Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH MÔN TIN HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.73 KB, 8 trang )

Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Tin học 8

GIẢI PHÁP
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG MƠN TIN HỌC 8”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết
cơ bản về công nghệ thông tin và vai trị của nó trong xã hội hiện đại. Môn
học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề
theo quy trình cơng nghệ và kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và
cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật
tốn, góp phần hình thành học vấn phổ thơng cho học sinh.
Trong những năm qua tôi đã giảng dạy bộ môn Tin học ở tất cả các khối
lớp với các khối lớp 6, 7, 9 đa số học sinh đều u thích mơn học nhưng với
học sinh khối lớp 8 các em khơng tích cực học tập, vì đây là mơn học mới đối
với học sinh địi hỏi có sự tư duy nên phần đông các em không nắm bắt được
kiến thức để vận dụng vào giải bài tập, mặt khác trước khi học lập trình các
em phải biết được thuật giải của bài tốn cần lập trình nhưng các em học sinh
chưa được trang bị kiến thức này ở các lớp học trước đây nên các em gặp
nhiều khó khăn trong việc lập trình giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra chính vì
vậy nhiều em chưa có hứng thú trong học tập. Với những thực tế như vậy tơi
xin đưa “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong môn
Tin học 8”
2. Thực trạng
a. Thuận lợi
Nhà trường và đồng nghiệp: Luôn tạo điều kiện, giúp đỡ cho giáo viên
trong công tác giảng dạy bộ mơn Tin học.
Phịng máy: Đã có máy chiếu, được trang bị 26 máy (từ 01 đến 02 em/1
máy), hệ thống bàn ghế và nguồn điện được đảm bảo, phòng máy được kết nối
Internet.


Mỗi lớp đều có số học sinh ham học, tích cực phát biểu xây dựng bài
trong giờ học là nguồn động viên lớn trong quá trình giảng dạy.
Học tập theo phương pháp mới thì học sinh có hứng thú học tập hơn so
với so với phương pháp dạy học truyền thống. Vì thế, có điều kiện phát triển
tư duy và khả năng diễn đạt của các em.
b. Khó khăn
Học sinh lớp 8 bước đầu làm quen với ngôn ngữ lập trình một mơn học
địi hỏi phải có sự tư duy cao, các kiến thức môn học đều mới bắt đầu được
1


Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong mơn Tin học 8

hình thành vì vậy tất cả các em gặp nhiều bỡ ngỡ và cần phải có sự đầu tư về
thời gian để học tập trong khi đó mơn tin học với học sinh và phụ huynh đều
coi là một môn học phụ nên không có sự đầu tư thời gian cho mơn học.
Một số bài tốn đưa ra các em chưa được tìm hiểu về dạng bài này trong
mơn tốn nên gặp nhiều khó khăn để tìm được thuật tốn .
Phương pháp dạy học mới hiện nay đòi hỏi yêu cầu cao cho cả giáo viên
và học sinh. Đòi hỏi giáo viên thật sự tâm huyết với nghề, có tinh thần trách
nhiệm cao, đầu tư cho tiết dạy rất nhiều. Với học sinh yêu cầu phải có ý thức
học tập tốt, chăm chỉ yêu thích mơn học, học sinh phải tự khám phá những
hiểu biết đối với bản thân và ghi nhớ vận dụng vào cuộc sống của mình. Với
đối tượng học sinh yếu kém chưa cố gắng không theo kịp.
B. NỘI DUNG
Trong quá trình dạy học tơi nhận thấy việc học sinh lớp 8 học tin học ít
tích cực vì nhiều lý do như: khó hiểu, tiếp thu chậm, địi hỏi tư duy nhiều, …
gây cho các em sự chán nản. Học sinh hay ngại học và coi như bài tập nào
cũng khó, khi thực hành thì hời hợt và lười làm bài tập. Việc viết được một
chương trình chạy được trên máy tính đối với các em rất khó khăn có khi phải

làm nhiều lần và thực hành nhiều tiết các em mới hiểu việc nhập và xuất dữ
liệu. Do đó để học tốt địi hỏi học sinh phải có hứng thú và tích cực học tập
đặc biệt với học sinh làm nguồn cho thi tin học trẻ cần có sự đam mê, u
thích mới có thể gắn bó, theo học lâu dài. Từ những thực tế này tôi xin đưa ra
hướng để khắc phục như sau:
1. Phương pháp dạy và học
* Đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả:
Giáo viên phải soạn bài chu đáo, khi lên lớp, nhất thiết phải có giáo án
trên giấy, ngay cả khi sử dụng máy chiếu. Khi giảng bài, giáo viên phải làm rõ
trọng tâm và mối quan hệ lơgíc nội tại của mạch kiến thức bài học, sắp xếp
hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát
huy trí lực và phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, Bồi dưỡng kỹ năng
vận dụng sáng tạo kiến thức, hạn chế ghi nhớ máy móc, thay việc sửa lỗi bằng
cách hướng dẫn học sinh tự trả lời câu hỏi: do đâu dẫn đến kết quả sai?
Giáo viên phải là người làm chủ lớp học, thiết lập bầu khơng khí thân
thiện tích cực, chủ động giải quyết mọi tình huống bảo đảm yêu cầu sư phạm.
Sử dụng hợp lý sách giáo khoa (không đọc chép, hướng dẫn học sinh
chỉ ghi theo diễn đạt của giáo viên, không để học sinh đọc theo sách giáo khoa
để trả lời câu hỏi) và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, phương tiện trực
quan, phương tiện nghe nhìn; ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin, thực hiện
đầy đủ thí nghiệm, thực hành. Ở một số bài phải làm rõ mối liên hệ dọc theo
2


Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Tin học 8

mạch kiến thức môn học và mối quan hệ môn với các môn học khác để khắc
sâu kiến thức.
Cần phải tích luỹ, khai thác sử dụng hồ sơ chuyên môn, liên hệ thực tế
sinh động để làm sâu sắc thêm bài giảng, giao bài tập, chủ đề nguyên cứu, sưu

tầm về nhà để rèn luyện kỷ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Giáo viên nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh giải quyết, dẫn dắt học
sinh tự đưa ra kết luận cần thiết. Dạy phải sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng
học sinh khá giỏi và kiên trì giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.
Ngoài ra Giáo viên cần chú trọng rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic, tự hệ
thống hóa kiến thức, ghi nhớ có ý nghĩa (hạn chế ghi nhớ máy móc), rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
Giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học theo
cách phát huy yếu tố tích cực và những ưu điểm của phương pháp dạy học
truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại nhằm tăng cường tính tích cực
của học sinh trong tiếp nhận kiến thức, hình thành kĩ năng sử dụng máy tính,
phần mềm máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập và bước đầu vận dụng
vào cuộc sống. Từ đó, giáo viên tạo điều kiện tối ưu để học sinh bồi dưỡng kĩ
năng tự học.
Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức học tập kết hợp giữa
học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức
học theo nhóm.
Giáo viên có thể chủ động sáng tạo thiết kế giờ học căn cứ vào mục tiêu
cụ thể của bài học, khơng gị bó theo một qui trình cứng nhắc những bước đi
bắt buộc.
Tăng cường kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau theo
chuẩn kiến thức kĩ năng, coi kiểm tra đánh giá như là một biện pháp kích thích
hứng thú học tập.
* Một số phương pháp đặc thù trong dạy học môn Tin học 8:
Phương pháp dạy và học hiện nay đang thay đổi một cách tích cực.
Phương pháp mới hướng tới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh khơng cịn
đóng vai trị tiếp thu một cách thụ động những kiến thức do giáo viên truyền
đạt. Giáo viên trở thành người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh. Học sinh hướng
tới việc học tập chủ động, biết tự thích nghi. Kiến thức được cá nhân học sinh
tự tìm tịi, phát hiện một cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Ngoài ra, cách tổ chức học theo nhóm làm tăng thêm khả năng cộng tác, khả
năng làm việc tập thể. Tin học là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để thực
hiện các phương pháp dạy và học mới này.
Cũng như những môn học khác, việc dạy học Tin học cần được thực hiện
trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh. Khi cần dạy một nội dung Tin học cho học sinh, người giáo viên
phải biết phân tích nội dung đó liên quan đến những hoạt động nào. Và một số
3


Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong mơn Tin học 8

hoạt động trong đó lại được phân tích thành những hoạt động thành phần. Rồi
căn cứ vào mục tiêu tiết học, trình độ học sinh, trang thiết bị hiện có mà lựa
chọn cho học sinh tập luyện và thực hiện một số những hoạt động tiềm tàng
trong nội dung cần dạy.
Để học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động, cần tạo động cơ
học tập cho học sinh, để học sinh học bằng sự hứng thú thực sự, nó được nảy
sinh từ việc ý thức sâu sắc ý nghĩa nội dung bài học, học bằng tất cả tính tích
cực, độc lập và trách nhiệm cao nhất của học sinh.
Cần phải đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để hướng đích cho học
sinh. Phải tập luyện cho học sinh những hoạt động ăn khớp với tri thức
phương pháp. Phải phân bậc hoạt động để tuần tự nâng cao yêu cầu khi tình
huống dạy học cho phép hoặc hạ thấp yêu cầu khi học sinh gặp khó khăn. Hệ
thống bài tập được phân bậc để học sinh luyện tập tại lớp hoặc làm ở nhà.
Đặc thù mơn học này địi hỏi mức độ tư duy nhất định ở học sinh, các em
khó tư duy nên giáo viên khi giảng dạy kiến thức mới cũng như khi cùng học
sinh tìm thuật tốn, cần đưa ra các vấn đề liên quan đến cuộc sống giúp các
em dễ hình dung được bài tốn cũng như công việc các em phải giải quyết
đồng thời giáo viên tạo khơng khí lớp học cho bớt căng thẳng để các em

không coi môn học này là rất “khô khan”.
2. Đưa ra hệ thống bài tập phù hợp:
Vấn đề quan trọng và quyết định đến việc tạo hứng thú, học tập tích cực
cho học sinh là hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập cần gần gũi, phù hợp kiến
thức, nội dung phong phú đa dạng, ngôn từ dễ hiểu,… Bài tập hay sẽ giúp các
em hiểu rõ bài học hơn, biết áp dụng các kiến thức đã học để giải bài tập, từ
đó nâng dần mức độ tư duy ở học sinh.
Hệ thống bài tập bao gồm các dạng bài tập từ dễ đến khó, từ cơ bản đến
nâng cao phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Với tất cả các bài tập, hướng dẫn các em đọc thật kĩ đề bài, xác định đúng
bài tốn, tìm thuật tốn, sau đó giáo viên có thể phân tích, trình bày thêm, sửa
những thiếu sót, hướng dẫn một cách tường minh, mạch lạc, để từ đó học sinh
hiểu, hình thành các bước giải và hồn thành bài tốn trong thời gian nhanh
nhất. Cho các em tự viết chương trình theo thuật tốn đã đưa ra, sau khi viết
chương trình xong cho các em thử với nhiều bộ test khác nhau, như vậy các
em sẽ hiểu rõ hoạt động của chương trình hơn.
3. Chú trọng trong các giờ học thực hành
Với các tiết thực hành hầu như các em học sinh khi thực hành lập trình
đều đùn đẩy cho nhau vì sợ mình sẽ khơng biết gõ gì vào máy tính. Giáo viên
khuyến khích các em cứ mạnh dạn, một lần sai, hai lần sai,… rồi từ từ các em
sẽ gõ đúng câu lệnh. Lúc đầu giám sát quá trình làm việc của các em, sửa các
lỗi sai, về sau để các em tự làm việc chỉ sửa lỗi khi các em gặp khó khăn thực
4


Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Tin học 8

sự, mỗi khi dịch chương trình mà cịn có lỗi đừng hỏi thầy, cơ ngay mà hãy tự
tìm hiểu xem đó là lỗi gì và thử khắc phục không giải quyết được bắt buộc cần
có hướng dẫn của giáo viên sau một vài lần như vậy các em sẽ khơng thấy sợ

các dịng đỏ báo lỗi nữa. Khi các em tự gõ code các em mới thực sự hiểu
chương trình đó hoạt động thế nào chứ khơng thể nhìn mà hiểu được.
Khi thực hành các em chỉ gõ cho xong nội dung của bài thực hành chứ
khơng thực sự tìm hiểu xem tại sao lại có câu lệnh đó, tại sao phải dùng cấu
trúc điều khiển này mà không dùng cấu trúc điều khiển kia, tới câu lệnh này
thì kết quả sẽ như thế nào, Chính vì vậy mà các em khơng hiểu bài và không
thể tự sửa lỗi nếu gõ sai. Giáo viên hướng dẫn các em cách chạy chương trình
từng bước và cách quan sát giá trị các tham số cần thiết.
Khuyến khích các em tự tìm và làm bài tập ở các trang web chấm bài trực
tuyến. Điều này tạo được lòng tin cho học sinh về cách thức và kinh nghiệm
thi cử, đồng thời tiếp xúc được nhiều dạng bài tập, bên cạnh đó khi học sinh
nộp bài sẽ biết được bài của mình đúng hay sai, đã hồn chỉnh hay chưa, đã
đạt được giới hạn tối đa của bài tốn chưa, có cách nào giải quyết tốt hơn để
đạt được điểm cao hơn hay khơng. Học sinh có thể nộp bài nhiều lần cho đến
khi nào đạt được điểm tối đa.
4. Hình thành kỹ năng lập trình cho học sinh
Đây là một môn học khá mới mẻ đối với học sinh lớp 8, các bài toán đưa
ra để xây dựng một chương trình chưa có gì là phức tạp. Tuy nhiên có nhiều
bài hay thì học sinh lớp 8 chưa nghĩ ra thuật toán. Giáo viên cần cung cấp kiến
thức để học sinh hiểu được điều cốt yếu khiến một con người trở thành
chuyên gia trong lĩnh vực này chính là lịng đam mê, lịng đam mê khiến
chúng ta ln tìm tịi học hỏi, vì vậy mà chúng ta mới có được kiến thức sâu
về lập trình và trở thành chun gia lập trình, lịng đam mê cũng sẽ giúp
chúng ta khám phá ra được cách sử dụng thành thạo máy tính.
Giáo viên rèn cho học sinh để viết được một chương trình cần tuân thủ theo
các bước:
*Xác định các bài toán:
Với nhiều bài tập học sinh vừa đọc xong đề bài là kêu khó, khơng chịu tìm
hiểu xem đề bài yêu cầu gì vì vậy sau khi đọc đề bài xong giáo viên hướng
dẫn các em xác định rõ bài toán (xác định thành phần Input và Output của

bài tốn) để từ đó đưa ra các thuật tốn giải và tìm được thuật tốn đúng đắn
nhất.
* Lập thuật toán để giải quyết vấn đề
Giáo viên cần cho học sinh hiểu được: Một bài tốn ta có thể đưa ra nhiều
cách giải khác nhau nhưng chúng ta phải chọn được cách giải bài tốn tối ưu
nhất. Muốn lập trình giỏi khơng phải chỉ nắm vững ngơn ngữ lập trình là đủ.
Mà vấn đề cốt yếu là phải có ý tưởng, biết xây dựng thuật toán.
5


Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Tin học 8

Kinh nghiệm cho thấy một thuật tốn do trình bày vụng về, lộn xộn thì khi
chạy trên máy tính có thể cho kết quả khơng như mong muốn.
* Viết chương trình
Kỹ năng lập trình: Rèn luyện được cho học sinh kỹ năng diễn đạt các thuật
tốn bằng ngơn ngữ lập trình Pascal, các em nắm chắc được các kiến thức cơ
bản nhất về ngôn ngữ lập trình từ đó mới tìm hiểu được các kiến thức nâng
cao như bảng chữ cái, các quy tắc, quy định,… đặc biệt về cú pháp tác dụng
của các lệnh vận dụng các lệnh vào giải quyết các bài tốn. Đã gọi là kỹ năng
thì chỉ có thể có được thơng qua rèn luyện tích cực.
*Kiểm tra kết quả: Dù với một bài đơn giản giáo viên yêu cầu học sinh
thực hiện:
- Chạy thử: Một chương trình đã viết xong chưa chắc đã chạy được hoặc chạy
được nhưng còn dài dịng, khó hiểu. Khi chạy thử đơi khi kết qủa cịn sai sót ở
một vài điểm nhỏ. Do đó khi viết chương trình xong phải chạy thử, qua mỗi
lần chạy thử người lập trình cần phải tinh chế lại dần dần từ đó chương trình
mới hồn thiện tốt hơn.
- Phân loại lỗi và cách sửa lỗi: Đây là kỹ năng rất quan trọng giúp các em
hoàn thiện được chương trình của mình:

+ Lỗi về thuật tốn, kiểu dữ liệu: Điều chỉnh lại thuật tốn, thay đổi vị trí
các câu lệnh có thể, loại bỏ thuật tốn sai, tìm thuật tốn khác nghĩa làm lại từ
đầu.
+ Lỗi về trình tự: Phải xem lại thuật tốn, phân tích lại từ trên xuống
dưới để đặt lại cho đúng với thuật toán.
+ Lỗi về cú pháp: viết lại cho đúng cú pháp của ngơn ngữ lập trình mà
mình đang sử dụng.
- Kiểm tra kết quả cần lưu ý:
+ Khi chạy thử chương trình người lập trình cần chạy với bộ dữ liệu nhỏ
mà ta có thể kiểm tra được tính đúng/sai.
+ Có nhiều chương trình khó kiểm tra tính đúng/sai, nhất là chương trình
tìm kiếm lời giải tối ưu. Vì chúng chưa biết kết qủa nào là đúng nhất. Vì vậy
việc tìm lỗi rất là khó khăn. Trong q trình chạy thử một chương trình ta cần
lưu ý:
+ Nếu khởi đầu bằng bộ chương trình (test) nhỏ nhưng các giá trị đặc
biệt (đây là điều kiện dễ phát hiện lỗi nhất).
+ Làm nhiều các bộ test nhưng phải đa dạng tránh lặp đi lặp lại các bộ
test. Nên kết thúc bằng các bộ test có kích thước lớn để kiểm tra tính chịu
đựng của chương trình.
6


Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Tin học 8

- Thay đổi chương trình: Một chương trình đã viết xong, đã chạy thử tốt, giải
quyết đúng bài toán mà ta mong muốn nhưng chưa có nghĩa là q trình lập
trình đã xong. Mà người lập trình có thể sửa đổi nó theo một hướng khác mà
nó đáp ứng được một yêu cầu mới. Phần tinh chế một chương trình là rất quan
trọng cho việc sửa chữa chương trình cũ sang chương trình mới. Yêu cầu này
được thể hiện rất rõ trong bài thực hành 5.

5. Giới thiệu các phần mềm hỗ trợ học tập:
Để học sinh có thêm tư liệu trong học tập giáo viên có thể giới thiệu các
phần mềm hỗ trợ trong học tập như: phần mềm từ điển Pascal (Dictionary
Pascal DP v2.0 BETA.exe) của tác giả Nguyễn Thiên Tứ (Đồng Tháp, phần
mềm Pascal Study của tác giả Nguyễn Anh Tú, phần mềm V-Pascal của tác
giả Nguyễn Cơng Hồng (Bình Thuận, các trang web thảo luận về Pascal: Đây
là nơi giáo viên và học sinh có thể trao đổi, chia sẻ, giao lưu về kiến thức lập
trình Pascal…. Với những học sinh nhà có máy tính các em có thể tìm hiểu
thêm ở nhà hoặc những tiết thực hành trên phòng máy tính giáo viên giành
thời gian để các em tự tìm hiểu thêm các phần mềm này.
Tóm lại: Q trình xây dựng chương trình là một chuỗi các bước tinh
chế. Ở mỗi bước được phân ra nhiều công việc con, để từ đó đưa ra được
phương pháp tối ưu. Song người lập trình cần phải cân nhắc chọn cho mình
một thuật toán tối ưu. Nhưng học sinh rất lười làm bài tập, giáo viên cần định
hướng cho các em phải học bài thì mới làm bài được. Tất cả các bài lý thuyết
chính là cái mà chúng ta cần để thực hành, vì vậy phải nắm thật tốt lý thuyết
ví dụ như các thủ tục read hay readln, write hay writeln dùng để làm gì? tại
sao phải sử dụng các thủ tục đó, khơng có nó có được khơng,…, cấu trúc rẽ
nhánh thì có mấy dạng, khi nào dùng dạng thiếu, khi dùng dạng đủ, khi nào
dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước, khi nào dùng cấu trúc lặp với số
lần biết trước…
Bởi vậy ngoài thời gian học trên lớp, nghe giảng lý thuyết về thuật toán, kỹ
thuật lập trình... thì để hình thành kỹ năng lập trình học sinh phải tự học và rèn
luyện là chính. Những lúc khơng có máy tính thì có thể học lập trình trên giấy.
Giáo viên cần hướng dẫn các em cách lập trình trên giấy và chạy thử chương
trình trên giấy bằng tay. Bước đầu cho học sinh lập thuật tốn trên giấy, sau
đó viết chương trình trên giấy, tự mình hoặc nhờ giáo viên thực thi tập lệnh đã
viết ra để kiểm tra kết quả. Cách học này tuy vất vả tốn nhiều công sức nhưng
cũng rèn luyện cho các em cách tư duy giải quyết vấn đề kỹ càng, trọn vẹn
trong các mối tương quan, rèn luyện được tính cẩn trọng, tỉ mỉ, nếu làm được

việc này thì chương trình sẽ chính xác, rất ít khi bị lỗi khi chạy thật trên máy
và áp dụng vào thực tiễn.
Ngày nay máy tính đã rất phổ biến nên người học lập trình có thể sử dụng
ln máy tính để viết, dịch, debug và chạy thử chương trình trên máy vi tính
sẽ thuận tiện hơn. Nhưng nếu thực hiện tốt được việc lập trình trên giấy sẽ
7


Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong mơn Tin học 8

giúp việc lập trình trên máy hiệu quả hơn. Công việc trên giấy bây giờ không
nhất thiết phải viết tất cả các câu lệnh mà chỉ cần nêu các thao tác xử lý chính,
các yếu tố tác động đến dữ liệu và cần lưu trữ, xử lý các yếu tố đó như thế nào
mà thôi.
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả
Sau khi áp dụng giải pháp trên tơi nhận thấy:
- Học sinh có hứng thú với môn học, trong các tiết học học sinh tham gia
tiết học tích cực hơn và đặt rất nhiều câu hỏi thường xuyên trao đổi với giáo
viên về những câu lệnh, bài tập. Học sinh u thích mơn học và có ý thức học
tập đúng đắn, khơng cịn ngại và lười làm bài tập, trong các giờ học thực hành
khơng cịn đùn đẩy nhau như trước, các em không coi môn học này là “khô
khan” trong tất cả các môn học.
- Đa số học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến
thức kỹ năng yêu cầu. Một số em có tư duy làm được một số bài nâng cao
trong sách bài tập và những bài tập nâng cao giáo viên giao, vì vậy chất lượng
dạy và học cũng được nâng nên đặc biệt với chất lượng bồi học sinh thi tin
học trẻ cũng được nâng lên.
2. Bài học kinh nghiệm
Trong q trình giảng dạy bộ mơn Tin học, đặc biệt khi dạy môn tin

học 8, môn học mà địi hỏi phải tư duy sáng tạo nhiều thì cần phải có một
phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh để
đạt được hiệu quả cao. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp để tạo sự hứng
thú, u thích mơn học, làm cho học sinh có thể nắm được nội dung bài học
ngay tại lớp, nắm bắt kiến thức một cách logic và có hệ thống là điều cần
thiết. Từ đó giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, rèn luyện khả năng lao động
sáng tạo, tham gia giờ học tích cực và đặc biệt là yêu thích, hứng thú hơn
trong việc tiếp cận với ngơn ngữ lập trình đặc biệt là ngôn ngữ Pascal.
Việc chọn phương pháp giảng dạy kết hợp với các phần mềm hỗ trợ và
các tư liệu tìm hiểu trên Internet đã giúp nâng cao hiệu quả học tập bộ môn tin
học cho các em.
Trên đây là giải pháp tơi đưa ra khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót, mong
các đồng chí đồng nghiệp góp ý để có tơi có sự hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cám ơn!
Quỳnh Phụ, ngày 8 tháng 04 năm 2015

8



×