Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN: Thiết kế và sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học sinh học ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.7 KB, 12 trang )

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH
HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đặng Thị Dạ Thủy, Phan Đức Duy
Khoa Sinh – Trường Đại học Sư phạm Huế
TÓM TẮT
Sử dụng bài tập thí nghiệm (BTTN) trong dạy học Sinh học là một trong những
biện pháp quan trọng, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng
lực nghiên cứu khoa học của HS. Bài báo đưa ra quy trình thiết kế và sử dụng BTTN
trong dạy học Sinh học. Vận dụng quy trình đó để thiết kế các dạng BTTN và sử dụng
chúng trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông.
Từ khóa: thí nghiệm, bài tập thí nghiệm, dạy học Sinh học.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp quan sát và phương pháp thí nghiệm là những phương pháp được
sử dụng nhiều trong nghiên cứu Sinh học. Các kiến thức Sinh học phần lớn được các
nhà khoa học phát hiện thông qua quan sát và thí nghiệm (TN). Cho nên trong quá trình
dạy học Sinh học, nếu giáo viên (GV) biết tổ chức HS tìm tòi phát hiện tri thức bằng
cách cho HS lặp lại con đường mà các nhà khoa học đã phát hiện ra kiến thức đó thì
không những rèn luyện cho HS tính tích cực trong học tập mà còn giáo dục lòng đam
mê nghiên cứu khoa học cho người học; từ đó phát triển các năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo, năng lực nghiên cứu khoa học của HS. Vì vậy, việc nghiên cứu thiết kế và
sử dụng bài tập thí nghiệm (BTTN) có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Sinh
học ở trường phổ thông hiện nay.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- BTTN trong chương trình Sinh học ở trung học phổ thông.
- Quy trình thiết kế và sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học ở trung học phổ thông.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu xác định quy trình thiết kế và sử dụng BTTN
trong dạy học Sinh học ở trường trung học phỏ thông, chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng trong nghiên cứu Lí luận
và phương pháp dạy học, bao gồm: phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương


pháp điều tra, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp chuyên gia, phương pháp
thực nghiệm sư phạm và phương pháp thống kê toán học.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái niệm về BTTN


BTTN là dạng bài tập luôn đi kèm với TN mà khi giải bài tập HS không những
dựa vào các điều kiện, phương pháp tiến hành và kết quả của TN mà còn vận dụng tổng
hợp các kiến thức lý thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc và thực hành
kết hợp với vốn hiểu biết về thực tiễn đời sống. Bằng các thao tác tư duy phân tích, tổng
hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa giúp các em giải thích được kết quả TN, từ
đó lĩnh hội được các khái niệm, phân tích được cơ chế của các quá trình, quy luật sinh
học [3],[5].
3.2. Các dạng bài tập thí nghiệm
Có thể chia BTTN trong dạy học Sinh học thành hai dạng:
- BTTN yêu cầu HS phải thực hiện TN trong quá trình giải bài tập. Dạng bài tập
này được gọi là bài tập thực hành TN.
- BTTN có dữ kiện là các TN được GV biểu diễn trực tiếp hay gián tiếp (thông
qua quan sát đoạn phim quay các thao tác, diễn biến của một TN thật hay TN ảo); hoặc
bài tập có dữ kiện được mô tả bằng các hình vẽ mô phỏng hay các hình ảnh chụp từ TN
thật. Như vậy, dạng bài tập này chỉ được giải bằng lí thuyết, HS không cần phải tiến
hành TN.
Tuy nhiên, sự phân chia các dạng bài tập như trên chỉ mang tính chất tương đối.
Ngoài ra, dựa vào mục tiêu rèn luyện các kĩ năng tư duy thực nghiệm cho HS, có thể
chia thành các dạng: BTTN rèn luyện kĩ năng phân tích kết quả TN; BTTN rèn luyện kĩ
năng so sánh kết quả TN; BTTN rèn luyện kĩ năng phán đoán kết quả TN; BTTN rèn
luyện kĩ năng thiết kế TN.
3.3. Quy trình thiết kế và sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận. phân tích mục tiêu và nội dung chương trình Sinh
học ở trung học phổ thông và qua quá trình thực nghiệm sư phạm ở các trường trung

học phổ thông, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng BTTN trong dạy học
Sinh học bao gồm hai giai đoạn (hình 1):
- Giai đoạn (GĐ) 1: Thiết kế BTTN gồm 4 bước:
Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu và phân tích nội dung của chủ đề ở sách giáo khoa, từ
đó xác định các TN có thể thiết kế được BT trong chủ đề .
GV nghiên cứu mục tiêu của chủ đề ở sách giáo khoa, đặc biệt chú trọng mục tiêu
về rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy thực nghiệm. Phân tích nội dung của chủ đề,
xác định các TN tương ứng với từng nội dung. Đây là bước định hướng cho việc xây
dựng các BTTN.
Bước 2: GV tiến hành TN hoặc sưu tầm tư liệu về TN trong chủ đề học tập .
Tiến hành các TN đã xác định ở bước 1 để hiểu rõ được điều kiện, diễn biến, kết
quả và các tình huống xảy ra trong TN, đồng thời quay phim, chụp ảnh lại tiến trình và
kết quả TN để làm tư liệu thiết kế bài tập. Ngoài ra, có thể sưu tầm, tham khảo các tài
liệu liên quan (sơ đồ, mô hình, đoạn phim về các TN). Đây là nguồn tư liệu thô rất quan
trọng để xây dựng BTTN.


Bước 3: Xác định các nội dung của TN có thể mã hóa thành BTTN, phác thảo
BTTN, chỉnh sửa/biên tập hoàn thiện BTTN
Trên cơ sở nguồn tư liệu thô đã được tích lũy ở bước 2, GV lựa chọn và xác định
những nội dung của TN (nguyên liệu, dụng cụ TN; điều kiện TN; các bước tiến hành
TN; kết quả TN …) có thể mã hóa thành BTTN ứng với các khâu của quá trình dạy học.
Căn cứ vào yêu cầu của từng dạng BTTN, GV phác thảo BT rồi chỉnh sửa/ biên tập
( xem xét cách trình bày thông tin, loại bỏ thông tin không cần thiết, kiểm tra chính tả,
cách sử dụng từ và làm rõ các câu văn…) hoàn thiện BTTN. Tùy theo mục đích dạy
học, có thể thiết kế thành nhiều dạng BTTN khác nhau
Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp thành hệ thống BTTN theo mục đích lí luận dạy học.
Sau khi thiết kế các BTTN, có thể sắp xếp thành hệ thống BTTN theo mục đích
dạy học như: BTTN sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, BTTN sử dụng trong
khâu củng cố hoàn thiện - kiến thức và BTTN sử dụng trong khâu kiểm tra - đánh giá.

Hoặc có thể sắp xếp BTTN theo mục đích rèn luyện các kĩ năng tư duy thực nghiệm
như: BTTN rèn luyện rèn luyện kĩ năng phân tích kết quả TN; rèn luyện kĩ năng so sánh
kết quả TN; rèn luyện kĩ năng phán đoán kết quả TN; rèn luyện kĩ năng thiết kế TN.
- Giai đoạn 2: Sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu học tập
GV nêu mục tiêu học tập HS cần đạt được thông qua việc giải BTTN. HS xác
định được mục tiêu học tập. GV có thể nêu mục tiêu dưới dạng câu hỏi tình huống về lý
thuyết hay thực tiễn tạo cho HS ý thức tự giác, sự định hướng để có thể khám phá kiến
thức mới thông qua việc tiếp nhận và giải bài tập ở các bước tiếp theo.
Bước 2: GV giới thiệu BTTN.
GV cần nêu rõ các dữ kiện và yêu cầu của bài tập. Đối với các bài tập có dụng
cụ TN kèm theo cần giới thiệu kĩ từng dụng cụ và thiết bị cho HS biết. Đối với bài tập
có hình ảnh sơ đồ minh hoạ hay đoạn phim về các TN thật hay ảo, có thể sử dụng dưới
dạng phiếu học tập hoặc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy
chiếu để HS theo dõi được toàn bộ dữ kiện và yêu cầu của bài tập.
Bước 3: HS đọc và hiểu được các yêu cầu của bài tập. HS tự lực giải BTTN.
HS đọc và hiểu được các yêu cầu của bài tập. HS có thể tiến hành TN, qua đó trả
lời được các yêu cầu của bài tập, hoặc có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức về lý
thuyết và thực nghiệm để giải các BTTN. Tuỳ theo bài tập đơn giản hay phức tạp, thời
gian thực hiện TN dài hay ngắn mà HS có thể làm ở lớp hay làm trước ở nhà hay ở
vườn trường, GV có thể tổ chức HS làm việc độc lập từng cá nhân hay nhóm. GV theo
dõi hoạt động của cá nhân hoặc nhóm để điều chỉnh, giúp đỡ khi cần thiết; qua đó thấy
được sự tiến bộ của HS.
Bước 4: Tổ chức thảo luận.


Cá nhân hoặc đại diện của mỗi nhóm đưa ra những kết quả, ý kiến, giải pháp,
các lập luận của nhóm mình trong việc giải BTTN. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp
thảo luận hướng về một hoặc vài giải pháp được coi là hợp lí nhất.
Bước 5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức

Từ kết quả thảo luận, GV định hướng cho HS rút ra kết luận về kiến thức mới.
hoặc củng cố hoàn thiện kiến thức, GV chính xác hóa kiến thức. Như vậy, thông qua
việc giải các BTTN, HS vừa phát hiện được tri thức mới, củng cố mở rộng tri thức, vừa
rèn luyện được các kỹ năng thực hành, các kỹ năng tư duy thực nghiệm, trên cơ sở đó
hình thành được con đường nghiên cứu khoa học trong tương lai.
Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu và nội dung của chủ đề ở
SGK, xác định các TN có thể thiết kế được BTTN

GĐ 1:
Thiết kế
BTTN

Bước 2: Tiến hành TN hoặc sưu tầm tư liệu về các TN
trong chủ đề học tập
Bước 3: Xác định các nội dung của TN có thể mã hóa
thành BT, thiết kế các BTTN
Bước 4: Hệ thống BTTN theo mục đích lí luận dạy học
Bước 1: Xác định mục tiêu học tập

GĐ 2:
Sử dụng
BTTN

Bước 2: GV giới thiệu BTTN
Bước 3: HS phân tích các dữ kiện, yêu cầu của BTTN,
tự lực giải BTTN.
Bước 4: Tổ chức thảo luận
Bước 5: Kết luận, chính xác hóa kiến thức

Hình 1. Quy trình thiết kế và sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học

3.4. Vận dụng quy trình để thiết kế BTTN trong dạy học Sinh học
Ví dụ: Vận dụng quy trình để thiết kế các BTTN trong dạy học nội dung “Sự
vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất của tế bào” (Sinh học 10 nâng cao).
Bước 1: *Xác định mục tiêu
Kiến thức:- HS nêu được khái niệm vận chuyển thụ động các chất qua màng
- HS phân biệt được các khái niệm khuếch tán, thầm thấu, dung dịch ưu trương, nhược
trương và đẳng trương.


Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng thực hành TN: làm được các TN về hiện tượng
khuếch tán, thẩm thấu.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, phán đoán kết quả TN, thiết kế và đề xuất
phương án TN.
Thái độ:- Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo
các quy luật vật lý và hóa học.
- Rèn cho HS tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, lòng say mê yêu thích môn học [1].
*Nội dung trọng tâm: Khái niệm vận chuyển thụ động, khuếch tán, thẩm thấu.
* Xác định các TN có thể thực hiện được : TN về hiện tượng co và phản co
nguyên sinh, TN về tính thấm của tế bào sống và chết, TN về sự thẩm thấu của tế bào.
Bước 2: Tiến hành các TN đã xác định ở bước 1 để hiểu rõ được điều kiện, diễn biến,
kết quả và các tình huống xảy ra trong TN. Đối tượng TN có thể là hành tím, lá thài lài
tía, khoai tây, cà rốt, trứng gà (vịt), phôi của hạt ngô (lúa), bong bóng lợn (hoặc da ếch)
…Từ đó, chúng tôi quay phim, chụp ảnh lại tiến trình và kết quả TN để làm tư liệu thiết
kế bài tập. Ngoài ra, có thể tham khảo các tài liệu liên quan như: tranh ảnh, sơ đồ, mô
hình, đoạn phim về các TN thật hay TN ảo khác… Đây là nguồn tư liệu thô rất quan
trọng để xây dựng BTTN.
Bước 3: Trên cơ sở nguồn tư liệu thô đã được tích lũy ở bước 2, gia công sư phạm nội
dung của TN đang khảo sát về nguyên liệu, dụng cụ TN, điều kiện, các bước tiến hành
và kết quả TN để hình thành các dạng BTTN sử dụng trong các khâu của quá trình dạy
học. Tùy theo mục đích dạy học, có thể gia công sư phạm để thiết kế thành nhiều dạng

BTTN khác nhau. Sau đây, xin minh họa một số BTTN đã được thiết kế:
BTTN 1:
Bạn Nam làm TN như sau: Dùng kim mũi mác tách lấy phần biểu bì ở mặt tím của lá
thài lài tía (khoảng 5mm2), đặt vào lam kính với 1 giọt nước cất. Đậy kính mỏng và đưa
tiêu bản lên kính hiển vi xem. Sau đó, Nam nhỏ một giọt KNO 3 1M ở một phía của kính
đậy mỏng, ở phía đối diện Nam đặt một miếng giấy thấm để rút nước dần, tiếp tục quan
sát tiêu bản dưới kính hiển vi. Trong quá trình TN, Nam đã chụp được các hình sau:

Hình 2.A …………..

Hình 2.B. ………….

Hình 2. Thí nghiệm ở tế bào biểu bì lá cây thài lài tía


Tuy nhiên, Nam quên chú thích các hình 2A và 2B. Bằng kiến thức đã học, em
hãy chú thích và lý giải hiện tượng xảy ra ở các hình trên. Theo em, mục đích của TN
trên là gì? Hãy giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân.
BTTN 2:
Một bạn tiến hành TN như sau: Dùng một bong bóng lợn đã rửa sạch (hoặc miếng
da ếch, hay củ cà rốt đã khoét rỗng) chứa dung dịch CuSO 4 20%, cắm vào 1 ống thủy
tinh và dùng dây cao su buộc chặt. Tiếp đó, đặt bong bóng lợn vào một cốc thủy tinh
đựng nước cất và kẹp ống thủy tinh vào giá TN. Ghi mức nước ban đầu ở ống thủy tinh.
(Hình 3A). Sau 4 giờ mực nước trong ống thủy tinh dâng lên cao (Hình 3B).
(A)

(B)

Hình 3. Thí nghiệm ở bong bóng lợn
Em hãy giải thích các hiện tượng trong TN trên. Mục đích của TN trên là gì? Theo

em, tại sao đa số cây trồng không sống được trên đất mặn? Đặc điểm của cây chịu mặn
khác cây không chịu mặn như thế nào về nồng độ các chất chứa trong dịch bào?
BTTN 3:
Bạn Thủy làm TN như sau: Ngâm 1 quả trứng gà sống trong cốc giấm trong 1 ngày,
giấm sẽ làm tan vỏ CaCO3 của trứng, quả trứng chỉ còn lại lớp vỏ lụa mềm. Cho quả
trứng vào cốc chứa dung dịch xirô dâu 20% (hình 4A), sau 45 phút được kết quả như ở
hình 4B. Lấy quả trứng ra khỏi cốc, cho vào cốc chứa nước cất như hình 4C, sau 15
phút được kết quả như ở hình 4D.
Em hãy giải thích các hiện tượng trong TN trên ? Theo em, Thủy làm TN trên với
mục đích gì? Em hãy làm TN như trên để kiểm chứng nhé!
(A)

(B)

(C)

Hình 4. Thí nghiệm ở quả trứng

(D)


Bước 5: Sau khi thiết kế các BTTN, có thể sắp xếp thành hệ thống BTTN theo mục
đích lí luận dạy học như: BTTN sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, BTTN sử
dụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức và BTTN sử dụng trong khâu kiểm tra
đánh giá. Hoặc có thể sắp xếp BTTN theo mục đích rèn luyện các kĩ năng tư duy thực
nghiệm như: BTTN rèn luyện rèn luyện kĩ năng phân tích kết quả TN; rèn luyện kĩ năng
so sánh kết quả TN; rèn luyện kĩ năng phán đoán kết quả TN; rèn luyện kĩ năng thiết kế
TN.
3.5. Hệ thống BTTN trong dạy học Sinh học
Vận dụng quy trình trên, chúng tôi thiết kế được các dạng BTTN trong dạy học

Sinh học ở trung học phổ thông như sau:
3.5.1. Bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích hiện tượng và kết quả thí nghiệm
Yêu cầu: Đối với dạng bài tập này HS phải phân tích được mục đích của các TN,
các điều kiện tiến hành TN, hiện tượng TN, trên cơ sở đó giải thích được kết quả của
các TN đã tiến hành. Từ đó, rút ra được kiến thức cơ bản cần khám phá, hoặc củng cố,
hoàn thiện và nâng cao kiến thức đã học.
Ví dụ: BTTN: Nam làm TN như sau:
Lấy một chai nhựa đổ đầy nước, cho vào chai khoảng 10 nhánh rong đuôi chồn.
Sau đó, dùng một bong bóng bịt chặt miệng chai lại (hình 5A). Đặt chai ở nơi có nắng
gắt hoặc chiếu sáng bằng đèn điện công suất 500W. Sau 15 phút có kết quả như hình
5B.
Em hãy cho biết tại sao bong bóng phồng lên ? Mục đích TN của Nam là gì ?
Theo em, Nam còn phải làm thao tác nào nữa để hoàn thành TN của mình ?
A.Trước
TN

B.Sau TN

Hình 5. Thí nghiệm ở rong đuôi chồn
3.5.2. Bài tập rèn luyện kĩ năng so sánh kết quả thí nghiệm
Yêu cầu: Phân tích các TN, so sánh sự giống nhau và khác nhau về kết quả giữa
các TN hoặc giữa TN và đối chứng, giải thích được vì sao có sự giống nhau và khác
nhau đó. Từ đó, nêu mục đích của TN.
Ví dụ: BTTN:


Bạn Lan đã làm TN như sau: dùng tăm bông chạm nhẹ lên đầu một con ốc sên
(hình 6A), ốc sên rụt đầu vào trong vỏ ngay lập tức (hình 6B). Nhưng có một hình ảnh
trong TN cho thấy ốc sên không rụt đầu vào vỏ khi tăm bông chạm vào (hình 6C).
Em hãy so sánh hiện tượng ở hình 6B với hình 6C trong TN và giải thích. Từ

đó, hãy xác định mục đích TN của bạn Lan? Em hãy làm TN để kiểm chứng kết quả
nhé!
(A)

(B)

(C)

Hình 6.Thí nghiệm ở ốc sên
3.5.3. Bài tập rèn luyện kĩ năng phán đoán kết quả thí nghiệm
Yêu cầu: HS phải phân tích các điều kiện TN, các hiện tượng (nếu có) để đưa ra
các phán đoán về kết quả TN. Đưa ra được lí do vì sao có sự phán đoán đó. Làm TN để
kiểm chứng các phán đoán.
Ví dụ: BTTN: Bạn Nam làm TN như sau: Lấy khoảng 100g hạt đậu xanh đã nảy mầm,
chia làm 2 phần, lấy một phần đem luộc chín để nguội. Lấy 2 bơm kim tiêm y tế, cho
đậu vào (hình 7).
Bơm kim tiêm 1: gồm hạt đậu đang nảy mầm.Bơm kim tiêm 2: gồm hạt đậu nảy mầm
đã luộc chín.
Lấy ống nhựa đậy chặt mũi kim tiêm ở mỗi bơm kim tiêm. Để hai bơm kim tiêm
này trong tối. Sau 10 giờ, lấy 2 ống nghiệm có chứa nước vôi trong, mở ống nhựa ở đầu
kim tiêm và đặt khớp với miệng ống nghiệm, đẩy mạnh pittông của ống tiêm, quan sát
nước vôi trong ở mỗi ống nghiệm. Theo em, nước vôi trong ở ống nghiệm của bơm kim
tiêm 1 và 2 sẽ như thế nào ? Cơ sở nào cho em dự đoán như vậy. Xác định mục đích của
TN trên. Em hãy thực hiện TN để kiểm chứng phán đoán của mình nhé ?

Hình 7. TN ở hạt đậu xanh

Hình 8. Dụng cụ và nguyên liệu thiết kế TN



3.5.4. Bài tập rèn luyện kĩ năng thiết kế thí nghiệm
Yêu cầu: HS nêu mục đích TN, dụng cụ và vật liệu tiến hành TN, mô tả được cách
tiến hành TN hoặc cách thức bố trí TN, tiến hành TN và giải thích được kết quả TN.
Đối với dạng bài tập này HS có thể đưa ra nhiều phương án thiết kế TN khác nhau
nhưng nếu đúng đều có thể chấp nhận, đây là một trong số các bài tập phát huy được
tính sáng tạo của HS một cách có hiệu quả.
Ví dụ: BTTN: Với các dụng cụ và nguyên liệu sau: đậu xanh nảy mầm, tấm lưới, bình
nhựa, mùn cưa, nước, dây buộc (hình 8). Em hãy thiết kế TN chứng minh rễ cây có tính
hướng trọng lực và hướng nước?
3.6. Vận dụng quy trình sử dụng BTTN trong dạy học Sinh học ở THPT
Có thể sử dụng BTTN trong các khâu của quá trình dạy học theo quy trình ở
hình 1(giai đoạn 2 của quy trình). Sau đây là ví dụ về sử dụng BTTN trong khâu nghiên
cứu tài liệu mới.
Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, BTTN được dùng như là một bài tập tình
huống, bài tập nhận thức, đặt ra vấn đề mà khi giải xong HS sẽ lĩnh hội được kiến thức
mới và phát triển được các kĩ năng tư duy, kỹ năng thực nghiệm. Vai trò của giáo viên
là hướng dẫn HS phân tích kết quả, tìm ra mối quan hệ nhân quả bằng các câu hỏi định
hướng.
Sử dụng BTTN để dạy nội dung: Etylen - Hoocmôn ức chế sinh trưởng ở bài
“Hoocmôn thực vật”- Sinh học 11[4].
- Bước 1: GV nêu mục tiêu về mặt kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt được
GV có thể nêu mục tiêu dưới dạng câu hỏi như sau: Nếu quả đã già nhưng chưa
chín, các em có thể làm quả chín nhanh nhờ giữ quả trong một túi giấy kín cho phép
tích tụ etylen. Vậy etylen được sản sinh ở những bộ phận nào của cây và có tác động
sinh lý như thế nào? Tại sao etylen được xếp vào nhóm hoocmôn ức chế sinh trưởng?
Chúng ta có thể tự thực hiện được những TN về etylen không?
- Bước 2: GV giới thiệu BTTN (thông qua phiếu học tập)
BTTN 1: Với các nguyên liệu và dụng cụ sau: 3 quả chuối chín, 6 quả chuối già còn
xanh, 2 túi nilon và dây buộc, bạn Thủy đã bố trí TN như sau: cho 3 quả chuối xanh vào
túi nilon rồi buộc chặt miệng túi; cho 3 quả chuối xanh và 3 quả chuối chín vào túi



nilon rồi buộc chặt miệng túi (hình 9A). Sau 2 ngày được kết quả như ở hình 9B.

(A) Bắt đầu TN

(B) Kết thúc TN (Sau 2 ngày)

Hình 9. TN ở chuối chín và chuối xanh
BTTN 2: Với các nguyên liệu và dụng cụ sau: 2 quả táo chín, 2 cành cây thân thảo, hai
bình nhựa, hai cốc nước, bạn Thủy đã bố trí TN như sau: Cho vào bình nhựa thứ nhất 1
cành cây cắm trong cốc nước, đậy kín nắp bình; Cho vào bình nhựa thứ hai 1 cành cây
cắm trong cốc nước, 2 quả táo chín và đậy kín nắp bình (hình 10A). Sau 2 ngày được
kết quả như ở hình 10B.

(A) Bắt đầu TN

(B) Kết thúc TN (Sau 2 ngày)

Hình 10. Thí nghiệm ở táo chín và cành cây
1. Em hãy tiến hành hai TN như bạn Thủy để kiểm chứng kết quả TN của bạn Thủy nhé
(có thể thay quả chuối chín bằng các loại quả chín khác như xoài, táo; bình nhựa bằng
túi nilon).
2. Quan sát hình 9B và đối chiếu với kết quả TN của mình, em hãy giải thích kết quả
của TN 1, nêu mục đích của TN 1.
3. Quan sát hình 10B và đối chiếu với kết quả TN của mình, hãy cho biết: tại sao trong
cùng 1 thời gian cành ở bình TN có hiện tượng rụng lá so với cành ở bình đối chứng.
Theo em, bạn Thủy làm TN 2 với mục đích gì?
4. Hãy nêu lý do sinh lý cho câu ngạn ngữ “ Một quả táo hỏng làm hỏng cả chùm” [2].
- Bước 3: HS đọc và hiểu dữ kiện, yêu cầu của BTTN. HS tự lực giải BTTN theo trình

tự sau:


+ Tiến hành TN ở nhà để kiểm chứng các kết quả trong TN của bạn Thủy.
+ Lý giải các hiện tượng, kết quả của TN và đưa ra dự đoán: Quả táo chín hay quả chuối
chín đã sản sinh ra một chất hóa học ở dạng khí, làm cho quả chuối chín nhanh hơn, lá
chóng rụng hơn.
- Bước 4: Tổ chức thảo luận toàn lớp. Cá nhân hoặc đại diện của mỗi nhóm đưa ra
những kết quả, ý kiến, giải pháp, các lập luận của nhóm mình. Sau đó, thảo luận và
thống nhất được lời giải của BTTN.
- Bước 5: GV định hướng cho HS đi đến kết luận về kiến thức mới, GV chính xác hoá
kiến thức như sau: Mục đích của các TN trên là chứng minh được nơi sản sinh và tác
động sinh lý của etylen. Nơi sản sinh: Khí êtylen được sản sinh ra ở hầu như mọi bộ
phận của cây. Nó được tạo ra với nồng độ cao trong quá trình hóa già, sự rụng lá, sự
chín của quả và khi mô bị tổn thương. Tác động sinh lý: êtylen kích thích sự chín của
quả (có thể xem êtylen là hooc môn của sự chín), làm rụng lá và quả. Sự giải phóng khí
etylen ở quả táo bị tổn thương có tác dụng kích thích sự chín cho các quả táo khác. Mặt
khác, thông qua TN 1, GV có thể nhấn mạnh cho HS biết đây là ví dụ sinh động về mối
liên hệ ngược dương trong sinh lý học: etylen châm ngòi cho sự chín và sự chín châm
ngòi cho sự tạo etylen nhiều hơn.
4. KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng BTTN có vai trò quan trọng trong quá trình
dạy học Sinh học ở trường phổ thông. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: Thông
qua việc giải BTTN, HS đã biết vận dụng tổng hợp các kiến thức lý thuyết và thực
nghiệm; kỹ năng hoạt động trí óc và thực hành một cách thành thạo và khéo léo. Như
vậy, sử dụng BTTN trong dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn
Sinh học ở phổ thông, gắn “học với hành”, lý luận với thực tiễn, kích thích tính tự lực,
sáng tạo của HS, đặc biệt là sự say mê yêu thích môn Sinh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học

phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Campbell N.A., Reece J.B., (2008),
Benjamin Cummings, San Francisco.

Biology, 8th edition, Pearson Education

[3]. Phan Đức Duy (2012), Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh thông qua bài tập
thực hành thí nghiệm Sinh học, Tạp chí Giáo dục, Số 294, kì 2 (5/ 2012), tr. 47- 49.
[4]. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2006), Sinh học 10, Sinh học 11, Sách giáo
khoa, NXB. Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Đặng Thị Dạ Thủy (2012), Sử dụng bài tập thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài
liệu mới trong dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt
tháng 11(2012), tr. 107-109.
[6]. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (chủ biên) (2006), Sinh học 10, Sinh học
11, Sách giáo khoa, NXB. Giáo dục, Hà Nội.


DESIGN AND USING EXPERIMENT EXERCISES IN TEACHING
BIOLOGY IN HIGH SCHOOLS
Dang Thi Da Thuy, Phan Duc Duy
Biology Departerment - Hue University of Education
ABSTRACT
Using experimental exercises in teaching Biology is one of the most vital methods,
contributes to developing students’ competency in problem-solving, researching and
creativity. This article proposes the steps of the process of designing experiment
exercises and the steps of the process of using experiment exercises to organizes selfstudy activities for pupils in teaching biology in high schools.
Keywords: Experimental, experimental exercises, biology teaching.




×