Tải bản đầy đủ (.doc) (251 trang)

Giáo dục tính dục Đào Xuân Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.74 KB, 251 trang )

GIÁO DỤC TÍNH DỤC
GIÁO DỤC TÍNH DỤC
(Tái bản có bổ sung)
Tác giả: BS. ĐÀO XUÂN DŨNG
- Thái hư. ĐỖ TẤT HÙNG

LỜI GIỚI THIỆU
Trong những thập kỷ gần đây, trên thế giới cũng như trong nước ta,
một số cuộc vận động xã hội lớn đã làm chuyển biến rõ rệt nhận thức của
chúng ta về nhiều khía cạnh thực tế của đời sống.
- Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đã nâng cao ý thức trách nhiệm
của mỗi người đối với xã hội, với gia đình. Hầu như ai cũng ý thức được rằng
vấn đề sinh đẻ không phải là vấn đề cá nhân riêng của từng cá nhân hay từng
cặp vợ chồng mà có mối quan hệ hữu cơ khăng khít với sự phồn vinh của xã
hội, với tương lai của các thế hệ mai sau. Người phụ nữ (và cả nam giới)
trong khi thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch đã tiếp cận với những
hiểu biết và kỹ thuật khoa học để làm chủ bản thân mình, giành cho mình cái
quyền được tự do quyết định việc có thai và sinh đẻ, thoát khỏi sự chi phối
những quy luật sinh lý khắc nghiệt. Chính nhờ cuộc vận động sinh đẻ có kế
hoạch mà những hiểu biết sơ đẳng về sinh lý sinh sản (kinh nguyệt, thụ tinh,
thai nghén, sinh đẻ…)đã đến được với cặp vợ chồng cũng như những đối
tượng chuẩn bị lập gia đình.
– Cuộc vận động tuyên truyền về các nguy cơ lây nhiễm HIV, AISD và
những hậu quả tai hại của nó đối với xã hội và giống nòi đã làm cho mọi
người hiểu rằng cách phòng chống tốt nhất đối với đại dịch thế kỷ là nâng cao
sự hiểu biết về hành vi tình dục an toàn (đời sống vợ chồng chung thủy, sử
dụng bao cao su) và tham gia tích cực vào việc bài trừ các tệ nạn xã hội (tiên
chích ma túy, mại dâm). Đời sống tình dục không còn là vấn đề riêng tư mà
đã trở thành mối quan tâm lớn của xã hội.



– Cuộc vận động bênh vực nữ quyền, giải phóng phụ nữ vẫn tiếp diễn
nhưng mang một nội dung mới là xác định vai trò, vị trí nghĩa vụ của giới (nữ
và nam) trong xã hội, trong gia đình, đồng thời cũng đòi hỏi xã hội quan tâm
đến yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Những khái niệm
về giới, về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục được cộng đồng thế giới
thừa nhận trong những năm gần đây đã thể hiện rõ sự quan tâm đó. Nội dung
chủ yếu của những khái niệm đó quy định những điều nhằm đem lại cho phụ
nữ và nam giới sự bình đẳng, sự an toàn và hạnh phúc trong đời sống xã hội
và gia đình, làm phong phú hơn theo hướng tích cực mối quan hệ tình yêu,
tình vợ chồng và làm đẹp hơn nhân cách của mỗi người.
Như vậy là do sự tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa và nội dung của những
cuộc vận động nói trên mà nhiều điều xưa cấm kỵ hoặc lẩn tránh thì nay trở
nên thông thường và còn được tuyên truyền, giáo dục trực diện.
Xã hội hóa những hiểu biết về sinh lý sinh sản, về mối quan hệ bình
đẳng và có trách nhiệm giữa nam và nữ thực tế đã được nói đến ở mức độ
nhất định trong xã hội ta từ nhiều năm nay qua các phong trào vận động sinh
đẻ kế hoạch, xây dựng gia đình văn hóa mới, phòng tránh AIDS.
Thực tế đời sống hiện nay, với những mặt trái của cơ chế thị trường,
của một xã hội đang phát triển nhanh, với yêu cầu đẩy nhanh hơn nữa cuộc
vận động sinh đẻ kế hoạch và phòng chống AISD thì việc cung cấp những
hiểu biết cao và sâu hơn để mọi người tự khám phá về mình, biết dự phòng
lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đó chính là lý do thúc đẩy Trung
tâm Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) cho ra đời sớm
cuốn sách “Giáo dục tính dục” (hay chính xác hơn tính dục và đời sống tình
dục) do bác sĩ Đào Xuân Dũng biên soạn (với phần phụ lục của Thái hư Đỗ
Tất Hùng).
Cuốn sách thực chất chỉ là sự tiếp nối và nâng cao những hiểu biết mà
mọi người đã tiếp nhận trong những năm qua, nội dung của nó chú trọng đến
các khía cạnh khoa học và xã hội của mối quan hệ nam nữ, làm cho mối quan
hệ đó trở nên lành mạnh, tốt đẹp và có trách nhiệm hơn, góp phần vào sự



nghiệp kế hoạch hóa gia đình, ổn định dân số và phòng tránh lây nhiễm HIV,
AIDS.
Trọng tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển trân
trọng giới thiệu bạn đọc cuốn sách này với hy vọng rằng nó sẽ có ích cho giới
trẻ chuẩn bị lập gia đình, các cặp vợ chồng cũng như những người hoạt động
trên các lĩnh vực liên quan đến giáo dục, y tế và văn hóa xã hội.
Trong quá trình biên soạn sách, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng
tôi chân thành cảm ơn sự góp ý bổ sung của bạn đọc để cho những tái bản
sau được tốt hơn.
Giáo sư LÊ THỊ NHÂM TUYẾT
Giám đốc Trung tâm Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển

Phần 1. LÝ LUẬN CƠ SỞ VÀ KHOA HỌC TÍNH DỤC
Tác giả: Bác sĩ Đào Xuân Dũng

Chương 1. TÊN GỌI CHO MỘT KHOA HỌC
Đã tới lúc không thể né tránh hay chỉ có nhận ý niệm sơ lược về một
vấn đề rất quan trọng liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Đó là đời
sống tình dục.
Trên khá nhiều sách và bài báo người ta đã chứng minh sự cần thiết
phải cung cấp những hiểu biết khoa học về tình dục cho những người sắp
bước vào thời trưởng thành và cả những người đã trưởng thành: đã kết hôn.
Cũng đã có nhiều thành kiến và quan niệm lệch lạc, thậm chí hủ lậu,
phản khoa học phượng hại nghiêm trọng đến hạnh phúc của con người.
Chính vì lẽ đó cho nên cần thiết phải có một cuốn sách đề cập một
cách có hệ thống, khoa học và nghiêm túc những vấn đề giới tính, tình dục và
tính dục nhằm giúp cho 2 cá thể nam nữ biết ứng xử tốt hơn trong đời sống
xã hội và gia đình.



Gọi tên môn khoa học dạy cho người ta biết về sự hình thành và phát
triển bản năng tính dục ở con người và mối quan hệ của 2 cá thể khác giới
trong đời sống xã hội, đời sống tình cảm và tình dục như thế nào cho đúng,
đến nay hình như vẫn chưa rõ ràng, vẫn còn lúng túng. Sở dĩ như vậy là vì ta
chưa xác định được rõ cái nghĩa đích thực và nội dung của một số khái niệm.
Trước hết ta hãy bàn về khái niệm tính dục. (Désir hay Sexualité). Tính
dục là xung lực nội tại của con người muốn có khoái cảm, muốn thỏa mãn
nhưng nhu cầu tâm sinh lý rất phong phú của con người (nhu cầu thân thể và
tinh thần) như đói muốn ăn, khát muốn uống, nhớ nhung muốn gặp gỡ…
Trong điều kiện thông thường, nhu cầu mạnh mẽ nhất và cũng đem lại khoái
cảm cao nhất là nhu cầu quan hệ nam nữ. Mọi hoạt động sinh lý, tâm lý được
thỏa mãn đều tạo ra khoái cảm. Như vậy tính dục là bản năng, là tự nhiên, là
sẵn có ở mỗi động vật. Và con người là một động vật có vú cáo cấp, có hệ
thần kinh phát triển hơn mọi loài khác cho nên tính dục người cũng phát triển
đa dạng, phong phú hơn, không như những động vật có vú cấp thấp khác,
bản năng tính dục của chúng có tính bất biến, khuôn mẫu (Stéréotype) và bị
chi phối bởi thời kỳ động dục.
Nghiên cứu tính dục người là nghiên cứu sự hình thành và phát triển
của nó ngay từ khi con người mới sinh ra cho đến tuổi dậy thì, tuổi trưởng
thành, tuổi cao, tuổi già với những ảnh hưởng của môi trường xung quanh
(gia đình, xã hội), của bệnh tật. Bản thân tính dục có thể bị sai lạc hay bệnh
hoạn do những bất thường xảy ra ngay từ thời kỳ phôi thai ở cấp gien, gây ra
những hậu quả ở hành vi tính dục (những người có X hoặc Y thừa trong
nhiễm sắc đồ thường có tính dục hung bạo, rối loạn ở bộ phận cảm thụ
hócmôn của các trung tâm thần kinh là nguyên nhân của tình dục đồng giới).
Tình dục (Désir Sexuel) là sự phát triển tự nhiên và tất yếu của tính dục
khi con người bước vào tuổi dậy thì (đã có sự trưởng thành nhất định của các
tuyến và cơ quan sinh dục), khi sự ham muốn khoái lạc tập trung vào một đối

tượng khác phái kèm theo những tình cảm tốt đẹp. Tình yêu sẽ nảy nở trên
cơ sở những tình cảm tốt đẹp này và trên mối quan hệ tình dục.


Tình dục là động lực sẵn có và tình dục là sự thay đổi về chất của tính
dục, trở thành nhu cầu sinh lý cần thiết cho sự tồn tại của giống loài, cho hạnh
phúc của cá thể, người ta không có lý do gì phải hổ thẹn khi đề cập đến nó.
Như vậy, giáo dục tính dục trong đó bao gồm có giáo dục tình dục (nói về sinh
lý, hành vi và mối quan hệ giữa 2 cá thể khác giới trong việc tìm kiếm khoái
lạc) xứng đáng có vị trí trong những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống con người.
Giới hay phái (Sexe) là một khái niệm rộng trước hết đó là giới sinh vật
nghĩa là thuộc nam hay nữ về mặt sinh học (ngoại hình, nhiễm sắc đồ…) với
những đặc tính đã sẵn có, bẩm sinh, không thay đổi. Còn giới tính là hành vi,
tâm lý theo kiểu nam hay nữ, được hình thành do ảnh hưởng của xã hội hay
một nền văn hoá nào đó, vì vậy nó thay đổi theo từng thời đại. Giáo dục giới
tính mà ta thường nói chủ yếu là giáo dục phẩm chất giới tính do nền văn hóa
của xã hội đó quy định. Mỗi nền văn hóa có những quy định riêng về giới tính,
văn hoá Khổng giáo coi CÔNG – DUNG – NGÔN – HẠNH là bốn yêu cầu về
giới tính của nữ.
Giáo dục về giới có thể tạm chia ra 3 nội dung chính như sau:
1. Giáo dục nhân cách (hành vi, đạo đức, phép ứng xử của từng giới):
Với nữ ngay từ bé, chú ý giáo dục sự khéo léo, sự dịu dàng, sự tế nhị,
phát triển bản năng bẩm sinh của người mẹ tương lai cho đến các vấn đề
trong mối quan hệ với gia đình (cha mẹ, anh chị em), với người yêu, với
chồng con… Với nam, cũng có những điểm chung như nữ nhưng cũng có
những điểm đặc thù trong nội dung giáo dục.
2. Giáo dục sinh lý, đời sống sinh sản:
Tùy thuộc tuổi của từng giới mà cung cấp nhũng hiểu biết từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp: sự khác biệt giữa con trai và con gái, những

vấn đề phát sinh của bản năng tính dục, của tuổi dậy thì, của tình dục, của
hôn nhân và đời sống vợ chồng…
3. Giáo dục xã hội:


Các ứng xử của từng giới đối với xã hội: Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền
lợi…
Toàn bộ 3 nội dung nói trên tạo nên hệ thống tri thức về giới. Như vậy,
tùy thuộc vào khu vực nào trong toàn bộ hệ thống tri thức về giới mà ta có
những cách gọi tên khác nhau. Nếu như chỉ đề cập đến bản năng tính dục,
hành vi tính dục thì chỉ nên gọi là Giáo Dục Tính Dục. Trong trường hợp mở
rộng sang cả những khía cạnh tâm lý, đạo đức, hành vi… thì gọi là giáo dục
giới tính. Nhiều sách đã xuất bản trước đây thường vấp phải sự lẫn lộn đó.
Nhiều nước đã đưa giáo dục tính dục vào chương trình giảng dạy của nhà
trường với những tên gọi khác nhau như: “Nhân văn hóa mối quan hệ giữa
nam và nữ” – “Chuẩn bị cho cuộc sống gia đình”. Nội dung thích hợp cho
từng trình độ phát triển trí tuệ tâm lý và thể chất không quá thiên về các khía
cạnh kỹ xảo của hành vi tính dục, mà trái lại, chú trọng tới những yếu tố tâm
lý, đạo lý và xã hội của bản năng con người.
Môn học này thực sự mang chức năng xã hội có mục đích dự phòng rõ
rệt vì đời sống sinh dục không chỉ là vấn đề riêng của cá nhân mà là một
phạm trù xã hội đáng quan tâm.
Giáo dục là một quá trình đấu tranh, đấu tranh để vượt qua những trở
ngại về mặt tâm lý, những định kiến lạc hậu cho nên mặc dù khoa học tính
dục có ý nghĩa nhân văn và nội dung khoa học nhưng theo kinh nghiệm của
các nước thì lúc đầu khoa học này bao giờ cũng vấp phải sự bài xích chống
đối của những thế lực xã hội bảo thủ (tôn giáo, các nhà đạo đức) nhưng cuối
cùng lại vẫn được thừa nhận nhờ sự ủng hộ của tiến bộ xã hội và các thành
tựu khoa học.
Tại sao khoa học tính dục cứ phải trải qua mọt thời kỳ dài lao đao, lận

đận trước khi được chính chức công nhận? Điều đó có liên quan mật thiết với
các giai đoạn phát triển của xả hội, với phong trào bênh vực nữ quyền, đòi
bình đẳng với nam giới không phải chỉ trên bình diện xã hội mà ngay cà trong
đời sống thầm kín của gia đình và đặc biệt là với những tiến bộ của khoa học
kỹ thuật – các phương pháp tránh thai ra đời đã giải phóng người phự nữ


thoát khỏi những quy luật sinh lý khắc nghiệt chi phối đời sống sinh sản, đem
lại cho người phụ nữ quyền làm chủ bản thân và quyền được hưởng hạnh
phúc đầy đủ trong cuộc sống vợ chồng.
Vài nét về sự hình thành khoa học tính dục
Không phải chỉ riêng ở nước ta mới có hiện tượng không rõ ràng,
không thống nhất trong cách gọi tên một môn khoa học. Ngay ở những nước
quê hương của môn khoa học này lúc đầu cũng không có định nghĩa rõ ràng.
Những người Anglo-saxons là những người đầu tiên đặt ra tên séxology để
chỉ một khoa học về tình dục nhưng cũng có thể hiểu là khoa học về giới.
Người Pháp cũng mượn luôn thuật ngữ này.
Lúc đầu, môn khoa học mà những người Anglo–Saxons đặt ra do
những người có đôi chút hiểu biết về nghề thầy thuốc và tâm lý phụ trách đề
chữa trị những chứng bệnh liên quan đến tính dục, như chứng bất lực
(Impuissance) ở nam giới, chứng lãnh cảm (frigidité) ở nữ giới và những rối
loạn khác của tính dục.
Những người có suy nghĩ nghiêm túc về tính dục người (sexualité
hunaine) đều muốn tìm lời giải đáp cho câu hỏi vì sao và từ bao giờ con
người lại mang một mặc cảm tội lỗi về bản năng tính dục, đặt nó dưới sự
kiểm soát của đạo đức để ngăn ngừa sự phát triển tự do của nó. Đó là một
thứ mặc cảm siêu hình như cái chết ám ảnh mỗi chúng ta và đã làm cho
những gì liên quan đến tính dục trở thành điều cấm kỵ ở bất kỳ nước nào và
chỉ khác nhau ở mức độ nghiêm khắc.
Nền văn minh phương Tây đã có công làm nẩy nở những tư tưởng

khoa học, nhưng cũng là nền văn minh chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng khổ
hạnh của đạo cơ đốc, một hệ thống tôn giáo điển hình của khu vực Trung
Đông với những cấm đoán nghiệt ngả về đạo đức đề cao sự hy sinh của phần
xác đề cứu lấy phần hồn. Đạo Cơ đốc ra đời trong bối cảnh của vùng sa mạc
nóng bức, thiếu nước, thiếu thức ăn, cho nên đạo chủ trương lấy phần hồn,
phần tinh thần làm trọng, coi thường những nhu cầu của thể xác như ăn,
mặc, ở, truyền bá một lối sống du mục, thanh đạm, tiết dục. Các tín đồ phải


đối phó thường xuyên với những thách thức của cơ thể, ảnh hưởng đến việc
hưởng thụ hạnh phúc cũng như đến sức khoẻ và tinh thần của họ.
Nền đạo đức hà khắc đó đã gây ra tình trạng sa sút nghiêm trọng về
sức khoẻ cho nhiều người khiến cho người ta phải đặt câu hỏi vậy thì hạnh
phúc cuộc sống của con người ta trên trái đất này là gì?
Châu Âu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã chứng kiến một nạn dịch
Hysterie và rối loạn thần kinh chức năng (neyrose) và đến lượt các thầy thuốc
củng phải đặt lại vấn đề về các chuẩn mực đạo đức đang chi phối đời sống
tình dục của xã hội lúc đó.
Đặc biệt là bác sĩ Freud, một thầy thuốc được thôi thúc bởi tư tưởng y
học – đã kịch liệt bác bỏ những luật lệ của tôn giáo về tính dục, đồng thời
Freud đã xây dựng cả một hệ thống lý thuyết về tính dục với nhiều chứng
minh khoa học, nhấn mạnh sự phát triển dần dần của tính dục ở từng cá nhân
và mỗi quan hệ của nó với khoái lạc, một thứ khoái lạc mà chủ nghĩa siêu
hình phương Tây bái xích. Sự dũng cảm và tham vọng của Freud đã xứng
đáng để người ta coi Freud là người đầu tiên nêu lên những khái niệm về
toàn bộ những hiện tượng thuộc về tính dục người. Freud mong muốn thiết
lập những chuẩn mục khoa học về tính dục để phản bác lại những luật lệ, đạo
đức của tôn giáo và để làm cơ sở cho việc chữa trị. Điều ngạc nhiên là mặc
dầu Freud đã chứng minh trong các công trình nghiên cứu của mình tầm
quan trọng có tính quyết định của những đòi hỏi cá nhân về tính dục, thế mà

Freud không thể phát biểu được một cách rõ ràng chuẩn mực bình thương
của một chức năng khác hẳn với chức năng sinh sản, đó chính là chức năng
tính dục – chỉ sau này những học trò của Freud mới nói đến.
Lý thuyết của Freud mặc dù có ra đời muộn so với những tư tưởng
khoa học khác của phương Tây nhưng lại quá sớm so với sự phát triển của
sinh học. Lý thuyết ấy cũng bị hạn chế bởi những quan điểm ngu dân của tôn
giáo cho nên không trở thành một cơ sở khoa học vững chắc để đứng vững
đến nỗi Freud phải sử dụng đến phương pháp ngoại suy (extrapoler), phải
xây dụng lý thuyết một cách trừu tượng, quá giáo điều và đặc biệt là đánh giá


quá cao phạm trù dục năng (Libido) mà Freud gọi là “bản năng chết người”.
Freud đã quá thiên về lý thuyết, coi trọng những khái niệm mơ hồ hơn thực
nghiệm, lấy lâm lý thay cho thực tế, cố gắng rất nhiều để buộc người ta phải
chấp nhận tính dục hơn là làm cho người ta hiểu nó, vì vậy sau này lý thuyết
của Freud bị nhiều người công kích. Vì thiếu những khái niệm vững chắc về
tập tính học (khoa học về hành vi nên Freud đã nói quá nhiều đến vô thức
thay vì phải nói đến bản năng. Không thể xem những cảm giác, ý nghĩ chủ
quan của mình như phản ánh hoạt động của dục năng vô thúc. Hoạt động
tính dục của người tuân theo những quy luật sinh lý chứ không phải những
quy luật triết học.
Mặt trái của đời sống tính dục là những bệnh về tiết niệu, phụ khoa,
hoa liễu, nạo thai, phá thai, vì vậy những người thầy thuốc là những người
đầu tiên truyền bá những kiến thức về tính dục có tính chất dự phòng, những
quy tắc ứng xử lành mạnh để biết tránh những nỗi bất hạnh vì không được
thỏa mãn, tránh bệnh hoa liễu và tránh những thai nghén không mong muốn.
Họ nói về giải phẫu sinh lý điều hòa sinh sản và sự cần thiết phải tránh những
hành vi tính dục sai lạc, phi đạo lý.
Vì đã có đầy đủ chứng cớ về sự tồn tại của những bệnh về tình dục cho
nên những nhà phân tâm học (Psychanalyse) có tham vọng xây dựng một

phương pháp điều trị mới mang nặng ảnh hưởng của y học để chữa trị cho
những người bị trục trặc về thần kinh, bệnh hysteria, bệnh về tình dục. Những
bệnh nhân kiểu này đà tìm đến những thầy thuốc tự xưng là nhà tình dục học,
nhưng kết quả khỏi bệnh bao giờ cũng hạn chế vì lý do sinh học lúc đó chưa
phát triển. Khi đó những nhà tình dục học mới xây dựng được liệu pháp tình
dục nhưng chưa xây dựng dược khoa học tính dục.
Phải đợi đến giữa thế kỷ 20 khi sinh học đã phát triển cho phép giám
sát được toàn bộ những hiện tượng binh thường cũng như bất thường xảy ra
trong con người và với sự ra đời của 2 thành tựu khoa học nổi bật là thuốc
uống tránh thai và những công trình nghiên cứu của Masters và Johnson thì
tình dục học mới có cơ sở khoa học vững chắc. Thuốc tránh thai làm thay đổi


hẳn điều kiện sống của người phụ nữ, giải phóng người phụ nữ khỏi những
quy luật khắc nghiệt của sinh học, chủ động được trong việc sinh sản và vì
thế chức năng tình dục đã có ưu thế hơn chức năng sinh sản.
Còn những công trình nghiên cứu của Maters và Johnson thì chứng
minh cơ sở sinh lý của chức năng tình dục, lấy cái chuẩn là sự bình thường
về chức nắng chứ không phải xuất phát từ cái bệnh lý để ngoại suy một cách
phiêu lưu.
Một bước tiến dài nữa trong việc nghiên cứu khoa học tính dục là sự
xác định về bản chất con người, bản chất đó cũng mang tính xã hội, đó là
điều mà Freud đã không đánh giá đúng, áp dụng những phương pháp thống
kê chặt chẽ về mặt khoa học. Alfred Kinsey và nhóm Simon đã cung cấp
những hiểu biết quí giá về tính dục người nhưng dù sao cũng chỉ là những cái
nhìn đại thể về hành động tình dục ở người. Hơn nữa hành vi xã hội bao giờ
cũng chỉ là một phần trong tổng thể những hành vi của động vật có ý thức.
Tính động vật (animalité) sẵn có ở mỗi con người cũng như động lực của bản
năng (determinisme instintif) một thời gian dài không được đếm xỉa đến
nhưng ngày nay người ta phải thừa nhận sự tồn tại của những kiểu hành vi

gắn liền với cấu trúc sinh học nằm ở gien. Tập tính học giúp cho con người
hiểu mình hơn để sống hạnh phúc hơn.
Như vậy là tính dục học với những khám phá về chức năng tính dục
chiếm lĩnh một phạm vi rộng của sinh học, vì thế nó phải được xếp vào kho
kiến thức khoa học của nhân loại. Nhưng khoa học tính dục mới chỉ bắt đầu,
còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, nhiều công trình điều tra, thực
nghiệm sinh lý, nghiên cứu di truyền, xã hội học v.v… còn phải tiến hành.
Havelock Ellis đã viết tới 14 cuốn sách để giới thiệu những tích lũy cũng như
những công trình nghiên cứu của ông; ông được coi là người tiên phong dũng
cảm của chủ nghĩa nhân đạo đồng thời là nhà khoa học về tính dục đầu tiên
xứng đáng nhất.


Chương 2. TỪ BẢN NĂNG ĐẾN TÌNH YÊU
Những hành động bản năng thường kèm theo những trạng thái hoan
lạc. Với con người, đó là trạng thái thỏa mãn bản thể, thỏa mãn tập tính.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, hoạt động bản năng
không kèm theo trạng thái hoan lạc: vì phải thích nghi với môi trường sống,
những hành động bản năng thuộc loại tấn công – tự vệ không kèm theo hoan
lạc. Khó có thể coi bản năng nào là hàng đầu mà chỉ có một loạt những bản
năng đã di truyền để đảm bảo 3 chức năng lớn: duy trì sự sống còn của cá
thể, của giống loài và thiết lập trật tự của cộng đồng.
Dục năng của loài người (libido) chỉ giới hạn ở lãnh vực tình dục, thế
hiện sự ham muốn khoái lạc một cách có ý thức.
Hành động giao hợp của con người chủ yếu đễ thỏa mãn khoái lạc, để
đạt được khoái cực, về mặt số lượng mà nói thì lớn hơn nhiều so với hành
động giao hợp để sinh sản. Người ta đã ước tính rằng một người khỏe mạnh
sống tới 70 tuổi được hưởng 5.000 lần khoái cực, trong khi đó chỉ cần 15 lần
khoái cực là tối đa để sinh sản, một con số đã là quá lớn và đáng phàn nàn về
mặt sinh thái cho cuộc sống ở cuối thế kỷ 20 này.

Trong điều kiện bình thường, nhu cầu khoái lạc tình dục đứng về một
bản thể và tâm lý mà nói thì mạnh hơn mọi nhu cầu bản năng khác và tính
chất của bản năng là không thay thế được cho nhau.
Chức năng tình dục phát sinh trên cơ sở hành vi sinh sản: Sự thức tỉnh
bản năng, sự lựa chọn bạn tình, giao hợp… chức năng tình dục có nguồn gốc
di truyền, trong đó sự tìm kiếm khoái lạc là một hành động nhằm thỏa mãn tập
tính. Sự giao hợp giữa hai cá thể khác giới là hành vi tự nhiên; còn những
hành vi khác, nhằm đạt được khoái cảm chỉ là những kiểu cách mô phỏng,
một kiểu cách bị phê phán chỉ trích, riêng hành động tự kích dục (auto–
érotisme) được coi một bước phát triển bình thường của chức năng tình dục
vì hành động này liên quan tới sự phát triển của ý thức, hành động tự kích
dục đã có trước khi cơ thể phát triển đầy đủ bộ máy sinh dục.


Ở loài người, mối liên hệ giữa hai cá thể khác giới dù có dựa trên cơ sở
sinh sản nhưng chủ yếu vẫn là mối quan hệ tình dục, đem lại khoái cảm cho
nhau. Mối quan hệ này đã hình thành ngay từ buổi bình minh của nhân loại,
nhằm đảm bảo sự cân bằng về mặt tâm lý và thể chất và tạo nên một trạng
thái thoải mái, hoan lạc mà ta gọi là hạnh phúc.
Ham muốn tình dục ở con người không phụ thuộc vào thời kỳ động
dục. Nó hình thành trong quá trình tiến hóa với sự tham gia của ý thức và sự
ghi nhớ.
Nam biểu lộ sự ham muốn khoái lạc tình dục bằng dấu hiệu cương của
dương vật. Nữ biểu lộ một cách kín đáo hơn, không giống như động vật ở
thời kỳ động dục, ngoài sự xung huyết ở vùng âm hộ, tầng sinh môn và bài
tiết dịch nhờn ở âm đạo, chỉ có những cảm giác rạo rực mơ hồ, những đòi hỏi
vô thức và cũng như nam giới, chính kí ức về những gì có thể làm dịu đi
những rạo rực của cơ thể đã chỉ dẫn đường lối cho hành động tự kích dục.
Mất đi sự phụ thuộc vào thời kỳ động dục, đồng thời lại có được sự dễ
dàng trong hành động giao hợp do những đặc điểm về giải phẫu, về sinh lý

của giới nam và nữ (Nam chỉ cần có sự cương cứng, còn nữ thì luôn ở trạng
thái dễ dàng đón nhận cho nên loài người thiết lập được một trạng thái cân
bằng sinh học về nhu cầu tình dục. Khi sự ham muốn không được thỏa mãn
thì nhu cầu càng thôi thúc và cái ngưỡng của hành vi tính dục bị hạ thấp
xuống. Còn vấn đề thỏa mãn tình dục là vấn đề của từng cá nhân. Con số
5000 lần khoái cực cho một đời người (70 tuổi) chỉ là một con số trung bình:
có thể quá nhiều đối với một số người, nhưng lại quá ít đối với một số khác;
hoàn toàn tùy thuộc vào tính dục chủ quan của mỗi người là chừng mực hay
thái quá. Dưới mức cần thiết có nghĩa là chức năng tính dục chưa được thỏa
mãn. Nhưng khi vượt quá mức cần thiết đó nghĩa là vượt quá liều lượng thỏa
mãn thì cơ thể không đáp ứng nữa. Cơ thể tự động dập tắt mọi ham muốn
tình dục, khóa lại chu trình sinh lý của những phản ứng tình dục diễn ra trong
cơ thể dù cho có những kích thích bên ngoài tác động tới, đặc biệt là những
kích thích thị giác lại kéo sự chú ý và tưởng tượng.


Còn khi nhu cầu tình dục không được thỏa mãn thì có thể gây ra trạng
thái chán chường, ủ ê, cáu gắt, khó chịu với bản thân mình và với mọi người
xung quanh… Dù cho có những khoái cực tự nhiên xảy ra trong giấc ngủ
cũng không làm dịu bớt được những thôi thúc của cơ thể.
SINH LÝ TÌNH DỤC ĐẶC THÙ CỦA CON NGƯỜI được hình thành do
những thay đổi về giải phẫu (phát triển bao quy đầu, sự di chuyển âm vật ra
phía trước) để tạo nên một khu vực cảm giác có lợi cho hành động giao hợp
của 2 cá thể khác nhau.
Âm vật tuy tách biệt với âm đạo và không trực tiếp tiếp xúc với dương
vật trong khi giao hợp, nhưng vì có những bộ phận cảm thụ và thần kinh dẫn
truyền cho nên trở thành một bộ phận kích thích chọn lọc và có thể sinh ra
khoái cực.
Vì âm vật ở vào một vị trí dễ sờ mó tới cho nên một em gái ngay từ lúc
cơ thể và tính cách chưa trưởng thành đã biết tự gây thích thú cho mình bằng

hành động gọi là tự kích dục để có khoái cảm và đó là bộ phận duy nhất của
cơ thể đem lại khoái cực (khi chưa trưởng thành)
Bộ phận cảm thụ của âm đạo tuy đã hoạt động nhưng vẫn cần thiết có
sự kích thích chuẩn bị hoặc cùng lúc với hành động giao hợp để tạo được
trạng thái thỏa mái cho phái nữ. Mức độ thỏa mãn càng cao khi hành động
giao hợp được thực hiện với một bạn tình ưng ý. Đến tuổi dậy thì, khi những
xung động tình dục thôi thúc việc tìm kiếm bạn tình thì những khoái cảm đơn
độc của hành đông tự kích dục dần dần mất giá trị.
Ở một số động vật, sự xuất tinh xảy ra ngay sau khi dương vật đưa vào
âm đạo. Nhưng ở con người có một khoảng thời gian giữa sự cương cứng
hoàn toàn và sự xuất tinh; đó là khoảng thời gian cần thiết để phát động
những bộ phận cảm thụ sinh ra khoái cực ở âm đạo, đó là những động tác
mà dương vật tác động đến âm đạo. Duy trì được sự cương cứng, không để
xảy ra xuất tinh trước khi bạn tình nữ có khoái cực là nhờ sự ức chế của
những sợi thần kinh vỏ não – đồi thị.


Sự hòa hợp về mặt tình dục có vai trò của sự giao lưu giữa đôi bạn
tình. Sự kích thích ở âm vật và âm đạo gây ra những đáp ứng dễ chịu cho
người nữ: âm đạo bài tiết nhiều hơn, rên la, oằn oại… tất cả những cái đó tác
động trở lại, kích thích sự khéo léo và điều chỉnh nhịp độ của người nam, vì
thế có thể nói quyền lực tình dục là sự san sẻ của cả hai phía, là cung cách
ứng xử đặc thù của mỗi người. Từ đó, mối liên hệ giới tính trở thành mối liên
hệ tình dục, yếu tố cơ bản cho sự hòa hợp và gắn bó của đôi bạn tình.
Hành vi tình dục ở loài người, ngoài sự không lệ thuộc vào thời kỳ động
dục, còn không bị trói buộc vào mặt tư thế nhất định, bất biến (như ở động
vật) không đòi hỏi điều kiện thời gian và không gian cầu kỳ lại được chuẩn bị
(bằng hành động tự kích dục) trước khi trở thành một trạng thái sinh lý ổn
định với sự tham gia của nhiều giác quan khác (tay, miệng), nâng cao và làm
phong phú thêm để đưa hai cá thể khác giới vào trạng thái hưng phấn hoan

lạc, dẫn đến khoái cực.
TRONG MỌI QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN hành vi tình dục. (tìm
kiếm, lựa chọn bạn tình tiến đến chung sống hay chấm dứt, quyết định lựa
chọn một biện pháp tránh thai…) đều có sự tham gia, dẫn dắt của ý thúc, ý
chí và bản năng. Chính vì thế, hành vi tình dục của mỗi cá nhân có tính chất
cá biệt rõ rệt.
Những tình cảm tốt đẹp diễn ra trong mối quan hệ tình dục (ân cần,
chiều chuộng, dịu dàng…) được mở rộng trong cả đời sống thường ngày, tạo
nên mối liên hệ đặc biệt giữa hai cá thể khác giới, hành động giao hợp dễ
dàng lập lại, khác với động vật chỉ có một số ít sống có đôi cả đời, còn phần
lớn sau thời kỳ động dục, chúng trở lại cuộc sống độc lập. Tình yêu là một loại
tình cảm đặc thù chỉ có ở con người, trong đó có sự bền vững, sự gắn bó, sự
hi sinh cho nhau. Mỗi xã hội có những quy ước để đánh dấu mối quan hệ gắn
bó đó (tức hôn nhân): Hình vẽ, hình xăm trên thân thể, kiểu tóc (phụ nữ dân
tộc Thái khi đã có chồng, tóc búi trên đỉnh đầu, khi còn con gái, tóc búi sau
gáy), đồ trang sức v.v… Ở xã hội văn minh thì quy ước đó là chiếc nhẫn cưới


và mang họ của người đàn ông (xã hội phương Tây) khi người phụ nữ đã lấy
chồng.
Vì mơ ước sống lâu; sống hạnh phúc cho nên từ xa xưa con người đã
quan tâm chăm lo đến những bản năng chủ yếu trong đó có bản năng tình
dục. Con người tận dụng mọi phương tiện tự nhiên sẵn có cũng như những
phương tiện do con người tạo ra (khoa học, nghệ thuật để nâng cao và làm
phong phú thêm đời sống tình dục.
Bản năng tìm kiếm, lựa chọn bạn tình dã thúc đẩy cả hai giới lo gìn giữ
vẻ đẹp ngoại hình để hấp dẫn đối tượng khác giới và biểu lộ khả năng tối đa
của chức năng tình dục. Nữ bảo vệ vẻ đẹp của đôi vú bằng cách nuôi con
bằng sứa hộp hoặc nuôi vú em, giữ thân hình cân đối cho khỏi béo phì bằng
chế độ ăn kiêng và vận động, giữ làn da cho trắng hồng để chứng tỏ vị trí

quyền quý không phải dầu sương dãi nắng hoặc đôi khi hãnh diện phô trương
làn da rám nắng, khỏe mạnh để tỏ ra là người ưa hoạt động, ưa thiên nhiên.
Còn nam giới thì phô trương sức mạnh cơ bắp (vào thời kỳ sức mạnh cơ bắp
được đề cao như thời kỳ trồng trọt, săn bắt…) hoặc vẻ đẹp quý tộc (cao, vai
rộng) như trong thời kỳ Ai Cập cổ đại khi những công việc nặng nhọc chỉ do
những người hầu làm.
Con người đặc biệt là phái nam, còn luôn luôn lo giữ gìn và tăng cường
khả năng tình dục vì bị ám ảnh là sự xuất tinh gây ra sự hao mòn. Vì thế,
những thức ăn được tìm kiếm nhiều nhất là những thức ăn đem lại sự trường
sinh và sức mạnh nam tính. Những thức ăn có tính chất tăng cường và kéo
dài sự cương cứng được sử dụng từ rất lâu đời và ở khắp mọi nơi trên trái
đất. Một số có tác dụng phụ ngyy hiếm nhưng vẫn được người ta sử dụng vì
thà có hại về sau này còn hơn là không thể cương cứng được vào lúc cần
thiết.
Có một số nguyên nhân đã biết đến từ lâu là có hại cho hoạt động tình
dục: bệnh tật – đói ăn nhưng ăn uống quá nhiều, mất ngủ, đời sống không ổn
định, lo phiền cũng có ảnh hưởng xấu đến tình dục. Có lẽ mong muốn có một
trạng thái tâm lý và thể chất khoẻ mạnh chủ yếu là mong muốn duy trì được


khả năng hoạt động tình dục. Người nhật xưa kia là những người đi đầu trong
việc quan tâm đến chức năng tình dục vì họ đã từng tổ chức những cuộc thi
(giữa nam giới với nhau) để xem ai có khả năng giữ được sự cương cứng lâu
nhất.
Thỏa mãn tình dục một cách điều hòa bao giờ cũng là một yếu tố giúp
cho các quá trình sinh lý hoạt động tốt. Vì vậy hoạt động tình dục ở người có
tuổi vẫn cần thiết, đặc biệt ở phụ nữ, để âm đạo nếu không phải để duy trì
khả năng cảm thụ khoái lạc thì cũng là để cung cấp chất dinh dưỡng cho nó
là Prostaglandine có trong tinh dịch,
Có lẽ đã xuất hiện từ rất sớm trong quá trình tiến hóa của loài người

những vật trang trí hay hình vẻ trên thân thể không nhằm mục đích tấn công
mà chỉ để khêu gợi sự hấp dẫn.
Ngón tay, ngón chân được cắt gọt, tô màu. Nam giới thì mày râu nhẵn
nhụi hay để râu cằm, râu quai nón, ria mép. Tóc được cắt ngắn, uốn, nhuộm
hay buông thả… được cả hai giới rất chú ý. Lông ở những vùng quan trọng
như nách, lông mi, lông mày, chi dưới… cũng được cạo nhẵn, tỉa tót, nhổ.
Răng đôi khi được mài dũa lại hay đánh bóng.
Da dẻ, nhất là do mặt, môi, má, mi mắt được thoa, bôi bằng những chất
màu có tác dụng tạm thời hoặc xăm trên lưng, bụng, ngực để lại những hình
vẽ cố định.
Ở vách mũi, cánh mũi, sàn miệng, môi, dái tai… để treo gắn những vật
trang trí từ loại rất thô sơ cho đến những vật quý. Phụ nữ Miến Điện cổ dài vì
phải đeo nhiều vòng cổ kim loại từ bé, còn phụ nữ Ấn Độ lại gắn những viên
đá quý.
Thân thể và những bộ phận trên thân thể cũng biến đổi đi theo tập quán
của từng xã hội. Phụ nữ Trung Hoa xưa có tục lệ bó chân để chứng tỏ dòng
dõi quyền quý.


Áo quần cần thiết cho các dân tộc sống ngoài vùng nhiệt đới, vừa để
giữ gìn kín đáo cơ thể nhưng cũng có thể lại tăng vẻ khêu gợi, hấp dẫn (nịt vú
che được cái khiếm khuyết của vú đã bị nhỏ đi do nuôi con).
Hơi hướng tự nhiên của cơ thể hoặc mỗi nước hoa mà mỗi người
thường sức là những dấu ấn riêng biệt, gợi cảm giác quen thuộc và sở hữu.
Những mùi khó chịu, hôi hám từ thân thể, răng miệng; ức chế bản năng tình
dục, cản trợ những hành động mà cả hai giới đều ưa thích: hôn mặt, miệng.
Tất cả những cải tiến nói trên là những yếu tố kích thích thị giác và
khứu giác nhằm hấp dẫn bạn tình rồi được sử phân tích, chấp nhận của hệ
khứu giác để dẫn tới hành động tình dục. Mọi sự đổi thay về ngoại hình đều
xuất phát từ những ý đồ tình dục: hoặc để ức chế (những người theo thuyết

khổ hạnh ăn mặc lôi thôi, bẩn thỉu, những thầy tu ăn mặc kín đáo) hoặc để
kích thích khêu gợi. Cũng không thể căn cứ vào ngoại hình để đánh giá khả
năng tình dục của mỗi người.
Ngoài những phương tiện nhân tạo để làm dịu bởi những đòi hỏi tình
dục (âm đạo, dương vật), con người nhờ vỏ não nên có khả năng tư duy trừu
tượng, lưu giữ và tái tạo cho nên từ một lời nói, một hình ảnh, một mùi hương
cũng có khả năng ảnh hưởng, khơi dậy những ham muốn tình dục. Vì thế,
tranh ảnh, sách báo là những tác nhân kích thích có thể tức khắc mà cũng có
thể được lưu giữ trong ký ức và được tái hiện về sau này.
Mỗi xã hội có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau và tác dụng của
những tác nhân nói trên tùy thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, phong
tục tập quán, đạo đức, lứa tuổi tiếp nhận…
Hoạt động tinh thần và những cảm giác bản thể, đặc biệt là những bộ
phận cảm thụ tình dục có mối quan hệ qua lại khăng khít để tham gia vào quá
trình làm thỏa mãn những nhu cầu của bản năng. Khi nhu cầu tình dục không
được thỏa mãn thì những hoạt động tinh thần đó được bộc lộ ra, hoặc đơn
độc hoặc trong những giấc mơ.


Không phải chỉ có con người mới có giấc mơ nhưng con người sinh vật
duy nhất có khả năng tận dụng những gì đã trải qua trong giấc mơ, thậm chí
còn có thể phát huy trí tưởng tượng. Vì vậy, những hình ảnh diễn ra trong trí
tưởng tượng có tác dụng thỏa mãn phần nào những ham muốn tình dục: Khi
trí tưởng tượng hoạt động, bản năng tình dục được phát động và có nhu cầu
thôi thúc về bạn tình.
Ham muốn tình dục là một ham muốn rất nhân bản, nó có cơ sở sinh lý
của nó, thỉnh thoảng được khơi dậy mạnh mẽ bởi những kinh nghiệm đã trải
qua hoặc những dự định mới. Khi thiếu vắng bạn tình thì trí tưởng tượng và
hành động tự kích dục có tác dụng làm dịu bớt trạng thái cô đơn.
Tuy nhiên trí tưởng tượng cũng có những hạn chế vì không thể thay thế

được khoái cảm cũng như không thể đem lại khoái cực vì tiếp theo những ảo
ảnh; chỉ có hành động tình dục thực sự mới kết thúc được sự ham muốn.
Những khoái cảm đến trong giấc ngủ là do những tác nhân kích thích của cơ
thể; (sự xung huyết, sự cương cứng ở bộ phận sinh dục) chứ không phải do
giấc mơ gây ra sự kích thích. Trí tưởng tượng dù có cám dỗ và gợi thèm đến
mấy cũng không thể ảnh hưởng được đến một trạng thái sinh lý đã no đủ, đã
thỏa mãn (giai đoạn trơ ì), khi đó cơ thể không đáp ứng nữa.
Chỉ trong một giai đoạn rất ngắn của thời kì bào thai mới có trạng thái
“lưỡng tính dục” (bisexualité) ở con người. Trong tuyệt đại đa số trường hợp
con người đã thuộc về giới nam hay giới nữ ngay từ đầu và di tích của giới
đối lập không còn tác dụng gì nữa. Cho nên những trường hợp đẻ ra mà giới
tính giải phẫu không rõ ràng chỉ là rất hiếm. Trẻ em gái và trai khác nhau về
hình thái, nước da, giọng nói, cách ăn mặc, tên gọi và khi hết 2 tuổi thì chúng
ý thức được chúng thuộc về một giới nào đó và giới tính tâm lý hình thành
ngày càng rõ rệt hơn. Sự tách biệt thành hai giới với những đặc điểm giải
phẫu và sinh lý khác nhau đã dẫn đến sự hấp dẫn, sự ham muốn tình dục
giữa hai giới với nhau.
Như vậy, ngay từ đầu con người chỉ coi trọng tình dục khác giới, và chỉ
có hành động tình dục khác giới giữa một nam và một nữ mới để lại trạng thái


hoan lạc đầy đủ nhất, hơn nữa ham muốn khoái lạc của con người không
phải là một nhu cầu phải đạt được bằng mọi giá mà có sự tham gia của ý
thức, với những chuẩn mực giá trị mà đạo đức xã hội đã quy định. Con người
hình như đã loại bỏ khỏi hành vi tình dục của mình những hành động tình dục
đồng giới, khác với giống khỉ, những con đực khi thiếu cọn cái, chúng thực
hành tình dục đồng giới một cách rất tự nhiên, bởi vì sự phát triển về vỏ não
của loài khỉ còn lâu mới đạt đến mức hoàn hảo như loài người, cho nên có
thể nói tình dục khác giới là một bước phát triển cao, hoàn hảo hơn trong sự
phát triển hành vi tình dục của loài người.

Con người chỉ có thiên hướng di truyền vè hành vi tình dục khác giới vì
nó bảo đảm cho sự tồn tại của giống loài. Hành vi tình dục đồng giới không
dựa trên một chương trình gien học nào có trong bản năng của giống đực, nó
chỉ là sự sao chép, sự mô phỏng loài linh trưởng, nó bị xã hội chê cười, nếu
như không muốn nói đôi khi bị đàn áp dữ dội, bị khinh bỉ vì làm đảo lộn vai trò,
nhất là ở một giống loài đã ý thức rất rõ rệt sự biệt hóa giới tính. Từ khi còn
chưa có chữ viết, tổ tiên chúng ta đã biết vẽ, chạm khắc trên vách đá bộ phận
sinh dục của con người với chức năng của nó (sinh sản, tình dục). Con người
càng phát triển, càng biểu biết thì càng coi trọng khoái lạc, tình đục, càng đề
cao tình dục khác giới. Quá trình tiến hóa của con người đã hình thành một
cấu trúc gien học di truyền ổn định là bản năng tình dục khác giới, những
động thái khác chỉ là thiểu số hạn chế. Người ta đã từng biết nhiều quan niệm
kỳ quặc về giới tính. Có những người cảm thấy bất bình vì chỉ thuộc về một
giới duy nhất, có những người không thể chấp nhận được sự phân chia về
mặt giải phẫu, sinh lý và hành vi của hai giới, có những người cho tình dục
khác giới là làm nghèo nàn đi tiềm năng “lưỡng giới” của con người, tại sao
lại không thể là giới trung (neutre, asexué) để có thể thanh thản “thánh thiện”,
có người lại chủ trương phân biệt giới tính giải phẫu và giới tính tâm lý.
Đối với những quan niệm kỳ quặc và dớ dẩn đó thì chỉ có câu trả lời tự
nhiên duy nhất đúng là hãy nhìn vào cuộc sống của một đôi bạn tình khác


giới; với những điều thi vị và cơ cực thì mới hiểu được lý do tồn tại vững bền
của nó trước mọi thử thách của thời gian.
Hiện nay, vấn đề tình dục đồng giới vẫn là một vấn đề gây nhiều bàn
luận. Mặc dầu một số nước phương Tây đã coi đó là hành vi bình thường
nhưng còn phải chờ những dữ kiện khoa học vững chắc hơn nữa mới đủ sức
thuyết phục. Phải chăng đó là vết tích còn sót lại của một hành vi mang tính
động vật từ rất xa xưa, có hại hay không có hại cho giống loài có lẽ sẽ là cốt
lõi của vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận của xã hội.

MỘT TRONG NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA CHỨC NĂNG TÌNH DỤC CỦA
LOÀI NGƯỜI là ham mê khoái lạc; nhưng không phải chỉ cho bản thân mà
còn phải đem lại khoái lạc cho bạn tình? nghĩa là phải có sự hòa hợp, thích
ứng giữa cảm thụ tình dục đơn cực của nam giới (erotique masculine
unipọlaine): quy đầu – với cảm thụ tình dục lưỡng cực của nữ giới (erotique
minine -39 bipolaine): âm đạo và âm vật. Chính vì lẽ đó, nên người nam giới
phải giữ sự cương cứng lâu để người nữ đạt được khoái cực âm đạo. Khả
năng kìm giữ được sự xuất tinh là một biểu hiện nam tính mạnh mẻ cũng cần
thiết như khả năng phục hồi sớm sự cương cứng. Tục lệ phi lý và đáng sợ ở
một số vùng thuộc Phi Châu (đồng bằng sông Niger, Congo, Nil là cắt bỏ âm
vật của người phụ nữ chứng tỏ từ xa xưa con người đã biết đến khả năng
cảm thụ tình dục của bộ phận này.
Tác dụng qua lại về cảm thụ tình dục còn thể hiện ở chỗ người phụ nữ
càng trở nên xung mãn duyên dáng; khi càng phát huy được quyền lực tình
dục của mình: gây được sự hứng khởi, thoả mãn được bạn tình. Những
người vợ của những người đàn ông yếu trong hành động tình dục cứ mất dần
vẻ phơi phới xung mãn là vì họ không nhận được những đáp ứng từ người
chồng. Trong đời sống tình dục: sự im lặng có thể là nguồn gốc của nhiều
trạng thái rối loạn chức năng tình dục. Nếu như những mong muốn được nói
ra một cách thẳng thắn thì sự đem lại khoái cảm cho nhau càng dễ được thỏa
mãn: ví dụ như cách và nơi vuốt ve, tư thế, sự kéo dài, cường độ của những
động tác... Ở đây, vai trò của lời nói, của hệ thống tín hiệu thứ hai – sản phẩm


của sự phát triển của não trước, trở thành phương tiện giao lưu có tính cá
biệt, tạo nên cái duyên riêng của mỗi người.
Màng trinh là một bộ phận nhìn thấy và sờ mó được. Có lẽ màng trinh
cần thiết để chống sự xâm nhập của vi khuẩn vào âm đạo khi các em gái còn
chưa biết giữ vệ sinh. Màng trinh sẽ rách trong lần giao hợp đầu tiên và
thường gây ra đau và chảy máu đôi chút. Vì thế, các cô gái thường rụt rè hơn

trong lần đầu giao hợp so với con trai cùng lứa tuổi.
Không kể những trường hợp lỗ giữa màng trinh rộng bẩm sinh, co dãn
tốt, không để lại vết sẹo rách sau lần giao hợp đầu, còn màng trinh đã rách là
dấu triệu chứng tỏ người phụ nữ đã qua một lần giao hợp. Cũng giống như
nhiều loài động vật khác, người đàn ông cũng muốn độc quyền bạn tình và
không dễ chấp nhận một sự chung chạ, vì vậy sự trinh trắng của những cô
gái trở thành một giá trị đạo đức.
Ở những xã hội mà giới đàn ông áp đặt sự thống trị thì những cô gái đã
bị mất trinh không còn là một mặt hàng có giá trị gì nữa, các cô gái ấy có thể
bị trừng phạt nặng nề, kể cả cái chết đối với cô ta và cả kẻ đã gây ra việc đó
(Yrak, Yemen…) Một số nước quá quan trọng vấn đề trinh tiết có tục lệ vào
tối tân hôn chú rể nhập phòng cô dâu, trong khi bà con hai họ và bè bạn vẫn
chờ bên ngoài, một lúc sau chú rể trở ra, hoan hỉ vung một cách đắc thắng
chiếc khăn trắng có dính máu, tức thì mọi người reo hò, ôm hôn chúc mừng
chú rể rồi nhảy múa ca hát. Họ nhà gái lúc này mới thở phào nhẹ nhõm.
Không hiếm những trường hợp giữa đêm cô dâu bị đưa đến bệnh viện để
nhờ thầy thuốc chứng nhận màng trinh bị rách đã lâu hay vẫn còn trinh
(trường hợp lỗ màng trinh co dãn) mà không thấy chảy máu. Giấy xác nhận
của thầy thuốc về sụ trinh tiết của cô dâu lúc này thạt có ý nghĩa sống còn với
hạnh phúc và danh dự của cô dâu và bố mẹ mình.
Nói về những cách thức con người nghĩ ra để tác động đến chức năng
sinh sản và chức năng tình dục thì khá phong phú nhưng phải chờ đến khi có
những thành tựu y học và sự ra đời của khoa học tính đục thì mới có hiệu quả
thật sự. Tuy nhiên con người đã quan tâm đến chứng vô sinh, chứng bất lực,


cách phòng thai nghén không mong muốn cũng như đã biết sử dụng các bài
thuốc tăng khả năng tình dục, các bùa phép để cầu xin có con v.v… đã có từ
rất lâu đời.
Trong khi đó, những cách thức tác động một cách thô bạo đến một bộ

phận của cơ thể nhằm huỷ diệt chức năng sinh sản và chức năng tình dục
cũng được khai thác như việc cắt bỏ tinh hoàn, dương vật (của những kẻ bị
trừng phạt, bị biến thành nô lệ, những hoạn quan chuyên trong coi phụ nữ,
trong cung vua), cắt bỏ dương vật và vú của những kẻ chiến bại. Ở Soudan
và Somalie còn có tục lệ là sau khi đã cắt bỏ âm vật và hai môi nhỏ rồi thì
khâu 2 mép trong của môi lớn lại với nhau và đến khi lấy chồng, trong đêm
tân hôn mới dùng dao tháo chỉ để mở ra.
Để hủy diệt sự cương cứng, một số ca sĩ, lực sĩ Hy Lạp, La Mã đeo một
vòng kim loại vào gốc quy đầu. Ở Soudan, một số ông chồng chỉ cho phép vợ
ra ngoài sau khi đã nhét một ống tre vào âm đạo, hoặc có nơi bắt vợ phải
mang một thứ đồ lót bảo vệ (cetnture de chasteté) làm cho những kẻ tình địch
phải ngán ngẩm.
Vào thế kỷ thứ 18 ở Ý, nhà thờ đã tuyển chọn một số thiếu niên để hát
cho dàn đồng ca vì giáo hoàng cấm sử dụng phụ nữ. Những thiếu niên này bị
thiến ở trước tuổi dậy thì để không có sự vỡ giọng. Cái giọng nữ cao giả tạo
của những thiếu niên bị thiến này lại làm cho những thính giả dễ tính hài lòng.
Và chỉ có con người mới có cái trò tô điểm, trang bị thêm cho bộ phận
sinh dục của mình. Để tăng mức độ cọ xát vào niêm mạc âm đạo, bộ phận
sinh dục của nam giới đeo thêm một chùm lông hoặc gắn những viên bi trong
lớp da bao quy đầu (Polynésié). Ở Nam Phi, phụ nữ kéo dài 2 môi nhỏ ra tới
20 cm để có thể bao bọc được toàn bộ bộ phận sinh dục của nam giới trong
lúc giao hợp.
Trước khi có sự phát triển khá muộn màng của những hiểu biết khoa
học về tính dục thì những cách thức nói trên chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố. Trước tiên là sự thống trị của những người đàn ông có quyền lực, có sức
mạnh, áp đặt sự đàn áp đối với những kẻ bại trận, bóc lột trên cơ thể người


phụ nữ (sự trinh tiết phải dành cho vua chúa trước tiên), hành hạ họ đến mức
để lại những di chứng không thể sửa chữa được, ảnh hưởng đến cả sự cảm

thụ tình dục của nam giới (cắt bỏ âm vật). Chế độ mẫu quyền cũng phủ lên
những chúc năng đặc thù của phụ nữ (thụ thai, thai nghén, sinh đẻ…) một
màu sắc thần bí, phản khoa học. Những quan niệm siêu hình biện hộ cho sự
cắt bỏ “thanh lọc” (sẽ đề cập ở phần sau) và cuối cùng là ảnh hưởng tôn giáo,
chính trị hãy còn thịnh hành ở thế kỷ 20 này muốn biến khoa sinh học về tình
dục người phải tuân theo những quan niệm bất chấp cả những dữ kiện thực
nghiệm khoa học.
Nhờ có ý thức, con người đã sớm nhận ra mối quan hệ giữa hành động
tình dục và sinh sản, mặc đầu bản năng tình dục không phải lả bản năng sinh
sản nhưng sự thực khách quan là sau 9 tháng một cá thể ra đời, kết quả của
hành vi bản năng nguyên phát kia! Và như vậy bản năng nuôi nấng trông nom
con cái được hình thành và trong một số trường hợp nhất định hành động tình
dục mang mục đích rõ ràng là để bảo đảm sự tồn tại của nòi gióng. Nhưng rồi
sự phát triển của xã hội buộc con người phải quan tâm đến những giới hạn
của sự sinh sản và nhiều khi nguy cơ sinh sản lại trở thành nguyên nhân hạn
chế khoái cảm tình dục, đặc biệt đối với phu nữ, vì họ lo sợ hậu quả có thai
của hành động tình dục.
Mặc dầu người phụ nữ được hưởng niềm hạnh phúc mà nam giới
không thể có là mang trong mình một cơ thể sống đương lớn lên từng ngày,
do mình tạo ra nhưng cũng ý thức được tất cả những thiệt thòi do thai nghén
đem lại: sức khoẻ giảm sút, công tác và học tập gián đoạn, sắc đẹp chóng
phai tàn, làm nguội lạnh ham muốn tình dục ở người chồng, sinh đẻ đau đớn
và có thể nguy hiểm (nhất là khi chưa có những tiến bộ của sản khoa). Những
thai nghén liên tiếp lại còn tệ hại hơn nữa. Vì vậy, nhiều phụ nữ rơi vào trạng
thái lưỡng nan: một mặt hành vi bản năng vẫn dẫn dắt tới hành động tình dục:
mặt khác lại lo sợ hậu quả, lo cho tương lai gần và xa (vất vả sinh đẻ, nuôi
con, sớm già nua về tình dục hơn nam giới), cho nên nhiều phụ nữ trở nên


kém nồng nhiệt đối với việc giao hợp, có thể dẫn đến những rối loạn chức

năng tình dục, thậm chí chứng lãnh cảm (Frigidite), tất cả chỉ vì lo sợ có thai.
Trước khi có những phương pháp tránh thụ thai có hiệu quả thì nhiều
phụ nữ lại cảm thấy ham muốn tình dục mạnh mẽ hơn vào những tháng đầu
của thai nghén hay khi đã mãn kinh nghĩa là những thời gian không phải lo
ngại nữa.
Không chỉ riêng phụ nữ, ngay cả nam giới cũng có chững lo lắng về
việc sinh đẻ của vợ khi họ phải suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm về sức
khỏe người vợ, về kinh tế gia đinh (số lượng con cái và ngân sách gia đình),
về việc nuôi dạy, nhà ở, tình cảm vợ chồng… nhiều khi người chồng phải tìm
cho mình một biện pháp tránh thái thích hợp (xuất tinh ngoài âm đạo, bao cao
su), kiềm chế dục vọng và cũng có thể bị những rối loạn chức năng do lo sợ
có thai.
Qua đó, ta thấy rằng bản năng tình dục của con người đã bị cản trở, đè
nén do sự hiểu biết có ý thức về những hậu quả của nó.
Trong sự lựa chọn bạn tình, con người không chỉ dựa vào những tiêu
chuẩn về ngoại hình mà còn những tiểu chuẩn khác như tính cách, đạo đức,
nguồn gốc gia đình, trình độ văn hóa, vị trí xã hội… yếu tố sinh học là yếu tố
quan trọng hàng đầu, nó là cơ sở của tình dục khác giới và ý thức dóng vái
trò tăng cường thêm cho những động lực của bản năng.
Vì có sự tham gia của ý thức nên con người trong bản năng tình dục có
sự lựa chọn, sàng lọc. Loài người vốn lưu truyền bản năng không dung nạp
quan hệ tinh tục: bố mẹ – con cái.
Quan hệ tình dục giữa anh chị em trong gia đình tuy không có sự bất
dung nạp nghiệt ngả như tình dục bố mẹ – con cái nhưng nói chung cũng
hiếm xảy ra vì lí do cùng được nuôi dạy và lớn lên; trong mọt gia đình có
nhiều nét giống nhau trong khi ham muốn tình dục và đối tượng khác giới ở
loài người có đặc điểm là không dung nạp với những gì mang dấu ấn chung
của cùng một môi trường nuôi dạy và lớn lên. Người ta nhận thấy những đứa



trẻ được nuôi dạy tập thể trong nhóm nông trường (Kibbouz) ở Israel tuy
không cùng bố mẹ, nhưng không bao giờ lấy nhau, có lẽ cũng vì lý do đó.
Người ta có thể nhận thấy trong tục lệ ngọai hôn một động lực phát
triển của xã hội loài người, tạo ra sự pha trộn các nhóm dân tộc, sự xáo trộn
gien đó phù hợp với những quy luật di truyền tích cực mà khoa ưu sinh học
(Eugenics) ngày nay đã ghi nhận. Tục lệ ngoại hôn cấm kỵ việc lựa chọn bạn
tình trong cùng gia đình, cùng dòng họ, thậm chí trong cùng bộ lạc. Việc trao
đổi phụ nữ xưa kia giữa những người đàn ông có quyền lực nhằm mục đích
liên kết về quân sự hay kinh tế có lẽ cũng bắt nguồn từ tục lệ ngoại hôn. Ở
những nước theo đạo Hồi và những nước Âu Châu quanh vùng biển Địa
Trung Hải, chính những người anh em trong gia đình là những người lo bảo
vệ sự trinh tiết của chị em như bảo vệ một món hàng quý để trao đổi, nếu như
sự trinh tiết này bị mất đi một cách không hợp pháp thì sẽ dẫn đến những
cuộc trả thù đẫm máu.
Tục lệ nội hôn đối lập với ngoại hôn, nhưng cũng chính sự kết hôn với
chị, em mà cho phép kết hợp với con chú, con bác. Tuy nhiên tục lệ này còn
đầy sự cấm kị ra xa hơn nữa tới thế hệ thứ 2, thứ 3. Tục lệ bắt cóc cô dâu,
thật hay giả vờ ở những nước theo chế độ nội hôn, chỉ là hình thức đề cao
giá trị cho cô dâu.

Chương 3. NHỮNG LÝ THUYẾT SIÊU HÌNH VỀ TÍNH DỤC VÀ TÌNH
DỤC
Chỉ có loài người mới ý thức được cuộc sống của con người ta trên trái
đất này là có giới hạn và ai cũng phải chết. Nỗi lo về cái chết và sự vô thường
của cuộc sống đã phủ một bóng đen lên ý thức, lên hành vi của con người
biến con người thành một loài duy nhất biết lo phiền. Và nỗi lo phiền suốt đời
đó chắc chắn đã gây ra sự mất thăng bằng, sự rối loạn sâu sắc nhất cho hành
vi bản năng của con người. Mỗi người chấp nhận nỗi lo ấy khác nhau và nó
đã xâm chiếm cả tuổi thơ. Khi mới chỉ biết nói, đứa trẻ đã hiểu chết là sự
trừng phạt thông qua những lời quở mắng của bố mẹ.



×