Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại một số xí nghiệp của nhà máy sản xuất quốc phòng z131

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRẦN QUANG THẮNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ XÍ NGHIỆP
CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT QUỐC PHÒNG Z131

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số:60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên – Năm 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


TRẦN QUANG THẮNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý
báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS. TS. Nguyễn Thế
Hùng là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên và các cơ quan ban ngành khác có liên
quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực
hiện luận văn này
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình, quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

TRẦN QUANG THẮNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3





MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 11
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 11
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 12
2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................ 12
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 12
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI................................................................................. 12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 13
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ....................................................................... 13
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP ..................................... 15
1.2.1. Định nghĩa ................................................................................................. 15
1.2.2. Phân loại chất thải công nghiệp ................................................................ 16
a. Chất thải rắn công nghiệp ............................................................................. 16
b. Chất thải nguy hại ......................................................................................... 17
1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải công nghiệp đến sức khỏe con người và môi
trường .................................................................................................................. 23
1.2.4. Xử lý chất thải công nghiệp ...................................................................... 24
1.2.5. Hệ thống quản lý chất thải công nghiệp .................................................... 28
1.2.6. Chiến lược quản lý chất thải công nghiệp ................................................. 28
1.3. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ............................................. 29
1.3.1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp trên thế giới ................. 29
1.3.2. Ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp tại Việt Nam .................... 31
1.4. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM ................................................................. 33
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................................... 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4




1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới về đánh giá hiện trạng môi trường của xí
nghiệp quốc phòng .............................................................................................. 36
1.5.2. Các nghiên cứu trong nước về đánh giá hiện trạng môi trường của xí
nghiệp quốc phòng .............................................................................................. 37
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 41
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 41
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 41
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 41
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................. 41
2.2.1. Địa điểm .................................................................................................... 41
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 41
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .................. 41
2.3.1. Sơ lược về nhà máy ................................................................................... 41
2.3.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các Xí nghiệp của Nhà máy Z131 ..... 41
2.3.3. Diễn biến chất lượng môi trường khu vực Nhà máy Z131 huyện Phổ Yên
- Tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 41
2.3.4. Đánh giá công tác quản lý môi trường tại các xí nghiệp của Nhà máy Z131.... 41
2.3.5. Đánh giá mức độ ảnh của hoạt động sản xuất của Nhà máy Z131 tới đời
sống của cộng đồng dân cư và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường của Nhà máy ........................................................................ 42
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 42
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ......................... 42
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .................................................... 42
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 43
2.4.4. Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu; đo đạc, phân tích mẫu và đánh giá

kết quả ................................................................................................................. 44
2.4.4.1. Phương pháp lựa chọn địa điểm lấy mẫu ............................................... 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5




2.4.4.2. Kế hoạch lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường 6 tháng đầu năm
2015 Nhà máy Z131 ............................................................................................ 44
a) Nước ngầm ...................................................................................................... 44
b) Nước mặt ......................................................................................................... 44
c) Nước thải ......................................................................................................... 45
2.4.4.3. Thiết bị sử dụng và phương pháp lấy mẫu, phương pháp phân tích ...... 46
2.4.5. Phương pháp tổng hợp và so sánh............................................................. 47
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 48
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 49
3.1. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY Z131 ................................................................. 49
3.1.1. Lịch sử thành lập và quá trình phát triển Nhà máy Z131 ......................... 49
3.1.2. Nhân sự cho công tác quản lý và giám sát môi trường ............................. 52
3.2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY Z131 ........ 53
3.3. DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY Z131 – HUYỆN
PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 ...................... 56
3.3.1. Diễn biến chất lượng môi trường nước ..................................................... 56
3.3.1.1. Đánh giá diễn biến chất lượng nước ngầm ............................................ 56
3.3.1.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt ............................................... 58
3.3.1.3. Đánh giá diễn biến chất lượng nước thải ............................................... 61
3.3.2. Diễn biến chất lượng môi trường không khí ............................................. 63
3.3.2.1. Đánh giá diễn biến chất lượng khí thải .................................................. 63

3.3.2.2. Đánh giá chất lượng không khí xung quanh khu vực Nhà máy Z131 ... 65
3.3.3. Diễn biến chất lượng môi trường đất ........................................................ 67
3.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC XÍ
NGHIỆP CỦA NHÀ MÁY Z131 ....................................................................... 69
3.4.1. Đơn vị chuyên trách quản lý môi trường của Nhà máy ............................ 69
3.4.2. Các hệ thống xử lý môi trường ................................................................. 70
a. Đối với nước thải .......................................................................................... 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6




b. Đối với khí thải, tiếng ồn .............................................................................. 70
c. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại ................................................... 72
d. Giải pháp kiến trúc và kết cấu công trình ..................................................... 73
3.4.3. Các chương trình quản lý, giám sát chất lượng môi trường hàng năm của
Nhà máy .............................................................................................................. 73
3.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NHÀ MÁY Z131 TỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY .............................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 80
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 82
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 84
Phụ lục 1: Phiếu điều tra ..................................................................................... 84
Phụ lục 2: Một số hình ảnh của đề tài ................................................................. 90


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7




DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phát sinh chất thải rắn công nghiệp (nghìn tấn/ năm) ở một số nước
Châu Âu năm 1990 .............................................................................................. 30
Bảng 1.2. Lượng chất thải công nghiệp phát sinh năm 2002 của 03 vùng kinh tế
trọng điểm............................................................................................................ 32
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn môi trường làm việc theo quy định của Bộ Y tế ................. 53
Bảng 3.2: Danh mục các sản phẩm chính của Nhà máy Z131 ........................... 55
Bảng 3.3. Diễn biến chất lượng nước ngầm khu vực Nhà máy Z131 giai

đoạn

2013 – 2015 ......................................................................................................... 56
Bảng 3.4. Diễn biến chất lượng nước mặt khu vực Nhà máy Z131 giai

đoạn

2013 – 2015 ......................................................................................................... 59
Bảng 3.5. Diễn biến chất lượng nước thải sản xuất Nhà máy Z131 giai

đoạn

2013 – 2015 ......................................................................................................... 61
Bảng 3.6. Diễn biến chất lượng khí thải tại các khu vực Nhà máy Z131 giai đoạn

2013 - 2015.......................................................................................................... 63
Bảng 3.7. Diễn biến chất lượng không khí xung quanh Nhà máy Z131 giai đoạn
2013 - 2015.......................................................................................................... 65
Bảng 3.8. Diễn biến chất lượng đất xung quanh khu vực Nhà máy giai

đoạn

2013 - 2015.......................................................................................................... 67
Bảng 3.9. Các loại bệnh thường gặp ở địa phương ............................................. 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8




DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Ảnh hưởng của chất thải công nghiệp đến sức khỏe con người và môi
trường .................................................................................................................. 24
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải công nghiệp .................................... 28
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Nhà máy Z131 hiện nay ............................................. 52
Hình 3.2: Sơ đồ sản xuất thuốc nổ nhân tạo của Nhà máy Z131 ........................ 55
Hình 3.3: Diễn biến chất lượng nước ngầm khu vực Nhà máy Z131 giai đoạn
2013 – 2015 ......................................................................................................... 58
Hình 3.4: Diễn biến chất lượng nước mặt khu vực Nhà máy Z131giai đoạn 2013
– 2015 .................................................................................................................. 60
Hình 3.5: Diễn biến chất lượng nước thải sản xuất Nhà máy Z131giai đoạn 2013
– 2015 .................................................................................................................. 62

Hình 3.6: Diễn biến chất lượng khí thải tại các khu vực Nhà máy Z131giai đoạn
2013 - 2015.......................................................................................................... 64
Hình 3.7: Diễn biến chất lượng không khí xung quanh Nhà máy Z131 giai đoạn
2013 - 2015.......................................................................................................... 67
Hình 3.8: Diễn biến chất lượng đất xung quanh khu vực Nhà máy giai

đoạn

2013 - 2015.......................................................................................................... 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BOD

Biochemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa sinh hóa
Bụi phổi Silic


BPSi
COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa hóa học

CV

Coefficient of variation

Hệ số biến động
Chất thải nguy hại

CTNH
DO

Dissolved Oxygen

Oxy hòa tan

LSD

Least significant difference

Sai khác nhỏ nhất

MTLĐ
QCVN


Môi trường lao động
National Technical Regulation

Qui chuẩn Việt Nam

on industrial wastewater

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TNT

Trinitrotoluen

Trinitrotoluen

TSS

Total Suspended Solids

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

T-N

Total Nitrogen


Tổng đạm

T-P

Total phosphorus

Tổng lân

TNMT

Resources - Environment

Tài nguyên - Môi trường

VSMT

Vệ sinh môi trường

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

KHKT

Khoa học kỹ thuật


VLN

Vaath liệu nổ

CNQP

Công nghiệp quốc phòng

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10




MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ô nhiễm môi trường hiện nay đã trở thành vấn đề toàn cầu, không phải
của riêng quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không quốc
gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu không lấy bảo vệ môi
trường làm nền tảng cho phát triển kinh tế.
Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể về
kinh tế - xã hội, sự tăng trưởng kinh tế, sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật là tiền
đề cho phát triển sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Thực tế
cho thấy, ngành công nghiệp Quốc phòng cũng đã và đang đóng góp vai trò
quan trọng cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc đồng thời phát triển kinh tế, tạo việc

làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Trong giai đoạn 10 năm (1998 –
2008) ngành công nghiệp Quốc phòng đã có nhiều đổi mới về công nghệ lao
động, sản xuất. Tuy nhiên, các yếu tố độc hại trong môi trường lao động vẫn còn
tiềm ẩn, có nguy cơ gia tăng và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên & Môi trường năm 2009, tình trạng ô nhiễm
môi trường tại các khu công nghiệp đã làm tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ
lệ người mắc bệnh làm việc trong các khu công nghiệp và cộng đồng dân cư gần
đó; đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây,
gây ra những tổn thất kinh tế không hề nhỏ [3].
Bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường lao động nói riêng là
trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Các hoạt động nghiên
cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật,… phục vụ cho mục
đích Quốc phòng luôn gắn liền với yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng
cao sức khỏe bộ đội. Trong đó, nội dung thiết yếu cần tập trung giải quyết là
giảm thiểu những tác hại phát sinh trong quá trình sản xuất đối với người lao
động trong các nhà máy, xí nghiệp Quốc phòng.
Từ thực tế đó, được sự nhất trí của Nhà trường, ban lãnh đạo Nhà máy
Z131, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thế Hùng, tôi tiến hành thực
hiện luận văn:
“Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại một số Xí
nghiệp của Nhà máy sản xuất Quốc phòng Z131”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11




2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài tiến hành khảo sát hiện trạng và tình hình quản lý môi trường tại

một số xí nghiệp của Nhà máy Z131, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả
chất thải nguy hại ảnh hưởng đến môi trường và công tác an toàn vệ sinh công
nghiệp cho đơn vị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá công tác quản lý môi trường tại các xí nghiệp của Nhà máy
Z131 và mức độ ảnh hưởng của hoạt dộng sản xuất của Nhà máy tới đời sống
của cộng đồng dân cư xung quanh;
- Từ đó đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý môi
trường tại đây.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
môi trường, quản lý chất thải nguy hại đối với các Nhà máy sản xuất Quốc
phòng nói chung và Nhà máy Z131 nói riêng, đóng góp thiết thực vào mục tiêu
phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tiến tới phát triển bền vững.
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học :
+ Vận dụng nâng cao kiến thức vào đời sống và thực tiễn.
+ Nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu và tra cứu tài liệu.
+ Nâng cao kiến thức và hiểu biết về công tác quản lý môi trường nói
chung, về chất thải sản xuất vũ khí nói riêng để phục vụ cho học tập nghiên cứu
sau này.
+ Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu quý, có độ tin cậy cao cho học
tập Cao học và Đại học chuyên ngành Khoa học môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12




CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014,
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 định nghĩa như sau:
* Môi trường: Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
* Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
* Tiêu chuẩn môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố
dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
* Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường,
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
* Chất gây ô nhiễm: Là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi
xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm môi trường bị ô nhiễm.
* Quản lý môi trường: Là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và
phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13







Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh

trong hoạt động sống của con người.


Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của

một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển
bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng
cao sự văn minh và công bằng xã hội.


Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các

vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương
và cộng đồng dân cư.
* Công cụ quản lý môi trường: Là các biện pháp hành động thực hiện
công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất.
Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và
hỗ trợ lẫn nhau.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công
cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh
vĩ mô là luật pháp và chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động
trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định
xử phạt, ... và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của
các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có

các công cụ kỹ thuật như: GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán
môi trường, quan trắc môi trường. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại
theo bản chất thành các loại cơ bản sau:


Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật

quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14






Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền

của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường.


Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát

nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố
chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các
đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử
dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công

trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào [3].
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
1.2.1. Định nghĩa
* Chất thải: Là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác
động vào thiên nhiên thải ra môi trường. Thiên nhiên, cỏ cây, các loài động vật
thải ra môi trường từ các loại lá rụng đến xác chết của động vật. Con người cùng
với hoạt động sản xuất của mình đã thải ra môi trường vô số các cặn bã và các
loại chất thải khác nhau.
Sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại cùng với quá trình đô
thị hoá trên phạm vi rộng khiến cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên của
con người cũng ngày một lớn hơn do vậy làm tăng lượng chất thải thải ra môi
trường. Bên cạnh đó sự tiến bộ về khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều vật liệu
mới như đồ nhựa, các loại vật liệu dẻo,… kéo theo hàng loạt chất thải mới, khó
phân huỷ [6].
Tùy theo những mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta có thể chia
chất thải ra thành nhiều loại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15




- Theo nguồn gốc phát sinh chất thải có thể phân ra: Chất thải sinh hoạt,
chất thải công nghiệp và chất thải có nguồn gốc khác trong lĩnh vực nông – lâm
– ngư nghiệp và dịch vụ.
- Theo tính chất và mức độ nguy hại có thể phân thành chất thải nguy hại
(CTNH) và chất thải không nguy hại.
-Theo tính chất vật lý của chất thải có thể phân thành: chất thải rắn (CTR),

chất thải lỏng (nước), chất thải khí.
* Chất thải công nghiệp: Là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất các nhà máy, xí nghiệp.
Đây là dạng chất thải cần được đặc biệt quan tâm trong phạm vi đề tài này.
* Quản lý chất thải: Là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
1.2.2. Phân loại chất thải công nghiệp
Chất thải công nghiệp gồm:
1. Chất thải rắn nguy hại: Dễ cháy nổ, gây ngộ độc cho sức khỏe con
người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác.
2. Chất thải rắn không nguy hại.
a. Chất thải rắn công nghiệp
CTR công nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc quy mô,
dây chuyền, loại hình công nghiệp, đầu vào thường được xác định là lượng chất
thải phát sinh trên một tấn sản phẩm.
Đối với chất thải trong một nhà máy được xác định bằng phương thức sau:
Lượng chất thải rắn phát sinh/1 đơn vị sản phẩm  công suất nhà máy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
16




Ngoài ra lượng chất thải phát sinh có thể xác định thông qua cân bằng vật
chất giữa đầu vào và đầu ra của dây chuyền sản xuất [5].
b. Chất thải nguy hại
o

Định nghĩa

Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu

tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó
mở rộng ra nhiều quốc gia. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc
vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước
mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy
hại trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như sau:
- Định nghĩa của Philipine: Chất thải nguy hại là chất có độc tính, ăn mòn,
gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và
động vật.
- Định nghĩa của Canada: Chất thải nguy hại là những chất mà do bản
chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người
hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại
bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó.
- Định nghĩa theo UNEP (1985): CTNH là các chất thải (không bao gồm
các chất phóng xạ) có khả năng phản ứng hóa học hoặc có khả năng gây độc,
gây cháy, ăn mòn, có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe con người hay môi
trường khi tồn tại riêng lẻ, hoặc khi tiếp xúc với các chất khác.
- Trong đạo luật RCRA (Resource Conservation and Recovery Act –
1976: Đạo luật về bảo tồn và phục hồi tài nguyên) của Mỹ: CTNH là chất thải
rắn hoặc tổ hợp các chất thải rắn do lượng hoặc nồng độ hay do đặc tính vật lý,
hóa học hoặc truyền nhiễm mà chúng có thể: (1) Tạo ra hoặc góp phần đáng kể
vào việc tăng khả năng tử vong hay là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy kịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
17




không thể cứu chữa; (2) Tạo ra sự nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi

trường trong khi xử lý, bảo quản, vận chuyển [12, tr.767].
Công ước Basel không đưa ra một định nghĩa cụ thể về CTNH mà đưa ra
các phụ lục trong Công ước, trong đó xác định những chất thuộc Phụ lục I và có
ít nhất một thuộc tính trong Phụ lục III, hoặc các chất do nước sở tại quy định
trong luật pháp của nước đó, được coi là CTNH.
Nhìn chung, định nghĩa CTNH ở các nước tuy có khác nhau về cách diễn
đạt nhưng bản chất đều nhấn mạnh đến tính chất độc hại của loại chất thải này
đến môi trường và sức khỏe con người.
Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm CTNH được đề cập đến một cách
chính thức tại quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo quyết định số
155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại Khoản 2, Điều 3 Quy chế quy
định: CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc
tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm và các đặc tính gây hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy
hại đến môi trường và sức khoẻ con người [8].
Đến năm 2005, định nghĩa này đã được sửa đổi và hoàn thiện hơn với
cách diễn đạt rất ngắn gọn và xúc tích tại Khoản 11, Điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường 2005. Theo đó, CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Định nghĩa về CTNH trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 nhìn chung là
đầy đủ và rất phù hợp trong điều kiện luận án lấy bối cảnh nghiên cứu là Việt
Nam. Vì vậy, ta thống nhất sử dụng định nghĩa này làm định nghĩa chung cho
CTNH trong luận án này. Để cụ thể hóa định nghĩa này, Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT đã đưa ra danh mục các CTNH theo nguồn thải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
18





Mục 13, điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: “Chất thải nguy
hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn
mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”. Như vậy là không có sự
thay đổi nhiều so với Luật Bảo vệ môi trường 2005.
o

Nguồn phát sinh
Trong sản xuât công nghiệp, chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều

nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình
độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tùy theo cách
nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể
chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 3 nguồn chính như sau [7]:
* Công nghiệp giấy:
+ Dung môi hữu cơ
+ Chất thải ăn mòn
+ Sơn thải
+ Dung môi
* Công nghiệp sản xuất hóa chất
+ Dung môi và cặn chưng cất
+ Chất thải chứa axit/bazơ mạnh
+ Chất thải chứa các chất ôxi hóa
+ Xúc tác qua sử dụng
+ Phát thải từ xử lý bụi, bùn
* Sản xuất kim loại, gia công cơ khí
+ Dung môi và cặn chưng cất
+ Chất thải chứa axit/bazơ mạnh
+ Chất thải chứa dầu nhớt
+ Chất thải xi mạ

+ Bùn chứa kim loại nặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
19




Hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và
phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp. Đây cũng là nguồn phát sinh
mang tính thường xuyên và ổn định nhất.
o

Phân loại
* Theo TT 12/2011/BTNMT
- Phân loại theo đặc tính:
+ Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể

nổ do kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc
ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho
môi trường xung quanh.
+ Dễ cháy (C):
- Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc
chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo
QCVN 07:2009/BTNMT.
- Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
- Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc
với không khí và có khả năng bốc cháy.

- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả
năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.
+ Oxy hóa (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản
ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc
góp phần đốt cháy các chất đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
20




+ Ăn mòn (AM): Các chất thải thông qua phản ứng hoá học gây tổn
thương nghiêm trọng các mô sống hoặc phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và
phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có
tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCVN 07:2009/BTNMT.
+ Có độc (Đ):
- Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại
gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.
- Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức
khoẻ ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong,
tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thông qua đường ăn uống,
hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại
gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường
ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây
ra hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả

năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc
tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với
không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với
người và sinh vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
21




+ Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có các thành phần nguy hại
gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông
qua tích luỹ sinh học.
+ Lây nhiễm (LN): Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây
nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật.
* Theo TT 12/2011/BTNMT – Chất thải nguy hại được phân theo các
nhóm nguồn hoặc dòng thải chính (19 loại):
01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí
và than.
02. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá
chất vô cơ
03. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá
chất hữu cơ
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác
05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại
06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh

07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các
vật liệu khác
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản
phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và
bột giấy
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
22




11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (Bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị
ô nhiễm)
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý
nước cấp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (Trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất
thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi
chất lạnh và chất đẩy (propellant)
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác
1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải công nghiệp đến sức khỏe con người và
môi trường
- Gây mùi khó chịu từ quá trình bay hơi, phân huỷ rác thải.

- Quá trình phân huỷ rác thải tạo ra lượng nước rỉ rác  gây ô nhiễm đất,
ô nhiễm nước ngầm ảnh hưởng đến đời sống người dân.
- Làm mất mỹ quan.
- Rác thải là nơi tập trung của nhiều côn trùng, động vật  nguy cơ dẫn
đến lan truyền dịch bệnh.
- Rác thải nguy hại có thể chứa các chất độc, các mầm bệnh rất nguy hiểm
đối với những người tiếp xúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
23




MT KK
Hơi dung môi, hơi các
Kim loại độc thăng hoa:
chất hữu cơ, bụi, CO2,
Cr, As, Pb, Dioxin, …
NOx, SO2, CO, ...
- CTR, CTNH
- Thu gom
- Tái chế, xử lý, phân hủy

Thở

Nước rác: Kim loại nặng, Pb,
Cu, Cr, Hg,...
Chất HC, TBVTV, Dầu mỡ,..


ÔNN mặt

ÔNN ngầm

ÔN đất

Người

Mỹ quan
Ăn uống

Hình 1.1. Ảnh hưởng của chất thải công nghiệp đến sức khỏe con người và
môi trường [6]
1.2.4. Xử lý chất thải công nghiệp
Hiện nay có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý chất thải rắn công
nghiệp (CTRCN) và CTNH. Mặc dù vậy, mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng
dụng tốt trong một phạm vi nhất định. Ở nhiều nước tiên tiến, người ta thường
xử lý tập trung 2 loại chất thải này bằng cách kết hợp nhiều quy trình công nghệ
khác nhau. Theo Chiến lược quản lý chất thải quốc gia, CTRCN và CTNH phải
được xử lý tập trung theo quy trình khép kín. Tuy nhiên, do điều kiện chưa cho
phép nên hiện tại mỗi địa phương đều phải tự vận động theo cách riêng của
mình, dẫn đến việc mất cân đối, gây ảnh hưởng tương hỗ xấu. Vì vậy, một số
nhà khoa học đã có những hướng nghiên cứu khác nhằm tìm ra những mô hình
quản lý phù hợp hơn, cụ thể là phân nhỏ hợp lý theo từng cụm một hoặc hai tỉnh
để đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế. Tuy nhiên, dù quản lý theo cách nào đi nữa
thì tại các cụm xử lý CTRCN và CTNH vẫn phải áp dụng các biện pháp công
nghệ dưới đây [9]:
Phân loại và xử lý cơ học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

24




Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện
pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo.
Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt,
nghiền, sàng, tuyển từ, tuyển khí nén,… Ví dụ, các loại chất thải có kích thước
lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất
thải rắn chứa các chất độc hại (như muối cyanua rắn) cần phải được đập thành
những hạt nhỏ trước khi được hòa tan để xử lý hóa học. Các chất thải hữu cơ
dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất
định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt, …
Công nghệ thiêu đốt
Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù
hợp để xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu,
dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt
chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng. Hiện tại, việc liên kết với
các nhà máy xi măng để xử lý một số loại CTNH đang rất được quan tâm, đã có
nhiều dự án đốt thử nghiệm như: tại Nhà máy ximăng Holcim - Kiên Giang, …
Tuy nhiên, để triển khai được theo hướng này, cần có thời gian chuẩn bị nhiều
mặt, cả về pháp lý, nguồn lực thu gom vận chuyển, sự đồng thuận của cộng
đồng và doanh nghiệp [6].
Thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ oxy
cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư;
khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt
cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4 giây); nhiệt độ phải đủ cao (thông
thường cao hơn 1.0000C); yêu cầu trộn lẫn tốt các khí cháy - xoáy.
Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý

triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số
hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm
phụ nguy hiểm [6].
Công nghệ xử lý hóa – lý
Công nghệ xử lý hóa - lý là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học
để làm thay đổi tính chất của chất thải nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả
năng nguy hại của chất thải đối với môi trường. Công nghệ này rất phổ biến để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
25




×