Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

thực trạng bạo lực học đường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.98 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giáo dục đào
tạo ngày càng phát triển, chất lượng nhân lực và tri thức ngày càng
cao. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những
mặt tích cực thì giáo dục còn đang tồn tại một số tiêu cực, và bạo lực
học đường là một trong những mặt tiêu cực của giáo dục. Bạo lực học
đường đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục.
Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình,
các trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng
mà nó gây ra.
Ở trong phần này nhóm chúng tôi đề cập đến hiện tượng bạo lực
giữa thầy – trò và bạo lực giữa trò – trò.

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 1 / 20


Khái niệm bạo lực và bạo lực học đường.

I.

II.

-

Theo WHO, bạo lực là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất
hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với nhóm
người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả


năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng
đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát cho những người bị hại.

-

Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang
tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác để lại thương tích trên
cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến
tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối
tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường
cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay.

Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành một hiện tượng nóng,
một mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Hiện tượng này có xu hướng
gia tăng, diễn ra ở nhiều trường học trên cả nước.
Khi nói tới hai từ “bạo lực” chúng ta thường nghĩ tới các bạn học
sinh nam sinh đánh nhau, những người ưa thích dùng sức mạnh cơ bắp
với người khác. Nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy những hành vi
bạo lực này không chỉ xảy ra ở các nam sinh mà còn xảy ra ở không ít
các nữ sinh.
Bạo lực học đường ngày càng gia tăng về số lượng và nguy hiểm
hơn về mức độ, diễn ra ở nhiều nơi. Biểu hiện của bạo lực có thể xảy
ra dưới nhiều hình thức như:
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 2 / 20



-

Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm
tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói.
Đánh đập tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khoẻ, xâm phạm cơ
thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
Giữa những học sinh xuất hiện các băng nhóm hoạt động đánh
nhau có tổ chức.

Bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt
nạt đơn thuần giữa học trò với nhau. Hiện chúng đang biến tướng với
muôn hình vạn trạng, với cách hành xử “nhuốm” màu bạo lực, đậm
chất giang hồ.
Học trò vô lễ, dám tấn công cả thầy, cô giáo khi bị kỷ luật, nhắc
nhở như vụ nam sinh đấm thầy giáo chảy máu đầu tại Trường THPT
Nguyễn Tất Thành (quận 6, TP Hồ Chí Minh), nữ sinh tát cô giáo dạy
nhạc tại trường THCS Ngô Chí Quốc (Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí
Minh), hay học trò của trường THPT Tôn Đức Thắng (tỉnh Ninh
Thuận) hành hung giáo viên đến mức phải đi cấp cứu...
Học sinh kết bè, kéo cánh thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau,
gây thương tích, thậm chí sát thương nhau chỉ vì những lý do không
đâu, chỉ nhằm mục đích ra oai, “dằn mặt”.
Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD-ĐT, trong một năm
học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong
và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương với khoảng 5 vụ đánh nhau
trong một ngày.Trong đó, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ
đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì
đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.
Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có
hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người

trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ
giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14
đến dưới 18 chiếm đến 17%).
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 3 / 20


Cụ thể, ngày 16/9 vừa qua, nam thanh niên tên Lê Thanh Tùng
(sinh năm 1996, quê ở Thành phố Lào Cai), đang theo học tại Trường
ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, đã bị tạt axit vào lúc nửa đêm, ngay
gần phòng trọ (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội). Nguyên nhân được cho
là từ một mối tình tay ba.
Tháng 8/2015, tại Thanh Hóa, một nữ sinh tên Nguyễn Thị Trâm
(đang theo học tại Trường THPT Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã bị đánh
hội đồng. Video đăng tải trên các trang mạng xã hội cho thấy, có 2 nữ
sinh đã cùng “lao” vào đánh bạn nữ tên Trâm, một người khác bấm
điện thoại quay video. Nguyên nhân được cho là do mâu thuẫn trên
Facebook.
Tháng 5/2015, cũng tại Thanh Hóa, nữ sinh Trương Thị Lan (học
sinh lớp 9, trường THCS Quảng Tiến, Thị xã Sầm Sơn) đã bị một nữ
sinh tên Quỳnh đang theo học tại trường THCS Bắc Sơn (Thị xã Sầm
Sơn) sử dụng mũ bảo hiểm đánh tới tấp vào người, và một nữ sinh
khác sử dụng điện thoại quay clip đăng tải lên các trang mạng.Nguyên
nhân Quỳnh đánh Lan là nghe một bạn khác bảo Lan nói xấu Quỳnh,
sau đó Quỳnh đăng status thách thức trên Facebook, mặc dù Quỳnh và
Lan không hề quen biết nhau.
Điển hình hơn cho mức độ nguy hiểm của bạo lực học đường là
vụ một nam sinh lớp 9 Trường THCS Tân Hà (Lâm Hà, Lâm Đồng)

dùng dao đâm thủng tim bạn chỉ vì mâu thuẫn trong giờ ra chơi, một
học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (Quận 3, TP Hồ Chí
Minh) bị đâm chết ngay trước cổng trường vì tội dám “nhìn đểu”; một
học sinh nam của trường THCS Gia Kiệm (Thống Nhất, Đồng Nai) bị
bạn cùng lớp cướp đi mạng sống chỉ vì tội “dám để ý” tới một bạn
gái... Đau lòng hơn là những vụ việc thầy, cô giáo vì nóng giận đã hạ
nhục học trò và gây ra những phản ứng rất xấu cho môi trường giáo
dục vốn luôn đặt sự nghiêm cẩn trong hành xử lên đầu. Hệ quả là
nhiều vị phụ huynh không kiềm chế được sự nóng giận, xót con đã lao
vào trong trường, “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với giáo viên ngay
trước mặt học sinh, tạo nên hình ảnh rất phản cảm, phản giáo dục.
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 4 / 20


Nguyên nhân bạo lực học đường.

III.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bạo lực học đường

1.

Nguyên nhân xuất phát từ bản thân học sinh.

Nguyên nhân đầu tiên có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý
của bản thân đối tượng từ 12-17 tuổi, là giai đoạn hình thành nhân
cách ở con người, ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các

em thấy bức bối và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần
những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các
em học theo.
Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả
năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch
trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành
động .Các em chưa định hình được lí tưởng sống cho bản thân nên rất
dễ xa đọa.
Theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa
các em học sinh bắt nguồn từ xích mích nhưng thay vì tìm cách giảng
hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí.
2.

Nguyên nhân từ gia đình.

Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời
quát tháo con cái. Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái
hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không
phải là chuyện hiếm gặp.

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 5 / 20


Lứa tuổi 15 – 18 tuổi (tuổi học sinh cấp trung học) là giai đoạn
học sinh hình thành nhân cách, chỉ cần một tác động xấu từ gia đình
và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành
những nhân cách méo mó về giá trị sống.

Cha mẹ mãi mê công việc, có quá ít thời gian để trực tiếp quan
tâm chia sẻ với con cái, đặc biệt quan hệ giữa con cái - cha mẹ là yếu
tố then chốt dẫn đến sự phát triển về mặt tính cách và nhận thức của
trẻ. Cha mẹ chỉ có thể quan tâm đến con bằng việc cung cấp cho con
vật chất đầy đủ, chiều chuộng quá đà và giao khoán trách nhiệm giáo
dục con cái cho nhà trường, giáo viên. Trong khi ngoài xã hội đầy cám
dỗ thì trẻ lại được tự do lựa chọn những cách giải trí, vui chơi do thiếu
sự quan tâm của cha mẹ. Chính sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của
cha mẹ khiến trẻ có hành vi bạo lực để được cha mẹ quan tâm.
Có những gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong
hai người chết...dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình
thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có
tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần, học hành yếu kém, dễ
dàng vi phạm khi bị rủ rê, lôi kéo... Ở trường học, các em dễ tham gia
vào bạo lực học đường khi có bức xúc.
Đối với những gia đình có tồn tại bạo lực, cha mẹ thường xuyên
cãi cọ, nặng lời hoặc bố mẹ thiếu hiểu biết, không kiềm chế được đã
coi việc đánh đập với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ
đã buồn bực, lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái. Với những trẻ
phải chứng kiến và chung sống với việc gia đình thường xuyên có bạo
lực, cãi cọ thì sự ảnh hướng đến sức khỏe và tinh thần của các em là
rất lớn. Từ việc sợ hãi, lo lắng, buồn rầu trước hành vi bạo lực các em
là rất lớn.
Từ việc sợ hãi, lo lắng, buồn rầu trước hành vi bạo lực các em dần
trở thành những đứa trẻ hay cáu giận, nhút nhát, khó hòa nhập với đời
sống. Hình ảnh bạo lực gia đình sẽ in dấu trong tiềm thức các em đến
khi trưởng thành, làm thay đổi suy nghĩ của các em về ứng xử, các em
dễ dàng quen với bạo lực, không ngần ngại sử dụng bạo lực khi có
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37


T r a n g 6 / 20


xích mích. Nhiều đứa trẻ bị bạo hành nghĩ gia đình không còn yêu
thương, bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến
trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, tự ti, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh
mọi người. Đó là lí do vì sao trẻ có thể sẵn sàng gây ra bạo lực học
đường.
Đối với gia đình quan tâm con cái theo kiểu cứng nhắc, quá
nghiêm khắc thì cũng hết sức nguy hiểm, sự cứng nhắc tạo cho trẻ rất
nhiều áp lực vì cha mẹ thường hay áp đặt, khắt khe với con cái làm
cho con cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, cô đơn, trẻ thiếu sự chia sẻ,
lắng nghe của cha mẹ và thường phải làm theo ý cha mẹ một cách
miễn cưỡng. Giới trẻ bây giờ thì quan hệ bạn bè mở rộng, các em có
nhiều nhu cầu về tình cảm khác nhưng cha mẹ lại bó buộc, không hiểu
con sẽ làm trẻ có sự chống đối trở lại bằng việc học đối phó, nghe lời
đối phó, nếu không đạt được yêu cầu của cha mẹ, trẻ có thể nói dối và
tự ý hành động ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ. Những trẻ này có
nhiều bức xúc về tâm lí khi mà trẻ đã dám nói dối, dám tự ý hành
động, trẻ có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn xấu, tham gia vào ăn
chơi và dễ dàng có hành vi bạo lực do tính bất cần, nông nỗi, hoặc do
bị lôi kéo rủ rê.
3.

Nguyên nhân từ nhà trường.

Do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi
khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học
văn”.

Nhà trường chỉ quan tâm đến giáo trình, bài học, ít chú tâm đến
thái độ sống trong quan hệ bạn bè, quan hệ học tập như thế nào tốt,
cách hành xử như thế nào cho đúng. Chính vì vậy mà buông lỏng đi,
mới dẫn đến hệ lụy là gây ra những chuyện hành hung lẫn nhau.
Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần
xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức
của một bộ phận thầy cô giáo.
Không ít thầy cô đi dạy với tâm thế dạy cho hết trách nhiệm, nên
ít chú trọng tới quản lý và giáo dục nhân văn.
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 7 / 20


Bây giờ thật khó mà tìm được những thầy cô mà học sinh luôn
nhắc đến với lòng kính yêu, luôn được học sinh coi là một hình mẫu
để học tập.
4.

Nguyên nhân từ xã hội.
Việt Nam hội nhập với thế giới, chịu ảnh hưởng và tác động từ
nhiều nền văn hoá khác nhau. Bên cạnh những nét đẹp văn hoá du
nhập vào nước ta thì cũng có không ít các mặt trái của nó: phim ảnh,
sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng...),…
cũng theo đó mà tràn vào. Chúng mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến
thế hệ trẻ của chúng ta.

-


-

-

IV.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình
ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều, các bộ phim hành động kinh dị, xã
hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa.
Các trò chơi trên mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau,
giết người. Các game hành động như liên minh huyền thoại, đột kích,
mộng gian hồ, half - life, stra craft, võ lâm, cao bồi không gian... Với
các pha chém giết, đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lượng đông
các bạn trẻ. Không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh
bạo lực tới đầu óc của các em, khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc
với chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt chước, thử nghiệm và thực hành
theo những hình ảnh, hình tượng đó.
Có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên
ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn. Nhiều học sinh có
người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư
xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày
của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt,
dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường
với bạn bè.
Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường.

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 8 / 20



1.

Ảnh hưởng đến bản thân học sinh.

Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả
không hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo
lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ là
những vết bầm tím, nặng là những thương tích phải vào bệnh viện điều
trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những
học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác
mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực
ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy
sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt
nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài
suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường,
không thể tập trung vào học hành.

Những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến
trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ
đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể
trở thành nạn nhân bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh
hưởng xấu đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các
em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc.

Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những
điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng

thành.
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 9 / 20


Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo
lực cũng khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra
bạo lực không hề bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa
theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ
có hành vi bạo lực trong tương lai. Những em chứng kiến mà im lặng
thì cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì
đó nhưng đã không dám làm; cho rằng việc đó chẳng liên quan gì đến
các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm
người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác.

Các em học sinh bị bắt nạt có thể đi đến tự tử hoặc nổi loạn để
trả thù.

Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay
tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng
như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với
những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng
thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể.
Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh
kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực
mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học.

Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không

mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng
quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi
tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo
lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng
rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 10 / 20


2. Ảnh hưởng đến gia đình.

Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm
cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà
trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến
nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí
là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào
đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ
và con cái.

Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ
cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không ai chịu
nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con
cái. Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại
hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một
khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có
những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của
những em học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng
không thể bù đắp được.


Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự
lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo
lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng
cho tương lai và cả tính mạng của con mình.

3. Ảnh hưởng đến nhà trường.

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 11 / 20


Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn
khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ
hãi, bất an luôn bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi
không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới
lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi những hành vi này đi đến thái
quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại
nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn
nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em
học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi
trường của mình.

Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu
chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn
tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm

ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng
đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.

Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên
làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy
tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học
sẽ không thể đạt được như mong đợi.

Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm
cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 12 / 20


4. Ảnh hưởng đến xã hội.

Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho
giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ
những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh. Những nét
văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với
sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu.
Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế
thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội
nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những
chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là
những nét văn hóa hiện đại, lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều
không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp
du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là

những điều không nên.

Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí
đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm,
đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy
đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể
hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một
cách đáng báo động.

Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với
một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và
cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 13 / 20


ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một
khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường
xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn
chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và
ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.

Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang
ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình,
của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai
thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn
nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo
lực học đường.


Bạo lực học đường đã và đang trở thành nỗi lo lắng, ám ảnh của
nhiều gia đình, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội bởi tính nghiêm
trọng mà thực trạng gây ra. Cần có một bài toán để “đặc trị” bạo lực
học đường mạnh hơn nữa; xiết chặt hơn nữa sự tương tác giữa gia
đình và nhà trường, nhà trường và lực lượng chức năng để các em học
sinh sớm nhận thức được những hậu quả khôn lường phải gánh chịu.

IV.

Giải pháp.

Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp giáo dục đồng bộ
của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là những lực lượng có vai
trò quan trọng đối với việc hình thành chuẩn mực đạo đức của con em
mình.
1. Đối với bản thân các em.

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 14 / 20


Đối với bản thân các em cần phải biết xây dựng kỹ năng, giá trị
sống cho bản thân mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Biết bảo vệ minh trước hành vi không đúng của thầy cô và các bạn.
Cần cố gắng mở rộng năng cao nhận thức để ý thức về hành
động và những hậu quả của hành động bạo lực đó.Trong tập thể lớp
cần tham gia các nhóm bạn đồng hành tương tự như: hình thức đôi

bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi
khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập .
Bản thân các em cũng cần phải xác định rõ mục tiêu lý tường
sống cho mình, bết trân trọng danh dự chính mình, tức là biết những
hành động đúng sai. Cần rèn luyện đạo đức, kỹ năng, nhân cách làm
người.
Với những học sinh có cá tính mạnh có biểu hiện đầu gấu,
chơi hội thì phải khoanh vùng phối hợp cùng gia đình và nhà trường
uốn nắn phải biết lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân
chơi cho các em đỡ nhàm chán tránh được sự phân biệt đối xử. Tổ
chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gũi yêu thương con người.
Tránh được sự thờ ơ, vô cảm của mọi người trước những hành động
của mọi người.
2. Về phía gia đình.

Kinh tế thị trường ảnh hưởng lớn đến việc dạy dỗ con em. Do
vậy, các thành viên trong gia đình cần dành nhiều thời gian chăm sóc
và giáo dục con em. Gia đình phải thực sự là tổ ấm trong đời sống tinh
thần và vật chất của trẻ.

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 15 / 20


Trẻ càng lớn, học lớp càng cao thì phụ huynh càng phải trở thành
những người bạn thân thiết để chia sẻ, khuyên bảo khi chúng có biểu
hiện căng thẳng, sai lệch trong hành vi. Mọi thành viên trong gia đình
phải là tấm gương đạo đức tốt về lối sống, tác phong, tình đoàn kết

gắn bó thương yêu nhau thì con em họ khó có thể giải quyết công việc
bằng bạo lực.
Mỗi ngày, cha mẹ nên hỏi thăm và quan tâm nhiều hơn đến con
cái. Để theo dõi được tình hình của con em mình thì nên đặt ra thật
nhiều câu hỏi cho con mình trả lời. Mỗi câu hỏi đặt ra đều phải được
sắp xếp theo thứ tự, ví dụ như : "Hôm nay con đi học thế nào? Có gì
vui hay không? Có gì buồn? Ở lớp có bạn nào bị bạn khác đánh hay
bắt nạt không? Con có bị bạn nào ghét và bắt nạt không?". Nếu cha
mẹ hỏi ngay vào vấn đề thì trẻ sẽ không bao giờ nhận được câu trả lời.
Sau đó, các bậc phụ huynh nên lấy những trường hợp thực tế làm
bài học cho trẻ. Đặt ra cho trẻ tình huống: nếu như trong lớp có bạn A
đánh bạn B thì con nghĩ bạn B nên làm gì? Nhận được câu trả lời của
trẻ thì nên tiếp tục gợi ý trẻ một số tình huống phòng thân, ví dụ như :
nếu bị bạn đánh có thể dùng tay đỡ, đỡ như thế nào, gạt tay bạn như
thế nào? Dạy cho trẻ cách thoát thân, bỏ chạy thì sẽ chạy về đâu.
Không nên chạy vào chỗ vắng, chỗ khuất mà nên chạy đến nơi đông
người...
Ngoài ra, phụ huynh nên hướng dẫn thêm cho trẻ khi lâm vào tình
huống đặt biệt như bị bạn dọa đánh trong toilet thì phải làm như thế
nào. Và hướng dẫn cụ thể là nên chạy ra khỏi toilet, nếu như bạn chặn
cửa thì phải chạy ngược vào trong khóa chặt cửa lại và kêu cứu...v.vv..


Lời khuyên dành cho phụ huynh:



Lựa chọn cho con môi trường giáo dục lành mạnh và đó là môi
trường tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của con.
Quan tâm tới các mối quan hệ bạn bè của con, nhưng cha mẹ

không nên quản lí con quá khắt khe làm con có cảm giác bị trói
buộc và không được thể chia sẻ cùng cha mẹ. Cha mẹ hãy là

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 16 / 20




những người bạn lớn đối với con hoặc tìm cho con những người
bạn đáng tin tưởng mà con có thể chia sẻ là những gia sư tại nhà.
Kết hợp với nhà trường để có được những thông tin thường xuyên
của con và tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.

3. Về phía nhà trường.

Xác định nội dung giáo dục và đổi mới các phương pháp giáo
dục đạo đức cho phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi. Chẳng hạn,
với học sinh tiểu học, cần giáo dục cho trẻ đức tính lễ phép, thật thà,
khiêm tốn. Với học sinh bậc trung học, đây là lứa tuổi có sự thay đổi
lớn về tâm sinh lý, do vậy cần tăng cường dạy kỹ năng sống, kỹ năng
ứng xử.

Nhà trường kết hợp việc giáo dục kiến thức với việc giáo dục
kĩ năng. Trong buổi sinh hoạt, thầy cô nên đưa cho học sinh xem các
trường hợp đánh nhau rồi hỏi những hành vi này đáng khen hay đáng
trách? Những bạn đánh thường là những bạn học không giỏi nên mới
phải khẳng định bản thân bằng nắm đấm v..v..

Tức là giáo dục về mặt nhận thức và thái độ cho trẻ không chấp
nhận hành vi đó. Rồi sau đó lại hướng dẫn trẻ thoát hiểm trong trường
hợp nguy hiểm, bị đe dọa bằng nhiều cách. Nhà trường nên lồng ghép
vào buổi sinh hoạt chung và sinh hoạt chủ nhiệm hoặc cũng có thể là
lồng ghép vào môn đạo đức.
Cả nhà trường và gia đình nên là những bến bờ vững chắc, cha
mẹ, thầy cô trở thành những người bạn để có thể hiểu và kịp thời ngăn
chặn nếu có hành vi bạo lực xảy ra. Cũng như nên hướng dẫn trẻ
những kĩ năng thực tế để xử lý tốt tình huống khi gặp sự đe dọa.

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 17 / 20


Cần phát triển mô hình tư vấn tâm lý cho học sinh trong các nhà
trường nhằm tư vấn và tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, mâu thuẫn
nảy sinh trong quá trình giao tiếp. Xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, thân thiện phát huy tính tích cực của học sinh, phát huy hơn
nữa vai trò của giáo viên chủ nhiệm, đó là bám sát lớp để có những
biện pháp can thiệp phù hợp khi có vấn đề xảy ra giữa các em.
4. Về phía xã hội.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục, xây dựng và hình thành cho con
em mình ý thức về nét đẹp học đường, truyền thống đạo đức dân tộc.

Triển khai và thực hiện có chất lượng cuộc vận động Xây dựng
nhà trường thân thiện, học sinh tích cực và thầy cô giáo mẫu mực.


Nhanh chóng có biện pháp hạn chế và loại bỏ những hình ảnh, trò
chơi bạo lực đang phổ biến hiện nay.

Tổ chức xây dựng nhiều chương trình, sân chơi bổ ích thu hút các
em tham gia một cách tích cực, là con đường giáo dục mang lại hiệu
quả nếu chúng ta biết khai thác hợp lý.

Có thể khẳng định, giải quyết vấn đề bạo lực học đường đang
được nhiều tầng lớp trong xã hội quan tâm không phải là nhiệm vụ
riêng của bất cứ lực lượng nào mà cần có sự phối hợp đồng bộ, trong
đó giáo dục gia đình phải là trung tâm của mọi sự tác động. Điều này
đã được chứng minh, gia đình nào có sự chăm sóc, giáo dục chu đáo
Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 18 / 20


thì con em họ sẽ đạt được sự phát triển đúng hướng theo chuẩn mực
giá trị đạo đức xã hội.
Bàn luận mở rộng:

V.


Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho xã
hội, thế nhưng chúng ta không nên đánh mất niềm tin vào con
người.
• Hiện tượng bạo lực học đường chỉ là một mảng tối trong bức
tranh của toàn xã hội hiện nay. Nhưng không vì thế chúng ta mất

niềm tin vào thế hệ trẻ…

 Rút ra bài học:



Nhận thức: Cần nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học
đường.
Hành động: Cần sống có lí tưởng, sống với trái tim yêu thương,
cùng với nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học
đường. Bạo lực học đường cũng như một con virut, ngay từ khi
nó nhen nhóm thì hãy diệt trừ tận gốc mầm mống đầu tiên bằng
cách răn đe và xử phạt thật nghiêm minh. Ắt hẳn, nó sẽ không có
điều kiện để sinh sôi và nảy nở khiến bạo lực học đường trở
thành một vấn nạn trong nhà trường, Để “mỗi ngày đến trường
là một ngày vui” và để học đường là nơi giáo dục nhân cách tốt
đẹp nhất cho mỗi con người.

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục
Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 19 / 20


Mỗi giây trôi qua, hàng triệu người trên hành tinh này phải chống lại bệnh tật, chiến tranh, nghèo
đói… để giành giật ngọn đèn sự sống từ bàn tay tử thần. Trong khi đó, có những thứ đáng sợ hơn cả
bệnh dịch hay chiến tranh, khiến họ mất đi bản năng sinh tồn vốn có để phó thác mọi thứ cho bánh
xe cuộc đời.

Bạo lực học đường – Xã hội học giáo dục

Tổ 1 – QLGD K37

T r a n g 20 / 20



×