.
+ HS đọc(cá nhân, nhóm, lớp).
GV lưu ý hs yếu.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng, từ: con, mẹ con và suy nghĩ đánh vần rồi đọc
trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại on- con - mẹ con
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp), HS kết hợp phân tích âm, vần.
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần on vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát và viết
trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu từ mẹ con
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa c và vần on
- HS yếu chỉ cần viết chữ con
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét
Vần an

(Quy trình dạy tương tự vần on)
Lưu ý:
Nhận diện:
- GV thay o bằng a được vần an
- HS đọc trơn và nhận xét an gồm 2 âm a và n
Yêu cầu HS so sánh on và an
+ giống nhau: âm n
+ Khác nhau: âm o - a
Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- GV hướng dẫn hs yếu cách đánh vần và đọc
+ HS đọc cá nhân (nối tiếp)
+ Đọc đồng thanh
- Ghép và đọc tiếng, từ: sàn, nhà sàn
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
. Viết:
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm s sang vần an và dấu thanh huyền đặt
trên đầu chữ a.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng
mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, gọi 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
10
- HS yếu đánh vần và đọc trơn; HS khá đọc trơn.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế (bằng
lời, trực quan)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:

- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu.
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng:
+ Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
GV lưu ý: Đây là 2 câu văn yêu cầu HS khi đọc phải nghỉ hơi ở dấu chấm.
+ HS khá đọc lại.GV chỉnh sửa cách đọc.
+ GV hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
- GV gọi 1 số HS đọc lại.
- Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích con, đàn.
- GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 44
- GV yêu cầu HS viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Bé và bạn bè
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1
số câu hỏi )
- GV giúp đỡ các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS, GV cùng nhận xét đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.
- Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần on, an.
- Chuẩn bị bài sau bài 45.
THỂ DỤC

11
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I.MỤC TIÊU
- Ôn một số động tác thể dục RLTT cơ bản đã học. Yêu cầu thực hiện được ở
mức tương đối chính xác.
- Học động tác đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông. Yêu cầu thực
hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
- Làm quen với trò chơi: “ Chuyền bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết tham gia vào
trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Sân trường sạch sẽ, GV chuẩn bị còi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
a. Phần mở đầu
- GV tập hợp lớp học, phổ biến nội dung tiết học.
- Khởi động: GV cho HS đi thường và hát.
b.Phần cơ bản
* Ôn các động tác thể dục RLTT cơ bản đã học
- GV cho HS cả lớp ôn lại mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
- GV nhận xét và chỉnh sửa.
* Học động tác đứng đưa 1 chân ra trước
- GV làm mẫu hướng dẫn cho 1 số HS tập theo.
- GV cho các tổ thực hành luyện tập, GV theo dõi chỉnh sửa.
* Học hai tay chống hông
- GV hướng dẫn HS cách tiến hành tương tự.
- GV lưu ý kĩ thật từng động tác.
* Ôn kết hợp 2 động tác
- Chia tổ luyện tập, sau đó các tổ thi với nhau.
- GV nhận xét nhóm tập đúng, đều.
* Trò chơi : Chuyền bóng tiếp sức
- GV làm mẫu và hướng dẫn cho HS chơi thử khoảng 4 HS.

- GV hướng dẫn HS cả lớp tập theo.
- GV cho các tổ thi đua nhau để tập luyện.
- Nhận xét, đánh giá.
c. Phần kết thúc
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về tập luyện thêm.
Thứ năm, ngày 1 tháng 11 năm 2007.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Củng cố về phép trừ hai số bằng nhau.
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
12
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập toán. Tranh vẽ bài 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc các phép tính trừ trong phạm vi các số đã học, hs nêu miệng kết
quả.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới
GV hướng dẫn HS làm các bài tập vở bài tập toán.
Bài 1: Tính
- HS nêu miệng các kết quả của phép trừ.
- GV củng cố chốt lại bảng trừ các số đã học.
Bài 2: Tính
- GV nêu yêu cầu và đọc từng phép tính , hs làm bảng con.
- GV củng cố và chốt lại cách đặt tính.

Bài 3: Tính
- GV nêu yêu cầu, HS làm bài vào vở.
- GV gọi 3 HS chữa bài và yêu cầu một số HS nêu cách làm.
- GV chốt lại: Dựa vào bảng trừ các số đã học các con nhẩm tính rồi viết kết
quả vào sau dấu bằng.
Bài 4: >; <; =
- HS tự làm bài.GV quan sát giúp đỡ hs yếu.
- GV gọi một số HS chữa bài.
- GV củng cố cho HS tính kết quả rồi so sánh.
Bài 5: Viết phép tính thích hợp
- GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát và nêu tình huống bài toán, rồi viết
phép tính phù hợp với bài toán vừa nêu.
- HS viết phép tính vào bảng con.
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
Ví dụ: Có 4 con vịt trong lồng, chạy ra ngoài 1 con. Hỏi còn lại mấy con vịt?
HS thực hiện : 4 - 1 = 3
- HS khá giỏi làm và nêu được các tình huống khác nhau.
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Về chuẩn bị bài sau.
HỌC VÂN
VẦN: ân – ă - ăn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc và viết được ân, ăn, cái cân, con trăn.
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn
Lê là thợ lặn.
13
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nặn đồ chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sử dụng tranh SGK bài 45, vật thật: cái cân

- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc câu ứng dụng bài 44.
- Cả lớp viết từ: nhà sàn
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: HS quan sát tranh vẽ SGK và vật mẫu.GV hướng dẫn HS
rút ra vần ân - ăn
- GV viết bảng và đọc, HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần ân
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần ân trên bảng
+ HS thực hành ghép vần ân.
GV giúp đỡ hs yếu ghép HS.
b. Phát âm, đánh vần:
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này. GV nhận xét.
+ HS khá đọc lại ớ - nờ - ân/ ân
+ HS đọc( cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu đọc.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng, từ: cân, cái cân và suy nghĩ đánh vần rồi đọc
trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc lại ân – cân – cái cân
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
- GV viết mẫu vần ân vừa viết vừa hướng dẫn quy trình, HS quan sát và viết

trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
- GV viết mẫu tiếng cân, từ cái cân.
- HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa c và ân
- HS yếu chỉ cần viết chữ cân.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét
Vần ăn
(Quy trình dạy tương tự vần ân)
14
Lưu ý:
Nhận diện:
- GV thay â bằng ă được ăn
- HS đọc trơn và nhận xét ăn gồm 2 âm ă và n
Yêu cầu HS so sánh ăn và ân
+giống nhau: âm n
+ Khác nhau: âm â- ă
Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc trơn.
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
+ HS đọc cá nhân (nối tiếp)
- Ghép tiếng, từ: trăn, con trăn
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
. Viết:
- GV lưu ý cách viết các nét nối từ tr sang vần ăn
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng
mới.
- 3 HS đọc lại trên bảng lớp, 1 HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS yếu đánh vần; HS khá giỏiđọc trơn.

- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: bạn thân, gần gũi , khăn rằn, dặn dò
(bằng lời)
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV giúp đỡ hs yếu.
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng: Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
GV lưu ý: Đây là 2 câu văn có dấu chấm, yêu cầu HS khi đọc phải nghỉ hơi.
+ HS khá đọc lại. GV chỉnh sửa cách đọc.
+ GV hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
+ GV gọi 1 số HS đọc lại.
+ Tìm tiếng có vần vừa học trong câu. HS phân tích thân, lặn.
GV nhận xét.
b. Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 45.
- HS viết bài vào vở tập viết.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu.
- Thu chấm bài và nhận xét.
15
c. Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Nặn đồ chơi
- GV cho cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGKvà thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số
câu hỏi )
- GV giúp đỡ các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ ngoài bài có chứa vần ăn, ân vừa học.
- Chuẩn bị bài sau bài 46.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU
Giúp HS biết:
- Gia đình là tổ ấm của em.
- Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị…là những người thân yêu nhất của em.
- Em có quyền được sống với cha, mẹ và được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Kể được về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.
- Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập tự nhiên xã hội.
- Các hình SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm nhỏ
- Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi trả lời
câu hỏi trong SGK.
+ Bước 2: Đại diện các nhóm chỉ vào hình và kể về gia đình Lan, gia đình
Minh.
GV nêu kết luận: SGV.
Hoạt động 2: Vẽ tranh về gia đình mình
- Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình mình.
- Cách tiến hành:

+ HS vẽ vào giấy sau đó kể cho nhau nghe trong nhóm về người thân trong
gia đình.
+ GV nêu kết luận: SGV
Hoạt động 3: Kể về gia đình mình trước lớp
16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×