Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Bắc Bộ (nghiên cứu điển hình tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MIỀN NÚI BẮC BỘ (NGHIÊN CỨU ĐIỂN
HÌNH TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG)

Mã số: B2014-TN08-01

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. ĐỖ ANH TÀI

THÁI NGUYÊN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MIỀN NÚI BẮC BỘ (NGHIÊN CỨU ĐIỂN
HÌNH TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG)
Mã số: B2014-TN08-01

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. ĐỖ ANH TÀI

Xác nhận của tổ chức chủ trì



THÁI NGUYÊN - 2016

Chủ nhiệm đề tài


i

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. Danh sách những thành viên tham gia
TT
1
2

3

4
5

6

7

8
9

Họ và tên
PGS. TS. Đỗ Anh Tài
PGS. TS. Đỗ Thị Lan
Ths. Phương Hữu Khiêm

Ths. Trần Anh Vũ

Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể
đƣợc giao

Trường ĐH Kinh tế &
QTKD – DDHTN/Kinh tế
Trường Đại học Nông
Lâm – ĐHTN/Quản lý tài
nguyên và môi trường
Đại
học
Thái
Nguyên/Kinh tế Nông
nghiệp
Khoa Quốc tế/Kinh tế

Chủ trì đề tài, nghiên cứu các
nội dung về kinh tế, xã hội
Nghiên cứu về vấn đề môi
trường các nguồn lực tài
nguyên
Nghiên cứu về các vấn đề hộ và
sinh kế của các hộ

Ths. David Grealy


Khoa Quốc tế/Quản trị
kinh doanh

Ths. Hoàng Tiến Dũng

Khoa Quốc tế/Quản trị
kinh doanh

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Trường Đại học Nông
Nông
Lâm-ĐHTN/Môi trường
và quy hoạch nông thôn
Ths. Nguyễn Ngọc Dung Trường ĐH Kinh tế và
QTKD – ĐHTN/ Kinh tế
PGS. TS. Đỗ Thị Bắc

Nghiên cứu các vấn đề về hạ
tầng và xã hội, mô hình
Nghiên cứu các vấn đề về
doanh nghiệp và hoạt động kinh
doanh
Nghiên cứu các vấn đề về
doanh nghiệp và hoạt động kinh
doanh
Nghiên cứu về vấn đề môi
trường các nguồn lực tài
nguyên và quy hoạch
Nghiên cứu các vấn đề về hạ
tầng và xã hội, mô hình


Trường ĐH Kinh tế và Nghiên cứu về các vấn đề hộ và
QTKD – ĐHTN/ Kinh tế
sinh kế của các hộ

2. Danh sách đơn vị phối hợp chính
Tên đơn vị
trong và ngoài nƣớc
UBND huyện Sơn Động

Nội dung phối hợp nghiên cứu

UBND huyện Simacai

Tham gia các hoạt động thực địa và ứng dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn
Tham gia chuyển giao kết quả sau đề tài

UBND tỉnh Hà Giang

Tham gia chuyển giao kết quả sau đề tài


ii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH

NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG .............................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ........................... 4
1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................................... 4
1.1.1.1. Nghèo đói ............................................................................................................. 4
1.1.1.2. Giảm nghèo bền vững .......................................................................................... 5
1.1.1.3. Kinh tế xanh ......................................................................................................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững.................... 8
1.3. Thực tiễn về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững trên thế giới và ở
Việt Nam……………… ................................................................................................. 12
1.3.1. Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững trên thế giới ........................ 12
1.3.2. Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ở Việt Nam ......................... 14
1.3.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực ............................................ 17
1.3.3.1. Nước Mỹ ............................................................................................................ 17
1.3.3.2. Chính sách gắn kết Châu Âu của EU ................................................................. 18
1.3.3.3. Chính sách “Tăng cường xanh, ít các-bon” của Hàn Quốc ............................... 18
1.3.3.4. Trung Quốc ........................................................................................................ 19
1.3.4. Xu hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam ...................................................... 19
1.3.5. Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ..................................................... 20
1.3.6. Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ............................................. 21
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 23
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 23
2.2. Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................................. 24
2.2.1. Tổng thể, mẫu và cách chọn mẫu ......................................................................... 26
2.2.2. Công cụ nghiên cứu .............................................................................................. 27
2.2.3. Thu thập thông tin................................................................................................. 27


iii

2.2.4. Xử lý thông tin ...................................................................................................... 28

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG SINH KẾ, NGHÈO, PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (HUYỆN
MIỀN NÚI BẮC BỘ) .................................................................................................... 29
3.1. Đặc điểm địa bàn khu vực miền núi Bắc bộ ............................................................ 29
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 29
3.1.2. Khí hậu miền núi Bắc Bộ ...................................................................................... 30
3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Bắc Bộ ........................................................... 32
3.1.4. Đặc điểm môi trường và các nguồn lực tự nhiên miền núi Bắc Bộ ...................... 32
3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện sơn động, tỉnh Bắc Giang .............................. 33
3.2.1. Địa kinh tế ............................................................................................................. 35
3.2.2. Dân số và nguồn lực con người huyện Sơn Động ................................................ 36
3.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Sơn Động............................................................... 37
3.2.4. Tài nguyên huyện Sơn Động................................................................................. 37
3.2.5. Văn hóa - xã hội huyện Sơn Động ........................................................................ 38
3.2.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Sơn Động ................................................. 39
3.2.7. Tốc độ và quy mô tăng trưởng theo các ngành kinh tế huyện Sơn Động ............ 40
3.2.7.1. Nhóm ngành nông nghiệp huyện Sơn Động ...................................................... 41
3.2.7.2. Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng huyện Sơn Động ................................. 41
3.2.7.3. Nhóm ngành dịch vụ huyện Sơn Động .............................................................. 41
3.2.8. Tình trạng nghèo đói trên địa bàn huyện .............................................................. 43
3.2.9. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơn Động ............ 43
3.2.9.1. Những mặt thuận lợi .......................................................................................... 43
3.2.9.2. Những khó khăn ................................................................................................. 43
3.3. Đánh giá các nguồn lực sinh kế của các hộ khảo sát ở huyện Sơn Động ................ 44
3.3.1. Đặc điểm của các hộ khảo sát tại huyện Sơn Động .............................................. 44
3.3.2. Nguồn lực của các hộ khảo sát tại huyện Sơn Động............................................. 45
3.3.2.1. Nguồn nhân lực huyện Sơn Động ...................................................................... 45
3.3.2.2. Nguồn lực tự nhiên huyện Sơn Động................................................................. 47
3.3.2.3. Nguồn lực tài chính huyện Sơn Động ................................................................ 49
3.3.2.4. Nguồn lực xã hội của các hộ huyện Sơn Động .................................................. 52

3.3.2.5. Nguồn lực vật chất các hộ huyện Sơn Động ...................................................... 53


iv

3.3.3. Kết quả sản xuất của các hộ huyện Sơn Động ...................................................... 56
3.3.4. Đánh giá của người dân về kinh tế xanh và phát triển kinh tế theo hướng bền
vững ở huyện Sơn Động ................................................................................................. 59
3.4. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội cho phát triển kinh tế xanh ............ 67
3.5. Xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh ở huyện Sơn Động ............................... 67
Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI KHU VỰC MIỀN NÚI BẮC BỘ ............. 74
4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với
khu vực miền núi bắc bộ ................................................................................................. 74
4.2. Định gướng giải pháp phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với
khu vực miền núi Bắc bộ................................................................................................. 76
4.3. Giải pháp phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với khu vực
miền núi Bắc bộ .............................................................................................................. 77
4.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền
vững tại huyện miền núi Bắc Bộ ..................................................................................... 77
4.3.2. Nhóm giải pháp chuyển dịch mô hình sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế
xanh nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Bắc Bộ ....................................... 79
4.3.3. Giải pháp về khai thác sử dụng tài nguyên phát triển kinh tế xanh nhằm giảm
nghèo bền vững tại huyện miền núi Bắc Bộ ................................................................... 80
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 81
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 83


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu đói nghèo theo vùng và khu vực ở Việt Nam ...........................................9
Bảng 3.1: Dân số huyện Sơn Động trung bình qua các năm 2010-2015............................36
Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế huyện Sơn Động năm 2010-2015 ......................................40
Bảng 3.3. Nhân khẩu trong các hộ khảo sát tại huyện Sơn Động.......................................45
Bảng 3.4.

Trình độ văn hóa của người dân trong mẫu khảo sát ở huyện Sơn Động ............46

Bảng 3.5. Diện tích đất bình quân một hộ đồng bàn dân tộc huyện Sơn Động ..............47
Bảng 3.6. Nguồn gốc đất đai của các hộ khảo sát ở huyện Sơn Động ..............................47
Bảng 3.7. Điều kiện tưới tiêu cho đất lúa 2 vụ của các hộ khảo sát huyện Sơn Động ..48
Bảng 3.8. Vốn của các hộ điều tra ở huyện Sơn Động ..........................................................49
Bảng 3.9. Khả năng đảm bảo nhu cầu vốn khi cần thiết ở huyện Sơn Động ..................50
Bảng 3.10. Khả năng vay vốn và điều kiện vay khi cần của các hộ ở huyện Sơn Động .................50
Bảng 3.11. Đánh giá nguồn lực xã hội của các hộ trên địa bàn huyện Sơn Động ............52
Bảng 3.12. Số lượng gia súc, gia cầm của các hộ huyện Sơn Động ....................................54
Bảng 3.13. Một số tài sản có giá trị cao phục vụ sản xuất và sinh hoạt của hộ huyện
Sơn Động ........................................................................................................................54
Bảng 3.14. Năng suất cây trồng bình quân các vụ trong năm của các hộ ở huyện Sơn
Động .................................................................................................................................56
Bảng 3.15. Thu, chi từ các hoạt động sản xuất cây hàng năm của hộ huyện Sơn Động .56
Bảng 3.16. Thu từ các hoạt động vườn đồi và lâm nghiệp của các hộ điều tra .................57
Bảng 3.17. Chi từ các hoạt động vườn đồi và lâm nghiệp của các hộ điều tra ................57
Bảng 3.18. Thu nhập từ các hoạt động vườn đồi và lâm nghiệp của các hộ điều tra ................57
Bảng 3.19. Số lượng gia súc, gia cầm và giá trị bình quân của một hộ...............................58
Bảng 3.20. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi của các hộ ở huyện Sơn Động ..........................58
Bảng 3.21. Thu, chi và thu nhập bình quân từ hoạt động chăn nuôi của các hộ ...............58
Bảng 3.22. Tổng thu chi và các yếu tố cấu thành của hộ ở huyện Sơn Động ....................59
Bảng 3.23. % số hộ có khai thác các sản phẩm từ rừng ở huyện Sơn Động ......................61

Bảng 3.24. Ý kiến đánh giá về tình hình thay đổi thu nhập từ rừng của người dân ................62
Bảng 3.25. Hiểu biết của người dân về các hoạt động được phép trong rừng tự nhiên
theo ý kiến của họ (% trong số các hộ có khai thác sản phẩm từ rừng) ........62


vi

Bảng 3.26. Ý kiến của người dân về sự khó khăn trong tìm kiếm các loại cây, con
trong rừng .......................................................................................................................64
Bảng 3.27. Các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường sống theo đánh giá của
người dân ........................................................................................................................64
Bảng 3.28. Đánh giá của người dân về những thay đổi trong môi trường sống ở địa
phương huyện Sơn Động năm 2015 ........................................................................64
Bảng 3.29. Ý kiến của người dân về sự thay đổi nghề nghiệp khi không được phép
khai thác các sản phẩm từ rừng ở huyện Sơn Động ............................................65
Bảng 3.30. Đánh giá của người được hỏi về nhóm yếu tố quyết định đến sự thay đổi
trong các hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Sơn Động .66
Bảng 3.31. Mô hình bài toán đa mục tiêu huyện Sơn Động ...................................................71


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Nghèo các khu vực trên toàn quốc giai đoạn 2010 - 2013 ........................ 10
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của huyện Sơn Động ............................ 40
Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo các nhóm ngành của huyện Sơn
Động ........................................................................................................................ 42
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố điều kiện sống trong mẫu khảo sát hộ ở huyện Sơn
Động ......................................................................................................................... 44
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm phân bố dân tộc sống trong mẫu khảo sát ở huyện Sơn Động .......... 45

Biểu đồ 3.5. Đặc điểm phân bố nhân khẩu theo tuổi trong mẫu khảo sát tại huyện
Sơn Động ................................................................................................................ 46
Biểu đồ 3.6. Nguồn vay vốn khi cần thiết của các hộ đã vay vốn trong năm............... 52
Biểu đồ 3.7. Đánh giá chung về nguồn lực sinh kế của các hộ ở huyện Sơn Động ............ 55
Biểu đồ 3.8. Các hộ trong nhóm khảo sát ở huyện Sơn Động có khai thác sản phẩm
từ rừng...................................................................................................................... 61
Hình 3.1.

Nguồn phát thải khí nhà kính ............................................................................ 70


viii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung

Tên đề tài: Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững tại huyện miền
núi Bắc Bộ (nghiên cứu điển hình tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)
-

Mã số: B2014-TN08-01

-

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Đỗ Anh Tài

-


Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên

-

Thời gian thực hiện: 2014 - 2016

2. Mục tiêu

- Xây dựng được mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện miền núi;
- Đánh giá được thực trạng, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội
đối với phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với dân cư sinh sống trên
địa bàn miền núi Bắc Bộ.
- Đề xuất được các giải pháp khả thi phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền
vững cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và các huyện miền
núi Bắc Bộ nói chung.
3. Tính mới và sáng tạo

Đề tài đã đánh giá thực trạng nguồn lực cho phát triển kinh tế xanh, đánh giá hiểu
biết về kinh tế xanh của người dân trên địa bàn.
Đề tài đã sử dụng mô hình bài toán tối ưu với hàm mục tiêu được xây dựng là lượng
khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và hướng tới nhỏ nhất. Kết quả mô
hình đã thu được một kết quả thấp hơn khoảng 10% so với thực tế mặc dù mô hình đã sử
dụng nhiều ràng buộc cứng, nếu mô hình sử dụng ít hơn các ràng buộc cứng sẽ cho kết quả
cao hơn. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển mô hình kinh tế xanh.
4. Kết quả nghiên cứu

Chuyên đề 1: Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xanh trên thế giới
và ở Việt Nam
Chuyên đề 2: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền

vững đối với dân cư sinh sống trên địa bàn miền núi Bắc Bộ
Chuyên đề 3: Đề xuất các giải pháp khả thi phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo
bền vững cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và các huyện
miền núi Bắc Bộ nói chung


ix

Chuyên đề 4: Kiến nghị với Nhà nước, các bộ ngành và các tỉnh thành liên quan về
định hướng chiến lược phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ở các huyện miền
núi Bắc bộ
Chuyên đề 5: Xây dựng mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện miền núi
Tổ chức hội nghị báo cáo mô hình
Báo cáo toàn văn
5. Sản phẩm

5.1. Bài báo khoa học
[1]. Đỗ Anh Tài, Đỗ Thị Lan (2016), “Phát triển kinh tế xanh từ lý thuyết đến thực tế
tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học
Thái Nguyên, 152 (07/1), tr . 181-188.
[2]. Đỗ Anh Tài, Đỗ Thị Bắc, “Nguồn lực sinh kế của các hộ để phát triển kinh tế xanh
ở huyện Sơn Động, Bắc Giang”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (giấy xác nhận đăng
bài).
5.2. Sách
[3]. Đỗ Anh Tài, Kinh tế xanh – con đường giúp giảm nghèo bền vững cho khu vực
miền núi, (bản thảo sạch đang làm thủ tục xuất bản ở Nxb Đại học Thái Nguyên).
5.3. Sản phẩm đào tạo
[4]. Lê Thị Thúy Dung (2015), Sinh kế bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Trường

Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.
5.4. Sản phẩm khác
[5]. Giấy xác nhận triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài của huyện Si Ma Cai,
tỉnh Lào Cai.
[6]. Giấy xác nhận triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài của tỉnh Hà Giang.
[7]. Thông báo kết quả Hội nghị lấy ý kiến mô hình phát triển kinh tế xanh huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang.
[8]. Đỗ Anh Tài, Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xanh trên thế
giới và Việt Nam, Báo cáo chuyên đề 1.
[9]. Đỗ Anh Tài, Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền
vững đối với dân cư sinh sống trên địa bàn miền núi Bắc Bộ, Báo cáo chuyên đề 2.
[10]. Đỗ Anh Tài, Đề xuất các giải pháp khả thi phát triển kinh tế xanh nhằm giảm
nghèo bền vững cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và
các huyện miền núi Bắc Bộ nói chung, Báo cáo chuyên đề 3.
[11]. Đỗ Anh Tài, Kiến nghị phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững ở các
huyện miền núi Bắc bộ, Báo cáo chuyên đề 4.
[12]. Đỗ Anh Tài, Xây dựng mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện miền núi, Báo cáo chuyên đề 5.
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết

quả nghiên cứu


x

Phương pháp chuyển giao kết quả của đề tài này tới người sử dụng tiếp theo được
xác định là:
Báo cáo khoa học của đề tài, sách tham khảo sẽ được chuyển giao cho ứng dụng vào
đào tạo các lĩnh vực phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và môi trường, giảm nghèo.
Bản kiến nghị sẽ được chuyển giao thông qua hội nghị và theo hình thức chuyển

giao công nghệ có đào tạo thông qua đơn vị phối hợp là UBND huyện Sơn Động và các
tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ, sẽ mở các lớp tập huấn tại chỗ, cho cán bộ huyện và xã để
áp dụng kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và triển khai ứng dụng nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục
xây dựng bộ tài liệu phục vụ tập huấn phát triển kinh tế xanh.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2016
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:

Project title: Green Economic Development for Sustainable Poverty Reduction in a
Northern Mountainous District of Vietnam (A Case Study of Son Dong District,
Bac Giang Province)
Code number: B2014-TN08-01
Coordinator: Assoc. Prof. Dr. Do Anh Tai
Implementing institution: Thai Nguyen University
Duration: from 2014 to 2016
2. Objective(s):

- Develop theoretical framework for green economic development for sustainable
poverty reduction in mountainous districts;
- Analyze the current situation, point out the strengths, weaknesses, opportunities
and threats for green economic development to sustainably reduce poverty in
northern mountainous districts.
- Propose feasible measures for Green economic development in order to
sustainably reduce poverty for the inhabitants in Son Dong district in particular and
in Northern mountainous districts in general.
3. Creativeness and innovativeness:

The study analyzes the resources for green economic development and the
indigenous knowledge of green economy.

The study has used the optimization program with the objective function built on
greenhouse gas emissions from agricultural production and towards the smallest
value. The result obtained by modeling reveals about 10% lower than reality despite


xi

the fact that the model was employed many strictly constrains; if the model used not
strictly constrain, the result would possibly be higher. This result shows the
potential for of green economic development model.
4. Research results:

Session 1: Literature review on green economic development in the world and in
Vietnam.
Session 2: Analysis of current situation of green economic development in order to
sustainably reduce poverty in Northern mountainous districts.
Session 3: Feasible measures proposed for Green economic development in order to
sustainably reduce poverty for the inhabitants in Son Dong district in particular and
in Northern mountainous districts in general.
Session 4: Recommendations for the government, ministries and local authorities for
the strategic orientation of green economic development for sustainable poverty
reduction in Northern mountainous districts.
Session 5: Development of theoretical framework for green economic development
in order to sustainably reduce poverty in mountainous districts.
Workshop for presentation
Full written report
5. Products:

5.1. Journal papers
[1]. Do Anh Tai and Do Thi Lan (2016), “Green economics development from theory

to practice in the Northern Mountionous regions of Vietnam”, Thai Nguyen
University Journal of Science and Technology, 152 (07/1), p.181-188.
[2]. Do Anh Tai and Do Thi Bac, “Livelihood’s resources of the household for Green
economics development in Son Dong district, Bac Giang”, Journal of Economics
and Forcas, (Confirmation of publication).
5.2. Book
[3]. Do Anh Tai, Green Economics – The way for sustainability poverty reduction in
the Mountionous regions, (Manuscript will be published in Thai Nguyen University
publishing house).
5.3. Education
[4]. Le Thi Thuy Dung (2015), Sustainability livelihood for rural household in Son
Dong district, Bac Giang province, Master thesis.
5.4. Others
[5]. Confirmation to apply the rsearch results in Si Ma Cai district, Lao Cai province.
[6]. Confirmation to apply the rsearch results in Ha Giang province.


xii

[7]. Inform the result of Consultal Conference on Green economic development
model for Son Dong district, Bac Giang.
[8]. Do Anh Tai, Literature review on green economic development in the world and
in Vietnam, Session 1.
[9]. Do Anh Tai, Analysis of current situation of green economic development in
order to sustainably reduce poverty in Northern mountainous districts, Session 2.
[10]. Do Anh Tai, Feasible measures proposed for Green economic development in
order to sustainably reduce poverty for the inhabitants in Son Dong district in
particular and in Northern mountainous districts in general, Session 3.
[11]. Do Anh Tai, Recommendations for the government, ministries and local
authorities for the strategic orientation of green economic development for

sustainable poverty reduction in Northern mountainous districts, Session 4
[12]. Do Anh Tai, Development of theoretical framework for green economic
development in order to sustainably reduce poverty in mountainous districts,
Session 5.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research

results:
Transfer alternatives include:
Full written research paper and reference book will be employed in the training in
economic development, resources and environmental management, poverty
reduction.
The recommendation report will be transferred through conferences and workshops
and by way of training-integrated technology transfer in coordination with Son
Dong People’s Committee and other Northern provinces. Local training courses will
be organized for district and commune officials for application.
A portfolio of materials for the training in green economic development will be
developed based on the findings and implementation reports.
Thai Nguyen, 10th December 2016


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phát triển về mọi mặt ở hiện tại mà vẫn phải bảo đảm cho việc tiếp tục phát
triển trong tương lai xa đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế
giới, chúng ta mong muốn phát triển kinh tế cho hôm nay nhưng cũng cần nghĩ và
chuẩn bị cho các thế hệ sau này của chúng ta có thể tồn tại và phát triển với mức
độ cao hơn. Thực tế cho thấy để phát triển hiện tại chúng ta đã làm ảnh hưởng đến
môi trường dẫn đến những biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách và đang tác

động xấu đến các quốc gia trong đó có Việt Nam, những năm gần đây nhiều hiện
tượng thiên tai, thời tiết khắc nghiệt đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất và đời
sống của con người, mà nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người gây
ra như sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch tạo hiệu ứng nhà kính, phá rừng và
khai thác đất đai vượt quá khả năng… đây đang là vấn đề báo động đối với sự
phát triển bền vững của trái đất nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng.
Khu vực miền núi Việt Nam kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào việc khai
thác các nguồn lực tự nhiên như vốn rừng, đất đai với hiệu quả thấp đã và đang tạo
ra sức ép đối với môi trường và sự phát triển trong tương lai. Để khắc phục tình
trạng biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam đang tiếp cận đến phát triển
kinh tế xanh thông qua các chương trình cụ thể. Nước ta đã tham gia chương trình
nghị sự 21 mà mục tiêu quan trọng là hướng đến phát triển kinh tế gắn liền với việc
sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên khan hiếm và đang dần cạn kiệt là một yêu cầu cấp bách đối với
nước ta đây chính là lý do của việc hướng đến một nền kinh tế xanh.
Cùng với vấn đề biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, nghèo đói cũng là
một trong những vấn đề nan giải được các quốc gia quan tâm và tìm hướng giải
quyết. Trong những năm qua xóa đói giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm
và chương trình mục tiêu quốc gia được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm vì thế
Việt Nam trong những năm của thập kỷ 90 đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo chúng ta đã về đích trước so với kế hoạch đặt
ra trong giai đoạn này (giảm từ 58% số người nghèo năm 1993 xuống còn 37% năm
1998 và 29% năm 2002), mặc dù có nhiều chương trình giúp xóa đói giảm nghèo
mà Đảng và Nhà nước đã đầu tư song đến hiện nay chúng ta vẫn còn một số khu
vực thuộc diện nghèo chủ yếu tập trung ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,
nơi chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống. Kể từ năm 2008, Đảng


2


và Nhà nước tiếp tục đưa ra chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho
các huyện nghèo được quy định tại Nghị định 30/A/2008/NĐ-CP.
Phát triển kinh tế xanh chính là một giải pháp hữu hiệu và có hiệu quả lâu dài
cho chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững mà Đảng và Nhà nước đang đầu
tư, tuy nhiên thực tế cho thấy chưa có sự kết hợp giữa các chương trình phát triển
kinh tế xanh và chương trình giảm nghèo đang được triển khai.
Điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm nghiên cứu phát triển kinh tế xanh gắn
với giảm nghèo bền vững giúp gắn kết giữa chiến lược phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường, nguồn lực tài nguyên và chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
hiện nay cho khu vực miền núi phía Bắc.
Sơn Động là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với địa hình đa dạng nhiều
đồi núi, có đặc điểm giàu tiềm năng về nguồn lực tự nhiên như rừng (61% độ che phủ)
và khoáng sản (quặng đồng, quặng thiếc, than…) có thể khai thác nhằm phát triển kinh
tế nhưng lại là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, huyện có xấp xỉ 7,3 vạn người
trong đó hơn 47% là đồng bào các dân tộc thiểu số. Có thể nói Sơn Động là một huyện
miền núi tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang và khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Trong
những năm qua Đảng và Nhà nước đã đầu tư nhiều chương trình phát triển kinh tế xã
hội cho các huyện nghèo nói chung và Sơn Động nói riêng, các chương trình này chủ
yếu tập trung vào phát triển kinh tế cho người dân của các khu vực này, tuy nhiên nếu
chỉ chú trọng vào kinh tế mà không quan tâm đến sử dụng bền vững nguồn lực sẽ khó
có thể đạt được mục tiêu thoát nghèo bền vững cho người dân ở các khu vực đó, hơn
nữa dễ dẫn đến việc khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách thái quá cho
mục đích thoát nghèo hiện tại.
Vì vậy cần thiết phải có một nghiên cứu đánh giá hiện trạng, tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức và cơ hội để làm luận cứ cho việc phát
triển kinh tế xã hội và quản lý tốt môi trường hướng đến nền kinh tế xanh là điều
cần thiết để đảm bảo việc phát triển bền vững trong tương lai cho khu vực miền núi
Bắc Bộ nói chung và huyện Sơn Động nói riêng.
Xuất phát từ đó mà đề tài “Phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền

vững tại huyện miền núi Bắc Bộ (nghiên cứu điển hình tại huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang)” được đề xuất triển khai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được mô hình lý thuyết về phát triển kinh tế xanh nhằm giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện miền núi;


3

- Đánh giá được thực trạng, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức
và cơ hội đối với phát triển kinh tế xanh nhằm giảm nghèo bền vững đối với dân cư
sinh sống trên địa bàn miền núi Bắc Bộ;
- Đề xuất được các giải pháp khả thi phát triển kinh tế xanh nhằm giảm
nghèo bền vững cho người dân sinh sống trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng và
các huyện miền núi Bắc Bộ nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn lực phát triển kinh tế và sử
dụng các nguồn lực đó tại cấp hộ gia đình gắn với sinh kế của người dân và đồng
bào các dân tộc thuộc khu vực miền núi Bắc Bộ lấy huyện Sơn Động làm điểm.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu cho khu vực miền núi Bắc
Bộ chọn điểm thực địa tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang
Phạm vi thời gian: Các thông tin thứ cấp được thu thập qua 5 năm gần đây và
định hướng đưa ra cho 5 năm tiếp theo.
Phạm vi nội dung: Tập trung 2 nội dung chính là nghèo đói và kinh tế xanh
trong đó chú trọng đến sử dụng các nguồn lực tự nhiên bền vững trong nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, du lịch theo hướng hữu cơ và sinh thái dựa trên vốn kiến thức
bản địa của người dân để giảm nghèo.


4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
NHẰM GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Nghèo đói
Tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Kốc, Thái Lan tháng 9/1993, đói nghèo được định nghĩa:
“Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu
cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”. Đói nghèo là tình
trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như:
Thu nhập: người nghèo có mức thu nhập thấp, đây vừa là nguyên nhân vừa
là kết quả. Người nghèo thường làm những công việc đơn giản, lao động chân tay,
công việc nặng nhọc nhưng lương thấp. Hơn thế nữa, những công việc này lại
thường rất bấp bênh, không ổn định, nhiều công việc có tính thời vụ và có tính rủi
ro cao do liên quan nhiều đến thời tiết (chẳng hạn như các nghề thuộc về nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…). Do thu nhập thấp nên việc chi tiêu cho cuộc
sống của những người nghèo cũng rất hạn chế và vì thế các nhu cầu cơ bản, tối
thiểu khác của con người như ăn, mặc, chỗ ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp,
thậm chí còn không đủ. Nhiều người rơi vào cảnh thiếu ăn liên mien, chưa nói đến
việc đảm bảo đủ dinh dưỡng, mà cả việc đáp ứng lượng Kcalo cần thiết, tối thiểu
cho con người để có thể duy trì hoạt động sống bình thường của họ cũng chưa được
đáp ứng, hoặc đáp ứng một cách khó khăn. Điều này đã kéo theo hàng loạt các vấn
đề khác như làm giảm sức khoẻ của người nghèo, do đó giảm năng suất lao động và
tiếp tục từ đó giảm thu nhập... cứ như thế, nó đã tạo nên một vòng luẩn quẩn mà
người nghèo rất khó thoát ra được.
Y tế - giáo dục: Những người nghèo thường có tình trạng sức khoẻ không

được tốt do ăn uống không đảm bảo, lao động nặng nhọc, có nguy cơ mắc phải các
bệnh thông thường cao. Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ
sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ không được sử dụng nguồn nước
sạch, không có công trình vệ sinh phụ hợp, điều này cũng làm giảm đáng kể sức
khoẻ của họ, tình trạng đó cũng dẫn đến tỷ lệ trẻ sơ sinh chết trong nhóm hộ nghèo


5

cao hơn, số trẻ bị suy dinh dưỡng và số bà mẹ mang thai thiếu máu cũng cao.
Nguyên nhân là do thu nhập của họ thấp, không đủ trả khoản tiền viện phí lớn cũng
như các chi phí thuốc men khác, thêm vào đó có thể do đối xử bất bình đẳng trong
xã hội, người nghèo không được quan tâm chữa trị bằng người giàu nên tỷ lệ tiếp
cận các dịch vụ y tế của người nghèo là rất thấp. Bên cạnh đó, do nhận thức của
người nghèo, họ thường không quan tâm lắm tới bệnh tật của mình, khi bị bệnh họ
thường cố tự chạy chữa bằng mọi biện pháp rẻ tiền, chỉ đến khi bệnh trở nên trầm
trọng họ mới nhờ đến các cơ sở y tế và vì vậy việc hiệu quả điều trị không cao mà
còn tốn thêm nhiều khoản tiền không đáng có.
Nguy cơ dễ bị tổn thương: Ở những người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn thương
là nhân tố luôn đi kèm với sự khốn cùng về vật chất. Đó chính là nguy cơ mà người
nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như bị ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị
mất việc, phải nghỉ học... Nói cách khác, những rủi ro mà người nghèo phải đối mặt
do tình trạng nghèo hèn của họ chính là nguyên nhân khiến họ rất dễ bị tổn thương.
Những người nghèo do tài sản ít, thu nhập thấp, họ chỉ có thể trang trải hạn chế, tối
thiểu các nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra họ rất dễ bị
tổn thương và rất khó vượt qua được các cú sốc mà những người có nhiều tài sản
hơn dễ dàng vượt qua được. Do thu nhập thấp, người nghèo có rất ít khả năng tiếp
cận với các cơ hội phát triển kinh tế, vì thế họ thường phải bỏ thêm các chi phí
không đáng có hoặc giảm thu nhập. Ở các hộ nghèo, khi có rủi ro xảy ra như mất
cắp hay có người bị ốm đau thì họ dễ bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm đảo lộn

cuộc sống của cả gia đình mà một thời gian lâu sau mới có thể phục hồi được. Cũng
có khi việc khắc phục những rủi ro trước mắt có thể làm trầm trọng thêm sự khốn
cùng cuộc sống của họ.
Không có tiếng nói và quyền lực: Những người nghèo thường bị đối xử
không công bằng, bị gạt ra ngoài lề xã hội do vậy họ thường không có tiếng nói
quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các công việc liên
quan đến chính bản thân họ. Trong cuộc sống những người nghèo chịu nhiều bất
công do sự phân biệt đối xử. Người nghèo luôn cảm thấy bị sống phụ thuộc, luôn
nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở nên tự ti, không kiểm soát được cuộc sống của mình.
1.1.1.2. Giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước
thực hiện nhiều năm qua. Cả hệ thống chính trị quyết tâm vào cuộc triển khai đồng
bộ đến từng làng xã, thôn bản, người dân, song chương trình đang đối mặt với
không ít thách thức đe dọa tính bền vững các kết quả đạt được như: Nguy cơ tái


6

nghèo cao; Chênh lệch giữa các vùng miền tồn tại dai dẳng; Một bộ phận người
nghèo không muốn thoát nghèo; Trong khi đó các dạng nghèo đô thị mới đã xuất
hiện. Đó đều là thách thức trong việc đảm bảo tính bền vững của các kết quả đã đạt
được. Cốt lõi của xóa nghèo bền vững mang tầm tương lai là giải quyết cho được
các thách thức này, và hơn thế.
Vậy giảm nghèo bền vững là gì? Qua chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
có thể hiểu giảm nghèo bền vững là: Giảm nghèo và không để cho các hộ nghèo tái
nghèo cũng như giảm chênh lệch giữa các vùng miền, đồng thời tạo động lực để
người nghèo tự vươn lên thoát nghèo.
Giảm nghèo bền vững là cần thiết phải quan tâm tới tất cả các góc độ của
người nghèo giúp họ không chỉ nâng cao thu nhập đảm bảo cho cuộc sống mà còn
đảm bảo cho họ có điều kiện tốt hơn về chăm sóc sức khỏe y tế và vệ sinh để nâng

cao điều kiện sống cho người nghèo đồng thời cũng cần quan tâm để nâng cao vị
thế của người nghèo trong xã hội, đối mặt với những thách thức về môi trường
những rủi ro… để họ có một cuộc sống ngày càng tốt hơn và ổn định hơn.
Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước và nâng cao điều kiện sống
của người nghèo, trước hết là cho khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; và thu hẹp khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc
và các nhóm dân cư.
1.1.1.3. Kinh tế xanh
Có thể nói “Kinh tế xanh”- tiếng Anh là “Green economy”, vẫn đang là một
khái niệm rất mới đối với nhiều người mặc dù ý tưởng phát triển “Kinh tế xanh” đã
được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phải đến tháng 10/2008,
UNEP phối hợp với các nền kinh tế hàng đầu thế giới mới triển khai sáng kiến
“Kinh tế xanh”. Đây là một hướng tiếp cận mới, được nhiều quốc gia đồng tình
hưởng ứng, theo UNEP “Kinh tế xanh” là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho
con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và
khủng hoảng sinh thái”.
Như vậy cho thấy, phát triển một nền kinh tế xanh thực chất là vì con người,
đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa
những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự
nhiên. Một nền kinh tế xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử
dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt


7

xã hội (Nguyễn Thế Chinh, 2011). Đồng thời, nó là chiến lược kinh tế để thực hiện
các mục tiêu phát triển bền vững.
Kinh tế xanh hay tăng trưởng xanh không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi

trường trong phát triển kinh tế, mà nó được hiểu sâu rộng hơn, đề cập đến cả phát
triển cân bằng, hài hòa giữa các mục tiêu (Nguyễn Quang Thuấn và Nguyễn Xuân
Trung, 2012).
Theo định nghĩa của Karl Burkart, Kinh tế xanh bao gồm 6 yếu tố:
- Năng lượng tái tạo: Bao gồm năng lượng mặt trời, gió, nhiệt điện và thủy
điện bao gồm sóng, khí sinh học và pin nhiên liệu.
- Công trình xanh: gồm thiết bị sử dụng năng lượng xanh và nước, đánh giá
khu dân cư và thương mại, sản phẩm và nguyên liệu xanh, và thiết kế năng lượng
và môi trường.
- Giao thông xanh: gồm nhiên liệu thay thế, phương tiện công cộng, động cơ
hybrid, các chương trình cho thuê xe và dùng chung xe.
- Quản lý nước: cải tạo nước, hệ thống nước thải và nước mưa, nước thấp
cho vườn cây, lọc nước và quản lý cấp thoát nước.
- Quản lý rác thải: bao gồm tái chế, tận dụng chất thải rắn đô thị, khắc phục
đất đai sau công nghiệp, đáp ứng Đạo luật Tổng quát về Đối phó, Bồi thường, và
Trách nhiệm Môi trường, bao bì với phát triển bền vững.
- Quản lý đất đai: nông nghiệp hữu cơ, bảo tồn và phục hồi môi trường sống,
lâm nghiệp đô thị và công viên, tái trồng rừng, trồng rừng và ổn định đất đai.
Theo tác giả Lê Thị Thu Hương (2012), Kinh tế học xanh ra đời, lập luận
rằng xã hội cần phải nằm trong hệ sinh thái, và rằng các thị trường và nền kinh tế là
những cấu trúc xã hội cần đáp ứng những ưu tiên về xã hội và môi trường. Mô hình
về nền kinh tế xanh đều bao gồm 3 trụ cột chính:
(1) Phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, việc làm…);
(2) Bền vững môi trường (giảm thiểu hàm lượng carbon và mức độ suy giảm
nguồn tài nguyên thiên nhiên…); và
(3) Gắn kết xã hội (đảm bảo mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước các cơ hội mà
nền kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành và có phẩm giá…
Các tác giả Azadeh Tavakoli và Majid Shafie-pour Motlagh (2012) đưa ra
khái niệm "nền kinh tế xanh" là nhằm tìm ra cách để giải quyết mâu thuẫn giữa tăng
trưởng kinh tế, sự cạn kiệt tài nguyên và thách thức môi trường.

Nói tóm lại: Một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế hay mô hình phát triển
kinh tế dựa trên phát triển bền vững, tức là cải thiện đời sống con người và tài sản


8

xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm
tài nguyên (Chương trình môi trường Liên hợp quốc, 2010).
Định nghĩa về “Kinh tế xanh” đã giúp chúng ta hiểu được phần nào về các
lợi ích của việc phát triển kinh tế xanh. Lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất và căn bản
nhất ở thời điểm hậu khủng hoảng là phát triển kinh tế xanh đóng góp vào quá trình
phục hồi kinh tế thế giới, duy trì và tạo việc làm mới, và bảo vệ các nhóm người dễ
bị tổn thương trong xã hội. Lợi ích quan trọng thứ hai là làm giảm thiểu việc sử
dụng năng lượng phát thải khí các-bon và sự xuống cấp của hệ sinh thái, dẫn dắt các
nền kinh tế phát triển theo hướng sạch và bền vững. Lợi ích thứ ba là hệ quả của hai
lợi ích trên vì nhờ đó có thể thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện, đạt được
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và hy vọng giảm thiểu nghèo. Như vậy, lợi ích của
phát triển kinh tế xanh là rất rõ ràng và bao hàm không chỉ lợi ích đối với môi
trường mà còn cả lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế.
Chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa và chịu ảnh hưởng của toàn
cầu hóa được phổ biến từ đầu thập niên 90, đó là các quá trình tích hợp, tương tác
mạnh mẽ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống kinh tế thế giới thông qua các dòng
chảy hàng hóa và dịch vụ, vốn, công nghệ và thông tin vượt qua biên giới địa lý. Quá
trình này không chỉ giới hạn trong các nội dung về kinh tế, mà còn bao hàm nhiều vấn
đề khác như tri thức, cấu trúc xã hội, chính trị, văn hóa, nhân chủng, môi trường và da
dạng sinh học,… Có thể nói, chúng ta, cả người giàu và người nghèo, hiện đang sống
trong một thế giới có nhiều biến động về an ninh kinh tế- xã hội, về sự cân bằng sinh
thái, và điều đó có ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính chúng ta.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH NHẰM GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG

Nghèo đói và các vấn đề liên quan
Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải
quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước
nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng,
các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện sự quyết tâm trong việc thực
hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.
Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, xuất phát từ lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã giúp nước ta nhảy vọt từ nước
đang thiếu lương thực thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới (luôn giữ vị trí


9

trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay), an ninh về lương
thực đã đảm bảo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ cao các hộ đói nghèo (bao gồm
cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).
Đầu thập niên 1990, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số
liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn
đề xoá đói giảm nghèo đã được nêu ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển
khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo.
Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh
thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động
từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa..." Sáng
kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua lấy
ngày 17/10 hàng năm là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp
quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo".
Bảng 1.1. Số liệu đói nghèo theo vùng và khu vực ở Việt Nam
Đơn vị tính: % hộ nghèo

Khu vực

2004

2006

2008

2010

2011

2012

18,1

15,5

13,4

14,2

12,6

11,1

Thành thị

8,6


7,7

6,7

6,9

5,1

3,9

Nông thôn

21,2

18

16,1

17,4

15,9

14,4

Đồng bằng sông Hồng

12,7

10


8,6

8,3

7,1

6,1

Trung du miền núi phía Bắc

29,4

27,5

25,1

29,4

26,7

24,2

Bắc Trung Bộ

25,3

22,2

19,2


20,4

18,5

16,7

Tây Nguyên

29,2

24

21

22,2

20,3

18,6

Đông Nam Bộ

4,6

3,1

2,5

2,3


1,7

1,4

Đồng bằng sông Cửu Long

15,3

13

11,4

12,6

11,6

10,6

Cả nước
Chia theo khu vực

Chia theo vùng

Nguồn: Tổng cục Thống kê tháng 4 năm 2014
Chương trình xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn này đã đề ra các chỉ tiêu
chủ yếu hướng đến trong giai đoạn 2006-2010 đó là: (Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội, tháng 9-2005: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006-2010)
- Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,45 lần so với 2005
- Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu
- 6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi

- 4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư


10

- 1,5 triệu người được miễn giảm phí học nghề
- 15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm
- 19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường
- 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm
Những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội và các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn
các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời
sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm
2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Thành tựu giảm nghèo của nước ta thời gian qua
được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. (MOLISA - Trang thông tin giảm
nghèo bền vững, 2016)
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo
nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn
cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống
người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng
cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Biểu đồ 1.1: Nghèo các khu vực trên toàn quốc giai đoạn 2010 - 2013
Nguồn: Trang thông tin giảm nghèo bền vững
Đo đó cụm từ "xóa đói giảm nghèo, xóa đói giáp hạt” đã được thay bằng "giảm
nghèo bền vững”. Phương pháp đo lường nghèo đói đang đổi từ đơn chiều sang đa
chiều để tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng. Cách tiếp cận đa chiều mới này


11


giúp xóa bỏ các rào cản, hạn chế của các chính sách giảm nghèo hiện tại, khuyến khích
người nghèo bày tỏ tiếng nói và giúp hộ nghèo tăng tính tự chủ, tự vươn lên.
Trong số những người nghèo, có những người thuộc nhóm nghèo cùng cực,
phổ biến ở các nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số và các khu vực miền núi có
đông dân tộc thiểu số (47% tổng số người nghèo cả nước thuộc nhóm dân tộc thiểu
số). Tuy nhiên hiện nay các dạng nghèo đô thị mới cũng xuất hiện, trong đó đặc biệt
là nhóm dân di cư và lao động phi chính thức do suy giảm kinh tế. Nhóm dễ bị tổn
thương do thiên tai, thảm họa, cũng có thể trở lên nghèo. Họ không những nghèo về
thu nhập mà ở các chiều khác như giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh và nhà ở…, đều
tụt hậu rất xa so với mức bình quân cả nước.
Đó cũng là lý do mục tiêu giảm nghèo bền vững của ta đến năm 2020 không
chỉ tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, khu vực đồng bào
dân tộc thiểu số, mà quan trọng là chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo đói từ
đơn chiều sang đa chiều, tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng. Xóa nghèo
không chỉ tăng thu nhập cho các hộ nghèo mà còn tăng mức độ thụ hưởng của các
thành viên trong gia đình với các dịch vụ xã hội khác. Ý nghĩa rất lớn của tiếp cận
nghèo đa chiều là giúp đo đếm được đối tượng, xác định đối tượng và trên cơ sở đó
xây dựng chính sách cho từng nhóm đối tượng phù hợp, phân loại bằng một thước
đo là chuẩn nghèo hay chuẩn cuộc sống tối thiểu.
Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều là cách nhận diện
đối tượng nghèo không chỉ theo mức thu nhập, mà phải tính cả mức thụ hưởng giáo
dục, y tế, nhà ở... Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là World Bank, UNDP đặc biệt
khuyến nghị chính sách đa chiều này.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Phước Hoan “Ngoài ra tôi cho
rằng, cần xây dựng một chương trình giảm nghèo chung, bền vững và toàn diện, bao
gồm hệ thống các chính sách giảm nghèo; lồng ghép và chỉ đạo thực hiện tập trung,
thống nhất các chương trình, dự án có liên quan đến mục tiêu giảm nghèo. Có như
vậy mới huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã
hội có hiệu quả nhất. Hiện vẫn còn thiếu vắng các chính sách phân vùng để phát triển

sản xuất dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đặc thù của từng vùng. Các
vùng dân tộc thiểu số hiện tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản, các danh lam thắng
cảnh… có thể phát triển những dịch vụ đặc thù như du lịch, hoặc các ngành khai thác
khoáng sản có sự tham gia của người dân. Song tới nay, quan điểm phát triển như vậy
vẫn ít được chú ý. Cũng chính vì không thể khai thác hết tiềm năng của các lĩnh vực
nói trên để kéo đồng bào nghèo cùng tham gia.” Nguồn:


×