Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án tuần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.13 KB, 17 trang )

TUẦN 1:
Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2007
Học vần:

DẤU ?,
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh nhận biết được dấu ?, .
- Biết ghép các tiếng bẻ, bẹ và đọc được các tiếng đó.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái, bác
nông dân trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ thực hành Tiếng Việt
- Tranh sách giáo khoa, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc viết dấu sắc, tiếng bé (các nhân, cả lớp).
- Gv nhận xét
2. Dạy bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài
- Dấu thanh hỏi ( ’) .
+ Học sinh quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai?
vẽ gì? ( Giỏ, khỉ, thỏ, mỏ )
+ GV: Các tiếng này giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh hỏi
+ GV viết dấu hỏi lên bảng và đọc, yêu cầu học sinh đọc theo.
- Dấu thanh nặng (.).
Gv hướng dẫn tương tự
* Dạy dấu thanh:
a, Nhận diện:
Dấu hỏi ( ’)
- Yêu cầu HS gắn dấu thanh hỏi vào bảng cài.


- HS đọc tên dấu (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV nhận xét
Dấu nặng ( . )
Hướng dẫn tương tự dấu hỏi.
b, Ghép chữ và phát âm:
- Gv tổ chức hướng dẫn học sinh tự ghép tiếng be.
+ H/s tự ghép và đọc trơn tiếng
+ GV nhận xét
- Hướng dẫn học sinh ghép tiếng bẻ
+ Hỏi: tiếng be thêm dấu hỏi được tiếng gì ?
+ H/s ghép tiếng bẻ (Gv lưu ý cách đặt dấu thanh (’)).
+ Gv nhận xét, đánh giá.
+ Học sinh đọc trơn tiếng bẻ ( cá nhân, lớp )
+ Yêu cầu học sinh phân tích tiếng bẻ ( bờ + e + dấu hỏi )
- Yêu cầu: Một HS khá đánh vần tiếng bẻ, Gv nhận xét
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp), Gv lắng nghe, sửa sai.
Tương tự: Hãy ghép tiếng bẹ?
H: Tiếng bẹ gồm âm và dấu thanh gì?
- Một h/s khá đánh vần, đọc trơn tiếng bẹ
Gv nhận xét, sửa sai.
- H/s đọc cá nhân - nhóm - lớp.
(Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm)
Yêu cầu h/s đọc lại cả dấu thanh và tiếng.
Gv nhận xét.
c, Hướng dẫn viết dấu thanh: ?, ., viết bẻ, bẹ vào bảng con.
- Gv viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết từng dấu, học sinh viết định hình trên
mặt bàn.
- HS viết bảng con, Gv nhận xét sửa sai.
- Học sinh đọc lại toàn bài.
Tiết 2

* Luyện tập:
a, Luyện đọc:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt phát âm bẻ, bẹ trên bảng lớp, SGK
+ H/s đọc cá nhân, nhóm lớp.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm
b, Luyện viết:
- Học sinh tô chữ bẻ, bẹ trong vở tập viết, hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
- GV thu một số vở chấm điểm và nhận xét.
c, Luyện nói:
- Hai học sinh đọc tên chủ đề luyện nói: bẻ
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh SGK và luyện nói theo cặp dựa theo câu hỏi
gợi ý của giáo viên:
+ Quan sát tranh em thấy những gì ?
+ Các bức tranh này có gì giống và khác nhau ?
+ Em thích bức tranh nào ? Vì sao ?
- Gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh, giáo viên cùng nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh đọc lại toàn bài.
- Về chuẩn bị trước bài 5
Đạo đức:

EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (Tiếp)
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh biết được trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Tự hào
đã trở thành học sinh lớp Một.
- Học sinh có thái độ vui vẻ phấn khởi, tự hào đã trở thành học sinh lớp Một.
Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo trường lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở bài tập đạo đức
- Tranh vẽ bài tập 4
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động: Học sinh hát bài: Em yêu trường em
Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh ( Bài tập 4)
- Gv yêu cầu HS quan sát các tranh bài tập 4 và kể chuyện theo tranh.
+ H/s quan sát tranh
+ Thảo luận nhóm đôi.( Gv hướng dẫn h/s yếu)
+ Đại diện các nhóm kể chuyện.
- Gv cùng học sinh nhận xét, đánh giá.
- Gv kể lại truyện, vừa kể, vừa chỉ vào từng tranh.
(ND kể từng tranh: SGV)
Hoạt động 2: Học sinh múa hát, đọc thơ chủ điểm: Trường em.
- Gv tổ chức, hướng dẫn học sinh múa hát đọc thơ…
( Học sinh đã được CHUẨN BỊở nhà)
+ Học sinh múa, hát, đọc thơ. ( cá nhân)
+ Các em khác nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét
Kết luận chung: Qua bài học đạo đức này
H: Trẻ em có những quyền gì?
+ Quyền có họ tên, quyền đi học
H: Vào lớp Một các em có vui không, trách nhiệm của em như thế nào?
+ Rất vui, tự hào, cố gắng học giỏi, ngoan để xứng đáng là học sinh lớp Một
Gv kết luận: SGV
Hoạt động nối tiếp:
- Gv nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị bài 2

Thủ công:


XÉ, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT,
HÌNH TAM GIÁC.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh biết cách xé hình chữ nhật, hình tam giác.
- Xé dán được hình chữ nhật, hình tam giác theo hướng dẫn.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và lớp học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Bài mẫu, giấy trắng, giấy màu, hồ dán…
Học sinh: Giấy thủ công, hồ dán, vở thực hành thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS quan sát nhận xét bài mẫu.
- Gv treo bài mẫu lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét mẫu.
- Bài xé,dán là hình chữ nhật và hình tam giác
Học sinh nêu lại, giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn mẫu
Gv vừa hướng dẫn vừa làm mẫu, HS làm theo.
a. Vẽ và xé hình chữ nhật:
- Gv lật mặt trái tờ giấy màu có kẻ ô, hướng dẫn Hs cách đếm ô, đánh dấu và vẽ
hình chữ nhật có cạnh dài12 ô và cạnh ngắn 6 ô.
+ HS thực hành đếm ô, đánh dấu vẽ hình chữ nhật trên giấy nháp.
+ HS yếu vẽ ước lượng.
- Gv hướng dẫn cách xé từng cạnh của hình chữ nhật để tránh bị rách, bị răng
cưa.
+ HS thực hành xé.
+ Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu.
b. Vẽ và xé hình tam giác:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm ô đánh dấu, vẽ một hình chữ nhật có cạnh
dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô. Từ hình chữ nhật đánh dấu vẽ hình tam giác.
+ HS thực hành đánh dấu, vẽ (HS yếu vẽ ước lượng).

- Hướng dẫn HS thao tác xé (như xé hình chữ nhật)
Hoạt động nối tiếp:
Về chuẩn bị giấy màu, vở thực hành, hồ dán để tiết sau thực hành.

Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2007

Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Giúp học sinh củng cố về: Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật,
hình tam giác.
- Thực hành ghép hình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 1 hình vuông, 2 hình tam giác
- Vở bài tập toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu: H/s tự kể tên một số vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam
giác (4 HS kể)
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Ôn tập:
Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp
Hoạt động 1: Củng cố nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
GV nêu yêu cầu:tô màu vào các hình: Cùng hình dạng thì cùng tô một màu.
- H/s thực hành tô bài 1 trong vở bài tập toán (Trang 7)
- Gv theo dõi giúp đỡ em yếu. Gv thu một số bài chấm điểm và nhận xét
Hoạt động 2: Ghép thành các hình mới
- Yêu cầu h/s lấy 1 hình vuông, 2 hình tam giác như SGK.
- HS quan sát ghép hình như SGK.
- Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu.

- Yêu cầu ghép thêm một số hình khác (HS khá, giỏi)
3. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.

Học vần
Dấu \ , ~
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Sau bài học, học sinh nhận biết được các dấu thanh \ , ~ . Ghép và đọc được
các tiếng bè, bẽ.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bè. Hiểu được tác dụng của nó trong đời
sống.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh SGK
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- H/s đọc, viết bẹ, bẻ. ( cá nhân- cá lớp).
- Gv nhận xét
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài:
Dấu \
- HS quan sát tranh SGK và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ ai và vẽ gì? (dừa, mèo,
gà, cò)
- GV: Các tiếng này giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh huyền
- GV viết dấu \ lên bảng và đọc mẫu, HS đọc theo
Dấu ~
Cách giới thiệu tương tự dấu huyền
* Dạy dấu thanh
Dấu \
a. Nhận diện dấu.

H: Dấu huyền gồm mấy nét? Tên nét đó? (1 nét xiên trái)
- Y/c h/s lấy dấu \ trong bộ đồ dùng giơ lên, Gv viên nhận xét
- Gv đọc mẫu “dấu huyền”
- H/s đọc cá nhân ( nối tiếp )
b. Ghép chữ và phát âm.
- Yêu cầu cả lớp ghép tiếng be và đọc trơn tiếng (4 HS đọc).
H: + Thêm dấu \ vào tiếng be được tiếng gì? (Một HS khá trả lời)
+ Dấu huyền đặt vị trí nào?
- HS thực hành ghép tiếng bè. Gv nhận xét.
- Yêu cầu 1 HS phân tích tiếng bè (b + e + \)
- Một HS khá đánh vần, đọc trơn tiếng bè (bờ - e - be - huyền - bè)
Gv nhận xét.
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV chú ý giúp đỡ 3 hs yếu.
- HS đọc lại
Dấu ~
Hướng dẫn tương tự dấu huyền.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét.
+ Dấu ~ là nét móc nằm ngang có đuôi đi lên .
- Yêu cầu học sinh lấy dấu ngã trong bộ thực hành.
+ Học sinh lấy dấu ~ trong bộ thực hành và đọc “ Dấu ngã ”
- Có tiếng be thêm dấu ngã được tiếng gì?
+ HS thực hành ghép tiếng bẽ.
+ Hs phân tích tiếng bẽ ( bờ + e + ~ )
+ Hs khá đánh vần và đọc trơn tiếng bẽ ( bờ - e –be – ngã – bẽ )
+ Hs đọc ( cá nhân, nhóm lớp ), gv nhận xét, sửa lỗi)
Gv chú ý giúp đỡ học sinh yếu
- HS đọc lại: be - bè- bẽ
c. Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con:
- Dấu \, ~
+ GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình, HS viết vào không trung

+ H/s viết vào bảng con. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
+ GV nhận xét, sửa lỗi
- Hướng dẫn viết chữ: bè, bẽ (hướng dẫn tương tự):
Lưu ý:
+ Con chữ b và e phải viết liền nét
+ Dấu thanh \ và ~ viết trên đầu chữ e
- Hs đọc lại toàn bài
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc : Yêu cầu học sinh đọc bài tiết 1 trên bảng lớp, SGK
+ H/s đọc cá nhân, nhóm, lớp. Gv lưu ý giúp đỡ học sinh yếu.
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
b. Viết:
- GV yêu cầu cả lớp tập tô chữ be, bè, bẽ trong vở tập viết
- Gv hướng dẫn HS tư thế ngồi viết
- Gv thu chấm bài 1 số bài và nhận xét.
c. Luyện nói:
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK và đọc tên chủ đề luyện nói: bè.
- HS quan sát tranh luyện nói trong cặp dựa theo câu hỏi gợi ý của GV:
+ Bè đi trên cạn hay dưới nước?
+ Thuyền khác bè ở chỗ nào?
+ Bè dùng để chở gì?
+ Những người trong tranh đang làm gì?
- Giáo viên quan sát giúp đỡ nhóm yếu
+ Gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu h/s đọc lại bài.
H: Hãy phân tích tiếng bè, bẽ
( b + e + \ ; b + e + ~)

- GV nhận xét tiết học
-------------------------------------

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×