Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm phát huy một số nét văn hoá truyền thống của người thái trên địa bàn thành phố sơn la trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.27 KB, 70 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội,
việc bảo lưu và phát triển nền văn hóa các dân tộc thiểu số cũng được Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt chú trọng chăm lo. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa truyền
thống các tộc người thiểu số là việc làm cần thiết và phù hợp với quan điểm chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước. Tại Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ
9 (khóa IX) của Đảng đã nhận định: "phải nghiên cứu để bảo tồn và phát huy
những di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ít người". Tiếp đó,
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về
“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước” tiếp tục khẳng định phải "Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học". Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống với 54 đặc trưng
văn hóa khác nhau. Các đặc trưng văn hóa đó đã bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cùng
phát triển, góp phần tạo nên vườn hoa văn hóa rực rỡ sắc màu của dân tộc Việt
Nam, tuy thống nhất nhưng không làm mất đi các đặc trưng văn hóa vốn có của
mỗi dân tộc.
Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, dân tộc Thái có dân số đông thứ 3
tại Việt Nam (sau người Kinh và người Tày). Người Thái cư trú chủ yếu tại các
tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, phía Tây Thanh Hóa và
Nghệ An. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế và quá trình di cư tự
do, hiện nay người Thái đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Sơn
La - với 12 dân tộc cùng sinh sống trong đó cộng đồng người Thái chiếm tỉ lệ
đông đảo nhất (chiếm khoảng 54% dân số toàn tỉnh). Vì vậy, nền văn hóa của
dân tộc Thái mang tính chất đặc trưng, chủ đạo, đại diện cho nền văn hóa của
Tây Bắc nói chung và văn hóa Sơn La nói riêng trong cộng đồng các dân tộc nơi
đây.
Thành phố Sơn La đang trên đà phát triển với tỉ lệ người Thái chiếm đa
số. Hiện nay cùng với quá trình hội nhập, giao lưu và đô thị hóa, nhiều yếu tố


văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Thái trên địa bàn thành phố đang dần
mai một và có nguy cơ biến mất.
Vì những yếu tố trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp
nhằm phát huy một số nét văn hoá truyền thống của người Thái trên địa bàn
thành phố Sơn La trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về dân tộc Thái, từ những năm 70
của thế kỷ trước nhiều nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về các dân tộc thiểu
số, năm 1995 Nhà nước đã cho phép xây dựng chương trình Thái học nằm trong
trung tâm Việt Nam học của trường đại học Tổng hợp trước đây nay là trường
Đại học KHXHVNV Hà Nội. Kể từ đó đến nay rất nhiều công trình nghiên cứu
khoa học đã ra đời, phải kể đến những cuốn sách nghiên cứu về dân tộc Thái
như:
1


1. Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân, “Tư liệu
về lịch sử và xã hội dân tộc Thái”, NXB KHXH Hà Nội (1977) đề cập đến
nghiên cứu thiết chế và tổ chức xã hội, trong cuốn này đề cập đến Truyện kể bản
mường; Lai lịch dòng họ Hà Công; Lệ mường; Luật mường và Tục lệ người
Thái Đen ở Thuận Châu Sơn La.
2. Cầm Trọng – Phan Hữu Dật, “Văn hóa Thái Việt Nam”, NXB Văn hóa
dân tộc Hà Nội (1995). Trong cuốn sách này các tác giả chủ yếu nêu lên một số
yếu tố văn hóa Thái truyền thống đồng thời bước đầu đề cập đến mối giao lưu
văn hóa giữa người Thái với các dân tộc khác trong khu vực sinh sống.
3. Nguyễn Đăng Duy, “Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam”, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội (2004). Cuốn sách giới thiệu những nét
khái quát nhất về văn hóa 53 dân tộc thiểu số xếp theo 8 nhóm ngôn ngữ và giới
thiệu về dân số, địa bàn cư trú, văn hóa sản xuất văn hóa vật chất, văn hóa tinh
thần… Cuốn sách còn đi sâu phân tích nét truyền thống và tính hiện đại trong

việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Đinh Văn Thiên, Hoàng Thế Long, Nguyễn Trung Minh, “Tây Bắc
Vùng đất – Con người”, NXB QĐND Hà Nội (2010). Cuốn sách cung cấp
những thông tin tổng quát về một địa danh lịch sử gắn liền với những chiến dịch
nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – một địa bàn có nhiều
dân tộc anh em cùng chung sống.
5. Ngô Đức Thịnh, “Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam”. Ở
cuốn sách này đã đi sâu tìm hiểu diện mạo và những nét tiêu biểu của trang phục
từng vùng và của từng nhóm dân tộc qua các thời kỳ.
6. Cuốn “Nghệ thuật trang phục Thái” của tác giả Lê Ngọc Thắng nhằm
giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái ở nước ta. Cuốn sách này đi
sâu tìm hiểu trang phục Thái qua các công đoạn từ việc sản xuất ra các nguyên
liệu đến việc cho ra một trang phục như thế nào. Qua các trang phục đó thể hiện
tính thẩm mỹ, nếp sống của dân tộc; chức năng giới tính; chức năng xã hội của
trang phục…
7. TS. Nguyễn Thị Thanh Nga, “Nghề dệt của người Thái ở Tây Bắc
trong cuộc sống hiện đại”, NXB Khoa học Xã hội (2003). Công trình nghiên
cứu thực trạng về nghề dệt của hai nhóm Thái ở Mai Châu (Hoà Bình) và Yên
Châu (Sơn La) và những biến đổi trong q uá trình sản xuất, chế tác tác phẩm,
chế tác nguyên liệu của nghề dệt nhằm thích ứng với cơ chế thị trường và phát
triển du lịch, đồng thời góp phần tìm hiểu văn hoá Thái truyền thống và những
biến đổi của nói trong hiện tại cùng sự đóng góp của văn hoá Thái vào di sản
văn hoá Việt Nam.
8. Hoàng Nam - Lê Ngọc Thắng, “Nhà sàn Thái”, NXB Văn hoá (1984).
Cuốn sách đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan về ngôi nhà sàn cổ của người
Thái ở Việt Nam từ quy trình dựng nhà, cấu trúc nhà sàn cổ truyền đến các nếp
sinh hoạt diễn ra dưới mái nhà sàn, những điều cần kiêng kị.
2



9. PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Nga (chủ biên), “Văn hoá truyền thống
một số tộc người ở Hoà Bình”, NXB Văn hoá dân tộc (2007). Cuốn sách đã
dành 1/4 dung lượng để tổng hợp, phân tích về những đặc trưng của tộc người
Thái ở Mai Châu - Hòa Bình. Mặc dù người Thái Mai Châu có số lượng ít hơn
nhiều so với người Thái cư trú tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; đồng
thời cũng có nhiều nét khác biệt với người Thái các địa phương khác do chịu
ảnh hưởng nhiều của văn hóa khu vực; tuy nhiên, người Thái Mai Châu là cư
dân vẫn bảo lưu được nhiều nét văn hóa Thái truyền thống rất đặc trưng và tiêu
biểu.
10. GS. TS Trần Văn Bính (chủ biên), “Văn hoá các dân tộc Tây Bắc
thực trạng và những vấn đề đặt ra”, NXB Chính trị Quốc gia (2004). Cuốn sách
đã đánh giá, phân tích tương đối toàn diện, khách quan về thực trạng đời sống
văn hóa của một số dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong đó có dân tộc Thái
trong công cuộc đổi mới; đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất các giải pháp vừa
cơ bản, vừa tiếp tục nhằm tiếp tục phát triển đời sống văn hóa các dân tộc trên
địa bàn dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
định hướng xã hội chủ nghĩa.
11. Vi Trọng Liên, “Vài nét về người Thái ở Sơn La”, NXB Văn hóa Dân
tộc Hà Nội (2002) đã khái quát về một số nét văn hóa của dân tộc Thái ở Sơn La
như: các ngành Thái ở Sơn La; các dòng họ tiêu biểu; giới thiệu về cách thức ăn,
mặc, ở; cưới xin; ma chay; lễ hội; các quan hệ xã hội.
12. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Sơn La, tài liệu hội thảo Đề tài khoa
học "Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái ở Sơn
La trong quá trình hội nhập quốc tế". Tài liệu cho chúng ta một cái nhìn khái
quát nhất về các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng
người Thái tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu của tài liệu quá rộng,
mang tính chất dàn trải vì vậy người đọc khó có thể hiểu sâu được về các giá trị
văn hóa mang tính đặc trưng của người Thái Sơn La nói riêng và người Thái
vùng Tây Bắc nói chung.
13. Bên cạnh một số sách đã nêu ở trên, một số tạp chí như: Dân tộc học,

Văn hoá dân gian hoặc các nguồn trên internet cũng đăng tải những bài viết về
nét văn hoá và phong tục tập quán của dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói riêng và
người Thái Việt Nam nói chung.
14. Trong phạm vi Trường Đại học Tây Bắc cũng có một số công trình
nghiên cứu về văn hóa, phong tục tập quán dân tộc Thái là khoá luận tốt nghiệp
của sinh viên, luận văn Thạc sĩ của cán bộ giảng viên như: “Giá trị văn hoá
chiếc khăn Piêu của dân tộc Thái đen ở tỉnh Sơn La”, khoá luận tốt nghiệp của
tác giả Nguyễn Thị Hà (2011); “Bước đầu tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền
thống của đồng bào Thái đen ở Sơn La” khoá luận tốt nghiệp của tác giả
Nguyễn Thị Hạnh (2011); Luận văn Thạc sĩ “Bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La hiện nay”, tác giả Lò Minh Thảo
(2013); đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Bước đầu khảo sát giới thiệu
trang phục các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La”, tác giả Bùi Thanh Hoa – Lường
Hoài Thanh (2013); Nguyễn Thị Đức Hạnh với đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
3


ngành văn hóa “Nhà ở của người Thái Trắng tái định cư ở bản Quỳnh Tiến,
phường Chiềng An, thành phố Sơn La” lại tập trung vào nghiên cứu về nhà cửa
cũng như không gian sống của người Thái Trắng di dân từ Huyện Quỳnh Nhai
ra phường Chiềng An thành phố Sơn La.
Nhìn chung, các sách chuyên khảo, các đề tài NCKH, các khóa luận đều
là những tài liệu quý cho nhóm thực hiện đề tài. Ngoài sự kế thừa của những
nghiên cứu trước các tác giả còn xuống khảo sát, phỏng vấn trực tiếp người dân
tại địa bàn nghiên cứu. Thông qua đó nhóm tác giả đánh giá thực trạng và đưa ra
một số giải pháp nhằm phát huy những nét văn hóa tốt đẹp của người Thái thành
phố Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nét văn hoá truyền thống

tiêu biểu của cộng đồng người Thái đen về nhà ở, trang phục và lễ hội trên địa
bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, chúng tôi chọn
địa điểm nghiên cứu chính là bản Hụm và bản Tông xã Chiềng Xôm thành phố
Sơn La để thực hiện điền dã thu thập tư liệu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Tổng hợp và phân tích nguồn tài liệu đã công bố về người Thái ở Việt
Nam nói chung, người Thái ở Tây Bắc nói riêng và các tư liệu lịch sử, văn hóa
xã hội tại địa phương để có được những hiểu biết khái quát cơ bản về tộc người
này cũng như địa bàn nghiên cứu.
Điền dã dân tộc học, quan sát, phỏng vấn sâu tại cộng đồng người Thái
trên địa bàn thành phố Sơn La, phỏng vấn quan sát tại bản Tông và bản Tông
Nọi xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La. Thời gian điền dã được tiến hành nhiều
đợt từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 11 năm 2016.
Đối tượng phỏng vấn là người dân tại địa phương với nhiều độ tuổi khác
nhau, thuộc nhiều thành phần xã hội có điều kiện kinh tế khác nhau, để có cái
nhìn đa chiều về sự biến đổi về văn hóa của người Thái trên địa bàn thành phố
Sơn La như: nhà ở, trang phục và lễ hội. Ngoài ra, nhóm tác giả còn quan tâm
phỏng vấn các nhóm đối tượng cán bộ đang công tác tại xã, thầy mo là người am
hiểu phong tục tập quán của địa phương. Bên cạnh đó còn kết hợp ghi âm các
đối tượng phỏng vấn, chụp ảnh những thông tin tư liệu liên quan để làm cứ liệu
phân tích.
Để đề tài nghiên cứu được sâu hơn chúng tôi còn sử dụng phương pháp
tổng hợp, so sánh, phân tích, đối chiếu để phục vụ trong việc thu thập tư liệu và
xử lý tư liệu.
5. Đóng góp của đề tài
Là nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho cán bộ, giảng viên, sinh viên
nhà trường và những người yêu thích tìm hiểu về văn hóa dân tộc. Đồng thời

4


phục vụ cho việc giảng dạy cơ sở văn hóa cho học sinh, sinh viên trong Nhà
trường.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, đề tài được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Thực trạng một số nét văn hoá truyền thống của cộng đồng
người Thái trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn hiện nay
Chương 3: Nguyên nhân biến đổi và đề xuất giải pháp nhằm phát huy một
số giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái thành phố Sơn La

5


Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Phương pháp luận
1.1.1 Cơ sở lý thuyết của đề tài
Nhóm đề tài sử dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa để thực hiện nghiên
cứu đề tài này.
Xuất phát từ đối tượng và mục đích nghiên cứu, Đề tài này là một nghiên
cứu liên ngành Văn hóa học, xã hội học và dân tộc học. Vì vậy, phương pháp
tiếp cận liên ngành sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này.
Tiếp cận theo các lý thuyết biến đổi và tiếp biến văn hóa
Có nhiều quan điểm và lý thuyết khác nhau về sự biến đổi văn hóa nói
riêng và biến đổi xã hội nói chung như: quan điểm biến đổi xã hội của
K.Marx, các lý thuyết về sự khuyếch tán, tiếp biến, tiến hóa chậm, đợt sóng
thứ ba,... nhưng tựu chung lại, các quan điểm và lý thuyết này cho rằng sự
biến đổi văn hoá xuất phát từ 3 nguyên nhân cơ bản sau:

- Các phát minh và sáng tạo đem lại cái mới cho văn hóa, chẳng hạn,
bếp ga, bình nóng lạnh, các trò chơi điện tử,... Mỗi một phát minh đều có thể
dẫn đến sự thay đổi văn hóa.
- Các khám phá là yếu tố thứ hai dẫn đến sự thay đổi văn hóa, nhất là ở
các lĩnh vực văn hóa trong đó có lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hoá tinh
thần.
- Thứ ba, sự phổ biến hay là khuyếch tán văn hóa. Người ta cho rằng, sự
biến đổi văn hóa thường xảy ra từ một trung tâm, sau đó được phố biến
(khuyếch tán) ra toàn thế giới.
Biến đổi văn hóa
Như đã nêu trong phần lý thuyết biến đổi, bất cứ xã hội nào và bất cứ
nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng
luôn biến đổi. Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của
các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống
phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian.
Sự biến đổi về tập quán sản xuất, biến đổi trong sự thay đổi trong cách thức
ăn, mặc ở, hành vi ứng xử và các lễ nghi, qua đó ta thấy các giá trị văn hóa, bản
sắc văn hóa cũng biến đổi để phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới.
1.1.2. Các khái niệm về văn hóa
Từ trước đến nay, chúng ta thường sử dụng nhiều đến thuật ngữ "văn
hóa". Tuy nhiên, "văn hóa" được hiểu như thế nào cho chính xác thì đến nay
vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo các nhà ngôn ngữ học, culture – văn hoá
(với tư cách là một danh từ độc lập) chỉ bắt đầu được sử dụng ở châu Âu vào
cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII. Mặc dù trước đó, khoảng thế kỉ II trước Công
nguyên, ở La Mã, nhà triết học M. Xixêron đã gắn văn hoá với hoạt động trí tuệ
của con người, để sau đó văn hoá được chuyển nghĩa từ “gieo trồng trên đất
đai” sang nghĩa bóng “vun trồng cho trí óc”. Tuy nhiên, khi thời Cổ đại suy tàn,
thuật ngữ này không được sử dụng nữa, mãi đến thế kỉ XVII nó mới được hồi
sinh trở lại trong vốn từ vựng của châu Âu. Người đầu tiên có công đưa từ
6



“culture” vào trong khoa học là S. Pufendorf (1632 – 1694) – nhà nghiên cứu
pháp luật người Đức. Ông đã sử dụng thuật ngữ này để chỉ toàn bộ những gì do
con người tạo ra, các sản phẩm nhân tạo này khác với các sản vật thiên nhiên tựa
như con người được giáo dục khác với con người không được giáo dục. Sang
thế kỉ XIX, đặc biệt là thế kỉ XX, khái niệm văn hoá được sử dụng ngày càng
nhiều không chỉ trong khoa học mà cả trong cuộc sống hằng ngày của nhiều
quốc gia, dân tộc.
Có thể nhận thấy, văn hoá là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều
cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của
con người. Cho tới nay, người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hoá.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hoá thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Chính vì vậy, các “trung tâm
văn hoá” có ở khắp mọi nơi. Hoặc theo một cách hiểu thông thường khác: văn
hoá là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử, đức tin, tri
thức được tiếp nhận… Vì thế, chúng ta thường nhận xét một người nào đó là văn
hoá cao, văn hoá thấp, có văn hoá hoặc vô văn hoá.
Dưới góc độ khoa học, hầu như mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi trường phái
và thậm chí là mỗi nhà khoa học đều có định nghĩa riêng của mình về văn hoá.
Trong cuốn Xã hội học văn hoá, tác giả Mai Văn Hai – Mai Kiệm, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam, Viện xã hội học, nhà xuất bản khoa học xã hội, 2010 đã
tổng hợp nghiên cứu và phân loại các khái niệm văn hoá thành 6 nhóm cơ bản
với một số đại diện tiêu biểu như:
Nhóm định nghĩa mô tả: Đại diện cho nhóm này là nhà nhân loại học
người Anh Edward Burnett Tylor (1832 – 1917) đã đưa ra khái niệm: “văn hoá
(hoặc văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học) là một tổng thể phức
hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ
khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành
viên của xã hội”.

Nhóm định nghĩa lịch sử: tiêu biểu với định nghĩa của B.K. Malinowski
(1884 – 1942”: “Văn hoá bao gồm các quá trình kế thừa về kỹ thuật, tư tưởng,
tập quán và giá trị”.
Nhóm định nghĩa chuẩn mực: Thường coi văn hoá là cách sống chung,
trong đó bao gồm các giá trị và chuẩn mực có khả năng chi phối đời sống chung
của cộng đồng hay nhóm. Nhà xã hội học người Mỹ William Isaac Thomas
(1862 – 1947) và là hội viên sáng lập trường phái Chicago nhấn mạnh đến các
quan niệm về giá trị khi định nghĩa văn hoá, theo đó “văn hoá là các giá trị vật
chất và xã hội của bất kì nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư
xử…), không phụ thuộc vào việc đó là man rợ hay người văn minh”.
Nhóm định nghĩa tâm lý học: Đại diện cho nhóm này là W. Sumner (1840
– 1910), ông viết: “tổng thể những sự thích nghi của con người với các điều
kiện sinh sống của họ chính là văn hoá”.
Nhóm định nghĩa cấu trúc: tác giả Mai Văn Hai – Mai Kiệm chọn định
nghĩa của học giả Việt Nam Đào Duy Anh: “Người ta thường cho rằng văn hoá
chỉ là những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hoá vốn
7


có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. học thuật tư
tưởng có nhiên là ở trong phạm vi của văn hoá, nhưng phàm sinh hoạt về kinh
tế, về chính trị, về văn hoá cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại
không phải ở trong phạm vi văn hoá hay sao? Hai tiếng văn hoá chẳng qua là
chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói
rằng: văn hoá là sinh hoạt”.
Nhóm định nghĩa phái sinh (định nghĩa văn hoá từ góc độ nguồn gốc của
nó): định nghĩa tiêu biểu của P. Sorokin (1889 – 1968), nhà xã hội học người
Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa xã hội học của Đại học Harvard: “Với nghĩa
rộng nhất, văn hoá chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi
hoạt động có ý thức hoặc vô ý thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với

nhau và tác động đến lốii ứng xử của nhau”.
Tuy nhiên cũng theo tác giả, mặc dù có nhiều các định nghĩa và phân loại
khác nhau song bởi mỗi định nghĩa đều phát hiện hay nhằm nắm bắt được một
phương diện quan trọng nào đó nên không có một định nghĩa nào được gọi là
một định nghĩa nhất quán và cạn kiệt về văn hoá. Không phải ngẫu nhiên có nhà
nghiên cứu đã nói rằng văn hoá là những cái người ta tìm thấy trên thực địa, chứ
không phải trên các định nghĩa. Người ta chỉ có thể xây dựng một định nghĩa về
văn hoá trong một bối cảnh nhất định – với tư cách là một khái niệm làm việc –
nhằm giúp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó được chuẩn xác mà thôi.
Bên cạnh đó, tại Hội nghị quốc tế do Tổ chức giáo dục, khoa học và văn
hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng
8 năm 1982 tại Mê-hi-cô, trong bản tuyên bố về những chính sách văn hoá, định
nghĩa văn hoá được thông qua: “Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm người trong xã hội”. Theo định nghĩa của UNESCO, văn hoá bao
gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền lợi cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá
đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá đã làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán
và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ tự biết mình là một phương án chưa
hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết
mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những
công trình vượt trội bản thân”. Như vậy, theo quan niệm của UNESCO, văn hoá
không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hoá là tổng thể nói chung những giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chìa khoá của sự
phát triển.
Tại Việt Nam, định nghĩa văn hoá cũng rất đa dạng.
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt
Nam – Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn
hoá - Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hoá là những giá trị vật chất, tinh

thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.
Trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho
rằng: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
8


người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.
Tác giả Trần Quốc Vượng (chủ biên), trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt
Nam định nghĩa: “Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình
minh của xã hội loài người”.
Trong chuyên đề văn hoá “Về văn hoá dân tộc cổ truyền Việt Nam”,
GS.TSKH Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đã nêu
một số cách hiểu về văn hoá trong đó ông nhấn mạnh khái niệm: “Văn hoá là
hoạt động sáng tạo của con người, nó phản ánh hiện thực, đồng thời tạo ra một
hiện thực thứ hai không có sẵn trong thiên nhiên để phục vụ cho sự tồn tại và
phát triển của con người. Quan điểm này quan tâm đến nét bản chất của văn
hoá là hoạt động sáng tạo, một dạng hoạt động mà chỉ con người mới có và nhờ
nó mà con người tách ra khỏi thế giới động vật, đi vào kỉ nguyên văn minh. Kết
quả của những hoạt động đó là một “hiện thực thứ hai”.
Có thể nhận thấy, cho đến nay trên thế giới cũng như trong nước có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Sự khác nhau đó có nguồn gốc ở những
cách tiếp cận và nhận thức văn hoá khác nhau ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và
mỗi thời đại lịch sử. Vì thế chúng ta không thể nhận định quan điểm này đúng
hay không đúng, phù hợp hay không phù hợp mà tuỳ thuộc vào nhận thức và
lĩnh vực chuyên môn của từng cá nhân để nhìn nhận.
1.1.3. Xu thế phát triển của thời đại và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước về vấn đề bảo lưu, phát triển nền văn hóa dân tộc
Trong những năm qua vấn đề bảo lưu và phát triển nền văn hoá dân tộc
nói chung và văn hoá các tộc người thiểu số nói riêng đã được Đảng và Nhà

nước ta quan tâm, đưa vào Nghị quyết và triển khai vào cuộc sống. Để có được
chính sách văn hóa toàn diện như hiện nay, đầu tiên phải kể đến bản “Đề cương
văn hoá Việt Nam” (1943) – đây được xem là văn bản pháp lí đầu tiên của Đảng
ta nêu lên đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc. Trong "Đề
cương văn hoá Việt Nam", Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định: “Mặt
trận văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá)”. Cùng với
các mặt trận đấu tranh kinh tế và chính trị, Đảng xác định văn hoá cũng là một
mặt trận đấu tranh độc lập đồng thời có mối liên hệ mật thiết với hai mặt trận
trên trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. Thậm chí mặt
trận văn hoá còn cần được coi trọng hơn nữa vì “có lãnh đạo được phong trào
văn hoá, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có
hiệu quả” và “phải hoàn thành được cách mạng văn hoá mới hoàn thành được
cuộc cải tạo xã hội”… Mục tiêu trước mắt mà "Đề cương văn hoá Việt Nam" đề
ra là xây dựng nền văn hoá mới dân tộc, khoa học, đại chúng và mục tiêu lâu dài
là xây dựng “văn hoá xã hội chủ nghĩa”. Muốn xây dựng nền văn hoá dân tộc,
khoa học, đại chúng ta phải nắm vững ba nguyên tắc: dân tộc hoá, khoa học hoá
và đại chúng hoá. Đường lối ấy được bổ sung, phát triển qua các kì đại hội, hội
nghị Trung ương từ khoá I đến khoá VIII. Nhưng có thể nói đến Hội nghị Trung
ương 5 (khoá VIII) mới là sự đánh dấu bước phát triển toàn diện đường lối xây
9


dựng và phát triển toàn diện nền văn hoá Việt Nam trong giai đoạn cách mạng
mới.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương đảng (khoá
VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” đã khẳng định: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước
ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức
độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp

thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống
và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng,
từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra
trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát
triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội”. Để thực hiện tốt phương hướng đó, Nghị quyết trung ương 5
khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu lên các quan điểm chỉ đạo cụ
thể:“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đây là luận điểm mới mẻ, sáng tạo đã
nói lên mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và sự phát triển, nhấn mạnh vị thế,
vai trò của văn hoá đối với chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác trong đời sống
xã hội. Theo đó, chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã
hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không chăm lo giải quyết tốt
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể
có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đồng thời, xây dựng và phát triển
kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người
phát triển toàn diện. Văn hoá là kết quả của kinh thế đồng thời là động lực của
sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và
hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ
cương… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.
"Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc". Đây là quan điểm chỉ đạo quan trọng, sát thực trong giai đoạn hiện
nay. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự
do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng
đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiến bộ không chỉ về nội dung mà cả trong hình
thức biểu hiện, trong các phương tiện truyền tải nội dung. Tuy nhiên, tiến bộ
không có nghĩa là chúng ta bỏ quên quá khứ. Dân tộc ta có truyền thống lịch sử

bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong quá trình đó đã hình thành và vun
đắp nên những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa của động đồng các dân
tộc Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần
đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, đức
tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất... Chính vì vậy, chúng ta xây dựng
10


nền văn hóa tiên tiến nhưng trong đó phải lồng ghép, bao hàm được các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Chúng ta có 54 dân tộc cùng chung
sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng.
Cùng với các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, các giá trị và sắc thái đó bổ sung
cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân
tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các
dân tộc anh em. Chúng ta phải xây dựng "nền văn hóa thống nhất mà đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam", "coi trọng và bảo tồn, phát huy những
giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị văn hóa mới về văn
hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số". Nền văn hóa tiên tiến đó vừa
phải mang nét chung thống nhất của các tộc người trên lãnh thổ, vừa phải đảm
bảo gìn giữ và phát huy được các sắc thái văn hóa riêng, độc đáo của từng tộc
người.
Bên cạnh đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng cũng xác định rõ nhiệm vụ
"xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng", "xây dựng, phát triển văn hóa
là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên
trì, thận trọng".
Có thể thấy, Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII là sự phát triển toàn diện
và sáng tạo đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam. Nghị quyết
đã xác định rõ ràng, cụ thể chủ thể lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ

thể xây dựng nền văn hóa là toàn dân, trong đó đội ngũ trí thức, văn nghệ giữ vai
trò quan trọng. Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo thông qua các đường lối,
chính sách trên lĩnh vực văn hoá. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá là sự
nghiệp của toàn dân, cho nên giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài, vừa cấp bách,
vừa thường xuyên mang tính đột phá là phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc,
gắn chặt phong trào thi đua yêu nước với phong trào Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã thực sự đi vào
cuộc sống và được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đồng tình ủng hộ, được cả hệ
thống chính trị quan tâm, tổ chức thực hiện. Có thể nói, nó không chỉ là một văn
kiện mang tính chất đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trên lĩnh vực
văn hoá, mà còn thể hiện tư duy lí luận văn hoá một cách toàn diện và sâu sắc
trong giai đoạn cách mạng mới. Sau 15 năm thực hiện, từ thực tiễn xây dựng và
phát triển nền văn hoá dân tộc nói chung và văn hoá các tộc người thiểu số nói
riêng trong những năm qua đã gợi mở thêm nhiều vấn đề mới cần được nghiên
cứu để bổ sung và phát triển cho phù hợp với tình hình của xã hội. Chính vì vậy,
tại Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI trên cơ sở kế
thừa và phát triển Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, Hội nghị đã ban hành
Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Nghị quyết tiếp tục quan điểm chỉ đạo “Văn hoá là nền tảng tinh thần của
xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển đất nước. Văn hoá phải được đặt ngang
hàng với kinh tế, chính trị, xã hội… Xây dựng văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
11


đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Đồng thời,
Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI nhấn mạnh thêm “Phát triển văn hoá vì sự
hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hoá…
trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp”. Đây

là quan điểm chỉ đạo mới, tiến bộ và phù hợp với điều kiện tình hình mới của
đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết lần này đề cao yếu tố con
người, cần thiết phải xây dựng con người mới vì con người là chủ thể để xây
dựng nên nền văn hoá dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. Khái quát về người Thái
1.2.1. Tên gọi và lịch sử tộc người Thái
Tộc người Thái còn có tộc danh đồng bào tự gọi là Táy hoặc Thay cùng
các tên gọi khác là Man Thanh, Tay Mường, Tay Mười, Hàng Tổng, Tay Dọ,
Thổ.
Cho đến nay việc nghiên cứu về lịch sử cư trú của tộc người Thái ở Việt
Nam nói chung và người Thái Sơn La nói riêng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Căn cứ vào các tài liệu thành văn như “Quắm tô mương” (chuyện kể bản
mường) hay “Táy pú sấc” (theo dõi những bước đường chinh chiến của cha
ông), “Hịt khoỏng bản mường” (phong tục tập quán), Piết mương, phanh
mương… Những công trình nghiên cứu nguồn gốc lịch sử người Thái của các
nhà khoa học đã kết luận rằng: Người Thái ở Việt Nam nói chung và người Thái
ở Sơn La nói riêng đều có nguồn gốc ở Đông Nam Á cổ đại thuộc chủng
Mônggôlôit. Đại chủng Mônggôlôit gồm các tiểu chủng: Mônggôlôit Phương
Bắc, Mônggôlôit Phương Nam và tiểu chủng da đỏ châu Mỹ. Hầu hết các tộc
người Đông Nam Á cổ đại đều thuộc chủng Mônggôlôit Phương Nam. Tiểu
chủng Mônggôlôit thuộc các nhóm loại hình: Anhđônêdiêng, Nam Á, Vêđôti,
Nêgrôti. Trong đó, người Thái thuộc nhóm hình Nam Á.
Theo truyền thuyết dân gian cũng như các văn tự chữ Thái cổ tồn tại đến
ngày nay, những văn bản trên lá cây, giấy bản, sách, những cuốn sách sử chép
tay hàng trăm trang… đã nói về quê hương nơi chôn nhau cắt rốn là dải đất lớn
được tưới bởi chính con sông và là nơi sông Đà gặp sông Hồng (Đin xam xẩu,
nậm cẩu que, pá Té Tao). Đó là vùng Vân Nam (Trung Quốc) vào Tây Bắc Việt
Nam, chốn đầu nguồn của Nậm Tao (Hồng Hà), Nậm Tè (sông Đà), Nậm Ma
(sông Mã), Nậm Khoong (sông Mê Kông), Nậm U, Nậm Na…
Về quá trình thiên di của người Thái vào vùng Sơn La – Tây Bắc (Việt

Nam), cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất:
Trong khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Thái Thị Minh, chuyên ngành
Lịch sử Việt Nam do Thạc sĩ Lò Văn Nét - Trường Đại học Tây Bắc hướng dẫn
có nghiên cứu và khái quát về lịch sử dân tộc Thái như sau: Trước thế kỉ XI,
nhiều nhóm Thái lẻ tẻ di cư vào vùng Tây Bắc (Việt Nam), sống xen kẽ bên
người Khơ-mú, nhưng có truyền thuyết lại nói rằng nguồn gốc của người Thái ra
đời ở mảnh đất Mường Thanh (Điện Biên) mà xưa kia gọi là Mường Then,
Mường Bó Té (đầu nguồn sông Đà), một truyền thuyết khác nói rằng người Thái
sinh ra từ quả bầu tiên của mảnh đất Mường Thanh. Có tài liệu khác viết rằng
12


"người Thái ở đất Hán, đưa nhau xuống ăn ở Mường Lò – Nghĩa Lộ (Yên Bái)".
Ở đây họ tiến hành khai phá ruộng nương, lập bản mường. Đến đời con là Tạo
Mường, tiếp tục phát triển đến vùng đất xung quanh. Khi đất Mường Lò trở nên
chật hẹp, người đông thì cụ chủ Lạn Chượng họ Lò Cầm đã tập hợp được 11 họ
Thái gồm: Lò Ngần, Lò Nọi, Lường, Quàng, Cà, Tòng, Vi, Lừ. La, Mè lên cư
trú trên đất của người Thái phân tán ra khắp các vùng ở Tây Bắc.
Lạn Chượng (có người gọi là Lạc Chượng) là con của Tạo Lò đã tiếp nối
cuộc hành quân của người Thái đen phát triển thế lực từ Mường Lò đến Mường
Chiên, Mường Trai, Ít ong huyện Mường La – Sơn La và sau mười năm thì
người Thái đen đến Mường Thanh – Điện Biên. Cuộc di dân này kéo dài đến
hơn hai mươi năm và Mường Muổi trở thành trung tâm của người Thái đen.
Theo tác giả Cầm Trọng và Phan Hữu Giật, người Thái có mặt ở Tây Bắc
ít ra cũng từ các thế kỉ đầu công nguyên.
"Nếu như trong các thế kỉ đầu công nguyên, lịch sử miền Vân Nam Trung
Quốc đã xuất hiện khối Ô Man Đông Thoán và Bạch Man Tây Thoán thì rất có
thể người Thái đã có mặt ở các địa điểm như Nậm Lai Nong Se, Mường Ôm,
Mường Ai và Mường Tung Hoàng và một số nơi như vùng lòng chảo Mường
Then (Thanh), Mường Chiến (Ngọc Chiến - Mường La), Mường Tấc (Phù Yên Sơn La)".

"Vào khoảng thế kỉ VII - VIII người Thái đã đạt quyền làm chủ nước Nam
Chiếu từ các dân tộc nói tiếng Tạng - Miến và xúc tiến các đợt di cư tìm miền
đất mới dựng bản mường... Nhóm Táy Đăm Mường Then di cư sang đất Lào rồi
đến miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An".
Theo dã sử và truyền thuyết của người Thái thì việc mở đất của họ gắn
liền với các cuộc chiến tranh chinh phục các tộc người thuộc ngữ hệ Môn Khmer, bộ phận cư dân có nguồn gốc xa xưa của vùng đất này, "cho đến thế kỉ
XII, người Thái hoàn toàn làm chủ đất Mường Thanh, biến nơi đây thành trung
tâm thu hút người Thái khắp miền" với sự thống trị của Lạn Chượng và các con
cháu của ông. Càng về sau do sự bất hòa của anh em trưởng thứ quý tộc nên các
thế lực quý tộc Mường Lay và người Lự ở Thượng Lào đã đánh đuổi quý tộc
Thái Đen ở Mường Thanh nên con cháu Lạn Chượng phải dần di cư về Mường
Muổi (Thuận Châu - Sơn La).
Sau khi ổn định đến thế kỉ XIV dưới thời chúa Lò Lẹt, Mường Muổi đã
trở thành trung tâm nổi tiếng trong vùng người Thái khắp miền Tây Bắc nói
chung. Khoảng cuối thế kỉ XIV, dưới thời Tạo Ngần, Mường Muổi đã trở thành
trung tâm thống nhất bộ tộc người Thái ở phía Tây, quy tụ được cả một vùng
dân cư rộng lớn với nhiều tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán
về với chính quyền phong kiến trung ương tập quyền". Sau này cho dù xã hội
Thái đã trải qua những năm tháng bị phong kiến, đế quốc chia rẽ... nhưng lịch sử
người Thái ở đây vẫn phát triển thành một khối thống nhất. Đó là một nhóm địa
phương của một tộc người thiểu số thuộc đại gia đình dân tộc Việt Nam, có sắc
thái riêng nằm trong sắc thái chung của dân tộc Việt Nam.
13


1.2.2. Dân số và tình hình phân bố
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, được cấu thành bởi 54 dân tộc với
54 nền văn hóa khác nhau. Trong đó, cộng đồng dân tộc Thái được coi là một
thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Theo Tổng điều
tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423

người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam và có mặt trên tất cả 63
tỉnh, thành phố. Trong đó, người Thái cư trú tập trung tại các tỉnh: Nghệ An
(295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng số người Thái tại
Việt Nam), Thanh Hóa (225.336 người, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh và 14,5%
tổng số người Thái tại Việt Nam), Điện Biên (186.270 người, chiếm 38,0% dân
số toàn tỉnh và 12,0% tổng số người Thái tại Việt Nam), Lai Châu (119.805
người, chiếm 32,3% dân số toàn tỉnh và 7,7% tổng số người Thái tại Việt Nam),
Yên Bái (53.104 người), Hòa Bình (31.386 người), Đắk Lắk (17.135 người),
Đắk Nông (10.311 người)...
Tại Sơn La, theo số liệu điều tra năm 2015 của Ban Dân tộc thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh Sơn La, với tổng số 140.144 hộ (623.386 khẩu), người Thái là
cộng đồng chiếm tỉ lệ đông đảo nhất (khoảng 54% dân số toàn tỉnh) và cư trú ở
hầu khắp các huyện, thị trong tỉnh.
Theo các nhà nghiên cứu dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói chung và Thái
Sơn La nói riêng về cơ bản có hai nhóm ngành chính gồm:
Nhóm Thái trắng (Tay đón hay Tay khao) cư trú chủ yếu ở Điện Biên, Lai
Châu và một số huyện ở Sơn La như Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên. Ở Đà Bắc
tỉnh Hoà Bình có một nhóm tự gọi là “Tay đón” được gọi là Thổ. Ở Dương
Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai có nhóm Thái trắng chịu ảnh hưởng đậm nét
của văn hoá Tày. Ở Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), có nhiều nhóm Thái trắng đã bị
Tày hoá . Người Thái có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện
Biên từ thế kỉ XIII, làm chủ đất Mường Lay hồi thế kỉ XIV, sang thế kỉ XV một
bộ phận người Thái trắng di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hoá.
Nhóm Thái đen (Tay đăm) cư trú chủ yếu ở khu vực hai tỉnh Sơn La và
Điện Biên. Tại Sơn La, nhóm Thái đen cư trú tập trung tại một số huyện như
Thuận Châu, Yên Châu, Sông Mã, Mường La, thành phố Sơn La và một phần
của huyện Quỳnh Nhai. Ngoài ra, các Tay Thanh, Tay Mương, Tay Khăng ở
miền Thanh Hoá, Nghệ An cũng từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài
trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hoá và nhân chủng của cư dâ địa phương và
người Lào. Nhóm Tay Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi từ Lào vào Thanh

Hoá và đến Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm. Nhóm này có nhiều
đặc điểm gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng của văn
hoá Lào.
Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng ngoài hai nhóm Thái đen và
Thái trắng còn có nhóm Thái đỏ (gồm nhiều nhóm khác nhau) cư trú ở một số
huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hoà Bình) và một số huyện miền núi
khác như Bá Thước (Thanh Hoá), Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương
Dương (Nghệ An). Tuy nhiên, quan điểm này đến nay vẫn còn gây nhiều tranh
14


cãi và còn cần thêm các bằng chứng nghiên cứu để chứng minh. Hầu hết người
ta vẫn thống nhất rằng dân tộc Thái được chia thành hai nhóm ngành cơ bản là
Thái đen và Thái trắng.
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội
1.2.3.1. Đặc điểm kinh tế
So với các dân tộc thiểu số khác, có thể nói người Thái di cư vào Việt
Nam từ khá sớm. Chính vì vậy, họ cư trú đa số ở địa hình thung lũng ven sông,
suối và đồng bằng lòng chảo, tiêu biểu như cánh đồng Mường Thanh (Điện
Biên), Mường Lò (Văn Chấn - Yên Bái), Mường Than (Than Uyên - Lai Châu),
Mường Tấc (Phù Yên - Sơn La). Với đặc điểm cư trú đó, canh tác ruộng lúa
nước ở dân tộc Thái đã trở thành truyền thống từ lâu đời, là một nét văn hóa đặc
trưng.
Ruộng lúa của dân tộc Thái có hai loại: loại thứ nhất gọi là ruộng vỡ
hoang "na tí", là loại ruộng của những người mới vỡ hoang. Loại ruộng này nói
chung nhỏ hẹp, nằm rải rác ở vùng đất dốc hoặc ở ven suối khi được người dân
tự khai phá đào bờ, khoanh thửa, san đất cho bằng phẳng và cày bừa thành
ruộng để cấy lúa. Loại thứ hai đưuọc gọi là ruộng toàn mường "ná hang
mướng". Đây là loại ruộng công chiếm toàn bộ ruộng trong các châu mường.
Loại ruộng toàn mường đưuọc hiểu theo nghĩa sở hữu đất đai, là ruộng của cả

mường dưới sự quản lí của A Nha, Tạo Phìa... người dân có trách nhiệm lao
động công để sản xuất phục vụ quý tộc Thái thời phong kiến. Ruộng toàn
mường được các chức dịch Phìa, Tạo chia một phần cho các chức dịch cấp dưới
(theo chức vụ cai quản ở cấp xã, bản) để cày cấy đưuọc gọi là ruộng "na bớt"
(cấp cho chức dịch hưởng lợi).
Do điều kiện khoa học kĩ thuật chưa phát triển, cũng như đặc điểm địa
hình, vì vậy ruộng của người Thái có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào
khả năng canh tác của từng loại ruộng, như loại ruộng chờ nước mưa để canh tác
thì gọi là "na lạnh", ruộng có nước tưới thường xuyên, bằng phẳng gọi là "na
tông", ruộng được khai phá men theo chân núi gọi là "na hon". Cùng với đó,
mỗi loại ruộng lại được phân phối sở hữu và tổ chức canh tác khác nhau.
"Na tông" được xếp thành từng bậc từ thấp lên cao nối tiếp với khu vực
"na hon" ở chân núi. Do đó có thể thấy khái niệm bằng của "na tông" chỉ bó tròn
trong từng thửa ruộng. Và để biến địa hình bằng phẳng ở miền núi thành "na
tông" bao giờ cũng phải tập trung lao động và tạo ra các bờ để ngăn nước. Nói
cách khác việc tạo "na tông" phải sử dụng kỹ thuật tạo bờ thửa để tạo thành các
ruộng cao, thấp, ngang dọc sao cho thích hợp với từng khu đất bằng trong toàn
bộ vùng thung lũng, lòng chảo hay cao nguyên có độ dốc.
"Na hon" là khu đất bị cắt vụn thành từng thửa ruộng. Đặc điểm cơ bản
của địa hình để tạo ra khu "na hon" là không có mặt bằng tự nhiên, hoặc nếu có
cũng rất nhỏ hẹp. Bởi vậy kĩ thuật phổ biến của việc làm "na hon" bao giờ cũng
tập trung vào khâu tạo mặt bằng. Trên cơ sở đó mới bắt đầu đắp bờ ngăn nước.
Trong canh tác ruộng lúa nước, thủy lợi là vấn đề được người Thái đặt lên
hàng đầu vì theo họ "có nước mới nên ruộng, có ruộng mới nên lúa". Do đó đòi
hỏi phải vừa làm vừa sáng tạo để hoàn chỉnh hệ thống dẫn nước tưới ruộng. Trải
15


qua hàng chục thế kỉ canh tác trên các thửa ruộng nước, hệ thống thủy lợi của
người Thái đã được tóm tắt trong câu thành ngữ "mương, phai, lái, lín" (khơi

mương đắp đập, dẫn nước qua chướng ngại, đặt máng trên cánh đồng). Đặc biệt
họ còn biết lợi dụng sức nước dựng hệ thống cây cọn quay để đưa nước từ sông
suối lên đồng. Đây đưuọc coi là điểm nổi bật của người Thái trong quá trình sản
xuất ruộng nước so với các dân tộc thiểu số khác trong cả nước.
Mương là đường khai dẫn nước vào ruộng. Nói về việc đào mương,
người ta dễ thấy rằng ở người Thái, với trình độ kĩ thuật thủ công như trước đây,
đã đạt được thành tựu đáng kể. Có những con mương dài ngót chục cây số vắt
qua triền núi đá hoặc uốn mình men theo đường khúc khuỷu của chân đèo đầy
chướng ngại dường như là điều không dễ dàng, thế mà cha ông họ đã làm được
để đưa nguồn nước từ xa đổ vào ruộng. Trong tay họ lúc đó chỉ có con dao với
lưỡi mài bằng sắt tra cán gỗ, cùng với sự hiểu biết theo kinh nghiệm về nguyên
tắc đòn bẩy, về lực tác động... thế mà họ đã thi công được các công trình về
mương. Ngày nay do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hệ thống mương máng đã
đưuộc bê tông hóa, từ dòng suối xa xa, người ta xây kè mương dẫn nước về
ruộng đảm bảo tưới tiêu kịp thời. Tỉnh Sơn La hiện nay, 100% hệ thống mương
phai đã được bê tông hóa. Đây là sự tiến bộ kĩ thuật góp phần làm tăng năng
suất lao động đưa năng suất từ 3 - 4 tấn/ha lên 8 - 10 tấn/ha/vụ.
Phai là một loại đập ngăn suối do người Thái dựng bằng gỗ, tre, nứa và
đất để dâng nước đổ vào mương, chảy tới ruộng. Phai quyết định lượng nước
trong mương. Phai vững thì mương có nước tưới cho ruộng và mùa màng đảm
bảo thu hoạch tốt. Ngược lại, phai vỡ, mương, ruộng khô mùa màng thất bát. Vì
vậy, người Thái có câu "...phai vỡ như cha chết" để nói lên tầm quan trọng của
phai trong quá trình canh tác nông nghiệp ruộng nước. Ưu điểm nổi bật của
phai là: lực nước càng đẩy mạnh sẽ càng làm tăng thêm sức nén chặt các tầng
phai xuống và phai càng bám vào đáy sông suối. Như vậy trong lúc chưa biết
dùng đến xi măng cốt thép để xây móng thì việc ken đập toàn bằng gỗ, tre theo
kiểu phai là một thành tựu to lớn của hệ thống thủy lợi Thái. Phai cũng như
mương là một trong những phương tiện quan trọng nhất đảm bảo cho việc làm
ruộng nước. Bởi vậy tập quán của người Thái quy định mọi thành viên trong
mường đều phải có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ mương phai. Nghĩa vụ đắp

phai, đào mương được quy định thành một khoảng "việc mường". Ở mỗi một
mường đều có một viên "quan nà" và đội trực phiên của mường thường xuyên
xem xét và sửa chữa mương phai... Cũng như mương, hiện nay phai phai thường
được cây dựng bằng xi măng đá hoặc kè đá rất kiên cố.
Lái bao gồm những phai của hệ thống cọn nước, đồng thời cũng bao gồm
những phai phụ của phai chính dùng để ngăn nước ở các khúc mương hay bị vỡ,
tiếp tục dâng nước mương lên cao cho chảy vào ruộng, dẫn nước mương chảy
qua các chướng ngại vật to như tảng đá, cây cối... Lái cũng là những đoạn phai
ngắn đắp ở đoạn cuối phía trên bờ lở để tránh nước xói mòn vùng bờ ruộng hoặc
xói vào các điểm tựa cảu phai...
Lín là hệ thống dẫn nước vào ruộng. Hệ thống này người Thái thường làm
bằng các loại cây có dóng như tre, bương, vầu; thân gỗ đục hoặc vỏ cứng bên
16


ngoài như cây báng, cây móc. Máng cũng có nhiều loại và mỗi loại có tên gọi
khác nhau. Mỗi máng có một tác dụng riêng như máng ngầm, ngắn gọi là "to"
hay "áy" thường dùng để đưa nước vào các thửa ruộng sát mương, rút hết nước
ở ruộng cao xuống ruộng thấp hoặc tháo toàn bộ nước của một thửa ruộng ra
cho cạn... Bởi vậy loại máng này thường có nắp đậy để khi đóng thì giữ nước và
khi mở thì tháo hết nước. Cũng có những máng dài tới hai, ba trăm mét dẫn
nước từ trên cao xuống thấp để tưới vào ruộng cũng gọi là lín. Những máng bắc
qua sông, suối phải đặt trên cầu treo thì gọi là "cuộm". Ống dẫn nước qua
chướng ngại vật cao hơn nguồn nước áp dụng theo nguyên tắc lợi dụng lực đẩy
của áp suất nước ở trên cao thì gọi là "lín cun"...
Có thể thấy qua việc tạo ra hệ thống thủy lợi "mương, phai, lái, lín",
người Thái đã tích lũy được một số kinh nghiệm để dẫn nước tưới vào ruộng
theo phương pháp thủ công. Song do trình độ kỹ thuật còn kém phát triển dẫn
đến đồng bào Thái còn nhiều bất lực trước những khó khăn về nước. Khó nhất
vẫn là vấn đề đưa nước lên cao hoặc đưa nước đi xa qua nhiều chướng ngại vật

khổng lồ. Bởi vậy, nhiều ruộng, nhiều bản lẽ ra có nhiều nước để dùng, để tưới
mà không có. Cũng vì vậy mà có nhiều bản hoặc ruộng mang tên liên quan đến
vấn đề khan nước như "bản phạ" (bản trời), "bản na lạnh" (bản ruộng hạn), "na
hâu thả" (thửa ruộng chờ)... Tuy nhiên chính nhờ có những biện pháp thủy lợi
thô sơ này đã góp phần ổn định đời sống của cư dân người Thái. Cùng với việc
phát triển nông nghiệp ruộng lúa nước, người Thái dần ổn định nơi cư trú, lập
bản, dựng mường và phát triển thành "mười sáu châu Thái" hùng mạnh.
Cùng với làm ruộng nước, canh tác nương rẫy cũng là một nghề quan
trọng, có nhiều tác dụng trong đời sống xưa nay của người Thái. Khác với ruộng
chỉ độc canh cây lúa nước thì trên nương cho phép người ta mở rộng việc trồng
trọt, có thể xen canh các loại cây trồng rất tốt, trồng được cả lúa cạn và các loại
cây hoa màu khác như ngô, sắn, khoai, lạc, vừng... đặc biệt là trồng bông để giải
quyết vấn đề mặc của đồng bào. Đây được xem là lợi thế của việc làm nương cổ
truyền. Chính nhờ lợi thế đó mà đại bộ phận nông dân đã định canh, định cư với
việc làm ruộng và thực hiện việc luân canh trên nương để tăng gia thêm của cải
vật chất. Nương và ruộng do đó trở thành hai đối tượng lao động của cư dân
Thái trong lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp.
Nương của người Thái có nhiều loại: nương dốc, nương bằng, nương một
vụ, nương hai vụ, nương lúa, nương ngô, nương bông... Song nếu rút lại phân
theo loại hình kinh tế thì chỉ có thể có hai loại chính: dùng cày trên đất khô vì
phải dùng đến sức kéo của đại gia súc như trâu và loại khá phổ biến hơn vẫn là
nương dùng cuốc hoặc dùng tay. Theo lối làm ăn của người Thái xưa có những
loại nương chuyên canh đồng thời xen canh như nương lúc thường trồng xen
đậu, bầu, bí; nương bông trồng xen dưa; nương kê trồng xen vừng và dành một
khoảng để trồng lạc; ngoài ra còn có nương sắn trồng xen ngô gối vụ... Hiện
nay, nương của người Thái chủ yếu trồng ngô, khoai, sắn, cây màu, bí, khoai
sọ... và được trồng theo thời vụ, đúng kĩ thuật, gieo trồng, làm cỏ, thu hoạch,
phòng bệnh theo kĩ thuật mới. Việc thu hoạch sản phẩm trên nương vẫn theo
phương pháp thủ công, dựa vào sức người là chính, tuy nhiên các khâu sơ chế
17



như tách hạt, phơi khô, vận chuyển, bảo quản đã được áp dụng kĩ thuật mới.
Năng suất ngô hiện tại đạt 7 - 10 tấn/ha, tương đương thu nhập từ 30 - 40 triệu
đồng/ha, tuy vậy việc đầu tư giống, phân bón, công lao động khá cao... nên nhìn
chung hiệu quả thu nhập thực tế của người dân vẫn còn thấp.
Bên cạnh đó, người Thái còn chú trọng canh tác vườn để trổng cây ăn
quả, rau xanh phục vụ đời sống và phát triển kinh tế hộ gia đình. Sự xuất hiện
nghề làm vườn mới của người Thái theo hướng thâm canh như có vườn rau
chuyên sản xuất để bán bắt đầu xuất hiện từ sau những năm 1970 trở lại đây, khi
mà người Thái học được nghề trồng cải bắp, trồng hành, trồng cà, trồng tỏi... của
đồng bào miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới vì sống xen canh với đồng
bào người Thái. Nghề làm vườn mới như trồng rau xanh có ý nghĩa như một
cuộc cách mạng trong sản xuất rau của người Thái, từ năm 1976 - 1986 tại gia
đình một người Thái ở Bản Nà Bó xã Mường Sang, Mộc Châu đã sản xuất mỗi
năm hàng chục tấn rau bắp cải, su hào... để bán tại thị trấn Nông trường, thị trấn
Mộc Châu. Tiếp đó, bà con Bản Cọ, xã Chiềng An, thị xã Sơn La trước đây đã
hình thành nên hợp tác xã chuyên sản xuất rau xanh để bán phục vụ đô thị được
phát triển. Đây là những yếu tố mới có tính chất cách mạng trong nghề làm vườn
của người Thái. Họ trồng rau, thâm canh tưới, tỉa, bón phân chuồng, phân hóa
học và thu hái đi bán như người xuôi vậy. Hiện nay, người Thái còn phát triển
thêm nghề trồng nấm, trồng hoa cũng với mục đích để bán ra thị trường.
Đối với vườn quả của người Thái trồng thành vườn cho thu hoạch có giá
trị kinh tế bắt đầu phát triển từ những năm 1980 trở lại đây. Các cây ăn quả được
trồng chủ yếu là mận, mơ, đào tại các địa phương Mộc Châu, Mai Sơn, thành
phố Sơn La, Thuận Châu, Sông Mã mang lại thu nhập cao cho người dân.
Một loại vườn, nương đồi mới xuất hiện từ những năm 1990 trở lại đây là
vường đồi cà phê với diện tích toàn tỉnh trên 1.200 ha (báo cáo tại Hội thảo Cà
phê năm 2012) đã cho đồng bào thu nhập khá cao. Cà phê được trồng từ năm
1994, diện tích lúc đầu khoảng 30 ha, qua các năm dần tăng lên, đến năm 2008

cả tỉnh đã có 698,7 ha, năm 2012 là 1.200 ha với bình quân gần 1 ha/hộ. Cà phê
của người Thái Sơn La được trồng chủ yếu tại các địa phương Thuận Châu,
thành phố Sơn La và Mai Sơn. Đây là ba huyện trong tỉnh có lượng cà phê lớn
nhất và được Hội cà phê Việt Nam đánh giá là sản phẩm có chất lượng và ngon.
Về kinh tế, cà phê là loại cây công nghiệp có giá trị cao nhất trong những năm
gần đây.
Có thể nhận thấy, người Thái ngày nay đã biết cải tạo vườn tạp thành
vườn thâm canh, có tác động khoa học kĩ thuật và tạo được nhiều loại vườn có
giá trị kinh tế như vườn rau chuyên canh, vườn cây ăn quả, vườn đồi cà phê. Các
loại vườn mới đã có tác động tốt trong việc nâng cao đời sống và thu nhập cho
đồng bào Thái nhưng không phá vỡ tập quán truyền thống văn hóa dân tộc.
Nghề thủ công của người Thái rất phong phú, phát triển đạt trình độ cao.
Các nghề thủ công truyền thống phải kể đến đó là nghề dệt, nghề đan lát và một
số nghề thủ công khác đã tồn tại trong truyền thống, tồn tại hiện tại và có những
phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Phổ biến trong các gia đình người Thái xưa kia
là nghề đan lát mây tre để tạo ra các sản phẩm thủ công sử dụng trong cuộc sống
18


hàng ngày như nong, nia, dần, sàng, mặt bàn, mặt ghế… Ngày nay, dưới tác
động của khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất, tăng lao động cũng đã tác động
làm thay đổi nghề đan lát của bản Thái. Hiện chỉ còn một số cụ già trong bản
còn biết đan lát một số đồ dùng trong gia đình như đan ép khảu, đan ghế mây,
đan mâm, ấp, xá… đồng thời nhiều sản phẩm đan lát thủ công truyền thống
trong các gia đình cũng dần được thay thế bằng các sản phẩm công nghiệp khác
như túi nhựa, túi ni lông, bao tải… được mua từ chợ về hoặc cái bem trước đây
nay đã được thay thế bằng những hòm, những tủ đựng rất đẹp mắt.
Nghề dệt cũng là một nghề thủ công truyền thống và đạt đến trình độ phát
triển cao cảu người Thái. Nghề dệt gắn liền với người phụ nữ Thái. Tục ngữ
Thái có câu “xấp đôi tay đã thành hoa văn, ngửa bàn tay đã thành hoa lá”. Nếp

sống xưa cho rằng biết làm vải thì mới là phụ nữ, bằng không thì cho dù người
phụ nữ đó có chăm chỉ mọi việc khác đến đâu cũng bị xã hội cho là chây lười,
thường thì sẽ không có ai muốn lấy làm vợ. Người đàn bà sành nghề làm vải thì
được bản mường tặng danh hiệu “đàn bà tám cạnh sắc nét”. Điều đó cho thấy,
kéo sợi, dệt vải đã trở thành thước đo chuẩn mực của người phụ nữ Thái trong
xã hội trước đây. Sản phẩm của nghề dệt rất đa dạng. Từ đôi bàn tay khéo léo
của mình, người phụ nữ Thái đã tạo ra các sản phảm phẩm độc đáo như khăn
piêu, túi thổ cẩm, vỏ chăn khít, mặt gối, vải trắng, vải màu kẻ ca rô và nhiều sản
phẩm khác… hiện nay tại một số địa phương như Yên Châu, Mộc Châu, thành
phố Sơn La, Thuận Châu… nghề dệt thổ cẩm vẫn còn tồn tại nhưng số lượng hộ
còn duy trì nghề này không nhiều vì công nghệ dệt thủ công quá cũ, giá thành
cao không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của Trung quốc nhập vào thị
trường.
Ngoài ra, người Thái còn có một số nghề thủ công mang tính chuyên
nghiệp khác như nghề làm nông cụ cuốc, xẻng, dao, kéo… Người Thái còn biết
dùng bàn xoay, độ nung cao trong nghề làm gốm tạo thành các chum, vại, nồi,
chõ đất, bát đĩa đạt đến trình độ mĩ thuật và kĩ thuật.
Người Thái trước đây có tập quán nuôi trâu thả rông trong những Púng
rào giậu kín, tự chúng sống, sinh đẻ, đến mùa mới bắt trâu về kéo cày. Nay họ
đã nuôi trâu theo gia đình, có chuồng trại riêng. Việc chăn nuôi gà, lợn, ngan,
ngỗng cũng rất phát triển. Vật nuôi vừa trở thành hàng hoá, vừa để sử dụng
trong các dịp lễ tết.
Kinh tế hái lượm vẫn chiếm một địa vị đáng kể trong đời sống của người
Thái. Rừng cung cấp các loại rau, quả, hạt. các loại thú lớn nhỏ. Rừng còn cho
các loại cây thuốc, tre, nứa, gỗ… Các khe suối cho tôm, cua, cá, ốc, các khe suối
lớn cho cá to. Họ còn có thói quen nuôi cá trong ruộng lúa, ngày nay họ nuôi cá
trong lồng dọc theo hai bên các dòng sông.
Nhìn chung có thể nhận thấy, kinh tế của người Thái ngày nay đã có
những bước phát triển đáng kể. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mang
tính chất tự cấp tự túc trong các bản mường, hiện nay người Thái đã bắt đầu áp

dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất, tích cực tham gia vào nền kinh tế
thị trường, mở rộng các mối quan hệ giao thương hàng hoá với các vùng miền
trong cả nước và các dân tộc lân cận trong miền. Kinh tế hộ gia đình nói riêng
19


và kinh tế của cộng đồng người Thái nói chung từng bước phát triển, đảm bảo
cho đời sống người dân ngày một nâng cao.
1.2.3.2. Đặc điểm xã hội.
Người Thái là tộc người có thiết chế xã hội khá phát triển trong xã hội
truyền thống. Cộng đồng người Thái trong xã hội cổ truyền được tổ chức từ gia
đình – dòng họ - bản – mường (chiềng) – châu mường (chiềng). Đó là mô hình
tổ chức xã hội đạt trình độ khá cao mà không phải dân tộc nào ở nước ta trong
xã hội truyền thống cũng có.
Thiết chế xã hội đầu tiên phải kể đến đó là gia đình, trong xã hội của
người Thái hôn nhân theo kiểu phụ hệ, nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân là
ngoại hôn dòng họ và hôn nhân một vợ một chồng bền vững. Gia đình của người
Thái trước năm 1954 tồn tại phổ biến hình thái tàn dư của chế độ đại gia đình –
nhiều thế hệ chung sống trong một ngôi nhà sàn lớn, làm chung, ăn chung… Sau
năm 1954 đến nay gia đình cộng đồng người Thái chủ yếu là gia đình hạt nhân (
một vợ một chồng). Cơ cấu, sự vận hành gia đình của người Thái thể hiện sự
bình đẳng, tôn trọng nhau giữa các thành viên. Phụ nữ Thái trong gia đình được
tôn trọng và chủ yếu làm các công việc là nội trợ và sản xuất. Nam giới tham gia
các công tác xã hội nhiều hơn. Có thể nói hôn nhân và gia đình của người Thái
đã có sự chuyển đổi theo chế độ và theo pháp luật mới, đảm bảo sự hội nhập và
tồn tại hài hòa giữ yếu tố mới và bản sắc tộc người.
Thiết chế xã hội thứ hai cần đề cập tới là quan hệ dòng họ. Dòng họ của
người Thái cũng mang yếu tố gia đình lớn. Dòng họ là tập hợp người theo quan
hệ dòng máu và cùng ý thức về cùng một gốc tổ tiên trước đây. Đến nay dòng
họ của người Thái vẫn tồn tại với phương thức là tính cố kết cộng đồng bền

chặt. Mỗi một dòng họ Thái thường có liên quan đến một “vật tổ” (totem), vật
tổ đó có thể liên quan đến một loài vật hoặc một vật vô tri vô giác đó hoặc hoặc
một hành động gì trùng tên với dòng họ. Ví dụ họ Lò kiêng giết, ăn thịt chim
Táng Lò, không ăn măng lò; họ Quàng kiêng giết, ăn thịt Hổ; họ Cà kiêng giết,
ăm thịt chim cốt ca…
Người Thái có ba mối quan hệ về họ hàng, đây là nét đặt trưng và thể hiện
sức sống lâu bền tạo nên tính cố kết cộng đồng quan trọng qua thời gian và các
thời đại lịch sử, những quan hệ đó đó gồm:
Ải noọng gồm những thành viên nam của từng dòng họ cùng tổ tiên, cùng
thế hệ được quan hệ hôn nhân với những người con gái thuộc những dòng họ đã
quy định.
Lúng ta là thành viên nam của dòng họ có quan hệ hôn nhân với thành
viên nam của Ải noọng, tức là con gái về làm dâu bên Ải noọng.
Nhính xao là những thành viên nam của những dòng họ có quan hệ hôn
nhân với thành viên gái của Ải noọng, tức là con trai về làm rể bên Ải noọng.
Mối quan hệ trên nhấn mạnh đến quan hệ và cố kết của các thành viên
nam trong cộng đồng dòng họ xoay quanh cái trục hôn nhân . Có thể nói đây là
nét rất đặc trưng của cộng đồng Thái trong quan hệ hôn nhân, quan hệ xã hội –
một trong những thành tố quan trọng tạo nên sức sống lâu bền của tộc người bên
cạnh những giá trị văn hóa khác.
20


Bản được hình thành trong lịch sử tộc người, có đơn vị tổ chức dân cư ổn
định, có ranh giới đất đai rõ rệt. Cộng đồng lãnh thổ này dường như đã ăn sâu
vào tiềm thức trong ý thức hệ truền thống nên mới có thuật ngữ biểu thị là “đất
bản” (đin bản). Người Thái định nghĩa: “Vũng nước đã thành ao, hai nhà thì
thành bản”. Như vậy bản nhỏ nhất có hai nhà nhưng vùng đất bản hoàn chỉnh
phải có từ mười nóc nhà trở lên, phải có đất thung lũng được tưới và được bồi
đắp bởi phù sa sông suối đủ điều kiện để khai phá thành đồng lúa, có phạm vi

đất núi rừng để phục vụ cho việc làm nương rẫy, khai thác những sản vật từ
thiên nhiên như măng, nấm, rau, quả…Ngoài ra rừng còn đi vào cuộc sống tâm
linh. Theo tín ngưỡng cổ truyền thì bản truyền thống của người Thái bao giờ
cũng có hai khu rừng hoang được mang tên “rừng kiêng” (đông căm) hay “rừng
ma” (đông fi) và “rừng tha ma” (đông pá heo). Rừng ma là nơi diễn ra các thủ
tục tang lễ: lập dàn và thiêu xác của người Thái đen và là nơi chôn cất của người
Thái trắng, làm nhà mồ…và không ai dám đến chặt phá khu rừng này. Rừng ma
cửa áo (đông fi tu xửa) là nơi dành cho các loại ma tự nhiên của núi rừng, khe và
linh hồn đất bản trú ngụ. Đây là rừng cây xanh cổ thụ đầy huyền bí, không ai
dám chặt phá để hàng năm bản tiến hành lễ hội gọi là cúng bản (xên bản). Có
thể nói khi nghiên cứu về văn hóa Thái không thể không nói về những thành tố
trên, những khu rừng cấm của bản Thái truyền thống chính là dấu ấn của một
dân tộc. Phạm vi đất bản còn có đoạn sông, khúc suối, khe lạch. Sông, suối là
đối tượng đánh bắt thủy sản và hái lượm - nguồn thực phẩm chính trong cơ cấu
bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình ở bản. Trước đây các quy định trong luật tục
Thái có quy ước cấm kỵ và giữ gìn hệ sinh thái góp phần vào việc bảo vệ môi
trường sống.
Bản là đơn vị dân cư có tổ chức nên từ lâu đã là tổ hợp cộng đồng xã hội
mang màu sắc dân tộc. Theo truyền thống vùng Thái ở Tây Bắc thì ruộng đất là
của bản mường, cá nhân không có quyền tư hữu mà chỉ được sử dụng để cày cấy
thu hoạch. Bản thừa hành luật lệ của mường, đứng trực tiếp tổ chức, phân phối
và điều chỉnh các thửa ruộng cho từng nóc nhà. Với người Thái bản không chỉ là
chốn quê hương mà còn là nơi tổ chức quản lý ruộng đất. Bản còn là đơn vị
quản lý kinh tế - xã hội dưới cấp Mường trước đây và ngày nay là xã, huyện,
tỉnh. Theo truyền thống cổ truyền thì ở cấp bản có hai chức dịch. Thứ nhất,
người đứng đầu bản gọi là “quan” nếu là người thuộc các họ ngoài quý tộc và
gọi là “tao” nếu là người thuộc họ quý tộc. Thứ hai, người đứng làm vai giúp
việc gọi là “chá”, chức dịch này chỉ dành riêng cho những thành phần ngoài
quý tộc. Những vị đứng đầu bản thường cũng là người đứng đầu một dòng họ
lớn trong bản nên thường được bộ máy mường bổ nhiệm theo lệ cha truyền con

nối. Theo truyền thống, bản trước đây còn là tổ chức đảm nhiệm chức năng văn
hóa mang đầy đủ màu sắc dân tộc. Để đảm bảo được việc đó, trước hết hai
người đứng đầu bản phải biết chữ Thái cổ và am hiểu phong tục tập quán. Có
thể nói, bản không chỉ là nơi tập hợp các gia đình riêng rẽ mà bản được hình
thành là một cộng đồng người có tổ chức, được thể hiện theo tuyến hành chính
và song hành với nó là những hình thức sinh hoạt về mọi mặt của đời sống xã
hội của bản đó.
21


Tổ chức xã hội của Mường theo mô hình cơ cấu vòng đồng tâm xoay
quanh trục đã được thể hiện một cách hoàn thiện trong hệ thống tổ chức một
Châu mường về một mối, thường mang các được điểm sau:
Mường là một cơ cấu tổ chức chính quyền mang những nét đặc trưng
Thái ở nước ta. Đây là một tổ chức xã hội có vùng đất đai có đường ranh giới rõ
rệt, mang tên là đất mường (đi mường). Đất đó đã sống trong tâm thức người
Thái được thể hiện bằng câu ca dao: “Đất mường từ đời tổ, đất nước từ đời
xưa…”. Gia đình tế bào của xã hội nhưng không chịu sự tác động trực tiếp của
mường mà phải thông qua cấp cơ sở dưới mình là bản. Cơ cấu của mường gồm
có mường lộng hay mường quen, trên mường lộng có mường phìa, cứ 5 mường
phìa hợp lại thành một châu mường. Dù là mường nhỏ hay mường lớn, đứng đầu
mường là một người đàn ông thộc dòng quý tộc gọi là Tạo (Thao). Người đứng
đầu Châu mường được gọi là Chẩu mường (chức danh dành riêng cho một dòng
quý tộc cha truyền con nối hoặc anh em). Cơ cấu bộ phận và chức trách của bộ
máy chính quyền cấp mường phìa trong và ngoài của một châu mường thì tùy
truyền thống từng nơi mà có sự bố trí khác nhau. Về phương diện xã hội có thể
thấy bộ máy của một mường phìa thuộc hệ thống tổ chức châu mường đã cơ cấu
hệ thống dọc thứ cấp theo bậc trên dưới. Mọi chức dịch trong bộ máy của
mường phìa đều do Chẩu mường và Phìa mường tiến cử. Khi bổ nhiệm xong họ
nghiễm nhiên tổ hợp thành một tổ chức tương đương như hội đồng mang tên

“Bô lão toàn mường” (Thảu ké hang mương) do chức ông xen (pằn) đứng đầu.
Việc phân đẳng cấp trong bộ máy mường mang tính phân chia quyền lực theo
truyền thống Thái. Theo tập quán pháp, người đứng đầu mường về già không
đảm nhiệm được công việc nữa thì phải tiến cử con trai đầu của mình ra trước
bô lão toàn mường để họ xem xét và chấp thuận, nếu vì lý do nào đó không
được chấp thuận thì buộc phải tiến cử người khác trong họ của mình. Trong
trường hợp này bô lão toàn mường, đứng đầu là ông xen chỉ có quyền đề nghị
cựu thủ lĩnh tiến cử, không được phép vượt quyền để chỉ định người trong quý
tộc ra để xem xét. Tục này được tóm tắt trong thành ngữ: “đổi bậc thang, thay
chỗ ngồi” (piến khẳn đay cay ti năng). Trường hợp thủ lĩnh mường đương đảm
nhiệm chức vụ vì lý do nào đó bô lão toàn mường không tín nhiệm thì có quyền
bãi miễn và tiến cử người trong dòng quý tộc khác thay thế. Tập tục này được
thể hiện trong câu vè: “bô lão không tin; cánh phải, cánh trái không thuận”
(thảu ké báu ha; xại khoa báu xú). Do vẫn giữ truyền thống quyền lực bô lão
toàn mường như thế nên tập tục cha truyền con nối trong dòng quý tộc ở các
mường Thái chưa thực sự chặt chẽ. Chức năng của Bô lão toàn mường chỉ được
sử dụng quyền lực của một tổ chức hội đồng, không có quyền lực của một chức
trách cá nhân. Đó cũng là một đặc trưng của tổ chức chính quyền cấp mường.
Có thể nói thiết chế xã hội trong xã hội Thái truyền thống là một hệ thống
khá chặt chẽ, thiết chế này lấy gia đình, dòng họ làm nền tảng, các dòng họ quý
tộc được đề cao. Hệ thống chính quyền theo thứ tự từ trên xuống dưới, đi cùng
với nó là các quy định, tục lệ, luật lệ buộc con người phải tuân theo.

22


1.2.3.3. Đặc điểm văn hóa
Dân tộc Thái là một tộc người có vốn văn hóa, văn nghệ dân gian rất
phong phú. Văn nghệ dân gian Thái nói chung và ở Sơn La nói riêng minh
chứng cho sức sống mạnh mẽ của cộng đồng, tạo nên ấn tượng quan trọng về

bản sắc văn hóa Thái. Là cộng đồng tộc người thiểu số có chữ viết, người Thái
đã sáng tạo và để lại một kho tàng văn học dân gian phong phú. Nhiều người
trong nước và quốc tế biết đến văn học dân gian Thái với những tác phẩm đã
được dịch ra tiếng phổ thông như: Xống trụ xon xao, Tản trụ xiết xương,… kho
tàng truyện cổ tích liên quan đến vũ trụ, nhân sinh quan, giáo dục đạo đức làm
người trong cộng đồng, luật tục, bên cạnh đó còn có nhiều thể loại truyền thuyết,
dã sử truyền miệng, thành ngữ, tục ngữ, dân ca, đồng dao Thái… Có thể thấy,
văn nghệ dân gian Thái là một kho tàng phong phú mà không phải cộng đồng
nào cũng có được.
Nhà sàn là một đặc trưng văn hóa độc đáo của người Thái. Nhà sàn người
Thái có cấu trúc đẹp, chắc chắn, rộng rãi. Người Thái nước ta có hai ngành
chính là Thái đen và Thái trắng, vì vậy nhà sàn của hai ngành này cũng có một
vài điểm khác nhau cơ bản. Nhà sàn của người Thái trắng thường có nhiều điểm
gần giống với nhà của người Tày - Nùng. Còn nhà Thái đen lại gần với nhà của
các cư dân Môn - Khmer. Nhà của đồng bào Thái đen nóc hình mai rùa, chỏm
đầu dốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Khung của ra vào và cửa sổ cũng
có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Về cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt
của nhà người Thái khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được
chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia
đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam. Hiện nay, nhờ sự
giao thoa văn hóa giữa người Thái với người Kinh và một số tộc người khác,
người Thái đã tự cải tiến và thay đổi kiến trúc nhà của mình khá nhiều. Điều đó
đã tạo ra cho người Thái những kiểu nhà sàn đẹp đẽ và bề thế vô chừng.
Về trang phục: nhìn chung trang phục của các nhóm Thái gần giống nhau.
Nữ phục rất đặc sắc, mặc áo cánh ngắn đủ màu, đính hàng cúc bạc hình bướm,
nhện, ve sầu... chạy trên đường nếp xẻ ngực bó sát thân, ăn nhịp với chiếc váy
màu sẫm hình ống, thắt eo bằng dải lụa, đeo dây xà tích bạc bên hông. Riêng
phụ nữ Thái đen còn đội chiếc khăn piêu nổi tiếng với hình hoa văn thêu sặc sỡ.
Trang phục của nam giới thường đơn giản hơn và không có sự phân biệt giữa
các ngành. Trước đây, trong cuộc sống thường nhật, nam giới người Thái mặc

áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ đũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi
dưới hoặc trước cài cúc vải hoặc cúc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới
vùng Tây Bắc không phải là lối cắt may mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ
truyền do cộng đồng sáng tạo nên như màu chàm, cà phê sữa,... Trong các dịp lễ
tết, hội hè hoặc tang lễ, cả nam giới và nữ giới người Thái đều có những trang
phục đặc trưng riêng.
Về cưới hỏi: Trai gái người Thái đến tuổi cập kê được tự do tìm hiểu, yêu
đương. Sau khi trai gái cùng nhau ước hẹn, chàng trai sẽ về nhà thưa lại với bố
mẹ và cùng bố mẹ bàn bạc chuẩn bị cho những ngày cưới xin sắp tới. Công việc
cưới cin của người Thái cũng trải qua nhiều thủ tục và nghi lễ khác nhau bao
23


gồm: Lễ dạm tiếng, lễ dạm hỏi, lễ xin cưới và lễ cưới. Tuy nhiên, cũng như
nhiều dân tộc thiểu số khác ở nước ta, các chàng trai Thái để đưa được vợ về
nhà đều phải trải qua một thời kì hệ trọng - đó là thời kì xin cưới (hay còn gọi là
ở rể) kéo dài từ 1 đến 3 năm. Thậm chí có những trường hợp thời gian thử thách
còn có thể kéo dài hơn nữa từ 5 đến 8 năm.
Về ma chay: Đồng bào Thái quan niệm, chết là tiếp tục sống ở thế giới
bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".
Văn hóa ẩm thực của người Thái cũng rất phong phú và đang dạng.
1.2.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Thành phố Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế
của tỉnh Sơn La. Nằm ở tọa độ 21015' - 21031' Bắc và 103045' - 104000' Đông,
cách Hà Nội 302 km về phía Tây Bắc. Phía Tây và phía Bắc giáp huyện Thuận
Châu, phía Đông giáp huyện Mường La, phía Nam giáp huyện Mai Sơn. Quốc
lộ 6 đi qua thành phố, nối thành phố Sơn La với thành phố Điện Biên Phủ và
thành phố Hòa Bình.
Với tổng diện tích tự nhiên 32.493 km², dân số 98.751 người, là nơi hội tụ
của 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 53,4%; dân

tộc Kinh chiếm 43%; dân tộc Mường chiếm 0,8%; dân tộc Mông chiếm 0,4%;
còn lại là các dân tộc khác như : Dao, Kháng, Khơ Mú, Hoa, Lào; Sinh Mun, La
Ha chiếm 2,4%, mật độ dân số phân bố tương đối đều.
Thành phố có 12 đơn vị hành chính gồm 7 phường: Quyết Tâm, Quyết
Thắng, Tô Hiệu, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Chiềng An, Chiềng Cơi và 5 xã gồm
Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Hua La. Với tổng số 169
tổ, bản, tiểu khu (trong đó có: 7 bản tái định cư Thuỷ điện Sơn La mới được
thành lập).
Thành phố Sơn La có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi tạo
điều kiện cho thành phố trong việc lưu thông hàng hoá, trao đổi thông tin kỹ
thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút
vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
Thành phố Sơn La nằm trong vùng có quá trình Karst hóa mạnh, địa hình
chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất
canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc từ 250 trở lên chiếm tỷ lệ thấp, độ cao trung bình
khoảng 700m so với mực nước biển. Một số khu vực có các phiêng bãi tương
đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã Chiềng
Ngần, Chiềng Đen, Chiềng Xôm và phường Chiềng Sinh. Khí hậu mang tính
chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm là 21,10C.
Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô
từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình cả năm 1.346 mm.
Lượng mưa chủ yếu tập trung vào 3 tháng (6, 7, 8) chiếm 85% lượng mưa cả
năm. Độ ẩm trung bình 85%.
Về điều kiện tự nhiên, thành phố Sơn La được thiên nhiên ưu đãi với núi
non hùng vĩ, một số hang động, ao hồ và Suối khoáng nóng tạo nên một cảnh
quan sinh động như: Hang Thẳm Tát Tòng, suối khoáng bản Mòng, hồ chứa
nước bản Mòng thuộc xã Hua La, hồ thủy sản bản Cá, phường Chiềng An, hang
24



Thượng Thiên, Huổi Hin, xã Chiềng Ngần, hang bản Tông, xã Chiềng Xôm,
quần thể hang động tại Khau Pha và hệ thống các núi đá cao… môi trường khí
hậu trong lành, mát mẻ là điểm du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài
nước đến với thành phố Sơn La. Bên cạnh đó, thành phố Sơn La cũng là nơi tập
trung nhiều các di tích lịch sử nổi tiếng đã được công nhận xếp hạng cấp Quốc
gia, cấp tỉnh như: Khu di tích lịch sử Nhà tù Sơn La, Bảo tàng tỉnh Sơn La; Di
tích lịch sử cây Đa bản Hẹo; Di tích lịch sử - văn hoá Văn Bia Quế Lâm Ngự
Chế - Đền thờ vua Lê Thái Tông; Di tích lịch sử Cầu Trắng…
Ngoài các di tích lịch sử thành phố Sơn La còn có nét văn hóa đặc trưng,
đặc biệt độc đáo, riêng có của người dân tộc Thái. Nét văn hóa độc đáo được lưu
giữ, lưu truyền trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng của đồng bào
qua các làn điệu dân ca, dân vũ, như Hát khắp của dân tộc Thái, các điệu xòe
Thái, trang phục dân tộc, các loại nhạc cụ dân tộc... Ngoài những nét văn hóa
độc đáo của người dân tộc Thái thành phố Sơn La còn có 11 dân tộc anh em
khác cùng sinh sống đã tạo nên nét văn hóa đa sắc mầu của các dân tộc, mỗi dân
tộc tạo nên một loài hoa trong vườn hoa đa sắc màu của thành phố Sơn La.
Thành phố Sơn La hiện nay có tới 280 đội văn nghệ quần chúng hoạt động rất
có hiệu quả đây là một trong những thế mạnh để phát triển du lịch thành phố
Sơn La. Ngoài ra Sơn La còn có nét văn hóa đặc trưng riêng của người Thái
trong cách ẩm thực với các món ăn ngon, để lại ấn tượng trong lòng du khách
như: Nộm da trâu, Gỏi, Lạp, gà nướng, cá pỉnh tộp, cơm lam, nộm các loại rau
rừng, chẳm chéo... Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú
thành phố Sơn La có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch đặc thù như: Du
lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, dã ngoại, thể thao
mạo hiểm, nghỉ dưỡng, ẩm thực, du lịch văn hóa bản địa…
Có thể thấy, trong cơ cấu dân số của thành phố, người Thái là cộng đồng
dân tộc chiếm số lượng đa số trên địa bàn. Theo thống kê của Ban dân tộc tỉnh
Sơn La, năm 2015 người Thái trong toàn tỉnh có số lượng là 889.680 người
trong đó người Thái thành phố Sơn La chiếm 52.742 người (chủ yếu là người
Thái đen). Trước đây, người Thái trênđịa bàn thành phố chủ yếu sống bằng nghề

trồng trọt, làm nương rẫy và chăn nuôi. Nền kinh tế chủ yếu mang tính chất tự
cấp tự túc, do vậy mức sống người dân trong vùng còn tương đối thấp. Một số
nghề thủ công truyền thống cũng khá phát triển như nghề dệt, nghề đan lát, nghề
làm đồ bạc, nghề gốm. Tuy nhiên các sản phẩm thủ công này hầu hết chỉ nhằm
phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình mà ít có sự giao lưu buôn bán, trao đổi
qua lại. Có chăng cũng chỉ là sự trao đổi ngang giá vật đổi vật, ví dụ như họ sẽ
đổi vải vóc, đồ gốm (những sản phẩm thủ công làm ra được) lấy muối, sắt... là
những thứ họ không sản xuất được để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Từ những
năm 60, 70 của thế kỉ XX, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về xây
dựng và phát triển vùng kinh tế mới, người Kinh từ các tỉnh miền xuôi bắt đầu
di cư lên các tỉnh vùng Tây Bắc của tổ quốc để khai hoang đất đai, tạo dựng
cuộc sống mới. Qua quá trình cộng cư, hòa nhập với cộng đồng người Kinh và
một số tộc người từ vùng khác đến, người Thái đã dần học tập theo phương thức
làm ăn của người miền xuôi (người Kinh). Từ đó, kinh tế của cộng đồng người
25


×